1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ DUY KHOA học máy TÍNH và PHÁT TRIỂN tư DUY KHOA học máy TÍNH ở TRUNG học cơ sở

45 214 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 107,57 KB

Nội dung

Jeannette Wing đã xem Tư duy Khoa học máy tính như là một cách để giải quyết vấn đề, thiết kế hệ thống và hiểuđược hành vi của con người bằng cách dựa vào các khái niệm về khoa học máy t

Trang 1

TƯ DUY KHOA HỌC MÁY TÍNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY KHOA HỌC MÁY TÍNH Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Trang 2

Trong chương này luận văn tóm tắt lại các quan điểm về

Tư duy Khoa học máy tính của một số nghiên cứu, trên cơ sở

đó thống nhất những quan điểm đã có làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo của luận văn Ở cuối chương, hai phương pháp dạy học tích cực được phân tích theo định hướng phát triển Tư duy Khoa học máy tính trong một số chủ

đề nội dung môn Tin học ở trường THCS

- Tư duy Khoa học máy tính là gì?

Tư duy Khoa học máy tính là một chủ đề đã và đangđược nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới và bắt đầu thu hútđược sự quan tâm của các nhà giáo dục Việt Nam Dưới đây

là khái niệm và đặc điểm của Tư duy Khoa học máy tính theoquan điểm của một số nhà giáo dục và chương trình giáo dụccủa một số nước trên thế giới

Khái niệm Tư duy Khoa học máy tính đã được đề cập vàphát triển trong nhiều năm qua, lần đầu tiên được sử dụng bởiPapert vào năm 1996 Tuy nhiên trong bài báo của mình, bàchưa xác định rõ ràng về Tư duy Khoa học máy tính, nhưng

trong năm 2006, Jeannette Wing đã phát biểu: “Tư duy

Khoa học máy tính là thái độ và kĩ năng cần thiết cho tất cả

Trang 3

mọi người Không chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực máy tính mới có mong muốn tìm hiểu và sử dụng” (xem trang

34, [11])

Jeannette Wing đã xem Tư duy Khoa học máy tính như

là một cách để giải quyết vấn đề, thiết kế hệ thống và hiểuđược hành vi của con người bằng cách dựa vào các khái niệm

về khoa học máy tính Theo bà, Tư duy Khoa học máy tínhgồm 6 đặc điểm chính:

Là khái niệm chứ không phải lập trình: Khoa học máy

tính không phải là lập trình máy tính TDKHMT là suy nghĩnhư một nhà Khoa học máy tính, do vậy nó có nhiều nghĩahơn so với việc có thể viết một chương trình máy tính Nó đòihỏi tư duy ở nhiều cấp độ trừu tượng;

Là kĩ năng cơ bản, không phải là kĩ năng thuộc lòng:

Một kĩ năng cơ bản là kĩ năng mà mỗi con người cần phảibiết trong xã hội hiện đại

Là cách con người tư duy chứ không phải máy tính tư duy: TDKHMT là cách con người giải quyết vấn đề;

TDKHMT không phải là cố gắng để con người có suy nghĩnhư máy tính Máy tính không có tư duy, con người thông

Trang 4

minh và giàu trí tưởng tượng Được trang bị các thiết bị máytính, chúng ta sử dụng trí thông minh để giải quyết những vấn

đề mà trước khi có máy tính chúng ta không dám làm haykhông dám xây dựng các hệ thống với chức năng như vậy

Bổ sung và kết hợp tư duy toán học và tư duy khoa học

kỹ thuật: Máy tính vốn dựa trên tư duy toán học, giống như

việc cho rằng tất cả các ngành khoa học đều dựa trên toánhọc Khoa học máy tính vốn dựa trên tư duy kỹ thuật, chúng

ta cần xây dựng hệ thống tương tác với thế giới thực Nhữnghạn chế của thiết bị máy tính bắt buộc các nhà khoa học tínhtoán phải dùng đến TDKHMT, không chỉ là tư duy toán học.Được tự do xây dựng thế giới ảo cho phép chúng ta thiết kế hệthống vượt ra ngoài thế giới vật chất;

Là ý tưởng, không chỉ là tạo tác: Không phải chỉ là các

sản phẩm phần mềm và phần cứng mà chúng ta sản xuất sẽđược hiện diện ở khắp mọi nơi và chạm vào mọi khía cạnhcủa cuộc sống, mà còn là các khái niệm tính toán chúng ta sửdụng để tiếp cận và giải quyết vấn đề, quản lý cuộc sống hàngngày của chúng ta, và giao tiếp cũng như tương tác với nhữngngười khác

Trang 5

Cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi: TDKHMT sẽ trở

thành hiện thực và trở thành một phần không thể thiếu trongcuộc sống của mỗi con người

Theo như quan điểm của Wing, TDKHMT gắn liền vớimáy tính: việc giải quyết vấn đề, xây dựng các hệ thống dựatrên ý tưởng nhờ máy tính

Theo Simon Humphreys (Computational thinking – A

guide for teachers, November 2015): “Tư duy Khoa học máy tính là một quá trình nhận thức hay tư tưởng liên quan đến suy luận logic để giải bài toán và các vật phẩm (artefacts), các thủ tục, hệ thống được hiểu rõ hơn” (xem trang 6, [10]).

Cũng theo như Simon Humphreys, ông cho rằngTDKHMT bao gồm:

Khả năng tư duy thuật toán: Tư duy thuật toán là cách

để đưa ra một lời giải thông qua việc định nghĩa rõ ràng cácbước Tư duy thuật toán góp phần khi các bài toán tương tự cóthể được giải quyết lặp đi lặp lại Mỗi lần giải chúng, ta khôngcần phải suy nghĩ lại lần nữa Tư duy thuật toán là khả năng

tư duy về trình tự và quy tắc như một cách để giải quyết vấn

đề hoặc hiểu tình huống Đó là một kĩ năng cốt lõi mà học

Trang 6

sinh được rèn luyện và phát triển khi các em học để viết cácchương trình máy tính của mình.

Khả năng tư duy về các điều kiện phân chia: Sự phân

chia là cách tư duy về các vật phẩm với các bộ phận cấu thànhcủa nó Các bộ phận có thể được hiểu, giải quyết, phát triển vàđánh giá riêng rẽ Điều này làm cho các bài toán phức tạp dễgiải hơn, các tình huống mới được hiểu tốt hơn và các hệthống lớn dễ thiết kế hơn.Ví dụ, nấu bữa sáng có thể chia nhỏhay phân ra thành các việc riêng rẽ như: nướng bánh mì, phasữa, rán trứng, Mỗi công việc này, khi đến lượt nó lại cóthể được chia nhỏ ra thành một tập các bước Thông qua việcphân chia các nhiệm vụ ban đầu, mỗi phần có thể được pháttriển và tích hợp sau mỗi tiến trình

Khả năng tư duy về sự khái quát, xác định và cách sử dụng các dạng mẫu: Sự khái quát gắn liền với việc xác định

và khai thác các dạng mẫu, tương đồng và kết nối Đây làcách nhanh chóng để giải quyết những vấn đề mới dựa trênnhững lời giải của các bài toán trước và xây dựng trên kinhnghiệm trước đó Việc đặt câu hỏi như "Bài toán này tương tựbài toán nào đã giải được?" Và "Chúng khác nhau như thếnào?" là rất quan trọng Đó giống như quá trình nhận ra các

Trang 7

dạng mẫu trong các dữ liệu được sử dụng và các quytrình/chiến lược đang được sử dụng Các thuật toán giải quyếtmột số bài toán cụ thể có thể được điều chỉnh để giải quyếtmột lớp các bài toán tương tự Sau đó, có thể áp dụng lời giảichung bất cứ khi nào gặp phải một bài toán của lớp đó.

Ví dụ, một học sinh sử dụng một con rùa vẽ (floor-turtle)

để vẽ một loạt các hình, như hình vuông, hình tam giác Họcsinh viết một chương trình máy tính để vẽ hai hình này Sau

đó, nếu muốn vẽ một hình bát giác và một hình có 10 mặt từhình vuông và hình tam giác, các em nhận ra có một mối quan

hệ giữa số mặt của hình với số đo góc của nó Từ đó, các em

có thể viết một thuật toán diễn tả mối quan hệ này và sử dụng

nó để vẽ bất cứ đa giác đều nào

Khả năng tư duy trừu tượng, lựa chọn các trình bày tốt:

Việc trừu tượng hóa làm cho ta dễ suy nghĩ hơn về các vấn đềhoặc hệ thống Trừu tượng là quá trình làm cho một vật phẩm

dễ hiểu hơn thông qua việc bỏ bớt các chi tiết không cần thiết.Các kĩ năng trong trừu tượng là việc lựa chọn làm ẩn đi mộtcách hợp lý các chi tiết, làm cho các vấn đề trở nên dễ dànghơn, mà không bị mất bất cứ thông tin quan trọng nào Mộtphần quan trọng trong đó là việc lựa chọn một mô tả tốt cho

Trang 8

một hệ thống.Ví dụ, một chương trình máy tính chơi cờ làmột khái niệm trừu tượng Nó là một tập hợp hữu hạn vàchính xác các quy tắc thực hiện mỗi khi đến lượt của máytính, bỏ qua quá trình thần kinh cảm xúc, hay sự phân tâm màngười chơi cờ thường có Nó là một sự trừu tượng bởi vì đã

gỡ bỏ các chi tiết không cần thiết của những quy trình

Khả năng suy nghĩ về các điều kiện đánh giá, ước lượng:

Đánh giá là quá trình đảm bảo rằng một giải pháp, một thuậttoán, hệ thống hay quá trình phù hợp với mục đích Rất nhiềutính chất khác nhau của các giải pháp cần phải được đánh giá.Chúng có đúng không? Có đủ nhanh không? Chúng có sửdụng các nguồn lực kinh tế không? Có dễ dàng cho người sửdụng không? Nhưng rất hiếm khi có một giải pháp lý tưởngcho tất cả các tình huống Các giao diện máy tính đang đượctiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của những người sửdụng khác nhau Ví dụ, một thiết bị y tế cần thiết để cung cấpthuốc tự động cho bệnh nhân, nó cần phải được lập trình mộtcách đơn giản, an toàn, nhanh chóng, không sai sót Các giảipháp phải đảm bảo rằng các y tá sẽ có thể thiết lập các liềuthuốc một cách dễ dàng mà không có các sai lầm và nó cũng

sẽ không gây bực bội cho bệnh nhân và y tá khi sử dụng

Trang 9

Trong các thiết kế được đề xuất sẽ có một sự đánh đổi phảiđược thực hiện giữa tốc độ của các dữ liệu vào (hiệu quả) vàtránh lỗi (hiệu quả và khả năng sử dụng) Các thiết kế sẽ đượcđánh giá dựa trên đề xuất chỉ định điều trị của các bác sĩ, nhàquản lý và các chuẩn của chuyên gia tiêu chuẩn và các quy tắcchung liên quan đến công nghệ tự động Tiêu chuẩn, côngnghệ tự động và nhu cầu của người sử dụng cho phép sảnphẩm phải được thực hiện một cách hệ thống và chặt chẽ.

Các kĩ năng TDKHMT cho phép học sinh tiếp cận cácphần của nội dung trong chủ đề tính toán Quan trọng hơn,chúng liên quan tới kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đềtrong toàn bộ chương trình đào tạo và cuộc sống nói chung.TDKHMT có thể được áp dụng cho hàng loạt các vật phẩmbao gồm: hệ thống, quy trình, đối tượng, các thuật toán, cácvấn đề, giải pháp, trừu tượng, và tập dữ liệu hoặc thông tin

Theo quan điểm của Simon Humphreys TDKHMT là kĩnăng cần thiết, cho dù có máy tính hoặc không có máy tính,khi con người có kĩ năng TDKHMT có thể viết chương trìnhmáy tính cho mình, biết phân chia công việc thành các đơn vịcông việc nhỏ hơn để dễ dàng thực hiện,… Mặc dù quanđiểm của Simon Humphreys có phần cụ thể và giải thích rõ

Trang 10

ràng hơn về TDKHMT, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những kháiniệm trừu tượng

Theo dự án Barefoot Computing (Computational

Thingking): “Tư duy Khoa học máy tính cho phép chúng ta

phát triển các kĩ năng và các kỹ thuật giúp ta giải quyết vấn

đề hiệu quả khi có hoặc không có sự trợ giúp của một máy tính” (xem trang 1, [18])

TDKHMT không phải là suy nghĩ như một máy tính vìmáy tính không có khả năng suy nghĩ Mà TDKHMT là họctập để suy nghĩ theo cách cho phép chúng ta giải quyết vấn đềmột cách hiệu quả hơn, khi cần thiết sử dụng máy tính để giúpchúng ta giải quyết vấn đề đó

- Quan điểm về người có TDKHMT theo Barefoot

Computing

Cũng theo Barefoot Computing, TDKHMT liên quan

đến 6 khái niệm sau:

Logic – dự đoán và phân tích: Logic là nghiên cứu lý

luận Mục đích của logic là giúp chúng ta cố gắng làm chomọi thứ trở lên ý nghĩa: nó giúp chúng ta thiết lập và kiểm tra

Trang 11

sự thật (Logic is the study of reasoning The purpose of logic

is to help us try and make sense of things: it helps us establishand check facts)

Thuật toán - tạo các bước và quy tắc: Một thuật toán là

một chuỗi các hướng dẫn, hay tập hợp các quy tắc, để thựchiện một nhiệm vụ

Phân chia - tách thành nhiều phần: Chia một vấn đề

hoặc một hệ thống thành các phần Đôi khi nó bao gồm việctách những phần thành những phần nhỏ hơn nữa Phân chiagiúp chúng ta giải quyết những vấn đề phức tạp và quản lýcác dự án lớn

Mô hình – sự đánh dấu và sử dụng tương đương (spotting and using similarities): Bằng cách xác định mô hình

chúng ta có thể đưa ra dự đoán, tạo ra các quy tắc và giảiquyết các vấn đề một cách tổng quát hơn Điều này được gọi

là sự tổng quát

Trừu tượng hóa - loại bỏ chi tiết không cần thiết: Sự trừu

tượng là việc đơn giản hóa mọi thứ, xác định những gì là quantrọng mà không lo lắng đến quá nhiều các chi tiết khác Sự trừu

Trang 12

tượng cho phép chúng ta kiểm soát sự phức tạp Trừu tượng hóađưa đến một cái nhìn đơn giản về ý tưởng chính của một sự vật

Đánh giá – đưa ra các phán đoán: Việc đánh giá có liên

quan với phán đoán một cách khách quan và có hệ thống.Chúng ta thực hiện đánh giá mỗi ngày: chúng ta có nhữngphán đoán về những gì phải làm và những gì chúng ta nghĩdựa trên một loạt các yếu tố

TDKHMT liên quan đến 5 phương pháp tiếp cận:

- Mày mò: Chơi và thử nghiệm;

- Sáng tạo: Thiết kế và chế tạo;

- Sửa lỗi: Tìm và sửa lỗi;

- Kiên trì: Duy trì làm việc;

- Cộng tác: Làm việc cùng nhau

Quan điểm của tạp chí này có nhiều điểm tương đồngvới quan điểm của Simon Humphreys, và các khái niệm đãđược làm sáng tỏ hơn, rõ ràng và chi tiết hơn Ngoài ra còn cómột số quan điểm khác về TDKHMT được nêu dưới đây:

Theo tạp chí CS4FN (Computer Science for Fun) của Anh và theo hiệp hội chuyên gia CSTA (Computer Science

Trang 13

Teachers Association): “Tư duy Khoa học máy tính là tập

hợp các kĩ năng để thực hiện giải quyết các vấn đề …”

Theo CS4FN, TDKHMT bao gồm 5 kĩ năng sau [19]:

 Khả năng tư duy logic;

 Khả năng tư duy thuật toán;

 Khả năng tư duy đệ quy;

 Khả năng sáng tạo;

 Khả năng làm việc nhóm

Theo CSTA, Tư duy Khoa học máy tính là một quá

trình giải quyết vấn đề, không chỉ gồm các kĩ năng mà cònnhắc tới các thái độ thể hiện của TDKHMT, gồm 6 kĩ năng(xem trang 1, [12]):

Trang 14

 Các giải pháp tự động hóa thông qua tư duy thuật toán(một loạt các bước theo thứ tự);

 Xác định, phân tích, và thực hiện các giải pháp khả thivới mục tiêu đạt được hiệu quả cao và kết hợp hiệu quả cácbước và tài nguyên.;

 Khái quát hoá và chuyển giao quy trình giải quyết cácvấn đề này cho một loạt các vấn đề đa dạng khác

Và 5 thái độ:

 Độ tin cậy trong việc đối phó với sự phức tạp;

 Kiên nhẫn khi làm việc với vấn đề khó khăn;

 Chấp nhận sự mơ hồ;

 Khả năng giải quyết các vấn đề mở;

 Khả năng giao tiếp và làm việc với những người khác

để đạt được một mục tiêu chung hay các giải pháp

TDKHMT là khái niệm đã và đang được các tổ chức,nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm, tùy theo mỗi mục đích vànhu cầu mà có những định nghĩa, quan điểm khác nhau vềTDKHMT Qua nghiên cứu quan điểm của một số nhà giáodục trên thế giới, chúng tôi tổng hợp, thống nhất những quanđiểm đã có để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo của

Trang 15

mình: TDKHMT là kĩ năng tất yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải

có và TDKHMT cho chúng ta cơ hội giải quyết vấn đề hiệuquả khi có hoặc không có sự trợ giúp của máy tính.TDKHMT là sự phối hợp hài hòa giữa các tư duy thành phầnsau:

Thứ nhất là, tư duy logic: Có thể hiểu tư duy logic là

hoạt động của não bộ để giải quyết một vấn đề Tư duy logiccần dữ liệu đầu vào và não bộ sẽ phân tích để đưa ra đượccách giải quyết vấn đề Người có khả năng tư duy logic cao làngười có khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề tốt dựa trênnhững dữ liệu, dữ kiện có sẵn trong não bộ Dữ liệu này cóthể là kiến thức hoặc kinh nghiệm có sẵn Khi dạy học Tinhọc cần quan tâm tới hai hướng: cho học sinh thấy sử dụngmáy tính có thể giải quyết được công việc đó hoặc tự họcđược kiến thức và muốn dùng máy tính để giải quyết côngviệc đó Ví dụ từ các dữ liệu ban đầu đưa vào Exel, biết dựavào biểu đồ để dự đoán xu hướng hay mối quan hệ Có thể là

dự đoán về nội dung kiến thức hoặc kỹ thuật

Thứ hai là, tư duy thuật toán: Khi gặp một vấn đề hay

công việc cần phải giải quyết con người phải biết cần cónhững hoạt động gì? Mỗi hoạt động có những thao tác gì?

Trang 16

Thức tự các thao tác đó như thế nào? Ta có thể hiểu tư duythuật toán là cách suy nghĩ để nhận thức hay giải quyết vấn đềmột cách có trình tự và khi dùng sai các bước là không có kếtquả Để giải quyết một bài toán cụ thể, thứ tự các bước là rấtquan trọng Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải,tuy nhiên một thuật toán chỉ có thể dùng để giải quyết một bàitoán nhất định Ví dụ, để giải một bài toán tin học ta cần thựchiện trình tự các bước sau: Xác định Input và Output -> Mô tảthuật toán -> Lập trình

Thứ ba là, tư duy phân tích: Là cách suy nghĩ về một sự

việc, công việc hay một vấn đề với các thành phần, bộ phậncấu thành nên nó Các thành phần, bộ phần có thể được hiểu,được giải quyết, phát triển và đánh giá riêng rẽ Điều này làmcho các bài toán phức tạp trở nên dễ giải hơn, các tình huốngtrở nên dễ hiểu hơn hay các hệ thống lớn dễ dàng được thiết

kế hơn Ví dụ để nấu được bữa sáng có thể chia nhỏ thành cácviệc riêng rẽ như: nướng bánh mì, rán trứng, pha sữa,… Mỗicông việc nhỏ này khi thực hiện lại có thể được chia nhỏthành một tập các bước Thông qua việc phân chia các nhiệm

vụ ban đầu, mỗi phần có thể được phát triển và tích hợp saukhi thực hiện xong công việc

Trang 17

Như trong dạy học Tin học, với bài toán ban đầu có thểchia thành một số bài toán nhỏ hơn Quan trọng là không phảitất cả các bước đều dùng máy tính: có phần dùng phần mềmnày, có phần dùng phần mềm khác; có phần thực hiện thủcông, có phần cần sử dụng tới máy tính Ví dụ như bài toántính tiền điện, có thể chia nhỏ bài toán trên thành các bài toáncon như: chốt số, nhập dữ liệu, tính toán, in hóa đơn trong đóbài toàn con chốt số không cần sử dụng tới máy tính

Thứ tư là, tư duy sử dụng các dạng mẫu: Đứng trước

một vấn đề mới để có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề đó,việc xác định các dạng mẫu, sự tương đồng và khai thác cáctính năng đó là rất cần thiết Việc đặt ra các câu hỏi “Bài toánnày tương tự như bài toán nào đã biết giải?” hay “Giữa hai bàitoán đó có điểm gì khác nhau?” và trả lời các câu hỏi trên là rấtquan trọng Các thuật toán để giải quyết một số bài toán có thểđược điều chỉnh để giải quyết một lớp các bài toán tương tự.Khi gặp bất cứ một bài toán nào trong lớp bài toán trên đều cóthể áp dụng lời giải chung

Thứ năm là, tư duy trừu tượng: Trừu tượng giúp cho

việc suy nghĩ về các vấn đề hay hệ thống phức tạp trở nên dễdàng hơn bằng việc bỏ qua các chi tiết nhỏ không cần thiết

Trang 18

Tư duy trừu tượng là suy nghĩ và lựa chọn làm ẩn đi các chitiết một cách hợp lý mà không bị mất cứ thông tin quan trọngnào Đứng trước việc giải quyết một bài toán cần phải xácđịnh hai chiều hướng: Thứ nhất, giải quyết trường hợp cụ thểcủa một mô hình đã có: Ví dụ bài toán quản lý chuỗi hồ sơsản phẩm cho một cửa hàng, đây là trường hợp cụ thể của môhình danh sách đã được học từ đó có thể thấy ngay đượcnhững phép toán nào hay dùng đến như thêm, sửa, xóa sảnphẩm Thứ hai, khi bài toán đặt ra được giải quyết xong rồi,đưa ra mô hình tổng quát để phục vụ cho việc vận dụng đểgiải quyết cho những bài toán khác tương tự.

Và thứ sáu là tư duy đánh giá: Sau quá trình thu thập

và phân tích thông tin, mỗi cá nhân sử dụng tư duy đánh giá

để đưa ra được phán xét đúng đắn Quá trình đảm bảo rằngmột giải pháp, thuật toán, hệ thống hay quá trình phù hợp vớimục đích để qua đó quyết định những lựa chọn nào là tốtnhất

Tư duy Khoa học máy tính thực chất là sự phối hợp hàihòa của các tư duy thành phần như: tư duy logic, tư duy thuậttoán, tư duy phân tích phân chia, tư duy sử dụng các dạngmẫu, tư duy trừu tượng và tư duy đánh giá Từ những phân

Trang 19

tích trên cho thấy, trước đây khi máy tính chưa xuất hiện,trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộcsống hàng ngày, con người đã sử dụng đến các tư duy trên,hay nói cách khác, các tư duy này đã có từ khi chưa có máytính Tuy nhiên, khi máy tính xuất hiện, TDKHMT ngày cànggắn liền với máy tính, cụ thể, người có TDKHMT là người đãbiết rõ công dụng của máy tính (máy tính, thiết bị thông minh,

…) Trong ngữ cảnh nhất định biết sử dụng máy tính để hỗ trợgiải quyết vấn đề Hay nói cách khác, TDKHMT là tư duy củangười sống trong xã hội hiện đại, xã hội CNTT biết được máytính có thể hỗ trợ giải quyết nhiều vấn đề hay thực hiện nhữngcông việc khác nhau

2.2 Tư duy Khoa học máy tính trong giáo dục Tin học ở cấp THCS

Tư duy Khoa học máy tính được hình thành và phát triểnqua mỗi cấp học, trong đó môn học có đầy đủ các yếu tố cũngnhư cơ hội nhất để trực tiếp hình thành Tư duy Khoa học máytính là môn Tin học So với những môn học khác, Tin học rènluyện cho học sinh Tư duy Khoa học máy tính và tính thực tế,

ở mức độ đơn giản, học sinh cần phải có được kĩ năng giảiquyết vấn đề: từ một tập hợp đầu vào, cần phải xử lý như thế nào

Trang 20

để có được một kết quả thỏa mãn Ở mức cao hơn, học sinh phảirèn luyện kĩ năng sáng tạo ra vấn đề, rồi tìm cách để giải quyếtvấn đề đó Ngoài ra, môn Tin học sẽ giúp học sinh có được sảnphẩm thông qua quá trình lao động Điều này giúp cho việc họcmôn Tin học nói chung không chỉ mang tính lý thuyết mà còntăng tính thực hành gây hứng thú cho học sinh trong quá trìnhhọc tập

- Những chủ đề nội dung kiến thức chính trong chương trình Tin học cấp THCS

Nhận thấy tầm quan trọng của Khoa học máy tính trongtương lai, chương trình Tin học giai đoạn sau 2018 đi theo xuhướng hình thành và phát triển Tư duy Khoa học máy tínhmột cách hợp lý Giúp cho học sinh có cơ hội tiếp xúc sớmhơn với khoa học máy tính, trang bị cho học sinh những kiếnthức cơ bản, nền tảng cho đến chuyên sâu về khoa học máytính Giáo dục Tin học không chỉ chuẩn bị cho học sinh khảnăng chủ động tìm kiếm, tiếp nhận cũng như mở rộng tri thức

mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho học sinh tự học vànghiên cứu, thông qua việc học Tin học, học sinh có cơ hộiđược hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cốtlõi từ đó giúp học sinh biết ứng xử có đạo đức, văn hóa, tránh

Trang 21

được mặt tiêu cực Mặt khác, giáo dục Tin học tạo cơ sở choviệc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và phương thức giáo dụcmới qua đó phát triển phương pháp dạy và học cũng như hìnhthức tổ chức đánh giá hiện đại cho các môn học khác.

Cụ thể, theo dự thảo chương trình môn Tin học của Bộgiáo dục, học sinh cấp THCS được cung cấp những chủ đềnội dung chính khi học môn Tin học bao gồm: sử dụng, khaithác các phần mềm thông dụng làm ra các sản phẩm phục vụhọc tập và đời sống; tổ chức quản lý dữ liệu số hóa và tra cứu,tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn thông tin; tăng cường thựchành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự

hỗ trợ của công cụ và các hệ thống tự động hóa của công nghệ

kỹ thuật số

Cũng theo dự thảo chương trình môn Tin học của BộGD&ĐT, nội dung giáo dục khái quát đối với cấp THCS đượctrình bày chi tiết bằng bảng dưới đây: [2]

Trang 22

- Bảng nội dung giáo dục khái quát môn Tin học cấp

THCS theo dự thảo của Bộ GD&ĐT

Chương trình giáo dục Tin học phổ thông mới là kết quảcủa sự kế thừa chương trình hiện hành và khai thác chươngtrình Tin học của các nước tiên tiến Môn Tin học cấp THCS

là môn bắt buộc, hướng tới nhiều mục tiêu lớn trong số đó làphát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề với sự trợ giúpcủa máy tính cho học sinh, cụ thể: giúp học sinh biết chọn lựa

dữ liệu và thông tin phù hợp cho giải quyết vấn đề, biết phân

Ngày đăng: 18/06/2019, 17:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w