1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học, Ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học

12 659 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học 1.1. So sánh các khái niệm Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học 1.2. Mối quan hệ của các khái niệm Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học 2. Ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học 3. Ví dụ một phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU

II NỘI DUNG

1 Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học

1.1 So sánh các khái niệm Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ

thuật dạy học

1.2 Mối quan hệ của các khái niệm Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy

học – Kĩ thuật dạy học

2 Ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba

bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực

hiện quá trình dạy học

3 Ví dụ một phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các

quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học

III KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

1 1 1 1

4

4 5 10

Trang 2

MỞ ĐẦU

Phương pháp dạy học là khái niệm cơ bản của lý luận dạy học, là “công cụ” quan trọng hàng đầu, và cũng rất phức tạp của nghề dạy học Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (methodos) có nghĩa là con đường đi đến mục đích, do vậy

có thể hiểu PPDH là con đường đạt đến mục đích dạy học, với những cách thức, hình thức khác nhau nhằm tiến đến mục tiêu dạy học Phương pháp dạy học là một khái niệm mà đã được bàn đến từ cách đây hàng trăm năm, tuy nhiên do tính phức hợp của khái niệm này nên việc phân loại và mô tả cấu trúc có nhiều ý kiến khác nhau và hiện tại vẫn chưa đi đến thống nhất Mặt khác, việc phân loại và mô tả đem lại những giá trị thực tiễn lớn, có vô số các mô hình cấu trúc đang được ứng dụng trong việc dạy và học

Ở phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bày về mô hình cấu trúc phân theo

ba bình diện: Quan điểm dạy học – phương pháp dạy học – kỹ thuật dạy học, cụ thể là

ý nghĩa việc sắp xếp các khái niệm của mô hình này này trong lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học

NỘI DUNG

1 Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học

Mô hình này phân biệt ba bình diện theo độ rộng của khái niệm, đó là các quan điểm dạy học (QĐDH), phương pháp dạy học (PPDH) và kỹ thuật dạy học (KTDH)

Mô hình này chưa được thừa nhận rộng rãi trong lĩnh vực Lí luận dạy học tuy nhiên khả năng ứng dụng trong thực tiễn dạy học cao

Vì sự phân biệt ba bình diện theo độ rộng của các khái niệm nên có thể biểu diễn mô hình này theo hình tháp như sau:

KTDH

PPDH

QĐDH

Trang 3

1.1 So sánh các khái niệm: Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học –

Kĩ thuật dạy học

Nội

dung

so

sánh

Quan điểm dạy học Phương pháp dạy học Kỹ thuật dạy học

Khái

niệm

- Là khái niệm rộng,

định hướng cho việc

lựa chọn các phương

pháp dạy học cụ thể

- Quan điểm dạy học

là những định hướng

tổng thể cho các

hành động phương

pháp, trong đó có sự

kết hợp giữa các

nguyên tắc dạy học

làm nền tảng , những

cơ sở lý thuyết của lý

luận dạy học, những

điều kiện dạy học và

tổ chức cũng như

những định hướng về

vai trò của Giáo viên

và Học sinh trong

quá trình dạy học

- Là khái niệm hẹp hơn đưa ra mô hình hành động

- Phương pháp dạy học

là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những điều kiện và những nội dung dạy học

cụ thể

- Là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động

- Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của Giáo viên và Học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học

Vai

trò

- Quan điểm dạy học

là những định hướng

mang tính chiến lược

dài hạn, có tính cương

lĩnh, là mô hình lý

thuyết của phương

pháp dạy học

- Các quan điểm daỵ

học chưa đưa ra

những mô hình hành

động cũng như hình

thức xã hội cụ thể cho

hành động phương

pháp, do đó chưa phải

các phương pháp dạy

học cụ thể

- Phương pháp dạy học

cụ thể quy định những

mô hình hành động của giáo viên và học sinh

- Các phương pháp dạy học được thể hiện trong các hình thức xã hội và các tiến trình phương pháp

- Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập,

mà là những thành phần của phương pháp dạy học

- Kỹ thuật dạy học được hiểu là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học

- Sự phân biệt giữa kỹ thuật và phương pháp dạy học nhiều khi không

rõ ràng

- Dạy học giải thích- - Có tới hàng trăm - Các kỹ thuật dạy học

Trang 4

loại

minh họa, dạy học kế

thừa, dạy học giải

quyết vấn đề, dạy

học khám phá, dạy

học theo tình huống,

dạy học tổng thể, dạy

học giao tiếp, dạy

học gắn với kinh

nghiệm

phương pháp dạy học cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm mẫu và có một số phương pháp khác như: phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp điều phối, phương pháp đóng vai, phương pháp văn bản hướng dẫn

vô cùng phong phú về số lượng, có thể tới hàng ngàn Bên cạnh kỹ thuật dạy học thông thường, ngày nay người ta chú trọng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của người học

