1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật gái điếm trong làm đĩ của vũ trọng phụng và xóm rá của ngọc giao

80 433 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 800,64 KB

Nội dung

NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG LÀM ĐĨ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNGVÀ XÓM RÁ CỦA NGỌC GIAO NHÌN TỪ KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI .... Nhân vật gái điếm thực ra đã xuất hiện trong văn học trung đại

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Vũ Thị Trang

Hà Nội, 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của

TS Vũ Thị Trang Các trích dẫn rõ ràng, các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực

Tác giả

Đào Phú Nghĩa

Trang 3

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 7

Chương 1 TỪ HÌNH ẢNH KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐẾN NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX 7

1.1 Hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam 7

1.2 Nhân vật gái điếm trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX 14

Chương 2 NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG LÀM ĐĨ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNGVÀ XÓM RÁ CỦA NGỌC GIAO NHÌN TỪ KHÔNG GIAN VĂN HÓA XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI 21

2.1 Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng nhìn từ không gian văn hóa xã hội đương thời 21

2.2 Nhân vật gái điếm trong Xóm Rá của Ngọc Giao nhìn từ không gian văn hóa xã hội đương thời 34

Chương 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬTGÁI ĐIẾM TRONG LÀM ĐĨ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNGVA XÓM RÁ CỦA NGỌC GIAO 52

3.1 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao 52

3.2 Vấn đề giao thoa thể loại phóng sự - tiểu thuyết 63

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa, trong xã hội Việt Nam, người phụ nữ luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi với quan niệm phong kiến: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Trong các tài liệu sử học, văn hóa học cũng như văn học, rất nhiều công trình, tác phẩm thể hiện rõ vấn đề này, thậm chí đến ngày hôm nay người phụ nữ cũng chưa thể có được một vị trí

và sự bình đẳng với nam giới Sự xuất hiện của thực dân Pháp ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội chuyển biến và phân hóa mạnh mẽ, “cũ mới tranh nhau, Á

Âu xáo trộn”, dẫn đến sự xuất hiện của một bộ phận những cô gái bán dâm để tồn tại Vào đầu thế kỉ XX, ở nước ta vấn đề đó thực sự là một vấn nạn được ghi lại trong

nhiều tài liệu nói chung cũng như trong văn học nói riêng Hai tác phẩm Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao đều nói về cuộc đời, số phận của những người

phụ nữ không chỉ đớn đau về thân xác mà quan trọng hơn họ phải gánh chịu nỗi đau về tinh thần Về thân xác họ bị hành hạ, bị hãm hiếp đến bầm dập Về tinh thần, họ bị tha hóa, biến chất: từ chỗ là những cô gái ngây thơ, trong sáng để rồi phải ê chề, nhục nhã

chịu cảnh gái điếm Trong cảnh đời gái điếm, họ luôn luôn bị dày vò, muốn quẫy đạp,

bứt phá khỏi hoàn cảnh nhưng dòng đời xô đẩy khiến họ rơi vào bi kịch không lối

thoát Điều đó khiến độc giả luôn trăn trở, day dứt, cảm thương Hiện tượng gái điếm

không chỉ có tính thời sự đối với xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX mà mãi là nỗi đau, sự nghiệt ngã trong xã hội hôm nay và có lẽ là cả mai sau Tìm hiểu nhân vật

gái điếm không những cho ta hiểu hơn về hiện thực xã hội cũ, hiểu hơn về giá trị nhân

văn sâu sắc của văn học thời kỳ này mà còn giúp ta phải nhìn nhận lại, phải băn khoăn, day dứt, trăn trở Cũng qua đó gióng lên hồi chuông khiến ta phải giật mình, thảng thốt,

đó là sự méo mó về nhân cách con người, sự suy đồi, xuống cấp một cách trầm trọng

về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay

Nhân vật gái điếm thực ra đã xuất hiện trong văn học trung đại với tên gọi khác

là kĩ nữ trong những tác phẩm như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Long thành cầm gia

Trang 5

2

ca, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Tuy nhiên, trong văn học giai đoạn đó, người

ta mới chỉ quan tâm đến những anh hùng liệt nữ chứ không mấy quan tâm đến những nhân vật được cho là “bên lề” như vậy Đầu thế kỉ XX, cũng có những sáng tác về vấn

đề này nhưng cũng không có nhiều những công trình nghiên cứu về nhân vật gái điếm

Thực ra, về bản chất triết học của cuộc sống, có lẽ hiện tượng/nhân vật này sẽ tồn tại muôn đời cùng với nhu cầu của con người Xã hội càng hiện đại, con người dần có cái nhìn bớt khắc nghiệt hơn và càng ngày càng khẳng định sự tồn tại của ngành công

nghiệp mại dâm với những cơ chế quản lý cụ thể Vì vậy, cần có nhiều hơn nữa những

công trình nghiên cứu về vấn đề này

Lựa chọn đề tài nghiên cứu Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng

Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao chúng tôi hi vọng hiểu hơn về nhóm nhân vật/con

người này cũng như mong muốn tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đầu thế kỉ

XX qua hai tác phẩm văn học nổi tiếng của hai nhà văn tài hoa Từ đó có những nắm bắt về hiện tượng được miêu tả cũng như giá trị nhân văn và nghệ thuật của hai tác phẩm Đồng thời góp phần nhìn nhận lại số phận của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, bước đầu lí giải hoàn cảnh dẫn đến bước đường bán thân của những cô gái từ góc nhìn văn học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về đề tài kĩ nữ, gái đĩ, gái điếm không phải là đề tài mới Trong công trình Bàn về Truyện Kiều trích trong cuốn sách Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa

đầu thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, do Đình Gia Khánh chủ biên, Đặng

Thai Mai cũng nhấn mạnh số phận của nhân vật Thúy Kiều: “Qua tập truyện của Nguyễn Du, người ta thấy những cảnh đáng thương nhất trong xã hội phong kiến:… cô thiếu nữ bị mua về bán đi trên thị trường thương mại Bị đày đọa trong chốn thanh lâu,

hy sinh cho thú tính của một hạng người ích kỷ, đi làm nô tỳ dưới một chế độ bán nô

lệ Kiều chính là hiện thân của một giai nhân, một thiên tài bị đày đọa qua những cảnh

sống éo le, đau đớn” [16, tr 49] Hay Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ

Trang 6

3

chữ Hán Nguyễn Du, tác giả Lê Thu Yến cũng đã đề cập đến thân phận những người ca

nữ tài sắc nhưng số phận thật nghiệt ngã, bi thương: “Hình tượng con người đau khổ còn là hình ảnh những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh Họ dù là hạng người nào: một bà phi, một cô hầu, một cô bé ngây thơ hay một kỹ nữ… đều được Nguyễn Du hết sức trân trọng” [56, tr 68] Cũng trong luận án này, tác giả Lê Thu Yến còn nhấn mạnh: “Nguyễn Du đặc biệt thương cảm đối với những người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh Tất cả họ đều là người có tài, có sắc, nức tiếng một thời Đó là nàng Tiểu Thanh, người ca nữ đất La Thành, người hầu cũ của em, cô Cầm ở đất Long Thành… Thời tuổi trẻ các nàng tài sắc không thua kém ai… nhưng rồi người ca nữ đất La Thành chết trẻ, Tiểu Thanh oan thác, người hầu cũ của em tàn tạ, rách nát, cô Cầm tiều tụy, xác xơ… Hình ảnh ấy gây một mối thương tâm lớn lao trong Nguyễn Du Những con người tài hoa không dễ dàng tồn tại một cách bình yên trong cuộc đời” [56, tr 70]

Lâm Khang trong Những bi kịch của ả đào xưa đã viết thật xúc động: “Các cô đào, dù

hát còn hay, dù còn thanh sắc cũng giấu kỹ phách, các kép hát thì gác đàn lên xà nhà, giấu đi cái hành trang một thời làm nghề hát xướng của mình để nhập vào cuộc sống mới Không ai dám hát, không ai dám đàn, không ai dám nhận mình là cô đầu nữa Con cái các đào kép một thời lừng lẫy bỗng đâm ra xa lánh, sợ sệt cha mẹ mình Tiếng xấu sinh hoạt ả đào trùm lên cả xã hội Nhắc đến cô đầu người ta sợ Nhắc đến hát ả đào, người ta nghĩ đến một thú ăn chơi làm cho người ta khuynh gia bại sản, có hại cho phong hoá và luân lý Người ta cho cô đầu là cái người: “Lấy khách - khách bỏ về Tàu, lấy nhà giàu - nhà giàu hết của” Các ca nữ thưở trước đều tìm một nghề khác kiếm sống, giấu biệt cái nghề ca hát của mình đi Có đào nương phải kiếm một gánh nước chè độ nhật cho đến tận lúc cuối đời Nhiều đào nương lần hồi kiếm các công việc để

độ nhật Có đào nương trở về với công việc đồng áng, cố che lấp đi cái nghề ca hát của mình Gặp lại các bà để hỏi về ca trù, các bà còn run sợ, có bà không dám nói hay nhận

mình là cô đầu ” Kỹ nữ sử (Lịch sử kỹ nữ) của Từ Quân và Dương Hải là một tác phẩm nghiên cứu về nghề kỹ nữ ở Trung Hoa Mặc dù các dẫn chứng trong tác phẩm

Trang 7

4

chủ yếu lấy từ lịch sử Trung Hoa song tác phẩm vẫn có giá trị tổng kết chung nhất

định Tác phẩm nói về lịch sử kỹ nữ ở Trung Hoa, không phải ở Việt Nam Nhưng với

sự tương đồng về mặt văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa thời phong kiến, ta có thể

tưởng tượng được phần nào cuộc sống của kỹ nữ Việt Nam ngày xưa Số phận người phụ nữ nói chung và người kỹ nữ nói riêng ở nơi nào, giai đoạn nào cũng đều đáng

thương như nhau

Điểm qua những ý kiến ở trên, có thể thấy rõ đề tài kỹ nữ trong văn học trung

đại đã có nhiều người quan tâm tìm hiểu Và đề tài ấy tiếp tục được nghiên cứu và đi vào trong các tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX Chẳng hạn, Khái Hưng và Nhất Linh đã

xuất bản cuốn Đời mưa gió hay Nguyên Hồng với Bỉ vỏ Các tác phẩm này, lâu nay

vẫn được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm Đã có biết bao công trình nghiên cứu, biết bao giấy mực đề cập đến những nội dung của những tác phẩm này Và trong

những năm gần đây, luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Hoàng Yến với đề tài Hình

ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc với người

đọc Trong luận văn tác giả viết: “Người kỹ nữ vẫn bị xem là hạng người dưới đáy xã

hội, bị toàn xã hội coi thường và tước đoạt quyền sống, quyền làm một con người bình

thường, quyền hạnh phúc Vậy mà, người kỹ nữ chưa bao giờ để cho khát vọng của

mình bị dập tắt bởi bất cứ thế lực nào Họ luôn tìm mọi con đường để giải thoát mình

và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc Từ những người ca nữ chưa được thể hiện sâu

sắc trong những tác phẩm thuộc thời kỳ đầu của văn học trung đại, cho đến những kỹ

nữ được mô tả một cách sinh động với đầy đủ mọi cung bậc tâm trạng, tích cách, số

phận ở giai đoạn sau, tất cả đều là những con người luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức về bản thân rất cao trên con đường đi tìm hạnh phúc”[57, tr 97] Trong dòng chảy

đó, người viết góp thêm một tiếng nói, một suy nghĩ, một cái nhìn qua luận văn Nhân

vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao Những

công trình nghiên cứu đi trước chính là tiền đề để người viết tham khảo, lựa chọn và

Trang 8

5

thực hiện đề tài Hy vọng luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói về một vấn đề không kém phần nhạy cảm và có tính thời sự trong xã hội ngày nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của

Ngọc Giao, luận văn nhằm phân tích hình ảnh nhân vật gái điếm được thể hiện trong

hai tác phẩm Luận văn sẽ đi sâu vào phân tích đặc điểm tính cách nhân vật và đặc biệt

là số phận của những con người này Trong quá trình phân tích, ta sẽ cảm nhận được những ngóc ngách tình cảm, nội tâm, những nỗi đau, tủi nhục, ê chề và những khát khao của những thân phận yếu đuối, mỏng manh, bất hạnh Từ đó sẽ cho ta thấy rõ hơn

về hiện thực xã hội, tình cảm, thái độ của nhà văn đối với lớp người này Đó cũng là giá trị hiện thực và giá trị nhân văn cao cả mà các tác phẩm hướng tới

Bên cạnh đó, luận văn làm rõ nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, giọng điệu; đặc biệt là vấn đề giao thoa thể loại tiểu thuyết

- phóng sự với tính chân thực, tính thời sự, chất tiểu thuyết tâm lí - luận đề, thời gian và không gian nghệ thuật trong hai tác phẩm Từ đó thấy được tài năng của hai nhà văn

Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật gái điếm – từ đó để tìm ra cái

hay trong cách xây dựng nhân vật của Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao

Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là hai tác phẩm Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao trong tương quan mở rộng với các sáng tác khác của

hai nhà văn này và các sáng tác khác của các nhà văn có cùng về chủ đề này

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp nghiên cứu loại hình, văn hóa – lịch sử, liên ngành, phê bình phân tâm học, lí thuyết thi pháp học và tự sự học

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 9

6

Về mặt lý luận, luận văn góp một cái nhìn về cách xây dựng nhân vật gái điếm trong hai tác phẩm Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao Luận văn

đã thể hiện nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình tiết; nghệ thuật xây dựng nhân vật

Từ đó giúp ta có thể khái quát về cách xây dựng loại hình nhân vật này nói chung

Về mặt thực tiễn, luận văn giúp bạn đọc hiểu hơn về lịch sử văn hóa giai đoạn này, hiểu hơn về thân phận người phụ nữ nói chung và nhân vật gái điếm nói riêng trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo về các chủ đề liên quan, làm tài liệu cho giảng dạy tác phẩm trong chương trình

phổ thông…

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn chia làm ba chương:

Chương 1: Từ hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại đến nhân vật gái điếm

trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

Chương 2: Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của

Ngọc Giao nhìn từ không gian văn hóa xã hội đương thời

Chương 3: Một số vấn đề về nghệ thuật thể hiện nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao

Trang 10

7

NỘI DUNG Chương 1

TỪ HÌNH ẢNH KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐẾN NHÂN VẬT

GÁI ĐIẾM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

1.1 Hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại phản ánh chân thực xã hội phong kiến Việt Nam Đây là một thời kì đầy biến động mà qua văn chương ta có thể thấy được bối cảnh lịch sử thời ấy

Từ vận mệnh đất nước, dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống hằng ngày đều được phản ánh trong văn học Trong đó, có cả chất hào sảng của hào khí Đông A trong thời Lý Trần với tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống lại kẻ thù của dân tộc, có cả tiếng nói đau thương, bi ai, thống thiết cho số kiếp của những con người

“thấp cổ bé họng” trong xã hội thế kỉ XVIII – XIX Hiện thực được phản ánh chủ yếu

trong tác phẩm chính là những mặt trái của xã hội Đó là Chuyện người con gái Nam

Xương của Nguyễn Dữ với bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến dưới chế

độ nam quyền, là sự rối ren, chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra bao bất hạnh cho

con người Đó là Vũ trung tùy bút của Phạm Hổ phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại Lê - Trịnh Đó là Hoàng Lê nhất thống

chí của Ngô gia văn phái tái hiện sự hỗn loạn của xã hội phong kiến thông qua số phận

bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân Chất nhân văn luôn thấm đẫm từng trang viết trong các tác phẩm văn chương Bởi vậy, cất tiếng nói để ca ngợi,

để thông cảm với con người là nội dung ta dễ dàng nhận thấy trong văn học trung đại Đặc biệt là số phận người phụ nữ - những con người luôn phải chịu thiệt thòi, bất hạnh

Đó là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Đó là số phận chìm nổi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn

Du Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã rất nhiều lần nói về sự bất hạnh của

những con người tài sắc: “Rằng hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?”; “Phận sao bạc chẳng vừa thôi/ Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan”;

Trang 11

8

“Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” Đúng là “hồng nhan bạc phận”, “hồng nhan đa truân” Người đẹp, đặc biệt là người tài sắc hay gánh chịu một số phận gian nan: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Đất nước ta phải chịu hàng ngàn năm Bắc thuộc, bởi vậy có sự giao thoa về văn hóa rất gần gũi với Trung Hoa Nét văn hóa mà ta chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là đạo Nho của Khổng Tử Đạo Nho của Khổng Tử là một tôn giáo đã trói buộc con người vào khuôn mẫu, vào những phép tắc lễ nghĩa Những trói buộc đó tác động rất lớn đến cuộc sống của những người phụ nữ “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu

tử tòng tử” Thân phận người phụ nữ phải chịu bao đắng cay, nhục nhã, ê chề Họ hoàn toàn phụ thuộc, lệ thuộc vào người đàn ông Ca dao đã từng cất lên lời than thân, trách phận ngậm ngùi, chua xót: “Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”; “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Với những người

có tài sắc thì tài sắc càng là mối tai họa hơn Họ thường bất hạnh vì chính tài sắc của mình Họ trở thành nạn nhân của vua chúa, quan lại, địa chủ, cường hào Họ hoàn toàn không chủ động được cuộc sống của mình, không có quyền lựa chọn riêng cho mình cách sống, cách ứng xử, thậm chí là làm chủ thân xác và tâm hồn mình Họ bị tuyển

mộ, dâng nạp, gả bán cho quan lại, vua chúa, cường hào, địa chủ để rồi trở thành công

cụ thỏa mãn nhục dục của tầng lớp trên Khi sắc đẹp phai tàn, số phận của họ trở nên thật bi đát Bên cạnh là công cụ mua vui, người tài sắc còn là một phương tiện để tầng lớp thống trị thực hiện những mưu đồ chính trị Đau đớn thay, khi cần thì tầng lớp thống trị dùng sắc đẹp của người phụ nữ vào việc tranh giành quyền lực, còn khi thực hiện thành công mưu đồ thì có thể họ sẽ kết thúc cuộc đời của các mỹ nhân một cách tàn ác, không thương tiếc Rõ ràng, xã hội nam quyền với sự lạm dụng vô hạn quyền lực của nam giới đối với người phụ nữ đã gây ra bao thảm cảnh Hiện thực ấy đã giúp rất nhiều tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một trong những phương diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm Thông qua hiện thực ấy, các tác giả đã lên

Trang 12

9

tiếng tố cáo đanh thép xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con người

Điểm qua một vài nét về không gian văn hóa xã hội Việt Nam trung đại để có

cái nhìn bao quát về sự xuất hiện và tồn tại của hình ảnh người kỹ nữ trong văn học giai

Chữ “kỹ” (thủ + chi): Tài năng, có nghề; Thợ giỏi [32, tr 325]

Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thể thao, 2005, trang 1095 thì

kỹ nữ là người con gái đẹp, đào hát, gái làm nghề mại dâm Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, trang 980 thì kỹ nữ là người

con gái làm nghề ca hát và mại dâm trong chế độ cũ Theo Từ điển tiếng Việt phổ

thông, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2002, trang 638 thì kỹ nữ là gái hành

nghề tại các thanh lâu, kỹ viện

Như vậy, chúng ta thấy một điều rằng kỹ nữ ban đầu không phải là loại phụ nữ

làm nghề bán thân mà vốn là những người hát, ca múa, mang tính chất nghệ thuật Qua

thời gian, càng về sau, cách hiểu về từ kỹ nữ càng xa so với ý nghĩa ban đầu của nó So với ý nghĩa ban đầu thì càng về sau, khái niệm kỹ nữ càng gần với việc bán dâm

Thái Thuận đã diễn tả tâm trạng của kỹ nữ khi xế chiều: “Hao mòn niên thiếu

thưở ăn chơi/ Trang điểm hồng nhan khó đẹp người/ Hoa rụng trước đình gương biếng ngắm/ Trăng soi hồ nhớ hái sen chơi/ Lầu son gái trẻ vui mà thẹn/ Gác tía thuyền

quyên nhớ một thời/ Chiếc gối du tiên khơi trí tưởng/ Cùng ra ngủ giấc chia đôi (Lão

kỹ ngâm – Thái Thuận – Quách Tấn dịch) Bài thơ là sự nuối tiếc đến khắc khoải của

Trang 13

10

người ca kĩ khi đến tuổi xế chiều Đây có thể coi là một trong những tác phẩm văn học

đầu tiên có hình ảnh của người kỹ nữ của văn học trung đại

Đến thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến suy tàn, đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than, cơ cực Thơ văn đã cất lên tiếng nói phê phán bè lũ thống trị, cảm thông với những

số phận “thấp cổ bé họng” trong xã hội Hình ảnh những con người với cuộc sống cùng cực đã trở thành hình tượng trung tâm trong những sáng tác Đặc biệt, một trong những hình ảnh gợi lên nhiều nỗi thương tâm, suy nghĩ, trăn trở nhất là số phận của những

người phụ nữ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tạo tiền đề cho việc xuất hiện phổ biến hơn hình ảnh người kỹ nữ trong thơ văn trung đại Các truyện Chuyện

nghiệp oan của Đào Thị và Chuyện nàng Túy Tiêu là những truyện có xuất hiện hình ảnh

nhân vật nữ có những biểu hiện đặc trưng của người làm nghề kỹ nữ

Thế kỷ XVIII, người kỹ nữ đã xuất hiện hàng loạt trong những sáng tác mà tiêu biểu hơn cả là những sáng tác của Nguyễn Du như Long Thành cầm giả ca (trích trong

Bắc hành tạp lục), La Thành mại ca giả (trích trong Thanh Hiên thi tập), Ngộ gia đệ cựu ca cơ (trích trong Bắc hành tạp lục), Văn chiêu hồn, Truyện Kiều Với những tác

phẩm trên, những nhân vật kỹ nữ tiêu biểu đó là Thúy Kiều trong Truyện Kiều, cô Cầm trong Long Thành cầm giả ca, người ca nữ đất La Thành trong La Thành mại ca giả Tất cả những người kỹ nữ trên đều có chung một điểm, đó là “hồng nhan bạc mệnh”

Khi nghệ thuật hát ca trù ra đời, người kỹ nữ xuất hiện với tên gọi khác là cô

đầu Một số tác phẩm của các tác giả giai đoạn này có sự xuất hiện hình ảnh cô đầu:

Dương Khuê có các tác phẩm: Gặp đào Hồng đào Tuyết, Gặp cô đầu cũ, Tặng cô đầu

Hai, Tặng cô đầu Cúc, Thăm cô đầu ốm; Nguyễn Công Trứ có các tác phẩm: Một ngày

là nghĩa, Cảnh biệt ly, Yêu hoa, Bỡn cô đầu già; Trần Tế Xương có các tác phẩm: Hát

cô đầu, Thú cô đầu, Tết cô đầu, Chơi ả đào, Hỏi ông trời; Nguyễn Khuyến có các tác

phẩm: Đĩ cầu Nôm, Bóng đè cô đầu Cô đầu trong văn học trung đại được miêu tả theo

hai chiều hướng: cô đầu là truyền nhân của nghệ thuật và cô đầu đã bị biến tướng cùng thời gian

Trang 14

11

Như vậy, ở mỗi giai đoạn, hình ảnh người kỹ nữ mang những nét màu sắc khác nhau Giai đoạn đầu của thời trung đại, người kỹ nữ được nhắc đến với tư cách là tên gọi của một hạng người trong xã hội Đến khi xã hội suy tàn, người kỹ nữ tiêu biểu cho

tiếng nói thống thiết của thân phận con người Khi nghệ thuật hát ca trù ra đời, người

kỹ nữ xuất hiện với tên gọi là cô đầu Dù ở giai đoạn nào thì họ đều là những “thân sâu,

cánh kiến”, bé nhỏ, tội nghiệp, đáng thương; nhưng trong họ ngời lên nét đẹp về ngoại hình và tâm hồn rất đáng ngợi ca, trân trọng

Sắc đẹp là điều đầu tiên khi nói về người kỹ nữ Truyện Đào Nương trích trong

Dư công tiệp ký của Vũ Phương Đề hình ảnh kỹ nữ đã được nói tới là Đào Nương

Nàng đã lập công giết giặc nhờ vào sắc đẹp và tài ca hát của mình Chuyện nàng Túy

Tiêu trích trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Nguyễn Dữ đã xây dựng hình ảnh

Túy Tiêu với sắc đẹp dịu dàng, duyên dáng khiến Dư Nhuận Chi - chàng thư sinh nổi

tiếng hay thơ nhất kinh thành phải đắm say, mê mệt Hàn Than trong Chuyện nghiệp

oan của Đào Thị trích trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cũng là một giai nhân

tuyệt sắc Nguyễn Du sẽ cho ta thấy rõ hơn về điều này Ông miêu tả Thúy Kiều trong

Truyện Kiều, cô Cầm trong Long Thành cầm giả ca, người hầu cũ của em trong Ngộ gia đệ cựu ca cơ đều là những bậc “tuyệt sắc giai nhân” Chẳng hạn, khi miêu tả

Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước nghiêng thành” Như vậy, vẻ đẹp mỗi người một

vẻ Người thì duyên dáng, dịu dàng, người thì tuyệt sắc giai nhân, có người sắc sảo, mặn mà đến cả thiên nhiên cũng phải ghen hờn Nhan sắc chính là công cụ kiếm tiền,

là vũ khí mê hoặc khách làng chơi

Bên cạnh sắc đẹp là tài hoa Tài hoa của kỹ nữ ở đây là tài cầm, kì, thi, họa, ca, múa, hát Chuyện nàng Túy Tiêu trích từ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Túy Tiêu

được miêu tả “vốn có khiếu thông tuệ”, mỗi khi Sinh đọc sách, nàng cũng học thầm mà rồi thuộc được Sinh dạy nàng thơ từ, chưa đầy một năm, nàng đã làm được thơ từ

ngang với Sinh Đặc biệt là Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Thông

Trang 15

12

minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm/ Cung thương làu bậc ngũ

âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” Hay Cô Cầm trong Long Thành cầm giả

ca có tài năng đặc biệt với ngón đàn cầm Tiếng đàn của nàng thật tuyệt vời trong chốn

nhân gian: “Khoan như gió nhẹ lướt qua rừng thông/ Trong như tiếng hạc kêu nơi xa xăm/ Mạnh như tiếng sét đánh vào bia Tiến Phúc vỡ tan/ Buồn như tiếng rên của Trang

Tích, ốm nhưng giọng quê vẫn không quên” Người hầu cũ của em trong Ngộ gia đệ

cựu ca cơ lưu lại trong trí nhớ của Nguyễn Du một ấn tượng về sự trẻ trung, duyên

dáng cùng giọng ca lôi cuốn, chinh phục hết thảy người nghe: “Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển” (Từng nghe giọng ca uyển chuyển khi mặc áo hồng)

Bên cạnh tài năng hơn người, người kỹ nữ cũng có những nét đẹp trong tâm hồn

Trước hết, đó là khát vọng về tình yêu và hạnh phúc Mặc dù bị xã hội coi thường, xem

là hạng đàn bà lẳng lơ, nhưng người kỹ nữ vẫn dám sống vì tình yêu và cháy hết mình

vì tình yêu Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Kiều đến với Kim Trọng khi còn là

một thiếu nữ ngây thơ, trong sáng: “Êm đềm trướng rủ màn che/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai” Bởi vậy, mối tình Kim - Kiều thật đẹp, thật thánh thiện Và sau này, ta chứng kiến mối tình giữa Kiều và Thúc Sinh cũng thật lưu luyến, mặn nồng; mối tình giữa Kiều và Từ Hải không chỉ là tình yêu mà còn là ân tình, ân nghĩa Rõ ràng, khát vọng về một tình yêu chân thành, khát vọng về một hạnh phúc đong đầy

luôn luôn nồng nàn, rực cháy trong những người kỹ nữ

Người kỹ nữ đẹp là thế, tài năng hơn người là thế, nhưng “hồng nhan bạc

mệnh”, “tài sắc tương đố” Họ phải chịu số phận đau thương, bi đát Trước hết, Thái

Thuận đã diễn tả tâm trạng của người kỹ nữ khi xế chiều: “Hao mòn niên thiếu thủơ ăn

chơi/ Trang điểm hồng nhan khó đẹp người/ Hoa rụng trước đình gương biếng ngắm/ Trăng soi hồ nhớ hái sen chơi/ Lầu son gái trẻ vui mà thẹn/ Gác tía thuyền quyên nhớ

một thời/ Chiếc gối du tiên khơi trí tưởng/ Cùng ra ngủ giấc chia đôi (Lão kỹ ngâm –

Thái Thuận – Quách Tấn dịch) Bài thơ là nỗi đau nhói lòng của người ca kĩ khi đến tuổi xế chiều Khi nhan sắc đã tàn phai theo tháng năm, khi không còn sự mê hoặc đối

Trang 16

được vua sủng ái, nàng trở thành vật thừa thãi, bỏ đi, không giá trị Trong Truyện Kiều

của nguyễn Du, mặc dù Đạm Tiên chỉ là hồn ma thoáng qua nhưng ta cũng đủ cảm

nhận số phận của những người kỹ nữ nói chung và Đạm Tiên nói riêng: “Sống làm vợ

khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng” Khi còn sống nàng xinh đẹp

là thế, tài năng là thế mà khi chết đi, nấm mồ của nàng chơ vơ, đơn côi, không hương

khói giữa chốn người qua kẻ lại Hay cũng trong Truyện Kiều, nàng Kiều từ một thiếu

nữ “Êm đềm trướng rủ màn che” phải trở thành kỹ nữ Nàng bị xã hội nam quyền vầy

vò, mua đi bán lại, lưu lạc suốt mười lăm năm trời Với một ngoại hình “Một hai nghiêng nước nghiêng thành”, với tài hoa hơn người cả cầm, kì, thi, họa, đáng ra nàng phải có được hạnh phúc, nhưng “hồng nhan bạc mệnh” Cuộc đời Thúy Kiều là một chuỗi những đau đớn, tủi hờn: “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần” Đúng là: “Đau

đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều – Nguyễn

Du) Lời than của Kiều trước hết là lời than cho cuộc đời của Đạm Tiên, lời than cho

số phận những người kỹ nữ trong đó có nàng, nhưng cũng là lời than chung cho “phận

đàn bà”

Thực dân Pháp sau khi xâm lược được đất nước ta, với chiêu bài “bảo hộ” và

“khai hóa”, chúng ra sức đầu độc nhân dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn và văn hóa đồi trụy Bởi vậy, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ Ca trù trở nên suy bại

Người nghe toàn những kẻ mê sắc dục Cô đầu trở thành kẻ buôn phấn bán hương, trở

thành gái lầu xanh Trần Tế Xương đã viết những vần thơ thật chua chát: “Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay/ Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày/ Năm canh to nhỏ tình dơi

chuột/ Sáu khắc mơ màng chuyện nước mây (Thú cô đầu – Tú Xương) Nguyễn

Trang 17

14

Khuyến cũng với giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng lại sâu sắc và có phần đau đớn:

“Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ/ Trời sinh ra cũng để mà chơi/ Dễ mấy khi làm đĩ một thời/ Chơi thủng trống, long dùi âu mới thích/ Đĩ bao tử càng chơi càng lịch/ Tha hồ cho khúc khích chị em cười/ Người ba đấng của ba loài/ Nếu những như ai thì đĩ mốc/

Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc/ Khá khen thay làm đĩ có tông!/ Khắp giang hồ chẳng chốn nào không/ Suốt Nam, Bắc, Tây, Đông đều biết tiếng/ Đĩ mười phương chơi cho đủ chín/ Còn một phương để nhịn lấy chồng/ Chém cha cái kiếp đào hồng/ Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số/ Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó/ Mai sau

ngày giỗ có văn nôm/ Cha đời con đĩ cầu Nôm (Đĩ cầu Nôm – Nguyễn Khuyến) Tuy

giọng thơ của Tú Xương và Nguyễn Khuyến có vẻ châm biếm, đả kích, nhưng cái chính vẫn là tấm lòng nhà thơ trước cảnh “cũ mới tranh nhau, Á Âu xáo trộn” của đất nước Đó là sự xót xa cho những số phận cô đầu lắm truân chuyên

1.2 Nhân vật gái điếm trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp thiết lập sự thống trị Việt Nam và thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ; đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối với chính sách

“chia để trị” - chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai

để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn

áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực với hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân, thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi Kết quả là nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp với chính sách nô dịch văn hoá, xoá

bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân, mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học, khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, mại dâm, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc Kết quả là hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thông tin tiến bộ từ bên ngoài

Trang 18

15

Văn học là tấm gương phản ánh đời sống Các nhà văn đã phô bày hiện thực xã

hội Việt Nam thật phũ phàng, cay đắng Phạm Duy Tốn đã viết truyện ngắn Sống chết

mặc bay, chỉ vì ham mê cờ bạc mà quan phụ mẫu sẵn sàng bỏ mặc dân Trước cơn vỡ

đê vì nạn mưa lũ, quan phụ mẫu đã vô trách nhiệm tới táng tận lương tâm đối với tính mạng và tài sản của nhân dân Hậu quả của điều đó là “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu” Quan phụ mẫu không thiệt hại nhưng những người dân “chân lấm tay bùn”,

“thấp cổ bé họng”, “thân sâu cánh kiến” lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, dở sống dở

chết Thạch Lam trong truyện Nhà mẹ Lê thể hiện nỗi xót xa của ông về hình ảnh một

bà mẹ nông dân nghèo phải vật lộn với “miếng cơm manh áo” từng ngày, từng giờ để nuôi đàn con hơn chục đứa Những đêm đông trời lạnh như cắt da cắt thịt, mẹ Lê cùng các con “rải ổ rơm đầy nhà” để ngủ Số phận của con người không khác gì con vật Nhà văn Thạch Lam nức nở, thốt lên trong trang truyện: “mẹ con cùng ngủ trên đó trông như một cái ổ chó, chó mẹ, chó con lúc nhúc” Khi mẹ Lê phải đi vay gạo thì ông

Bá - một người giàu có nhất trong làng - không những không cho vay mà còn thả chó cắn Người mẹ tội nghiệp, khốn khổ ấy buồn bã bước về nhà với nhiều vết thương đẫm máu Mẹ Lê sốt cao rồi chết một cách tức tưởi Lũ con sẽ ra sao khi người mẹ qua đời?

Câu chuyện khiến người đọc không khỏi xót xa, day dứt Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt

đèn đã phản ánh được nỗi thống khổ của người dân trong nạn sưu cao thuế nặng Chỉ vì

sưu thuế mà cả gia đình chị Dậu phải tan nát, chia lìa Chị Dậu đau như đứt từng khúc ruột, đành phải đem con đi bán cho nhà Nghị Quế Ta xúc động, nghẹn ngào bao nhiêu thì cảm thấy bất bình, phẫn nộ bấy nhiêu khi chứng kiến cảnh cái Tí ngoan hiền, hiểu chuyện, bị gia đình Nghị Quế đối xử không bằng con vật Đó là cảnh gia đình Nghị

Quế bắt em phải ăn cơm thừa của chó Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng đã vẽ

lên bức tranh thối nát của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Đó là bè

lũ quan lại thật tham lam, độc ác Nghị Lại đã bày đủ trăm mưu ngàn kế để cướp ruộng đất của nông dân Anh Pha là một trong số những nạn nhân của xã hội Khi anh đứng lên chống Nghị Lại thì bị bọn chúng bắt trói khiêng đi như con vật trong đau đớn, căm

Trang 19

16

thù Nam Cao trong Lão Hạc đã miêu tả cuộc sống nghèo nàn, khốn khổ, thương tâm

của Lão Hạc Lão Hạc chọn cái chết thê lương để giữ mảnh vườn nhỏ cho đứa con trai cũng như bảo toàn nhân phẩm và danh dự cho mình mãi mãi là hình ảnh ám ảnh trong tâm trí mọi người

“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, các phong trào yêu nước diễn ra theo khuynh hướng phong kiến và tư sản Các cuộc khởi nghĩa đó khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta và làm cho thực dân Pháp tổn thất nặng nề Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là lịch sử của các phong trào yêu nước và lịch sử chuyển dịch cơ cấu xã hội theo hướng hiện đại hóa Văn học cũng được hiện đại hóa Bối cảnh ấy đã mở ra hai khả năng lựa chọn cơ bản cho hoạt động tiếp thu các tư tưởng văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam Đó là tiếp thu tư tưởng văn nghệ hiện đại Tây Âu, chủ yếu từ Pháp và tiếp thu tư tưởng mĩ học Mác – Lênin từ Liên Xô và Trung Quốc

Ở nửa đầu thế kỉ XX, các tư tưởng văn nghệ Tây Âu được tiếp thu vào Việt Nam như quan niệm về đặc trưng của nghệ thuật, đặc trưng thể loại của tác phẩm, quan niệm về nghiên cứu, phê bình văn nghệ

Như đã nói ở trên, thực dân Pháp đầu độc nhân dân ta bằng con đường ma túy,

cờ bạc, rượu chè, mại dâm để ru ngủ đồng bào, để làm mất tinh thần dân tộc Xã hội Việt Nam lúc đó thật nhầy nhụa, nhơ nhớp Và một trong những vấn nạn nhơ nhớp đó

là cảnh gái điếm Hiện tượng gái điếm thủ phạm chính do thực dân Pháp gây nên

Theo Bách khoa toàn thư mở thì gái điếm hay còn gọi là gái mại dâm, gái đĩ là

những người phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn hành vi tình dục để được trả tiền hoặc

được hưởng các lợi ích vật chất khác Nhân vật gái điếm xuất hiện khá nhiều trong văn

học Việt Nam đầu thế kỉ XX, đặc biệt là trong tiểu thuyết và phóng sự

Đời mưa gió của Khái Hưng và Nhất Linh bắt đầu từ câu chuyện của Chương -

một người đàn ông bị người yêu phản bội Anh đã mang nặng một vết thương lòng và nỗi oán hận đến mức tận cùng Anh không thể mở lòng với bất kỳ người đàn bà nào Đối với Chương, phụ nữ tất thảy đều giả dối, lọc lừa Thế nhưng, như một trò đùa quái

Trang 20

17

ác của cuộc sống, định mệnh đã sắp đặt cho một ông giáo đạo mạo với “bầu trời tư cách” gặp phải một cô gái giang hồ chai sạn, từng trải giữa sóng gió cuộc đời Chương yêu Tuyết không phải là tình yêu sét đánh, không phải là tình yêu lóe lên rồi vụt tắt Anh yêu Tuyết bằng cả trái tim, tâm hồn mình Trong mắt anh, Tuyết “như một cô gái

thượng lưu và tử tế” Thế nhưng, người đàn bà mà Chương yêu tha thiết, yêu mãnh liệt,

yêu đến dại khờ lại là một cô gái giang hồ chai sạn trước cuộc đời, trước tình người Đời đã khiến cô có một phương châm sống thật ghê gớm: “Không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh”… Hoàn toàn vô cảm, luôn muốn “nổi loạn” để vượt thoát sự gò bó, khuôn phép, Tuyết đã hai lần phản bội lại Chương - một lần ra đi cùng người tình cũ và một lần dan díu, tằng tịu cùng Giang Rồi một ngày Tuyết rời bỏ Chương và đi trong mưa phùn lặng lẽ Tại sao Tuyết bỏ Chương? Có phải nàng là con đàn bà gian trá, phản trắc, đa dâm? Không! Đối với nàng, thà liều thân với một đời mưa gió, khổ sở, đê tiện, còn hơn là sống lừa dối mình, lừa dối người Nàng luôn luôn ý thức được địa vị của nàng: một con đĩ “Trời ơi, anh yêu được em ư? Anh chưa biết em là ai đấy, em chỉ là một đứa giả dối, man trá, em là một con đĩ khốn nạn,

đê hèn Em sẽ lừa dối người yêu, vì em đã trở thành một đứa vứt đi, tiêm nhiễm hết mọi thứ xấu xa của xã hội này” Đó là những câu nói của một người tự ý thức về bản thân để từ đó mà bẽ bàng, chua xót Tuyết đã chọn con đường đi riêng của nàng: lang thang, thất thểu, không nhà, không cửa, không tình thân Nàng dấn thân vào cuộc đời ô trọc, nhục nhã, ê chề, cay đắng

Bỉ vỏ của Nguyên Hồng xoay quanh số phận nhân vật Tám Bính Tám Bính là

một cô gái nghèo xinh đẹp, khỏe mạnh làng Sòi Vì nhẹ dạ cả tin, ngây thơ trong sáng, Bính đã yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa Cô bị chính cha mẹ đẻ hắt hủi, đay nghiến, chửi bới, nhiếc móc Và đứa bé sinh ra phải đem bán đi vì sợ làng bắt vạ Đau đớn, bần cùng không lối thoát, Bính trốn nhà đi Hải Phòng với một hy vọng mong tìm được người tình Sau những ngày đêm lang thang đói khát, Bính gặp một gã công tử trẻ tuổi, nhà giàu nhưng đểu cáng Gã lừa Bính vào

Trang 21

18

nhà hãm hiếp rồi đổ bệnh lậu cho cô Vợ gã bắt gặp đã đánh đập Bính dã man, tàn nhẫn

và lôi cô ra Sở cẩm, vu là gái đĩ Lối rẽ cuộc đời của Bính cũng từ đây Bính bị đưa vào

nhà “lục xì” Sau đó dòng đời đã ra sức xô đẩy, hủy hoại, tàn phá từ thể xác đến tâm

hồn cô Bính bị ném vào nhà chứa và đã trở thành gái điếm từ đây Nhân vật “bỉ vỏ”

gái điếm Tám Bính vừa đáng thương vừa đáng giận Con đường đời của Bính ngày

càng đi vào ngõ cụt, tối tăm, khắc nghiệt và bế tắc Vì cả tin khờ dại nên Bính đã sa chân, tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác của xã hội hành hạ, giết chết dần từng ngày Chắc chắn cho đến lúc chết, nỗi nhục nhã, đau đớn tột cùng kia sẽ không bao giờ phôi pha trong tâm hồn Bính Nguyên Hồng đã xuyên thấu vào tầng lớp dân nghèo thành thị nói chung và nhân vật Tám Bính nói riêng để nhìn ra sự bế tắc, bi đát của họ khi họ chưa tìm thấy lối thoát và phương hướng đấu tranh để giành lại quyền sống, quyền được tồn tại của một con người Qua đây, nhà văn giúp ta cảm thông với những nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng trong xã hội cũ

Lục xì là phóng sự của Vũ Trọng Phụng xuất bản từ năm 1937 Trước đấy một

năm đã nổ ra cuộc bút chiến dữ dội giữa Thái Phỉ chủ báo Tin văn với Vũ Trọng

Phụng Thái Phỉ lên án các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế” Vũ

Trọng Phụng đã trả lời về Lục xì: “Viết thiên phóng sự Lục xì tôi không phải chỉ là một

nhà văn, nhưng còn là một nhà báo Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai” Và sự thật ấy là gì?

Qua Lục xì, Vũ trọng Phụng tái hiện lại nạn mại dâm, gái điếm đến rùng mình: “Trong

thành phố Hà Nội, ít ra cũng có năm nghìn gái sống về nghề mại dâm Năm nghìn! Nhưng làm thế nào biết họ cho khắp mặt được, nhất là từ khi bị lôi cuốn vào cuộc biến hóa của phong tục cái đức hạnh người đàn bà An Nam xưa kia kiên cố biết bao, thì nay

đã hóa ra quá đỗi mỏng manh! Chúng ta thử làm một cái tính chơi, số dân Hà thành là mười tám vạn, vậy mà có đến năm nghìn người làm đĩ, thế nghĩa là cứ ba mươi lăm người lương thiện lại có một người thường nhật sinh sống bằng sự gieo rắc vi trùng hoa

Trang 22

19

liễu” Người viết phải quan tâm sâu sắc đến vấn đề xã hội mới có thể trăn trở, day dứt

để viết về một vấn nạn đau lòng như thế Và trong năm nghìn gái điếm kia, có những

người là nạn nhân thật đáng thương, tội nghiệp: “Những gái quê thì hoặc đã chê chồng

vì đã ăn phải bả tân thời, hoặc đã ra tỉnh làm con đòi, con sen mà không xong, hoặc đã đập trống ngực thình thình khi, ngồi ở vệ hè, đương đói khát mà lại được vài ba cậu

“công tử bột” Hà thành nói vào tai những câu ân ái với thái độ săn sóc gian dối của thằng mất dạy bên cạnh một con “bò lạc”, vừa quê mùa lại vừa “chắc chắn” cả trăm

phần trăm” Nguyên nhân nào xô đẩy những nạn nhân tội nghiệp trở thành gái điếm để

rồi mắc bệnh phong tình? Vũ Trọng Phụng cũng đã giúp độc giả dễ dàng nhận thấy:

“Dù là thành thị, dù là gái quê, dù vì hư hỏng, dù tại đói khát, thì tất cả những gái ấy đều đã bị cái xảo quyệt của mụ chủ tiệm thuốc phiện, của thằng bồi săm, của thằng ma

cô, của thằng phu xe đêm, chúng họp nhau lại thành một cái lưới nhện đáng sợ để làm việc cho ngót bốn trăm cái phòng cho thuê rải rác khắp Hà Nội này!” Xã hội với muôn vàn cạm bẫy bủa vây khiến con mồi khó lòng thoát nạn

Hà Nội lầm than (1938) là thiên phóng sự đặc sắc của Trọng Lang Ở đó, tác giả

tái hiện lại giai tầng dưới đáy cùng của xã hội Đó là những hạng người, hạng nghề bị đặt trong sự dè bỉu, coi thường của xã hội Trọng Lang đã chứng kiến và phản ánh sự

thật đau lòng, trần trụi tình cảnh của những gái điếm được coi là “nô lệ tạm thời” tại

các quán ba, tiệm nhảy, nhà thổ… Đây là nơi lui tới thường xuyên của những kẻ động cỡn, dâm loàn Trọng Lang đã phơi bày sự đê tiện với các mánh khóe buôn da bán thịt,

những thân tàn ma dại Hà Nội lầm than là tiếng kêu cứu thương tâm, đã khía rất sâu

vào một trong những thực tế đang trương phình ở các đô thị thuộc địa: nạn mua bán dâm, sự phát triển thiếu kiểm soát của hệ thống nhà thổ, các địa điểm kinh doanh tình dục trá hình Trong thiên phóng sự của mình, Trọng Lang đã cảm thương những cô đầu, gái nhảy bị bóc lột, bị gạt ra rìa cuộc sống Ông phê phán xã hội và chỉ ra thảm

trạng bi đát đó mà người gái điếm đang chịu đựng Nhà văn vừa giận vừa xót xa, cảm thông đối với nghề mại dâm, gái điếm Trọng Lang kết thúc thiên phóng sự của mình

Trang 23

20

trong sự chua chát, đắng cay: chẳng có một giọt nước cam khổng lồ nào đủ tưới hàng vạn người lầm than Dù ông có dấn thân quyết liệt đến đâu, rút cuộc, cũng vẫn chỉ là

“tiếng kêu thương” cơ cực, thống thiết mà thôi

Tiểu kết: Qua khảo sát ở một số tác phẩm từ văn học trung đại đến văn học đầu

thế kỉ XX của Việt Nam, hầu hết các nhân vật từ kĩ nữ đến gái điếm đều có số phận bất

hạnh, trái ngang Họ phải gánh chịu nỗi đau đớn, sự hành hạ về cả thể xác lẫn tâm hồn Nhưng vết đau về thể xác theo tháng năm có thể lành còn nỗi đau về tinh thần không bao giờ, không khi nào, không thể nào chữa khỏi Có thể nói đây là tầng lớp bị coi là cặn bã nhất của xã hội Nói đến họ, người đời luôn coi khinh, miệt thị Nhưng từ trong sâu thẳm của những con người tưởng chừng chỉ biết lọc lừa, gian dối, tưởng chừng chỉ biết “bán thân nuôi miệng ấy” vẫn ánh lên những tia sáng nhân đạo, vẫn còn lòng thương yêu, sự thuỷ chung, lòng hy sinh, dám xả thân vì một nghĩa cử, dám sống chết

để bảo vệ đồng đội… Và đọng lại là khát vọng luôn luôn canh cánh, luôn luôn thường trực muốn thoát khỏi cuộc đời tội lỗi, nhơ bẩn Ước vọng trở về như tia sáng nhỏ trong tâm trí, luôn ngấm ngầm tồn tại nhưng rất xa vời, khó lòng chạm tới Họ muốn chạm tay vào ánh sáng, muốn một lần đứng dậy từ bãi bùn nhơ nhuốc Họ quằn quại trong đau khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn muốn ngoi lên ánh sáng như những mầm cây xanh Và mỗi nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn là cả một bản án, câu chuyện đời bi thảm được phơi bày Đó là một thời ngập chìm trong lọc lừa giả dối, những thủ đoạn đàn áp vô nhân đạo của bè lũ thống trị, nỗi đau khổ đến tận cùng của

người dân, trong đó có người gái điếm

Trang 24

21

Chương 2 NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG LÀM ĐĨ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

VÀ XÓM RÁ CỦA NGỌC GIAO NHÌN TỪ KHÔNG GIAN VĂN HÓA

XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI

2.1 Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng nhìn từ không gian văn

hóa xã hội đương thời

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam những năm đầu thế kỷ

XX Sáng tác của ông góp phần tạo nên diện mạo văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Ông sinh năm 1912, mất năm 1939, quê ở tỉnh Hưng Yên Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ lúc bảy tháng tuổi, được người mẹ tần tảo nuôi ăn học Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp tiểu học, ông phải thôi học để đi làm kiếm sống Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard, ông bị đuổi Tiếp theo, ông đánh máy cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi và thất nghiệp Từ đó ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo, một cây bút phóng sự với nhiều bài

tiêu biểu Năm 1930, ông có bài đăng trên Ngọ báo Năm 1931, vở kịnh Không một tiếng

vang ra đời đã gây được sự chú ý của bạn đọc Năm 1934, Vũ Trọng Phụng cho ra mắt

cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo Năm 1936,

ông cho ra đời bốn tác phẩm đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng Đó là tiểu

thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn

học, tiểu thuyết, truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “ông vua phóng

sự đất Bắc” Phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh

Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời Năm 1934,

báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây Nhắc đến cái tên Vũ Trọng Phụng, người ta

liên tưởng đến một tài năng trong nhiều lĩnh vực Thế nhưng khi đang ở độ tuổi tài năng

nở rộ, ông ra đi vì bệnh lao phổi do làm việc quá sức để nuôi sống bản thân và gia đình khi mới 27 tuổi đời Sự ra đi của Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc

Trang 25

22

giả nỗi đau, sự tổn thất, một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, đả kích, mỉa mai và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – một xã hội mục nát, thối ruỗng mà chính bản thân tác giả ví nó là xã hội “chó đểu”, xã hội “khốn nạn” với những tấn trò đời đầy bi kịch

Vũ Trọng Phụng được ví như Balzac của Việt Nam Đọc những trang văn của ông, người đọc không khỏi ngậm ngùi, chua chát

Làm đĩ là một trong số những tác phẩm gây ra nhiều cuộc tranh luận trong suốt

thế kỷ qua Đó là Nhất Linh, Thái Phỉ, Hoài Thanh trước đây đã có khá nhiều bài đăng

trên các báo Tân văn, Tương lai, Ngày nay, Hà Nội báo phê phán quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng xung quanh tiểu thuyết Làm đĩ của ông Và Hoàng Văn Hoan sau này cũng phê phán Làm đĩ là một cuốn sách dâm uế, có hại cho sự giáo dục

đạo đức và luân lý đối với thế hệ trẻ Việt Nam Trong khi đó, một số người khác, chẳng hạn như nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hoàng Thiếu Sơn lại cho rằng Vũ

Trọng Phụng viết Làm đĩ là nhằm mục đích giáo dục cho thanh thiếu niên những hiểu

biết sơ đẳng về quan hệ tình dục khác giới Nhìn nhận của Hoàng Thiếu Sơn quả là

đúng đắn trong xã hội ngày nay bởi ý nghĩa giáo dục của Làm đĩ là quá rõ Nhưng quan trọng hơn, Làm đĩ được đông đảo công chúng đón nhận, yêu thích là sự hấp dẫn của đề

tài, chủ đề; đặc biệt là ở giá trị nhân bản của nó và tài năng nghệ thuật của người nghệ

sĩ Vũ Trọng Phụng Tác phẩm làm bật lên những vết thương rướm máu của xã hội được che phủ bên ngoài bởi lớp sơn văn minh “Âu hóa” lố lăng, đồi bại Vũ Trọng Phụng căm hờn, phỉ báng sự giảo quyệt, đê tiện, bẩn thỉu, thối nát của cả một xã hội; đồng thời nói lên tiếng nói đồng cảm cho những nạn nhân đáng thương, tội nghiệp Vượt lên tất cả những đề tài và chủ đề của văn chương đương thời theo khuynh hướng ngợi ca tình yêu lý tưởng đầy tính ủy mị, sướt mướt của các cậu ấm, cô chiêu còn đang mải choáng ngợp với những sắc màu của văn minh vật chất Tây phương, Vũ Trọng Phụng đã đi thẳng vào một vấn đề nhức nhối của đời sống xã hội Việt Nam

Trang 26

23

những năm ba mươi của thế kỷ trước, đó là hiện tượng Làm đĩ Cho đến hôm nay, tác

phẩm vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa về thời sự vô cùng to lớn

“Hồi ấy, một trận cuồng phong dữ dội thổi đến xã hội ta Cái phong trào vật chất đến với ta bằng những danh từ điêu trá: tiến bộ, duy tân, tân sinh hoạt nó có một sức mầu nhiệm là lường gạt nổi hầu hết mọi người Bao nhiêu lề thói, bao nhiêu nề nếp đã bị lôi cuốn đi theo trận cuồng phong Một trật tự của xã hội thuần túy trọng tinh thần đã bị vật chất đảo lộn ngược cả Báo giới đầy rẫy những mục bàn luận cách tìm khoái lạc cho xác thịt Những tiệm khiêu vũ phá tan hạnh phúc của gia đình, làm cho đàn bà hóa ra đĩ thõa, làm cho đàn ông mọc sừng, hoặc chê vợ, làm cho bọn chủ săm đắc thế kiếm lợi, bọn “vua thuốc lậu” tha hồ vênh vang Những mốt y phục của phụ nữ, làm cho đàn bà mỗi ngày phô thêm một ít đùi, một ít đít, một ít vú Ở những nơi thành thị, chỗ nào cũng có tiếng gọi của xác thịt, cũng có sức cám dỗ của dâm thần Tại những nơi thôn quê, thì vẫn nguyên những cảnh đói khát, nheo nhóc, bùn lầy nước đọng, nạn cường hào, nạn mê tín, nạn hối lộ, nạn bã rượu lậu Ba đêm liền chỉ hết bia lại thuốc phiện, uống xong tức khắc thấy cái cần phải hút cho khỏi say, rã rượu rồi lại thấy phải hút để có sức thức mà nghe, hút xong rồi thì lại thấy cần phải uống nữa cho đỡ ráo cổ Ấy sự đời luẩn quẩn loanh quanh chạy vòng đèn cù như thế ” Chỉ bằng ngần ấy ngôn từ, Vũ Trọng Phụng giúp ta có cái nhìn về toàn cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX Đó là một xã hội “cũ mới tranh nhau, Á Âu xáo trộn” Đó là xã hội mà người người, nhà nhà chạy theo lối sống Tây phương để muốn phủ nhận sạch trơn thuần phong mĩ tục, nếp sống truyền thống cha ông hàng ngàn năm lưu giữ Bởi vậy, cái được gọi là “Phong trào Thể dục Thể thao” hay “Giải phóng nữ quyền” cứ tha hồ được tung hê, ca tụng Cái được gọi là văn minh, tân tiến, tân thời sống cùng với sự cổ hủ, lạc hậu nó khiến con người ta rơi vào tấn trò đời thật bi hài, chua chát Cho nên, tác giả để cho Huyền nhớ cũng là để tái hiện lại bức tranh của xã hội đương thời: vào một buổi tối, trời rả rích mưa,

mẹ ôm đứa em bé xì xụt khóc vì cha bỏ nhà đi chơi gái, đi theo mấy ông bạn già “phá gia chi tử”, chị cãi nhau với đầy tớ dưới bếp, anh đi theo bọn con giai mất dạy bỏ học

Trang 27

24

hành, Huyền thì cặm cụi ngồi viết bài Pháp văn tả cảnh gia đình hạnh phúc có bố ngồi đọc báo, anh ngồi học bài, mẹ đan áo, em bé chơi ngoan, mình làm bài Tìm cái bút chì,

mở cặp sách của ông anh rơi ra một tập ảnh khiêu dâm, nam nữ trần truồng Rồi Huyền

có người anh họ xa là Lưu ở nhờ nhà mình để đi học Họ đã yêu nhau chân thành nhưng chưa dám hở môi ra với ai Một đêm thức giấc, chỉ có cách cái bức vách gỗ, nghe rộn lên

âm thanh của ái tình giữa ông bố già và cô vợ bé, những cái hôn kêu choen choét, những hơi thở ỳ ạch, sự rung động lắc rắc của cái giường lò xo, những tiếng rú khoái lạc Huyền rón rén bỏ xuống nhà dưới, tình cờ gặp Lưu không ngủ được và “đã xảy ra cái sự không thể không xảy ra được” Rồi thằng Ngôn chứng kiến cảnh bố mẹ làm chuyện người lớn thì việc nó làm chuyện chồng vợ với Huyền khi mồm chưa hết hơi sữa là chuyện thường tình Kiểu ăn ngủ của người ta, lối cẩu thả hớ hênh của cha mẹ, sách báo, tranh ảnh đồi trụy, truyền thông cổ vũ cho lối sống “Tân thời” ; tất cả kết hợp với nhau để đưa đẩy

Huyền rơi vào cảnh gái điếm Ta giật mình với câu nói của chồng Huyền tên Kim khi

mắc bệnh giang mai: “Đàn ông bây giờ mắc bệnh phong tình, đó có là sự quái gở gì đâu! Thiếu niên mắc nhan nhản ra đấy Mà họ còn năm lần bảy lượt Đàn ông như tôi là đã

ngoan lắm, mợ biết chưa” Không gian xã hội Việt Nam trong Làm đĩ của Vũ Trọng

Phụng là như thế!

Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ là Huyền Ngay từ khi còn nhỏ, Huyền là đứa

bé bụ bẫm, xinh xắn, đáng yêu: “Cái tuổi tốt đẹp nhất đời! Họ hàng nhà em ai cũng khen em xinh, hôn hít em, cho em tiền, cắn má, cắn tay em nữa” Thêm nữa, hoàn cảnh xuất thân rất đáng tự hào: “con gái nhà giàu, bố có chức phận, mẹ là người đứng đắn, dòng dõi nhà quan, lại thêm có chú ruột là một vị bác sĩ y khoa, lại được cắp sách đến trường” Huyền đã được tạo hóa ưu ái hơn người từ khi còn chứng nước Huyền sống trong nhung lụa với cuộc sống vật chất dư thừa, đầy đủ Họ hàng nội ngoại, những người thân thích ruột thịt, ai ai cũng thương yêu, quý mến em Có thể nói xuất phát điểm của Huyền đầy may mắn Lớn lên một chút, Huyền càng hạnh phúc khi ý thức được ngoại hình, gia thế của mình Khi mười sáu tuổi: “Cả một xã hội nức nở khen em

Trang 28

25

đẹp, kính phục em ngoan” Huyền là niềm tự hào, kiêu hãnh của gia đình, dòng họ Thầy mẹ em vênh váo, kiêu ngạo với đời! Ai mà chẳng hãnh diện khi có cô con gái xinh đẹp, ngoan hiền, đẹp người đẹp nết như thế! Cha mẹ Huyền có đầy đủ lí do để tự hào về Huyền Đặc biệt, cả lớp học anh nào cũng có thể phải lòng Huyền và Huyền được tôn vinh là một “nữ lang” Cái nét đẹp thuần túy đương tuổi xuân thì khiến đám con trai đứng ngồi không yên, nét đẹp mà chỉ cần nhìn qua người ta cũng tự cho mình cái quyền dự đoán được tương lai tốt đẹp của Huyền sau này Vẻ đẹp của Huyền là vẻ đẹp của người ngây thơ, trong sạch, thánh thiện, mai sau sẽ trở nên đức phụ, cái thứ đẹp đáng kính trọng của bông hoa mỏng manh Huyền được tôn vinh bằng những cái tên mĩ miều do những chàng si mê nàng đặt cho như Tây Thi, Hằng Nga, Nàng Thơ,

Mỹ Nhân Vẻ đẹp về ngoại hình của Huyền khiến người ta mê đắm là như thế!

Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình là nét đẹp tâm hồn Trước hết, đó là trí tuệ thông minh: “Rồi em đi học Vốn thông minh tính bẩm, em được các cô giáo yêu chiều, được

họ hàng khen” Tác giả không miêu tả chi tiết, ít nói trực tiếp về trí tuệ của Huyền, nhưng qua thái độ, tình cảm của bạn bè, đặc biệt là của Quý cho thấy Huyền thông minh, tài hoa hơn người Sự thông minh, nhất là trong cách cư xử, ứng xử của Huyền đã mê hoặc biết bao đàn ông Những người mê mệt Huyền có tới ba mươi thằng bạn bè của Quý, rồi Kim – chồng Huyền và sau này cả Tân – tên tình nhân Sở Khanh đểu cáng Ngay cả khi làm đĩ rồi, tài năng của Huyền cũng vẫn tỏa sáng: “Dẫu sao, tôi cũng thấy Huyền là khả ái, ở chỗ thông minh hơn đa số - nếu không tất cả - những gái giang hồ”

Là con gái, Huyền luôn ý thức để trau dồi tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh đủ đường” Huyền được mọi người ca ngợi bởi em là một cô gái “ngoan, đứng đắn” Không ngoan, không đứng đắn sao khi Huyền không bao giờ có nhân tình như số đông bạn gái Huyền tự nhủ sẽ lấy chồng theo lối cổ mà thôi Những thanh niên đương thời

cố nặn ra những dáng điệu lễ độ, đứng đắn, chung tình, trong sạch, thanh cao, vẫn gửi đến nhà Huyền những bức thư tha thiết, nồng nàn Nhưng Huyền đã bóp bẹp mất bao nhiêu trái tim bởi sự tinh sạch, sáng trong vô ngần Huyền đã vượt lên trên dục vọng,

Trang 29

26

khát khao cháy bỏng tầm thường để trở nên mạnh mẽ, đủ sức kiềm chế sự rung động của xác thịt Huyền đã chiến thắng mọi cảnh vật xấu xa đầy rẫy theo đuổi quanh mình, mọi kích thích của bao nhiêu cơn giông tố ô trọc, phũ phàng Huyền chưa bị vết tì ố nào Rõ ràng, giữa một xã hội với bao cảnh đồi trụy, dâm loàn, bao cám dỗ và cạm bẫy luôn luôn rình rập; Huyền vẫn giữ mình Huyền ý thức rất rõ giá trị của bản thân và những thói trăng hoa, lừa dối Bởi vậy, em “chỉ ham vui đèn sách, học tập nữ công”

Vẻ đẹp tâm hồn Huyền không thể không đáng trân trọng, ngợi ca

Cũng giống bao người con gái ngoan hiền khác, Huyền mơ ước về hạnh phúc chân chính, tràn đầy: “Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ đương làm gì, hễ khối óc em

mà rảnh việc là em lại phác họa ra một cảnh hạnh phúc gia đình trong đó có đôi chúng

em, giữa cái không khí nồng mặn những ái ân, giữa một cảnh bài trí nhũn nhặn như của những cặp vợ chồng trẻ và thanh bần khác Đáng lẽ ao ước ô tô, nhà lầu, đầy tớ hàng

lũ, có thể góp mặt với đời bằng cách nay tiệc, mai hội, em đã vui lòng chịu nhận một căn phòng nhỏ, một bộ ghế tầm thường, một người chồng kiếm được một số tiền đủ sống, một số bạn hữu không biết nói đến khiêu vũ, chợ phiên” Huyền khát khao tình yêu và hạnh phúc! Em mơ ước về mái ấm gia đình ngập tràn tình yêu thương, sự chung thủy Em muốn được là vợ ngoan, dâu hiền hiếu thảo Và không cần cao sang mĩ miều,

em mơ về hạnh phúc bình dị, ấm áp, giản đơn Giữa một xã hội chạy theo đồng tiền với muôn vàn trò lố lăng, đồi bại, nhí nhố, Huyền quả là một bông hoa nhài tinh khiết Ai

ai cũng coi đồng tiền là vạn năng, ai ai cũng a dua đua đòi thì Huyền là thanh âm trong trẻo lọt giữa bản đàn xô bồ, méo mó

Như vậy, những gì mà Huyền có, đáng lẽ ra em phải được sống sung sướng và hạnh phúc như dự đoán Nhưng đời thật trái ngang, phũ phàng và cay đắng Mọi thứ không diễn ra theo ý đáng lẽ phải diễn ra Mọi thứ như trêu ngươi cuộc đời, như trò đùa quái ác của cuộc sống Đáng lẽ ra Huyền xứng đáng được hưởng hạnh phúc thì hạnh phúc đã rời xa em, tuột khỏi tầm tay em mà em càng với càng không thể nắm bắt Huyền càng muốn bứt phá, vẫy vùng thì Huyền lại càng rơi vào hố sâu, vực thẳm, để

Trang 30

27

rồi trở thành một gái đĩ chuyên nghiệp, lành nghề Thật chua chát và cay đắng! Một cô

gái vượt bao cám dỗ để trau dồi công, dung, ngôn, hạnh thì lại chính là người dẫm đạp lên cái mà mình dày công vun đắp

Vết xe đổ của Huyền bắt đầu bằng mối tình vụng trộm với Lưu, một người anh

họ Thật ra, Lưu cũng đáng được yêu bởi Lưu là một thiếu niên có nhiều nết tốt và rất ít tính xấu: “Khác hẳn với những bạn hữu của anh em thường lười biếng, ham chơi, đua ăn đua mặc và coi sự chim gái là những thủ đoạn anh hùng thì Lưu tỏ hẳn ra cái vẻ hơn đời

ở chỗ siêng năng chăm chỉ, lại thêm được nết đứng đắn lạ lùng, không hề để những chuyện giai gái lọt được vào tai” Việc yêu Lưu ở một khía cạnh nào đó cũng nói lên tính cách đáng trân trọng của Huyền Chắc chắn một điều rằng Huyền là một cô gái tốt mới yêu Lưu như thế! Bằng không, Huyền phải ham hố, vồ vập những thiếu niên tân thời ăn chơi trác táng với những trò “Âu hóa” dị hợm Yêu Lưu, Huyền xây đắp bao mộng đẹp Cho nên, khi bị ép gả cho Kim, Huyền tỏ ra là cô gái mạnh mẽ, thủy chung son sắt Cũng chính vì việc Huyền bị ép gả, Lưu không tìm được lối thoát trong tình yêu nên tự tử Chứng kiến cái chết của Lưu “em thấy tinh thần tán loạn, chân tay bủn rủn, muốn chừng không thể đứng vững được” Qua đó, để thấy được Huyền cũng đã từng yêu Lưu biết nhường nào Và Huyền quyết bảo vệ thanh danh cho người yêu đến cùng: “Dẫu Lưu có chết đi, thì Huyền này cũng không để việc của đôi ta bại lộ Cũng phải giữ cho tiếng Lưu được trong sạch” Đặc biệt, trong tư tưởng của Huyền cũng từng nổi loạn, cũng từng phản kháng dữ dội để trả thù cho người yêu mà theo suy nghĩ của Huyền thì bố mẹ Huyền và chồng Huyền là thủ phạm: “Về phần riêng của em thì cái đau đớn ấy đã khiến

em muốn báo thù bố mẹ, làm nhục người chồng sắp cưới mình bằng cái hư hỏng của mình Em sẽ làm cho tan hoang, cho điêu đứng, ê chề cho ai cũng phải nhục nhã vì em,

vì rằng em cho ai cũng là có trách nhiệm về cái chết của Lưu Mất tân! Thì lợn nhị hỉ sẽ

bị cắt tai chứ sao! Thì nhục cho thầy me em chứ sao! May mà em đã mất tân, chứ nếu không thì lấy cách gì mà trả thù đời cho có thể độc địa hơn nữa?”

Trang 31

28

Tại sao Huyền yêu Lưu? Tại sao Huyền đánh mất đời con gái? Có thể khẳng định một điều rằng, việc Huyền yêu Lưu thật dễ dàng lí giải bởi nam nữ gần nhau như lửa gần rơm lâu ngày sẽ bén Đặc biệt, việc Huyền đánh mất đời con gái, lỗi này là do yếu tố gia đình của muôn đời người Việt Nam cộng thêm xã hội đương thời đầy rẫy những cám dỗ chết người Những gì mà Huyền có về gia đình, nhìn bề ngoài là niềm

mơ ước của biết bao người con gái Tuy nhiên, chính những thứ có được ấy lại là một

trong những thủ phạm xô đẩy Huyền đến với cuộc đời gái điếm Sinh ra trong một gia

đình có cha làm việc cho Tây nhưng cực kỳ cổ hủ, lại thêm tính trăng hoa đồi bại, phá gia chi tử Anh trai sớm tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của xã hội, ăn chơi trụy lạc

Từ nhỏ Huyền đã bị người lớn lảng tránh, nạt nộ, thậm chí bị bạo hành khi thắc mắc về vấn đề giới tính Thứ cô tiếp thu được chỉ là lời nói thô tục của kẻ ăn người ở trong nhà

và những bài học giới tính tự học của đám trẻ trâu Cô đã làm trò chồng vợ với Ngôn trong cái tuổi ấu thơ tội nghiệp Đáng lí ra, gia đình, xã hội chung tay dạy dỗ, giáo dục giới tính thì đâu có việc đáng tiếc xảy ra giữa Ngôn và Huyền! Lớn lên chút nữa, sự tò

mò về giới tính làm bùng lên nỗi khát khao mãnh liệt ở người thiếu nữ bước vào tuổi dậy thì Rồi trong cái đêm mất ngủ vì bị ám ảnh bởi những bức ảnh nam nữ trần truồng của anh trai và âm thanh giường chiếu giữa cha và vợ bé chỉ cách giường cô một bức vách, lại thêm vào đó những lời nói yêu đương chân thành rút ra từ gan ruột Lưu, “Ấy thế là xảy ra cái sự không thể không xảy ra được” Lưu đã chiếm đoạt được em, cả phần xác cũng như phần hồn “Mất tân! Em đã lo sợ, bối rối, đau đớn, bâng khuâng, hổ thẹn” Rõ ràng, Huyền là một cô gái đoan trang, luôn có ý thức giữ gìn trinh tiết và phẩm hạnh của một người con gái Nên khi mất đời con gái em đã rơi vào sự khủng hoảng vô cùng

Đoạn đường sa chân lỡ bước của Huyền bắt đầu từ chỗ lấy chồng Đây là một cuộc hôn nhân ép buộc Huyền bị ép duyên với Kim Kim là một viên tham tá, công chức hành chính thời Pháp thuộc Huyền được hắn hỏi về làm vợ Mẹ Huyền - bà mẹ khốn khổ, tội nghiệp có chồng ngoại tình rồi chồng có vợ bé Bà mẹ sợ chết đi để lại

Trang 32

29

đàn con bơ vơ trong cảnh mẹ ghẻ con chồng nên đã van xin Huyền nhận lời, dù nhà trai đòi cưới chóng vánh chỉ trong vòng nửa tháng Huyền chưa kịp mở miệng, ông bố đã nổi cơn thịnh nộ o ép, áp đặt: “mày câm đi! ông là bố mày, ông có quyền gả chồng cho mày lắm, ông bắt mày ngồi đâu thì mày phải ngồi đấy!” Một gia đình những tưởng là văn minh, tân tiến mà lại không phải như thế! Vẫn là ép duyên, vẫn là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã ăn sâu bén rễ từ muôn đời muôn kiếp không dễ gì thay đổi được Mối tình vụng dại giữa Huyền và Lưu kết thúc hết sức bi thảm Đến bước đường cùng, không có cách nào bảo vệ được tình yêu, Lưu tự tử để lại thư tuyệt mệnh và không hề

đả động gì đến tình yêu với Huyền Rồi Huyền về nhà chồng Cảnh vợ chồng Huyền với Kim thật kì lạ, thật oái oăm Tối tân hôn, lang quân rất mực lịch sự, chẳng ép nài

vợ mây mưa Rồi cả tuần cứ như thế! Thì ra Kim mắc bệnh giang mai do thói ăn chơi, chung đụng bừa bãi Thật trơ trẽn, Kim đã thanh minh: “Đàn ông bây giờ mắc bệnh phong tình, đó có là sự quái gở gì đâu! Thiếu niên mắc nhan nhản ra đấy Mà họ còn năm lần bảy lượt Đàn ông như tôi là đã ngoan lắm, mợ biết chưa” Kim kiêng quan hệ tình dục với vợ cho đến khi khỏi bệnh Nhưng không đêm nào là Kim không quấy rầy

vợ bằng cách “nửa đời nửa đoạn” làm cho Huyền cứ bị khiêu khích dữ dội rồi lại chưng hửng khi chưa thỏa mãn Trong khi đó, ban ngày Huyền được chồng đem đi dự các trò chơi bời lố lăng của xã hội thượng lưu tân thời: xem phim, ăn hiệu, chợ phiên, nhảy đầm, đua ngựa, cá độ Đây là nơi mà xã hội thượng lưu “hiện nguyên hình là một lũ bợm đĩ dưới hình thức choáng lộn, và tiến bộ, và văn minh lẫn lộn với bọn nam nhi cũng đánh phấn, bôi môi gần như đàn bà, và bọn đàn bà thì nhờ những mốt y phục tối tân kỳ lạ nó phô phang cả đùi lẫn ngực ra dưới làn voan mỏng một cách rất lịch sự” Huyền là phụ nữ có chồng Bởi vậy, khát vọng về hạnh phúc gối chăn luôn luôn âm ỉ trong lòng Nhu cầu về hạnh phúc xác thịt của Huyền là hoàn toàn chính đáng Vậy mà vô hình trung Kim đã hành hạ Huyền một cách ghê gớm Việc Kim “nửa đời nửa đoạn” với Huyền đã là một sự hành hạ không hề nhỏ, sự hành hạ lớn hơn là khích lệ, cổ súy cho vợ gia nhập xã hội thượng lưu thành thị nửa mùa nhầy nhụa và

Trang 33

30

kệch cỡm vô đối Cho nên, việc Huyền sa chân lỡ bước để rồi ngoại tình là một việc như được dự báo từ trước

Con đường tha hóa, biến chất để trở thành gái điếm của Huyền đau lòng, bất

hạnh nhất chính là ở giữa đám người ăn chơi động cỡn của xã hội thị thành nửa mùa, Huyền gặp Tân Vì muốn khoe khoang, sĩ diện, a dua đua đòi, Kim như đem vợ ra làm mồi nhử Tân Kim tự đắc khoe với vợ rằng Tân là bạn cũ, là con một viên Tổng đốc rất giàu, lấy vợ từ năm mười tám, bỏ vợ sang Pháp du học rồi về nước chẳng làm gì cả, sống một mình để hưởng hết mọi lạc thú ở đời Kim tấm tắc khen: “Thật là một người sung sướng nhất đời! Có danh vọng, có học thức, có tiền bạc, lại không bận bịu vợ con!

Tự do đủ mọi đường, sướng thật” Tân là thần tượng của Kim Kim tự hào, hãnh diện

có một người bạn sang giàu như thế, danh giá như thế, ga lăng như thế! Tân đã đưa Kim và Huyền về đến tận nhà bằng ô tô riêng của mình Khi mà Huyền còn giữ khoảng cách, Kim mắng vợ: “Mợ lại tiếp đãi người ta nhạt nhẽo như thế Nói thế mà cứ cãi thì chó cũng không nhịn được! Thì mợ cứ tiếp đãi người ta cho mặn mà hơn nữa thì đã sao? Mợ là nhà quê đấy à? Mợ ngu đần xưa nay đấy à?” Những ngày sau, thấy Huyền

“tự nhiên như đầm, đáng mặt phụ nữ tân thời”, nghĩa là Huyền bạo dạn tiếp đãi Tân thân mật, Kim tỏ vẻ sung sướng, mãn nguyện: “tốt lắm, thế là rất phải”, “mình đã thành ra một phu nhân của giới thượng lưu rồi đấy” Cuộc đời lắm cạm bẫy luôn rình rập, vây bủa lấy Huyền! Đó là việc Tân kiếm cớ mời Huyền đi Lạng Sơn, Huyền tỏ ý ngại, Kim cổ vũ: “Nghi hoặc thì là người cả ghen Thế thì lọ lắm! Sống cuộc đời mới, theo Âu hóa thì không được nghi ngờ như người cổ hủ Thôi đi, mợ cũng hủ bại vừa chứ! Đừng hỏi nữa! Đồ ngu!” Thái độ sùng bái “Tân thời”, “Âu hóa” của Kim đã đẩy

vợ vào tay bạn, vẽ đường cho Huyền và Tân cùng nhau ngoại tình Thử hỏi rằng cuộc sống gối chăn của Huyền với chồng như thế, giữa bao cạm bẫy như thế, Huyền làm sao

mà không thể không ngoại tình! Huyền là người bằng da bằng thịt chứ không phải là tượng đá hay khúc gỗ Nhu cầu yêu và được yêu, nhu cầu về hạnh phúc gối chăn là điều hết sức chính đáng! Nhưng tất cả những thứ đó, Kim - chồng Huyền không đem

Trang 34

31

lại cho Huyền Bởi vậy, ta không đồng tình với việc Huyền ngoại tình nhưng ta dễ dàng cảm thông cho một cô gái trẻ đẹp tràn đầy sức xuân ngã vào vòng tay của kẻ cáo già trong tình trường, dạn dày kinh nghiệm trong việc chinh phục và lừa gạt đàn bà là Tân Đến khi việc vỡ lở, bộ mặt tàn nhẫn của Kim thật đê tiện: “Em chưa nói hết thì một cái đấm rất độc địa thúc vào mặt em khiến em ngã lộn nhào Bất tỉnh nhân sự, em không biết gì nữa”; “Lúc ấy em vẫn còn bàng hoàng cả một bên mặt đau tê tái, cái xương quai hàm tựa hồ như đã long khớp, hàm răng như muốn rơi ra Rồi em sợ hãi, sợ hãi quá đi mất!” Hành động nhẫn tâm chưa đủ, Kim còn thóa mạ Huyền bằng những lời lẽ cay độc: “Thế nào? Ly dị nhé? Bằng lòng không? Để tao dắt mày về nhà mà cho

bố mẹ mày nghe những chuyện đê nhục của mày! Rồi tao lại dắt mày đến tòa cho mày nhận tội trước mặt những ông quan tòa! Rồi thì mày muốn lấy đứa nào thì lấy, đi theo thằng nào thì theo!” Huyền đau đớn, nhục nhã đến ê chề: “Thế thì chết! Thế thì đến tự tử! Bố mẹ em mà biết em thế này thì em không sống được! Trời ơi! Thì ra em đã có một người bố, một người mẹ! Em chưa làm nổi sự gì để đền ơn trả nghĩa mà sao em lại còn ăn ở đê mạt để cho bố mẹ phải nhục nhã như thế, hử em? Sao lại mãi đến bây giờ

em mới nhớ đến bố mẹ? Rồi thầy em sẽ ra thế nào? Liệu me em có sống nổi nữa không? Hở Trời? Em chắp tay như trước một bức tượng Phật, thất thanh kêu van rất thê thảm” Hành động độc ác của Kim lên đến tận cùng, sự bỉ ổi của Kim lên đến đỉnh điểm khi bắt vợ chép lại cái gọi là lời thú tội do chính y soạn thảo Và tất nhiên, trong cái gọi là lời thú tội ấy, Kim bắt Huyền chép cả những việc mà Huyền không hề làm như đã đem nhiều tiền của chồng ra cùng nhân tình tiêu hoang: “Tôi, viết những dòng này và ký tên dưới đây, vợ chính thất và chính thức của ông xin thú tội rằng đã trót phạm tội lừa chồng tôi, đã nhiều lần ngoại tình với một người bạn chồng tôi là Tân Tôi

đã đem nhiều tiền của chồng ra cùng với nhân tình tiêu hoang vào những cuộc chơi bời lãng phí” Kim đã trở mặt như trở bàn tay Hắn đã đem hết mánh khóe pháp luật để trói buộc Huyền – nạn nhân khốn khổ khốn nạn Từ đó, Huyền sống với thân phận như tôi đòi, chỉ được ăn ở với người giúp việc Thật tàn nhẫn và độc ác! Sự tàn nhẫn và độc ác

Trang 35

32

của Kim cũng chính là sự tàn nhẫn và độc ác của chế độ nam quyền đầy rẫy những bất công ngang trái! Thì ra Kim chung chạ bầy đàn đến mắc bệnh nhưng lại tự cho mình cái quyền được đánh đập, hành hạ, mạt sát Huyền khi lỡ ngoại tình thật khủng khiếp,

dữ dội, ghê gớm Huyền ngây thơ, trong sáng, nhẹ dạ, mỏng manh như thế làm sao có thể chống chọi lại được Kim cũng như xã hội như miệng hùm, hang sói! Ấy vậy mà xã hội vẫn tung hô cái gọi là giải phóng nữ quyền! Rõ ràng, xã hội Việt Nam những năm

ba mươi của thế kỉ trước quả là lố bịch, kệch cỡm, rởm đời lên đến tận cùng

Bị hắt hủi, ghẻ lạnh; bị bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần; đau đớn không chỗ bấu víu, Huyền tìm kiếm Tân Tân hiện nguyên hình là kẻ Sở Khanh đểu giả dưới vỏ bọc của một người tỏ ra tử tế: “Tôi cho mục đích của ái tình không phải là hôn sự Tôi

sợ hôn nhân lắm Tôi tin hôn nhân làm hại ái tình Em muốn li dị chồng à? Để lấy Tân à? Ồ! Không! Không đời nào! Tất em đã rõ là anh thù ghét hôn sự! Yêu nhau thì phải lấy nhau, ấy những cái “gai” của ái tình chính là hôn sự Cho nên ở những nước văn minh, cái lý tưởng của người đàn ông là có một người vợ chung tình để mà lừa vợ với một số nhân tình khác, cũng như cái lý tưởng của người đàn bà là có một người chồng mù lòa để cho mình san sẻ cái tinh hoa của ái tình cho một người nhân ngãi ”

Và Tân “cười nhạt” trơ trẽn: “Lúc nào anh cũng có dăm bảy cô nhân tình!” và y nói đều xem họ “là những thứ đồ chơi tạm bợ” Đến đây, ta không thể không bức xúc trước

lí lẽ khốn nạn, đểu cáng của Tân Con người đạo đức giả ấy thật sự không còn ngôn từ nào để diễn tả sự bỉ ổi của y Và rồi, Khi Huyền biết Tân - kẻ Sở Khanh đang được cả

xã hội tung hô - đang chấm thi hoa hậu ở Sài Gòn, Huyền bỏ nhà vào tìm Tân để quyết giết chết kẻ phụ tình Không tìm được Tân, tiền hết, không còn để trả tiền buồng, đành nghe lão chủ khách sạn dụ dỗ tiếp khách làng chơi, cùng quẫn, khiến Huyền trở thành

gái điếm Quá trình tha hóa trở thành gái điếm của Huyền tưởng vô lí, không thể xảy ra

mà cuối cùng lại là có lí và đã xảy ra Từ việc không được giáo dục giới tính, làm chuyện chồng vợ với thằng Ngôn đến việc mất trinh, lấy chồng, ngoại tình, sa cơ lỡ

bước làm đĩ một lần, rồi nhiều lần, rồi trở thành gái điếm chuyên nghiệp, lành nghề lúc

Trang 36

33

nào không hay diễn ra một cách thật lôgich Điều không tưởng mà lại rất đỗi tự nhiên

Việc Huyền làm đĩ gióng lên hồi chuông đau lòng, thống thiết về khoảng cách, ranh giới giữa người lương thiện và gái điếm quả là rất mong manh Vẫn còn thực trang xã hội như thế này thì việc con người trở thành gái điếm dễ dàng như trở bàn tay

Rõ ràng, gia đình và xã hội đã đẩy Huyền đến chỗ làm đĩ Vũ Trọng Phụng tả con đường từ gái tân thời đến gái đĩ của Huyền, đẩy Huyền vào con đường ấy là hai kẻ

đàn ông: Kim - thằng chồng đê tiện, độc ác và Tân - thằng tình nhân đểu giả, lọc lừa

Cả hai đều bỉ ổi, khốn nạn, ích kỷ đến cùng cực Huyền là nạn nhân, là con mồi tội

nghiệp, đáng thương Đẩy Huyền vào con đường làm đĩ còn có sự nguy hiểm của

những phương tiện truyền thông, những loại hình nghệ thuật, nhất là phim ảnh, tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, Vũ Trọng Phụng đã để cho Huyền nhận định “đã nhiễm phải ảnh hưởng của mấy tờ báo mà ngày nào người ta cũng bàn bạc om sòm về các ngôi sao chớp bóng mà người ta cứ viết thẳng một cách ngây thơ chẳng ngượng ngòi bút là sex appeal em đã làm cho một người phải ham muốn em bằng cách khiêu dâm Không, bằng sex appeal, nói thế hơn, vì nói tiếng mẹ đẻ thì việc ấy mất hết thi vị, không có vẻ mỹ thuật nữa mà lại dâm đãng một cách bản xứ, mặc lòng nghĩa lý của hai thứ tiếng vẫn chỉ là một! Vạn tuế cho bọn “văn sĩ” của mấy rạp chớp bóng!” Hay khi Huyền tìm một cái bút chì trong cặp sách của ông anh thì một tập ảnh rơi tung tóe ra trước mặt Ảnh trai gái khỏa thân, trần truồng hoàn toàn Như vậy, “hoàn cảnh xấu, những bạn hữu xấu, một nền giáo dục sai lầm ngần ấy cái đã làm cho em hóa ra đến nỗi như này” Số phận của Huyền thật ê chề, nhục nhã và bi thảm Quá trình tha hóa, biến chất của Huyền thật xót xa Chính thiếu đi sự giáo dục của gia đình, thêm vào đó

là cạm bẫy chết người của xã hội đã biến Huyền từ một cô gái ngây thơ, trong sáng,

ngoan hiền trở thành một gái điếm chuyên nghiệp

Trang 37

34

2.2 Nhân vật gái điếm trong Xóm Rá của Ngọc Giao nhìn từ không gian văn hóa

xã hội đương thời

Ngọc Giao sinh năm 1911 mất năm 1997 tại Huế trong một gia đình trung lưu Năm 7 tuổi, ông theo gia đình ra Bắc, học ở Quảng Yên rồi lên Hà Nội Sau khi đỗ bằng Thành chung (1928), ông ra làm báo và viết văn Từ năm 1934 cho đến năm

1945, ông là một trong số cây bút chuyên viết truyện ngắn cho báo Tiểu thuyết thứ Bảy

Ông từng làm Thư ký tòa soạn cho báo này Ông còn là cộng tác với nhà xuất bản Tân

Dân trong việc in ấn các loại sách báo: Tiểu thuyết thứ Bảy, Những tác phẩm hay, Phổ

thông bán nguyệt san, Tao Đàn, Truyền bá Tác phẩm đầu tay của nhà văn Ngọc Giao

là tập truyện ngắn Một đêm vui đăng trên Phổ thông bán nguyệt san số 3 ra ngày 1

tháng 2 năm 1937 Thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông cùng gia đình tản

cư lên ở Nhã Nam (Yên Thế, Bắc Giang) một thời gian ngắn Sau đó ông trở lại Hà

Nội, tiếp tục viết văn, làm báo Lúc này ông viết cho các tờ: Phổ thông, Thế kỷ, Sinh

lực, Lẽ sống, Lên đường, Công tội, Tiểu thuyết thứ Bảy Những tác phẩm của ông viết

trước năm 1945 như tiểu thuyết Nhà quê và các tập truyện Một đêm vui, Phấn hương, Cô

gái làng Sơn Hạ đã làm nên tên tuổi một nhà văn nghiêng về những cảnh đời của trí thức

nghèo và những thân phận dưới đáy xã hội, nhất là phận kiếp cầm ca, gái điếm Thời kỳ ở

Hà Nội tạm chiếm, ông vẫn tiếp tục viết và có những tác phẩm đáng chú ý như Quán

gió (1948), Ðất (1950), Cầu sương (1953) Với khoảng ba trăm truyện ngắn và mười tiểu

thuyết, Ngọc Giao là một tác gia văn học lẽ ra phải cần được nghiên cứu, tìm hiểu, sau một thời gian dài im lặng, chìm khuất

Một tác phẩm của Ngọc Giao tưởng đã thất lạc lại được tìm thấy Ðó là phóng sự -

tiểu thuyết Xóm Rá Trong lời đầu sách viết năm 1995, nhà văn cho biết ông đã thâm

nhập Xóm Rá ở Sài Gòn năm 1949 Nơi đây là một cõi địa ngục, một chốn mại dâm, một vùng đất cấm: “Nếu nói đến hiện thực thì đây là một tác phẩm đủ sức ghi lại một phần lớn sự kiện về con người và xã hội Sài Gòn ngày ấy” Nhà văn Ngọc Giao viết truyện ngắn này năm 1957 tại Hà Nội Nhưng hoàn cảnh xã hội thời ấy đã khiến ông buông bút

Trang 38

35

dở chừng, khi “lẽ ra nó còn sống trên 100 trang nữa” Năm 1995 Ngọc Giao tặng bản

thảo Xóm Rá cho ông bạn Văn Lâm Gia đình ông Văn Lâm đã vui lòng tặng lại gia đình

Ngọc Giao bản thảo này để kịp xuất bản nhân dịp 100 năm ngày sinh nhà văn

Mở đầu tác phẩm là không gian văn hóa xã hội Sài Gòn những năm đầu thế kỉ

XX với lối sống mới mạnh mẽ, khốc liệt, đầy ẩn ức được thu nhỏ ở vùng đất Xóm Rá Đây là vùng “đất cấm” với một không gian sống giăng đầy cạm bẫy, ô nhục và những

cái chết mòn của các cô gái bán thân nuôi miệng mà người ta quen gọi là gái điếm Không gian Sài Gòn trong Xóm Rá của Ngọc Giao nhức nhối đến tâm can: “Kể từ khi

đất Sài Gòn là nhượng địa của Tây, cái khu vực ngoại ô này đã được đeo tiếng là giang sơn thu nhỏ của kẻ quần cư tứ chiếng Ở đây tụ họp những người Nam Vang, Vạn Tượng, những người Việt đủ ba miền Trung, Nam, Bắc” Những con người khốn khổ đến khốn nạn này mưu sinh bằng đủ các thứ nghề: thợ mộc, khuân vác, cai ký, lính tráng, bồi săm, gái điếm, xe ngựa, xe xích kéo Nhưng rồi bộ mặt Sài Gòn dần dần thay đổi, khắp các ngả đường nội ngoại châu thành, xe xích lô chạy như mắc cửi, xe kéo không có đất tồn tại Xe taxi chạy như bay trên các phố phường Xe ngựa mất vệ sinh, xích lô bụi bặm nên bao phu xe thất nghiệp bị đẩy ra rìa cuộc sống Để sống, để tồn tại, để mưu sinh, những kẻ “quần cư tứ chiếng” ấy phải đi làm ma cô, bồi tiêm, bồi nhà chứa Đau xót và chua chát hơn trong số họ có người cho vợ con đi làm đĩ hoặc cho vợ con đi làm lưu manh Nhà cầm quyền sai đốt nhà, giải phóng “quần cư tứ chiếng” Những “con người thấp cổ bé họng” này bị đối xử như con vật Và những tưởng sẽ có một cuộc sống tươi mới mọc lên nơi đây Nhưng không! Ở đó lại mọc lên một nhà thổ Người ta gọi khu này là khu Xóm Rá Trên mảnh đất hoang tàn rác rưởi trước kia, hình bóng trụy lạc, nhầy nhụa và những cảnh lén lút bán dâm giờ đây không còn nữa Thay vào đó là “Xóm Rá ngày nay đã có những nhà chứa công khai, là nơi hơn bốn trăm phụ nữ phải hàng đêm miệt mài làm việc bán thịt cho hàng vạn, hàng triệu kẻ động cỡn” Xóm Rá với “những con đường phố vắng đã bắt đầu trở lại với nhịp sống của đêm Xóm Rá Xe ô tô phóng ào ào, bóp còi inh ỏi, chèn xe thổ mộ nép

Trang 39

cô gái điếm như những món hàng bị chà đạp, dày xéo đến bầm dập thân xác và linh

hồn Rõ ràng, chỉ bấy nhiêu thôi Ngọc Giao cũng đủ cho ta thấy cảnh phố thị Sài Gòn hào nhoáng, hoa lệ nhưng ẩn sau nó đầy rẫy cám dỗ, cạm bẫy, bất công, mục ruỗng và thối nát Xưa nay người ta hay nhận định những trang văn của Ngọc Giao luôn tinh tế, nhẹ nhàng và có phần lãng mạn nhưng qua tác phẩm này có thể khẳng định ngòi bút

của Ngọc Giao cũng rất chân thực và sâu sắc Có thể nói, Xóm Rá là một trong những

tác phẩm xuất sắc và chân thực nhất trong sự nghiệp văn học của Ngọc Giao

Đọc tác phẩm Xóm Rá của Ngọc Giao, người đọc dễ dàng nhận ra vẻ đẹp ngoại hình của những cô gái điếm Mỗi người mang trong mình một vẻ đẹp riêng Sắc đẹp là điều đầu tiên phải đề cập khi nhắc đến họ Gần như là bắt buộc, đã là gái điếm cơ bản

phải có nhan sắc, phải đẹp Vì đặc trưng nghề nghiệp là tiếp khách, mua vui Không đẹp thì sẽ ế khách, sẽ bị đào thải trong cái nghề khắc nghiệt ấy Ngoại hình bắt mắt họ mới thu hút được những khách làng chơi từ cái nhìn đầu tiên Có ngoại hình, các khách làng chơi mới đổ xô nhau đến nhà chứa để ngắm nhìn, chuyện trò, mua dâm cùng các người đẹp Vẻ đẹp là vũ khí để quyến rũ đàn ông Và vẻ đẹp ngoại hình trước hết phải nói đến Chín Hoa “rừng rực như một cành hoa phượng vĩ dưới lửa hè” với “cái nhìn như thu hút lấy hồn người ta” Đó còn là “Tân có vẻ đẹp dịu hiền, sâu sắc” Chính nhân vật Nhạn cũng từng kiêng nể về vẻ đẹp của Tân Nhưng có lẽ, nhân vật được nhà văn dụng công mô tả nhiều nhất về vẻ đẹp ngoại hình là Nhạn: “Chẳng nói riêng nhà mụ Vương, mà tất cả Xóm Giá này, không có một cô nào hơn Nhạn về sắc đẹp, về trí tuệ Nhạn gầy cao, đôi mắt long lanh thoáng một ánh lửa căm hờn Chiếc mũi thẳng cao đẹp tựa một nét vẽ khéo tay, cái miệng thật là hợm hĩnh, làn môi trên mỏng, môi dưới

Trang 40

37

mòng mọng ướt, mím lại thì như ngậm đắng nuốt cay, hễ trễ ra thì như phác một nét gợi tình, hay là gợi một cái hôn nồng cháy” Các tay chơi thường nói lớn: “Nhà mụ Vương có hải đường Không được con Nhạn Mi-la-dy tiếp, cuộc đời chẳng còn ra cái đếch gì!” Chỉ cần ngần ấy câu chữ ta cũng đủ hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp của Nhạn Nhưng ẩn sâu, khuất lấp trong vẻ đẹp ấy có cái gì đó còn nhiều ẩn ức trong tâm Nhạn đẹp với vẻ đẹp bướng bỉnh, bất cần, ngạo nghễ, thách thức với cuộc đời

Để mê hoặc được khách làng chơi là một điều khó Nhưng để giữ được sự mê hoặc ấy lại càng khó hơn Bởi vậy, có thể nói vũ khí lợi hại hơn sắc đẹp là trí tuệ Nhân vật chính trong tác phẩm là Nhạn Nhà văn dành cho Nhạn những trang viết với giọng điệu trân trọng, ngợi ca: “Nói rằng Nhạn có một trí tuệ khác thường chẳng phải là một điều ngoa ngoắt Nhạn có khiếu thông minh, tài ứng đối, óc suy diễn việc đời và tâm lí con người sắc cạnh đến nỗi những khách chơi thường vỗ ngực khoe là sắp sửa được rước ra làm bộ trưởng quốc gia, đến những anh nghiện oặt “làm báo nói láo đớp tiền” cũng phải nhiều phen lùi bước” Đặc biệt, nhân vật bí ẩn, khó hiểu nhất trong tác phẩm lại là Tân “Tân nói được tiếng Nhật, tiếng Tây, tiếng Trung Hoa Một tối nọ, một bọn

sĩ quan Anh rầm rộ kéo vào rượu say phá phách, cả nhà chỉ biết ra hiệu bảo chúng ra Tân nói tiếng Anh một thôi dài Bọn hải quân Anh hết say và thôi phá” Không có trí tuệ hơn người làm sao có thể nói được đủ thứ tiếng như thế! Rồi một lần khác, ta chứng kiến ngôn ngữ sắc sảo, góc cạnh của Tân như ngàn mũi tên bắn vào Tổng trưởng

phu nhân, vốn dĩ cũng là gái điếm được lột xác để trở thành chủ nhiệm tương lai Hội

liên hiệp phụ nữ Việt Nam Những lí lẽ của Tân thật đanh thép, sắc nhọn, thể hiện rõ ràng là người có học thức và từng trải Khi nghe những lời tấn công trực diện đó khiến Tổng trưởng phu nhân phải thất thần, choáng váng: “Coi chừng Con bé này dường như

có học hành Than ôi, có lẽ ta đang nằm mộng Linh hồn ta đang bị quỷ giày vò” Đúng như lời nhận xét, đánh giá của Nhạn về Tân: “có nhan sắc”, “có chữ nghĩa”

Cũng như Huyền trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, những cô gái điếm trong

Xóm Rá của Ngọc Giao đáng lí ra phải có được cuộc sống hạnh phúc, sung sướng vì họ

Ngày đăng: 21/06/2019, 09:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Lại Nguyên Ân (2004) 150 thuật ngữ văn học, tái bản lần thứ 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học, tái bản lần thứ 3
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
2) Nguyễn Phan Cảnh (2000) Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
3) Trần Văn Chánh, Trần Phước Thuận, Phan Văn Hòa (2000) Truyện Kiều tập chu, Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều tập chu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
4) Nhật Chiêu (2003) Hoàng Chân Y và Hồ Xuân Hương và huyền thoại người nữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Chân Y và Hồ Xuân Hương và huyền thoại người nữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
5) Nguyễn Văn Dân (1998) Lý luận văn học so sánh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 6) Nguyễn Văn Dân (1999) Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh", Nhà xuất bản Khoa học xã hội 6) Nguyễn Văn Dân (1999) "Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội 6) Nguyễn Văn Dân (1999) "Nghiên cứu văn học
9) Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Minh Đức (2008) Văn học Việt Nam 1900 -1945, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1900 -1945
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
10) Phan Cự Đệ (2007), Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử - Thi pháp - Chân dung
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
11) Nguyễn Văn Hanh – Huỳnh Như Phương (1999) Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
12) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007) Từ điển thuật ngữ Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
13) Đỗ Đức Hiểu (2004) Từ điển Văn học, Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
14) Nguyễn Văn Huyền (2008) Nguyễn Khuyến tác phẩm, Nhà xuất bản Nghệ An 15) Đình Gia Khánh (1997) Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Nguyễn Khuyến tác phẩm", Nhà xuất bản Nghệ An 15) Đình Gia Khánh (1997) "Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII
Nhà XB: Nhà xuất bản Nghệ An 15) Đình Gia Khánh (1997) "Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII"
16) Mã Giang Lân (2005), Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỉ XX, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỉ XX
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
17) Ngô Sĩ Liên (2003) Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học 18) Phong Lê (2001), Trên quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn học, số 1, tr.11-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư", Nhà xuất bản Khoa học 18) Phong Lê (2001), "Trên quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào nửa đầu thế kỉ XX
Tác giả: Ngô Sĩ Liên (2003) Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học 18) Phong Lê
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học 18) Phong Lê (2001)
Năm: 2001
19) Đinh Lựu (2004) Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
20) Phương Lựu (2006) Lý Luận Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý Luận Văn học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
21) Phương Lựu (1996), Tản mạn về văn nghệ với tính dục, Tạp chí Văn học, số 3, tr.7-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản mạn về văn nghệ với tính dục
Tác giả: Phương Lựu
Năm: 1996
22) Phương Lựu (1997), Văn nghệ với tình dục, Khơi dòng lý thuyết, Nhà xuất bản Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn nghệ với tình dục
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm: 1997
23) Trường Lưu, Ngô Quang Nam (đồng chủ biên), (1996), Thực trạng vấn đề tính dục và bạo lực trong văn hóa nghệ thuật, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng vấn đề tính dục và bạo lực trong văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Trường Lưu, Ngô Quang Nam (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1996
24) Nguyễn Đăng Mạnh (1997), Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Tạp chí Văn học, số 5, tr.16-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Năm: 1997
25) Nguyễn Đăng Mạnh (2000) Văn học Việt Nam 1930- 1945, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1930- 1945
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w