Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình tại Ban Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch.. *Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THẾ DŨNG KHÓA: 2017 - 2019
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN LẬP THẠCH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số : 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS LÊ VĂN KIỀU
Hà Nội – 2019
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU 1
* Lý do chọn đề tài: 1
* Mục đích nghiên cứu: 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
* Phương pháp nghiên cứu: 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 3
* Cấu trúc luận văn: 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN LẬP THẠCH 4
1.1 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Lập Thạch trong những năm vừa qua 4
1.1.1 Giới thiệu về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch 4
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch trong những năm qua 8
1.1.3 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Lập Thạch 19
1.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình tại Ban Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch 20 1.2.1 Tổng quan về công tác quản lý chi phí tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch 20
1.2.2 Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án 21
1.2.3 Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án 29
Trang 4Nội dung điều chỉnh: 31
1.2.4 Quản lý chi phí trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng 37
1.3 Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch 40
1.3.1 Những kết quả đã đạt được 40
1.3.2 Những tồn tại, hạn chế 41
1.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 44
CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 47
2.1 Cơ sở khoa học 47
2.1.1 Công trình xây dựng và đặc điểm của công trình xây dựng 47
2.1.2 Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng 48
2.1.3 Nội dung chi phí đầu tư xây dựng 48
2.1.4 Khái niệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng 48
2.1.5 Nội dung công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 49
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng 49
2.2 Cơ sở pháp lý 50
2.2.1 Các quy định của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 50
2.2.2 Các quy định của tỉnh Vĩnh Phúc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 64
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN LẬP THẠCH 74
3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 74
3.1.1 Quan điểm phát triển 74
3.1.2 Mục tiêu phát triển 74
3.1.3 Các giải pháp phát triển chủ yếu 75
3.1.4 Tầm nhìn xây dựng huyện Lập Thạch và phụ cận đến 2025 tầm nhìn đến 2030 78
3.2 Quan điểm kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng 79
3.2.1 Khái niệm 79
Trang 53.2.2 Vai trò 79
3.2.3 Mục đích và yêu cầu của việc kiểm soát chi phí 80
3.2.4 Điều kiện cần thiết để thực hiện quá trình kiểm soát chi phí 80
3.2.5 Nội dung kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 81
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 81
3.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án 81
3.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án 82
3.3.3 Hoàn thiện trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng 84
3.3.4 Nâng cao năng lực, hiệu quả của các cá nhân, tổ chức tham gia chủ yếu trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
Kết luận 88
Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 0
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến Trúc
Hà Nội, Khoa sau đại học, Khoa Quản lý đô thị và Công trình trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, UBND huyện Lập Thạch đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt chương trình cao học và bản Luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.Lê Văn Kiều đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành tốt bản Luận văn này
Xin trân thành cảm ơn các giáo sư, tiến sỹ cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa Sau đại học cũng như của Trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại trường
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, năm 2019
Nguyễn Thế Dũng
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thế Dũng
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Thạch
12
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán – Cầu Phú Hậu – QL2 – Việt Trì
23
ĐT.307 – Ngọc Mỹ - Quang Sơn – QL2C, huyện
giao thông liên xã huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Tuyến: TL305 đi đường 24m cầu Bì La - trung tâm thị trấn Lập Thạch
33
nâng cấp đường giao thông huyện Lập Thạch
Tuyến: Bàn Giản đi Liên Hòa
35
Trang 10MỞ ĐẦU *Lý do chọn đề tài:
Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy
Huyện có vị trí rất thuận lợi: Cách sân bay quốc tế Nội Bài 60Km; Có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai Có nhiều danh lam thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng Huyện Lập Thạch
