1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát khả năng hạ đường huyết trên chuột nhắt của cao chiết từ lá xoài

74 461 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 28,05 MB

Nội dung

Tiếp tục nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong cao chiết từ lá xoài có thể ứng dụng trong điều trị hạ glucose huyết trong bệnh đái tháo đường.. ĐTĐ là một trong những bệnh nội

Trang 1

Cao toàn phần của lá xoài chiết bằng dung môi ethanol 96% được cho chuột nhắt trắngbệnh uống, sau thời gian 1 tuần, cho thấy đường huyết của chuột ở các nghiệm thứcnồng độ cao 250 mg, 500 mg, 1000mg, lô dùng thuốc điều trị và lô dùng nước giảmtương ứng là 18,04%, 33,92%, 9,45%, 0% và 16,27% với p = 0,295 Đến tuần thứ 2,đường huyết của chuột giảm ở các nghiệm thức có nồng độ cao 250 mg, 500 mg,1000mg, thuốc điều trị và lô dùng nước tương ứng là 54,04%, 47,82%, 40,36%,27,31% và 0,5% với p = 0,016 Tuần thứ 3, đường huyết của chuột giảm ở các nghiệmthức có nồng độ cao 250 mg, 500 mg, 1000mg thuốc điều trị và lô dùng nước tươngứng là 42,12%, 47%, 47,50%, 37,09% và 0% với p = 0,046 Kết thúc thời gian điều trịtrong 21 ngày cho thấy nồng độ cao chiết từ lá xoài 500 mg/kg là nồng độ điều trị tối

ưu nhất với mức đường huyết gây bệnh ban đầu là 225,17 ± 85,67 giảm xuống còn119,33 ± 40,04 Tiếp tục nghiên cứu xác định thành phần hóa học có trong cao chiết từ

lá xoài có thể ứng dụng trong điều trị hạ glucose huyết trong bệnh đái tháo đường

Từ khóa: alloxan monohydrat; đái tháo đường; lá xoài

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY XOÀI ĐÀI LOAN 3

1.1 Giới thiệu chung 3

1.1.1 Phân loại khoa học 3

1.1.2 Đặc điểm hình thái – sinh thái 3

1.2 Thành phần hóa học 4

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 6

1.3.2 Nghiên cứu trong nước 8

1.3.3 Một số chế phẩm từ xoài 11

2 TỔNG QUAN VỀ ĐTĐ 12

2.1 Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam 13

2.1.1 Trên thế giới 13

2.1.2 Ở Việt Nam 14

2.2 Phân loại 15

2.2.1 ĐTĐ type 1 15

2.2.2 ĐTĐ type 2 16

2.2.3 Các dạng ĐTĐ khác 17

2.3 Biến chứng của bệnh ĐTĐ 18

2.3.1 Biến chứng cấp tính 18

2.3.2 Biến chứng mạn tính 18

2.4 Chẩn đoán và điều trị 19

2.4.1 Chuẩn đoán 19

2.4.2 Phương pháp điều trị 20

a Điều trị bằng thuốc 20

Trang 3

b Điều trị cụ thể 21

3 ALLOXAN MONOHYDRATE VÀ CƠ CHẾ GÂY MÔ HÌNH ĐTĐ 22

3.1 Tính chất vật lý và hóa học 22

3.2 Lịch sử phát triển 23

3.3 Tác dụng 24

3.4 Cơ chế hoạt động 24

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 25

2 THIẾT BỊ - HÓA CHẤT 26

2.1 Thiết bị, dụng cụ 26

2.2 Hóa chất 26

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Phương pháp chiết mẫu cao xoài 27

3.1.1 Chiết cao 27

3.1.2 Phương pháp xác định độ ẩm mẫu 28

a Xác định độ ẩm dược liệu 28

b Hiệu suất, phương pháp xác định độ ẩm cao 29

3.2 Thực nghiệm gây bệnh đái tháo đường trên chuột nhắt trắng bằng AM 29

3.3 Điều trị chuột đái tháo đường bằng cao chiết xoài 29

4 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 31

5 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 32

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 34

1 CHIẾT CAO 34

2 KẾT QUẢ GÂY BỆNH TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT BẰNG AM TRÊN CHUỘT 34

3 ĐIỀU TRỊ CHUỘT BĐTĐ BẰNG CAO CHIẾT TỪ LÁ XOÀI 36

3.1 Kết quả theo dõi glucose huyết chuột bệnh ĐTĐ sau 21 ngày điều trị 36

3.1.1 Nồng độ glucose huyết trung bình của các lô trong những tuần điều trị 36

3.1.2 Đường huyết trước và sau 21 ngày thử nghiệm 40

3.2 Theo dõi trọng lượng chuột sau thời gian điều trị 41

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

1 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 43

2 ĐỀ NGHỊ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 50

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần hóa học các chất có hoạt tính trong lá xoài

Bảng 4.1 Độ ẩm nguyên liệu, hiệu suất và độ ẩm cao thu được lá xoài

Bảng 4.2 Kết quả gây bệnh ĐTĐ trên chuột thực nghiệm bằng AM

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát mô hình gây BĐTĐ thực nghiệm bằng AM liều 160 mg/kgthể trọng sau 5 ngày tiêm AM

Bảng 4.4 Nồng độ glucose huyết trung bình lô không điều trị (lô uống nước)

Bảng 4.5 Nồng độ glucose huyết trung bình lô điều trị bằng thuốc Gliciazide

Bảng 4.6 Nồng độ glucose huyết trung bình điều trị bằng cao lá xoài nồng độ 250 mg/kg

Bảng 4.7 Nồng độ glucose huyết trung bình điều trị bằng cao lá xoài nồng độ 500 mg/kg

Bảng 4.8 Nồng độ glucose huyết trung bình điều trị bằng cao lá xoài nồng độ 1000 mg/kg

Bảng 4.9 Nồng độ glucose huyết trung bình của các lô trong quá trình điều trị

Bảng 4.10 Sự thay đổi glucose huyết chuột thí nghiệm trước và sau khi điều trị BĐTĐBảng 4.11 Sự thay đổi trọng lượng chuột trước và sau khi điều trị BĐTĐ của các nghiệm thức

Trang 6

DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Lá xoài Đài Loan

Hình 2.2 Hình thái bên ngoài của cây Xoài

Hình 2.3 Một số chế phẩm từ xoài

Hình 2.4 Cấu trúc hóa học của alloxan monohydrate

Hình 2.5 Alloxan monohydrate của hãng Sigma

Hình 3.1 Lá xoài Đài Loan

Hình 3.2 Chuột nhắt trắng

Hình 3.3 Thuốc đối chứng Diamicron MR

Hình 3.4 Lá xoài sau khi được xay nhỏ

Hình 3.5 Cao lỏng của mẫu xoài

Hình 3.6 Cao đặc của mẫu xoài

Hình 3.7 Sơ đồ bố trí các thí nghiệm sàng lọc

Hình 3.8 Sơ đồ thử nghiệm các cao chiết trên chuột nhắc BĐTĐ

Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nồng độ đường huyết của chuột trong 21 ngày khảo sát

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

et al.,, cs Cộng sự

FDA U.S Food and Drug Administration

(Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ)

(Tổ Chức Y Tế Thế Giới)

DĐVN IV Dược Điển Việt Nam IV

Trang 8

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Thái Hồng Quang (2018), bệnh đái tháo đường (BĐTĐ) được Tổ chức Y tế Thếgiới (WHO) gọi là "Cơn sóng thần tàn phá sức khỏe toàn cầu" bởi tỉ lệ mắc bệnh vàbiến chứng của bệnh ngày một tăng cao Nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quảthì dự báo đến năm 2040, toàn thế giới sẽ có 642 triệu người mắc BĐTĐ gia tăng 55%

so với năm 2015 (415 triệu người) và tại Việt Nam, năm 2015 Việt Nam có 3,5 triệungười trưởng thành mắc ĐTĐ, và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởngthành có thể mắc ĐTĐ, tăng 74% Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia có sốngười mắc BĐTĐ tăng nhanh (Thái Hồng Quang, 2018)

ĐTĐ là một trong những bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hoá cacbohydrate khihormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằngmức đường trong máu luôn cao, gây ra sự bài tiết đường qua nước tiểu Trong thờigian gần đây ĐTĐ tăng nhanh cả về số lượng cũng như chi phí điều trị trở thành gánhnặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới (Tạ Văn Bình, 2007).Với nhu cầu điều trị và dự phòng ĐTĐ hiện nay, hàng loạt các thuốc tổng hợp từnhững chất dưới dạng đơn chất hoặc hỗn hợp có nguồn gốc rõ ràng, được dùng chongười để chẩn đoán, phòng và điều trị Nên các thuốc điều trị BĐTĐ càng ngày càngphong phú mà thuốc nguồn gốc thảo dược đang được quan tâm do ít gây tác dụng phụ