Ví dụ như kỹ thuật

"động não", kỹ thuật "tia chớp" , kỹ thuật "phòng tranh", kỹ thuật" ổ bi",

kỹ thuật"bể cá", kỹ thuật

3 lần 3", kỹ thuật "lược

đồ tư duy", kỹ thuật"bắn bia", kỹ thuật"tương tự"

Tóm lại, việc phân chia các bình diện của phương pháp dạy học có ý nghĩa định hướng rõ hơn cho việc thiết kế và vân dụng Một quan điểm dạy học có những phương pháp dạy học phù hợp, một phương pháp dạy học cụ thể có các kỹ thuật dạy học đặc thù

1.2 Mối quan hệ của các khái niệm Quan điểm dạy học – Phương pháp dạy học – Kĩ thuật dạy học

QĐDH là khái niệm rộng, ở bình diện vĩ mô, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, ở bình diện trung gian, đưa ra mô hình hành động cho các giờ học cụ thể KTDH là khái niệm nhỏ nhất, ở bình diện vi mô, thực hiện các tình huống hành động nhỏ

Các mô hình phân loại phương pháp dạy học cho thấy khái niệm phương pháp dạy học rất phức tạp Phương pháp dạy học được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Phương pháp dạy học nghĩa rộng có nhiều bình diện, từ các quan điểm dạy học hay hình thức dạy học lớn tới các kĩ thuật dạy học rất nhỏ không phải bao giờ cũng hoàn toàn phân biệt nhau

Việc phân loại phương pháp dạy học vì vậy chỉ mang tính chất tương đối Trong thực tiễn dạy học, nhiều khi người ta dung chung khái niệm phương pháp dạy học cho các bình diện khác nhau vì chúng đều thuộc phạm trù phương pháp dạy học

Tuy nhiên, phân loại phương pháp dạy học cung cấp một định hướng cho lập kế hoạch dạy học trong việc lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau

Trang 5

Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) phần tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ, để HS chủ động hiểu và nhớ những kiến thức cơ bản về nhà thơ Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Giáo viên cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học: pháp vấn - đàm thoại, nghiên cứu - thảo luận với kĩ thuật Lược đồ tư duy nhằm phát triển năng lực chuyên môn, năng lực cá thể và năng lực phương pháp cho học sinh

2 Ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học

Một QĐDH có những PPDH phù hợp, một PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù Tuy nhiên có những phương pháp phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như KTDH dùng nhiều dùng trong nhiều PPDH khác nhau Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học

QĐDH là nền tảng giúp cho người giáo viên định hướng một con đường cụ thể

để đạt tới mục tiêu dạy học, để có thể phát huy được hết khả năng cũng như tiềm năng của học sinh, tức là giáo viên trước khi bắt đầu một bài học thì phải bắt đầu từ QĐDH, tiếp đó tới phương pháp và KTDH Đi theo trình tự như vậy giúp bài học được hiểu trọn vẹn và khắc sâu hơn trong đầu người học Lâu nay chúng ta chỉ chú ý đến PPDH (hiểu theo nghĩa hẹp) dẫn đến cái nhìn vi mô, hạn hẹp, và áp dụng không phù hợp các phương pháp trong những quan điểm khác nhau, các kỹ thuật khác nhau Sự xáo trộn này khiến các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học không phát huy được hết các tính năng của nó, cản trở việc học sinh tiếp nhận, khám phá tri thức

Đối với người giáo viên, hiểu được sự sắp xếp của các bình diện trong phạm trù PPDH (hiểu theo nghĩa rộng) giúp cho việc định hướng và thực hiện mục tiêu dạy học được tốt hơn QĐDH là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp Phương pháp là các mô hình hành động cụ thể, là cách thức, hình thức hành động của

GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Giống như những bậc thang để dẫn tới mục đích dạy học Cả người dạy lẫn người học phải tiến hành từng bước mới thu được hiệu quả cao nhất

Việc hiểu về sự sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH còn giúp giáo viên

có cách nhìn tổng quan và toàn diện hơn trong lập kế hoạch cũng như thực hiện quá trình dạy học, định hướng thiết kế và vận dụng cụ thể, khoa học từng phương pháp, phương tiện cũng như hiểu rõ bản chất các cách thức tiến hành Chẳng hạn như khi dạy một bài văn học sử, tính chất của bài học mang nặng lý thuyết, do đó để chắt lọc thông tin, vạch ra những ý chính, ý cơ bản, học sinh chưa thể làm tốt được thì cần áp dụng quan điểm truyền thống cho kiểu bài này, mà hợp lý hơn cả là phương pháp thuyết trình Ưu thế của phương pháp này là nguời giáo viên truyền đạt được lượng

Trang 6

thông tin lớn, chính xác, trọng tâm đến học sinh và tiết kiệm được thời gian Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại hạn chế trong việc tiếp nhận của học sinh, đó là kiểu tiếp nhận thụ động giống kiểu bình và nước Do vậy giáo viên khắc phục hạn chế bằng cách tiến hành thêm quan điểm tích cực, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đưa ra những câu hỏi mang tính phát hiện, cho học sinh thảo luận nhóm về một vấn đề trọng tâm trong bài, việc thảo luận này không những giúp học sinh không những thu nhận thêm kiến thức chủ động, cách làm việc nhóm mà còn tăng sự thân thiện, đoàn kết trong tập thể

Hiện nay trong chương trình Văn THPT, Bộ Giáo dục có đưa vào các dạng văn nghị luận xã hội, với các kiểu bài này thì không thể áp đặt phương pháp truyền thống lên học sinh theo một chiều suy nghĩ từ giáo viên được Người giáo viên chỉ mang tính chất định hướng còn sự chủ động, quan điểm cá nhân và trình bày quan điểm cá nhân thuộc về học sinh Nếu chăm chăm theo hướng “ Thầy đọc, trò ghi, đến khi thi chép lai cho đúng” sẽ dẫn tới hệ quả học sinh không có quan điểm riêng, cũng như không có phương pháp tiến hành các bài tập khác Nhiệm vụ của giáo viên là chỉ ra phương pháp, cách thức để trình bày chứ không vạch ra ý, quan điểm rồi ép học sinh đi theo

Có thể sử dụng kỹ thuật lấy ý kiến bằng phiếu ở dạng bài có trình bày vấn đề, quan điểm mang tính chất hai mặt đúng sai… những vấn đề, thực trạng bên ngoài xã hội, sau đó thảo luận để học sinh nói lên quan điểm của mình, giáo viên kết luận sau cùng

để tóm lại vấn đề, từ những buổi thảo luận như vậy, chính giáo viên cũng sẽ bất ngờ trước những ý tưởng và quan điểm đầy sáng tạo, thông minh của học sinh Do đó không những là gây hứng thú cho học sinh mà còn mang lại hứng thú cho cả người dạy

3 Ví dụ một phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học.

Phác thảo kế hoạch dạy học tiết 37 môn Ngữ văn lớp 12, văn bản “Sóng” của Xuân Quỳnh, trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học

Ngữ văn tiết 37

SÓNG

Xuân Quỳnh

I Mức độ cần đạt:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu chung thuỷ, bất diệt

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu

và ngôn từ của bài thơ

II Trọng tâm kiến thức kĩ - năng:

Trang 7

1- Kiến thức:

- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”

- Đặc sắc trong xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư trăn trở

2- Kĩ năng:

- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ

III Tiến trình lên lớp:

1- Ổn định:

- Kiểm tra số HS

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

2- Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc một số câu thơ của Xuân Quỳnh mà em biết?

3- Tổ chức giờ dạy:

Mục

Quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học

HS chủ

động

hiểu và

nhớ

những

kiến thức

cơ bản

về nhà

thơ Xuân

Quỳnh

và hoàn

cảnh

sáng tác

bài thơ.

I- Tiểu dẫn:

1- Tác giả:

- Xuân Quỳnh – Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942

-1988 ), Hà Tây (Nay là Hà Nội)

- Tác phẩm chính: Tự hát,

Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Sân ga chiều em đi…

- Giải thưởng Nhà Nước 2001

2- Tác phẩm:

- Sáng tác 1967, trong chuyến đi thực tế biển Diêm Điền Thái Bình, trích “Hoa dọc chiến hào”

- Phương pháp dạy học: pháp vấn - đàm thoại, nghiên cứu -thảo luận

- Tiến trình hoạt động:

+ GV yêu cầu HS nghiên cứu về nữ sĩ Xuân Quỳnh trước khi đến lớp

+ 1 HS thuyết trình những hiểu biết về

XQ 1 HS trình bày bảng những hiểu biết

về XQ bằng sơ đồ tư duy

+ GV cung cấp phương pháp học tập

về tác giả văn học: chủ yếu trình bày 5 ý chính là: Tiểu sử; Cuộc đời;

Phong cách; Tác phẩm chính; Giải thưởng

- Phương pháp pháp vấn – đàm thoại

-Tiến trình hoạt động:

+ Giáo viên: Trình bày

về “ Sóng” : xuất xứ, thời điểm ra đời của

- Quan điểm dạy học tích cực.

- Phương pháp nghiên cứu, pháp vấn – đàm thoại

- Kỹ thuật Lược đồ

tư duy.

-> phát triển năng lực chuyên môn, năng lực cá thể và năng lực phương pháp

- Quan điểm dạy học truyền thống.

- Phương pháp đàm thoại, pháp vấn.

Trang 8

- Tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh

bài thơ?

+ Học sinh trả lời

HS biết

cách đọc

diễn cảm

bài thơ,

hiểu

được

hình

tượng

sóng.

II- Đọc hiểu:

1 Đọc

2 Phân tích 2.1 Hình tượng “ Sóng”:

- Sóng:

+ Hiện tượng tự nhiên:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

+ Là một biểu tượng ẩn dụ cho khát vọng, tình cảm của người phụ nữ:

Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

- Sóng và em: hai hình ảnh song trùng

+ Em hoà nhập vào sóng, mượn sóng diễn tả cảm xúc sâu kín của lòng mình

+ Em phân thân, soi mình vào sóng để hiểu mình hơn

* Thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt, âm điệu lúc dào lên, lúc lắng lại

- Phương pháp dạy

học: đọc diễn cảm và đọc sáng tạo

- Tiến trình hoạt động:

+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, gọi học sinh đọc bài thơ

+ Học sinh: đọc bài

- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, phân tích, tái hiện, gợi mở, tổng hợp…

+ Giáo viên:

Bước 1: Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng

“Sóng”.

Em có cảm nhận như thế nào về hình tượng sóng trong bài thơ?

+ Học sinh trả lời

Sóng trước hết là hiện tượng tự nhiên - khi đi vào thơ, Sóng có ý nghĩa như thế nào?

+ Học sinh trả lời Nhận xét về các yếu tố nghệ thuật của bài thơ, giúp ích gì cho việc thể hiện hình tượng nghệ thuật của bài thơ?

+ Học sinh trả lời

- Quan điểm dạy học tích cực.

- Phương pháp : đọc diễn cảm và đọc sáng tạo.

-> giúp phát triển năng lực cá thể

- Quan điểm dạy học tích cực.

- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, phân tích, tái hiện, gợi mở, tổng hợp…

-> giúp phát triển năng lực chuyên môn, phương pháp,

cá thể

HS cảm

nhận

được vẻ

đẹp tâm

hồn

người

phụ nữ

trong

2.2 Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu

a.Trạng thái tâm lí đặc biệt của tâm hồn yêu (khổ 1): khi thì dữ dội cuồng nhiệt trong một cảm xúc yêu nồng cháy, khi lại lặng

lẽ hi sinh, dịu dàng lan tỏa

- Phương pháp dạy học: nêu vấn đề, so sánh…

- Tiến trình hoạt động:

+ Giáo viên:

Đọc khổ 1 Em có nhận xét gì về tâm hồn người PN trong tình yêu?

- Quan điểm dạy học tích cực.

- Phương pháp đàm thoại, phát vấn.

-> phát triển năng

lực chuyên môn, năng lực phương

Trang 9

tình yêu.

b.Quy luật khát vọng tình

yêu (khổ 2)2- Sóng - tình

yêu: qui luật muôn đời.

- Có nhiều sắc thái, nhiều nét đối cực:

dữ dội, ồn ào >< dịu êm, lặng lẽ → những biến động khác thường của tình yêu

- Không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp mà vươn tới cái lớn lao

- Con người ở mọi thời đại đều khao khát hướng về tình yêu → là bản chất của con người trong tình yêu

→ Sóng của Đại dương &

sóng trong lòng người luôn dạt dào, sôi nổi, lắng sâu tồn tại vĩnh cửu

+ Học sinh trả lời

Bước 2: Tìm hiểu qui luật muôn đời:

sóng - tình yêu.

Khổ 1: mượn hình tượng sóng nhà thơ giãi bày những trăn trở

gì trong trái tim mình?

Những hình ảnh đối lập có ý nghĩa gì? “ Sóng tìm ra tận bể” thể hiện khát vọng gì của tình yêu?

Khổ 2 cho ta những cảm nhận gì về bản chất của con người

trong tình yêu?

pháp, cá thể

HS thấy

được vẻ

đẹp của

nghệ

thuật ẩn

dụ song

đôi:

sóng

biểu

hiện tình

yêu.

2.3.Sóng - những biểu hiện của tình yêu:

a- Nỗi băn khoăn:

- Sự hình thành của tình yêu:

Bắt đầu bắt đầu +Sóng → gió → từ đâu │ Em không biết

+Anh & em: khi nào yêu nhau │ nữa

→ tình yêu vốn không theo qui luật của lí trí, không phụ thuộc vào lí do, điều kiện gì: tình yêu chân thực chỉ có thể nhận ra khi

ta đã yêu rồi

→ là tình yêu trong sáng

& bền vững

b- Nỗi nhớ:

- Sóng: dưới lòng sâu, trên mặt nước, ngày và đêm:

Nhớ bờ không ngủ được

- Phương pháp dạy học: biểu diễn trực quan, phương pháp văn bản hướng dẫn, phương pháp thảo luận nhóm…

- Tiến trình hoạt động:

Bước 3: Tìm hiểu sóng

- những biểu hiện của tình yêu:

+ Giáo viên:

Tình yêu luôn đồng hành với những trạng thái gì của lòng người?

Nghệ thuật gì được

sử dụng trong khổ thơ này?

+ Học sinh trả lời

Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm 1 và nhóm 2 thảo luận về nỗi nhớ

- Quan điểm dạy giải thích – minh họa, quan điểm dạy học định hướng học sinh.

- Phương pháp dạy học: biểu diễn trực quan, phương pháp văn bản

phương pháp thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật “khăn phủ bàn”

-> phát triển năng

Trang 10

→ nghệ thuật nhân hoá.

- Em nhớ anh: trong mơ còn thức → nỗi nhớ triền miên - mênh mông - vô hạn, khắc khoải trong thời gian, mọi lúc mọi nơi, trong ý thức cũng như trong tiềm thức

→ Nỗi nhớ lúc đắm sâu -lúc nồng nàn, -lúc âm ỉ, -lúc trào dâng

c- Niềm tin:

- Dẫu: xuôi Bắc - ngược Nam (mọi phương hướng

có đổi thay) Em cũng hướng về anh như sóng hướng về bờ (dù muôn vời cách trở )

- Thể hiện niềm tin mãnh liệt: tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua mọi thử thách đời thường

trong bài thơ “Sóng”, nhóm 3 và nhóm 4 thảo luận tìm những bài thơ cùng thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu

Đại diện nhóm trình bày, GV chốt kiến thức

Sử dụng kĩ thuật

“khăn phủ bàn”

lực chuyên môn, năng lực phương pháp, cá thể

HS hiểu

được

khát

vọng

dâng

hiến

đáng

quý của

người

phụ nữ

trong

tình yêu.

2.4 Sóng - khát vọng tình yêu vĩnh hằng.

- Không gian và thời gian

vô hạn: năm tháng đi qua, mây bay về xa >< cuộc đời: hữu hạn (nỗi âu lo)

- Ước mong: được tan ra + sẻ chia, hoà hợp

+ có được tình yêu lớn hoà trong tình yêu cuộc đời vững bền và mãi mãi

+ khát khao được dâng hiến thủy chung cho tình yêu bất tử

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, phát vấn…

- Tiến trình hoạt động:

Bước 4: Tìm hiểu Sóng

- khát vọng tình yêu vĩnh hằng.

-Giả sử em đang yêu,

em nghĩ em sẽ mong muốn điều gì ở người yêu và em sẽ làm gì cho người yêu?

- Quan điểm dạy học truyền thống

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, phát vấn…

HS nắm

vững

trọng

tâm bài

thơ.

III - Tổng kết 1.Nội dung

- Vẻ đẹp của hình tượng sóng.

- Vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

2.Nghệ thuật

Hoạt động 3: Gv hướng dẫn tổng kết

GV thuyết trình trọng tâm của bài cần ghi nhớ.

- Quan điểm dạy học truyền thống.

- Phương pháp thuyết trình.

Ngày đăng: 18/06/2019, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w