1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN

15 85 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 716,3 KB

Nội dung

Mở đầu: Nhiễm trùng bệnh viện ngày nay đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn ới tăng tỉ lệ mắc và tử vong ở các bệnh nhân điều trị nội trú.. Quan trọng hơn là khi tỉ lệ nhiễ

Trang 1

BÀI BÁO CÁO HẾT MÔN THỰC TẬP DƢỢC LÂM SÀNG 1

I Mở đầu:

Nhiễm trùng bệnh viện ngày nay đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn ới tăng tỉ lệ mắc và tử vong ở các bệnh nhân điều trị nội trú Thông thường, nhiễm trùng bệnh viện là nhiễm trùng xảy ra trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện và được hiểu như là một nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện

Nhiễm trùng bệnh viện đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu ở thế kỷ 21 và thậm chí ở mức báo động khi mà tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật ngày càng gia tăng và lan rộng Quan trọng hơn là khi tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện tăng đã làm ảnh hưởng đáng kể đến người bệnh, gia đình và xã hội do phải kéo dài thời gian điều trị, suy giảm chất lượng sống của bệnh nhân, tăng gánh nặng về chi phí cho chăm sóc, điều trị và các kỹ thuật chẩn đoán

Nhiễm trùng bệnh viện không chỉ xảy ra ở các quốc gia đang phát triển mà còn thường xuyên xảy ra tại các quốc gia đã có nền kinh tế, y tế và xã hội phát triển Đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cao là bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện, phải trải qua nhiều biện pháp thăm khám, phương thức điều trị và chịu tác động của các qui trình chăm sóc bệnh nhân và môi trường bệnh viện Tất cả các yếu tố đó đều có thể tạo ra đường lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân hoặc trung gian qua nhân viên y tế lây nhiễm đến bệnh nhân khác

Việc lựa chọn vội vã các kháng sinh có phổ tác dụng rộng và thay đổi thuốc liên tục trong điều trị đã làm nổi lên áp lực chọn lọc với các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc và làm xuất hiện những cơ hội mới cho nhiễm trùng phát triển Ngoài ra, việc quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện và số bệnh nhân điều trị ngoại trú gia tăng cũng đóng vai trò quan trọng để lây lan nhiễm trùng

Nguồn vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện rất phong phú Nhiễm trùng ngoại sinh do vi sinh vật từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và nhiễm trùng nội sinh do các vi sinh vật gây bệnh ký sinh ở người Những chủng vi khuẩn bệnh viện theo quy luật có tính kháng kháng sinh cao và thường đa kháng, nên đã gây không ít khó khăn cho công tác điều trị

Vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện trong vài thập kỷ qua đã có nhiều thay đổi

Các vi khuẩn gây bệnh chủ yếu hiện nay là Staphylococci và các trực khuẩn Gram (-)

Những bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn Gram (-) gây ra đã và đang trở thành một tai họa thật sự cho các bệnh viện ngoại khoa; tiết niệu; các Khoa hồi sức và điều trị tích cực; các Khoa chuyên nuôi dưỡng trẻ đẻ non và những Trung tâm bỏng

Trang 2

2

Một trong những loài vi khuẩn Gram (-) gây nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến và

nguy hiểm hiện nay là Pseudomonas aeruginosa Tốc độ kháng của vi khuẩn này với

các nhóm kháng sinh carbapenems và aminoglycoside cũng tăng nhanh và lan rộng trong những năm gần đây ở hầu hết các cơ sở y tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam

II Phân tích:

1 Định nghĩa: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), nhiễm trùng bệnh viện được

định nghĩa như sau: “ Nhiễm trùng bệnh viện là những nhiễm trùng mắc phải trong thời gian điều trị tại bệnh viện mà thời điểm nhập viện hoặc trước đó không thấy có yếu tố nhiễm khuẩn hay ủ bệnh nào Nhiễm trùng xuất hiện sau 48 giờ sau khi nhập viện

thường được coi là nhiễm trùng bệnh viện ”

2 Dịch tễ học:

2.1 Tần su t nhiễ huẩn:

Theo WHO :

- Khảo sát 55 bệnh viện 14 quốc gia 4 khu vực: châu u, Trung Đông, Đông Nam , Tây Thái ình ương:

 Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện chung là 8,7

 Trung Đông, Đông Nam : 11,8 và 1

 Châu u: 7,7 ; Tây ình ương 9

- Tần suất cao nhất :

 Vết mổ, đường tiểu, hô hấp dưới

 Đơn vị chăm sóc tăng cường, chấn thương

 Tuổi cao

T i Việt Na :

- Vụ điều trị ( ộ Y Tế) :

 2001 : 6,8%

 2 5 : 5,7 Hà Nội thấp nhất (3-4%)

- GS Trần Qu : 6 trường hợp 7,5 triệu bệnh nhân nhập viện

- 3 loại phổ biến :

 Nhiễm trùng vết mổ

 Nhiễm trùng hô hấp

 Nhiễm trùng tiêu hóa

2.2 Chu trình nhiễ huẩn:

(3) Đường ra

(4) Phương thức lây truyền

(6) Tính cảm thụ của chủ thể

C (5) Đường xâm nhập

Trang 3

- Tác nhân (1) : là vi sinh vật có khả năng gây bệnh Tác nhân gây bệnh phụ thuộc vào số lượng, độc tính, khả năng thích ứng của vi sinh vật, môi trường và sức đề kháng của cơ thể con người

- Nguồn chứa (2) vật chủ: là môi trường sống và sinh sản của vi sinh vật Nguồn chứa có thể là người (người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn), có thể là động vật (chó chuột ), có thể là các đồ vật (đất, nước, không khí, thức ăn )

- Đường ra (3): là nơi vi sinh vật rời khỏi nguồn chứa: đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu

- Phương thức lây truyền (4):

ây truyền trực tiếp: sờ mó, tiêm chích

ay truyền gián tiếp: qua vật chủ trung gian như ruồi, mu i, chuột

-Đường xâm nhập (5): là đường vi sinh vật rời vật chủ cũ xâm nhập vào vật chủ mới Ví dụ vi rut HIV lây qua đường máu, quan hệ tình dục, trực khuẩn lao lây bằng đường hô hấp, phẩy khuẩn tả lây theo đường tiêu hóa

- Tính cảm thụ của chủ thể (6): phụ thuộc vào :

Tuổi, giới

Tình trạng sức khỏe hiện tại : trẻ em, người già, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, mắc bệnh mãn tính

Khả năng miễn dịch

2.3 Yếu tố nguy cơ:

2.3.1 Yếu tố ôi trường:

2.3.1.1 Môi trường hông hí:

Những giọt nhỏ vi sinh vật có thể lan truyền trong không khí , nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng có thể là trực tiếp hoặc là gián tiếp (qua dụng cụ hoặc thiết bị nhiễm bẩn) Các công việc vệ sinh như quét dọn, lau khô, lau bụi có thể làm lan truyền vi sinh vật qua đường không khí

Vi khuẩn trong không khí chủ yếu là các cầu khuẩn Gram ( ), vi khuẩn lao , các virut lây truyền qua đường không khí như virut cúm,virut đường hô hấp, virut sởi,

thủy đậu , bào tử nấm đặc biệt là bào tử Aspergillus được phán tán thành các hạt bụi

và rất dễ hít phải

2.3.1.2 Đ t và nước:

Thực phẩm, nước, các thiết bị và dụng cụ y tế có thể đã tiếp xúc với các thứ đã

bị nhiễm khuẩn vi sinh vật Nước là nơi chứa một số loại vi sinh vật gồm vi khuẩn, virut, nấm

Hệ thống thoát nước là nơi thải ra nhiều tác nhân gây bệnh Nếu hệ thống thoát nước ùn tắc hoặc không kín gây rò rỉ sẽ nhanh chóng làm ô nhiểm môi trường Mặt khác, súc vật và côn trùng hoạt động quanh khu vực thoát nước sẽ mang mầm bệnh và

là tác nhân gieo rắc vi trùng gây bệnh

Theo tác giả ê Thế Trung (1999) ở Việt Nam, tỉ lệ P aeruginosa trong nước

máy là 16,66 , trong nước ngâm tay là 7,3 , nước bể chứa là 23,33 iệu pháp tắm rửa cho bệnh nhân cũng có thể làm bùng phát tình trạng nhiễm khuẩn nói chung và

nhiễm P aeruginosa

Thành phần vi khuẩn trong đất rất đa dạng, có một số loài vi khuẩn thuộc họ

đường ruột, P aeruginosa, lao, trực khuẩn uống ván và hoại thư sinh hơi Rác thải

Trang 4

4

bệnh viện được chia làm nhiều loại và cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật cư trú và phát triển

2.3.1.3 Thiết ế iến trúc:

Theo WHO về giám sát nhiễm trùng, nên hướng đến kiến trúc riêng dựa vào mức độ nguy cơ

Các khu vực hành chính, quản lí được xem là nơi có nguy cơ thấp, các khoa bệnh nhân bình thường được coi như mức độ nguy cơ vừa phải, đơn vị điều trị tích cực, bỏng, hoặc đợn vị cách ly là những khu vực có nguy cơ cao và phòng mổ là khu vực có nguy cơ rất cao Theo WHO, cần hạn chế xây dựng đường đi lại qua khu vực có nguy cơ cao

ề mặt sàn, tường và trần cần phải nhẵn để chống lại sự tích tụ của bụi, chịu được các chất sát trùng và lau dễ dàng Chỉ nên dùng thảm ở những nơi có nguy cơ nhiễm trùng thấp

2.3.2 Yếu tố nguy cơ nhiễ trùng từ bệnh nhân:

Con người là trung tâm của nhiểm trùng mắc phải tại bệnh viện và đóng vai trò như một ổ chứa hoặc nguồn vi sinh vật, vai trò truyền vi sinh vật và cũng là cơ quan cảm thụ vi sinh vật Nhiểm trùng có thể từ người khác trong bệnh viện (nhiễm trùng chéo) thông qua các đồ vật mới bị nhiễm qua một cá thể ( nhiễm trùng ngoại sinh), hoặc có thể do vi sinh vật kí sinh của chính bệnh nhân (nhiễm trùng nội sinh)

Các yếu tố từ bệnh nhân thuận lợi cho nhiễm trùng bệnh viện bao gồm: tuổi, tình trạng sức khỏe, cùng với kiểu loại điều trị được áp dụng Nguy cơ có thể được phân loại theo 3 mức độ khác nhau: nguy cơ thấp, trung bình, và nguy cơ cao Các bệnh nhân có nguy cơ thấp khi không có dấu hiệu bệnh quan trọng, hệ miễn dịch không

bị ảnh huởng và không phải điều trị can thiệp Nguy cơ trung bình là những bệnh nhân cao tuổi, dễ mắc bệnh do một số lý do khác nhau

Tình trạng sức khỏe kém, đặc biệt là tuổi cao, các đáp ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể suy giảm, trẻ em do hệ thống đáp ứng miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức chịu đựng stress kém, vì thế sức đề kháng với vi khuẩn yếu nên xuất hiện một nguy

cơ toàn thân

Đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng làm tăng sự trao đổi chất, khả năng miễn dịch bị suy yếu, khả năng chống lại sự cư trú của vi sinh vật ngoại sinh giảm và những

vi sinh vật nội sinh phát triển mạnh hơn Một số yếu tố khác cũng góp phần gây nhiễm trùng bệnh viện như tình trạng bệnh nhân khi nhập viện (cấp tính hay không cấp tính), thời gian nằm viện, giới tính, khả năng khử nhiễm chọn lọc của ống tiêu hóa và nguy

cơ này mang tính độc lập với mọi loại nhiễm trùng

Những bệnh nhân thay tạng, ung thư hoặc nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch ở người HIV và tổn thương hệ miễn dịch thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng bệnh viện Nguy cơ cao cũng luôn xảy ra ở các bệnh nhân đa chấn thương hoặc bỏng nặng,

do bệnh nhân thường phải can thiệp phẩu thuật

2.3.3 Các yếu tố liên quan đế há và điều trị:

Có 3 yếu tố cơ bản làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện: dụng cụ và thiết bị dùng trong cơ sở khám chữa bệnh, phẩu thuật, và sử dụng kháng sinh

Có 4 loại nhiễm trùng bệnh viện có liên quan đến dụng cụ thường gặp: nhiễm trùng tiết niệu liên quan tới ống dẫn nước tiểu, nhiễm trùng vết mổ liên quan với dẫn

Trang 5

lưu sau mổ, viêm phổi và nhiễm trùng huyết liên quan đến dẫn lưu tĩnh mạch trung tâm, và thở máy

Khi sử dụng thiết bị xâm nhập, như đặt nội khí quản, máy trợ hô hấp, ống thăm

dò, dẫn lưu sau mổ, dây truyền máu, dẫn lưu đường tiết niệu, tất cả các điều trị can thiệp đó đã bỏ qua cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, cho nên luôn được xem là có nguy cơ cao Nếu thời gian sử dụng các thiết bị càng kéo dài thì nguy cơ đối với tất cả các nhiểm trùng càng tăng, đặc biệt là nhiễm trùng máu do có dùng ống dẫn máu

Một nghiên cứu tại bệnh viện ạch Mai, tác giả Nguyễn Văn Hiếu (2 2) cho thấy số máy trợ hô hấp của Khoa Điều Trị tích cực bị nhiễm khuẩn là 86,6 , trong đó trực khuẩn Gram (-) chiếm ưu thế (73 )

2.3.4 Yếu tố liên quan đến háng sinh:

2.3.4.1 Vi huẩn gây nhiễ huẩn hiện nay:

a Tụ cầu: Đặc biệt là tụ cầu vàng (Staphylococcus Aureus) kháng với

Methiccilin)

- à loại cầu khuẩn gram dương, không có dạng bào tử, sống được trong môi trường

k khí và ưa khí

- Nguồn nhiễm

Môi trường: tụ cầu vàng lan truyền rộng rãi, có thể gặp trong không khí, nước,

có thể tồn tại cả ở trong môi trường khô

Người: chủ yếu ở vùng mũi họng, da, đường ruột

* Escherichia Coli

- Trực khuẩn gram âm, k khí và ưa khí không có dạng bào tử

- Nguồn nhiễm:

Môi trường: rau, nước sông, đất Sự có mặt của E.Coli trong nước là một bằng chứng về sự nhiễm khuẩn từ phân

ệnh viện: nơi nhà tắm, nhà vệ sinh

Người: vi khuẩn có mặt chủ yếu ở đường tiêu hoá

* Kebshiella

- à trực khuẩn gram âm, ưa khí và k khí, không tồn tại dạng bào tử

- Nguồn nhiễm

Môi trường: vi khuẩn có nhiều trong nước, đất, rau

ệnh viện: vi khuẩn có thể tồn tại trong các dung dịch khử khuẩn bảo vệ không tốt, các loại mỡ bôi, xà phòng, mặt nạ khí dung, bình làm ẩm ôxy không được khử khuẩn đúng qui định

c Trực huẩn ủ xanh (Pseudomonas Aeruginosas): đa kháng thuốc kháng

sinh

- à loại trực khuẩn gram âm, ưa khí, không tạo bào tử, có khả năng sinh trưởng trong nhiều môi trường của bệnh viện hoặc môi trường nuôi cấy nghèo chất dinh dưỡng

- Nguồn nhiễm

Môi trường: nước, đất, rau, quả

ệnh viện: dụng cụ, dung dịch khử khuẩn, mỡ bôi bảo quản không đúng

Trang 6

6

Người: Thường phân lập được vi khuẩn từ người bệnh mắc bệnh mạn tính, thời gian nằm viện lâu

d Trực huẩn lao

- à loại vi khuẩn không tạo bào tử, không có vỏ, bắt màu khi nhuộm, khó nuôi cấy phân lập vi khuẩn Nhạy cảm với nhiệt độ và tia cực tím

- Nguồn nhiễm

Môi trường: không khí, bụi, dụng cụ khử khuẩn không đảm bảo đúng qui trình

Người: tồn tại ở người bệnh có hoặc không có triệu chứng

e Các vi huẩn hác

- Legionella

- Acinetobacter Baumanni

- Cầu khuẩn đường ruột kháng Vancomycine

2.3.4.2 Xu hướng háng háng sinh của vi huẩn:

Sử dụng kháng sinh cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhiễm trùng bệnh viện tăng lên Sử dụng kháng sinh không hợp lí sẽ làm tăng chủng vi khuẩn kháng thuốc Ngày nay, kháng thuốc đang nổi lên như một vấn đề toàn cầu và số vi sinh vật kháng với các liệu pháp điều trị kháng sinh không ngừng gia tăng hàng năm Tình trạng đa kháng gây nhiểm trùng bệnh viện ngày càng trở nên phổ biến ở tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện

Năm 196 , chủng S aureus được điều trị bằng penicllin, nhưng hiện nay các chủng S aureus đã trở nên kháng penicillin và xuất hiện nhiều chủng kháng

methycillin (MRSA)

Năm 1983, Enterococcus đã kháng penicillin, năm 1987 Enterococcus kháng

vancomycin và cuối năm 199 kháng linezolid

Hiện nay, chủng P aeruginosa đã kháng hầu hết các kháng sinh thường dùng ,

kể cả kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3

Ngăn ngừa sự bùng phát và lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc sẽ hạn chế được ảnh hưởng bất lợi và tốn kém Việc quản lí và sử dụng thuốc thích hợp như lựa chon thuốc, liều dùng trong quá trình điều trị và giám sát thường xuyên tính kháng kháng sinh sẽ hạn chế được tốc độ kháng thuốc của vi sinh vật

2.4 Các lo i nhiễ trùng:

Ngày nay hầu hết các nghiên cứu về nhiễm trùng bệnh viện của các tác giả trên thế giới và trong nước đều cho thấy nhiễm trùng bệnh viện thường liên quan đến Khoa Điều trị tích cực trong đó phổ biến là nhiễm trùng phổi, sau đó là nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng vết mổ ệnh nhân suy giảm miễn dịch phải sử dụng ống thở, phẫu thuật khí quản, tuổi cao và bệnh mạn tính là những yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm trùng Các nhiễm trùng này đóng vai trò chính trong số lượng nhiễm trùng tại các bệnh viện và tỉ lệ mắc cao nhất thường tập trung tại các bệnh viện lớn

2.4.1 Nhiễm trùng phổi

Nhiễm trùng phổi có tỷ lệ mắc từ 15 đến 20% tổng số các nhiễm trùng bệnh viện Với bệnh nhân nặng, tỷ lệ mắc cao, từ 1 đến 65% và có thể cao gấp từ 6 đến

12 lần đối với bệnh nhân thở máy

Trang 7

Phổi bị các mầm bệnh định cư và gây nhiễm trùng trong một số trường hợp như: vi khuẩn từ họng xuống, máu bị nhiễm trùng và lan từ nơi khác tới phổi hoặc vi khuẩn di chuyển từ bộ máy tiêu hóa tới

Nhiễm trùng phổi bệnh viện xuất hiện trong vài nhóm bệnh nhân khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là ở bệnh nhân thở máy Các vi sinh vật cư trú ở dạ dày , đường hô hấp dưới và khí quản thường là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng phổi Những vi khuẩn này thường là nội sinh nhưng cũng có thể là ngoại sinh từ các thiết bị trợ hô hấp bị nhiễm bẩn

Vi khuẩn P Aeruginosa là vi khuẩn Gram (-) gây nhiễm trùng bệnh viện nguy

hiểm và phổ biến nhất hiện nay trên bệnh nhân thuộc Khoa Điều trị tích cực đang thở

máy Tỷ lệ viêm khuẩn do thở máy là 86 , trong đó căn nguyên do P Aeruginosa

đứng hàng đầu (57,3 ) và sau đó là các vi sinh vật khác

2.4.2 Nhiễm trùng vết bỏng

a là hàng rào ngăn vi sinh vật gây bệnh, trên da có các tuyến nhầy tạo pH không thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn và trong mồ hôi có chứa chất ysozyme là enzyme quan trọng có khả năng li giải trực tiếp vi khuẩn Khi da bị tổn thương do bỏng, vi sinh vật dễ dàng thâm nhập qua vết thương bỏng

ệnh nhân phỏng, bề mặt da bị tổn thương là điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng bệnh viện Mặt khác, vết phỏng sâu,mô hoại tử bắt đầu tan rữa và trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập, phát triển và dễ bị nhiễm khuẩn huyết

Trung tâm ỏng, Đại học Midwestern của Hoa Kỳ cho thấy nhiễm khuẩn vết bỏng chiếm 7 tổng số nhiễm trùng bệnh viện

Staphylococcus aurenus và Pseudomonas là những vi sinh vật thường được phân

lập được chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhiễm trùng vết bỏng

2.4.3 Nhiễm trùng sau phẫu thuật

Nhiễm trùng vết mổ cũng thường xuyên xảy ra tại các khoa ngoại và phụ thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng bệnh nhân Nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng các cơ quan nội tạng khác thường có nguy cơ mắc phải trong suốt quá trình phẫu thuật

Nhiễm trùng có thể do cả môi trường ngoại sinh như: dụng cụ y tế, từ bác sĩ phẫu thuật, nhân viên y tế khác; do nội sinh như: từ hệ vi khuẩn chí trên da, trên vị trí phẫu thuật hoặc hiếm hơn là từ máu được truyền trong quá trình phẫu thuật

Một số yếu tố khác góp phần gây nhiễm trùng bệnh viện là do chất lượng kỹ thuật phẫu thuật, mức độ nhiễm bẩn của vết mổ, thuốc ức chế miễn dịch, độ tuổi.t

Các nhà khoa học Hà Lan, cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ ở một trường Đại học

Y là 14 , kéo dài thêm 19,8 ngày điều trị thay vì 7,7 ngày

Tác nhân chính gây nhiễm trùng đã được phân lập được là Acinetobater baumannii,

P.aeruginosa và Candida spp chiếm >70%

2.4.4 Nhiễ trùng đường tiết niệu

Bộ máy tiết niệu là nơi thường bị nhiễm trùng, theo thống kê, nó chiếm xấp xỉ 35% tổng số nhiễm trùng Nhưng tỷ lệ tử vong so với các nhiễm trùng bệnh viện khác thì thấp hơn, nhưng đôi khi dẫn đến nhiễm trùng huyết nặng và tử vong Nhiễm trùng tiết niệu có tới 8 liên quan đến đặt dẫn lưu bàng quang

Nhiễm trùng tiết niệu cũng có thể do lây nhiễm đồng thời từ nguồn nội sinh và ngoại sinh Nhiễm trùng tiết niệu bệnh viện thường là do trực khuẩn Gram (-) và hay

Trang 8

8

gặp nhất là Escherichia coli, Proteus mirabilis và P Aeruginosa Ngoài ra, nấm

Candida cũng là tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng tiết niệu bệnh viện

Báo cáo của Ủy ban giám sát nhiễm trùng bệnh viện quốc gia Hoa Kỳ, bệnh nhân Khoa Điều trị tích cực bị nhiễm trùng đường niệu là 31%

2.4.5 Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết có thể bắt nguồn từ các kiểu nhiễm trùng bệnh viện hoặc nhiễm trùng từ các vị trí khác nhau trên cơ thể, nhưng khoảng ½ nguyên nhân là do can thiệp nội mạch và truyền tĩnh mạch trung tâm

Hầu hết các nhiễm trùng huyết có liên quan đến dụng cụ đặt nội mạch, trong đó có khoảng 9 các trường hợp nhiễm trùng huyết có liên quan đến dẫn lưu tĩnh mạch trung tâm Ngoài ra còn các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến tình trạng bệnh nhân ( như bệnh nặng, bỏng hoặc vết thương phẫu thuật, suy giảm miễn dịch suy dinh dưỡng)

và khoảng thời gian đặt dẫn lưu

Các nghiên cứu chuyên biệt cho thấy tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân Khoa Điều trị tích cực xấp xỉ 56%

2.4.6 Các lo i nhiễm trùng khác

Ngoài một số nhiễm trùng bệnh viện quan trọng và thường gặp nhất là nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm trùng vết bỏng và nhiễm trùng huyết còn gặp nhiều loại nhiễm trùng ở các vị trí tiềm ẩn khác trong bệnh viện,

như: nhiễm trùng da mô mềm, chứng viêm dạ dày ruột, viêm xoang, nhiễm trùng mắt

và màng kết, viêm màng trong dạ con và các nhiễm trùng khác của cơ quan sinh sản

sau khi sinh cũng thường xảy ra

3 Quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện:

3.1 Chống nhiễ huẩn:

3.1.1 Mục tiêu: Nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân thông qua

làm giảm tần suất mắc nhiễm khuẩn bệnh viện (NK V), giảm tỉ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị và đảm bỏa an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng

3.1.2 Các giải pháp cơ bản:

- Tổ chức mạng lưới chống nhiễm khuẩn

- Xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo liên tục về chống NK V cho nhân viên y tế và cả người bệnh

- Cải thiện cấu trúc hạ tầng phù hợp với quan điểm chống nhiễm khuẩn

và tăng cường các dụng cụ dùng một lần

- Cải tiến thực hiện các quy trình kỹ thuật

- Giám sát nhiễm khuẩn bệnh vện

- Đánh giá

- Nghiên cứu khoa học và áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của nước ngoài

3.1.3 Hệ thống chống nhiễ huẩn bệnh viện t i Việt Na :

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHỐNG NHIỄM KHUẨN QUỐC GIA

N CHỈ Đ O CH NG NHI M KHU N

N CHỈ Đ O CH NG NHI M KHU N

ộ Y Tế

Sở Y Tế

ệnh viện Cơ sở y

H I Đ NG CH NG NHI M KHU N V TTYT

Trang 9

MẠNG LƯỚI CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

TỔ CHỨC KHOA CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

CHỦ TỊCH H I Đ NG Phòng

Điều

dưỡng

Phòng

KHTH

Phòng vật tư, thiếu

bị y tế HCQT

Khoa chống nhiễm khuẩn

Khoa ược

Khoa HSCC

Khoa Ngoại Truyền nhiễm

Khoa

Vi sinh

Các khoa khác

TH K TH NG TR C

ác sĩ CNK và Đ chuyên trách CNK

M NG I CNK T I C C KHO

N NH Đ O KHO (Trưởng khoa, Phó khoa, Đ trưởng

Tổ tiệt khuẩn

và cung cấp

Tổ giặt là và cung cấp

Tổ ngoại cảnh

và Xử lý chất thải

Tổ giám sát

và huấn

luyện

Trang 10

10

3.2 Giá sát nhiễ huẩn trong bệnh viện:

3.2.1 Khái niệ : Giám sát NK V là một quá trình thu thập, phân tích lý giải

các dữ kiện về NK V từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống kịp thời và khả thi Kết quả thu thập sẽ được phản hồi tới mọi thành viên liên quan

3.2.2 Mục đích:

- Xác định tỉ lệ NK V và thiết lập các yếu tố nguy cơ có liên quan

- Tăng cường nhận thức cho nhân viên y tế về NK V và từ đó thu hút nhân viên y tế tham gia tích cực vào các hoạt động chống nhiễm khuẩn

- Phát hiện và xác định dịch bệnh

- Đánh giá sử dụng kháng sinh hợp lý và đề kháng kháng sinh

- Góp phần đánh giá hiệu quả của các biện pháp phong chống NK V

- Góp phần làm giảm tỉ lệ NK V

- Đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan kiểm tra

3.2.3 Phân lo i giá sát nhiễ huẩn bệnh viện:

- Giám sát toàn bệnh viện (điều tra cắt ngang nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc)

- Giám sát đích ngắm vào khoa có nguy cơ hoặc một bệnh đặc biệt nào

đó (điều tra những trường hợp nhiễm khuẩn bênh viện mới mắc)

- Giám sát sau xuất viện (quá trình giám sát kéo dài cả sau khi xuất viện, nhất là những giám sát tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau phẩu thuật)

- Giám sát liên tục (quá trình giám sát được duy trì thực hiện liên tục)

- Giám sát thụ động

- Giám sát chủ động

- Điều tra tỉ lệ hiện mắc

- Điều tra tỉ lệ mới mắc

3.2.5 Các chuẩn cho ho t động giá sát nhiễ huẩn bệnh viện:

- Chuẩn 1: Hệ thống chống nhiễm khuẩn phải hoạt động phối hợp với các khoa phòng liên quan để làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh và nhân viên y tế Phải có nhân viên có năng lực đảm nhiệm công việc chống nhiễm khuẩn

- Chuẩn 2: Các dữ kiện giám sát về các trường hợp NK V có tầm quan trọng (về trắc nhân học)

- Chuẩn 3: ệnh viện phải thông báo về nhiễm khuẩn cho toàn bệnh viện cũng như cho các cơ quan y tế có liên quan

- Chuẩn 4: ệnh viện phải có các hoạt động để ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho người bệnh, nhân viên và khách đến thăm

- Chuẩn 5: Khi có dịch bệnh viện phải có biện pháp phòng chống

- Chuẩn 6: Hoạt động chống nhiễm khuẩn bệnh viện nhằm mục đích giảm nguy cơ mắc phải và giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện

Hoạt động chống nhiễm khuẩn bệnh viện được h trợ bởi các khoa, phòng, bộ phận về quản lý

Ngày đăng: 26/07/2019, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w