để lại so với các hóa dược Giới chuyên môn vẫn không ngừng tìm kiếm những chếphẩm điều trị BĐTĐ có nguồn gốc thiên nhiên từ nguồn nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền,dạng sử dụng tiện lợi để người bệnh có thêm nhiều sự chọn lựa phù hợp với tình hìnhbệnh tật và khả năng kinh tế

Theo Đông y, lá xoài có nhiều tác dụng hữu ích trong phòng và trị một số bệnhnhư kiết lỵ, tiêu chảy, rửa vết thương, làm săn da Đặc biệt là điều trị thận và sỏi mậttốt cho bệnh nhân ĐTĐ Hiện nay, các nghiên cứu khoa học trong nước vẫn chưachứng minh tác dụng của lá xoài, việc sử dụng hiện nay chủ yếu theo kinh nghiệm dângian và thường được sử dụng như là thực phẩm

Hơn nữa, lá Xoài Đài Loan lại vô cùng dễ kiếm và có sẵn ở Việt Nam Đặc biệt ởđồng bằng sông Cửu Long có điều kiện khí hậu và địa hình phù hợp cho sự sinh

trưởng và phát triển của nhiều loại thực vật Trong đó, cây Xoài, Mangifera indica L.

được trồng phổ biến và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình Tuy nhiên,nguồn thu nhập chính mang lại là từ trái Xoài, còn một lượng lớn lá Xoài không được

sử dụng Vì vậy, nếu có thể tận dụng nguồn lá Xoài này để ly trích các hợp chất có khảnăng điều trị BĐTĐ sẽ nâng cao giá trị và hình thành chuỗi giá trị liên hoàn của câyXoài

Để đánh giá hiệu quả tiền lâm sàng của các thuốc có nguồn gốc thảo dược thì cầnphải có những nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lý Những nghiên cứu này nhằm

Trang 9

sàng lọc đánh giá hiệu quả tiền lâm sàng cảu nghiên cứu trước khi đã vào thử nghiệmlâm sàng Xây dựng các mô hình bệnh lý để thử thuốc có ý nghĩa quan trọng nhằm đápứng những tiêu chuẩn về phát triển các sản phẩm thuốc mới của Bộ Y tế - Việt Nam vàWHO Đã có một số các mô hình ĐTĐ được áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần

có sự bổ sung nhằm mục đích hoàn thiện và phong phú các phương pháp đánh giá tácdụng hạ glucose huyết của thuốc thảo dược

Xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và một số công trình nghiên cứu thực tế trước

nên tôi muốn tiến hành nghiên cứu đề tài “ Khảo sát khả năng hạ đường huyết trên chuột nhắt của cao chiết từ lá xoài” được thực hiện.

Mục tiêu:

Đánh giá khả năng hạ đường huyết của lá xoài

Nội dung:

- Chiết cao toàn phần từ lá xoài Đài Loan bằng dung môi ethanol 96%

- Gây bệnh đái tháo đường trên chuột nhắt trắng bằng alloxan monohydrat

- Điều trị chuột bệnh đái tháo đường bằng cao lá xoài Đài Loan

Trang 10

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY XOÀI ĐÀI LOAN

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Phân loại khoa học

- Tên khoa học: Mangifera indica L.

- Loài: Mangifera indica L.

- Tên gọi khác: Măng quả, mác moang

- Tên tiếng Anh: Mango, Common mango,

Indian mango (Đỗ Huy Bích và cs., 2002). Hình 2.1 Lá xoài Đài Loan

1.1.2 Đặc điểm hình thái – sinh thái

Xoài Đài Loan là cây thân gỗ lớn, rất khỏe, cao từ 10 - 15m, tán rộng và dày láđơn, phiến lá tương đối lớn, hình bầu dục dài, kích thước trung bình 5 x 20 cm,láng bóng, có mùi hơi chua

Hoa mọc thành chùm ở đầu cành Hoa màu vàng nhỏ, 5 cánh, gồm có hoalưỡng tính và hoa đực Hoa lưỡng tính chiếm 1 – 36% (tùy giống) và có thể thụtinh thành quả

Quả nhân cứng, chín có màu vàng, một hạt to Hạt hơi dẹp và có xơ dài Thịtmềm và có vị chua ngọt thơm

Xoài là một trong những cây sống lâu năm nhất, có thể tới hàng trăm năm hoặchơn Xoài có tốc độ sinh trưởng nhanh

Xoài ra hoa tự nhiên rộ vào tháng 12 – 2 dương lịch, quả chính vào tháng 5 – 7.Xoài Đài Loan có nguồn gốc miền Đông Ấn Độ, từ đó lan sang các nước ĐôngNam Á Trên thế giới, xoài hiện trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…(Nguyễn Mạnh Chinh - Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006) Ở nước ta xoài trồng được

từ Bắc đến Nam nhưng xoài được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông CửuLong Năm 2013, sản lượng xoài cả nước vào khoảng 780.000 tấn (đứng thứ

13 trên thế giới), riêng khu vực trồng nhiều nhất cả nước là Đồng bằng sôngCửu Long là khoảng 417.268 tấn, trong đó: Đồng Tháp 123.870 tấn, TiềnGiang 61.290 tấn, Vĩnh Long 54.230 tấn, An Giang 64.251 tấn, các tỉnh còn lại113.627 tấn…( Niên giám thống kê các tỉnh ĐBSCL, 2014)

Trang 11

Cây chịu nóng tốt, nhiệt độ thích hợp 24 – 27oC Lượng mưa trong khoảng 500– 1.500 mm/năm có thể trồng được xoài Xoài là cây chịu hạn và chịu úng đềutốt do có bộ rễ rất phát triển và ăn sâu (Đỗ Tất Lợi, 2004) và (Nguyễn MạnhChinh - Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006).

Hình 2.2 Hình thái bên ngoài của cây Xoài

1.2 Thành phần hóa học

- Hạt xoài đã làm dấy lên sự quan tâm khoa học đặc biệt bởi vì nó có hàm lượnghoạt tính sinh học cao: hợp chất (hợp chất phenolic, carotenoids, vitamin C và di-

etary fibre) giúp cải thiện sức khỏe con người (Jahurul at el., 2015) Nó là một

nguồn carbohydrates tốt (58 - 80%) và protein (6 - 13%) và có cả các axit aminthiết yếu và chất béo (6 - 16%); nó giàu axit oleic và stearic (Siaka, 2014) Nó đãđược báo cáo có hoạt tính chống ung thư chống ung thư vú và ruột kết (Kathleen,2010)

Trang 12

- Vỏ thân và lá chứa mangiferin (hợp chất flavonoid) tới 3 % tannin (Phạm XuânSinh, 1991)

- Các nhà khoa học đã xác minh được một số lượng lớn các hợp chất trong xoài Trong số này flavonoid, xanthones và các acid phenolic là các hợp chất có nhiều nhất trong xoài

- Vỏ, thân chứa mangiferin, catechin, alanine, glycine Mangostin, mangiferin vàcác flavonoid phổ biến đã được phân lập từ vỏ gốc Hoa chứa axit galic,mangiferin, quercetin Lá xoài có tanins, flavonoids, alkaloids, glycosides,mangiferin Quả chứa nhiều vitamim Hạt xoài chứa nhiều gốc axit galic tự do

1.3 Tác dụng dược lý của cây xoài

Xoài là loại quả có hàm lượng chất phytochemical cao, hạt có chứa chất chốngoxy hóa, chống viêm và chống béo phì Xoài là nguồn thực phẩm giàu chấtdinh dưỡng và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch Nghiên cứu khoa học chothấy rằng dịch chiết từ lá xoài có chứa nhiều chất quý hiếm và các nguyên tố vilượng, chủ yếu là chất mangiferin Mangiferin dễ tan trong nước nóng có tácdụng tăng cường tiêu hóa, chống viêm, lợi tiểu, bảo vệ răng miệng, chống đượccác virus gây bệnh, chống lão hóa các tế bào thần kinh, tế bào gan, bệnh suygiảm trí nhớ và làm tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào Ngoài ra nócòn chữa mỡ máu, chống xơ vữa động mạch Đặc biệt, có tác dụng giảm

Trang 13

insulin làm hạ glucose máu, ức chế glycogen tạo thành glucose, giảm nguy cơĐTĐ, tăng cường kháng thể để chống đỡ các bệnh tật và stress từ bên ngoài(Thái Hà và Đặng Mai, 2011)

1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới

Thuốc chống ung thư

- Nghiên cứu của Norattoet at., (2010) so sánh các đặc tính chống ung thư của

chất chiết xuất polyphenolic từ một số giống xoài trong các dòng ung thư, baogồm bệnh bạch cầu, phổi, vú, tuyến tiền liệt và các tế bào ung thư ruột kết

- Một nghiên cứu của Prasad et al., (2008), cho thấy rằng lupeol có trong xoài có tác dụng chống ung thư trong các thử nghiệm in vivo và in vitro.

