1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG SƠN CHƯƠNG MỸ HÀ NỘI

63 291 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 427,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG SƠN CHƯƠNG MỸ HÀ NỘI Bước vào tuổi mẫu giáo, âm nhạc đối với trẻ em là một thế giới rất kì diệu, một thế giới đầy cảm xúc, vui sướng. Để mở ra cánh cửa đưa trẻ vào thế giới ấy cần phải tổ chức việc giáo dục âm nhạc sao cho có hệ thống hơn, khoa học hơn, đáp ứng được nhu cầu và khả năng âm nhạc của trẻ. Tuy nhiên, trình độ của giáo viên về âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần có những biện pháp để trau dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng cho giáo viên mầm non về giáo dục âm nhạc. Các giáo viên cần phải có kiến thức vững chắc về phương pháp cũng như hình thức tổ chức một hoạt động âm nhạc. Hơn nữa, giáo viên phải là người biết vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới một cách linh hoạt và sáng tao. Một yêu cầu không thể không nhắc tới để trẻ có thể cảm thụ âm nhạc một cách sâu sắc chính là việc giáo viên lựa chọn bài hát dạy trẻ hát, bài hát cho trẻ vận động, bài hát cho trẻ nghe và bài hát cho trẻ chơi có phù hợp với trẻ hay không, có phù hợp với chủ điểm hay không, có đảm bảo được tính đồng tâm trong chương trình giáo dục mầm non hay không. Đồng thời việc nắm vững các đặc điểm về khả năng âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn cũng giúp các giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc một cách dễ dàng và phù hợp hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần phải biết những đặc điểm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ...để có phương pháp dạy thích hợp. Qua việc khảo sát thực tế tại trường mầm non, khóa luận đã đưa ra những biện pháp trong công tác giảng dạy âm nhạc cho trẻ. Chương trình giáo dục mầm non cần đưa thêm các bài hát cho trẻ nghe và xây dựng thêm các hoạt động âm nhạc mà nội dung trọng tâm là nghe hát giúp cho khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được hoàn thiện hơn. Với mong muốn giúp các em có được niềm vui khi tới trường, góp phần rất lớn vào sự nghiệp giáo dục, ươm những mầm non tươi đẹp. Với những mong muốn trường mầm non của quê hương sẽ dần phát triển, thế hệ mầm non ở vùng quê cũng được phát triển đồng đều với những trẻ em khác trên cả nước. Khóa luận đã hoàn thành nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Đông Sơn Chương Mỹ Hà Nội”. Hi vọng những đóng góp của mình sẽ cho các thầy cô và các bậc phụ huynh cùng các em có được những cảm giác sảng khoái, chan hòa trong thế giới tuổi thơ.

Trang 1

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ YẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CẢM THỤ

ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON

ĐÔNG SƠN - CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPChuyên ngành giáo dục mầm non

Trang 2

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ YẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CẢM THỤ

ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON

ĐÔNG SƠN - CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPChuyên ngành giáo dục mầm non

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Hồ Thị Như Vui

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Lịch sử nghiên cứu 2

7 Bố cục của khóa luận 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Khái niệm về âm nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc 4

1.1.1 Khái niệm về âm nhạc 4

1.1.2 Khả năng cảm thụ âm nhạc 4

1.2 Tầm quan trọng của cảm thụ âm nhạc trong giáo dục âm nhạc cho trẻ 7 1.2.1 Âm nhạc giáo dục đạo đức 7

1.2.2 Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ 8

1.2.3 Âm nhạc tác động đến sự phát triển thể chất 9

1.2.4 Âm nhạc giáo dục thẩm mỹ 10

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN ẢM THỤ ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG SƠN CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI 14

2.1 Vài nét về trường mầm non Đông Sơn 14

2.1.1 Cơ sở vật chất 14

2.1.2 Đội ngũ giáo viên 14

2.2 Thực trạng giáo dục âm nhạc tại trường mầm non Đông Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội 16

2.2.1 Chương trình đào tạo 16

Trang 4

2.2.2 Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn 20

2.2.3 Thực trạng giáo dục hoạt động âm nhạc 22

2.3 Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc 23

2.3.1 Nhận thức của giáo viên về vấn đề nghiên cứu 23

2.3.2 Cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn qua hoạt động học tập âm nhạc 28

2.3.3 Cảm thụ âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn qua một số hoạt động chung 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG SƠN - CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI 39

3.1 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên 39

3.2 Xây dựng phương pháp gây hứng thú cho trẻ 40

3.2.1.Sử dụng các phương tiện dạy học 40

3.2.2 Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc 42

3.2.3 Phương pháp hướng dẫn, thực hành luyện tập 43

3.2.4 Phương pháp dùng lời 44

3.2.5.Phương pháp đánh giá trong dạy trẻ học âm nhạc 45

3.3 Phương hướng lựa chọn tác phẩm âm nhạc 46

3.3.1 Lựa chọn bà hát dạy trẻ hát 46

3.3.2 Lựa chọn bài hát cho trẻ nghe 48

3.3.3 Lựa chọn bài hát cho trẻ chơi trò chơi 50

3.3 4 Lựa chọn bài hát cho trẻ vận động 52

3.4 Sưu tầm và xây dựng một số trò chơi 53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nội dung giáo dục âm nhạc chương trình cải cách 16 Bảng 2.2 Nội dung cho 5 chương trình trên 9 chủ điểm giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Đông Sơn như sau: 18 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giúp trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc 23 Bảng 2.4 Nội dung giáo dục âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ 24 Bảng 2.5 Phương pháp sử dụng trong hoạt động âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ 24 Bảng 2.6: Tần suất sử dụng phương pháp giáo dục âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc 25 Bảng 2.7: Tần suất thực hiện các hoạt động âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc 25 Bảng 2.8: Khó khăn trong hoạt động âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc 26 Bảng 2.9: Đánh giá kết quả tại các nhóm lớp trong hoạt động âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ 26 Bảng 2.10: Nhận thức của giáo viên về vấn đề cảm thụ âm nhạc tại cơ sở 27

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sốngmỗi con người, kể từ lúc lọt lòng mẹ cho tới lúc từ giã cõi đời Bất cứ người mẹ nàocũng có thể tự hào với mọi người rằng con mình rất thích nghe âm nhạc và có năngkhiếu âm nhạc Quả thật, âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối vớitrẻ nhỏ, mà thiếu nó thì trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo Những giai điệutrầm bổng, những tiết tấu nhịp nhàng đưa trẻ em vào thế giới của cái đẹp một cáchthích thú và hấp dẫn Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc góp phầnquan trọng vào việc phát triển Đức - Trí - Thể - Mỹ, mà hầu như tất cả các nhà giáodục trên thế giới đều khẳng định điều đó

Đại văn hào M.Go-rơ-ki thì nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệuđến tận đáy lòng Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quí nhất ở con người” Chính

vì vậy mà người lớn cần quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ em,càng sớm càng tốt

Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh,…

Âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể Bằng ngôn ngữ riêng

là giai điệu, âm sắc, cường độ, tiết tấu, hòa âm,… Âm nhạc cùng với thời gian đãthu hút, hấp dẫn và làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ Trong chương trình ởtrường mầm non, môn âm nhạc là một trong những nội dung giáo dục quan trọng và

có những nét đặc thù rất riêng Trong quá trình cảm thụ và hoạt động, trẻ được trảinghiệm, được thể hiện khả năng của mình Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đếnvới những hiện tượng sống động giúp trẻ có niềm vui, sự hào hứng phấn khởi trongđời sống hàng ngày Không chỉ có vậy âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thứcthế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp bởi đối với các em âmnhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc

Để môn âm nhạc phát huy hết tác dụng của nó, trẻ phải có khả năng cảm thụ

âm nhạc tinh tế Đây vừa là tiền đề, vừa là cái đích để trẻ tham gia vào các hoạtđộng âm nhạc ở trường mầm non và phát triển cao hơn ở những giai đoạn tiếp theo