là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh trong tương lai Để đáp ứng nhu cầu phát triển đó, huyện Lập Thạch hiện đang rất chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường xá, trường trạm, các cụm công nghiệp.v v và yêu cầu cấp thiết đặt ra là trong quá trình tiến hành xây dựng các công trình không những cần phải đảm bảo chất lượng mà còn phải tiết kiệm tối đa các chi phí, nhằm tiết kiệm ngân sách nhà nước, tránh lãng phí Vì vậy, việc tính đúng, tính đủ các loại chi phí xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý chi phí xây dựng rất cần được coi trọng
Thực tế cho thấy phương thức quản lý cùng với kinh nghiệm, năng lực quản lý chi phí dự án nhìn chung còn có những hạn chế nhất định: Kinh nghiệm quản lý chi phí, sự thiếu hụt lực lượng chuyên gia tư vấn quản lý chi phí, kỹ năng làm việc theo nhóm thấp… cùng với những bất cập trong việc xác định vị thế quyền hạn và trách nhiệm của các ban quản lý dự án dang là một thách thức với các đơn vị quản lý
Việc lựa chọn mô hình quản lý chi phí hay phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã có nhiều ý kiến phân tích, đề xuất, nhưng để
Trang 11giải quyết một cách tổng quan và phát huy hiệu quả thì còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn chỉnh nhằm phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển
Từ thực tiễn nêu trên, để góp phần sử dụng tiết kiệm chi phí xây dựng
dự án, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát vốn ngân sách nhà nước và lựa chọn được phương thức quản lý chi phí phù hợp với thực thế và xu hướng phát
triển Tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch”
*Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu
tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Lập Thạch; kết hợp với nghiên cứu trên phương diện lý thuyết về vấn đề này để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Phạm vi nghiên cứu:Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch, thời gian trong vòng 5 năm (2011
- 2016)
*Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp thu thập dữ liệu; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới và một số phương pháp kết hợp khác
Trang 12*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Lập Thạch, tại Ban quản lý dự án Xây dựng đô thị Lào Cai trong giai đoạn tới
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, phần kết luận, phụ lục tham khảo luận văn gồm 3 chương sau đây:
- Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựngtại
Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch
- Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về công tác quản lý chi phí đầu
tư xây dựng các công trình
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu
tư xây dựng tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN
LẬP THẠCH
1.1 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Lập Thạch trong những năm vừa qua
1.1.1 Giới thiệu về Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch
a Giới thiệu chung:
Ban QLDA đầu tư xây dựng được thành lập năm 2003 theo quyết định
số 144/QĐ-SXD ngày 26/11/2008 của UBND huyện Lập Thạch Tiền thân là Ban QLDA GPMB & PTQĐ Được thành lập năm 2003 với nhiệm vụ chính
là quản lý xây dựng các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Ban) là đơn vị trực thuộc UBND huyện Lập Thạch, thực hiện chức năng quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc và các dự án khác do UBND huyện Lập Thạch làm chủ đầu tư;
- Ban chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện Lập Thạch, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Chủ đầu tư theo chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn được giao;
- Ban có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động, kinh phí hoạt động của Ban được lấy từ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình theo quy định của nhà nước;
- Trụ sở Ban quản lý dự án đặt tại UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc
b Nhiệm vụ của Ban QLDA đầu tư xây dựng
Trang 14- Lập kế hoạch hàng năm về thực hiện quản lý các dự ánđầu tư xây dựng các công trình do UBND huyện Lập Thạchlàm chủ đầu tư để sở trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Tổ chức lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật;
- Tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc ( Nếu có);
- Tổ chức trình cấp có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế-kỹ thuật;
- Tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng;
- Tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình;
- Giám sát thi công xây dựng các công trình theo quy định;
- Tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư ( Nếu có);
- Tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình (Nếu có);
- Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Tổ chức khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo (Nếu có);
- Tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác do UBND huyện Lập Thạchgiao;
Trang 15- Thực hiện công tác báo cáo theo quy định và yêu cầu của UBND huyện Lập Thạch
c Trách nhiệm của Ban QLDA đầu tư xây dựng
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND huyện Lập Thạchtheo quy định về tính chính xác, hợp lý của khối lượng, chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, chi phí xây dựng, giá trị thanh toán và những trách nhiệm khác theo chức năng nhiệm vụ được giao