- Các phản ứng chống lan nhanh từ chiết xuất ethanol của hạt xoài được đánh giátrên các dòng tế bào ung thư Hela, các dòng tế bào CHO và trên các tế bàolympho của người bình thường bằng phương pháp MTT Chiết xuất ethanol cóđộc tính tế bào đáng kể đối với tế bào Hela với giá trị IC50  10 g/ml (Timsinaand Kilinggar, 2015)

- Các hoạt động gây độc tế bào từ xoài đã được chứng minh chống lại bệnh ungthư vú dòng tế bào MCF 7, MDA-MB-435, MDA-N và cũng như chống lạidòng tế bào ung thư ruột kết (SW-620) và dòng tế bào ung thư thận (786-0)

(Muanza et al., 1995).

Thuốc trị ĐTĐ

- Bhowmik et al., (2009) đã nghiên cứu thấy rằng uống đơn liều 250 mg/kg trọng

lượng cơ thể tạo ra tác dụng hạ đường huyết mạnh và đặc biệt nhất trong BĐTĐtype 2 trên chuột Kết quả tương tự cũng được tìm thấy bởi Reda, (2010) Giảmđáng kể nồng độ trung bình của glucose huyết tương hai tuần sau khi dùng liều

cao (1g /kg/d) liều bột, chiết xuất nước và chiết xuất cồn lá Mangifera indica đã được tìm thấy Trong một nghiên cứu khác, Wadood et al., (2000) đã tìm thấy tác dụng chống ĐTĐ của chiết xuất cồn của lá Mangifera indica ở liều 50, 100,150 và 200 mg/kg trọng lượng cơ thể ở thỏ Lá của Mangifera indica được

sử dụng cho các đặc tính trị ĐTĐ được phát hiện bởi các học giả Ngoài ra,

Miura et al., (2001) and Mangola, (1990) đã quan sát thấy rằng chiết xuất nước

từ lá xoài cho thấy tác dụng hạ đường huyết rõ ràng ở chuột ĐTĐ Và các nhà

khoa học khác tìm thấy các phương pháp điều trị ĐTĐ từ vỏ cây mangifera indica Oliver-Bever, (1986) đã phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ vỏ cây và rễ

của xoài làm giảm đáng kể lượng đường trong máu của chuột tăng đường huyết

- Ichiki et al., (1998) và Miura, Ichiki et al., (2001), đã nghiên cứu Mangiferin và mangiferin-7-O-β-glucosid từ dịch chiết rễ cây Anemarrhena asphodeloides với

liều 90 mg/kg cho thấy tác dụng hạ glucose máu trên mô hình gây bệnh ĐTĐ

Trang 14

type 2 trên chuột KK - Ay Kết quả cho thấy, mangiferin và glucosid có tác dụng trị ĐTĐ.

mangiferin-7-O-β-Chống viêm

Dhananjaya and Shivalingaiah, (2016) đã báo cáo hoạt tính kháng viêm của

dịch chiết vỏ cây của Mangifera indica trong ức chế hoạt động của enzyme nhóm IA sPLA2 lên tới 98% ở nồng độ ~ 40 μg / ml Beltrana et al., (2004) đã

báo cáo rằng việc chống viêm của mangiferin có liên quan đến sự ức chế iNOS

và biểu hiện cyclooxygenase-2 Cơ chế kháng viêm mangiferin có thể bao gồm

sự cân bằng giữa các cytokine chống viêm và các chất trung gian tiền viêm, ứcchế hoạt động của tế bào viêm Hoạt tính kháng viêm của xoài cũng được báocáo bởi nhiều nhà khoa học khác

Kháng khuẩn

Chiết xuất từ lá và thân của xoài ở 50 và 25 mg/mL đã được tìm thấy đủ hoạt

tính chống lại vi khuẩn; Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans, Enterococcus faecalis Khả năng kháng khuẩn của chiết xuất cũng tìm thấy chống lại Salmonella enterica, Listeria monocytogenes, Escherichia coli Sahrawat et al., (2013) xác định hoạt tính kháng khuẩn của lá Mangifera indica

trên metanol, ethanol và benzen được nghiên cứu chống lại vi khuẩn như

Proteus vulgaris, Pseudomonas fluorescens, Shigella flexneri, Klebsiella pneumonia và Salmonella typhi ở nồng độ 100μl/ml Hoạt tính kháng khuẩn của chất chiết xuất xoài khi vi khuẩn gram dương, gram âm và nấm Candida albicans cũng được chứng minh và người ta cho rằng hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất xoài là do sự hiện diện của gallotannin và mangiferin.

Kháng virus

Mangiferin được coi là một tác nhân kháng vi-rút khi virus herpes simplex, HIV

và virus viêm gan B Zhu et al., (1993) đã nghiên cứu hiệu ứng in vitro của mangiferin chống lại virus Herpes simplex (HSV) loại 2; mangiferin không trực

tiếp bất hoạt HSV-2 nhưng ức chế muộn trong sự sao chép HSV-2 Trong in

vitro, mangiferin cũng có khả năng ức chế sự nhân lên của virus HSV-1 trong tế

bào và để chống lại các tác động tế bào của HIV

Trang 15

Trong một số nghiên cứu đã chứng minh rằng Vimang® có tác dụng tăngcường bảo vệ thần kinh và nhận thức đối với bệnh nhận suy giảm chức năng

nhận thức nhẹ (Wattanathorn et al.,2014).

Nghiên cứu được thực hiện tại Pakistan đã cho thấy tiềm năng chống oxy hóa

của vỏ quả xoài được chiết bằng methanol (Sultana et al., 2012).

Tại Pháp, đã có một nghiên cứu được tiến hành chứng minh chiết xuất bằng

methanol của quả xoài có tác dụng chống oxy hóa (Septembre-Malaterre et al.,

- Nhân xoài sấy khô tán bột được dùng làm thuốc trị giun với liều 1,5 đến 2 g

- Lá xoài được dùng để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độccho nên nếu cho trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò (Đỗ TấtLợi, 2004)

Tại Malaysia

- Xoài được dùng để chữa chảy máu tử cung, trĩ

- Nhân xoài được sấy khô dùng để chữa giun sán (Đỗ Tất Lợi, 2004)

Tại Philipin

Xoài cũng được dùng chữa ỉa chảy Nghiền 20 – 25g nhân với 2 lít nước, nấu

kỹ tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 – 400gđường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít Mỗi ngày dùng 2 hay 3 lần, mỗi lần

50 – 60g thuốc chế như trên (Đỗ Tất Lợi, 2004)

1.3.2 Nghiên cứu trong nước

Hiện nay, trong nước chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về tác dụng trị bệnh củacây xoài Tuy nhiên, tác dụng chữa bệnh của cây xoài đã được dân gian sử dụng

và lưu truyền đến ngày nay Nên đã trở thành nhiều đề tài nghiên cứu về tácdụng trị bệnh của cây xoài nhất là khả năng có thể điều trị BĐTĐ

Nh ng s n ph m đã đ c nghiên c u và l u hành trên th tr ng:ữ ả ẩ ượ ứ ư ị ườ

Trang 16

- S n ph m Mangopherin c a công ty BV Pharma có tác d ng kháng virusả ẩ ủ ụherpes (2005).

