1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN lý bồi DƯỠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THIẾT kế TRÒ CHƠI học tập CHO GIÁO VIÊN các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN HIỆP hòa bắc GIANG

135 229 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- 

 -HOÀNG THỊ CÚC

QU¶N Lý BåI D¦ìNG øNG DôNG C¤NG NGHÖ TH¤NG TINTRONG THIÕT KÕ TRß CH¥I HäC TËP CHO GI¸O VI£N C¸C

TR¦êNG MÇM NON HUYÖN HIÖP HßA - B¾C GIANG

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kiểm

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dụcCB, GV, NV Cán bộ, giáo viên và nhân viên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc đề tài 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG ỨNG DỤNGCNTT TRONG THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO GIÁO VIÊNMẦM NON 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.3 Ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập 19

1.3.1 Các quan điểm chỉ đạo thiết kế TCHT 19

Trang 4

1.4.2 Mối quan hệ với các tổ chuyên môn 30

1.4.3 Sự phối hợp giữa Hiệu trưởng với Phòng GD&ĐT 31

1.4.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT choGVMN 32

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiếtkế TCHT cho GVMN 35

1.5.1 Chủ trương, cơ chế chính sách về ứng dụng CNTT trong giáo dục nóichung và trong trường mầm non nói riêng 35

1.5.2 Nhận thức của cơ quan quản lí và các cơ sở giáo dục trong việc chỉ đạotriển khai ứng dụng CNTT trong trường mầm non 36

1.5.3 Nhân lực và trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trườngmầm non 37

1.5.4 Cơ sở vật chất, thiết bị CNTT 37

Kết luận chương 1 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG ỨNG DỤNG CNTTTRONG THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO GIÁO VIÊN MẦMNON CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HIỆP HOÀ, TỈNH BẮCGIANG 40

2.1 Khái quát về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục huyện HiệpHoà, tỉnh Bắc Giang 40

2.1.1 Sơ lược về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và Giáo dục - Đào tạo củahuyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang 40

2.1.2 Kết quả giáo dục mầm non của huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang 41

2.2 Thực trạng GV ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập và quản lýbồi dưỡng GV ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập 44

2.3 Đánh giá chung 61

2.4 Phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan 64

Kết luận chương 2 66

Trang 5

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG ỨNG DỤNG CÔNGNGHỆ THÔNG TIN TRONG THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHOGIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH

3.2.6 Quản lý về CSVC, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho bồi dưỡng 93

3.2.7 Tăng cường mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với Phòng GD&ĐT trongcông tác quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT choGVMN 96

Trang 6

3.2.8 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng kỹ năng về ứng

dụng CNTT trong thiết kế TCHT cho giáo viên 98

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 102

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 104

3.4.1 Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất 104

3.4.2 Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý dề xuất 107

3.4.3 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồidưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT cho GVMN huyện Hiệp Hòa –tỉnh Bắc Giang 109

Kết luận chương 3 112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sự cần thiết ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT cho trẻ mẫu giáo .46Bảng 2.2: Thống kê mức độ sử dụng TCHT có ứng dụng CNTT của GV 46Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế TCHT cho trẻmẫu giáo 48Bảng 2.4: Mức độ kỹ năng đạt được về ứng dụng CNTT trong thiết kế của GV .49Bảng 2.5: Những khó khăn của GV khi ứng dụng CNTT thiết kế TCHT dạytrẻ lứa tuổi mẫu giáo 50Bảng 2.6: Trình độ CNTT của giáo viên các trường mầm non huyện HiệpHòa, tỉnh Bắc Giang 52Bảng 2.7: Thực trạng mức độ cần thiết của các nội dung bồi dưỡng về ứngdụng CNTT cho GVMN 53Bảng 2.8: Mức độ cần thiết của các hình thức tổ chức bồi dưỡng về ứng dụngCNTT trong thiết kế và giảng dạy cho GVMN 54Bảng 2.9: Nhu cầu bồi dưỡng của GVMN về sử dụng các phần mềm hỗ trợthiết kế TCHT cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo 55Bảng 2.10: Đánh giá về thực trạng quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trongthiết kế cho GVMN 59Bảng 2.11: Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng ứngdụng CNTT trong thiết kế TCHT cho GVMN huyện Hiệp Hòa 65Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất 105Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 107Bảng 3.3: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của cácbiện pháp đề xuất 109

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất 106Biểu đồ 3.2: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 108Biểu đồ 3.3: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT cho GVMN huyệnHiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 111

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang đứng trước nhiều thay đổi lớn về mọi mặt của xã hội.Điều này đã đặt nền giáo dục nước ta đứng trước những cơ hội và thách thứcmới, cố gắng tránh hiện tượng tụt hậu so với nước khác Một trong những yếutố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình hội nhập đó là nguồnnhân lực Do đó, giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng với yêu cầuđào tạo ra những con người mới năng động, sáng tạo, có khả năng tự học tiếpthu kiến thức mới, giải quyết mọi tình huống xảy ra Để thực hiện được nhiệmvụ này, nền giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện từ mục tiêu,nội dung đến phương pháp dạy học Định hướng cơ bản của đổi mới phươngpháp dạy học đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng vềgiáo dục và đào tạo: ''Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duysáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ýchí vươn lên''.

Các nhà giáo dục cho rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học mộtcách có hiệu quả, ngoài việc đổi mới về nội dung chương trình, cần thiết phảiứng dụng công nghệ thông tin và đưa các phương tiện dạy học hiện đại vàoquá trình dạy học Để đạt được mục tiêu đó, những năm gần đây ở các trườngmầm non với việc sử dụng công nghệ thông tin để công nghệ hóa quá trìnhdạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ Trong đó, việc ứng dụngcác phần mềm máy tính và các phương tiện hiện đại để thiết kế trò chơi trongdạy học chiếm vị trí rất quan trọng Đối với học sinh mầm non, ở lứa tuổi nàysự chú ý chưa cao Bên cạnh hoạt động học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầuvui chơi giao lưu bạn bè vẫn còn cao và cần được thỏa mãn.

Trò chơi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non bởi vìở lứa tuổi này đặc điểm tâm lý nổi bật của các em là: ''Học mà chơi, chơi màhọc", các em chưa thể tập trung chú ý quá lâu vào một hoạt động vì vậy đưa

Trang 10

trò chơi vào học tập vừa là món quà tinh thần trong mỗi tiết học là phươngtiện góp phần phát triển trí tuệ của trẻ Trong quá trình chơi trẻ phải sử dụngcác giác quan để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi, qua đó mà cácgiácquan của các em trở lên tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn và tư duytrừu tượng cũng được phát triển Ngoài ra, trò chơi học tập còn làm thay đổihình thức học tập, làm cho không khí lớp học được thoải mái và dễ chịu hơn,học sinh thấy vui và cởi mở hơn, tinh thần đoàn kết được xây dựng và pháttriển Đặc biệt hơn qua trò chơi học tập trẻ tiếp thu bài học tự giác và tích cựchơn, học sinh được củng cố và hệ thống hóa kiến thức Vì vậy, trò chơi họctập trở thành phương tiện quan trọng hơn cả trong việc phát triển trí tuệ chotrẻ mẫu giáo cũng như các mặt giáo dục khác Hiệu quả của trò chơi học tậpphụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tậptrong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho trẻ giữ vai trò quan trọng Nếuthiết kế trò chơi phù hợp với nội dung giáo dục, kích thích được hứng thú củatrẻ sẽ góp phần phát triển cao trí tuệ, cũng như các mặt giáo dục khác, giúp trẻphát triển một cách toàn diện nhất.

Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đã được đầu tư, trang bị:Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạngInternet…tạo diều kiện cho người giáo viên mầm non ứng dụng Công nghệthông tin vào trong giảng dạy.

Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào phục vụ choviệc thiết kế và giảng dạy của giáo viên còn nhiều hạn chế Đặc biệt trong cácgiờ dạy giáo viên vẫn chỉ sử dụng những trò chơi có sẵn và thường lặp đi lặplại nhiều lần, giáo viên chưa tự tìm tòi, thiết kế những trò chơi mới phù hợp.Do đó, việc tổ chức trò chơi trong dạy học chưa đạt được hiệu quả cao vàchưa lôi cuốn được học sinh tham gia chơi một cách tích cực Xuất phát từthực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Trang 11

“Quản lí bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơihọc tập cho giáo viên các trường mầm non huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó đềxuất biện pháp quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi họctập cho giáo viên các trường mầm non huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu.

Quản lý bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu.

Quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập chogiáo viên mầm non.

4 Giả thuyết khoa học

Hiệu quả của trò chơi học tập phụ thuộc khá lớn vào công tác thiết kếtrò chơi Nếu đề tài chọn lựa, đề xuất và áp dụng biện pháp quản lý bồi dưỡnggiáo viên ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập cho trẻ theo chứcnăng quản lý phù hợp với thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả của trò chơi học tập,trẻ hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào trò chơi góp phần phát triển caotrí tuệ, cũng như các mặt giáo dục khác.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTTtrong thiết kế trò chơi học tập cho giáo viên mầm non

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong thiết kếTCHT cũng như sử dụng các trò chơi học tập để dạy trẻ mẫu giáo của GVmột số trường mầm non huyện Hiệp Hòa và công tác quản lý bồi dưỡng giáoviên ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập.

Trang 12

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trongthiết kế trò chơi học tập cho giáo viên các trường mầm non huyện HiệpHòa, tỉnh Bắc Giang.

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Biện pháp quản lý bồi dưỡng dành cho hiệu trưởng trường mầm non.Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vềcác biện pháp quản lý bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT chogiáo viên các trường mầm non huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Chú trọngbồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT).

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Bằng việc đọc tài liệu, thu nhập thông tin có liên quan, phân tích, tổnghợp, hệ thống hoá lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với giáo viên để thu thập thông

tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Phương quan quan sát: Trực tiếp đi dự giờ dạy của giáo viên có ứng

dụng CNTT vào giảng dạy và tổ chức các trò chơi học tập; rút ra được nhữngnhận xét về công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ứng dụng CNTT trong thiếtkế trò chơi học tập và đưa chúng vào các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo.

Phương pháp điều tra Anket: Thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến để

thu thập thông tin về thực trạng quản lý, bồi dưỡng giáo viên ứng dụng CNTTvào thiết kế trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo.

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý số liệu các kết quả điều tra nghiên cứu.

8 Cấu trúc đề tài

Đề tài gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệutham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.

Trang 13

Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việcứng dụng CNTT như: Hoa kỳ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo…Để ứng dụng được CNTT như ngày nay các nước này đã trải qua rất nhiều cácchương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào lĩnh vựckhoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứngdụng vào khoa học công nghệ và giáo dục Họ coi đây là vấn đề then chốt củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa đề xây dựng, phát triển côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng, pháttriển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thếgiới Vì vậy, họ đã thu nhập được những thành tựu rất đáng kể.

Nhật Bản: Xây dựng chương trình quốc gia có tên “Kế hoạch một xãhội thông tin - mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã được công bố từ nhữngnăm 1972.

Trang 14

Autralia: Vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướngđi được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thôngtin”, tài liệu này bao gồm 2 mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nềnkinh tế thông tin:

Một là: Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sửdụng tin cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT vànhững học sinh này cũng có ý thức được tác động của những ngành côngnghệ này lên xã hội.

Hai là: Tất cả trường đều hướng tới việc kết hợp CNTT vào trong hệthống của họ, để cải thiện khả năng học tập của học sinh, để đem lại nhiềucơ hội học tập hơn cho người học và tăng hiệu quả của việc thực tập kinhdoanh của họ.

Có thể nói ứng dụng CNTT có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển củaxã hội nói chung và giáo dục nói riêng CNTT đã đang tạo ra một cuộc cáchmạng thực sự về giáo dục.

CNTT đã phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dụctrong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học

Đối với bậc học học mầm non, giáo viên có thể ứng dụng CNTT đổi mớiphương pháp và hình thức dạy học bằng cách soạn giáo án điện tử, sưu tầm cáctrò chơi, ứng dụng các phần mềm để thiết kế các trò chơi mới với phù hợp vớinguyên tắc vô cùng quan trọng là nguyên tắc “Dạy học trực quan”.

T.A Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, NXB giáo dục Hà Nội đãđưa ra một số phương pháp sư phạm như: Phương pháp làm việc với Sáchgiáo khoa, Phương pháp học tập ở phòng thí nghiệm, phương pháp luyện tập,ôn tập …Đặc biệt là phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh Đồngthời bà đưa ra một số nguyên tắc, theo bà nguyên tắc dạy học trực quan đượcthể hiện ở chỗ giáo viên dùng những đồ dùng dạy học khác nhau và các

Trang 15

phương tiện kỹ thuật nghe, nhìn để dạy học, đồ dùng trực quan được trình bàyrực rỡ, đẹp đẽ, rõ ràng Việc sử dụng đồ dùng phải kèm theo lời nó, giúp họcsinh chú ý vào cái chính, cái bản chất Bà phân nhóm các hình thức trực quannhư sau: Trực quan tự nhiên gồm các đối tượng thật như: Động vật, thực vật,thiên nhiên…; Trực quan hình khối, nhằm đem lại hình ảnh của thế giới thựctại (Các loại tranh ảnh); Trực quan âm thanh dùng các phương tiện âm thanhđể tái tạo những hình tượng âm thanh; Trực quan tượng trưng…Trong lí luậndạy học của mình, bà chỉ ra cách sử dụng phương tiện trực quan phù hợp vớitừng giai đoạn của quá trình học tập, bà chú ý đến khả năng nhận thức của lứatuổi, việc sử dụng trực quan cần phù hợp với đặc điểm phát triển tâm - sinh lýcủa trẻ Như vậy, T.A.Ilina đã đưa ra những yêu cầu đa dạng phong phú vềthể loại, chất lượng, mẫu mã, đồng thời bà đưa ra cách thức sử dụng đồ dùngdạy học kèm theo những thủ thuật phát huy triệt để ý nghĩa của những đồdùng dạy học đó.

J.G.Petxtalozi (1746-1827) trong cuốn “Giáo dục học mầm non” tậpIII, NXB Đại học sư phạm Ông cho rằng đối với dạy học ở mẫu giáo điềuquan trọng nhất là phải phát triển khả năng quan sát các sự vật, khả năngnghiên cứu của chúng một cách tỉ mỉ, đúng đắn và sâu sắc, quan sát sự vật,hiện tượng có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ.Ông cũng khẳng định vai trò của người thầy giáo Thầy giáo không chỉ làngười có học vấn, có giáo dục mà còn phải biết giáo dục người khác Ngườithầy giáo cần hết lòng yêu thương trẻ em, coi mình như cha mẹ trẻ Như vậykhông chỉ khẳng định vai trò của hiện thực khách quan, của yếu tố trực quan,J.G.Petxtalozi còn khẳng định vai trò của người thầy giáo trong việc dẫn dắttrẻ tiếp nhận những kiến thức trực quan sinh động ấy.

Trang 16

1.1.2 Trong nước

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục là một trong những vấn đềđã và đang được Bộ GD&ĐT rất quan tâm Năm học 2008 – 2009 được BộGD&ĐT lấy làm năm học CNTT.