Vì vậy, nhà sư phạm âm nhạc nổi tiếng ở Liên Xô D.B.Kabalepxki đã tổng kết

“Phải cho trẻ nghe không chỉ nghe nhạc mà phải nghe thấy, nghe được, không phảichỉ cảm thụ mà là đồng cảm với nội dung, tình cảm của âm nhạc”

Trang 7

Chính vì tầm quan trọng và cần thiết của việc dạy trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ

âm nhạc trong trường mầm non nên em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triểnkhả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Đông Sơn -Chương Mỹ - Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫugiáo lớn ở trường mầm non Đông Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội nhằm nâng cao chấtlượng dạy trẻ cảm thụ âm nhạc nói riêng, hiệu quả âm nhạc nói chung ở trườngmầm non, hướng tới giáo dục nhân cách, giáo dục toàn diện cho trẻ

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy trẻ mẫu giáo lớn phát triển khảnăng cảm thụ âm nhạc

- Phân tích chương trình chăm sóc, giáo dục làm rõ những nội dung dạy trẻmẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc

- Phân tích đặc điểm, khả năng âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mấmnon Đông Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội

Trước đó, đề tài giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đã được một số sinh viêncủa các trường đại học, cao đẳng nghiên cứu và trình bày trong khóa luận như

“Nâng cao khả năng tiếp thu âm nhạc cho trẻ mầm non”, “Xây dựng trò chơi âmnhạc cho trẻ lứa tuổi 5 – 6”, “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âmnhạc cho trẻ mầm non”…

Trang 8

Với việc sưu tầm, nghiên cứu những tài liệu nêu trên cùng quá trình thực tếtại trường mầm non Đông Sơn đã thực sự thôi thúc tôi muốn đem lại điều gì đó bổích, mới mẻ cho các cô giáo và học sinh ở đây Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:

“Một số biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn ởtrường mầm non” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình Tôi hi vọng rằng nhữngnghiên cứu của mình sẽ thật sự hữu ích cho công tác dạy và học trong tương lai

7 Bố cục của khóa luận

- Khóa luận gồm 3 phần:

A phần mở đầu

B Phần nội dung: Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề ngiên cứu

Chương 2: Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc ở trường mầmnon Đông Sơn - Chương Mỹ - Hà Nội

Chương 3: Xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạccho trẻ ở trường mầm non

C Kết luận

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Khái niệm về âm nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc

1.1.1 Khái niệm về âm nhạc

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằngnhững hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Cùng với các phương tiện diễn tả

âm nhạc như: giai điệu, cường độ, âm sắc, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức,… bảnchất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của các tínhchất và ý tưởng trong tất cả những sắc thái tinh tế nhất (Ngô Thị Nam)

Arnold Schoenberg giải thích rõ ràng hơn: “Âm nhạc là một chuỗi liên tụccác âm thanh và những kết hợp âm thanh được tổ chức sao cho gây ấn tượng dễchịu đến người nghe và có thể hiểu được ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến trí khôn Những ấn tượng đó có khả năng tác động đến những huyền bí của tâm hồn chúng ta

và các miền tình cảm của chúng ta Ảnh hưởng này khiến chúng ta sống trong một

xứ sở mộng mơ của những ước vọng được lấp đầy hoặc trong một âm cung mơmộng”

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật kết tinh sự nhạy cảm tinh tế của tâmhồn và thính giác, là tiếng nói của tình cảm, ở đâu ngôn ngữ bất lực thì ở đó bắt đầu

có âm nhạc Âm nhạc có những qui luật riêng, bắt nguồn từ tính chất đặc biệt của

nó Bản chất thời gian là một trong những tính chất quan trọng và đặc biệt của âmnhạc

Với rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm phát biểu về

âm nhạc, tựu trung lại có thể hiểu: “Âm nhạc là một nghệ thuật lấy âm thanh làmphương tiện biểu hiện để khắc họa cuộc sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm của conngười

1.1.2 Khả năng cảm thụ âm nhạc

Khả năng là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì

đó Đã là cái vốn có thì trẻ hoàn toàn có khả năng nhất là trong hoạt động âm nhạc,

nó đã đến với trẻ từ rất sớm Tuy rằng, khả năng của trẻ có thể chưa rõ, chưa caonhưng có những điều kiện nhất định giúp trẻ, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ sẽtừng bước hình thành và phát triển

Cảm thụ âm nhạc có đối tượng là âm nhạc Nó là sự rung động bên trongcủa con người đối với giai điệu và lời ca, thông qua hình tượng âm nhạc mà chúng

Trang 10

ta cảm nhận được, nó không phải là cảm thụ những nốt nhạc riêng lẻ từ những nhạc

cụ hay giọng ca mà là sự nhận thức một cách tổng hợp Các tính chất khác nhau của

âm nhạc mang lại cho ta các cảm giác tương ứng Ví dụ, một bản nhạc có tiết tấunhanh, giai điệu nhí nhảnh sẽ mang lại cho ta cảm giác vui tươi, phấn khởi và ngượclại, một bản nhạc có nhịp điệu chậm, giai điệu trầm khiến ta có cảm giác buồn.Phương thức chiếm lĩnh đối tượng cảm thụ diễn ra chủ yếu bằng tình cảm, bằngnhững xúc động mang tính trực quan và bằng sự tham gia của các yếu tố trực giác.Cảm thụ âm nhạc có liên quan đến trí tưởng tượng và cơ chế liên tưởng Cảm thụnhanh nhạy tinh tế là cơ sở cho việc tiếp thu dễ dàng bài hát và nội dung bài hát.Ngược lại việc tiếp thu tốt bài hát lại làm cho việc cảm thụ trở nên sâu sắc hơn

Cảm thụ là cánh cửa mở cho âm nhạc đi vào tâm hồn con người Đó là điềukhông thể thiếu đối với năng khiếu âm nhạc Quá trình ấy chính là sự sáng tạo và làmột quá trình đặc biệt phức tạp Ở đó âm nhạc không chuyển tải ý tưởng, tình cảmbằng ngôn ngữ mà dòng hình tượng âm nhạc được cụ thể hóa chỉ trong hoạt độngnghe Theo tác giả Ngô Thị Nam “Cảm thụ là một kỹ năng hoạt động âm nhạc rấtquan trọng và được phân làm hai kỹ năng (toàn bộ, bộ phận) Cảm thụ toàn bộ làthể hiện phản ứng, xúc cảm đúng với sắc thái chung của tác phẩm âm nhạc Trongquá trình này trẻ theo dõi sự phát triển của hình tượng âm nhạc trong một hình thứcnhất định được thể hiện bằng tổng hợp các phương tiện diễn tả âm nhạc một cáchliên tục, từ đầu tới cuối tác phẩm Cảm thụ bộ phận là kỹ năng phân biệt những đặctrưng của ngôn ngữ âm nhạc, mỗi phương tiện diễn tả âm nhạc: giai điệu, tiết tấu,nhịp độ, cường độ, âm sắc, âm khu, kết cấu từng phần thậm chí từng chi tiết haymỗi mô típ âm nhạc Hai kỹ năng nói trên luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau Ngaykhi cảm thụ trọn vẹn tác phẩm, hoạt động cảm thụ chi tiết đã diễn ra một cách tựnhiên Cảm thụ bộ phận sẽ đem lại cho cảm thụ toàn bộ được đầy đủ và hiệu quả,tạo tiền đề cho việc thể hiện âm nhạc ở mỗi trẻ thêm chất lượng, hình thành ở trẻkhả năng đồng cảm, xúc động với mọi trạng thái tình cảm trong tác phẩm

Đúng như vậy, ở trường mầm non khi giáo viên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm

âm nhạc chẳng hạn như cho trẻ nghe và học bài hát “Đội kèn tí hon” của nhạc sĩ

Phan Huỳnh Điểu Trẻ theo dõi sự phát triển của hình tượng âm nhạc một cách liêntục, từ đầu tới cuối tác phẩm qua sự biểu diễn, diễn xuất của cô giáo hoặc tri giáctrọn vẹn tác phẩm qua băng đĩa các bạn nhỏ hát Qua đó trẻ có xúc cảm chung vềtác phẩm, tuy nhiên trong khi tri giác tác phẩm có thể một số trẻ chú ý hơn đến lời

ca “te tò te…” một số trẻ chú ý đến giai điệu, một số trẻ khác thì dậm chân theo tiết

Trang 11

tấu… Hai kỹ năng cảm thụ này đã hỗ trợ cho nhau và được tái hiện lại một cách cụthể nhất trong quá trình trẻ thể hiện lại tác phẩm, trẻ có thể vừa hát, vừa nhún nhảy,dậm chân theo tiết tấu, tay làm động tác thối kèn, thậm chí trẻ còn biết tập hợp cácbạn lại thành một nhóm biểu diễn tác phẩm một cách sinh động.