- Sản phẩm chai xịt MANGINOvim 60 ml của công ty TNHH MTVVimedimex Tây Ninh Kháng khẩn, Kháng nấm, Kháng Virus

- Sản phẩm dung dịch vệ sinh Manginovim 60 ml của Công ty cổ phần Dược

Nature Việt Nam có tác dụng dùng để phòng và điều trị viêm nhiễm đường sinhdục

- Sản phẩm Kem bôi da MANGOHERPIN 2% và 5% của Công ty liên doanh

BV Pharma có tác dụng trị các trường hợp nhiễm trùng nấm: Herpes simplex,Herpes zoster (bệnh Zona), thủy đậu, eczema Caposi và các bệnh ở miệng dovirus gây ra

- Sản phẩm thực phẩm chức năng Glutex xuất tại công ty TNHH Tư vấn Ydược Quốc tế IMC giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, giảmnguy cơ biến chứng tiểu đường

Theo Đông y: Quả, vỏ, lá xoài có vị chua, ngọt, tính mát Lá có tác dụng chỉ dương,

hành khí, sơ trệ, lợi tiểu Vỏ thân có tác dụng thu liễm, sát trùng Nhựa từ vỏ thân rỉ ramàu đen không mùi, vị chát đắng, hơi cay, cũng có tác dụng như vỏ Hạch quả có vịchua, chát, tính bình có tác dụng chỉ khái, kiện vị Thịt quả có tác dụng thanh nhiệt,tiêu trệ, ích vị, chì thổ, giải khát, lợi niệu

Theo y học cổ truyền:

- Xoài có những tác dụng:

- Quả xoài và hạch quả dùng trị ho, tiêu hóa không bình thường, sán khí

- Thịt quả dùng trị bệnh hoại huyết và loạn óc

- Hạch quả còn dùng trị giun, kiết lỵ và ỉa chảy

- Vỏ quả dùng trị kiết lỵ, cầm máu tử cung, chảy máu đường ruột

- Lá dùng trị các bệnh phần trên đường hô hấp như ho, viêm phế quản mạn tính haycấp tính, thủy thũng và dùng ngoài trị viêm da, ngứa ngáy ngoài da Ngoài ra, láxoài giúp bình thường hóa nồng độ insulin trong máu Phương thuốc cổ truyền trịĐTĐ là đun sôi lá trong nước nóng, để qua đêm và sau đó lọc lấy nước, uống saukhi thức dậy

- Vỏ thân thường được dùng trị ho, đau sưng họng và đau răng

- Nhựa từ vỏ dùng trị kiết lỵ, ỉa chảy và bệnh ngoài da

Hiện đại, xoài có thành phần hóa học như sau: 100g xoài chín cho 65 calo, 17ghydratcacbon, 3.894 UI Vitamin A (78% nhu cầu hằng ngày), 28mg vitamin C (46%nhu cầu), 1mg E (10%) Đường của xoài là loại cấp năng lượng nhanh Quả xanh ítvitamin A và nhiều vitamin C (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2006)

Trang 17

Liều dùng để chữa bệnh:

- Chữa đau răng: có 3 cách chế biến

Lấy một miếng vỏ thân tươi khoảng 30 - 40 g, cạo bỏ vỏ ngoài, rồi thái mỏng, giãnát, ép lấy nước, thêm ít muối rồi nhậm trong 10 phút nhổ nước Ngày 4 - 5 lần.Nếu dùng khô, lấy 20 g, sắc với 400 ml, giữ sôi trong nữa giờ, cô còn 100 ml Thêm

ít muối, ngậm mỗi lần 20 ml trong 10 phút, rồi nhổ đi Ngày 3 - 4 lần dùng nhiềungày

Vỏ xoài khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần Tất cả sấy khô, tán nhỏ Chobột vào chỗ răng đau ngậm trong 10 phút, rồi nhổ đi Ngày 3 - 4 lần (Đỗ Tất Lợi,2004)

- Trị giun sán:

Nhân hạt xoài phối hợp với hạt chanh, mỗi vị 5 - 20 g, giã nát sắc uống vào sángsớm lúc đói Nhân hạt xoài phơi khô, tán bột mỗi lần uống 1,5 - 2 g

- Chảy máu đường ruột hoặc tử cung: lấy vỏ quả xoài chín nấu thành cao lỏng Khi

dùng, lấy 10g cao hòa với 120 ml nước sôi, cách 3 giờ uống 2 thìa cà phê

- Ho, viêm họng: lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho sôi 15 phút,

sau đó đem xuống dùng khăn trùm kín đầu để xông Khi xông nhớ há miệng để đưahơi vào cổ họng Làm mỗi ngày một lần

- Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Lá tươi, phơi đến khô, nghiền thành bột mịn Uống mỗi lần

1 - 2 g, ngày 2 - 3 lần Nhân hạt xoài 15 - 20 g sắc với nước, chia làm 3 lần uống

trong ngày Có thể thêm đường cho dễ uống

- Giảm stress: đối với người bồn chồn lo âu, lá xoài là một phương thuốc tại nhà rất

hữu hiệu Thêm 2 - 3 ly trà lá xoài vào nước tắm giúp điều trị lo lắng và làm mới cơthể

- Trị ngứa lở ngoài da, âm đạo: vỏ thân sắc đặc, ngâm rửa Có thể dùng nhựa xoài

hòa với nước chanh rồi bôi (Đỗ Huy Bích và cs., 2002)

- Rửa vết thương: lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 ít nước, đun sôi 10 phút dùng để rửa

vết thương

- Làm săn da: lá xoài tươi 50 g, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa mặt thật sạch.

- Điều trị thận và sỏi mật: Lá xoài có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh thận và

sỏi mật Lựa chọn những lá xoài non, không sâu, nghiền nát mịn và phơi khô trongbóng râm Pha bột này với nước về để qua đêm là cách tự nhiên để đánh tan viên sỏithận, giúp bệnh nhân tán sỏi một cách dễ dàng

- Tốt cho bệnh nhân đái đường: Lá xoài có tác dụng làm bình thường hóa nồng độ

insulin trong máu Theo các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, đối với những người bịBĐTĐ, chỉ cần đun sôi 5 – 6 lá quả xoài trong nước khoảng 15 phút, ngâm qua đêm

Trang 18

và uống nước sắc lọc từ nước nấu lá quả xoài này vào buổi sáng Cách này giúpđiều hòa hàm lượng insulin

Mangiferin 100 mg

Trang 19

Hình 2.3 Một số chế phẩm từ xoàiNăm 2015, Công ty BV Pharma (TP Hồ Chí Minh) đã họp báo công bố về việc nhàmáy của công ty đã chiết xuất và sản xuất thành công (đã được cấp phép lưu hành) mộtloại thuốc chữa bệnh từ lá cây xoài trồng trong nước Đó là sản phẩm Mangoherpin,được bào chế dưới ba dạng viên uống, kem và gel bôi, được chiết xuất từ lá một loạixoài có tên khoa học là Mangifera Indica L.Anacardiaceae Loại xoài này được trồng ởkhu vực miền trung và tỉnh Tây Ninh Thuốc Mangoherpin có hoạt tính kháng virus,được chỉ định dùng cho các dạng bệnh cấp tính và tái phát do vi-rút herpes gây ra baogồm: herpes sinh dục; herpes simplex, herpes zoster (bệnh zona - còn gọi là dời leo);bệnh thủy đậu; eczema caposi và một số bệnh ở miệng do virus gây ra.

2 TỔNG QUAN VỀ ĐTĐ

ĐTĐ trong lâm sàng là một rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnhđược đặc trưng trình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyểnhóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt tình trạng tiết insulin, tác dụng củainsulin hoặc cả hai (Nguyễn Khoa Diệu Vân, 2016)

Các chuyên gia thuộc “Ủy ban chẩn đoán và phân loại BĐTĐ Hoa Kỳ” lại đưa rađịnh nghĩa về ĐTĐ như sau: Là một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc điểm tăngglucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt độngcủa insulin; hoặc cả hai Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại,

sự tăng rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt,

thận, thần kinh, tim và mạch máu (Dhanabal et al., 2008)

ĐTĐ gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả số lượng và cũng như chiphí điều trị trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội với nhiều quốc gia trên thế giới

Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỉ 20 đã và đang trở thànhhiện thực “Thế kỉ 21 là thế kỉ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa”

Sản phẩm Vimang® của CubaThực phẩm chức năng Glutex

Trang 20

Ở các nước công nghiệp phát triển bệnh này có tỉ lệ cao, ở Việt Nam chiếm 1,5 3% dân số, bệnh thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn so với nam giới (Nguyễn Mỹ, 2011)