Ngày 5/7/2006 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã kí quyết định số 3382/QĐ- BộGD&ĐT về phê duyệt dự án “Ứng dụng CNTT trong GDMN” Thực hiện sựchỉ đạo của lãnh đạo Bộ, cấp học mầm non đã chủ động, sáng tạo triển khainhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong GDMN Bộ GD&ĐT đã ra các văn bảnchỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên cốtcán ở tất cả các tỉnh thành về ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt độngchăm sóc, giáo dục trẻ Các địa phương đã triển khai tập huấn, mua sắm máytính, máy chiếu, các phần mềm vui học để thực hiện công tác quản lí, chỉ đạocũng như ứng dụng vào tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ.

Năm 2010, Vụ giáo dục mầm non (GDMN), Bộ GD&ĐT đã tổ chứctổng kết 5 năm ứng dụng CNTT trong GDMN Qua những năm đầu triển khaichỉ đạo thực hiện, cấp học mầm non đã có những kết quả đáng khích lệ trongviệc ứng dụng CNTT vào quản lí, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui họccho trẻ mầm non.

Tính đến năm 2010 – 2011, tổng số trường nối mạng Internet trên cảnước là 11.771 trường, chiếm 90,7%; Số CBQL - GV biết ứng dụng CNTT là164.794 người, chiếm 58,3%, có nhiều giáo án điện tử, trò chơi vui học cóchất lượng, đã được đội ngũ cán bộ, GV mầm non xây dựng và sử dụng mộtcách có hiệu quả, góp phần nâng cao hiểu biết cho trẻ cũng như tạo niềm vui,ham thích tham gia hoạt động của trẻ [26].

Để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong hoạt động dạy học củacấp học mầm non Năm 2011- 2012, Bộ GD&ĐT đã có văn bản số5454/BGDĐT-GDMN về việc hướng dẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non:

Trang 17

* CNTT đã tạo nên sự biến đổi về chất trong giáo dục mầm non:- CNTT giúp cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học

- Giúp giáo viên tìm kiếm thông tin tư liệu.

- Tăng khả năng tương tác trong giáo dục mầm non.

* CNTT mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổimới phươg pháp, phương tiện dạy học: Sử dụng các phần mềm Bộ Office,Lesson Editor/Violet, Flash, Photshop, Converter, ….

- Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Máy tính, máy chiếu,mạng máy tính.

- Ứng dụng đa phương tiện trong dạy học.* CNTT thay đổi phương thức quản lý- Quản lý qua mạng Internet

- Sử dụng các phần mềm quản lý

Hiện nay các trường mầm non đã cài đặt, khai thác khá nhiều phầnmềm vui chơi, học tập đa dạng phong phú Ngoài phần mềm vui họcKidsmart đã được Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT phối hợp với công tyIBM Việt Nam triển khai trên diện rộng trong cả nước thì còn có các phầnmềm khác như Kixpix, Hapyykids, Powerpoint, Flash,…để hỗ trợ giáo viênxây dựng, thiết kế TCHT phù hợp với các hoạt động dạy học cụ thể.

Qua nghiên cứu các tài liệu tác giả đã thấy có một số công trình nghiêncứu về ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT; quản lý ứng dụng CNTT tronghoạt động dạy học:

- Tác giả Đinh Thị Lan (2010): “Ứng dụng CNTT để thiết kế trò chơi

học tập phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé” tác giả đã hệ thống hóa những

vấn đề lý luận cơ bản về CNTT; tìm hiểu thực trạng và ứng dụng CNTT thiếtkế một số trò chơi học tập phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé.

Trang 18

- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2014) với đề tài: “Quản lý ứngdụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở các trường mầm nonhuyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” đã nghiên cứu những vấn đề lí luận vềviệc quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học; tìm hiểu thực trạng việc quảnlý ứng dụng CNTT trong dạy học; đề xuất một số biện pháp quản lý ứngdụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng các trường mầm non huyện SócSơn, thành phố Hà Nội.

Có thể khẳng định việc ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học,quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nângcao hiệu quả giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết Tuy nhiên, thựctế việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, cũng như thiết kế TCHTcòn những hạn chế đáng kể, đặc biệt đối với bậc học mầm non:

Một số CBQL còn có những hạn chế về năng lực quản lí nói chung vànăng lực quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nói riêng; việc xácđịnh tầm quan trọng của CNTT trong GDMN của các cấp, các ngành ở nhiềuđịa phương chưa được quan tâm đúng mức; đội ngũ giáo viên còn yếu vềtrình độ tin học, đặc biệt là về kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng các phầnmềm để thiết kế TC, các bài giảng điện tử dạy trẻ mầm non.

Cho đến nay tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng chưacó công trình nghiên cứu nào đề cập vấn đề quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTTtrong thiết kế trò chơi học tập cho giáo viên các trường mầm non Việc nghiêncứu, đề xuất các biện pháp của đề tài đang là vấn đề mới và rất cần thiết.

Qua đó tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với các cấp lãnh đạotrong việc nghiên cứu, triển khai một số biện pháp quản lý bối dưỡng ứngdụng CNTT trong thiết kế TCHT cho GVMN trên địa bàn huyện.

Hy vọng của đề tài sẽ đề xuất được một số biện pháp quản lý bồi dưỡngứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT cho GVMN, góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động dạy học ở các trường mầm non huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Trang 19

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm

Có thể nói quản lý có nguồn gốc xa xưa như chính nguồn gốc của conngười Ngay từ khi xuất hiện loài người, con người cần phải có sức mạnh củatập thể để cùng nhau săn bắn, cùng nhau chống lại thú dữ…như thế cần phảicó những hoạt động chung mang tính tập thể để cùng nhau tồn tại, đây có thểđược coi là nguồn gốc của quản lý Quản lý ban đầu xuất hiện một cách tựphát với hình thức và qui mô đơn giản nhưng trải qua hoạt động thực tiễn,cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý cũng có sựphát triển mạnh mẽ mà cho đến ngày nay nó đã trở thành một khoa học, thậmchí là một trong những ngành khoa học quan trọng nhất, đem lại lợi ích to lớncho xã hội.

Trong quá trình hình thành lý luận về quản lý, các nhà nghiên cứu vớinhững cách tiếp cận khác nhau cũng đã đưa ra những định nghĩa khác nhau.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chunglà khách thể QL) nhằm thực hiện được những mục tiêu đặt ra và tiến đến cáctrạng thái có tính chất lượng mới” [28; tr.9]

Theo tác giả Trần Quốc Thành: “Quản lý là một quá trình định hướng,quá trình có mục tiêu; quản lý là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạtđược mục tiêu nhất định” [31; tr.6].

Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác độngcó định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằngviệc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạtđược mục đích của tổ chức.

Trang 20

* Chức năng quản lí

Khi phân loại về chức năng quản lý, các nhà nghiên cứu lý luận vềquản lý cũng có nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều đềcập tới bốn chức năng chủ yếu đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm travà trong đó thông tin vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để thực hiện chứcnăng quản lý.

Chức năng lập kế hoạch: Đây là công việc đầu tiên mà mỗi người quản

lý phải làm khi tiến hành công việc quản lý của mình Thực hiện chức năngnày có nghĩa là người quản lý phải xác định mục tiêu, mục đích đổi với thànhquả đạt được ở tương lai của tổ chức và các con đường cũng như cách thức đểđạt được mục tiêu, mục đích đó.

Chức năng tổ chức: Người quản lý sau khi lập xong kế hoạch cần phải

chuyển hóa những ý tưởng đó thành hiện thực, đó là tổ chức thực hiện Chứcnăng này bao gồm 2 nội dung:

- Tổ chức bộ máy: Sắp xếp, đáp ứng nhu cầu của mục tiêu và cácnhiệm vụ phải đảm nhận Nói khác đi, tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơchế hoạt động đủ để khả năng đạt được mục tiêu, phân chia thành các bộphận, sau đó ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ.

- Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lí, phân công công việc vàtrách nhiệm rõ ràng để mọi người cùng hướng vào mục tiêu chung Nhờ cácchức năng tổ chức mà người quản lí có thể kết hợp, điều phối tốt hơn cácnguồn vật lực, nhân lực một cách có hiệu quả Có thể nói tổ chức được coi làđiều kiện, là công cụ của người quản lí Nếu tổ chức tốt sẽ là khởi nguồn kíchthích các động lực Ngược lại, nếu tổ chức không tốt, sẽ kìm hãm, triệt tiêucác động lực làm giảm sút hiệu quả quản lí.

Chức năng điều hành (chỉ đạo): Lãnh đạo là một chức năng quản lý.

Thực hiện chức năng này đòi hỏi người quản lý phải dùng ảnh hưởng của

Trang 21

mình tác động đến mỗi thành viên trong tổ chức làm cho họ tự giác, nhiệt tìnhvà nỗ lực phấn đấu để giúp tổ chức đạt được mục tiêu Ngoài ra, người quảnlý còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt chức năng lãnh đạo để chuyểnđược ý tưởng của mình vào nhận thức của các thành viên trong tổ chức,hướng họ về với mục tiêu chung của tổ chức.

Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó

một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quảhoạt động và tiến hành những điều chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết để tiếp tụcchu trình quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

Để người quản lý có thể thực hiện được bốn chức năng trên thì yếu tố thôngtin là rất quan trọng Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời là căn cứ để hoạchđịnh kế hoạch Thông tin có thể được xem như là chất liệu tạo nên mối quan hệgiữa các bộ phận trong tổ chức, thông tin truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo của ngườiquản lý và phản hồi diễn tiễn hoạt động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chứcgiúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của họ từ đó có những điềuchỉnh cho phù hợp.

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người và quản lý giáo dục làmột loại hình của quản lý xã hội Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lýgiáo dục.

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí giáo dục thực chất là quản lí con người,do đó quan hệ giữa con người với con người là nét nổi bật Để mối quan hệ nàytốt đẹp, người cán bộ quản lí không chỉ có kinh nghiệm mà còn phải am hiểu khoahọc quản lí, đặc biệt là khoa học quản lí giáo dục” [18; tr37].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoáVIII cũng đã viết “Quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý tớikhách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tớikết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [25].

Trang 22

Cũng có thể định nghĩa quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủthể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, một cáchcó hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực tài lực) phục vụ chomục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Trường học là tổ chức giáo dục, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệthống giáo dục quốc dân Do đó, xét về bản chất, trường học là tổ chức mangtính nhà nước - xã hội - sư phạm thể hiện bản chất giai cấp, bản chất xã hộivà bản chất sư phạm.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động củacác cơ quan quản lý, về bản chất là huy động các nguồn lực để tổ chức cáchoạt động giáo dục trong nhà trường theo mục tiêu giáo dục” [33; tr.369].

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lí trường học về bản chất là quản lí conngười Điều đó tạo cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhàtrường một sự liên kết chặt chẽ không chỉ bởi cơ chế hoạt động theo nhữngquy luật/tính quy luật khách quan của một tổ chức xã hội - nhà trường, màcòn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động quản lí của chính bản thân giáo viênvà học sinh Trong nhà trường, giáo viên và học sinh vừa là đối tượng, vừa làchủ thể quản lí Với tư cách là chủ thể quản lí, họ chịu sự tác động của chủ thểquản lí (hiệu trưởng) Với tư cách là chủ thể quản lí, họ là người tham gia chủđộng tích cực vào hoạt động quản lí chung và biến nhà trường thành hệ tựquản lí Cho nên, quản lí nhà trường không chỉ là trách nhiệm chung củangười Hiệu trưởng mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trongnhà trường” [17;tr.39].

Vậy bản chất của hoạt động quản lý nhà trường là quản lý hoạt độngdạy học để đưa hoạt động này phát triển đi lên theo xu thế tất yếu của thời đạivà đạt tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo Có thể hiểu: Quản lý trường

Trang 23

học là hoạt động có ý thức, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lýtác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ mà trung tâm là hoạt động dạy và học trong nhà trường.

1.2.2 Bồi dưỡng

1.2.2.1 Khái niệm

Theo các tài liệu UNESCO: Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sungkiến thức, kỹ năng, thái độ, để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất củangười lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trìnhđộ năng lực chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó.

Bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất Hiểutheo nghĩa rộng thì bồi dưỡng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thànhnhân cách theo mục đích đã chọn Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng có thể coilà quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu nhằm mụcđích nâng cao hoặc hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thểđể làm tốt hơn công việc đang tiến hành Từ góc độ khác bồi dưỡng có ýnghĩa nâng cao năng lực nghề nghiệp Quá trình này diễn ra khi cá nhân và tổchức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụcủa bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Bồi dưỡng là nâng cao năng lực trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng,kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm [12].

Vậy, mục đích của bồi dưỡng là nâng cao năng lực, phẩm chất và nănglực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng và nâng caohệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, nghiệp vụ.

Từ khái niệm trên có thể nói:

Bồi dưỡng là quá trình bổ sung tri thức, cập nhật kiến thức và kỹ năngcòn thiếu hụt hoặc lạc hậu để nâng cao trình độ phát triển thêm năng lựctrong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn dưới một hình thức phù hợp Mục

Trang 24

đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để ngườilao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, chuyên môn, nghiệp vụ đã sẵn có, giúp cho hiệu quả công việcđang làm được tốt hơn.

Trong Giáo dục và Đào tạo theo nghĩa rộng: Bồi dưỡng được hiểu làmột dạng đào đào phi chính quy, về bản chất thì bồi dưỡng là một conđường của đào tạo và người được bồi dưỡng của chương trình bồi dưỡngđược hiểu là người đang đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục haytrong các nhà trường.

* Bồi dưỡng giáo viên

Theo tác giả Đỗ Tiến Đạt đã khẳng định: “Bồi dưỡng giáo viên là đàotạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả công việc đang làm Đó là một dạng đào tạo đặc biệt, là giaiđoạn tất yếu tiếp theo của quá trình đào tạo liên tục, nối tiếp, thường xuyêntrong cuộc đời nghề nghiệp của giáo viên [12] Muốn trò giỏi thì thầy phảigiỏi, điều này đặt ra một yêu cầu với người giáo viên là phải luôn cập nhậtkiến thức mới có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối vớinghề dạy học Nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giảng dạy của nhàtrường và với bản thân giáo viên Để công tác bồi dưỡng giáo viên có hiệuquả, cần đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ giáo viên, giáo viên xácđịnh yêu cầu bồi dưỡng của bản thân về nội dung, mức độ cần đạt Trên có sởđó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về nội dung, thơi gian, đối tượng.

Như vậy: Bồi dưỡng giáo viên có thể được hiểu là việc cập nhật, nângcao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, năng lực và nghiệp vụ chogiáo viên đang dạy học.

Trang 25

1.2.2.2 Bồi dưỡng giáo viên mầm non

Bồi dưỡng giáo viên mầm non thực chất là quá trình bổ sung tri thức,cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hụt hoặc lạc hậu để nâng cao trìnhđộ, phát triển thêm năng lực cho giáo viên mầm non trong lĩnh vực nuôidưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ mầm non dưới một hình thức phù hợp.

* Bồi dưỡng CNTT cho giáo viên mầm non là một quá trình cần thựchiện liên tục để có thể giúp cho người giáo viên bổ sung tri thức, cập nhậtkiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu để nâng cao trình độ, phát triểnthêm năng lực đáp ứng được với xu thế phát triển của thời đại.