d Quyền hạn của Ban QLDA đầu tư xây dựng
- Ký kết các hợp đồng tư vấn, thi công xây dựng với các nhà thầu đảm bảo đúng quy định hiện hành;
- Thanh, quyết toán cho các nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu đảm bảo đúng quy định hiện hành
- Tự chủ về tài chính trên cơ sở dự toán chi cho hoạt động Ban được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
- Tự chủ về quản lý, sử dụng biên chế do UBND huyện Lập Thạchquyết định tuyển dụng Ký kết hợp đồng lao động đối với cán bộ theo quy định
e Cơ cấu tổ chức của Ban
* Lãnh đạo Ban:
Một Trưởng ban và không quá ba Phó ban
- Trưởng phó Ban do thi tuyển theo luật công chức và theo quy định của UBND huyện, Trưởng ban là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước Pháp luật về những lĩnh vực hoạt động của Ban quản lý dự án theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Phó ban, là người giúp việc cho Trưởng ban thực hiện một số nhiệm
vụ do Trưởng ban phân công, thay mặt Trưởng ban điều hành một số công việc khi được Trưởng ban đi vắng uỷ quyền
* Các phòng chuyên môn thuộc Ban QLDA:
Trang 16- Phòng Kế toán – Tổng hợp: là Phòng tham mưu chính công tác tổ chức lao động và tiền lương; công tác quản lý thu chi hoạt động của Ban; công tác hành chính và quản lý lưu trữ; công tác hành chính, quản trị, văn phòng; thực hiện công tác Báo cáo tổng hợp, thi đua, khen thưởng, kỷ luật
- Phòng quản lý dự án: là Phòng tổng hợp, tham mưu chính trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án các thủ tục đầu tư, công tác lựa chọn nhà thầu; công tác thanh quyết toán; công tác quản lý chất lượng - tiến độ - giá thành theo hợp đồng
- Phòng giám sát: là Phòng tham mưu chính trong công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng - tiến độ - giá thành của dự án tại hiện trường; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư; công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA đầu tư xây dựng
* Lãnh đạo Phòng gồm Trưởng phòng và không quá hai Phó phòng Trưởng phòng, Phó phòng do Chủ tịch UBND huyện quyết định bổ nhiệm
* Trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban theo nhiệm vụ được giao
Trưởng Ban
Tổng hợp Phòng Giám Sát
Trang 17* Phó phòng, là người giúp việc cho Trưởng phòng theo sự phân công của Trưởng phòng
* Tổng số cán bộ CNV là 40 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học có 38người, cao đẳng là 2 người Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng bộ UBND huyện Lập Thạch gồm có 35 đảng viên Công đoàn trực thuộc UBND huyện Lập Thạchgồm 40 đoàn viên Phân đoàn thanh niên trực thuộc Chi đoàn UBND huyện Lập Thạchgồm 25 đoàn viên
1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch trong những năm qua
* Vị thế, vị trí, đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên
a Vị trí, vị thế:
Sơ đồ 1.2 Vị trí và mối liên hệ vùng của huyện Lập Thạch[19]
Trang 181 Vị trí địa lý
Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc Có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo
+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương
+ Phía Tây giáp huyện Sông Lô và huyện Việt Trì tỉnh Phú Thọ
+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ
Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2010 là 118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2 Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã
2 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1 Địa hình
Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy
Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện Địa hình tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả
Trang 19năng phát triển rừng còn khá lớn Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc
- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản
- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục
vụ nội huyện và các địa phương lân cận
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
2.2 Khí hậu, thời tiết
Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió, nhiệt độ trung bình từ 22°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84% Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụp một số cụm dân cư tại các xã Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện
2.3 Tài nguyên nước, sông ngòi
- Tài nguyên nước mặt
Trang 20Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn Ngoài
ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy
- Tài nguyên nước ngầm
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn và sâu, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn
- Đánh giá tài nguyên nước
Nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước Để đảm bảo hài hoà nguồn nước cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt
2.4 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được khai thác làm phân bón và chất đốt
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện có trên địa bàn
Trang 21+ Đá xây dựng ở Quang Sơn
Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng đa phần chưa có chương trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lưỡng để đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả
2.5 Tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên
do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển
Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loài thú không nhiều
- Cảnh quan thiên nhiên:
Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng:
- Cụm du lịch Sơn Đông - Đình Chu – Văn Quán – Xuân Lôi: Cụm di tích này gắn liền với đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, đền thờ thày giáo Đỗ Khắc Chung, làng tiến sỹ, chùa Am xã Sơn Đông gắn với làng văn hóa Đình - Văn Quán có đình Ngõa, rừng Thề là nơi tụ nghĩa của Trần Nguyên Hãn – Xuân Lôi (Kẻ Lối) gắn liền với truyền thuyết Trần Nguyên Hãn với người con gái Xuân Lôi (bà Chúa Lối, đền thờ Tam Thánh (Trần Hưng Đạo), chùa Giã Khách ở Xuân Lôi
- Cụm du lịch Bản Giản – Triệu Đề – Vân Trục
Trang 22Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh
2.6 Tài nguyên nhân văn
Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch
sử hiện nay đang được ngày càng tái hiện lại
Trên địa bàn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đỡnh chựa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thờ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm Có 48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đó được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh
Tuy nhiên, để khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng này cần phải đầu tư một cách thích đáng cho cơ sở hạ tầng mà trước tiên là đường giao thông, điện, nước, tôn tạo lại các công trình và quan trọng nhất là cần phải có biện pháp quảng bá thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc
tế
2.7 Tài nguyên đất đai
Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện
- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;
- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung
ở phía Bắc và giữa huyện;
Trang 23Nhìn chung, đất canh tác ở đây nghèo dinh dưỡng Đất ở độ cao +9, +8, +7 trở xuống có đá gốc kết cấu chặt và ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình
Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích
tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%
Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng công nghiệp )
* Về tình hình phát triển kinh tế
Huyện Lập Thạch là trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện tập trung chủ yếu vào các ngành nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng Tổng giá trị sản xuất năm 2013
là 1.293.000tỷ đồng; tỷ trọng cơ cấu kinh tế của các ngành: thương mại - dịch
vụ 1,58%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,92%; nông lâm nghiệp chiếm 50.49%
Sơ đồ 1.3 Biểu đồ tỷ trọng các ngành kinh tế huyện Lập Thạch [19]
50.49%
47.92%
1.58%
Nông nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thương mại dịch vụ
Trang 24- Thương mại - dịch vụ:
Huyện đã và đang cố gắng phát triển mạnh cả về số lượng và doanh thu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; công tác đăng ký, quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, chất lượng phục vụ được nâng lên Giá trị sản xuất theo hàng hóa ngành dịch vụ thương mại đạt trung bình trong
3 năm từ 2015-2018 là 50 tỷđồng/năm chiếm tỷ trọng trung bình9.88%/năm
Dịch vụ vận tải ngày càng phát triển nhanh về quy mô và chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận tải hàng hoá của nhân dân
Hoạt động bưu chính viễn thông từng bước được cải tạo, nâng cấp đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu của nhân dân; các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã, mạng điện thoại di động Vinaphone, Viettel, EvnTelecom, Mobiphone phủ sóng toàn thị xã
Hoạt động thương mại - dịch vụ ngày càng mở rộng và phát triển, hàng hoá phong phú, đa dạng, đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống của nhân dân, góp phần ổn định giá cả thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển Hoạt động thương mại-dịch vụ trên địa bàn đã và đang thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Để tạo thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa, giảm bớt thủ tục hành chính, đội quản lý thị trường số 6 được thành lập thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá tại chỗ tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng; Nhờ đó, hoạt động thương mại trên địa bàn huyện Lập Thạch từng ngày đang phát triên triển hơn
Huyện Lập Thạch là vùng động lực góp phần thu hút và trung chuyển khách đến các khu, du lịch khác như Tam Đảo, huyện trong sương bốn mùa hoa trái ngát hương; Thiền viện trúc lâm – một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của huyện, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch nghiên cứu khoa học cũng là điểm đến của nhiều người của các
Trang 25tỉnh bạn… Tổng số khách du lịch đến và trung chuyển qua huyện Lập Thạch năm 2018 đạt trên 200.000 lượt khách
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Công tác khuyến công và thực hiện chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm chỉ đạo, thực hiện nhằm khôi phục, duy trì, phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ
khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, với các thành phần kinh
tế đa dạng, thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chiếm lĩnh thị trường với một số nghề chủ yếu như: dệt may, sản xuất mây tre đan, món
ăn đặc sản, bảo quản và chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng quy mô nhỏ: sản xuất gạch không nung và tổ chức khai thác đá, cát, sỏi
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trung bình trong 3 năm từ 2015-2018 là 1.082 tỷ đồng/năm
Được thiên nhiên ban tặng, trong lòng huyện có nhiều khoáng sản quý hiếm như quặng đồng, kẽm Công nghiệp ở huyện Lập Thạch chủ yếu là công nghiệp khai thác đất, công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, cơ khí, điện
tử, công nghiệp tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm, thủ công mĩ nghệ phục vụ du lịch và các mặt hàng phục vụ nông thôn
Huyện Lập Thạch ngày càng phát triển, tốc độ xây dựng đã tăng lên nhanh chóng, không gian kiến trúc, quy hoạch đô thị của huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể Hệ thống hạ tầng đô thị của huyện Lập Thạch ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng bước đầu đã đáp ứng được cho sự nghiệp phát triển và phục vụ đời sống của nhân dân trên địa bàn
- Về Nông, lâm nghiệp:
Trang 26Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển cả về quy mô và hiệu quả sản xuất Về trồng trọt huyện đã áp dụng hiệu quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong việc trồng trọt, tăng diện tích cây trồng có năng suất cao Có dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đang thí điểm trên địa bàn huyện đó là trồng cây Thanh Long với quy mô tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng Về chăn nuôi huyện đã triển khai các mô hình phát triển chăn nuôi theo phương thức tập trung công nghiệp, thực hiện các chính sách hỗ trợ giống và kỹ thuật; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc thú y Hiện nay, trên địa bàn có 40
cơ sở chăn nuôi tập trung Về thuỷ sản: Mở rộng và tận dụng diện tích mặt nước; tổ chức tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ con giống có năng suất cao cho nhân dân để phát triển chăn nuôi thuỷ sản Trú trọng tăng cường công tác bảo
vụ trên đất ruộng 1 vụ thành 2 vụ và 2 vụ thành 3 vụ Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng rau an toàn 100 ha, vùng cây ăn quả 1000
ha
Số lượng đàn gia súc và gia cầm của huyện: Đàn trâu trên 2000 con; đàn bò trung bình cả năm trên 1500 con; đàn lợn xấp xỉ 60.000 con; đàn Gia cầm: trên 200.000 con Công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong mùa đông luôn được trú trọng
Công tác trồng rừng được đẩy mạnh, năm 2015 trồng mới trên 200 ha rừng sản xuất Huyện thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ & phát triển rừng, kịp thời xử lý vi phạm, bảo vệ khá tốt tài nguyên rừng
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Trang 27Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối
ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2013 - 2016 là
15,92%
+ Dịch vụ, thương mại và du lịch: 3.39%/
+ Công nghiệp, xây dựng : 47,72%
+ Nông lâm, ngư nghiệp: 48,88%
Sơ đồ 1.3 Biểu đồ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành
Nguồn: Ủy Ban nhân dân huyện Lập Thạch
- Về thu nhập:
Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của toàn tỉnh và của cả nước, nền kinh tế của huyện Lập Thạch luôn phát triển và đạt được nhiều kết quả, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây, kinh tế của huyện Lập Thạch có bước phát triển khá mạnh dựa trên cơ sơ khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương Các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn như nông nghiệp, công nghiệp…đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế phát triển Năm
2016 tổng GTGT của huyện đạt 1.285 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt khoảng 15.35 triệu đồng/năm
- Về xóa đói, giảm nghèo:
Trong nhiều năm qua, huyện Lập Thạch đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức tốt Chương trình Quốc gia về giảm nghèo Nhiều chương trình, chính sách
Trang 28được thực hiện cho người nghèo như: dạy nghề cho người nghèo, vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ xóa nhà dột nát, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, miễn giảm học phí cho trẻ em nghèo, bảo hiểm y tế cho người nghèo Chương trình giảm nghèo được thực hiện tích cực và hiệu quả, huy động được các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương và các tầng lớp nhân dân tham gia Do đó tỷ lệ
hộ nghèo toàn huyện đã giảm mạnh và đạt được thành công đáng kể
1.1.3 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Lập Thạch
Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của huyện Lập Thạch khá nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Nhu cầu xây dựng từ nhà ở của cư dân đến các công trình công cộng, phúc lợi xã hội, nhà ở ngày càng được đầu tư xây dựng mới đồng bộ kiến trúc hiện đại mang đậm nét riêng của địa phương Các khu dân cư mới được quy hoạch và xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại Hệ thống nhà ở khu vực nội thị đã được đầu tư chỉnh trang, đặc biệt là trung tâm của huyện Mật độ nhà ở tập trung cao trong thị trấn.Tại các xã thì cũng đang phát triển đồng bộ tập trung chủ yếu tại cái khu trung tâm xã và thị trấn Từ sau quy hoạch chung được phê duyệt, tốc độ phát triển nhà ở tương đối cao, đặc biệt là các khu vực xung quanh các khu trung tâm và các khu phía Bắc huyện với tốc độ phát triển rất nhanhchủ yếu tập trung tại thị trấn Lập Thạch
Với cơ chế chính sách của tỉnh, sự năng động của huyện cùng với nhiều lợi thế về đất đai, nhiều nhà đầu tư vào các dự án công nghiệp
Trong những năm qua, huyện tập trung các nguồn lực để hoàn thiện cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung theo hướng hiện đại; Cải tạo và chỉnh trang các khu dân
cư hiện hữu theo nguyên tắc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phúc lợi công cộng xã hội hướng tới một sự phát triển bền vững
Trang 291.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các công trình tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch
1.2.1 Tổng quan về công tác quản lý chi phí tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch
Quản lý chi phí của dự án là quá trình lập kế hoạch quản lý chi phí, xác định dự toán, xác định ngân sách cho dự án, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ của từng công việc và toàn bộ dự án, đảm bảo dự án được hoàn thành trong ngân sách đã được phê duyệt
Nhiệm vụ của công tác quản lý chi phí tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Lập Thạch đó là làm sao để dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo với chi phí càng thấp càng tốt Để làm được điều đó, công tác quản
lý chi phí tại Ban luôn luôn đảm bảo các nguyên tắc:
Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp và đúng trình tự đầu tư xây dựng theo pháp luật quy định hiện hành
Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định phải phù hợp với thiết kế xây dựng được duyệt và biểu hiện thông qua tổng mức đầu tư, tổng dự toán - dự toán xây dựng công trình
Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình luôn được lập và quản lý trên
cơ sở hệ thống định mức, chỉ số giá xây dựng và các cơ chế chính sách có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Ban QLDA luôn lập kế hoạch quản lý chi phí để đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu chi phí, tránh thất thoát lãng phí cho nhà nước và tuân thủ theo các bước sau:
- Bước 1: Lập tổng mức đầu tư dự án dựa trên hồ sơ khảo sát, hồ sơ
thiết kế sơ bộ công trình xây dựng và các chi phí cần thiết khác của dự án
Trang 30- Bước 2: Lập dự toán công trình xây dựng dựa trên hồ sơ thiết kế kỹ
thuật công trình xây dựng, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và định mức, giá xây dựng theo các chính sách hiện hành
- Bước 3: Lập giá gói thầu thi công xây dựng dựa trên cơ sở tổng mức
đầu tư, dự toán đã được phê duyệt
- Bước 4:Sau khi giá gói thầu được phê duyệt, tiến hành lựa chọn nhà
thầu và ký hợp đồng thi công xây dựng
- Bước 5: Giám sát quản lý chi phí trong quá trình thi công xây dựng,
đảm bảo chất lượng - tiến độ hoàn thành
- Bước 6: Thanh toán, quyết toán hợp đồng, quyết toán vốn dự án đầu
tư xây dựng công trình
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, dựa trên ngân sách đã được phê duyệt nếu có bổ sung, phát sinh thêm các khoản mục chi phí thì phải báo cáo lên người quyết định đầu tư quyết định
Trong quá trình giám sát, Ban QLDA tích cực phối hợp cùng các đơn
vị khác có liên quan nhằm thực hiện theo đúng tiến độ thi công, giảm tối đa chi phí phát sinh, thất thoát đồng thời đảm bảo chất lượng của từng hạng mục, công trình
1.2.2 Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án
* Quản lý tổng mức đầu tư dự án:
Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự
án gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng và chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có)
* Một số dự án đã và đang thực hiện thời gian qua:
Dự án 1:
- Tên dự án: Cầu Phú Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán
- Cầu Phú Hậu - QL2 - Việt Trì
Trang 31- Chủ đầu tư: UBND huyện Lập Thạch
- Nhà thầu khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty cổ phần
tư vấn giao thông Vĩnh Phúc
-Địa điểm xây dựng: xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch
- Nguồn vốn: Vốn NSNN tỉnh dành cho công trình trọng điểm: 100 tỷ đồng; phần còn lại sử dụng nguồn vốn tăngthu ngân sách tỉnh trong năm
2014, 2015 và các nguồn hợp pháp khác (ngoài phần chi đầu tư phát triển tập trung hàng năm) dự kiến: 141,065 tỷ theo tổng mức đầu tư
- Mục tiêu đầu tư xây dựng:
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương cấp thiết của nhân dân trong huyện Lập Thạch và huyện Vĩnh Tường, từng bước hình thành tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán – Cầu Phú Hậu – QL2 – Việt Trì nhằm kết nối giao thông giữa các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc
và thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ thông qua đường QL2 và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tạo sự lan tỏa vùng, kết nối vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
- Quy mô, giải pháp thiết kế:
1.1 Bình đồ, hướng tuyến:
- Tuyến chính: Hướng tuyến công trình tuân thủ theo hướng tuyến đã được phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Điểm đầu tại đường giao thông xã Sơn Đông (nối từ ĐT.305c với thông Yên Hòa,, vị trí điểm đầu cách ĐT.305C khoảng 500m), tuyến giao song Phó Đáy tại Km21+860 tại vị trí xây dựng cầu Phú Hậu, điểm cuối tuyến của dự án giao với bờ kênh 6A tại cọc 26 Tổng chiều dài tuyến L = 2.988,01m
- Tuyến nhánh có chiều dài L=769,31m Điểm đầu giao với cọc TC3 (Km2+256,22) của tuyến chính, điểm cuối tuyến giao với ĐT.305C tại
Trang 32km10+600 (điểm đầu của đường xuống bến phà Phú Hậu) Tuyến đi trên nền đường đất hiện có, điểm cuối được vuốt nối êm thuận với ĐT.305C
1.2 Cầu Phú Hậu:
Xây dựng cầu Phú Hậu, có tim cầu vuông góc với dòng chảy Quy mô
và giải pháp xây dựng chủ yếu như sau:
- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT, BTCTDUL Tải trọng thiếu kế HL93, người 300kg/m2 Tần suất lũ thiết kế p=1%, sông không thông thuyền Cấp động đất: Cấp 7
- Chiều dài toàn cầu L=250,23m tính từ đuôi mố, cầu gồm 6 nhịp đầm Super T có chiều dài L=38,3m, bản lien tục nhiệt rộng B=1,75m Tim cầu đặt vuông góc với sông Phó Đáy Bề rộng toàn cầu B=12m
- Kết cấu phần trên:
+ Gồm 6 nhịp Super T, dầm dài L=38,3m, kết cấu dầm BTCT fc’=40MPa bằng bê tong cốt thép dự ứng lực Mặt cắt ngang cầu gồm 6 dầm chú, chiều cao dầm H=1,75m khoảng cách giữa các dầm
@=2,002m Cáp cường độ cao dung loại tao 15,2mm kéo trước theo tiêu chuẩn ASTM A416 grade 270 độ chùng thấp Thép đường tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1651-2008
+ Bản mặt cầu BTCT f’c=30Mpa dày từ 20-:-24cm đổ tại chỗ + Dốc ngang mặt cầu 1masi i=2%, tạo dốc ngang mặt cầu bằng cách tạo dốc ngang trên xà mũ mố
+ Mặt cầu gồm lớp BTNC 12,5 dày 7cm, phòng nước bằng dung dịch chống thẩm dạng phun
+ Gối cầu gối sử dụng gối chậu GPZ (II) 2,5 GD nhập ngoại hoặc tương đương
+ Khe co giãn ray thép
+ Lan can bằng thép mạ nhúng nóng
- Kết cấu phần dưới:
Trang 33+ Mố kiểu chữ U BTCT f’c=30Mpa đặt trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D120cm, chiều dài cọc dự kiến 37, của mố M1
và 30m mố M2
+ Trụ đặc thân hẹp BTCT f’c=30Mpa đặt trên nền móng cọc khoan nhồi đường kính D120cm, chiều dài cọc dự kiến từ 26m đến 35m tùy thuộc vị trí của từng trụ
+ Đắp đất sau mố bằng cát vàng đầm chặt K98, gia cố mái ta luy
+ Nền đường các đoạn khác đi qua khu vực ruộng trũng đào bỏ lớp hữu
cơ dày trung bình 80cm (Chiều dày cụ thể căn cứ vào địa chất khu vực ruông đi qua), đắp trả bằng cấp phối đầm chặt K95
c) Kết cấu mặt đường
- Tuyến chính: Mặt đường BTN theo tiêu chuẩn 22TCN211-06 với Eyc>155Mpa với các lớp như sau: Lớp BTNC 12,5 dày 5cm; Lớp BTNC dày 7cm Lớp CPĐD dày 18cm; Lớp CPĐD loại 2 dày 32cm; Trên nền đường đắp K98 dày 30cm
- Tuyến nhánh: Mặt đường BTN thieets kế theo tiêu chuẩn
22TCN211-06 đảm bảo Eyc>130Mpa, gồm các lớp như sau: Lớp BTNC 19 dày 7cm; CPĐD loại 1 dày 16cm; CPĐD loại 2 dày 28cm; Đắp nền K98 dày 50cm
Trang 34d) Thiết kế nút giao thông: Thiết kế vuốt nối với các tuyến đường hiện
có đảm bảo êm thuạn và an toàn giao thông
6 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư + rà phá bom mìn 19.746.464.000
Dự án 2:
- Tên dự án: Tuyến ĐT.307 – Ngọc Mỹ - Quang Sơn – QL2C, huyện Lập Thạch
- Chủ đầu tư: UBND huyện Lập Thạch
- Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Phú Anh
- Địa điểm xây dựng: Xã Ngọc Mỹ, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch
Trang 35- Nguồn vốn: Vốn ngân sách
- Mục tiêu đầu tư xây dựng:
Cải tạo nâng cấp tuyến cũ tạo thuận lợi cho nhu cầu giao thông đi lại nối liền các xã của huyện Lập Thạch, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, huyện Lập Thạch
- Quy mô và giải pháp kỹ thuật:
a) Bình đồ, trắc dọc và kích thước mặt cắt ngang tuyến:
+ Tuyến trong dự án cải tạo nâng cấp có chiều dài L=11,585Km xuất phát từ điểm giao với lý trình Km7+050 ĐT307 địa phận xã Xuân Hòa, qua Ngọc Mỹ và kết thúc tại điểm giao với QL2C (lý trình Km47+473) địa phận
xã Quang Sơn
+ Bình đồ trục tim hướng tuyến cơ bản bám theo đường cũ, có nắn chỉnh cục bộ, cải thiện bán kính cong nằm tại một số vị trí nhằm đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế cấp đường Khi thiết kế nên ưu tiên can cạp mở rộng về một bên để tận dụng tối đa nền cũ, thuận lợi khi thi công Riêng đoạn Km5+273 đến km5+702 (dài 431m) thống nhất chính tuyến tách khỏi đường cũ đi về phía bên phải tránh nhà dân
+ Cơ bản thống nhất thiết kế trắc dọc trong dự án, bước TKBVTC-DT cần khảo sát đo đạc bổ sung và chỉnh sửa cao độ thiết kế sao cho hợp lý hơn, tận dụng tối đa nền và mặt đường cũ
+ Kích thước mặt cắt ngang: Bnen=9,00m; Bmat=8,00m (đã bao gồm phần gia cố lề hai bên); Ble=2x0,5m
Trang 36quy định, riêng phần đất nền ngay dưới kết cấu áo đường dày 30cm được thiết kế đủ độ chặt K=0,98 Thi công mới nền đường chủ yếu bằng máy, khống chế tỷ lệ thi công thủ công tối đa 3-5% Dùng máy thi công, phương tiện vận chuyển có công suất tối đa để giảm chi phí đầu tư
