Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng ngày ở trường Mầm non

29 1.8K 49
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng  ngày ở trường Mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động và có sức mạnh vô cùng to lớn thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người và trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần đến ngôn ngữ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi con người. Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động giáo dục âm nhạc là m ột hoạt động nghệ thuật gần gũi với trẻ được trẻ yêu thích và là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ được cái hay cái đẹp của nghệ thuật. Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối quan hệ thẩm mỹ với thế giới, với nghệ thuật một cách sâu sắc dễ dàng. Đó là sự hình thành mối quan hệ giữa trẻ với âm nhạc nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ, hiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay cái dở, biết hoạt động độc lập và sáng tạo khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau. Có thể nói rằng giáo dục âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường, lớp Mầm non. Tất cả trẻ mầm non đều yêu thích âm nhạc chúng muốn được hòa mình vào những bài hát nhí nhảnh hồn nhiên, hòa mình với những điệu múa mềm mại, hòa mình với những trò chơi âm nhạc ngộ nghĩnh đáng yêu và các hoạt động âm nhạc đã giúp cho chúng thỏa mãn được nhu cầu ấy, giúp những tâm hồn thơ ấu ấy phát triển toàn diện nhân cách. Ở trường mầm non, cô giáo không chỉ là người mẹ hiền thứ hai mà còn là người trực tiếp thổi vào những tâm hồn trong trẻo, ngây thơ những rung động, cảm thụ về âm nhạc để bé có những cảm giác vui tươi, hưng phấn trong học tập và vui chơi. Như vậy, hoạt động âm nhạc có vai trò quan trọng, góp phần phát triển toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể lực và đặc biệt là thẩm mỹ cho trẻ mầm non. 2 Song thực tế chất lượng hoạt động âm nhạc ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên chưa thật sự đạt được những yêu cầu trên. Là cán bộ quản lý tôi nhận thấy qua dự giờ thăm lớp, qua quan sát các hoạt động âm nhạc của trẻ tại các nhóm lớp thì việc tổ chức các hoạt động âm nhạc theo chủ đề, tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tổ chức các trò chơi âm nhạc chưa thật sự đạt hiệu quả cao, giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại nhà trường. Từ những hạn chế trên, nếu biết vận dụng một cách sáng tạo linh hoạt việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, thường xuyên tổ chức kiến tập bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tích cực sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi phù hợp thì chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non sẽ được nâng cao. Chính vì vậy năm học 2012- 2013 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng ngày ở trường Mầm non ” để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng ngày tại trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo “Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc hàng ngày cho trẻ ở trường Mầm non”. 2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động giáo dục âm nhạc tại 11 nhóm lớp và 22 cô giáo ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng hết tháng 3 năm 2013. III. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ hàng ngày ở trường Mầm Non và chất lượng đội ngũ giáo viên từ đó tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên nói riêng các trường mầm non trong toàn huyện Than Uyên 3 nói chung. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ lần đầu được áp dụng có hiệu quả tại trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. Trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm quản lý chỉ đạo hệ thống các giải pháp đã được áp dụng thực tế và mang lại hiệu quả, đó là : Chỉ đạo giáo viên căn cứ vào đặc điểm cảm thụ âm nhạc của trẻ mần non theo từng độ tuổi để tổ chức có hiệu quả hoạt động âm nhạc theo từng chủ đề; Giáo viên linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ theo từng thời điểm trong ngày tại trường mầm non; Thông qua việc tổ chức hoạt động lễ hội nhằm nâng cao chất lượng âm nhạc cho trẻ mầm non; Giáo viên tích cực trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, trong việc sưu tầm trò chơi, làm và sử dụng đúng mục đích ý nghĩa của đồ dùng đồ chơi trong hoạt động âm nhạc của trẻ tại trường mầm non. 4 PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Âm nhạc có khả năng tác động đến con người ngay từ thuở còn nằm trong nôi nghe tiếng hát ru của bà của mẹ. Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm, những biểu hiện sinh động của trẻ khi nghe thấy nhạc âm đã khẳng định rằng cho trẻ làm quen với âm nhạc từ những năm tháng đầu tiên sẽ là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ em ở nhiều mặt như thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất Trong khi tác động đến tình cảm, âm nhạc cũng đồng thời hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức. Âm nhạc trong trường mầm non có ảnh hưởng tốt đến văn hóa trong hành vi của trẻ. Trong khi cùng hát, cùng múa, cùng chơi trò chơi âm nhạc với những xúc cảm giữa trẻ xuất hiện sự cảm thông quan tâm đến nhau, trẻ biết kiềm chế biết điều khiển vận động để cùng các bạn thể hiện bài hát, điệu múa. Âm nhạc giáo dục ở trẻ ý chí, tính tổ chức, sự kiên trì. Niềm vui phấn khởi khi biểu diễn các bài hát điệu múa thú vị trước các trò chơi, âm nhạc còn động viên những trẻ nhút nhát thiếu tự tin thêm mạnh dạn hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động. Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát và nhạy bén khi trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm nhạc, ghi nhớ đặc điểm tính chất tượng hình âm nhạc. Âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe âm nhạc. Luyện tập thường xuyên để phân biệt các chi tiết âm nhạc là cơ sở ban đầu tạo cho trẻ có khả năng tiếp cận với tác phẩm âm nhạc phân biệt được câu nhạc, đoạn nhạc, thể loại âm nhạc của tác phẩm từ đó tai nghe âm nhạc của trẻ được dần dần phát triển. Tính chất đa dạng của hoạt động âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi của nhịp tim, sự trao đổi máu, hô hấp, giãn nở cơ Vận động theo 5 nhịp điệu âm nhạc giúp trẻ phối hợp các động tác chân tay, đi lại vững vàng, tất cả các vận động toàn thân trở nên chính xác nhịp nhàng hơn. Hoạt động hát gắn với sự phát triển cơ thể trẻ, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, làm cho giọng nói giọng hát của trẻ trở lên ổn định dần, tạo điều kiện rèn luyện phối hợp giữa nghe và hát. . Giáo dục Âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năng phát triển cảm xúc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi. Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu nói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo phù hợp Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ski đã tổng kết : “Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo ” II. Thực trạng của vấn đề 1. Vài nét về nhà trường Trường Mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên là một trong bốn đơn vị trường học đóng trên địa bàn Thị trấn, thành lập năm 1988 và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia năm 2007. Trường có nhiều điều kiện thuận lợi về địa bàn dân cư, giao thông đi lại thuận tiện, có một điểm trường tập trung được đặt ở trung tâm văn hóa - chính trị của huyện với đa số phụ huynh học sinh là cán bộ công chức nhà nước và tiểu thủ công nên việc huy động trẻ ra lớp luôn đảm bảo và vượt kế hoạch giao. Bên cạnh đó nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận của các bậc cha mẹ trẻ. Những năm gần đây trường luôn đạt trường tiên tiến xuất sắc giữ vững danh hiệu trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, là đơn vị đầu tiên của ngành Giáo dục và 6 Đào tạo huyện Than Uyên vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua năm học 2011-2012. Năm học này trường có 11 nhóm lớp/305 bé. Trong đó nhà trẻ 2 nhóm/55 bé, mẫu giáo 9 lớp/250 bé. Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên 35 đồng chí (Ban giám hiệu: 03, Giáo viên đứng lớp: 22, Nhân viên: 10). Chia theo trình độ (Đại học: 03, Cao đẳng: 08, Trung học: 18, Chưa qua đào tạo: 06). Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối khang trang với các phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, có đủ các phòng chức năng đặc biệt là có phòng hoạt động âm nhạc với tương đối đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc của trẻ. 2. Thực trạng về chất lượng giáo dục âm nhạc của nhà trường 2.1. Ưu điểm + Về đội ngũ giáo viên: Tổng số giáo viên đứng lớp: 22 Đủ về số lượng giáo viên theo định biên, 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn 8/22 = 36,4%. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề, có 15/22 giáo viên biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, một số giáo viên có năng khiếu về âm nhạc như cô giáo Vũ Thị Cúc, Đào Thị Tâm, Lò Thị Thảo + Về học sinh: Tổng số 11 nhóm lớp/305 học sinh. Hầu hết các cháu đều nhanh nhẹn, hoạt bát, thích được múa hát, thích nghe nhạc nghe hát. Đặc biệt với độ tuổi mẫu giáo (3 – 5 tuổi) trẻ đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc qua khả năng nghe nhạc, nghe đàn, hát được theo đàn 2.2. Những hạn chế + Về đội ngũ giáo viên: Có 15/22 = 68% giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ chưa linh hoạt sáng tạo theo chủ đề, hình thức tổ chức rập khuôn, máy móc, có đ ến trên 60% giáo viên khi hát cho trẻ nghe còn chênh giọng, sai cao độ trường độ cuả bài hát và việc lựa chọn tổ chức trò chơi âm nhạc chưa có tác dụng, lựa chọn thời điểm lồng ghép âm nhạc trong ngày chưa hiệu quả + Về học sinh: Mức độ cảm thụ âm nhạc ở trẻ chưa đồng đều, nhiều trẻ mạnh dạn say mê, có trẻ lại thờ ơ không hứng thú. Trẻ nhà trẻ còn nhút nhát, khả năng 7 nghe nhạc nghe đàn còn bập bõm, kỹ năng vận động theo nhạc còn đơn điệu 2.3. Đánh giá thực trạngmức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ Chất lượng giáo dục âm nhạc chia theo độ tuổi được thể hiện qua kết quả khảo sát tại thời điểm tháng 9/2012 (đầu năm học) như sau : Mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ Độ tuổi Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Nhà trẻ 15 % 25% 45 % 15 % Mẫu giáo 3-4 tuổi 20 % 25 % 40 % 15 % Mẫu giáo 4-5 tuổi 18 % 22 % 45 % 15 % Mẫu giáo 5-6 tuổi 20 % 25 % 45 % 10 % 2.4. Nguyên nhân của hạn chế - Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ của tổ khổi, ban giám hiệu nhà trường chưa thực sự đem lại hiệu quả. - Giáo viên mới ra trường chiếm tỷ lệ cao (68%), giáo viên cao tuổi (tuổi từ 45- 53 có 6/22 = 27,3%). - Một số giáo viên chưa thực sự tích cực bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. - Trẻ nhà trẻ mới đi học, lần đầu đến trường chưa quen với môi trường sinh hoạt học tập ở trường mầm non, nề nếp học chơi chưa ổn định. - Chưa có kinh nghiệm tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc cho trẻ trong từng thời điểm sinh hoạt ở trường, trong các hoạt động lễ hội. III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề Từ thực trạng nêu trên nhằm khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ tại nhà trường với cương vị là một nhà quản lý xin đưa ra một số biện pháp chỉ đạo đã được áp dụng có hiệu quả tại trường như sau : 1. Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để tổ chức tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ Đội ngũ giáo viên là người quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chất lượng hoạt động âm nhạc nói riêng. Để làm được điều đó bên cạnh sự tâm huyết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ 8 giáo viên còn phải có năng lực chuyên môn tốt. Từ những hạn chế của đội ngũ giáo viên trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ tại nhà trường, và thực tế có đến 68 % giáo viên mới ra trường tôi đã cùng Ban giám hiệu, tổ khối xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đi sâu bồi dưỡng nâng cao chất lượng một số chuyên đề trong đó có chuyên đề : Nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ. Năm học này chuyên đề lại tiếp tục được triển khai sâu rộng tới 100% giáo viên thuộc hai tổ chuyên môn Nhà trẻ và Mẫu giáo. Trước hết là công tác dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua kiến tập dự giờ, xây dựng tiết mẫu. Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng, giáo viên không chỉ kiến tập theo qui định (4 hoạt động/tháng) tôi đã chỉ đạo hai tổ chuyên môn lựa chọn nội dung, những điểm giáo viên còn thiếu, còn yếu để tổ chức kiến tập dự giờ và bố trí giáo viên khá giỏi dạy mẫu cho cả tổ cùng dự giờ sau đó trao đổi rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất về nội dung, hình thức, phương pháp, nghệ thuật sư phạm và cách xử lý tình huống khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc. (Một tiết dạy mẫu do cô giáo Trần Thúy Hằng thực hiện) Bên cạnh công tác kiến tập dự giờ là việc chỉ đạo giáo viên tích cực làm 9 và sử dụng đồ dùng âm nhạc một cách có hiệu quả. Cứ đến thứ sáu tuần 3 của tháng hai tổ chuyên môn lại cùng làm mới và bổ sung đồ dùng âm nhạc theo từng chủ đề như mũ múa, một số nhạc cụ, trang phục biểu diễn để sử dụng trong các giờ hoạt động âm nhạc và trong các dịp lễ hội. Đây là một hoạt động giúp cho các cô giáo có cơ hội tham khảo, học hỏi và trải nghiệm những cách làm, cách trang trí, cách sử dụng đồ dùng âm nhạc sao cho phù hợp trong từng hoạt động nhằm đem lại cho các bé cảm giác hưng phấn khi tham gia hoạt động âm nhạc. (Tổ chức làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc) Thực tế cho thấy, khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mới) có những bài hát dạy trẻ và nhất là những bài cô hát cho trẻ nghe có thể nói là “khó” với một số giáo viên nhất là giáo viên ít có năng khiếu về âm nhạc. Qua dự giờ thăm lớp thì có đến 60% giáo viên khi tổ chức hoạt động hát cho trẻ nghe đã không thành công thể hiện ở chỗ cô hát sai giọng, chênh về cao độ, trường độ của bài hát dẫn đến trẻ không hứng thú, không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những làn điệu dân ca hoặc những bài hát cho trẻ nghe có giai điệu mượt mà 10 sâu lắng Để khắc phục tình trạng này tôi đã đã chỉ đạo hai tổ chuyên môn cụ thể là một số cô có năng khiếu âm nhạc như cô Cúc, cô Tâm, cô Thảo lựa chọn những bài hát nghe trong từng chủ đề chủ điểm mà đa số giáo viên chưa hát được để tổ chức ôn luyện, hướng dẫn cho giáo viên trong tổ hát những bài hát khó nhất là những bài cô hát cho trẻ nghe. Hình thức này không chỉ thực hiện trong các buổi sinh hoạt chuyên môn mà còn ở mọi lúc mọi nơi. Cứ như thế, cho đến thời điểm này đã có đến 90% giáo viên tự tin và đã tổ chức thành công hoạt động cho trẻ nghe hát bằng chính giọng hát của mình, còn các bé đã thật sự được cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật của các tác phẩm âm nhạc đó. (Cô giáo Vũ Thị Cúc hướng dẫn giáo viên một số bài hát khó trong chương trình) Bằng hình thức bồi dưỡng cho giáo viên những gì mà giáo viên còn yếu, còn thiếu có thể nói công tác bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên đề âm nhạc của nhà trường đã đem lại những kết quả đáng mừng. Qua dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy giáo viên tự tin, học sinh hưng phấn mức độ cảm thu âm nhạc tăng lên và đặc biệt kết quả được thể hiện qua phong trào hội giảng. Hội giảng cấp trường đạt 18/22 giáo viên trong đó có 15 tiết âm nhạc xếp loại khá, tốt. Hội giảng cấp [...]... đã nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên PHẦN KẾT LUẬN I Những bài học kinh nghiệm 24 Có thể nói rằng qua nghiên cứu, tìm tòi trao đổi và trải nghiệm cùng đội ngũ giáo viên tại trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc hàng ngày cho trẻ đã đem lại kết quả tạo sự chuyển biến rõ nét trong chất lượng. .. lượng chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ, tăng khả năng cảm thụ âm nhạc cho tất cả các bé trong nhà trường Từ những kết quả đáng mừng trên bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng ngày ở trường mầm non như sau: Một là: Phải