Chương trình bồi dưỡng CNTT cho giáo viên mầm non cần:

- Bồi dưỡng theo nhu cầu: Cần tìm hiểu về những điểm mạnh yếu vềCNTT của giáo viên mầm non trên địa bàn để có chương trình bồi dưỡng phùhợp với nhu cầu thực tế của giáo viên.

- Lấy chuẩn CNTT là căn cứ để lựa chọn các nội dung, mức độ cần đạtkhi tham gia bồi dưỡng Vậy thế nào là chuẩn CNTT?

Chuẩn CNTT: Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về CNTT mà người giáoviên cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo [13].

Giáo viên tham gia bồi dưỡng sẽ đạt được ở mức độ nào đó so với tiêuchí đề ra trong chuẩn, đối chiếu để đưa ra yêu cầu bồi dưỡng thêm.

- Phương thức bồi dưỡng:

+ Tổ chức các khóa học bồi dưỡng, các hội thảo, hội nghị về ứng dụngCNTT vào thiết kế bài giảng, trò chơi;

+ Bồi dưỡng tại chỗ: Tại trường, tại cụm theo chuyên đề;+ Bồi dưỡng thường xuyên;

+ Bồi dưỡng thông qua tự học, tự bồi dưỡng cá nhân.

1.2.3 CNTT và trò chơi học tập (TCHT)

1.2.3.1 Khái niệm về CNTT

Trang 26

Theo bách khoa toàn thư Wikipedia: “CNTT (Infromation Technology)là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lý thông tin, là ngành sử dụngmáy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyềnvà thu thập thông tin” [3].

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghịquyết số 49/CP của chính phủ kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT ở nước

ta trong những năm 90: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, cácphương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính vàviễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàinguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt độngcủa con người và xã hội” [10].

Theo luật CNTT số 67/2006/QH 11 ngày 29/6/2006 (Điều 4): “CNTTlà tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiệnđại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”

Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng của CNTT và đặc biệt là củamạng Internet hiện nay vừa tạo ra một điều kiện hết sức thuận lợi đồng thờicũng là một đòi hỏi cấp thiết đối với ngành GD&ĐT, phương pháp dạy họctrong mỗi nhà trường, của mỗi thầy cô giáo phải đổi mới mạnh mẽ và sử dụngtriệt để những thế mạnh của CNTT vào giảng dạy.

* Khái niệm ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnhvực kinh tế - xã , đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằmnâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này (Mục 5, điều5, Luật CNTT 2006) [22].

1.2.3.2 Khái niệm trò chơi học tập

Trang 27

Nhà giáo dục nổi tiếng Macarenco đã viết: “TC có một ý nghĩa rất quantrọng trong cuộc sống của đứa trẻ chẳng khác gì sự làm việc, sự phục vụ củangười lớn ” Không chơi trẻ không thể phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồntại chứ không phải đang sống.

TC thoả mãn nhu cầu, xúc cảm nên trẻ tự do tham gia, trên cơ sở đóhành vi của trẻ được điều khiển theo vai chơi và luật chơi Đây là bản chất cốtlõi và là cái làm cho TC trở thành dạng đặc biệt thu hút trẻ, trở thành hoạtđộng có suy nghĩ, có nội dung, là nơi để hình thành và hoàn thiện năng lựcnhận thức nói riêng và nhân cách trẻ nói chung [14].

TCHT chủ yếu hướng vào việc giáo dục và phát triển hoạt độngnhận thức của trẻ Tuy nhiên, trong TCHT thì các nhiệm vụ giáo dục vànhiệm vụ nhận thức được đặt ra cho trẻ không trực tiếp mà nó được đặtmột cách gián tiếp thông qua nhiệm vụ chơi TCHT được coi như là mộtdạng hoạt động thực hành, trong đó, trẻ vận dụng vốn hiểu biết và khảnăng tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức, dưới dạng hoạtđộng chơi hấp dẫn, không bị gò bó.

TCHT có nội dung và luật chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưavào cuộc sống của trẻ TCHT được người lớn hướng dẫn và kiểm soát quátrình chơi tuy nhiên vẫn đảm bảo tính tự do, độc lập của trẻ.

Như vậy, TCHT là loại TC có luật và nội dung chơi do người lớn nghĩra, hướng dẫn, tổ chức cho trẻ nhằm cung cấp và củng cố hệ thống kiến thức,kĩ năng, và phát triển các thao tác tư duy cho trẻ.

1.3 Ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập

1.3.1 Các quan điểm chỉ đạo thiết kế TCHT

- Quan điểm hoạt động: TC thiết kế phải kích thích được hứng thú hoạt

động của trẻ, hấp dẫn đối với trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia ngay từ tên gọi chođến cách thức chơi, đồ chơi

Trang 28

- Quan điểm phát triển: Các TC phải góp phần phát triển nhân cách của

trẻ nói chung và phát triển BTTHSĐ cho trẻ nói riêng.

- Quan điểm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ trong khichơi: Điều này được thể hiện trong luật chơi và cách thức tổ chức TC Luật

chơi không quá gò bó và giáo viên không can thiệp quá nhiều vào TC của trẻtrong quá trình hướng dẫn, tổ chức cho trẻ chơi.

1.3.2 Những nguyên tắc thiết kế TCHT

- Đảm bảo tính mục đích

Việc thiết kế TCHT phải hướng tới mục đích làm phong phú, chính xáccác biểu tượng, giúp trẻ luyện tập, nhận biết, phân biệt, so sánh, khái quát hoátheo dấu hiệu, mối quan hệ giữa các sự vật Vì vậy, nhiệm vụ chơi, hành độngchơi và luật chơi của TC phải hấp dẫn, tạo cho trẻ sự hứng thú, tập trung vàđòi hỏi trẻ phải vận dụng các kiến thức, kĩ năng, các thao tác tư duy (so sánh,phân tích, tổng hợp, khái quát hoá), trẻ phải nỗ lực tìm kiếm phương thức giảiquyết nhiệm vụ nhận thức mà TC đặt ra cho trẻ.

- Đảm bảo tính hấp dẫn

Việc thiết kế và sử dụng TCHT nhằm phát triển BT số lượng và BThình dạng cho trẻ 5 – 6 tuổi phải thực sự hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích hứngthú của trẻ để trẻ tự nguyện tham gia vào TC, tích cực, cố gắng nỗ lực để thựchiện nhiệm vụ đặt ra trong TC Muốn vậy, TCHT phải hấp dẫn trẻ từ tên gọicủa TC, cách chơi, nội dung chơi phải phù hợp với khả năng của trẻ, khôngquá khó cũng không quá dễ.

- Đảm bảo tính hệ thống và tính phát triển

Các TC được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó Nhiệmvụ nhận thức, hành động chơi, luật chơi phải được phức tạp hoá dần từ dễ đếnkhó, từ đơn giản đến phức tạp Những kiến thức mới phải dựa trên những kiếnthức trẻ đã học, đồng thời làm cơ sở cho trẻ tiếp thu những kiến thức sau.

Trang 29

- Đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với chủ đề giáo dục

Nghĩa là cần thiết kế TCHT sao cho phù hợp với trình độ phát triển tâmsinh lý, đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi, đồng thời phải phù hợp vớitừng nội dung từng chủ đề.

Bên cạnh đó, TC được thiết kế theo hướng mở để cùng một TC có thểchơi theo nhiều cách với mức độ yêu cầu khác nhau, chơi ở nhiều thời điểmmà không nhàm chán Mặt khác, việc thiết kế TC không nhất thiết phải theomột trật tự nhất định mà tuỳ theo nội dung, mục tiêu đặt ra, điều kiện đồ chơi,năng lực của giáo viên để tạo ra hệ thống TC luôn đổi mới.