b) Kết cấu áo đường:
+ Kết cấu 1 (Phần tăng cường trên mặt đường cũ): bù vênh và tăng cường lớp móng bằng CPĐD trên mặt đường cũ với chiều dày tổng cộng trung bình 16cm, mặt đường thảm BT nhựa nóng 2 lớp với tổng chiều dày 9-12cm
+ Kết cấu 2 (Phần mở rộng làm mới): Hai lớp móng CPĐD, mặt đường thảm BT nhựa nóng 2 lớp tổng chiều dày 9-12cm, chiều dày các lớp vật liệu được xác định và kiểm toán đảm bảo E yêu cầu
c) Hệ thống thoát nước:
+ Thoát nước dọc;
+ Những đoạn qua khu dân cư bố trí rãnh dọc thành xây gạch chỉ, đáy đổ BTXM M100, rãnh tiết diện chữ nhật rộng 40cm có tấm nắp BTCT, riêng các vị trí đường rẽ đặt các tấm nắp chịu lực
+ Đoạn nền đắp thấp thiết kế đào rãnh đất hình thang đáy rộng 40cm;
+ Bố trí tổng cổng 40 rãnh thoát nước ngang;
Tận dụng nối dài hoặc cống cũ còn tốt đang thoát nước bình thường, thay thế cống cũ hư hỏng hoặc không đảm bảo thoát nước, bổ sung cống mới (có khẩu độ 0,75m đến 2m) để thoát nước địa hình và dẫn nước thủy lợi, bước TKBVTC-DT cần khảo sát đo đạc kỹ hơn để xác định vị trí, khẩu độ và loại cống sao cho phù hợp hơn
Trang 37Bảng 1.2 - Tổng mức đầu tư được duyệt của dự án
Tuyến ĐT.307 – Ngọc Mỹ - Quang Sơn – QL2C, huyện Lập Thạch[19]
* Công tác điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án
Bảng 1.3 Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án: Sân vận động huyện
Ghi chú
Trang 38- Bổ sung đoạn tuyến đường TT1 chiều dài L= 426,04m vào dự án + Điều chỉnh mở rộng mặt cắt ngang đường TT1 từ Bnền= 25m theo quy hoạch được duyệt sang Bnền= 45m (Bmặt= 2x9,0m; Bvỉa hè= 2x9m; Bphân cách= 9,0m)
+ Kết cấu áo đường được thiết kế đảm bảo Moduyl đàn hồi yêu cầu tối thiểu Eyc>= 110Mpa, mặt đường láng nhựa theo tiêu chuẩn 3kg/m2 dày 2,5 trên lớp nhựa dính bám theo tiêu chuẩn 1kg/m2, móng đường cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm, móng đường cấp phối đá dăm loại 2 dày 20cm Lớp đất nền xáo xới K= 0,98 dày 30cm, đắp nền K98 dày 50cm Nền đường đảm bảo
độ chặt K= 0,95
+ Bó vỉa bằng bê tông xi măng cao 15(M200), rãnh tam giác bê tông xi măng cấp 15(M200) trên lớp đệm vữa xi măng M100 dày 3cm
+ Điều chỉnh hệ thống thoát nước hai bên đường TT1 từ rãnh Bê tông
xi măng 60x80 theo quy hoạch được duyệt, sang cống tròn D75 M200 Các
hố ga được bố trí với khoảng các trung bình 30m-50m/hố trên vỉa hè tuyến đường + cửa thu nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Bổ sung kinh phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho dự án, đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ đồng thời sớm ổn định cuộc sống nhân
dân trong phạm vi dự án
* Quản lý chi phí công tác Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Đây là công tác thường xuyên gặp nhiều vướng mắc do các thủ tục pháp lý và sự phối hợp giữa nhân dân với chính quyền còn chưa đồng bộ Cán
bộ làm công tác này còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác khiến không đảm bảo chính xác trong quá trình thống kê đất đai, tài sản hoa màu Thường xuyên xảy ra trường hợp bổ sung, phát sinh các chi phí tài sản do sự thiếu chấp hành luật pháp của người dân và sự buông lỏng quản lý của chính quyền
1.2.3 Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án
a Công tác quản lý dự toán xây dựng công trình
Trang 39Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình
Dự toán xây dựng công trình được xác định bằng cách xác định từng khoản mục chi phí được kết cấu trong dự toán gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng
* Các trường hợp điều chỉnh dự toán thường gặp tại Ban QLDA Đầu
tư xây dựng huyện Lập Thạch:
- Do cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới
có những sửa đổi, bổ sung khác so với quy định cũ
- Dự án kéo dài thời gian dẫn đến biến động giá vật tư, thiết bị, nhiên liệu, đơn giá nhân công và các chính sách hỗ trợ của nhà nước có sự thay đổi
- Do thay đổi điều chỉnh, bổ sung thiết kế dẫn tới phát sinh dự toán điều chỉnh, bổ sung do thay đổi khối lượng
- Dự toán ban đầu lập có những thiếu sót về khối lượng, do áp mã định mức chưa phù hợp với thực tế và biện pháp thi công, nhập đơn giá vật tư vật liệu chưa chính xác và đầy đủ
* Một số dự án điều chỉnh dự toán xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng
Dự án 1:
- Tên dự án: Đường giao thông liên xã huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Tuyến: TL305 đi đường 24m cầu Bì La - trung tâm thị trấn Lập Thạch
- Chủ đầu tư: UBND huyện Lập Thạch
- Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Phú Anh
- Địa điểm xây dựng: thị trấn Lập Thạch, huyện lập Thạch
- Nguồn vốn: Vốn ngân sách
Trang 40Bảng 1.4 Dự toán xây dựng điều chỉnh của dự án: Đường giao thông
liên xã huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Tuyến: TL305 đi đường 24m cầu
Bì La - trung tâm thị trấn Lập Thạch [19]
Đơn vị: đồng
Dự toán được duyệt
Dự toán sau điều chỉnh, bổ sung
Ghi chú
- Bổ sung tiểu dự án di chuyển đường điện phục vụ công tác GPMB
* Thiết kế - dự toán:
Tuyến 1:
- Bổ sung cống tròn D100 tại cọc 8 lý trình Km 0 + 261.56m, L=19m
và cống tròn D50 tại vị trí giáp cọc KC lý trình Km 0 + 428,2m, L=20m để thoát nước cho cánh đồng bên trái