-2.1 Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Trên thế giới

ĐTĐ là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới,nhưng được xem là đại dịch thứ 4 sau các đại dịch mà nhân loại đang đối mặt là:Tim mạch, ung thư, AIDS Điều đáng lo ngại là ĐTĐ tăng nhanh chóng ở khu vựccác nước đang phát triển (Tạ Văn Bình, 2007) và (Sarah Wild and Bchi, 2004).Theo WHO, năm 2025, sẽ có 300 -330 triệu người mắc bệnh, tỷ lệ khoảng 5,4

% dân số toàn cầu, trong đó ĐTĐ type 2 chiếm 85 – 95 % với tốc độ phát triểnnhanh chóng (tăng 170%), BĐTĐ ở các quốc gia đang phát triển sẽ trở thành “đạidịch” vì thường được phát hiện muộn với những biến chứng nặng nề, chi phí điềutrị và quản lý bệnh rất tốn kém Ở Mỹ, theo thông báo của Trung tâm kiểm soát dịchbệnh Hoa Kỳ CDC, BĐTĐ tăng 14 % trong 2 năm (2003 – 2005) và cũng là nguyênnhân hàng đầu gây tử vong

ĐTĐ là bệnh đã có từ lâu; nhưng đặc biệt phát triển trong những năm gần đây,bệnh tăng nhanh theo tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội Năm 1994, toàn thếgiới có 110 triệu người ĐTĐ, năm 1995 tăng lên 135 triệu (4% dân số thế giới).Ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) số người mắc BĐTĐ năm

2010 là 246 triệu người, năm 2014 là 422 triệu người, tốc độ gia tăng của BĐTĐ là55% mỗi năm Dự kiến số người ĐTĐ sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040.Bên cạnh đó, số người tiền ĐTĐ cũng đang trở thành vấn đề sức khỏe chính toàncầu do người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao phát triển thành BĐTĐ thực thụ cũngnhư nguy cơ tăng cao về các bệnh lý tim mạch Theo ước tính của Liên đoàn ĐTĐQuốc tế chỉ tính riêng các đối tượng rối loạn dung nạp glucose của năm 2013 là 316triệu người (6,9%), ước tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu người (8,0%) vào năm2035

Đái tháo đường là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội toàn thế giới trong thế kỷ

21 Năm 1997 toàn thế giới chi cho chữa BĐTĐ vào khoảng 1.030 tỉ đôla Mỹ, riêngnước Mỹ với 15 triệu người mắc BĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỉ đôla Ở các nướccông nghiệp phát triển chi phí cho BĐTĐ thường chiếm từ 5 - 10% ngân sách dànhcho Y tế Đến năm 2013, theo ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho BĐTĐkhoảng 827 tỉ đô la Mỹ Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế ước tính chi phí cho cănBĐTĐ đã tăng gấp 3 lần từ năm 2003 đến năm 2013 Một nghiên cứu khác ước tínhchi phí toàn cầu cho BĐTĐ hàng năm là 1,7 nghìn tỉ USD, trong đó 900 tỉ USD làcủa các nước phát triển, 800 tỉ USD là của các nước có thu nhập thấp và trung bình(Tạ Văn Bình, 2017)

Trang 21

Khu vực Tây Thái bình dương (trong đó có Việt Nam) hiện chiếm tỉ lệ bệnhĐTĐ cao nhất (chiếm khoảng 37%) Theo ước tính có 9,3% người trưởng thành từ20-79 tuổi mắc bệnh đái tháo đường tương ứng với 153 triệu người mắc bệnh ĐTĐ

ở khu vực này Trong đó có trên 50% người mắc ĐTĐ không được chẩn đoán, đángchú ý là 61% sống ở các thành phố và đô thị lớn, 80% người mắc bệnh ĐTĐ sống ởcác nước có thu nhập thấp và trung bình (Tạ Văn Bình, 2017)

Theo dự đoán của các chuyên gia y tế thế giới trong vòng 20 năm tới bệnh sẽtăng 42% ở các nước công nghiệp phát triển, trong khi những nước đang phát triển

tỉ lệ bệnh sẽ tăng tới 170% (Tạ Văn Bình, 2017)

Vào Ngày Đái tháo đường thế giới năm 2017 (14.11.1991), WHO gia nhập cácđối tác trên toàn thế giới để làm nổi bật quyền của phụ nữ đối với một tương laikhỏe mạnh Khoảng 8% phụ nữ - hoặc 205 triệu phụ nữ - sống chung với bệnh tiểuđường trên toàn thế giới, hơn một nửa ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.Trong thời gian mang thai, lượng đường trong máu cao làm tăng đáng kể nguy cơsức khỏe cho cả mẹ và con cũng như nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho trẻ trongtương lai Gần một nửa số phụ nữ tử vong ở các nước có thu nhập thấp do đườnghuyết cao chết sớm, trước 70 tuổi (WHO, 2017)

2.1.2 Ở Việt Nam

Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia có số người mắc BĐTĐ tăng nhanhchóng Số liệu điều tra quốc gia năm 2002 – 2003 thông báo tỷ lệ mắc bệnh của cảnước là 2,7% Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và WHO phân loại tỷ lệ mắc BĐTĐ ở ViệtNam nằm trong khu vực 2 ( tỷ lệ 2 - 4,99%) cùng các nước trong khu vực nhưTrung Quốc, Thái Lan, Indonesia (Nguyễn Trung Quân, 2009)

Theo Tạ Văn Bình “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ lớn nhất thế

giới, nhưng ĐTĐ ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới” Một thực tế cho thấy,những người mắc ĐTĐ ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi từ 30-

65, thậm chí đã có bệnh nhân ĐTĐ mới chỉ 9 - 10 tuổi Và cũng được xem như mộtphép tính cơ bản, nếu tính trung bình thì cứ 7 giây, trên thế giới lại có một ngườichết vì căn bệnh này

BĐTĐ phát triển nhanh, năm 1990 ở Hà Nội có tỉ lệ chỉ 1,2%, Huế 0,96%, TP

Hồ Chí Minh có tỉ lệ 2,52% Theo điều tra năm 2001, tỉ lệ BĐTĐ type 2 ở các thànhphố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ ĐTĐ là 4,9%, tỉ lệ rốiloạn dung nạp glucose là 5,9% Tỉ lệ người có yếu tố nguy cơ phát triển đến ĐTĐ,chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 30 - 60) Năm 2014, theo ước tính của Liên đoàn ĐTĐQuốc tế, Việt Nam là quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốcgia Đông Nam Á với 3.299 triệu người mắc ĐTĐ chiếm khoảng 5,8% người trưởngthành từ 20 - 79 tuổi

Trang 22

Cũng như các nước đang phát triển khác, do trình độ hiểu biết còn hạn chế,người bệnh mắc ĐTĐ ở nước ta thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn vàthường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề 60% số người mắc BĐTĐkhông được chẩn đoán và điều trị.

Tháng 12.2017, có khoảng 3,5 triệu người mắc BĐTĐ Con số này được dự báo

sẽ tăng lên thành 6,1 triệu vào năm 2040

2.2 Phân loại

ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2 là hai type khác nhau của BĐTĐ có biểu hiện lâmsàng và tiến triển rất khác nhau Việc phân loại rất quan trọng để quyết định điều trị,tuy nhiên trong một số trường hợp cũng không thể phân biệt rõ ràng ở thời điểmchẩn đoán

Một vài triệu chứng thường thấy của bệnh bao gồm:

- Khát nước và đi tiểu thường xuyên

- Luôn cảm thấy đói bụng nhưng lại sụt cân không lý do

- Cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ

- Tầm nhìn đôi lúc bị mờ hẳn

Để kiểm soát bệnh, ưu tiên hàng đầu là tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.Ngoài ra, rèn luyện thói quen sống lành mạnh cũng hỗ trợ rất nhiều cho liệu pháptiêm insulin, giúp người bệnh có thể sống vui khỏe, lạc quan với bệnh

Cơ chế gây bệnh: Do cơ địa có “gene nhạy cảm” bị nhiễm virus hoạt hóa tế bào

lympho T làm thay đổi bề mặt tế bào β của tuyến tụy Tế bào β này trở thành vật thể

lạ của hệ thống miễn dịch và bị phân hủy do phản ứng tự miễn dịch tự miễn nên mấtkhả năng bài tiết insulin Sự phân hủy tế bào β còn chịu ảnh hưởng của môi trường:Virus (quai bị, rubella,…); các hóa chất độc hại (thuốc diệt chuột nitrophenyl urea),các chất độc phá hủy tế bào như hydrogen cyanide (Srinivasan and Ramarao, 2007).Dấu ấn di truyền của ĐTĐ type 1: Mẹ bị ĐTĐ type 1 nguy cơ con bị là 3%,nguy cơ tăng đến 6% nếu cha bị ĐTĐ Tỉ lệ cùng mắc ĐTĐ type 1 ở hai trẻ sinh đôicùng trứng là 25 - 50% Gen mã hóa nhóm phù hợp tổ chức lớp II DR DQ có liên