1.3.3 Đặc điểm TCHT và ý nghĩa của nó đối với trẻ mẫu giáo

Mỗi TCHT đều phải tạo cho trẻ được hoạt động tư duy và giáo dục đạođức cho trẻ Đồng thời trong mỗi TCHT phải luôn có đầy đủ hai yếu tố: Nhậnthức và hài hước để trẻ có hứng thú chơi và nỗ lực vượt qua khó khăn thửthách khi chơi TCHT đặc biệt quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đây là phươngtiện hiệu quả để phát triển trí tuệ và cũng là con đường độc đáo giúp trẻ nhậnthức thế giới xung quanh một cách hào hứng [14].

TCHT được cấu trúc theo các thành phần sau: Nhiệm vụ chơi, hànhđộng chơi và luật chơi Ba thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau,thiếu một trong ba thành phần này thì không thể tiến hành TC được.

- Nhiệm vụ chơi hay còn gọi là nhiệm vụ nhận thức, đây chính là nội

dung chơi có tính chất như một bài toán mà trẻ phải giải dựa trên các điềukiện đã cho Nó là thành phần cơ bản của TCHT, nó khơi gợi hứng thú, tínhtích cực, nguyện vọng chơi của trẻ Nhiệm vụ chơi thường ẩn dấu trong mìnhmột nhiệm vụ nhận thức mà người chơi cần phải tiến hành một vài hành độngchơi theo luật chơi mới khám phá được Nhiệm vụ nhận thức có thể ở mứccảm tính hoặc cao hơn là ở mức lý tính, tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức củatrẻ Đối với trẻ MG bé, nhiệm vụ chơi thường đơn giản, chỉ yêu cầu trẻ tìm ra

Trang 30

những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng thông qua các giác quan Đối với trẻMG nhỡ và MG lớn thì nhiệm vụ nhận thức phức tạp hơn, nhiều TC đòi hỏitrẻ phải phát hiện ra những thuộc tính bên trong, bản chất hoặc tìm ra các mốiliên hệ mang tính quy luật giữa các đối tượng nhận thức bằng các thao tác trítuệ như phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận

- Hành động chơi là hệ thống các thao tác nhằm thực hiện nhiệm vụ

nhận thức mà TC đặt ra Đây là thành phần chính của TCHT, thiếu chúng thìkhông còn là TC nữa Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì TC cànglý thú bấy nhiêu, làm hấp dẫn trẻ tham gia càng nhiều TC mà quá ít hànhđộng hay hành động quá đơn giản là TC đơn điệu, khiến trẻ dễ nhàm chán.Các thao tác trong hành động chơi do nhiệm vụ chơi quy định và phải tuânthủ theo những yêu cầu của luật chơi.

- Luật chơi là những quy định mà nhất thiết trẻ phải tuân thủ trong khi

chơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị phá vỡ Luật chơi quy định tínhchất, phương pháp hành động, cách thức tổ chức và điều khiển hành vi cũngnhư các mối quan hệ của trẻ trong khi chơi Luật chơi cũng chính là cái căncứ để đánh giá hành động chơi đúng hay sai Việc trẻ lĩnh hội và tuân theoluật chơi có tác dụng giáo dục tính độc lập, khả năng tự kiểm tra và kiểm tratrong khi chơi Luật chơi càng chính xác bao nhiêu thì TC càng căng thẳng vàquyết liệt bấy nhiêu Trong luật chơi chứa đựng những chuẩn mực đạo đức,yêu cầu đối với hành vi của trẻ, điều khiển mối quan hệ qua lại giữa các thànhviên chơi cùng nhau và cuối cùng nó chính là phương tiện giáo dục trẻ.

Khi kết thúc một TCHT luôn luôn có một kết quả nhất định, trẻ hoànthành một nhiệm nhận thức mà TC yêu cầu (đoán được câu đố, nói đúng tênvà nêu đặc điểm của sự vật, tìm và xếp đúng tranh ) Kết quả chơi này mangý nghĩa quan trọng đối với trẻ Nó mang lại niềm vui vô hạn ở trẻ, thúc đẩytính tích cực ở trẻ, nó mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của trẻ.

Trang 31

Đối với giáo viên, kết quả chơi chính là chỉ tiêu đánh giá mức độ thành cônghoặc mức độ lĩnh hội tri thức của trẻ.

Tóm lại, TCHT là phương tiện, con đường cơ bản để phát triển trí tuệ

cho trẻ mầm non Nó tác động trực tiếp đến việc củng cố kiến thức và pháttriển các quá trình nhận thức, cảm giác, tri giác, biểu tượng Trong quá trìnhchơi, trẻ phải tích cực tri giác, phân tích, tổng hợp, khái quát đồng thời phảiluôn tuân thủ theo luật chơi, vì vậy nó giúp trẻ không chỉ phát triển trí tuệ màcòn giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tổ chức, tínhđoàn kết, tính sáng tạo

* Ý nghĩa của TCHT đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo

Trong quá trình phát triển của trẻ, TCHT có ý nghĩa to lớn đối với việchình thành các mặt nhân cách của trẻ nói chung và phát triển trí tuệ của trẻ nóiriêng TCHT được xem là phương tiện cơ bản, mang lại hiệu quả cao choviệc phát triển trí tuệ của trẻ MG Nó phù hợp với đặc điểm “Học mà chơi,chơi mà học” của trẻ.

TCHT chính là phương tiện, là con đường để cung cấp, làm giàu chotrẻ những tri thức mới, kĩ năng mới và củng cố những tri thức, những kĩ năngđã có ở trẻ Trong quá trình chơi trẻ không chỉ tái hiện lại những gì đã biết

mà trẻ còn biết vận dụng chúng vào trong những hoàn cảnh mới, nhiệm vụ

mới TCHT góp phần đắc lực vào việc phát triển các quá trình cảm giác, trigiác, rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan, rèn luyện sự khéo léo, linhhoạt trong hành động cũng như khả năng định hướng trong không gian vàthời gian ở trẻ Uxôva đã chỉ ra rằng, nếu TCHT được sử dụng một cách hệ

thống sẽ góp phần đắc lực vào việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giácvà BT ở trẻ Nhờ TCHT mà trẻ tiếp thu được một số tính chất của đồ vật (hìnhdạng, kích thước, màu sắc), định hướng được không gian, âm thanh cũng nhưnắm được một số đặc tính của đồ vật.

Trang 32

Trong quá trình chơi, trẻ bắt buộc phải giải quyết một số nhiệm vụnhận thức, muốn vậy trẻ buộc phải sử dụng một số thao tác tư duy (Phân tích,

tổng hợp, so sánh, phân loại, khái quát) nhờ đó mà các thao tác tư duy của trẻđược rèn luyện

TCHT được sử dụng trong quá trình dạy học còn có tác dụng tíchcực hoá hoạt động nhận thức của trẻ Sự lôi cuốn, hấp dẫn của TC còn có

tác dụng phát triển khả năng chú ý có chủ định của trẻ, kích thích trẻ tíchcực quan sát hơn, ghi nhớ nhanh hơn và lâu hơn Tất cả những điều nàylàm cho TCHT trở thành một phương tiện quan trọng để chuẩn bị cho trẻvào trường phổ thông.

TCHT còn được xem là phương tiện phát triển ngôn ngữ ở trẻ Khi

chơi, vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ ngày càng được mở rộng,đồng thời vốn từ của trẻ cũng ngày càng trở nên phong phú hơn.

Khi trẻ tham gia vào TC cùng các bạn, muốn hoàn thành nhiệm vụ

chơi, trẻ buộc phải học cách hợp tác với bạn chơi để cùng giải quyết nhiệm vụ

nhận thức Mặt khác, trong quá trình chơi trẻ phải thực hiện nội dung chơi,

thao tác chơi theo luật chơi đã được đặt ra Chính điều này đã góp phần giáodục cho trẻ một số phẩm chất đạo đức như: Tính thật thà, tính tổ chức, tính tự

lập, tính kỷ luật

Như vậy, mỗi TC đều có một ý nghĩa nhất định đối với sự hình thànhvà phát triển nhân cách của trẻ Về phương diện phát triển trí tuệ, TCHT trởthành phương tiện quan trọng hơn cả Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự pháttriển trí tuệ của trẻ MG, là phương tiện hiệu quả để hình thành và phát triển ởtrẻ các năng lực trí tuệ Có thể nói TCHT chính là phương tiện hiệu quả đểgiáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ MG.

Trang 33

1.3.4 Các giai đoạn ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT

Ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT cho trẻ mầm non là quá trìnhgiáo viên mầm non ứng dụng các phần mềm dạy học để thiết kế các TCHTphù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học…nhằm tíchcực hóa quá trình dạy học thành quá trình dạy học tích cực; tích cực hóa quátrình nhận thức, quá trình tư duy của học sinh.

Giáo viên có thể sử dụng TCHT có ứng dụng CNTT đã thiết kế trongcác giờ chơi, giờ học, đặc biệt sử dụng TC để hỗ trợ trong các giờ dạy học cóchủ đích cho trẻ mầm non sẽ giúp chúng phát huy được hiệu quả cao nhất.

- Sử dụng TCHT để củng cố ôn luyện kiến thức cũ: Việc ôn luyện kiếnthức cũ rất cần thiết trước khi dạy trẻ những kiến thức mới, củng cố kiến thứccũ rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ lại, khắc sâu kiến thức Giáo viên có thể sửdụng TC vừa để gây hứng thú, giúp trẻ củng cố kiến thức vừa có thể kiểm trađược kiến thức của trẻ.

- Sử dụng TCHT để cung cấp kiến thức mới: Đây là hình thức cho trẻchơi ngay sau khi cung cấp kiến thức mới cho trẻ, giúp cho người giáo viênthấy được mức độ nắm kiến thức của trẻ và qua đó thấy được hiệu quảphương pháp giảng dạy của mình đồng thời giúp trẻ khắc sâu, nắm chắckiến thức.

- Sử dụng TCHT có ứng dụng CNTT xen kẽ các hoạt động khác xuyênsuốt giờ dạy: Giáo viên có thể thiết kế 2-3 trò chơi trong đó có TC ôn luyệnkiến thức cũ, TC cung cấp kiến thức mới, TC củng cố kiến thức vừa học xenkẽ với các hoạt đông khác trong bài dạy của GV.

Đối với trẻ mầm non nếu giáo viên biết thiết kế những trò chơi hấp dẫnvà vận dụng nó vào giờ học, sẽ giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng sinh độnghơn, trẻ sẽ hứng thú say mê, tích cực hoạt động hơn Khi trẻ hứng thú, tích

Trang 34

cực hoạt động sẽ nắm tri thức một cách hệ thống hơn, nhiều hơn và ghi nhớlâu hơn, qua sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

Khả năng ứng dụng CNTT để thiết kế TCHT cho trẻ mầm non là quátrình giáo viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng sư phạm kết hợp với kỹnăng sử dụng các phần mềm, thiết kế ra những trò chơi sinh động phù hợpvới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học

Để thực hiện quá trình đó người giáo viên cần có:

- Nghiên cứu và lựa chon nội dung: Trước khi thiết kế trò chơi, giáoviên mầm non cần tìm hiểu kỹ về nội dung cần thiết kế, sau khi đã nắm chắcnhững kiến thức về nội dung sẽ thiết kế sao cho phù hợp với mục đích, yêucầu sư phạm.

- Lập kế hoạch hoạt động dạy học phù hợp: Giáo viên lập kế hoạch dạyhọc theo chủ đề dựa trên những tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trìnhchăm sóc và giáo dục trẻ Giáo viên cần xác đinh được mục tiêu, phươngpháp, quy trình, nguyên tắc khi thiết kế TCHT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.Việc lên kế hoạch hoạt động giúp giáo viên chủ động những thiết kế TC đadạng, sinh động, hấp dẫn mang lại hiệu quả giáo dục.

- Xây dựng ý tưởng thiết kế:

Ý tưởng là khởi nguồn của mọi thành công, cho nên đây là bước hếtsức quan trọng Ở bước này GV cần thực hiện những công việc sau:

+ Hình dung được toàn bộ tiến trình sẽ diễn ra khi trẻ tham gia trò chơi.+ TC thiết kế phù hợp với nội dung, phù hợp với mục tiêu hoạt động,với chủ đề giáo dục.

+ Ý tưởng đặt tên cho trò chơi: Cần mới lạ, hấp dẫn trẻ; Xác định hànhđộng chơi, cách chơi của trò chơi sẽ thiết kế.

Việc ứng dụng CNTT thiết kế TCHT dạy trẻ mẫu giáo đạt hiệu quảngoài việc giáo viên biết nghiên cứu và lựa chon nội dung phù hợp, lập kế

Trang 35

hoạch hoạt động dạy học phù hợp, có ý tưởng sáng tạo…nó còn phụ thộc rấtlớn vào trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của GV.

* Kỹ năng ứng dụng CNTT sẽ thể hiện năng lực ứng dụng CNTT củangười GV.

Chuẩn ứng dụng CNTT trong thiết kế, có thể chia thành các mức độnhư sau.

- Mức độ 1 (tối thiểu):

+ Biết được những phần mềm hỗ trợ thiết kế và trình bày nội dung dạyhọc và sử dụng được ít nhất một phần mềm để thiết kế và trình chiếu nộidung dạy học.

+ Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng phần mềm trong thiết kế vàtrình bày nội dung dạy học.

+ Chỉ ra những chỗ chưa hợp lí trong thiết kế, trình bày nội dung họctập và cách khắc phục.

Có thể nói phần mềm PowerPoint là phần mềm được ứng dụng vào dạyhọc cũng như thiết kế các trò chơi phổ biến nhất.

Với phần mềm này GV cần đạt được các mức độ sau để có thể thiết kếTCHT cho trẻ qua việc ứng dụng các phần mềm:

* Mức độ 1 (tối thiểu):

Trang 36

Tạo ra các slide, thay đổi kiểu chữ, hình nền, chèn hình ảnh, có thểquay trở lại/ đi tới các trang trình chiếu tiếp trong khi trình bày, tạo một trangtrình chiếu mới và tạo hiệu ứng, tạo liên kết cho slide…Những thao tác nàyđủ để GV chủ động thiết kế và trình chiếu ở dạng đơn giản.

* Mức độ 2 (khá):

Giáo viên thực hiện các chức năng phức tạp hơn giúp cho TC đượcthiết kế sinh động hơn như tạo siêu liên kết, các hiệu ứng phức tạp, chèn âmthanh, chèn các nút di chuyển, chèn một đoạn nhạc, đoạn viedeo…với chứcnăng phức tạp thì số GV biết và thực hiện được đã giảm đi rõ rệt so với ngườibiết thực hiện các chức năng đơn giản.

* Mức độ 3 (tốt):

Giáo viên thành thục trong sử dụng phần mềm PowerPoint thiết kế cácnội dung dạy học một cách hợp lý và phù hợp yêu cầu sư phạm; có thể tíchhợp việc sử dụng đồng thời giữa phần mềm PowerPoint với Violet, vớiKidsmart, với Internet…), có thể tự đánh giá được những ưu, nhược điểmtrong TC thiết kế.

Ngoài phần mềm Powerpoint thì giáo viên mầm non cần có hiểu biết vàkỹ năng sử dụng các phần mềm khác như: các phần mềm kidpix, phần mềmHappykid, phần mềm violet, phần mềm Flash…đạt được các mức độ theochuẩn trên.

* Sự hứng thú, đam mê, lòng nhiệt huyết: Bên cạnh vốn hiểu biết, vốntri thức, kỹ năng sư phạm và CNTT, giáo viên mầm non cần có thái độ tíchcực, say mê, hứng thú với hoạt động thiết kế TCHT Không ngại thay đổi, đầutư công sức, tư duy, thích thú tìm tòi, khám phá và sáng tạo Thái độ của giáoviên sẽ ảnh hưởng tốt đến quy trình thiết kế, đến chất lượng của TC…

Trang 37

1.4 Quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non ứng dụng CNTT trongthiết kế trò chơi học tập

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng

Luật Giáo đục năm 2005: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quảnlý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổnhiệm, công nhận” [21].

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng được quy định trong Điều 16của Điều lệ trường trường mầm non ban hành năm 2008 [6] Với nhữngnhiệm vụ và quyền hạn đó, người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng đối vớiviệc phát triển của nhà trường, để đưa nhà trường ngày một tiến đến với chấtlượng chăm sóc giáo dục ngày càng hoàn hảo hơn Đối với mỗi một năm họcngười hiệu trưởng cần xác định được đâu là những nhiệm vụ trọng tâm vàvạch ra kế hoạch, mục tiêu thực hiện, hoàn thành nó với kết quả tốt nhất.

Từ năm 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số5454/BGDĐT-GDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Vìvậy, trong những năm trở lại đây việc đưa ứng dụng CNTT vào thiết kế vàgiảng dạy là một trong những nhiệm vụ trong tâm mà các đơn vị nhà trườngcần thực hiện có hiệu quả Do đó, Hiệu trưởng sẽ là người chịu trách nhiệmchính trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học cũng nhưbồi dưỡng giáo viên ứng dụng CNTT để thiết kế TCHT phù hợp, giúp trẻhọc tập tốt thông qua trò chơi Với vai trò này, Hiệu trưởng cẩn phải thựchiện tốt các chức năng quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kếTCHT cho GVMN: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GVMN sát thực tiễn; làmtốt công tác tổ chức, đồng thời chỉ đạo đôn đốc triển khai cũng như kiểm trathường xuyên kết quả bồi dưỡng Có thể phối hợp với các cơ sở giáo dụckhác thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch; trong đó Hiệu

Trang 38

trưởng có trách nhiệm tham mưu UBND xã; phòng GD&ĐT đảm bảo cácđiều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu trang thiết bị phục vụ công tácbồi dưỡng theo quy định.

1.4.2 Mối quan hệ với các tổ chuyên môn

Trong trường mầm non, đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn có vaitrò quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Vì vậy, việc xây dựng vàduy trì các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong tổ và với Hiệutrưởng nhà trường là việc làm rất cần thiết.

Để giúp các tổ chuyên môn làm việc có hiệu quả và tạo mối quan hệgắn bó với họ, Hiệu trưởng cần:

- Nắm vững tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên ở các tổ, đặc biệt làtrình độ nghiệp vụ của họ.

- Phân loại, đánh giá giáo viên, cán bộ ở các tổ một cách chính xác vàkhách quan.

- Bố trí, sắp xếp công việc của các tổ một cách có kế hoạch, rõ ràng.Mặt khác quan tâm hỗ trợ những điều kiện để họ thực hiện tốt nhiệm vụđược giao.

- Góp ý cho các tổ trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phùhợp với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.

- Tạo nền nếp, thói quen làm việc có kế hoạch, khoa học và sáng tạo.- Kiểm tra uốn nắn hoạt động của các tổ khi cần thiết.

- Bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ, thường xuyên giúp đỡ, kèmcặp giáo viên yếu và bồi dưỡng giáo viên giỏi.

- Thường xuyên phối hợp công việc với các thành viên trong tổ, đặcbiệt là với tổ trưởng, kịp thời nắm bắt tình hình và có biết pháp giúp đỡ, tháogỡ khó khăn khi cần thiết.

- Khen thưởng động viên khi các tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trang 39

Việc xây dựng các mối quan hệ với các tổ chuyên môn có thể thôngqua nhiều hình thức khác nhau như : nghe báo cáo, trò chuyện, tham gia cáccuộc họp, sinh hoạt định kỳ của tổ…

1.4.3 Sự phối hợp giữa Hiệu trưởng với Phòng GD&ĐT

Tăng cường sự phối hợp giữa phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng cáctrường nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên mọilĩnh vực, trong đó có việc quản lý bồi dưỡng GV ứng dụng CNTT trong thiếtkế TCHT dạy trẻ mầm non, nhằm tạo ra sự thống nhất cao trong quan điểm,nhận thức, tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV; Tăng cường tráchnhiệm quản lý của cấp dưới, đồng thời thể hiện sự quan tâm sát sao cơ sở củaPhòng GD&ĐT đối với các trường mầm non.

Phối hợp trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về CNTTcho CBQL - GV - NV nhà trường sao cho kế hoạch của nhà trường phải phùhợp với kế hoạch của Phòng GD&ĐT về mục tiêu, nội dung, phương pháp,thời gian ; Kế hoạch bồi dưỡng CBQL - GV - NV cho cả giai đoạn đượcPhòng GD&ĐT thẩm định và phê duyệt đảm bảo cho định hướng hoạt độngchính xác và có hiệu quả trong hoạt động chung của toàn huyện.

Hiệu trưởng các trường mầm non tăng cường phối hợp với PhòngGD&ĐT trong việc thực hiện điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bịcho các lớp bồi dưỡng tập trung tại huyện, thống nhất kinh phí tổ chức lớphọc, tài liệu, báo cáo viên, bồi dưỡng đi lại, lưu trú cho GV theo quy định củanhà nước.

Tăng cường sự phối hợp giữa Hiệu trưởng nhà trường và PhòngGD&ĐT sẽ đảm bảo về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nângcao chất lượng giáo dục.

Trang 40

1.4.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kếTCHT cho GVMN

1.4.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT thiết kế TCHT choGVMN

Lập kế hoạch bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tậpcho GVMN là một trong những nhiệm vụ hết sức quan của nhà quản lí; kếhoạch chiến lược phải dự định được tầm dài hạn về quá trình xây dựng độingũ cho mỗi giai đoạn và kế hoạch tác nghiệp thực hiện cụ thể theo năm học,mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng.

Kế hoạch là công cụ giúp nhà quản lí tìm ra những phương pháp tối uuđể đạt được mục tiêu Lập kế hoạch là kỹ thuật quản lý nhằm xác định điểmmạnh, điểm yếu của tổ chức, các thách thức và thời cơ từ môi trường bênngoài Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu và chiến lược để đưa tổ chức tiến lênphía trước.

Hàng năm, Hiệu trưởng cần lập kế hoạch bồi dưỡng GVMN thực hiệnvà đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như trong thiết kế TCHTcho trẻ mầm non Việc lập kế hoạch bồi dưỡng phải xuất phát từ thực tiễn độingũ giáo viên về năng lực, trình độ, cơ cấu, nhận thức, những điểm mạnh vàđiểm yếu mà đội ngũ đang có, khảo sát nhu cầu học tập và dự kiến những lợiích đạt được của giáo viên sau đợt bồi dưỡng Phân tích những điểm mạnh,điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong quá trình lập kếhoạch để trả lời các câu hỏi như người thực hiện là ai? thời gian thực hiện vàolúc nào? kéo dài bao lâu? kinh phí bao nhiêu? Bồi dưỡng cho giáo viên vềứng dụng CNTT vào thiết kế TCHT nội dung cụ thể là gì? chương trình bồidưỡng thế nào? hình thức và cách thức tiến hành ra sao? công tác đánh giáhoạt động bồi dưỡng? người Hiệu trưởng cũng phải xác định được các vấnđề tồn tại trong bồi dưỡng đội ngũ GV và đưa ra các giải pháp giải quyết cáctồn tại đó; đồng thời dự kiến kết quả mong muốn đạt được sau mỗi đợt, mỗi

Ngày đăng: 17/07/2019, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w