thường xuyên, liên tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ dưới... tưởng tượng phong phú, nhu cầu và lòng yêu nhạc cho các bé 3 Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc phù hợp cho trẻ tại nhà trường theo từng thời điểm Một vấn đề quan trọng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là đưa âm nhạc vào đời sống hàng ngày của trẻ Chất lượng giáo dục âm nhạc chỉ thực sự đạt được khi trẻ biết sử dụng vốn âm nhạc như những bài hát, điệu múa, những cảm xúc, ấn tượng về âm. .. nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc cho trẻ tại nhà trường Hai là: Chỉ đạo giáo viên nắm chắc khả năng cảm thụ âm nhạc ở từng độ tuổi để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc phù hợp, linh hoạt theo từng chủ đề ở từng nhóm lớp Ba là: Chỉ đạo giáo viên lựa chọn và tổ chức tốt hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tại trường theo từng thời điểm trong ngày một cách phù hợp Bốn là: Chỉ đạo giáo. .. dụng triển khai Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ đã được áp dụng thực hiện có hiệu quả tại 11 nhóm lớp và 22 giáo viên của trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên Với kết quả và ý nghĩa đó sáng kiến có thể áp dụng cho một số trường mầm non huyện Than Uyên nhằm góp phần tạo chuyển biến và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho các cháu trong trường mầm non IV Kiến nghị,... vững chất lượng giáo dục âm nhạc của nhà trường xin kiến nghị với Phòng Giáo dục, Sở giáo dục và Đào tạo một số vấn đề sau: Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên đề âm nhạc, kỹ năng âm nhạc cho đội ngũ giáo viên Tạo điều kiện bổ sung, tăng cường thiết bị dạy học cho nhà trường nhất là đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan học hỏi kinh nghiệm ở một số trường. .. xúc, ấn tượng về âm nhạc vào mọi sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non Nhờ đó, cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, thú vị và đặc biệt là trẻ thêm yêu trường lớp cô giáo và các bạn từ đó chăm ngoan tới lớp Tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chọn một số thời điểm trong ngày để tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ ở trường như sau: 3.1 Âm nhạc với thời điểm bé đến lớp: Thời điểm trẻ đến lớp tôi chỉ đạo giáo viên lựa chọn... 11/11 giáo viên trong đó có 08 tiết âm nhạc được đánh giá xếp loại Tốt 2 Chỉ đạo giáo viên căn cứ vào khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ theo từng độ tuổi để tổ chức hoạt động âm nhạc có hiệu quả Mục đích của hoạt động âm nhạc trong trường mầm non nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hóa âm nhạc, góp phần giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện Tuy nhiên, đối với trẻ. .. động âm nhạc Năm là: Động viên, khuyến khích giáo viên tích cực làm và sử dụng đồ dùng âm nhạc một cách hiệu quả và có ý nghĩa II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên đã được áp dụng có hiệu quả tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực Đó là: Thay đổi nhận thức của các bậc cha mẹ trẻ, ... kinh nghiệm ở một số trường mầm non trong và ngoài tỉnh 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nghệ thuật âm nhạc với trẻ Mầm non – Tác giả Hoàng Văn Yến (Nhà xuất bản Giáo dục 11/1999) 2 Bồi dưỡng âm nhạc cho giáo viên mầm non – Hoàng Văn Yến chủ biên và nhiều tác giả (Nhà xuất bản Giáo dục 7/2003) 3 Trò chơi âm nhạc cho trẻ Mầm non – Hoàng Văn Yến (7/2003) 4 Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học – Tiến . tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ hàng ngày ở trường Mầm non ” để nghiên cứu và tìm ra những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. động giáo dục âm nhạc của trẻ hàng ngày ở trường Mầm Non và chất lượng đội ngũ giáo viên từ đó tìm ra biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non số 1. nhạc cho trẻ hàng ngày tại trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc

Ngày đăng: 15/01/2015, 12:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan