1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh các lý thuyết học tập, ưu điểm, hạn chế, Phân tích khả năng vận dụng các lý thuyết trong dạy học môn địa lý. Câu 3: Trình bày 1 ví dụ về dạy học bộ môn trong đó sử dụng 1 hay một vài lý thuyết học tập

58 735 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 521 KB

Nội dung

Nhiệm vụ 1 Câu 1 : So sánh các lý thuyết học tập, ưu điểm, hạn chế Câu 2: Phân tích khả năng vận dụng các lý thuyết trong dạy học môn địa lý. Câu 3: Trình bày 1 ví dụ về dạy học bộ môn trong đó sử dụng 1 hay một vài lý thuyết học tập Nhiệm vụ 2 Câu 1 : Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực 9 Câu 2. Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực 13 Câu 3: Trình bày một ví dụ về đổi mới DH môn học theo định hướng phát triển NL trong đó có vận dụng một số biện pháp đã nêu ở câu 2 24 Nhiệm vụ 3 32 Câu 1 : Phân tích, so sánh các cấp độ của phương pháp dạy học ( quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học) 32 Câu 2 : Phân tích ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học 35 Câu 3 : Phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học 38 Nhiệm vụ 4 41 Câu 1 : so sánh và chỉ ra điểm giống và khác nhau về bản chất giữa dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp dạy học dự án. 41 Câu 2: Phân tích khả năng vận dụng dạy học giải quyết vấn đề , phương pháp nghiên cứu trường hợp và dạy học dự án trong dạy học bộ môn. 45 Câu 3. Trình bày một ví dụ về vận dụng một hoặc các quan điểm, phương pháp dạy học nêu trên trong dạy học bộ môn 48

Trang 1

MỤC LỤC

Nhiệm vụ 1 1

Câu 1 : So sánh các lý thuyết học tập, ưu điểm, hạn chế 1 Câu 2: Phân tích khả năng vận dụng các lý thuyết trong dạy học môn địa lý 2 Câu 3: Trình bày 1 ví dụ về dạy học bộ môn trong đó sử dụng 1 hay một vài lý thuyết học tập 3

Nhiệm vụ 2 9

Câu 1 : Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực 9 Câu 2 Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực 13 Câu 3: Trình bày một ví dụ về đổi mới DH môn học theo định hướng phát triển NL trong đó có vận dụng một số biện pháp đã nêu ở câu 2 24

Nhiệm vụ 3 32

Câu 1 : Phân tích, so sánh các cấp độ của phương pháp dạy học ( quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học) 32 Câu 2 : Phân tích ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học 35 Câu 3 : Phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học 38

Nhiệm vụ 4 41

Câu 1 : so sánh và chỉ ra điểm giống và khác nhau về bản chất giữa dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp dạy học

dự án 41 Câu 2: Phân tích khả năng vận dụng dạy học giải quyết vấn đề , phương pháp nghiên cứu trường hợp và dạy học dự án trong dạy học bộ môn 45 Câu 3 Trình bày một ví dụ về vận dụng một hoặc các quan điểm, phương pháp dạy học nêu trên trong dạy học bộ môn 48

Trang 2

Nhiệm vụ 1

Câu 1 : So sánh các lý thuyết học tập, ưu điểm, hạn chế

Những giả thuyết khác nhau của các lý thuyết học tập có nguồn gốc từ các tưtưởng triết học Mỗi lý thuyết khác nhau định hướng, vạch ra những phương pháp dạyhọc khác nhau Mỗi lý thuyết có những ưu điểm và hạn chế riêng, chúng ta cần có sựsàng lọc và vận dụng hợp lý nhất

Sau đây là bảng so sánh các lý thuyết học tập, ưu điểm và hạn chế

Học là sự thay đổi hànhvi

Học là giải quyết vấn đề Học là tự tìm kiếm và khám

phá

Coi trọng yếu tố kháchquan (kích thích, tácđộng…)

Coi trọng vai trò củachủ thể

Nhấn mạnh vai trò của chủthể

ƯU ĐIỂM

Có thể hình thành những kỹ

năng với tư cách là thao tác

của hành động, với mức độ

như nhau ở những chủ thể

- Chủ thể tự kiến tạo nên trithức, ký năng cho mình

NHƯỢC

ĐIỂM

Chỉ quan sát được hành vi,

không xem xét đến hoạt

động nhận thức, các quá

Câu 2: Phân tích khả năng vận dụng các lý thuyết trong dạy học môn địa lý.

Trang 3

1 Thuyết hành vi

Được ứng dụng rộng dãi đặc biệt trong chương trình hóa, dạy học được hỗ trợbằng máy vi tính, trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác

Ví dụ: Vận dụng lý thuyết hành vi trong giảng dạy bài: “Thiên nhiên Châu Phi”

- Địa lí 7 THCS Chúng ta có thể ứng dụng dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính(trình chiếu Powerpoint) cụ thể:

- Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem video hoặc hình ảnh về thiên nhiên ChâuPhi

- Bước 2: Học sinh quan sát video hoặc hình ảnh về thiên nhiên Châu Phi

- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi mà giáo viên phát vấn, yêu cầu

- Bước 4: Giáo viên đánh giá và chuẩn kiến thức

2 Thuyết nhận thức

Được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học đặc biệt là dạy học giảiquyết vấn đề, dạy học định hướng hành động, dạy học khám phá, làm việc nhóm

Ví dụ: Vận dụng thuyết nhận thức trong việc giảng bài “Phương hướng trên bản

đồ, kinh độ và tọa độ địa lý” – Địa lý 6 – THCS

Phương pháp thực hiện bài giảng là: Dạy học theo nhóm

- Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm

- Bước 2: Đưa ra tình huống có vấn đề “Trong buổi đi pic nic chẳng may bị lạctrong rừng, làm thế nào để thoát ra được khu rừng ấy và tìm đường trở về”

- Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm rồi đưa ra các phương án

- Bước 4: Đại diện nhóm báo cáo

- Bước 5: Các nhóm còn lại đóng góp ý kiến bổ xung rồi chọn ra phương án tối

ưu nhất

- Bước 6: Giáo viên đánh giá và chuẩn kiến thức

3 Thuyết kiến tạo

Thách thức một cách cơ bản về tư duy truyền thống về dạy học, không phảingười dạy mà là người học trong sự tương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trongtâm điểm của quá trình dạy học, nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyếtkiến tạo, học tập tự điều chỉnh, học tập với những vấn đề phức hợp, học theo tình

Trang 4

huống, học theo nhóm, học qua sai lầm, nhấn mạnh nhiều hơn vào dạy học định hướngthay cho định hướng sản phẩm

Ví dụ: Trong bài hiện tượng “Ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo

vĩ độ” – Địa lý 6 – THCS và Địa lý 10 – THPT

Giáo viên dạy học tích hợp liên môn Cụ thể tích hợp môn Văn học để giảiquyết vấn đề

- Bước 1: Giáo viên đưa ra câu hỏi liên môn:

Tại sao dân gian ta có câu ca dao ?

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

- Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi với nhóm rồi thống nhất ýkiến đưa ra câu trả lời (sản phẩm của nhóm trên phiếu)

- Bước 3: Các học sinh khác nhận xét, bày tỏ quan điểm (nhất trí, không nhất trívới bạn nêu rõ lý do vì sao)

- Bước 4: + Nếu học sinh rút ra kết luận đúng thì giáo viên tán thành

+ Nếu học sinh không chốt được kiến thức thì giáo viên phải chốtkiến thức Câu ca dao này chỉ đúng với các nước nằm ở Bắc Bán Cầu Tại vì vào tháng

5 âm lịch tức tháng 6 dương lịch (Cha ông ta thường dùng lịch âm) lúc này bán cầubắc ngả về phía mặt trời nên nhận được lượng nhiệt và ánh sáng lớn nhất nên sẽ là mùa

hè dẫn đến ngày dài hơn đêm

Còn Nam Bán Cầu sẽ ngược lại… Ngày tháng mười thì Bắc Bán Cầu chếch xamặt trời lượng nhiệt và góc chiếu sáng nhỏ nên là mùa Đông, có đêm dài hơn ngày…

Câu 3: Trình bày 1 ví dụ về dạy học bộ môn trong đó sử dụng 1 hay một vài lý thuyết học tập

Hợp chủng quốc Hoa Kì

( Sách giáo khoa Địa lý 11 )

Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội

1 Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng:

1.1.Kiến thức

Trang 5

- Phân tích được đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hoa Kì và đánh giá đượcnhững thuận lợi và khó khăn của điều tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kì.

- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hộicủa Hoa Kì

- Học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Khai thác và bảo vệ hợp lí tài nguyên thiên nhiên

2 Thiết bị dạy học

2.1.Giáo viên: giáo án, bản đồ bán cầu Tây, bản đồ tự nhiên Hoa Kì.

2.2.Học sinh: sách giáo khoa, dụng cụ học tập

3 Tiến trình dạy học

3.1 Kiểm tra bài cũ

3.2 Bài mới:

Mục

Phương pháp

Lí luận về lí thuyết học tập

- Nằm ở bán cầu Tây

- Tọa độ:kéo dài từ 250 B- 44o B

2 Phạm vi lãnh thổ

- Diện tích : 9,63 km2

- Vị trí tiếp giáp

+ Phía Bắc tiếp giáp Canada

+ Phía Nam giáp Mê hi cô

+ Phía Đông giáp Đại Tây Dương

+ Phía Tây giáp Thái Bình Dương

- Lãnh thổ gồm 3 bộ phận: Phần rộng lớn ở trung

- Phươngpháp đàmthoại gợi mở

- Phươngpháp sử dụngbản đồ

- GV: chohọc sinhquan sát bản

đồ treo tường

Trong việc dạyhọc để đạt đượcmục đích thứnhất này, ngườigiáo viên đã vậndụng thuyết hành

vi thông qua việcthông báo trí

phương phápđàm thoại gợi

mở, dẫn dắt học

Trang 6

Phương pháp

Lí luận về lí thuyết học tập

-Tài nguyên thiên nhiên phong phú

- Tránh được sự tàn phá của 2 cuộc chiến

tranh và làm giàu nhờ chiến tranh

xác định trênbản đồ vị trícủa Hoa Kì,kể tên cácquốc gia tiếpgiáp với HoaKì?

- HS: Quansát bản đồbán cầu Tây

- Lên bảngxác định vịtrí của Hoa

Kì và cácquốc gia tiếpgiáp

sinh tập trungsuy nghĩ vàonhững vấn đề cơbản của bài giảng

mà giáo viênđang muốn địnhhướng, đồng thờitạo cho học sinhmột tâm thếhứng thú học tập,nhằm giúp họcsinh trả lời đúngnhững câu hỏi

mà giáo viên đưa

ra

- Thuyết nhậnthức được thểhiện ở chỗ giáoviên yêu cầu họcsinh giải quyếtvấn đề ; từ nhữngđiều kiện về vịtrí địa lý vàphạm vi lãnh thổ

đã nêu ra phảiđánh giá được ýnghĩa của nómang lại cho sựphát triển kinh tế

- xã hội của đấtnước

Trong việc dạyhọc để đạt được

Trang 7

Phương pháp

Lí luận về lí thuyết học tập

phíaĐông

+ Chia lớp

nhóm

+ Phân côngnhiệm vụ chotừng nhóm

Nhóm 1:

Tìm hiểu vềđặc điểm củavùng phíaTây( giớihạn, địa hình,khí hậu, sôngngòi, tàinguyên)

Nhóm 2:

Tìm hiểu vềđặc điểm củavùng trungtâm ( giớihạn, địa hình,khí hậu, sôngngòi, tàinguyên)

Nhóm 3:

Tìm hiểu vềđặc điểm củavùng phía

mục đích thứ 2này, giáo viên đãvận dụng thuyếtnhận thức thôngqua việc dạy họcbằng phươngpháp hoạt độngnhóm Cụ thể:+ Giáo viên:hoàn toàn đóngvai trò là ngườichỉ đạo, tổ chứccho hoạt độngtích cực của chủthể học sinh từviệc tạo dựngnhóm, xây dựng

hệ thống câu hỏicho từng nhómthảo luận đếnviệc hệ thốnghóa lại những nộidung cơ bản củabài học trên cơ

sở phần trả lờicủa từng nhómhọc sinh Trongquá trình họcsinh thảo luận vàtrình bày nộidung thảo luậngiáo viên đônđốc học sinh làm

Trang 8

Phương pháp

Lí luận về lí thuyết học tập

Đông ( giớihạn, địa hình,khí hậu, sôngngòi, tàinguyên)

Nhóm 4:

Tìm hiểu vềđặc điểm củavùng Alaska,Haoai ( giớihạn, địa hình,khí hậu, sôngngòi, tàinguyên)

- Các nhómphân côngnhiệm vụ,tích cực thảoluận nhóm,trình bày sảnphẩm

- Giáo viên

hỗ trợ bằngcách hướngdẫn, cáchthức thảoluận

việc tích cực,giúp đỡ, gợi mởcho học sinh cónhững kiến giảiđúng đắn , tuyệtđối không được

có tư tưởng ápđặt cách hiểu cánhân của mìnhcho học sinh + Học sinh tronghoạt động này,học sinh luônđóng vai tròtrung tâm, chủthể học tập vàsáng tạo , được

tự do trình bàysuy nghĩ, quanđiểm của mình,phát huy nhậnthức của cá nhân.Ngoài ra cònđược rèn luyện

kĩ năng thuyếttrình một vấn đềtrước đám đôngnhằm nâng cao

tự tin của họcsinh

- Học

sinh

thấy

III Dân cư

1 Gia tăng dân số

- Dân số đông thứ 3 thế giới

- Phươngpháp đàm

Trong việc dạyhọc để đạt đượcmục đích thứ 3

Trang 9

Phương pháp

Lí luận về lí thuyết học tập

- Dân số tăng nhanh chủ yếu là do nhập cư

- Lực lượng lao động dồi dào

- Nguồn lao động có trí thức, có vốn kinh

nghiệm

2 Thành phần dân cư đa dạng

- Người Châu Âu: 83%

- Người gốc Phi: 10%

- Người Châu Á và Mĩ la tinh: 6%

- Người bản địa:1%

3 Phân bố dân cư

- Dân cư phân bố không đều:

+ Tập trung ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình

Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc

+ Vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư

thưa thớt

+ Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố, phần

lớn thành phố vừa và nhỏ

- Xu hướng thay đổi: di chuyển từ vùng Đông

Bắc đến phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương

- Nguyên nhân: do tác động của nhiều nhân tố,

chủ yếu là khí hậu, khoáng sản; lịch sử khai thác

lãnh thổ và trình độ phát triển kinh tế

thoại gợi mở

- Giáo viêndẫn dắt gợi

mở, đưa họcsinh lần lượtvào từng vấn

đề một để

học sinhkhám phá rakiến thức

- Học sinhdưới sự gợimở,dẫn dắtcủa giáo viên

từ từ nhận rađược nộidung kiếnthức cần lĩnhhội

- GV: Hoa

Kì không phải là đất nước của những người nhập cư? Em

có suy nghĩ

gì về quan điểm trên ?

này , người giáoviên đã vận dụngthuyết kiến tạovới những vấn đềphức hợp cụ thểlà

- giáo viên nêu ravấn đề phức hợp

có những quanđiểm lệch lạcphiến diện Từ

đó để học sinhsuy nghĩ và trìnhbày, kiến giải vềquan điểm vàcách hiểu củariêng mình Cuốicùng giáo viên sẽnhận xét, chốtlại

+ Học sinh đóngvai trò trung tâmtrong hoạt độngkiến tạo quanđiểm của mình,cùng giáo viên điđến một quanđiểm đúng đắntoàn diện nhất

4 Củng cố kiến thức

4.1 Hãy phân tích đặc điểm của vị trí địa lí và ý nghĩa của nó trong phát trong phát triển kinhtế-xã hội của Hoa Kì?

Trang 10

4.2 Hãy chứng minh tài nguyên thiên của Hoa Kì rất phong phú?

5 Hướng dẫn học bài

Về nhà làm bài tập ở SGK

Trang 11

Nhiệm vụ 2 Câu 1 : Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực

Trả lời:

Trong khoa học giáo dục, chương trình dạy học mang tính hàn lâm, kinh viện cònđược gọi là giáo dục định hướng nội dung dạy học hay định hướng đầu vào(điều khiểnđầu vào)

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực(DHĐHPTNL) có thể coi làmột tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hóa của chương trình định hướng kết quả đầu

ra , một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều khiển đầu ra

Trong chương trình DHĐHPTNL mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thôngqua các nhóm năng lực

1 Vì sao cần chuyển từ dạy học định hướng phát triển nội dung (DHĐHPTND) sang DHĐHPTNL?

Do chương trình định hướng nội dung tồn tại phổ biến trên thế giới cho đếncuối thế kỉ 20 và ngày nay vẫn còn ở nhiều nước Đặc điểm cơ bản của chương trìnhgiáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa họctheo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học Những nội dung củacác môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng Người ta chú trọngviệc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vựckhác nhau Tuy nhiên , chương trình giáo dục định hướng nội dung chưa chú trọng đếnchủ thể người học cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huốngthực tiễn

Chương trình DHĐHPTND không còn thích hợp do tri thức thay đổi và bị lạchậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trìnhdạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với trithức hiện đại Ngoài ra những tri thức tiếp thu trong nhà trường cũng nhanh bị lạc hậu.Bên cạnh đó chương trình DHĐHND hướng đến việc đánh giá chủ yếu dựa trên kiểmtra, tái hiện mà ít hướng vào việc vận dụng trong những tình huống thực tiễn Vì vậyphương pháp dạy học này thường mang tính thụ động, ít chú ý đến khả năng ứng dụng,hạn chế khả năng sang tạo và năng động

Trang 12

Trong khi đó DHĐHPTNL không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt độngtrí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huốngcủa cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thựchành, thực tiễn tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên họcsinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Vớiphương pháp dạy học này việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra táihiện kiến thức đã học làm trung tâm mà chú trọng vào đánh giá năng lực thực tiễn củangười học.

* Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực:

a Khái niệm năng lực:

Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng latinh “Competentia” có nghĩa là “gặpgỡ” Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Năng lực là một nguồn gốc tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố nhưtri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nhiệm, sự sắn sang hành động và trách nhiệm đạo đức

Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn sang có của cá thểnhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sẵn sang về động cơ , xã hội…vàkhả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiểu quảtrong những tình huống linh hoạt

Có nhiều loại năng lực khác nhau Năng lực hành động là một loại năng lực.Khái niệm phát triển năng lực ở đây cũng được hiểu đồng nghĩa với phát triển nănglực hành động

Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động ,giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhântrong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệmcũng như sự sẵn sang hành động

b Phân tích khái niệm năng lực

Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu dạy học, mục tiêu dạy học của mônhọc được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành

Trong các môn học , những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết vớinhau nhằm hình thành các năng lực

Năng lực là sự kết hợp của tri thức, hiểu biết, khả năng mong muốn…

Trang 13

Mục tiêu hinh hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức

độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung, hoạt động dạy học về phương pháp

Năng lực mô tả việc giải quyết những nhiệm vụ trong các tình huống

Các năng lực chung cùng với năng lực chuyên môn tạo thành cơ sở chung trongviệc giáo dục và dạy học

Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể xác định trong các chuẩn : Đếnmột thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể cần phải đạt được những gì ?

c Cấu trúc của khái niệm năng lực:

- Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc

của chúng Có nhiều loại năng lực khác nhau Việc mô tả cấu trúc và thành phần nănglực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợpcủa 4 thành phần năng lực sau: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, nănglực xã hội và năng lực cá thể

Các thành phần cấu trúc của năng lực

- Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện cácnhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độclập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Trong đó bao gồm cả khả năng

tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối quan hệ

Trang 14

hệ thống và quá trình Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực „nội dungchuyên môn“, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn

- Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với nhữnghành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ vàvấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương phápchuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xửlý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức

- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trongnhững tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp

sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác

- Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giáđược những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năngkhiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giátrị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vựcchuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người

ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực của

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triểnnăng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức,kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và nănglực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ

Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

3 Chỉ ra những đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực.

a Mục tiêu :

Mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thông qua các nhóm năng lực kết quảhọc tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát đánh giá được, thể hiện đượcmức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục

b Nội dung và phương pháp

Trang 15

Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các nội dung năng lực.

Học nội dung

(khái niệm, phạm

trù, quy luật, mối

quan hệ…)

- Các kỹ năng

chuyên môn

- Ứng dụng, đánh

giá chuyên môn

- Lập kế hoạch họctập, kế hoạch làmviệc

- Các phương phápnhận thức chung :thu thập, xử lý, đánhgiá, trình bày thôngtin

- Các phương phápchuyên môn

- Làm việc theonhóm

- Tạo điều kiệncho sự hiểu biết vềphương diện xãhội

- Học cách cư xử,tinh thần tráchnhiệm, khả nănggiải quyết xungđột

- Tự đánh giá điểmmạnh, điểm yếu

- Xây dựng kế hoạchphát triển cá nhân

- Đánh giá hình thànhcác chuẩn mực giá trịđạo đức và văn hóa,lòng tự trọng

Năng lực chuyên

môn

Năng lực phươngpháp Năng lực xã hội Năng lực cá thể

c Đánh giá

Tiêu chí đánh giá được xây dụng chủ yếu trong việc vận dụng sáng tạo tri thứctrong những tình huống ứng dụng khác nhau, đặc biệt lưu ý vào việc vận dụng của họcsinh vào tình huống thực tiễn

Câu 2 Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực

Mở đầu

Đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức và cách thức làmviệc kém quả của giáo viên và học sinh, sử dụng những hình thức và cách thức hiệuquả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo,phát triển năng lực của học sinh

Đổi mới PPDH đối với giáo viên bao gồm:

Trang 16

+ Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy.

+ Đổi mới phương pháp dạy học trên lớp học

+ Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh là đổi mới phương pháp họctập

Đổi mới PPDH cần được tổ chức lãnh đạo và hỗ trợ từ các cấp quản lý giáodục, đặc biệt là các trường phổ thông thông qua những biện pháp thích hợp

Nội dung cụ thể

Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học:

1 Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài học

- Trong thiết kế bài dạy học cần xác định các mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩnăng một cách rõ ràng, có thể đạt được và có thể kiểm tra đánh giá được

- Trong việc xác định nội dung dạy học không chỉ chú ý đến các kiến thức kỹnăng chuyên môn mà cần chú ý những nội dung có thể phát triển các năng lực chungkhác như năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể

- Việc xác định PPDH cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tốcủa quá trình dạy học, đặc biệt là mối quan hệ mục đích - nộng dung – PPDH Trongviệc thiết kế PPDH cần bắt đầu từ bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức

tổ chức dạy học phù hợp Từ đó xác định các PPDH cụ thể và thiết kế hoạt động củagiáo viên và học sinh theo trình tự các tình huống dạy học nhỏ ở bình diện vi mô

- Có thể sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trình diễnPowerPoint cũng là một phương hướng cải tiến việc thiết kế bài dạy học cũng nhưhoạt động dạy học

Tóm lại, khi thiết kế bài học cần có sự đổi mới, chuyển trọng tâm từ thiết kếcác hoạt động của thầy giáo sang thiết kế các hoạt động tự học của học sinh, tăngcường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm bằng các nhiệm vụ học tập cụthể

Có thể phân biệt cách thiết kế bài học mới nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, tự học trên lớp với thiết kế bài học theo kiểu truyền thống ở những đặc điểm sau đây:

STT Thiết kế bài giảng kiểu Thiết kế bài giảng đổi mới

Trang 17

- Xác định mục tiêu dạy, mục tiêu học

- Chú trọng truyền đạt tri thức, kỹ năng, kỹ xảo +phát triển năng lực nhận thức, phẩm chất tư duy,rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học của họcsinh

22 - Tập trung xây dựng

nội dung cho hoạt động

dạy

- Tập trung xây dựng nội dung dạy + xây dựng nộidung học và cách hướng dẫn học sinh tự học

33 - Lựa chọn phương

pháp, phương tiện,

hình thức tổ chức dạy

- Lựa chọn phương pháp, phương tiện hình thức tổchức dạy + cách tổ chức các hoạt động học và tựhọc

2 Cải tiến các PPDH truyền thống

- Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tậpluôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học; đổi mới PPDH không có nghĩa

là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến đểnâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng

- Để nâng cao hiệu quả của các PPDH truyền thống, người giáo viên cần nắmvững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bịcũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như các kĩ thuật: mở bài, trình bày, giảithích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu hỏi trả lời trongđàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập

- Tuy nhiên các PPDH truyền thống có những hạn chế riêng, do vậy cần kết hợpcác PPDH mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tíchcực và sáng tạo của học sinh Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức củahọc sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

3 Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

- Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu điểm, nhược điểm vàgiới hạn sử dụng riêng Do đó việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thứcdạy học trong quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực

và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy

Trang 18

học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hìnhthức có những chức năng riêng Cần khắc phục tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp

và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình

- Hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyếttrình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt độngnhận thức của học sinh

- Hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết cácnhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình mà còn có những hình thức làmviệc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học,

sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứutrường hợp, dự án

- Trong quá trình chuẩn bị giáo án dạy học, giáo viên cần dự kiến các phương pháp dạy học được kết hợp, ví dụ như:

1 Diễn giảng, nêu vấn đề

2 Tự đọc - Học sinh độc giáo trình, tài liệu.

- Viết tóm tắt, lập sơ đồ, biểu bảng

3 Thảo luận nhóm

- Học sinh chia thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luậnmột vấn đề do giáo viên nêu lên

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- Giáo viên tổng kết

- Thảo luận, kết luận

6 Tổ chức cho học sinh - Học sinh báo cáo một vấn đề đã được chuẩn bị

Trang 19

Phương pháp Nội dung hoạt động

thuyết trình, báo cáo

trước

- Cả lớp nghe, trao đổi, thảo luận

- Giáo viên tổng kết

7 Xemina

- Cả lớp chuẩn bị

- 1 - 2 học sinh báo cáo

- Cả lớp thảo luận

- Giáo viên tổng kết

4 Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

- Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tưduy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề Học sinh được đặt trong một tình huống

có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyếtvấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức Đây là conđường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trongnhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh

- Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn cũng cóthể là những tình huống gắn với thực tiễn.- Sơ đồ tiến trình dạy học giải quyết vấn đề:

Trang 20

5 Vận dụng dạy học theo tình huống

1 Chuyển giao

nhiệm vụ, phát biểu

vấnđề

Tình huống có tiềmẩn vấnđề

Phát biểu vấnđề - bài toán

Giải quyết vấnđề: Suy đoán, thực

hiện giải pháp

Kiểm tra, xác nhận kết quả: xem xét sự phù hợp của lí thuyết và

thực nghiệm

Trình bày, thông báo, thảo luận,

bảo vệ kết quả

Vận dụng tri thức mớiđể giải quyết nhiệm vụđặt ra tiếp theo

2 Học sinh

hànhđộngđộc lập, tự

chủ, trao đổi tìm tòi

giải quyết vấnđề

3 Tranh luận thể

chế hoá, vận dụng

tri thức mới

Trang 21

- Dạy học theo tình huống tức là tổ chức dạy học theo một chủ đề phức hợp gắnvới các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chứctrong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân

và trong mối tương tác xã hội của việc học tập

- Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đếnnhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hìnhcủa dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điểnhình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm

- Các bước thực hiện:

+ Phân tích nội dung bài học, lựa chọn những nội dung có thể dạy học bằng tìnhhuống

+ Xây dựng tình huống gắn với nội dung bài học bằng cách:

Tìm mẩu chuyện ngắn từ sách báo, gọt giũa, cho thêm một vài dữ kiện để gắn

với bài học

Sử dụng các tình huống bắt gặp trong cuộc sống.

Dùng ca dao, thơ, tục ngữ để giới thiệu vấn đề.

Dùng tranh ảnh, phim minh hoạ để đưa ra tình huống có vấn đề.

+ Phân tích tình huống tìm ra các giải pháp và giải pháp tối ưu

+ Soạn giáo án cho bài giảng

6 Vận dụng dạy học định hướng hành động

- Đây là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chântay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm

vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạtđộng trí tuệ và hoạt động chân tay

- Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hànhđộng, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp,gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm cóthể công bố Trong đó có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đạinhư lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học khámphá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động

Trang 22

Quy trình tổ chức dạy học theo dự án như sau:

* Công đoạn chuẩn bị:

- Công việc của giáo viên:

+ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cầnđạt

+ Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ýtưởng và tên dự án

+ Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực hiện xong

bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được

+ Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thựchiện dự án trong thực tế

- Công việc của học sinh:

+ Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá

+ Làm việc nhóm để xây dựng dự án

+ Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dựkiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm

+ Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án

* Công đoạn thực hiện:

- Công việc của giáo viên:

+ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án.+ Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án

- Công việc của học sinh:

+ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kếhoạch

+ Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được

+ Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo

+ Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần

+ Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khácqua các buổi thảo luận

* Công đoạn tổng hợp:

Trang 23

- Công việc của giáo viên:

+ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án

+ Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm học sinh

- Công việc của học sinh:

+ Hoàn tất sản phẩm của nhóm

+ Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm

* Công đoạn đánh giá:

- Công việc của giáo viên:

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án

+ Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm

- Công việc của học sinh:

+ Tiến hành giới thiệu sản phẩm

+ Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm

+ Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra

7 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học

- Sử dụng phương tiện dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm,thực hành trong dạy học

- Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa làphương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Đây là xu thế phát triển tất yếu của nềngiáo dục hiện đại Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụngtrong dạy học Có thể sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn và tăngcường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụngmạng điện tử ( E-Learning)

- Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trongnhà trường chúng ta hiện nay, trong đó việc giảng bằng các trang trình chiếuPowerPoint được nhiều giáo viên thực hiện Song cần chọn tiết học sao cho nếu đưa

nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính vềviệc cung cấp thông tin cho người học, về tính hẫp dẫn của bài giảng

8 Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Trang 24

- Kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH, là những cách thứchành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thựchiện và điều khiển quá trình dạy học.

- Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng PPDH,như kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại, kĩ thuật “khăn trải bàn”, “Kĩ thuật sơ đồ tưduy” ,kĩ thuật “tia chớp” là những kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học phát huyđược tính tích cực và sáng tạo của học sinh

+ Kĩ thuật “khăn trải bàn”: Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi người ngồi vàomột vị trí và tập trung vào câu hỏi ( hoặc chủ đề), sau đó viết vào ô mang số của mìnhcâu trả lời hoặc ý kiến của mình về chủ đề Mỗi cá nhân khi đó làm việc độc lập Kếtthúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên sẽ chia sẻ, thảo luận và thống nhất cáccâu trả lời Nhóm viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn( giấy A0)

+ Kĩ thuật sơ đồ KWL: Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gìcác em biết về chủ đề bài học Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ.Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm

về chủ đề này Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ Trong quátrình giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong nội dung bài học, học sinh sẽ tự trảlời các câu hỏi đó ở cột W và những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L

+ Kĩ thuật “bể cá”: là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhómhọc sinh ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau còn những học sinh kháctrong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ranhững nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận

9 Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

- Các PPDH đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn

- Các PPDH trong dạy học kỹ thuật như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫuthao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự ántrong dạy học kỹ thuật

10 Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh

- Phương pháp học tập một cách tự lực có vai trò quan trọng trong việc tích cựchoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh

Trang 25

- Giáo viên với nhiều hình thức khác nhau cần luyện tập cho học sinh cácphương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn như phươngpháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháplàm việc nhóm.

11 Cải tiến việc kiểm tra đánh giá

- Cần bồi dưỡng cho học sinh những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều

kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học

- Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả màchú ý cả quá trình học tập Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển nănglực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dung trithức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp

- Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khácnhau Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành Kết hợp giữatrắc nghiệm tự luận và trách nghiệm khách quan

- Ngoài ra cần đa dạng hoá các hình thức đánh giá như: viết bài thu hoạch, làmbài tập lớn, viết tiểu luận

- Đổi mới khâu chấm bài, chữa bài, đánh giá kết quả học tập

- Chú trọng kiểm tra tri thức, kỹ

năng, kỹ xảo

- Chú trọng kiểm tra năng lực độc lập,sáng tạo, năng lực tự học

2 - Đánh giá kết quả học tập theo các

tiêu chí: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

- Đánh giá kết quả học tập theo các tiêuchí: Độc lập, sáng tạo

Kết luận

Nói chung, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học vớinhững cách tiếp cận khác nhau Những phương pháp trên đây chỉ là một số phươnghướng chung Việc đổi mới PPDH đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương

Trang 26

tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức quản lý Ngoài raPPDH còn mang tính chủ quan, mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cầnxác định những phương hướng riêng để cải tiến PPDH và kinh nghiệm của cá nhân.

Câu 3: Trình bày một ví dụ về đổi mới DH môn học theo định hướng phát triển NL trong đó có vận dụng một số biện pháp đã nêu ở câu 2

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG Môn học : Địa lý lớp 10

Bài 16 : Sóng – Thủy triều – Dòng biển

Thời lượng: 45 phút

Ngày học :

Giáo viên : Nguyễn Thị Hồng

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, học sinh có khả năng:

- Hiểu được khái niệm sóng, thủy triều, dòng biển và nguyên nhân sinh ra sóng, thủy triều

- Biết được thời gian triều cường, triều kém và nguyên nhân của nó

- Nhận biết được đặc điểm phân bố của các dòng biển lớn trên Trái Đất

- Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên

- Lấy được ví dụ về sóng thần, về việc lợi dụng thủy triều trong đời sống và sản xuất

- Yêu thích tìm hiểu về thiên nhiên và tự giải thích các hiện tượng tự nhiên

II NỘI DUNG BÀI HỌC

- Sóng biển là hiện tượng dao động của nước biển theo chiểu thẳng đứng chủ yếu phátsinh do gió

- Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nướctrong biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

- Có nhiều loại thủy triều, tùy theo thời gian và vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và TráiĐất sẽ sinh ra ngày triều cường và triều kém

Trang 27

- Dòng biển là dòng chảy giữa các biển và đại dương gồm dòng biển nóng và dòngbiển lạnh Tùy theo vị trí xuất phát và hướng chảy, dòng biển sẽ có đặc điểm cũng nhưtác động khác nhau đến vùng ven bờ.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

+ Sử dụng phiếu học tập

Trong các phương pháp trên PP đàm thoại, thuyết trình và thảo luận nhóm là PPchính

- Phương tiện dạy học:

+ Máy chiếu

+ Các hình 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 trong SGK + Video sóng biển, sóng thần

+ Video hướng chảy của các dòng biển lớn trên Trái Đất

IV.CHUẨN BỊ

- Giáo viên: máy tính, giáo án, SGK, phiếu học tập

- Học sinh : SGK, vở ghi

V NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY

Vào bài ( 3 phút): giới thiệu Việt Nam là đất nước có nhiều biển Nước biển

có nhiều dạng vận động Bài này nghiên cứu 3 dạng vận động của nước biển

Trang 28

Hoạt động của học sinh

Tài liệu, phương tiện

Mục tiêu phát triển năng lực

- Quan sátvideo sóngbiển, sóngthần

- Nhận xétnguyên nhânchủ yếu sinh

ra sóng biển

- Nhận xét,

mô tả về sóngthần

- Phân tíchnguyên nhânsinh ra sóngthần và dấu

chuẩn bị cósóng thần

- Trình bàymột ví dụ vềsóng thần vàhậu quả củasóng thần trênthế giới

- Video vềsóng biển vàsóng thần

* Năng lực chuyên môn:

- Kĩ năng phântích, đánhgiá( PT, đánh giánguyên nhân củasóng và sóngthần)

* Năng lực phương pháp:

- Kĩ năng quansát (quan sátvideo để mô tảđặc điểm củasóng biển vàsóng thần)

- Kĩ năng tìmthông tin( lấy ví

- Mô tả vềthủy triều

- Quan sáthình 16.1(SGK)

- Hình 16.1,16.2,16.3(SGK)

- Hình ảnhminh họa lợi

* Năng lực xã hội:

- Kĩ năng làmviệc nhóm: (thảoluận nhóm,

Trang 29

Hoạt động của học sinh

Tài liệu, phương tiện

Mục tiêu phát triển năng lực

động 3:

Tổ chức chohọc sinhnghiên cứutrường hợptheo nhóm

- Phân tíchnguyên nhânphát sinh thủytriều

- Tiếp cậntrường hợptheo 2 nhómnghiên cứutriều cường vàtriều kém

- Quan sáthình 16.2 và16.3 ( SGK)

- Phân tích,nghiên cứu,tổng hợp theonhóm

- Thuyết trìnhkết quả làm

nhóm

- Lấy ví dụ

dụng thủytriều làmmuối, đánhcá, đánh giặc

tương tác trongnhóm để tìmhiểu về hiệntượng triềucường và triềukém)

- Kĩ năng cộngtác, giúp đỡ nhau

có tinh thần tậpthể, củng cố mốiquan hệ xã hội

* Năng lực cá thể:

- Kĩ năng giaotiếp( trao đổi,tương tác, pháthuy tính tích cực

và tinh thần tráchnhiệm của cánhân trong traođổi nhóm)

- Kĩ năng lắngnghe, chấp nhậnhay phê bình ykiến ng khác,bảo vệ y kiến củamình

* Năng lực

Ngày đăng: 18/06/2019, 18:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w