Cơ sở để giáo dục cảm thụ âm nhạc chính là việc tích lũy dần các ấn tượng,những khái niện sơ giản, riêng lẻ về âm nhạc, tiến đến ghi nhớ tác phẩm và cácphương tiện biểu hiện, hình thành trí nhớ âm nhạc và khả năng tái hiện âm nhạc mộtcách diễn cảm Âm nhạc không chỉ chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ màdòng hình tượng âm nhạc chỉ được cụ thể hóa trong sự cảm thụ của người nghe.Hàng ngàn người cùng ngồi nghe một tác phẩm âm nhạc nhưng mỗi người lại cócách cảm nhận khác nhau Có người chỉ thích nghe một thể loại âm nhạc này, mộttác phẩm của một nhạc sĩ nào đó và có những kinh nghiệm nghe của riêng mình.Cũng như việc học đọc, học viết, học vẽ,… cần phải học cảm nhận, tập chú ý nghe,ghi nhớ sự phát triển của hình tượng âm nhạc để dần biết đánh giá âm nhạc Mức độcảm thụ âm nhạc sẽ từng bước được nâng cao trong quá trình phát triển âm nhạc.Theo đó, sở thích âm nhạc cũng dần xuất hiện với nhu cầu tiếp xúc thường xuyênvới âm nhạc, những cảm xúc nghệ thuật cũng trở nên tinh tế và đa dạng hơn

Đối với trẻ em cũng vậy, cùng một bài hát nhưng có em biết biểu hiện tốt,gây được xúc cảm cho người nghe hoặc ngược lại Khả năng cảm thụ âm nhạc củacác em được bộc lộ, chuyển tải qua tiếng hát đến với người nghe Do vậy khi trìnhbày một tác phẩm, một bài chúng ta có thể nhận thấy khả năng cảm thụ âm nhạc củacác em sâu sắc hay còn nông cạn, hời hợt, có cảm xúc chân thực hay không chânthực Biểu diễn âm nhạc chuẩn xác, diễn cảm là phương pháp giúp trẻ làm quen tácphẩm, rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, mang đến cho trẻ những xúc cảm chânthực, mới mẻ, tạo cơ sở để nhanh chóng lĩnh hội bài hát chuẩn xác, trọn vẹn

Biểu diễn âm nhạc chuẩn xác, diễn cảm là phương pháp giúp trẻ làm quentác phẩm, rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, mang đến cho trẻ những xúc cảmchân thực, mới mẻ, tạo cơ sở để trẻ nhanh chóng lĩnh hội bài hát chuẩn xác, chọnvẹn Trí nhớ âm nhạc cũng có liên quan khá chặt chẽ với sự nhạy bén và cảm thụ

âm nhạc Ngay từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã biết nghe và theo từng tháng tuổi khả năngnghe đó phát triển thêm, từ những phản ứng đầu tiên của âm thanh đến những biểuhiện âm nhạc bằng thái độ, hành động cụ thể Khả năng nghe nhạc cũng tăng dầntheo độ tuổi, những biểu hiện cảm xúc âm nhạc và nhu cầu âm nhạc ở trẻ cũng lớndần và ổn định rõ rệt hơn

Trang 12

Ngày nay, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ phát triển nhanh hơn Các emthuộc nhiều bài hát, có thể hát đúng và biểu diễn diễn cảm hơn Sự hiểu biết về âmnhạc nhiều hơn khiến nhiều em có thể đọc được nhạc thậm chí có thể phê phán cáccuộc biểu diễn nhạc Nhà tâm lý học A.Kormann đã rút ra những đặc điểm của khảnăng cảm thụ âm nhạc như sau:

- Có cảm xúc nhịp điệu

- Nghe và biết những sự khác nhau tinh tế của độ cao âm thanh

- Có trí nhớ tốt đối với giai điệu

- Dễ thích nghi trong khi biểu diễn nhóm

- Có năng lực giải thích rõ các bản nhạc

Như vậy, có thể tổng kết: Khả năng cảm thụ âm nhạc là khả năng cảm xúcnhận thức nội dung, hình thức tác phẩm âm nhạc thông qua ngôn ngữ, phương tiệndiễn tả và hình tượng nghệ thuật âm nhạc Trên cơ sở đó có thể ghi nhớ tác phẩm vàtái hiện lại tác phẩm một cách biểu cảm

1.2 Tầm quan trọng của cảm thụ âm nhạc trong giáo dục âm nhạc cho trẻ

1.2.1 Âm nhạc giáo dục đạo đức

Trong cuộc đời của mỗi con người, lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời mà

người ta ham thích múa hát Ai đã từng quan sát các em múa hát cũng đều thấyngay các em say mê thực sự Chính trong lĩnh vực âm nhạc, trẻ em dễ cảm nhậnđược cái hay cái đẹp hơn các lĩnh vực khác Tuy nhiên, giáo dục âm nhạc khôngphải là để cho trẻ em trở thành nghệ sĩ mà cái chính là nuôi dưỡng trong các em mộttâm hồn phong phú, trong sáng để sau này lớn lên trở thành con người tử tế, đúngnhư A Xu-khôm-lin-xki đã nói: “Mục đích chính của giáo dục âm nhạc không phải

là đào tạo những nhạc sĩ mà là đào tạo những con người”

Đại văn hào M.Go-rơ-ki thì nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệuđến tận đáy lòng Nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý nhất ở con người” TheoA.Xookhoi “Để sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục đạo đức: khi tácđộng đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong người ấy tất cảnhững gì là tốt đẹp, tìm được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất củatâm hồn người ấy Chính khả năng ấy của âm nhạc làm cho tính tình dịu hơn và tốthơn, làm cho con người cao đẹp hơn, trong sạch hơn và nhân hậu hơn”

Các tiết học ở trường mầm non bao giờ cũng tiến hành với từng nhóm trẻtheo độ tuổi trong khi cùng hát, cùng múa, cùng chơi trò chơi âm nhạc, với cùng

Trang 13

những cảm xúc, giữa trẻ cũng xuất hiện những cảm thông, quan tâm hơn đến nhau.Niềm vui, sự phấn khởi chung trong khi biểu diễn các bài hát, điệu múa, tính chấtthú vị của các trò chơi âm nhạc còn động viên những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, giúpcác em mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động, hòa nhập trong cộng đồng Sự thay đổihoạt động âm nhạc trong các tiết học đòi hỏi trẻ phải chú ý, biết kiềm chế, tự điềukhiển vận động của mình cho phù hợp với âm nhạc.

Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổchức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết nhường nhịn giúp đỡ nhau Những cái đó giáodục cho trẻ văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể, tạo điều kiện hìnhthành những phẩm chất đạo đức cho trẻ

Lời ca của âm nhạc giàu tính biểu hiện và chất trữ tình Nội dung lời caphong phú trong các bài hát giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộnghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, lòng yêunước, từ đó gợi mở cho các em về cách ứng xử hay nói cách khác là giáo dục các

em đạo đức làm người Những bài dân ca, bài đồng giao khác nhau của các dân tộcViệt Nam phong phú về âm điệu, tiết tấu, phương thức diễn xướng, phong tục tậpquán sẽ cho trẻ hiểu biết về bản sắc âm nhạc dân tộc việt nam, cho các em cảm xúctrữ tình, lòng tự hào về văn hóa dân tộc

Trẻ biết rung động mỗi khi tiếng nhạc cất lên, biết vui khi nghe những bảnnhạc vui, biết buồn khi nghe những bản nhạc buồn thì khi đó trẻ sẽ có một đời sốngtình cảm phong phú Trẻ biết yêu thương mọi người, biết đồng cảm với những conngười có hoàn cảnh khó khăn Biết vui mừng trước niềm vui của bạn bè, quan tâm,chia sẻ với bạn bè và những người thân trong gia đình Thông qua âm nhạc trẻ hiểubiết về cuộc sống xung quanh trẻ sẽ có những kỹ năng ứng xử đúng, trẻ biết việclàm nào nên làm và việc làm nào không nên làm Từ đó hình thành cho trẻ sự tự ýthức về hành vi của bản thân mình

1.2.2 Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ

Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ - đòi hỏi trẻ phảibiết quan sát, chú ý, nhạy bén Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh các âm thanh tiếnhành theo các bước khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của các âm thanh đó,ghi nhớ những đặc điểm, tính chất, các hình tượng âm nhạc Những trải nghiệm banđầu thử đánh giá cái đẹp trong âm nhạc đòi hỏi trí tuệ hoạt động tích cực

Trong khi tập hát, trẻ không chỉ tiếp thu đường nét giai điệu, tiết tấu âmnhạc…lời ca giản dị, dễ hiểu, gần gũi với trẻ, còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát

Trang 14

âm chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ Cũng như các loại hình nghệ thuật khác,

âm nhạc có ý nghĩa nhận thức Nhiều hiện tượng của đời sống được phản ánh trongtác phẩm âm nhạc làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ,giúp trẻ có được nhữngkhái niệm sơ đẳng về xã hội, về thiên nhiên, về truyền thống

Ở trẻ mẫu giáo, các hình thức tư duy trực quan hành động, trực quan hìnhtượng và tư duy trừu tượng được biểu hiện trong bất kì hoạt động nào, trong đó có

âm nhạc Tiếp xúc với âm nhạc, đứa trẻ dần dần có khả năng tổng hợp cùng với tưduy logic Ví dụ, khi được nghe các thể loại âm nhạc khác nhau như hát ru có tính

êm dịu tình cảm, còn hành khúc có tính mạnh mẽ, trẻ không những chỉ nêu dấuhiệu, đặc điểm mà còn giải thích tại sao tác phẩm đó lại là hành khúc, là hát ru

Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ Trí nhớ âm nhạc là khả năng thu nhận

và ghi nhớ lại Đặc điểm của trẻ mẫu giáo lớn là ghi nhớ âm nhạc bằng tai nghe dựavào nhạy cảm Vì vậy, khi tập hát, giáo viên nên gợi mở, giúp trẻ nhận thức và trên

cơ sở ấy trí nhớ ngày càng phát triển Tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờhọc hát giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ Trẻ hát làcùng lúc ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu Trẻ yêu thích ca hát bao nhiêu thì càngthuộc nhanh, nhớ chính xác và nhớ lâu bài hát đó bấy nhiêu Điều này có tác dụngrèn luyện đôi tai nhạy bén cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức của trẻ về thếgiới xung quanh

Âm thanh là ngôn ngữ đặc thù của âm nhạc để tạo dựng hình tượng âmnhạc Hình tượng âm nhạc là loại hình biểu hiện mang tính khái quát và ước lệ cao.Chính vì điều này mà hình tượng âm nhạc không mang tính chính xác cụ thể nhưnglàm thức dậy ở trẻ mơ ước và tưởng tượng Mặt khác, trong mọi hoạt động âm nhạc,trẻ phải quan sát, tập trung chú ý, biết tổng hợp, so sánh Vì vậy, trí tuệ phải hoạtđộng một cách tích cực

Như vậy, giáo dục âm nhạc thực hiện nhiều nhiệm vụ thúc đẩy phát triển trítuệ cho trẻ

1.2.3 Âm nhạc tác động đến sự phát triển thể chất

Từ cuối thế kỷ XIX, hai nhà sinh học Nga I.Do ghen và I.R Tackhanop đãnghiên cứu thí nghiệm xác nhận điều mà trong thực hành hàng ngày mọi người đềubiết: “Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hô hấp, đến tuần hoàn của máu và các quátrình sinh lý khác”

Âm nhạc là phương tiện tốt nhất để phát triển tai nghe cho trẻ Tai nghe âmnhạc đòi hỏi sự chú ý, phân biệt cao hơn khi nghe âm thanh bình thường Âm nhạc

Trang 15

ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn máu và các quá trình sinh lý khác Ca hát giúp trẻcủng cố cơ quan phát âm, phát triển giọng hát tốt, tư thế hát đúng giúp điều hòa hơnthở Khi vận động theo nhạc trẻ biết phối hợp các bộ phận của cơ thể tốt hơn, làmcho động tác chính xác, nhịp nhàng hơn Sự thay đổi cường độ, nhịp điệu âm nhạckéo theo sự thay đổi tốc độ vận động tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn hoạt bát

Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ phối hợp các động tác: Đi, chạy, nhảychính xác, tác phong nhanh nhẹn Vận động toàn thân khi có nhạc kèm theo tạo chotrẻ sự phát triển cơ Nếu nghe nhạc đúng mức và phù hợp sẽ làm thư giãn thần kinh,kích thích óc sáng tạo

Việc vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền,

độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo Theo các nhà tâm lý học, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mốitương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não Các nghiên cứu đã chỉ rarằng sự luân phiên giữa vận động thể lực và vận động trí não có tác động tích cựcđến sức khỏe của con người, nhờ đó cường độ và chất lượng của hoạt động trí nãođược nâng cao

Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ giúp trẻ củng cố

cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quanphát thanh, hô hấp, hình thành giọng hát ở trẻ tạo sự liên hệ nhạy bén giữa cácgiác quan Hát còn ảnh hưởng đến tư thế của trẻ: khi học hát trẻ luôn được nhắc nhởphải ngồi thẳng, đứng thẳng, không được gù lưng, đó là điều quan trọng để tạo tưthế đúng cho trẻ “Tai nghe âm thanh” phát triển cùng với sự nhảy cảm sẽ giúp trẻhưởng ứng những tình cảm và hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thể chất ởtrẻ Như vậy, phản ứng của cơ thể đối với âm nhạc chịu sự chi phối của tác độngcảm xúc tâm lý của âm nhạc ở mức độ hơn nhiều so với tác động sinh lý trực tiếp(phản xạ)

Như vậy, giáo dục âm nhạc đã đóng góp một phần không nhỏ tới sự pháttriển sinh lý trẻ

Trang 16

làm nảy nở ở các em những mong muốn làm điều tốt lành để đem niềm vui cho mọingười.

Trong giáo dục học, nếu coi cấu trúc nhân cách trẻ bao gồm 4 mặt: Đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ thì ở trẻ mẫu giáo mặt thẩm mỹ phát triển nhanh nhất bởiđặc trưng tâm lý của giai đoạn này được biểu hiện rõ ở tính hình tượng, tính dễ xúccảm và tính đồng cảm

Ở trường mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo lớn, âm nhạc là mộttrong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sángtạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ Khác với các loại hìnhnghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh âm nhạc không hoàn toàn xácđịnh rõ những hình ảnh cụ thể Âm nhạc bằng ngôn riêng là giai điệu, âm sắc,cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút , hấp dẫn, làmthỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ

Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triểnlời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kì diệuđầy cảm xúc Trẻ có thể cảm nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi Âmnhạc còn là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ Lời ca, giaiđiệu của bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình,trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm xúcmạnh mẽ

Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Quan hệthẩm mỹ với âm nhạc là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức của trẻ, sự hình thànhnhững quan hệ giữa trẻ và âm nhạc Mỗi tác phẩm âm nhạc là sự phản ánh thực tếcuộc sống đã được nâng lên thành hình tượng nghệ thuật, được diễn tả bằng âmthanh, nhịp điệu Bản thân các tác phẩm âm nhạc là cái đẹp của hình tượng âm nhạc

từ đường nét, giai điệu, tiết tấu đến lời ca

Giáo dục âm nhạc là đưa cái đẹp của âm nhạc đến với trẻ, hình thành mốiliên hệ giữa cái đẹp với bản thân trẻ và thái độ của trẻ đối với tác phẩm âm nhạc.Trẻ chăm chú lắng nghe bài hát, tham gia các hoạt động ca hát, nhảy múa chính làquá trình trẻ cảm thụ, tiếp nhận cái đẹp của bài hát, đồng thời cũng hình thành ở trẻnhững hiểu biết sơ đẳng nhất định về âm nhạc, dần dần trẻ có thể đánh giá và lựachọn bài hát

Như vậy, khi đưa âm nhạc đến với trẻ thì lập tức mối liên hệ thẩm mỹ giữa

âm nhạc với trẻ được xác lập Các bài ca dành cho trẻ rất hồn nhiên, vô tư cũng

Trang 17

giống như tâm hồn trẻ, nên trẻ tiếp nhận cái đẹp một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.Ngay từ lúc trẻ nghe cô hát trẻ đã có nhu cầu tập hát, trẻ đã nhận ra được cái đẹp,thích cái đẹp và muốn chiếm lĩnh nó Việc đưa âm nhạc đến với trẻ một cách phùhợp với lứa tuổi sẽ có ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ rất to lớn mà ở đó trẻ là người chủđộng tiếp thu tri thức thẩm mỹ, dần dần hình thành ở trẻ nhu cầu thị hiếu âm nhạcđúng đắn.

Trong giáo dục âm nhạc, điều quan trọng không phải là dạy trẻ hát chuẩnxác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia các hoạt động âm nhạcnhư: Nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc Đó chính là ý nghĩacủa giáo dục thẩm mỹ Tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ những hamthích, xuất hiện dần quan hệ lựa chọn, nghĩa là có những sự ham thích khác nhau

Do đó, các bài hát giản dị, có tính nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi sẽ hình thành ởtrẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh, là cơ sở của tình cảm thẩm mỹ, đạo đức

tốt đẹp Ví dụ: Bài “Chị ong nâu và em bé” (nhạc và lời Tân Huyền) đã tạo dựng

hình ảnh “Chị ong nâu chăm chỉ đi kiếm mật từ khi bác gà trống mới gáy, ông mặttrời mới dậy” Lời ca trên những giai điệu , tiết tấu nhanh, bay bổng như nhắn gửi,nhắc nhở các em biết chăm chỉ làm việc, chăm chỉ học hành

Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thứctâm hồn con người bằng âm nhạc Âm nhạc chân chính có giá trị nghệ thuật cảmhóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp Những hình ảnh mang biểu trưng về cái đẹp

được thể hiện rõ trong các bài hát: “Chị ong nâu và em bé” (Tân Huyền), “Đàn gà con” (nhạc Pháp lời Việt), “Em yêu trường em” (Hoàng Vân), “Tia nắng hạt mưa”

(Khánh Vinh) Những hình ảnh đó đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ những nhận thức

về cái đẹp

Vì vậy, giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạctrong trường mầm non làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ cảmthụ cái đẹp, tạo niềm tin trong các em

Âm nhạc có vai trò rất to lớn đối với việc giáo dục nhân cách cho trẻ thôngqua tất cả các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụnggiáo dục toàn diện của âm nhạc đối với trẻ mầm non là điều cần thiết đầu tiên đểtiến hành tốt việc giáo dục âm nhạc cho trẻ

Trang 18

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Khả năng cảm thụ âm nhạc của con người được hình thành và phát triểntrong quá trình sống và hoạt động âm nhạc Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể pháthiện và bồi dưỡng khả năng này cho trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động phongphú, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ với mục tiêu giáo dục lứa tuổi này Việchình thành và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn giúp trẻphát triển hài hòa về thể chất, tâm lý và nhân cách; có ý nghĩa to lớn trong việc giáodục trẻ trở thành những nhà hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc

Chương một đã tìm hiểu khái niệm về âm nhạc, những cơ sở lý luận và tầmquan trọng của việc cảm thụ âm nhạc đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo Đây là căn cứkhoa học cần thiết để xây dựng những biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âmnhạc cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng

Trang 19

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN ẢM THỤ ÂM NHẠC

Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG SƠN CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI

2.1 Vài nét về trường mầm non Đông Sơn

1920 m2 Trường xây dựng được 7 phòng học, 2 phòng hiệu bộ, 1 phòng kế toán tàichính Sân chơi và khuôn viên của trường rất sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều câyxanh, đồ chơi trên sân rất phong phú màu sắc đẹp mắt thu hút trẻ tham gia vào cáchoạt động ngoài trời Năm 2008 xác nhập về Hà Nội trường đổi tên một lần nữa là

“Trường Mầm Non Đông Sơn”

Năm 2010 nhà trường tiếp tục được sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo cùng vớinhu cầu đến trường của các em trong toàn xã Trường đã xây dựng thêm khu B baogồm 8 nhóm lớp với tổng diện tích 2143 m2 và có kế hoạch xây dựng trường đạtchuẩn quốc gia vào năm 2015 Trong suốt quá trình hình thành và từng bước pháttriển Trường mầm non Đông Sơn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của

ủy ban nhân dân xã Đông Sơn, phòng giáo dục huyện Chương Mỹ và Đảng Ủy Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã Đông Sơn Năm 2014 - 1015 trường cótổng số 15 nhóm lớp ở cả khu A và khu B, 5 lớp mẫu giáo lớn, 5 lớp mẫu giáo nhỡ,

-3 lớp mẫu giáo bé, 2 lớp nhà trẻ với tổng số 5-3-3 học sinh

2.1.2 Đội ngũ giáo viên

Trường mầm non Đông Sơn có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 49đồng chí

Trong đó:

Ban giám hiệu: 3 đồng chí (1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó)

Trang 20

Giáo viện: 33 đồng chí

Nhân viên: 13 đồng chí

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.Trình độ trên chuẩn chiếm 45% Trường mầm non Đông Sơn trải qua nhiều nămliền phấn đấu với những khó khăn nhưng liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiêntiến cấp huyện, nhiều năm liền là trường điểm của huyện trong công tác nuôidưỡng, giáo dục trẻ Trường luôn tích cực tham gia các phong trào và các hoạt động

do phòng, huyện tổ chức, đạt thành tích cao trong các phong trào văn hóa văn nghệ,hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, nhiều giáo viên của trường đạt danh hiệu giáoviên dạy giỏi trong nhiều năm liền Trường kết hợp chặt chẽ cùng hội phụ huynhhọc sinh tổ chức nhiều hoạt động cho giáo viên và học sinh như: hội thi làm đồdùng đồ chơi sáng tạo, hội thi bé khỏe bé ngoan và các ngày hội ngày lễ như: rằmtrung thu, tết nguyên đán, hội chợ quê

Hoạt động chuyên môn luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu, chất lượngchăm sóc giáo dục trẻ là mục tiêu quan trọng nhất Nhà trường đã xây dựng và thựchiện các qui chế chuyên môn, phân công cán bộ quản lý phụ trách từng mảng cụthể Trong đó:

1 đồng chí hiệu phó phụ trách công tác giáo dục

1 đồng chí hiệu phó phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

3 đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn của 3 nhóm lớp (mẫu giáo lớn, mẫu giáonhỡ, mẫu giáo bé) phụ trách về chuyên môn trong công tác giáo dục của từng nhómlớp

Để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trường luôn cónhững hoạt động như: cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt qui chế chăm sócgiáo dục trẻ; phòng tránh tai nạn gây thương tích; tổ chức khám sức khỏe định kìcho trẻ; phối hợp cùng gia đình trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng và nguy cơ béophì; chỉ đạo nhà bếp sắp xếp theo một chiều và thực hiện nghiêm túc 3 khâu (giaonhận, quá trình nấu, lưu nghiệm thức ăn); làm tốt công tác y tế; chỉ đạo các nhómlớp thực hiện nghiêm túc qui chế trong một ngày và phân chia dây chuyền cụ thể đểquản lý trẻ mọi lúc mọi nơi

Về việc nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầmnon mới trường đã có một số biện pháp như: thực hiện phương pháp giáo dục “Lấytrẻ làm trung tâm”; thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 100% ở cácnhóm lớp; thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; chủ động, linh hoạt, sáng tạo

Trang 21

trong công việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp với điềukiện thực tiễn của địa phương và nhu cầu của trẻ; đầu tư đồ dùng, đồ chơi, thiết bịgiáo dục, tài liệu phục vụ chương trình

Ngoài ra các giáo viên còn tăng cường tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hìnhthức với cha mẹ trẻ những kiến thức khoa học về chăm sóc, giáo dục trẻ Bên cạnh

đó các giáo viên trong trường không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ để nâng cao chất lượng các hoạt động học, hoạt động vui chơi phù hợp với nộidung chương trình và phù hợp với trẻ Tích cực đưa trò chơi vào các hoạt động, đặcbiệt là các trò chơi dân gian Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục bảo vệmôi trường, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiểu quả, đẩy mạnh giáo dục thể chất trong nhà trường

2.2 Thực trạng giáo dục âm nhạc tại trường mầm non Đông Sơn - Chương Mỹ

- Hà Nội

2.2.1 Chương trình đào tạo

Cùng với hệ thống giáo dục mầm non theo hướng đổi mới, trường mầm nonĐông Sơn cũng đã có những hệ thống giáo dục theo hướng cải cách, tích hợp, lấytrẻ làm trung tâm Trường đã lựa chọn những chương trình vừa phù hợp với nhu cầu

và khả năng của trẻ vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương đồng thời cũngđồng nhất với các chủ điểm, chủ đề Trong giáo dục âm nhạc cũng vậy, trường cũng

đã lựa chọn những bài hát phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ theo đúng chủđiểm, chủ đề nhánh, đã tích hợp giáo dục âm nhạc trong mọi hoạt động Kết hợp cácloại hoạt động: dạy hát, vận động, trò chơi vào mỗi giờ học âm nhạc

* Nội dung chương trình cải cách

Bảng 2.1: Nội dung giáo dục âm nhạc chương trình cải cách

Giai đoạn/

tháng

Nội dungDạy hát Nghe nhạc Vận động

4 Ngày vuicủa bé

5 Cho tôi đilàm mưa với

- Trườngem

- Đi học

- Chiếc đènông sao

- Ngày đầutiên đi học

- Reo vang

- Vỗ tay theo nhịp

- Vỗ tay theo tiết tấu chậm

- Múa minh họa

- Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp

- Trò chơi âm nhạc: ai nhanh nhất,nghe tiếng hát đoán tên bạn, thi xem

ai nhanh

Trang 22

6 Rước đèndưới ánhtrăng

7 Lá xanh

bình minh

- Mưa rơi

- Hạt gạolàng ta

II

(12+1+2+3)

1 Lớn lêncháu lái máycày

2 Mùa xuânđến rồi

3 Bác đưathư vui tính

4 Múa vớibạn TâyNguyên

5 Trời đãsáng rồi

6 Năm ngóntay ngoan

7 Mời bạnăn

- Màu áochú bộ đội

- Đi cấy

- Xe chỉluồn kim

- Cháu yêu

cô thợ dệt

- Chỉ cómột trênđời

- Em làbông hồngnhỏ

- Vỗ tay theo tiết tấu nhanh

- Vỗ tay theo nhịp 3/4

- Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp

- Múa minh họa

- Trò chơi âm nhạc: hát theo hình vẽ,thỏ nghe hát nhảy vào chuồng, baonhiêu bạn hát, nghe giọng hát đoántên bạn

* Nội dung chương trình được thực hiện theo hướng đổi mới

Căn cứ vào chương trình hướng dẫn của Vụ Giáo Dục Mầm Non trườngmầm non Đông Sơn xây dựng hệ thống các bài hát cho trẻ mẫu giáo lớn hướng về 9chủ điểm:

- Phương tiện và luật lệ giao thông

- Quê hương - Đất Nước - Bác Hồ

- Trường tiểu học

Trang 23

Bảng 2.2 Nội dung cho 5 chương trình trên 9 chủ điểm giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu

giáo lớn ở trường mầm non Đông Sơn như sau:

Trường mầm non

Tuần 1:

Bé vui đón tết Trung

Thu

Nội dung trọng tâm: Hát+vận động:

“Rước đèn dưới ánh trăng”

Nội dung kết hợp: Nghe hát “Chiếcđèn ông sao”

Trò chơi: “Ai nhanh nhất”

Tuần 2:

Lớp mẫu giáo B1của bé

Nội dung trọng tâm: Hát+múa: “Côgiáo miền xuôi”

Nội dung kết hợp: Nghe “Đi học”Trò chơi: “Nghe tiếng hát đoán tên

bạn”

Tuần 3:

Trường mầm nonĐông Sơn của bé

Nội dung trọng tâm: Hát+vỗ tay theotiết tấu nhanh: “Ngày vui của bé”Nội dung kết hợp: Nghe “Ngày đầutiên đi học”

Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”

Nghề nghiệp

Tuần 1:

Nghề sản xuất

Nội dung trọng tâm: Hát+vận động:

“Lớn lên cháu lái máy cáy”

Nội dung kết hợp: Nghe “Hạt gạo làngta”

Trang 24

Cơ thể của tôi

Nội dung trọng tâm: Hát+vận động:

Nội dung trọng tâm: Hát+vận động:

“Cho tôi đi làm mưa với”

Nội dung kết hợp: Nghe “Mưa rơi”Trò chơi: “Tai ai tinh”

Nội dung kết hơp: Nghe “Lá xanh”

Trò chơi: “Hãy gõ đúng tiết tấu”

Tuần 2:

Ngày hội 8/3

Nội dung kết hợp: Nghe “Cái bống”

Trò chơi: “Ai đoán giỏi”

Nội dung kết hợp: Nghe “Quả”

Trò chơi: “Hái Quả”

Chương trình giáo dục âm nhạc của trường mầm non Đông Sơn thực hiệntheo hệ thống giáo dục mầm non mới được các giáo viên trong trường thực hiệnmột cách linh hoạt, sáng tạo Các giáo viên đã đảm bảo được lượng kiến thức và kỹ

Trang 25

năng cơ bản để hát chính xác các bài hát, tự hát được những bài hát mới, đơn giảntheo bản nhạc và thực hiện đầy đủ cả về số lượng lẫn thời gian tiết dạy Trong hoạtđộng âm nhạc giáo viên đã có những hoạt động tích hợp: dạy hát, nghe hát, vậnđộng, trò chơi giúp tạo hứng thú cho trẻ, thu hút trẻ vào tiết học khiến cho tiết họctrở nên sôi nổi hào hứng hơn Tuy nhiên, dụng cụ âm nhạc và các phương tiện phục

vụ cho hoạt động âm nhạc vẫn còn sơ sài nhưng giáo viên cũng đã khắc phục bằngcách tạo ra những đạo cụ âm nhạc: xắc xô, chống, mõ, phách, chuông, bông đeotay những đồ dùng tự tạo rất bắt mắt và thu hút được sự hứng thú của trẻ Giáoviên cũng đã có vốn bài hát khá phong phú và không ngừng bổ sung thêm các thểloại nhạc dành cho trẻ mầm non

2.2.2 Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn

Trẻ 5 tuổi đã thể hiện tính độc lập cao hơn và sự ham hiểu biết Trẻ rất hayhỏi “vì sao”, “thế nào”, “cái gì” Trong tư duy, trẻ bắt đầu nắm được mối quan hệgiữa các sự vật, hiện tượng và có thể làm được các thao tác tổng hợp trong đó có âmnhạc

Trẻ có thể xác định được các âm thanh cao, thấp, to, nhỏ, thậm chí cả hướngchuyển động của giai điệu (đi lên hay đi xuống); âm sắc (giọng hát của ai hay tiếngđàn nào); trẻ biết phân biệt tính chất âm nhạc, vui vẻ, sôi động, yên tĩnh, em ả; nhịp

độ nhanh hay chậm Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện bài hát, thể hiện các động táctrong điệu múa Khả năng phối hợp giữa nghe và hát ở trẻ cũng tốt hơn Các cơquan vận động của trẻ được củng cố và phát triển nhiều Trẻ nắm được các động tác

cơ bản như: đi, chạy, nhảy và có khả năng vận dụng những động tác đơn lẻ đã biếttrong các điệu múa, trò chơi âm nhạc Trẻ có khả năng ghi nhớ sự liên tục của cácđộng tác khi lắng nghe âm nhạc

Hứng thú với từng dạng hoạt động âm nhạc tùy theo khả năng của mỗi trẻcũng khác nhau, thể hiện sự phân hóa khá rõ rệt Có những trẻ rất thích hát, nhiềutrẻ khác lại thích múa, một số nữa có thể và rất thích các trò chơi với nhạc cụ Hơnnữa trẻ còn có khả năng phân biệt và so sánh những dấu hiệu của một số phươngtiện biểu hiện âm nhạc, mối quan hệ giữa chúng và tính chất chung của âm nhạc

Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ tích lũy được nhiềuhơn Trẻ có thể cảm nhận một cách tổng thể tác phẩm âm nhạc qua nội dung lời ca,tiết tấu, giai điệu âm nhạc Trẻ có thể phân biệt được độ cao thấp của âm thanh, giaiđiệu đi lên hoặc đi xuống; độ to nhỏ của âm thanh, thậm chí cả sự thay đổi cường

độ âm thanh (mạnh dần hay yếu dần); âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát Sự

Trang 26

cảm thụ âm nhạc có định hướng hơn Hứng thú và khả năng âm nhạc thể hiện rõhơn Trẻ không chỉ thích một dạng hoạt động âm nhạc nào đó, mà có thái độ lựachọn rõ rệt Một số trẻ thích những bài hát, điệu múa này, còn số khác lại thíchnhưng bài hát, điệu múa khác Ở nhiều trẻ xuất hiện xuất hiện cả sự đánh giá (hếtsức đơn giản) tác phẩm của riêng mình.

Nhìn chung ở độ tuổi này giọng trẻ đã vang hơn, âm sắc giọng đã ổn địnhhơn, tầm cữ giọng cũng ở rộng hơn Trẻ có thể hát được trong khoảng quãng 7,quãng 8 Sự phối hợp giữa nghe và hát đã tốt hơn nhiều Trẻ mẫu giáo lớn đã thểhiện được trong sự vận động sự mềm dẻo, nhanh nhẹn, biết di chuyển trong độihình, định hướng trong không gian Trẻ biết phối hợp vận động biểu hiện rõ tínhchất âm nhạc hơn Các bài hát, múa, trò chơi âm nhạc được trẻ tiến hành tự động,diễn cảm và đã có những yếu tố sáng tạo ở một mức độ nhất định

Tuy nhiên, mức độ phát triển âm nhạc của trẻ trong cùng nhóm tuổi cũngkhông giống nhau, có độ chênh lệch rõ rệt Có những trẻ rất năng khiếu ở mặt này(có giọng hát tốt hoặc khả năng vận động nhanh nhẹn) nhưng lại yếu ở mặt khác (tainghe) Hoặc ngược lại, có những trẻ biểu hiện trong hát và múa một cách khó khăn,nhưng lại có khả năng chú ý nghe và nghe rất tốt Điều đó cho thấy rằng, trong quátrình giáo dục âm nhạc, không những phải tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi chung màphải chú ý đặc điểm cá biệt ở từng trẻ

Khi nghiên cứu về khả năng nghe của con người nói chung và khả năng nghenhạc của trẻ mẫu giáo nói riêng, tiến sĩ Ngô Thị Nam đã nhận định: nghe âm nhạc làmức độ phát triển cao của tai nghe ở con người Tai nghe âm nhạc có sự phân biệtrất rõ rệt với tai nghe bình thường Người ta có thể nghe rất thính: nghe thấy mọitiếng động, tiếng nói, song chưa chắc đã nghe được và phân biệt được âm thanh âmnhạc với cùng mức độ Người có tai nghe âm nhạc là người có khả năng phân biệtđược phẩm chất của âm thanh có tính nhạc: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc,các mối quan hệ của những phương tiện diễn tả ngôn ngữ âm nhạc

Chính vì vậy, để phát triển ta nghe âm nhạc, tiền đề đẻ trẻ cảm thụ âm nhạcmột cách sâu sắc thì nhà giáo dục cần phải nắm rõ được đặc điểm phát triển tai nghecủa trẻ em mẫu giáo nói chung, trên cơ sở đó có những tác động phù hợp

Nếu trẻ 3-4 tuổi dừng lại ở việc phân biệt và nhắc lại được những giai điệuđơn giản, xúc cảm và hứng thú âm nhạc của trẻ chưa ổn định (nhanh chóng xuấthiện mà cũng nhanh chóng mất đi ngay) Hay trẻ 4-5 tuổi đã bắt đầu nắm đượcnhững ấn tượng về tác phẩm âm nhạc và khả năng chú ý nghe kéo dài đến 2 phút thì

Trang 27

trẻ 5 - 6 tuổi sự chú ý đã cao hơn Trẻ đã biết tập trung nghe nhạc một cách chi tiếthơn, thời gian chú ý nghe dài hơn, có thể kéo dài 2 - 3 phút Trẻ có khả năng cảmnhận trạng thái chung của âm nhạc, theo dõi sự phát triển của hình tượng âm nhạc.Trẻ biết thể hiện nhu cầu và có ý thức hơn, biết xác định được tính chất âm nhạc,vui, buồn, âm thanh cao thấp, to nhỏ, tiết tấu nhanh chậm, âm sắc diễn tả của tácphẩm âm nhạc Trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm âm nhạc có chủ đề khác nhau,thể loại khác nhau như hành khúc, nhảy múa, trữ tình Trẻ phân biệt được giọnghát đúng và giọng hát sai của bạn mình Đặc biệt trẻ rất thuần thục trong các tròchơi với âm thanh, phát triển tai nghe và rất nhạy cảm với lời ca, giai điệu của bàihát ru, của các làn điệu dân ca.

Một đặc điểm hết sức quan trọng là giữa thính giác và giọng nói của trẻ cómối liên hệ chặt chẽ, có tác động qua lại Sự phát triển về thính giác sẽ làm cho âmđiệu do giọng hát phát ra được chính xác Ngược lại, thông qua hoạt động của bộmáy phát âm với việc nhắc lại các âm điệu, thính giác sẽ được hoàn thiện dần Trẻmẫu giáo lớn có khả năng rất tốt trong quá trình sử dụng tai nghe để điều chỉnh việcgiữ hơi trước lúc bắt đầu hát hay giữa các đoạn nhạc

2.2.3 Thực trạng giáo dục hoạt động âm nhạc

Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non Đông Sơn được thực hiện có kếhoạch theo đúng chương trình mà nhà trường đã đề ra, được dạy xuyên xuốt và có

hệ thống từ nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn Các bài hát hayvận động, trò chơi được lựa chọn đều có sự khác biệt theo từng độ tuổi, từ đơn giảnđến phức tạp, bài hát ngắn đến bài hát dài, vận động dễ đến vận động khó

Trong hoạt động âm nhạc, giáo viên cũng có những hoạt động tích hợp nhưtrò chơi, vận động giúp trẻ sôi động, hào hứng hơn Dụng cụ âm nhạc tuy chưađược trang bị đầy đủ nhưng giáo viên cũng tự mình làm thêm những đồ dùng sinhđộng, đẹp mắt tạo không khí vui tươi hơn, hấp dẫn hơn cho tiết học Giáo viên cũng

có những bài hát khá phong phú và không ngừng bổ sung tất cả các thể loại nhạcdành cho trẻ mầm non Trường cũng tổ chức lớp bồi dưỡng về giáo dục âm nhạccho trẻ mầm non mỗi tháng một lần để giáo viên trau dồi thêm kiến thức, phươngpháp giảng dạy và khả năng về âm nhạc Hơn nữa, giáo viên cũng nắm bắt được đặcđiểm về tâm sinh lý của trẻ cũng như đặc điểm phát triển âm nhạc của trẻ để tiếnhành công việc giảng dạy trên lớp

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh vẫn tồn tại những mặt hạn chế cầnphải khắc phục trong việc giáo dục hoạt động âm nhạc cho trẻ như sau:

Trang 28

- Giáo viên phải rèn luyện thêm để nâng cao trình độ chuyên môn về âmnhạc, các kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục âm nhạc cần phải nắm vững

- Rất nhiều bài hát mới được đưa vào chương trình nhưng việc tiếp thu bàihát một cách chính xác thì lại chưa chuẩn Rất nhiều bài hát còn hát sai do việc tiếpthu từ đầu chưa thật chính xác, cùng một bài hát nhưng lại có nhiều cách hát khácnhau, khác cả về giai điệu lẫn tiết tấu

2.3 Thực trạng dạy trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc

2.3.1 Nhận thức của giáo viên về vấn đề nghiên cứu

Trong thời gian thực tế tại trường mầm non Đông Sơn, để điều tra nhận thứccủa giáo viên mẫu giáo tại cơ sở về việc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năngcảm thụ âm nhạc, tôi đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin Tôi tiến hànhphát 25 phiếu diều tra cho giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn của trường và thulại đủ 25 phiếu, tôi thu được kết quả sau:

2.3.1.1 Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc

Để thể hiện kết quả sau khi điều tra tôi sử dụng các bảng sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc giúp trẻ mẫu

giáo lớn cảm thụ âm nhạc

Sự cần thiết giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển

khả năng cảm thụ âm nhạc

Rất cầnthiết

Bìnhthường

Không cầnthiết

Số lượng(người)

Tỉ lệ(%)

Kết quả khảo sát được cho thấy 100% giáo viên đều cho rằng việc giúp trẻmẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc là rất cần thiết Thực tế cho thấygiáo dục âm nhạc là một nhiệm vụ quan trọng bởi lẽ tiếp xúc với âm nhạc là nhucầu không thể thiếu đối với trẻ Trẻ không chỉ được hát, được nghe hát, được vậnđộng theo bài hát mà các giáo viên cần phải giúp trẻ biết cảm thụ sâu sắc những tácphẩm âm nhạc Như vậy, mỗi giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về tầm quantrọng và sự cần thiết của việc giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc tronggiai đoạn này Đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn

Trang 29

2.3.1.2 Nhận thức của giáo viên về nội dung và phương pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.

Đối với trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc đóng một vai trò rất lớn cho sựphát triển toàn diện nhân cách sau này Mỗi giáo viên trong quá trình giáo dục âmnhạc thì việc giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ phải được quan tâm và nhấnmạnh Vì vây, giáo viên cần phải nắm vững được nội dung chương trình giáo dục

âm nhạc, nắm được các bước thực hiện một hoạt động âm nhạc để từ đó lên kếhoạch tác động phù hợp Đồng thời giáo viên có thể sử dụng các phương pháp khácnhau để truyền đạt tới trẻ giúp trẻ cảm thụ các tác phẩm âm nhạc một cách sâu sắcnhất Dưới đây là bảng kết quả điều tra ý kiến của các giáo viên cơ sở về vấn đềnày:

Bảng 2.4 Nội dung giáo dục âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụNội dung giáo dục âm

nhạc

t Nghe

Vậnđộng

Tròchơi

pháp sử

dụng

Gây hứngthú

Lựa chọntác phẩm âmnhạc phùhợp

Sử dụngtrò chơi

Tích hợpvào cáchọat độngkhác

Sử dụng tất

cả cácphươngpháp trên

2.3.1.3 Tần suất sử dụng các phương pháp giáo dục âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triền khả năng cảm thụ

Bảng 2.6: Tần suất sử dụng phương pháp giáo dục âm nhạc giúp trẻ mẫu

giáo lớn cảm thụ âm nhạc

Trang 30

Tần suất sử dụng

phương pháp

Sử dụng thườngxuyên

Thỉnh thoảng sửdụng

Chưa bao giờ sử

Bảng 2.7: Tần suất thực hiện các hoạt động âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn

phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc

Các hoạt động âm nhạc Hát Nghe Vận động Trò chơi Tất cả các hoạt động

100% giáo viên thực hiện đầy đủ các hoạt động trong chương trình giáo dục

âm nhạc, điều này cho thấy các giáo viên tại cơ sở đã nắm vững nội dung chươngtrình giáo dục âm nhạc Tuy nhiên, hoạt động nghe hát, nghe nhạc chưa thực sựđược các giáo viên quan tâm như các hoạt động khác Hoạt động nghe hát, nghenhạc đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âmnhạc Bởi vậy, các giáo viên cần phải quan tâm hơn đến vấn đề này

2.3.1.5 Những khó khăn trong hoạt động âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ

Các giáo viên tạ cơ sở tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của cảm thụ âmnhạc đối với trẻ nhưng các giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ này Qua điều tra tôi đã nhân được rất nhiều ý kiến khác nhau.52% giáo viên gặp khó khăn do thiếu thốn cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ âmnhạc Kết quả được thể hiện dưới bảng sau:

Trang 31

Bảng 2.8: Khó khăn trong hoạt động âm nhạc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc

Những khó

khăn

Gâyhứng thú

Lựa chọnbài hát

Khi tiến hànhhoạt động

Cơ sở vật chất, đồdùng âm nhạc

Bảng 2.9: Đánh giá kết quả tại các nhóm lớp trong hoạt động âm nhạc giúp

trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ

Qua bảng 2.7 cho thấy tỉ lệ giáo viên đạt kết quả tốt chiếm 32%, khá tốt

40%, tương đối là 28% và tỉ lệ đạt kết quả kém là 0% Như vậy, kết quả đạt đượckhá đồng đều điều này chứng minh rằng các giáo viên tại sơ sở đã có khả năng nhấtđịnh trong hoạt động âm nhạc, đặc biệt là trong việc giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triểnkhả năng cảm thụ Sở dĩ, có được kết quả này là do các giáo viên tại cơ sở đã có sựquan tâm đến vấn đề giúp trẻ mẫu giáo lớn cảm thụ âm nhạc

2.3.1.7 Nhận thức của giáo viên về vấn đề cảm thụ âm nhạc tại cơ sở

Bảng 2.10: Nhận thức của giáo viên về vấn đề cảm thụ âm nhạc tại cơ sở

Nhận thức của giáo viên Chưa được chú trọng Đã có sự quan tâm

Qua bảng 2.8 có thể nhận thấy 100% các giáo viên tại cơ sở đã quan tâm đếnvấn đề giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc Tuy nhiên, trongquá trình thực hiện các giáo viên còn gặp nhiều khó khăn nhất và về cơ sở vật chất,

đồ dùng và dụng cụ âm nhạc

Ngày đăng: 18/07/2019, 23:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phạm Thị Hòa - Giáo dục âm nhạc tâp 2 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005 [2]. Phạm Thị Hòa - Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non - Nhà xuất bảngiáo dục, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục âm nhạc tâp 2 "- Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005[2]. Phạm Thị Hòa - "Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
[3]. Ngô Thị Nam - Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc tập 1 - Nhà xuất bản: Bộ giáo dục và đào tạo. Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc tập 1
Nhà XB: Nhà xuấtbản: Bộ giáo dục và đào tạo. Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáoviên
[4]. Hoàng Văn Yến - Hướng dẫn thực hiện: Chương trình giáo dục âm nhạc (theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non), vụ giáo dục mầm non, nhà xuất bản âm nhạc, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện: Chương trình giáo dục âm nhạc (
Nhà XB: nhà xuất bản âm nhạc
[5]. Nguyễn Ánh Tuyết - Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
[6]. Nhiều tác giả - Trẻ mầm non ca hát - Vụ giáo dục mầm non xuất bản, 1993 [7]. Nhiều tác giả - Tuyển tập bài hát dành cho tuổi mầm non - nhà xuất bản giáodục, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ mầm non ca hát "- Vụ giáo dục mầm non xuất bản, 1993[7]. Nhiều tác giả - "Tuyển tập bài hát dành cho tuổi mầm non
Nhà XB: nhà xuất bản giáodục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w