MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ TRƯỜNG MẦM NON MINH KHAI BẮC TỪ LIÊM HÀ NỘI Sau khi tìm hiểu nội dung, giai điệu, tính chất của các bài hát trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay tôi nhận thấy việc sử dụng âm nhạc để giáo dục đạo đức cho trẻ mang lại hiệu quả cao góp phần hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức, thói quen đạo đức và những hành vi đạo đức cho trẻ. Giáo dục đạo đức là hết sức cần thiết đối với trẻ đặc biệt là với trẻ mầm non lứa tuổi đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Qua quan sát và phân tích kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào các tiết học có hoạt động âm nhạc được lồng ghép. Những bài hát có nội dung đơn giản giai điệu vui tươi tạo cho trẻ cảm giác thoải mái trong các hoạt động. Đây là lợi thế cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ diễn ra dễ dàng hơn. Trẻ mầm non không thể tiếp thu giáo dục đạo đức một cách khô khan, gò bó hay theo kiểu rập khuôn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học trẻ tiếp nhận mọi thứ một cách tự nhiên. Trẻ rất hào hứng tham gia vào các trò chơi âm nhạc, các hoạt đông diễn xuất âm nhạc. Việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào hoạt động âm nhạc là một biện pháp mang lại hiệu quả để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Từ nội dung mang tính giáo dục kết hợp với các phương pháp tổ chức truyền đạt cho trẻ một cách nhẹ nhàng gần gũi là hết sức cần thiết để trẻ dễ dàng tiếp nhận các thông tin và hình thành những chuẩn mực sơ đẳng về đạo đức cho trẻ. Trong quá trình thực hiện tuy còn gặp những khó khăn nhưng tôi nhận thấy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc, hứng thú với các trò chơi, tiếp nhận nội dung giáo dục rất nhanh có kỉ luật hơn. Kết quả trẻ biết phân biệt đúng sai, có tình cảm đạo đức đúng đắn, có tính đoàn kết, biết chia sẻ với bạn bè… Tôi hy vọng rằng bằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động âm nhạc sẽ mang đến nhiều kết quả hơn nữa đối với trẻ giúp giáo viên lựa chọn cho mình những phương pháp tốt nhất mang lại hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ DUYÊN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ TRƯỜNG MẦM NON
MINH KHAI - BẮC TỪ LIÊM - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Trang 2UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ DUYÊN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ TRƯỜNG MẦM NON
MINH KHAI - BẮC TỪ LIÊM - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hồ Thị Như Vui
\
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Trang 3MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3.Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
7 Bố cục của khóa luận 3
B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
1.1 Khái niệm về giáo dục đạo đức 4
1.1.1 Khái niệm về giáo dục 4
1.1.2.Đạo đức 4
1.1.3 Giáo dục đạo đức 5
1.2 Ý nghĩa giáo dục đạo đức của âm nhạc 11
1.2.1 Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động nghe nhạc - nghe hát 12
1.2.2.Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động ca hát 13
1.2.3.Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động vận động theo nhạc 15
1.2.4 Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động chơi trò chơi âm nhạc 17
1.3 Các bước tiến hành việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động âm nhạc 17
1.4 Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc .19 1.4.1 Yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm âm nhạc 19
1.4.2 Yêu cầu khi khai thác nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ từ hoạt động âm nhạc 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON MINH KHAI - BTL - HÀ NỘI 21
Trang 42.1 Vài nét về trường mầm non Minh Khai - BTL - Hà Nội 21
2.1.1 Về cơ sở vật chất 212.1.2 Về đội ngũ giáo viên 21
2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ tại cơ sở
về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm nhạc. 22
2.2.1 Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 22
2.2.2 Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ, nội dung và phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 23 2.2.3 Tần suất sử dụng phương tiện hoạt động âm nhạc vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 25 2.2.4 Khai thác ý nghĩa, nội dung giáo dục đạo đức của hoạt động âm nhạc 25 2.2.5 Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc 26 2.2.6 Những khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc
27
2.2.7 Đánh giá kết quả tại nhóm lớp khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc 28 2.2.8 Nhận thức của giáo viên về tình hình giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc tại cơ sở 28 2.2.9 Kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm nhạc 29 2.2.10 Ý kiến, mong muốn, đề xuất của giáo viên cơ sở giúp cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả 29
2.3 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động
âm nhạc tại trường mầm non Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội 30
2.3.1 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong giờ hoạt động giáo dục âm nhạc 30
Trang 52.3.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm
nhạc trong một số giờ hoạt động chung khác 32
3.3.3 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm nhạc trong giờ hoạt động góc 34
2.3.4 Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm nhạc trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi 35
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC 39
3.1 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên mầm non 39
3.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi 41
3.3 Kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình 43
3.4 Sử dụng trò chơi 44
3.5 Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua âm nhạc tích hợp trong các giờ học khác 47
C: KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 22
Bảng 2.2: Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 23
Bảng 2.3: Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 24
Bảng 2.4: Phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 24
Bảng 2.5: Tần suất sử dụng hoạt động âm nhạc vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 25
Bảng 2.6: Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động diễn xuất âm nhạc 25
Bảng 2.7: Khai thác nội dung giáo dục của tác phẩm âm nhạc từ đâu 26
Bảng 2.8: Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc 26
Bảng 2.9: Những khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc 27 Bảng 2.10: Đánh giá kết quả tại nhóm lớp khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc 28 Bảng 2.11: Tình hình giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc tại cơ sở
28
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 3 năm học tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, được sự giúp đỡcủa các thầy cô trong Trường, trong khoa Giáo dục Mầm Non em đã học hỏi đượcrất nhiều những kiến thức quý báu, là hành trang không thể thiếu trong sự nghiệpcủa em sau này
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô giáo đãtận tình dạy dỗ chúng em trong thời gian qua Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chânthành tới giảng viên hướng dẫn, Th.S Hồ Thị Như Vui người đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài nghiên cứu này
Cũng qua đây mà em có thêm được nhiều kiến thức trong việc tổ chức cáchoạt động âm nhạc lồng ghép với nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ Trang bị thêmcho mình những kiến thức để có thể hoàn thành tốt công tác giảng dạy sau này Emxin cảm ơn các thầy cô trong khoa và chúc khoa Giáo dục Mầm Non gặt hái đượcnhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu đượctrình bày rõ ràng đúng nguyên tắc và kết quả nghiên cứu này chưa từng được aicông bố trước đây
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận
Trần Thị Duyên
Trang 8A.MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Đạo đức không tự có, đạo đức chỉ được hình thành qua con đường giáo dục
và tự giáo dục Hồ Chí Minh từng nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên”
Cổ nhân xưa cũng đã dạy:
“Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt”
Câu nói ấy đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho conngười ngay từ thủa còn thơ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non Và phải coi đây là vấn đềtrung tâm vì lứa tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành và pháttriển nhân cách toàn diện của trẻ sau này Có rất nhiều phương tiện để giáo dục đạođức cho trẻ mầm non, xong có một phương tiện vô cùng quan trọng không thể thiếu
đó là âm nhạc Đối với trẻ âm nhạc là thế giới đầy cảm xúc, là món ăn tinh thầnkhông thể thiếu Các hoạt động diễn xuất âm nhạc và nội dung của các tác phẩm âmnhạc mang những nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ Do đó hoạt động âm nhạc đãtrở thành phương tiện giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao
1.2 Cơ sở thực tiễn
Đại thi hào M.GorKi nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tậnđáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý nhất ở con người” Nhận thấy rõ ýnghĩa của âm nhạc với việc giáo dục đạo đức cho trẻ, tại các cơ sở mầm non, âmnhạc đươc sử dụng như một phương tiện hữu hiệu góp phần giáo dục đạo đức chotrẻ Hầu hết các giáo viên đều nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động
âm nhạc đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ, tuy nhiên việc giáo dục còn áp đặt,
gò bó, thụ động, nội dung giáo dục còn chung chung
Để đáp ứng nội dung yêu cầu của chương trình và thực hiện một cách cóhiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông quahoạt động âm nhạc thì việc tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục
Trang 9toàn diện cho trẻ mẫu giáo là việc làm có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng.Chính vi những lí do trên cộng với sự hiểu biết của bản thân và dựa trên sự tiếp thuhọc hỏi những nghiên cứu khác tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: “Một sốbiện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡtrường mầm non Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội”.
3.Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục đạo đức thông qua hoạt động âm nhạc cho trẻmẫu giáo nhỡ
4 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động âm nhạc của trẻ lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non Minh Khai Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội
-5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu một số về cơ sở lí luận
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp quan sát, đàm thoại
Trang 10vận dụng vào từng đối tượng trẻ ở các địa phương cụ thể thì có nơi vận dụng tốtnhưng cũng có nơi chưa tốt còn sơ sài thiếu hệ thống và chưa đạt hiệu quả Vì thế
đề tài này đã đặt ra nhiệm vụ vận dụng những phương pháp chung về vấn đề giáodục đạo đức cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục đạo đức cho trẻ ở trường mầm non Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội nóiriêng và trẻ tại các trường mầm non nói chung
7 Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:
A Phần mở đầu
B Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạtđông âm nhạc ở trường mầm non Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thôngqua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
C Kết luận
Tiểu kết các chương
Trang 11B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm về giáo dục đạo đức
1.1.1 Khái niệm về giáo dục
1.1.1.1 Khái niệm
Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tổ chức một cách có mục đích,
có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và ngườiđược giáo dục, nhằm phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần của thế hệ đang lớnlên, trên cơ sở giúp học chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người
Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của quá trình giáo dục là quá trìnhhình thành niềm tin, lí tưởng tình cảm thái độ…
1.1.1.2 Tầm quan trọng của giáo dục
Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mỗi con người.Giáo dục đào tạo con người, mang lại những tiến bộ riêng mà các nhân tố khác như
di truyền, hoàn cảnh hay môi trường không thể có được Giáo dục không chỉ bù đắpnhững thiếu hụt cho người khuyết tật nói riêng và những người chịu thiệt thòi trongcuộc sống nói chung mà giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấulàm cho nó phát triển theo chiều hướng tích cực Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta
đã coi việc đầu tư cho giáo dục là chính sách hàng đầu của quốc gia bởi đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho sự phát triển
Trang 12- Dưới góc độ cá nhân: Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực biểu hiện
sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hộivới tự nhiên và với cả bản thân mình
1.1.2.2 Nguồn gốc, chức năng của đạo đức
* Nguồn gốc của đạo đức
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khiloài người mới hình thành Theo quan điểm triết học Mác-Lenin: Đạo đức là mộthình thái ý thức xã hội, phát triển cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội, các điềukiện sinh hoạt vật chất, hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau Nhưng đạo đức khácvới các hình thức xã hội khác ở chỗ đạo đức điều chỉnh hoạt động của con ngườitrong các mối quan hệ xã hội, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách của mình
Đạo đức là một phạm trù lịch sử, khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra nó thayđổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo Đạo đức
cá nhân được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, giaolưu,giao tiếp với những người xung quanh Đạo đức được biểu hiện ra bên ngoài ở trithức, hiểu biết của cá nhân về các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức và thóiquen đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con ngườivới môi trường xung quanh trong cuộc sống hàng ngày
* Chức năng của đạo đức
- Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi
- Đạo đức có chức năng giáo dục
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáodục nhân cách con người mới; là một quá trình lâu dài được diễn ra ngay từ khi cònthơ bé cho đến khi trưởng thành, thậm chí suốt cả cuộc đời
Trang 13Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩnmực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày Trên cơ sở đó hìnhthành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người ViệtNam mới.
1.1.3.2 Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong giáo dục nhân cách conngười phát triển toàn diện Sinh thời chủ tích Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọingười phải có đức có tài mới đóng góp được nhiều lợi ích cho xã hội
Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện hiện nay, giáo dục đạo đứccho trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà trường Bởi giáo dục đạo đức là vấn
đề cốt lõi của việc hình thành nhân cách con người Nhờ giáo dục đạo đức mà conngười trau dồi những phẩm chất tốt đẹp và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.Thực tiễn cũng cho chúng ta thấy, người có phẩm chất đạo đức tốt có thể không trởthành một nhân tài cho đất nước nhưng chắc hẳn người đó sẽ hữu ích cho cuộcsống, ngược lại người có tài nhưng thiếu đức chẳng những khó thành trong cuộcsống mà còn có thể trở thành kẻ phá hoại “Có tài mà không có đức là người vôdụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh) Nhất là trong
xu thế hội nhập toàn cầu và thời đại kinh tế hiện nay, giá trị đạo đức đang đứngtrước nguy cơ bị mật trái của hội nhập, cạnh tranh và cơ chế thị trường làm bănghoại thì giáo dục đạo đức không chỉ là vấn đề của gia đình, nhà trường hay của mộtquốc gia nữa mà nó còn là vấn đề mang tính toàn cầu, là điều kiện quan trọng đểbảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người
Ê-ly-xê-pa-ri (18-11-1989) đã phát biểu: “Ta hãy thú nhận với nhau: Vềphương diện đạo đức xã hội chúng ta đang còn mò mẫm tiến lên Các vấn đề ưu tiêncủa chúng ta hình như không được định hướng Chúng ta quan tâm đến các vấn đề
vũ trụ nhiều hơn việc tìm kiếm đạo đức Con người đã đi lên mặt trăng nhưngkhông tiến lại gần đồng loại hơn Con người thăm dò đáy biển và giới hạn của vũtrụ trong khi người láng giềng liền cửa với mình là kẻ xa lạ Chúng ta sống đến tuổi
Trang 14già nhưng tuổi già lại trở thành gánh nặng và một điều nguyền rủa” Đó là hậu quảcủa sự xa rời nhiệm vụ đạo đức Trước nguy cơ tấn công và xâm nhập của tiêu cực
và tệ nạn xã hội hiện nay, trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lựcđáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa thì giáo dục đạo đức cho mọi người là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn,đặc biệt là với thế hệ trẻ
1.1.3.3 Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mầm non
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dụcmột con người Việc hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người bắt đầu
ở ngay lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo Giáo dục mẫu giáo là khâu đầu tiên là cái gốc củaviệc đào tạo nhân cách con người Vì thế việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm nonphải được coi là vấn đề trung tâm
Đối với trẻ mầm non, dưới tác động giáo dục của người lớn, dưới tác động sưphạm của nhà giáo dục, bằng những kinh nghiệm trực tiếp ngay từ những năm đầutiên của cuộc đời, đứa trẻ đã có thể nắm được những khái niệm, những biểu tượngđạo đức sơ đẳng như tốt, xấu, ngoan, hư, cái gì được phép làm và cái gì không đượcphép làm Trẻ bắt đầu có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó và dầndần trẻ biết đánh giá về những điều ấy Nhờ đó mà những biểu tượng, khái niệmđạo đức, hành vi đạo đức được hình thành nhanh chóng ở trẻ và những ấn tượng đầutiên đó thường để lại dấu ấn suốt đời, bởi vậy nếu ngay từ lứa tuổi mầm non chúng
ta chú trọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, hành vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ
sở, nền tảng cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ một động lựcquan trọng giúp trẻ phát triển và hành động đúng hướng trong quá trình trưởngthành Mặt khác, ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, tính hình tượng và tính dễ cảm xúc chiphối mạnh hoạt động tâm lí của trẻ, khiến trẻ dễ đồng cảm với những người xungquanh, với thiên nhiên và cuộc sống Cho nên đây là giai đoạn hoàng kim để giáodục lòng nhân ái và những phẩm chất đạo đức cho trẻ Đây cũng là thời điểm thuậnlợi để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người Do vậy cần phải giáo dục đạo đứccho trẻ dù là những khái niệm sơ đẳng nhất, nhưng chính xác và phản ánh được đạođức của xã hội, mang bản sắc dân tộc Việt Nam Đồng thời người lớn cần phải uốn
Trang 15nắn những nhận thức, hành vi thái độ lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé, tránh để nhữnglệch lạc ấy trở thành thói quen khó sửa, khó uốn.
1.1.3.4 Đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức
Trước hết giáo dục đạo đức có sự gắn kết chặt chẽ giữa quá trình học trên giờhọc và ngoài giờ học Thông qua các bài hát câu hát mà cô dạy trên giờ học, cô giáorút ra ý nghĩa giáo dục đạo đức cho trẻ ở cuối mỗi bài hát, nhưng nếu chỉ dừng lại ởphạm vi cuối tiết học thì rất có thể trẻ sẽ quên nhanh, không đọng lại trong trí nhớcủa trẻ lâu dài được cho nên cô giáo phải giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi một cáchthường xuyên, liên tục cả trên giờ học và ngoài giờ học bằng các phương tiện giáodục khác nhau Với trẻ mầm non, hoạt động học chiếm một thời gian rất ngắn so vớithời gian của các hoạt động khác, do đó giáo viên cần phải tận dụng những thời gianvui chơi, lúc di dạo chơi, tham quan để cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc Trong nhữngthời gian ngoài giờ học này, giáo viên có thể hát cho trẻ nghe, cho trẻ nghe nhạc vềtác phẩm mới hoặc ôn luyện, củng cố nội dung của bài học trước qua đó giáo dụcđạo đức cho trẻ thông qua ý nghĩa giáo dục của bài
Thứ hai, có sự định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữacác tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường Nếu muốn việc giáo dục trẻ đạtđược hiệu quả cao nhất thì rất cần có sự thống nhất, cần sự phối hợp nhịp nhànggiữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường từ các khâu tổ chức, thựchiện… nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất cho trẻ
Thứ ba là tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển, biến đổi vềnhân cách của trẻ
Đặc điểm thứ tư là tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩmchất đạo đức
Đặc điểm cuối cùng, có sự tương tác lâu dài giữa nhà trường và đối tượnggiáo dục, tính chất khó khăn trong việc đánh giá kết quả của sự phát triển đạo đức
cá nhân
1.1.3.5 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành tình cảm đạo đức có vị tríquan trọng hàng đầu Bởi lẽ ở lứa tuổi này mọi hành động của trẻ đều bị chi phối
Trang 16bởi tình cảm Khi trẻ yêu mến ai thì trẻ luôn nghe theo lời người đó và sẵn sàng làmmọi việc để người đó được vui lòng và yêu quý trẻ Mặt khác, tình cảm đạo đức là
cơ sở, động lực thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc làm tốt
Việc hình thành các thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quantrọng thứ hai trong quá trình giáo dục Đặc điểm đặc trưng của trẻ mẫu giáo là khảnăng bắt chước Khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều trẻ chưa hiểu đượcnội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi sai Bởi vậy, cầnhình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác nhau trong quan hệ ứng xử với ngườilớn, bạn bè, nơi công cộng, với chính bản thân mình…
Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn mựchành vi đạo đức và động cơ đạo đức đúng đắn Trên cơ sở có tình cảm đạo đứcđúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với các yêu cầucủa chuẩn mực hành vi đạo đức, dần dần nhận ra được các yêu cầu của chuẩn mựchành vi (thế nào là ngoan, thế nào là hư, là xấu…)
Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành thói quen đạo đức đượcthực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
1.1.3.6 Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
* Giáo dục ý thức đạo đức
Giáo dục ý thức đạo đức là việc giúp trẻ hiểu được tính đúng đắn của cácchuẩn mực hành vi đạo đức mà người lớn yêu cầu trẻ phải thực hiện Chẳng hạn, côgiải thích cho trẻ hiểu người con ngoan là người biết vâng lời ông bà, cha mẹ, anhchị, cô giáo…; người bạn tốt là người biết nhường đồ chơi cho bạn, biết giúp đỡ bạnkhi cần thiết…; người anh người chị tốt là người biết yêu thương, nhường nhịn emnhỏ hơn mình Như vậy, việc hình thành những biểu tượng về các chuẩn mực hành
vi đạo đức như thế nào là tốt, thế nào là xấu, thế nào là ngoan, thế nào là hư… cầndựa trên những hình ảnh, hành vi cụ thể để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ bắt chước Đồngthời, người lớn cần phải mở rộng, nâng dần yêu cầu về chuẩn mực đạo đức trongquá trình rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ, trên cơ sở đó nâng cao khả năng đánhgiá và tự đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của người khác và của bản thân
Trang 17* Giáo dục những hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn
Thói quen văn minh trong giao tiếp với những người xung quanh như: chàohỏi lễ phép khi gặp người lớn, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗikhi làm phiền người khác, đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn giúp đỡ em nhỏ, biếtchia sẻ tình cảm với mọi người xung quanh
Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt: có hành vi văn hóa trong vệ sinh (giữ mặtmũi, chân tay sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, đi ngủ đúng giờ…) có tư thế đi, đứng thoảimái, nói năng rõ ràng dứt khoát, có ý thức tự lực trong sinh hoạt hàng ngày…
Thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, thói quen gọn gàng, ngăn
nắp…
Thói quen văn minh nơi công cộng: Không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lêntường, không bẻ cành, không ngắt hoa nơi công cộng, không nói cười ồn ào làm ảnhhưởng đến người khác…
Trên cơ sở những thói quen, cần hình thành ở trẻ những đức tính cần thiết:Tính tự lập, thích tự giác làm những việc trẻ tự làm được, không nhõng nhẽo, không
ỷ lại vào người lớn Tính mạnh dạn, mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người, khi đếnchỗ xa lạ, khi uống thuốc, khi hát múa, không nhút nhát e dè… Tính ngăn nắp, ănmặc gọn gàng, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi, không bày bừa đồ chơi Tính
kỉ luật, biết nghe lời, biết tôn trọng những quy tắc sinh hoạt chung, biết tự kiềmchế…
* Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu quê hươngđất nước
Giáo dục trẻ tình yêu gia đình, trong các tiết hoạt động âm nhạc giáo viêncần giúp trẻ nhận ra được thái độ đối xử, cách thể hiện tình cảm của trẻ với nhữngngười thân trong gia đình như trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, yêu quý ông bà,cha mẹ, anh chị… Trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị…, tự nguyện làm nhữngviệc tốt cho người thân vui lòng Trẻ biết vâng, dạ, biết cảm ơn khi người lớn choquà hay giúp đỡ, biết xin lỗi khi mình có lỗi Biết quan tâm đến ông bà, cha mẹ…khi ốm đau, không quấy rầy la hét ồn ào khi mọi người đang bận việc
Trang 18Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh như: đốivới bạn cùng tuổi thì trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè; sẵn sàng nhường đồ chơi hayquà bánh cho bạn; giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong khi chơi và trong học tập; thôngcảm, chia sẻ với bạn khi bạn có chuyện buồn, không trêu trọc, gây gổ với bạn… Đốivới em bé hơn mình trẻ biết bày cho em chơi cùng, biết nhường nhịn, dỗ dành em…Đối với người tàn tật hay những người gặp khó khăn biết yêu thương, tôn trọng vàcảm thông giúp đỡ họ không trêu trọc hay chế giễu Trẻ biết quan tâm đến người laođộng, biết yêu thương tôn trọng, lễ phép với mọi người lao động như chú côngnhân, cô lao công…
Giáo dục tình cảm với trường, lớp, với thầy cô giáo: trẻ yêu quý ngôi
trường của mình, thích được đến trường, yêu quý và thoải mái khi tới lớp.Trẻ yêu thương, kính trọng, lễ phép, biết ơn và nghe lời thầy cô giáo
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ: trẻ yêu quý, kính trọng BácHồ; biết lá cờ Tổ quốc; biết quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện quantrọng, những truyền thuyết lịch sử trong nước hoặc ở địa phương
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiênnhiên; đối với thế giới đồ vật, trẻ có thái độ nâng niu, giữ gìn, không làm bẩn đồdùng đồ chơi, biết thu dọn, cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi; đối với vậtnuôi, trẻ thương yêu, chăm sóc, không đánh mắng chúng; đối với cây trồng, trẻ biếtchăm sóc cây cối trong vườn, không hái hoa bẻ cành, trẻ biết yêu thích và ngắmcảnh thiên nhiên…
1.2 Ý nghĩa giáo dục đạo đức của âm nhạc
Khi tác động đến con người, âm nhạc với khả năng đặc biệt đã thức tỉnh mộtcách mạn mẽ những gì ưu tú nhất của tâm hồn, những phẩm chất cao quý nhất trongnhân cách Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình Nội dung lời caphong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiện nhiên, sự ngộngĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêuquê hương đất nước… từ đó gợi mở cho trẻ về cách ứng xử hay chính là giáo dụcđạo đức làm người cho trẻ Những bài dân, ca bài đồng dao phong phú về âm điệu,
Trang 19tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tập quán sẽ cho trẻ hiểu biết thêm vềbản sắc âm nhạc dân tộc Viêt Nam, bồi dưỡng cảm xúc trữ tình, lòng tự hào về vănhóa dân tộc Các hoạt động âm nhạc có ảnh hưởng tốt đến hành vi văn hóa của trẻbởi cách diễn xuất của các tác phẩm với những tâm trạng khác nhau, sự thay đổi cácdạng bài tập và thay đổi các hoạt động Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc,mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế…giáo dục cho trẻ về văn hóa giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể tạo điều kiệnhình thành những phẩm chất đạo đức ở trẻ Như vậy âm nhạc giúp giáo dục đạo đứccho trẻ một cách toàn diện.
1.2.1 Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động nghe nhạc - nghe hát
Các tác phẩm âm nhạc chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ, thôngqua nội dung lời ca của các tác phẩm âm nhạc đem lại cho trẻ những tình cảm đạođức tốt đẹp, tạo ra những xúc cảm, làm rung động tâm hồn
Qua hoạt động nghe hát - nghe nhạc, âm nhạc với những lời ca giản dị, gầngũi mà tha thiết trong sáng nói về gia đình, về tình cảm giữa các thành viên, về cuộcsống sinh hoạt hàng ngày… hình thành cho trẻ tình yêu gia đình, yêu thương cácthành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ, trẻ mong muốn làm thật nhiều việctốt để làm vui lòng ông bà, bố mẹ Kho tàng âm nhạc Việt Nam có rất nhiều bài hátviết về tình cảm gia đình, có thể kể đến một số bài như sau:
- Bài hát “Cháu yêu bà” - (Nhạc và lời: Xuân Giao) thể hiện tình cảm của
cháu đối với bà “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm…” bắt đầu với tiếng gọi nhẹ nhàng vàtình yêu của cháu đối với bà Tiếp đền là hình ảnh bà “Tóc bà trắng màu trắng nhưmây…” và cuối cùng là lời hứa thật giản dị “Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui”
- Bài hát “Hôn bàn tay mẹ” - (Nhạc và lời: Hoàng Long) bài hát thể hiện tình
yêu của bé đối vơi mẹ một cách hồn nhiên “Mẹ đưa bàn tay cho con thơm nào…”
và khi xa mẹ trẻ biết tự úp tay mình lên má để thấy “mẹ vẫn gần bên con”
- Bài hát “Cả nhà thương nhau” - (Nhạc và lời: Phan Văn Minh) mở đầu là
tình cảm gần gũi, thắm thiết của các thành viên trogn gia đình “Ba thương con vìcon giống mẹ…” và kết thúc là tình cảm thương nhớ của mọi người “xa là nhớ, gần
Trang 20nhau là cười” Lời ca súc tích, dễ hiểu hình thành cho trẻ tình yêu gia đình, trẻ biếtyêu cha, mẹ…
- Bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt” (Nhạc và lời: Hoàng Long) qua việc
khen một chú mèo chăm chỉ rửa mặt “Mèo còn ra vại nước, bàn chân nó vuốtvuốt…” để giáo dục trẻ có thói quen đúng đắn, biết rửa mặt, giữ vệ sinh cá nhân củamình
- Bài hát “Lời chào buổi sáng” - (Nhạc và lời: Nguyễn Thị Nhung) dạy trẻ có
những hành vi tốt, biết chào cha mẹ khi ra khỏi nhà “Con chào bố ạ, con chào mẹyêu, con đi học nhé, chiều con lại về”
- Bài hát “Bé quét nhà” - của nhạc sĩ Hà Đức Hậu với lời ca dí dỏm giáo dục
trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ “Chổi to bà quét sân kho
ấy còn chổi nhỏ đề giành cho bé chăm lo quét nhà”
Qua một số ví dụ trên ta thấy rằng âm nhạc tác động một cách sâu sắc tới tâmhồn con người, nghe nhạc - nghe hát góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối với âmnhạc, đây là cơ sở để trẻ học hát, vận động và chơi trò chơi âm nhạc, hơn thế đâycòn là một công cụ để giáo dục đạo đức cho trẻ Khi nghe nhạc - nghe hát trẻ cầntập trung chú ý để cảm nhận nội dung, giai điệu, tiết tấu của bài hát Qua đó hìnhthành cho trẻ thói quen khi nghe nhạc không gây ồn ào, phải biết tôn trọng ngườikhác Từ đó hình thành thói quen đạo đức đúng đắn cho trẻ
Như vậy, âm nhạc qua lời ca của các bài hát đã nhắc nhở trẻ những hành viđạo đức thật dí dỏm, nhẹ nhàng, không nặng nề, gò bó mà gần gũi giúp trẻ tiếp thumột cách dễ dàng giúp cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao
1.2.2.Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động ca hát
Ca hát là một hoạt động giúp trẻ thể hiện tình cảm cảm xúc một cách tíchcực Qua đó hình thành cho trẻ cách hát tự nhiên, hát to, rõ ràng Trẻ biết phối hợpvới nhau một cách hài hòa khi tham gia hát tập thể, biết hòa giọng mình với nhau,hát nhịp nhàng, phối hợp cùng nhau thể hiện tình cảm qua bài hát Hoạt động ca háthình thành cho trẻ quan hệ bạn bè, trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, phối hợpcùng nhau, hình thành thói quen hành vi đạo đức đúng đắn đối với bạn bè, hình
Trang 21thành tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ Thông qua hoạt động ca hát bằng việc lựa chọnnhững tác phẩm phù hợp với trẻ có nội dung lành mạnh khơi gợi ở trẻ những tìnhcảm, cảm xúc, tình yêu thái độ quan tâm với mọi người, với thiên nhiên, trường lớp,quê hương đất nước.
* Những bài hát giáo dục trẻ tình yêu và thái độ quan tâm đến mọi ngườixung quanh
Đối với trẻ mẫu giáo cần giáo dục cho trẻ tình cảm bạn bè, trẻ biết yêu quý,giúp đỡ các bạn, biết quan tâm nhường nhịn bạn Có nhiều bài hát nói về quan hệ
bạn bè như “Cùng múa hát mừng xuân” - (Nhạc và lời: Hoàng Hà), “Đường và chân” - (Nhạc và lời: Hoàng Long), “Múa với bạn Tây Nguyên” - (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)…Bài hát “Đường và chân” với hình ảnh sinh động nói về đôi bạn gắn
bó thân thiết “Chân đi chơi, chân đi học, đường ngang dọc, đường dẫn tới nơi” giáodục trẻ tình cảm bạn bè đoàn kết, giúp đỡ nhau
Bên cạnh đó giáo dục cho trẻ tình cảm, lòng biết ơn với người lao động trong
xã hội, qua đó giúp trẻ biết yêu quý lao động, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm lao
động Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - (Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến), với
lời ca rõ ràng trong sáng nói về công việc của cô chú công nhân và tình cảm cuacháu với cô chú “Cháu vui múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chúcông nhân”
* Những bài hát giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp, biết ơn, kính trọng côgiáo
- Bài hát “Trường mầm non thân yêu” - (Nhạc và lời: Hoàng Long), thể hiện
niềm vui của trẻ khi được đến trường “Ngày ngày cháu đến trường được múa hátđược vui chơi…” và tình yêu của trẻ đối với trường mầm non “ Mai sau khi lớnkhôn cháu còn ghi nhớ mãi…”
- Bài hát “Bông hoa mừng cô” - (Nhạc và lời: Trần Thị Dyên), với lời ca
thắm thiết thể hiện tình cảm của trẻ với cô giáo, tình cảm này thể hiện xuyên suốttrong bài hát “Mồng tám tháng ba em ra thăm vườn…muốn đến thăm cô tung cánhhoa ra chào”
Trang 22Ngoài ra còn có nhiều bài hát khác như bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” (Nhạc
và lời: Tân Huyền), bài hát “Cô giáo miền xuôi” - (Nhạc và lời: Mộng Lân) hay bài
hát “Em đi mẫu giáo” - (Nhạc và lời: Dương Minh Viên)… Tất cả những bài hát
này đều giáo dục trẻ tình yêu trường lớp, yêu cô giáo bạn bè và giáo dục trẻ ngoanngoãn biết kính trong, vâng lời cô
* Những bài hát giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ:
Ở lứa tuổi này, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo về chủ đề nàychỉ dừng lại ở việc giáo dục những nhân tố sơ đẳng có ý nghĩa quan trọng:
- Bài hát “Yêu Hà Nội” (Nhạc và lời: Bảo Trọng) thể hiện tình cảm tha thiết
của cá bé đối với thủ đô Hà Nội thân yêu “Yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội…” và tìnhcảm của trẻ với những người thân yêu “Yêu mẹ cha, yêu mái nhà thân thiết Bạn bèvui, cô giáo hiền, nơi đây có bào nhiêu người cháu yêu”
- Bài hát “Nhớ ơn Bác” (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu) thể hiện tình yêu
của Bác đối với các cháu nhỏ “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” và tình yêucủa trẻ đối với Bác “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng” Với lòngbiết ơn đến Bác “A có Bác Hồ đời em được ấm no…” trẻ đã hứa những lời hứa thậtgiản dị “Hứa với Bác Hồ rằng cháu sẽ chăm ngoan”
* Những bài hát giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thứcbảo vệ thiên nhiên
- Lời bài hát “Em yêu cây xanh” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến nhắc nhở trẻ phải
vâng lời cô giáo dạy, trồng nhiều cây xanh để có bóng mát, để chim nhảy nhót trêncành…qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, không ngắt hoa, bẻ cành
- Bài hát “Hoa thơm” - (Nhạc: Mai Kiên, Lời: Phỏng thơ Võ Quảng), với lời
ca trong sáng giáo dục trẻ biết chăm sóc, trồng nhiều bông hoa mang lại hươngthơm và khoe sắc trong vườn “Trông hàng cây hoa hồng nhỏ Ngày mai em tướichăm…”
1.2.3.Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động vận động theo nhạc
Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo khi biểu diễn, trẻnhún nhảy theo nhạc, múa, vận động minh họa, vỗ tay theo nhạc… một cách phong
Trang 23phú, đa dạng, trẻ tham gia hứng thú, tự tin, say mê Đây cũng là một hoạt động tậpthể đòi hỏi trẻ phải biết phối hợp với nhau hình thành ở trẻ tình cảm bạn bè thânthiết, biết giúp đỡ nhau khi biểu diễn, không tranh giành, xô đẩy… Ngoài ra vậnđộng theo nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn Hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức tốtđẹp và rèn luyện hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày.
Trẻ được hát những bài hát mầm non, cùng cô trò chuyện về ý nghĩa, nộidung bài hát thông qua đó giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ Những bài hát có giai
điệu, tiết tấu nhộn nhịp, vui tươi như: bài hát “Em yêu cây xanh” (Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến), bài “Em đi chơi thuyền” (Nhạc và lời: Trần Kiết Tường) hay bài hát “Rửa mặt như mèo” (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)… tạo cho trẻ hứng thú khi
tham gia hoạt động ca hát, giúp trẻ thể hiện tình cảm qua những bài hát, hình thànhtình cảm đạo đức tốt đẹp ở trẻ
Vỗ tay theo tiết tấu bài hát là một hình thức vận động ngẫu hứng phát huytính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc Những tiếng vỗ tay hay nhữngđộng tác múa phụ họa đơn giản cho bài hát tạo môi trường thuận lợi để lồng ghépnội dung giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng Trẻ hòa mình vào những
giai điệu vui tươi, dí dỏm tiết tấu nhẹ nhàng của những bài hát như: bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” (Nhạc và lời: Mộng Lân), bài hát “Bố là tất cả” (Nhạc: Thập Nhất, lời: Thơ Đỗ Văn Khoái), bài “Bầu trời xanh” (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ)… vừa
khơi gợi ở trẻ tình cảm tươi đẹp vừa tạo được không khí thoải mái, gần gũi giữa cô
và trẻ đây là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả của việc giáo dục đạođức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc
Bên cạnh hát, vỗ tay theo nhịp, múa cũng là một hoạt động tập thể gópphần giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non Khi dạy trẻ một bài múa cô phân tích độngtác, mô phỏng hình tượng một cách sinh động tạo cho trẻ sự mới mẻ, say mê với âmnhạc Ngoài ra tham gia hoạt động với các động tác múa cũng giúp trẻ phát triển thểchất một cách linh hoạt, khéo léo Là một hoạt động tập thể đòi hỏi trẻ phải đoànkết, tự tin, biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau hình thành tình cảm bạn bè, rèn luyệnnhững hành vi đạo đức cho trẻ trong quá trình vận động
Trang 24Như vậy, âm nhạc tự trong nó đã mang nội dung giáo dục đạo đức sâu sắc chotrẻ không chỉ qua lời ca mà ngay cả những giai điệu, tiết tấu, tính chất… của tác phẩm
âm nhạc, những động tác vận động theo nhạc cũng chứa đựng nội dung giáo dục
1.2.4 Ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động chơi trò chơi âm nhạc
Trò chơi âm nhạc chính là hoạt động giúp giáo dục đạo đức cho trẻ một cách
tự nhiên và có hiệu quả cao Khi tham gia vào trò chơi âm nhạc, trẻ tuân thủ cácnguyên tắc, cách chơi, luật chơi, trẻ cần tập trung chú ý, phản ứng nhanh và vừa tíchcực vừa biết kiềm chế hoạt động của mình Bên cạnh đó trẻ được giáo dục tính đoànkết, quan tâm nhường nhịn nhau, giúp đỡ nhau… Các trò chơi mang lại không khívui vẻ, làm cho trẻ thoải mái, hào hứng, tích cực mạnh dạn và hòa nhập vào cáchoạt động tập thể một cách tự nhiên Thông qua trò chơi âm nhạc giáo dục trẻ thóiquen văn hóa trong giao tiếp, hành vi và tính tập thể, hình thành những phẩm chấttốt đẹp cho trẻ
Trong các hoạt động học tập âm nhạc của trẻ có rất nhiều trò chơi mang tính
giáo dục cao lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ như trò chơi “Ai đoán giỏi”, “Tai ai tinh”, “Ai nhanh nhất”… khi chơi trẻ phải tuân thủ luật chơi, biết phối
hợp với bạn bè, đoàn kết, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc với bạn hình thànhnhững hành vi đạo đức, tình cảm bạn bè
1.3 Các bước tiến hành việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động âmnhạc
Các bước tiến hành Ví dụ: Chủ điểm “Gia đình”
2 Xác định nội dung giáo
dục đạo đức cho trẻ thông
qua hoạt động âm nhạc dự
Trang 25phúc, những xúc cảm về tình yêu thương giữa cha
mẹ và con+ Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng, lễ phép vớingười lớn
+ Xây dựng những hành vi đạo đức đúng đắn chotrẻ: biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, tích cực tham giahoạt động, không đùa nghịch trong giờ học, lắngnghe cô giáo…
3 Xây dựng hệ thống câu
hỏi khai thác và truyền đạt
nội dung giáo dục đạo đức
- Hệ thống câu hỏi:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát có những ai?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Qua bài hát các con thấy được điều gì?
+ Câu hát nào thể hiện tình cảm thương yêu của cảgia đình?
+ Các con phải như thế nào với ông bà, cha mẹ?
+ Tư thế ngồi thẳng lưng, không cho chân lên ghế
1.4 Các yêu cầu khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc
1.4.1 Yêu cầu khi lựa chọn tác phẩm âm nhạc
Trang 26Tác phẩm âm nhạc phải giàu tình cảm, có nội dung lành mạnh, phù hợp vớichủ đề giáo dục.
Tác phẩm âm nhạc có nội dung cô đọng, súc tích, phân biệt được rõ cái gì làtốt, cái gì là xấu, đâu là thiện, đâu là ác, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với độ tuổi củatrẻ
ác phẩm âm nhạc có khả năng kích thích và phát triển tình cảm đạo đứcTác phẩm âm nhạc phải hay, giàu hình tượng, có giá trị nghệ thuật cao, tránhnhững tác phẩm sơ lược, thô thiển gây cho trẻ thị hiếu xấu
1.4.2 Yêu cầu khi khai thác nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ từ hoạt động âm nhạc
Khi khai thác nội dung giáo dục đạo đức từ tác phẩm âm nhạc cần bám sátvào lời ca, giai điệu, tiết tấu…của tác phẩm Phân tích kĩ bài hát cho trẻ hiểu sau đórút ra nội dung giáo dục đạo đức nhẹ nhàng, linh hoạt rồi định hướng trẻ tới nhữnghành vi đạo đức, việc làm cụ thể
Đối với hoạt động diễn xuất âm nhạc cần khai thác nội dung giáo dục đạođức từ các hình thức diễn xuất âm nhạc và yêu cầu của các hình thức diễn xuất đó.Sau đó định hướng, gợi ý cho trẻ thói quen, những hành vi đạo đức cụ thể và phùhợp với thực tế
Khi phân tích và truyền đạt nội dung giáo dục đạo đức từ hoạt động âm nhạc,người lớn cần dùng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, trong sáng mang sắc thái biểu cảm đểtrẻ dễ tiếp nhận
Trang 27Tiểu kết chương 1
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là nền tảng quan trọng giúp trẻ pháttriển nhân cách sau này Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động âm nhạc sẽ manglại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục bởi âm nhạc phản ánh toàn bộ cuộc sốngcủa con người thông qua lời ca, giai điệu, tiết tấu…Giáo dục đạo đức cho trẻ khôngphải là vấn đề một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình khó khăn và chúng tacần trang bị cho mình một phương tiện hiệu quả cũng như phải quan tâm đúng mựctới vấn đề này Những bài hát với những ca từ giản dị, nội dung lành mạnh, dễ hiểu
là một phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ giúp trẻ hình thành và phát triển nhâncách một cách toàn diện
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON
MINH KHAI - BTL - HÀ NỘI 2.1 Vài nét về trường mầm non Minh Khai - BTL - Hà Nội
Trường mầm non Minh Khai cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phíaTây, thuộc xã Minh Khai quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội Trường được thànhlập năm 1960 với 9 cán bộ, giáo viên và 116 học sinh Đến nay, trường được đánhgiá là 1 trong các trường công lập có uy tín về chăm sóc giáo dục trẻ của quận Bắc
Từ Liêm Sau 55 năm thành lập và phát triển trường đã thu hút được số lượng trẻ rấtđông và ổn định với số trẻ hiện nay đã lên tới 1171 cháu
2.1.1 Về cơ sở vật chất
Trường có 3 địa điểm trường nằm ở 3 tổ dân phố Phúc Lý Văn Trì Nguyên Xá, tổng diện tích là 8300 m2 với 22 phòng học khép kín, các phòng chứcnăng, khu hiệu bộ sân chơi rộng rãi thoáng mát Mỗi nhóm lớp đều được trang bịphương tiện nghe nhìn hiện đại như tivi, máy vi tính, máy chiếu… ngoài ra cácnhóm lớp còn được trang bị đàn phím điện tử phục vụ cho công tác giáo dục trẻ
2.1.2 Về đội ngũ giáo viên
Trường có tổng số 115 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó thành phần bangiám hiệu gồm 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó, 85 giáo viên và 27 nhân viên
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đều được đào tạo bài bản có trình độ và rấtnhiệt tình trong công việc, quan tâm sát sao tới chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
Về đội ngũ giáo viên, trường có 85 giáo viên đứng lớp với trình độ đạt chuẩn
Trang 29môn Hàng tháng các giáo viên đều tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn qua đó trao đổikinh nghiệm giữa các giáo viên, tổ chức cho giáo viên tham gia các cuộc thi do phònggiáo dục tổ chức, tham gia tập huấn tại các trường trong và ngoài quận Không chỉdày dặn về kinh nghiệm, đội ngũ giáo viên còn nhiệt tình trong công tác, có quan hệtốt với đồng nghiệp, phụ huynh và mọi người xung quanh, có đạo đức nghề nghiệp vàlối sống đúng đắn Đối với trẻ gần gũi, nhẹ nhàng và thân thiên Đây là một trongnhững điều kiện giúp công tác giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Có thể thấy trường mầm non Minh Khai với đội ngũ giáo viên 100% đạtchuẩn, cơ sở vật chất rộng rãi, đầy đủ và đảm bảo yêu cầu, thực hiện tốt các quan hệgiữa nhà trường - gia đình - xã hội, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục…Tuy nhiên trường vẫn còn những hạn chế trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ cầnkhắc phục
2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ tại cơ sở về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động âm nhạc.
Trong thời gian thực tập tại trường mầm non Minh Khai, để điều tra nhậnthức của giáo viên mẫu giáo tại cơ sở về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáonhỡ thông qua hoạt động âm nhạc, tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập thôngtin Tôi tiến hành phát 45 phiếu điều tra cho giáo viên mẫu giáo của trường và thulại đủ 45 phiếu, tôi thu được kết quả sau:
2.2.1 Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
Để thể hiện kết quả sau khi thăm dò tôi sử dụng các bảng sau:
Bảng 2.1: Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
TT Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo
Số lượng(người)
Tỉ lệ(%)