Trang 23

quan đến tăng nguy cơ ĐTĐ type 1.Yếu tố môi trường của ĐTĐ type 1: virus quai

bị, rubella bẩm sinh, thuốc diệt chuột Vacor, hydrogen cyanide ở rễ cây sắn có liênquan đến ĐTĐ type 1 ( Bộ Y tế, 2017)

Các giai đoạn trong BĐTĐ type 1: (Nguyễn Trung Quân, 2009)

Giai đoạn 1: Bản chất di truyền – nhạy cảm gen

Giai đoạn 2: Khởi phát quá trình tự miễn

Giai đoạn 3: Phát triển một loạt các kháng thể

Giai đoạn 4: Tổn thương chức năng tế bào β tụy

Giai đoạn 5: ĐTĐ lâm sàng, phá hủy hoàn toàn và gần như hoàn toàn tế bào βtụy Biểu hiện lâm sàng là BĐTĐ phụ thuộc insulin có kèm biến chứng

2.2.2 ĐTĐ type 2

Trái ngược với trường hợp ở trên, người bệnh ĐTĐ type 2 vẫn sản sinh insulinnhư bình thường Thế nhưng, cơ thể lại không thể sử dụng insulin để chuyển hóaglucose thành năng lượng cho tế bào Tình trạng này gọi là kháng insulin Tuyếntụy cố gắng sản sinh ra nhiều insulin hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và đếnmột lúc nào đó sẽ bị suy giảm chức năng trầm trọng Sự mất cân bằng glucose trongmáu xuất hiện và gây tác động xấu đến người bệnh Thể bệnh này bao gồm nhưngngười có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin Bệnh nhân không có sựphá hủy tế bào β do tự miễn, không có kháng thể tự miễn trong máu

Bệnh đái tháo đường type 2 chiếm 85 - 90% số bệnh nhân ĐTĐ trên toàn cầu,thường được ghi nhận ở nhóm người trưởng thành trên 40 tuổi Tuy nhiên vài thậpniên trở lại đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này đang tăng rõ rệt, chủ yếu do thói quen

ăn uống thiếu lành mạnh, lười vận động và tâm trạng căng thẳng giữa nhịp sốnghiện đại BĐTĐ type 2 không biểu hiện triệu chứng nên nếu chủ quan, đợi có dấuhiệu mới đi khám là bạn đang tự đánh cược với mạng sống của mình Đa số bệnhnhân có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với vòng eo to Béo phìnhất là béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong máu, mô mỡ cũngtiết ra một số hormone làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ quan đích như gan, tếbào mỡ, tế bào cơ (đề kháng insulin tại các cơ quan đích) Do tình trạng đề khánginsulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tìnhtrạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin vàĐTĐ type 2 lâm sàng sẽ xuất hiện Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khigiảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bìnhthường (Bộ Y tế, 2017)

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tậpthói quen sống lành mạnh (chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thể thao, nghỉ

Trang 24

ngơi thư giãn), dùng thuốc hạ đường huyết (các thuốc không phải Insulin hoặcInsulin).

Cơ chế gây bệnh: Đặc điểm của ĐTĐ type 2 là tổn thương bài tiết insulin và đề

kháng insulin hơn là mất hoàn toàn khả năng tiết insulin Sự đề kháng insulin dẫnđến giảm sử dụng glucose ở mô bị tổn thương, làm cho việc sản xuất glucose ở gangia tăng Kết quả gây tích tụ lượng glucose thừa trong máu (Srinivasan andRamarao, 2007)

Các yếu tố di truyền và môi trường: Béo phì, ít hoạt động, ăn nhiều thức ăn giàunăng lượng, xơ vữa động mạch, tăng lipid huyết và tăng huyết áp Bệnh nhân ĐTĐtype 2 có sự khác nhau về mức độ kháng insulin, tổn thương bài tiết insulin và tăngsản xuất glucose ở gan

Các giai đoạn trong BĐTĐ type 2: (Nguyễn Trung Quân, 2009)

Giai đoạn 1: Nồng độ glucose máu vẫn ở mức bình thường, nhưng có hiệntượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức bình thường trong máu.Giai đoạn 2: Tình trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất hiện tăngglucose huyết sau bữa ăn

Giai đoạn 3: Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy giảm

và gây tăng glucose huyết đói BĐTĐ biểu hiện ra ngoài

2.2.3 Các dạng ĐTĐ khác

- Đái tháo đường thai kỳ giống với 2 loại ĐTĐ ở một số khía cạnh, liên quan đến

sự kết hợp tiết insulin và đáp ứng không đầy đủ tương đối. Nó xảy ra trongkhoảng 2 - 10% của tất cả các thai kỳ và có thể cải thiện hoặc biến mất sau khisinh. Tuy nhiên, sau khi mang thai khoảng 5 - 10% phụ nữ bị đái tháo đườngthai kỳ được phát hiện mắc đái tháo đường, phổ biến nhất là loại 2. ĐTĐ thai kỳhoàn toàn có thể điều trị, nhưng yêu cầu giám sát y tế cẩn thận trong suốt thai

kỳ. Kiểm soát có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, theo dõi lượng đườngtrong máu, và trong một số trường hợp, có thể cần insulin

Mặc dù nó có thể là BĐTĐ thai kỳ thoáng qua, không được điều trị có thể làmtổn thương sức khỏe của thai nhi hoặc mẹ. Rủi ro đối với em bé bao gồmbệnh sốt rét (trọng lượng sơ sinh cao), tim bẩm sinh và bất thường hệ thần kinhtrung ương , và dị dạng cơ xương . Tăng mức insulin trong máu của thai nhi cóthể ức chế sản xuất chất hoạt động bề mặt của thai nhi và gây hội chứng suy hôhấp (Theo số liệu thống kê tiểu đường quốc gia 2011" . Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ).

- ĐTĐ ở trẻ em: Không phổ biến, thường gặp ở trẻ 10 - 14 tuổi.

- Giảm chức năng tế bào β do khiếm khuyết gen: NST12, NST 7, NST 20,…

Trang 25

- Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen: Đề kháng insulin loại A, đái tháo

đường thể teo mỡ…

- Nhiễm trùng: Rubella bẩm sinh, cytomegalovirus,…

- Bệnh lý tụy ngoại tiết: Viêm tụy mạn, ung thư tụy, sơ kén tụy, bệnh tụy sơ sỏi,

- Bệnh nội tiết: To đầu chi, hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy thượng thận,…

- Tăng đường huyết do thuốc, hóa chất: Corticoid, hormone tuyến giáp,

Diazoxid, Thiazid…( Nguyễn Khoa Diệu Vân, 2016)

2.3 Biến chứng của bệnh ĐTĐ

2.3.1 Biến chứng cấp tính

Các biến chứng cấp tính xảy ra rất đột ngột, triệu chứng lâm sàng rất đa dạng và đedọa mạng sống người bệnh nếu không cấp cứu kịp thời như: Hạ đường huyết, hôn mê

do tăng đường trong máu, tăng ketone máu, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu, hôn

mê do tăng lactate máu, hôn mê do hạ đường máu,… (Nolan et al., 2011)

2.3.2 Biến chứng mạn tính

Biến chứng mạn ĐTĐ chủ yếu tập trung vào hai nhóm chính: biến chứng mạch máu

lớn (bệnh tim mạch, bệnh mạch máu ngoại biên, mạch máu não) và biến chứng mạchmáu nhỏ (biến chứng mắt, thận, thần kinh, suy giảm miễn dịch) và các biến chứngkhác: nhiễm trùng, loét bàn chân, mất khoáng ở xương, bất thường ở khớp xương

- Tai biến mạch máu não: Nhiều khảo sát cho thấy bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bị tai

biến mạch máu não gấp 2 lần người bình thường, nhất là những người mắc bệnh lâunăm, người có HbA1C cao, bệnh nhân có kèm theo bệnh cao huyết áp, bệnh nhânhút thuốc

Biến chứng mạch máu nhỏ:

- Biến chứng mắt: Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm có tổn thương ở

mắt Về lâu về dài, bệnh tiểu đường cũng như bệnh cao huyết áp có thể gây tổnthương các mạch máu nhỏ trên võng mạc gây nên vỡ mạch máu và xuất huyết. 

- Biến chứng thận: Phần lớn bệnh nhân ĐTĐ mắc bệnh trên 20 năm có biến chứng ở

thận Sau đó, thận mất dần khả năng để làm sạch và lọc máu, cuối cùng dẫn đến suythận

Trang 26

- Bệnh lý bàn chân: ĐTĐ tổn thương thần kinh, vi mạch ở chi dưới dẫn đến: rối loạncảm giác, ngứa, tê bì, giảm cảm giác đau hay nóng, lạnh vì vậy mà bệnh nhânkhông phát hiện ra mình bị thương Chỉ 1 vết thương nhỏ cũng dẫn đến loét, lâulành và hoại tử, dễ bị nhiễm khuẩn và dẫn đến nguy cơ cắt cụt nếu không chăm sóc

và điều trị đúng

- Da: Ngứa, mụn nhọt, lòng bàn tay bàn chân vàng, hoại tử mỡ da, viêm da, nấm

da… (Bệnh viện Bạch Mai, 2016)

2.4 Chẩn đoán và điều trị

2.4.1 Chuẩn đoán

Chẩn đoán ĐTĐ năm 2010 Tháng 1/2010, với sự đồng thuận của Ủy ban cácchuyên gia Quốc tế, Hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Châu Âu (EASD), Liên đoàn ĐTĐQuốc tế (IDF); Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đã công bố tiêu chuẩn chẩn đoán mới bệnhĐTĐ, đưa HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán và lấy điểm cắt ≥ 6,5% Trong đó xétnghiệm HbA1c phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm được chuẩn hoá theo chươngtrình chuẩn hoá Glycohemoglobin Quốc Gia (National Glyco-hemoglobinStandardlization Program: NGSP) Tuy nhiên không dùng HbA1c để chẩn đoán bệnhĐTĐ trong các trường hợp thiếu máu, bệnh Hemoglobin, những trường hợp này chẩnđoán ĐTĐ dựa vào đường huyết tương lúc đói, tiêu chuẩn mới như sau:

 Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)

Điều kiện tiến hành nghiệm pháp tăng đường huyết (theo Tổ chức Y tế Thế giới):

- Không vận động quá sức trước, trong khi làm nghiệm pháp

Hiệp hội cũng đưa ra nhóm có nguy cơ mắc BĐTĐ:

 Rối loạn đường huyết đói: 100 - 125 mg/dl (5,6 - 6,9 mmol/l)

 Rối loạn dung nạp glucose: 140 - 199mg/dl ( 7,8 - 11mmol/l)

 HbA1c: 5,7 - 6,4%

Trang 27

Nghiên cứu điều tra sức khoẻ và dinh dưỡng Quốc gia cho thấy ở dân số không cóĐTĐ có mức đường huyết đói 100mg/dl sẽ có mức HbA1c tương ứng vào khoảng5,4%.  Ở đối tượng có HbA1c 6 - < 6,5% sẽ có một số lớn rơi vào nhóm rối loạnđường huyết đói và hoặc rối loạn dung nạp glucose Các nghiên cứu hồi cứu cũng chothấy người có mức HbA1c từ 5,5 - 6% có nguy cơ mắc BĐTĐ sau 5 năm từ 12 - 25%.

Vì những lý do trên nên các đối tượng có HbA1c từ 5,7% - 6,4% được xem như cónguy cơ mắc BĐTĐ

Tiêu chuẩn thử đường huyết ở các đối tượng không triệu chứng:

Phát hiện sớm bệnh ĐTĐ type 2 có thể làm giảm gánh nặng của bệnh và các biếnchứng Năm 1998, WHO đã đưa ra tiêu chuẩn tầm soát bệnh ĐTĐ ở một số đối tượngnguy cơ và năm 2010 ADA bổ sung thêm tiêu chuẩn tầm soát ở đối tượng có HbA1c >5,7%.     

Các đối tượng cần tầm soát bệnh ĐTĐ bao gồm:

Mọi đối tượng ≥ 45 tuổi, đặc biệt BMI ≥ 25kg/m2, lập lại mỗi 3 năm nếu tầm soát âmtính (Nguyễn Đình Tuấn, 2014)

2.4.2 Phương pháp điều trị

a Điều trị bằng thuốc

Nguyên tắc chung:

- Ngăn chận các triệu chứng tăng đường huyết

- Ngăn cản các biến chứng trên mạch máu lớn (bệnh tim mạch)

- Ngăn cản các biến chứng trên mạch máu nhỏ (bệnh thận, võng mạc)

- Giảm thiểu tai biến hạ đường huyết

Phác đồ điều trị (Nolan et al., 2011)

- Dinh dưỡng: điều chỉnh chế độ ăn cân bằng (50% glucid, 30 - 35% lipid, 10 - 15%protid, chất xơ 30 g/ngày) và nhiều lần trong ngày nhằm giúp cơ thể hấp thu tốthơn

- Thể dục: hoạt động thể lực rất cần thiết trong việc giúp làm giảm tính đề kháng vớiinsulin Chế độ luyện tập thích hợp giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn

- Giáo dục bệnh nhân: cung cấp cho bệnh nhân kiến thức cơ bản về BĐTĐ, hướngdẫn cách dùng thuốc, phòng ngừa biến chứng Làm rõ tầm quan trọng của việckhám bệnh định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên để bác sĩ kê toa phù hợp,điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục thích hợp, theo dõi sát, xử lý kịp thời các biếnchứng

Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường:

Insulin: Điều trị BĐTĐ type 1 (điều trị thay thế) và điều trị bệnh đái tháo đườngtype 2 (điều trị bổ sung)

Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2:

Trang 28

- Nhóm Sulfonylure (sulfamide) thế hệ 1: Tolbutamide, Tolazamide,Chlorpropamide (Diabines), Acetohexamide.

- Nhóm Sulfonylure (sulfamide) thế hệ 2: Glyburide (Glibenclamide), Glipizide,Gliclazide (Diamicron), Glimepiride: Kích thích tế bào β tụy tạng tiết insulin,tăng tính nhạy cảm của mô ngoại biên đối với insulin

- Nhóm Biguanid: Metformin (Glucophage) với cơ chế tác dụng là làm giảm sảnxuất glucose ở gan khi có insulin, tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên do đócải thiện đề kháng insulin

- Nhóm gây bài tiết insulin: Repaglinid, Nateglinid

- Các chất ức chế α-glucosidase (enzym thủy phân tinh bột và disaccharid thànhmonosaccharid): Acarbose (Glucobay), Miglitol ngăn cản sự hấp thucarbohydrat ở ruột non, làm chậm hay giảm đỉnh đường huyết sau khi ăn, tiếtkiệm insulin

- Nhóm thiazolidinedion: Rosiglitazon (Avandia) và Pioglitazon (Actos) làmgiảm tân tạo glucose ở gan, tăng thu nhận và sử dụng glucose ở cơ, giảm phóngthích acid béo từ mô mỡ, giảm đề kháng insulin

b Điều trị cụ thể

Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập

thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống

Luyện tập thể lực

- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khiluyện tập và đo huyết áp, tần số tim Không luyện tập gắng sức khi glucosehuyết > 250 - 270 mg/dL và ceton dương tính

- Loại hình luyện tập thông dụng và dễáp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phútmỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp.Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ)

- Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa

ăn, mỗi lần 10-15 phút Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗingày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần

Dinh dưỡng

- Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của bệnh nhân,các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền Tốt nhất nên có sự tưvấn của bác sĩchuyên khoa dinh dưỡng

- Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh,loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm

- Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân

- Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền

Trang 29

- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹnhư gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…

- Đạm khoảng 1 - 1,5 gam/kg cân nặng/ngày ởngười không suy chức năng thận.Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm

từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ)

- Nên chú trọng dùng các loại mỡcó chứa acid béo không no một nối đôi hoặcnhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá Cần tránh các loại mỡtrung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ

- Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày

- Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày

- Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ xung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt

ở bệnh nhân ăn chay trường Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tốB12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứngbệnh lý thần kinh ngoại vi

- Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 200ml/ngày

150-Ngưng hút thuốc.

Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng chứng trái

ngược Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu

3 ALLOXAN MONOHYDRATE VÀ CƠ CHẾ GÂY MÔ HÌNH ĐTĐ

Alloxan monohydrate (AM), đôi khi được gọi là alloxan hydrat, Dihydroxybarbituric axit, 2,4,5,6 (1H, 3H) -Pyrimidinetetrone hydrat, 2,4,5,6 (1H, 3H)-Pyrimidinetetrone, monohydrate…

5,5-Alloxan được phân loại là dẫn xuất của pyrimidin .Đây là một số hợp chất hữu cơ sớmnhất được biết đến hợp chất hữu cơ với công thức OC (N (H) CO) 2 C (OH) 2

3.1 Tính chất vật lý và hóa học

Tinh thể AM màu trắng nhạt đến màu vàng nhạt, rắn kết tinh, tan trong các dungmôi theo thứ tự hòa tan là: methanol > nước > ethanol > etan-1,2 diol và hòa tan trongcác dung môi hữu cơ như DMSO và dimethyl formamide AM hòa tan trong nướcnhưng tương đối không ổn định trong dung dịch nước ở một thời gian dài nên quản lýliều càng nhanh càng tốt Hơi hòa tan trong cloroform, ether dầu mỏ, toluene, ethylaxetat và anhydrit axetic Không hòa tan trong ether

Trang 30

- Độ nóng chảy: 254 ° C (489 ° F; 527 K) (phân hủy)

- Độ hòa tan trong nước: 0,29 g / 100 mL 

và "Oxalsäure" ( axit oxalic ). Mô hình alloxan của bệnh tiểu đường lần đầu tiên được

mô tả ở thỏ bởi Dunn, Sheehan và McLetchie vào năm 1943 Mặc dù trước đó đã cónhững phát hiện về sự tăng glucose huyết khi sử dụng AM nhưng không được công bố

Trang 31

và thiếu những nghiên cứu kiểm chứng.Đây là một gợi ý cho việc sử dụng AM để gâyBĐTĐ Rất nhiều các nghiên cứu sau này chứng minh AM là hợp chất thích hợp gâyBĐTĐ trên động vật thực nghiệm Hiện nay, AM được sử dụng rộng rãi để gây raBĐTĐ thực nghiệm ở động vật để tìm ra các thành phẩm để điều trị BĐTĐ vì động vậtgây BĐTĐ bằng AM có những biểu hiện lâm sàng giống biểu hiện BĐTĐ lâm sàngtrên người: sụt cân, uống nhiều nước, đái nhiều, có đường trong nước tiểu, ketonniệu…

3.3 Tác dụng

AM, dẫn xuất acid uric được dùng để gây ra BĐTĐ thực nghiệm trên động vật, làmột độc tố mạnh đối với tế bào β (tế bào sản xuất insulin trong tụy), gây ra sự phá hủythông qua hình thành gốc hydroxyl Điều này gây ra BĐTĐ phụ thuộc insulin (gọi là

"bệnh ĐTĐ alloxan") ở những con vật này, với những đặc điểm tương tự như BĐTĐ ởngười. Các nghiên cứu cho thấy AM không gây bệnh tiểu đường ở người(Mrozikiewicz et al., 1994)

3.4 Cơ chế hoạt động

AM có tính chọn lọc phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin tìm thấy trong tuyếntụy, AM được sử dụng để gây ra BĐTĐ ở động vật thí nghiệm. Điều này xảy ra rất cóthể do hấp thu chọn lọc các hợp chất có sự tương tự về cấu trúc của nóvới glucose cũng như cơ chế hấp thu hiệu quả cao của tế bào β (GLUT2). Ngoài ra,

AM có ái lực cao với các hợp chất chứa tế bào SH và kết quả là làm giảm hàm lượngglutathione. Hơn nữa, alloxan ức chế glucokinase, một protein chứa SH cần thiết cho

sự bài tiết insulin gây ra bởi glucose (Szkudelski, 2001)

Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng AM không độc đối với tế bào beta của conngười, ngay cả ở liều rất cao, có lẽ do các cơ chế hấp thu glucose khác nhau ở người

và động vật gặm nhấm (Tyrberg et al.,2001) và (Eizirik et al.,1994).

Tuy nhiên, AM cũng gây độc đối với gan và thận với liều cao

Trang 32

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Các mẫu lá xoài được thu hái ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

- Chuột nhắt trắng đực và cái trưởng thành, được cung cấp từ bộ môn Dược lý – Dượclâm sàng, Khoa Dược – Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô và uống nước tự do.Chuột được để ổn định ít nhất một tuần, chọn chuột khỏe mạnh, không dị tật và trọnglượng tương đối đồng đều, chế độ ăn uống đồng nhất 3g thức ăn/ lần, mỗi ngày ăn 1lần trước khi thử nghiệm

- Chuột trưởng thành được chọn từ 5 - 6 tuần tuổi, trọng lượng 25 ± 2 g

- Thể tích cho uống là 0,1 ml/ 10 kg thể trọng chuột

Hình 3.1 Lá xoài Đài Loan

Hình 3.2 Chuột nhắt trắng

Trang 33

2 THIẾT BỊ - HÓA CHẤT

2.1 Thiết bị, dụng cụ

- Bộ chiết hồi lưu

- Tủ sấy Memmert UN55 (Đức)

- Bếp cách thủy Memmert (Đức)

- Cân phân tích độ ẩm MB27 Ohaus

- Cân phân tích Ohaus PA 0,001g

- Máy đo đường huyết Accu-Chek® Active

- Các dụng cụ thông dụng khác trong phòng thí nghiệm

2.2 Hóa chất

Dung môi chiết xuất : Ethanol 96%

Hóa chất trong gây mô hình chuột đường huyết cao: AM (Sigma - Aldrich, USA), dung dịch đệm natri clorid (NaCl 0,9%).

Thuốc đối chứng: Diamicron MR (viên nén chứa gliclazide 30mg, Việt Nam; hạn dùng: 01 2021)

Hình 3.3 Thuốc đối chứng Diamicron MR

Trang 34

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp chiết mẫu cao xoài

3.1.1 Chiết cao

Nghiên cứu này sử dụng ethanol 96% với phương pháp chiết nóng hồi lưu với mẫu

lá xoài (Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, 1985)

Lá xoài Đài Loan trong nghiên cứu được thu hái vào tháng 03.2018 tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Các mẫu sau khi thu hái được rửa sạch, thái mỏng và sấy ở 40 – 55 oC cho đến khikhô hoàn toàn Tiến hành xay cho nguyên liệu thành kích thước nhỏ Sau đó, nguyênliệu khô được xác định đổ ẩm đạt theo tiêu chuẩn độ ẩm DĐVN IV quy định về đốivới nguyên liệu từ lá

Hình 3.4 Lá xoài sau khi được xay nhỏNguyên liệu khô xay nhỏ sau đó tiến hành chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng hồilưu với dung môi ethanol 96%

Quy trình chiết: mẫu nguyên liệu sau khi đạt độ ẩm thích hợp (< 13%) thì có thể đưavào thực hiện quá trình chiết 100g mẫu vào bình cầu rồi làm ẩm với khoảng 100 mlethanol (EtOH) 96% trong bình cầu Đậy nắp bình cầu tránh EtOH bay hơi, chờ chodược liệu thấm ướt hoàn toàn (khoảng 30 phút), thêm khoảng 400 ml ethanol đặt lênbếp Kiểm tra hệ thống kín, mở cho nước chảy hoàn lưu trong ống ngưng hơi Cắmbếp điện và điều chỉnh nhiệt sao cho dung môi trong bình cầu sôi nhẹ đều và đun ởnhiệt độ 70oC theo tỷ lệ nguyên liệu và dung môi (1:10) trong vòng 3 giờ Tiến hànhchiết lặp lại 3 lần

Trang 35

Hình 3.5 Cao lỏng của mẫu xoàiLấy dịch chiết được lọc lấy phần dịch trong bỏ bã và cô trên bếp cách thủy thu đượccao đặc (cao toàn phần) đạt tiêu chuẩn cao đặc theo DĐVN IV.

Hình 3.6 Cao đặc của mẫu xoài

Đổ ẩm không quá 13% theo phụ lục 9.6 của DĐVN IV

Trang 36

b Hiệu suất, phương pháp xác định độ ẩm cao

Hiệu suất chiết cao ethanol lá xoài được tính dựa vào tỷ lệ giữa trọng lượng caothu được so với lượng mẫu khô được sử dụng khi chiết

Hiệu suất chiết cao được tính theo công thức:

Trong đó:

H: là hiệu suất chiết cao (%)Mcao: là khối lượng cao thô thu được sau quá trình chiết (g)

Mmau: là khối lượng bột nguyên liệu khô đem chiết (g)

Áp dụng phương pháp mất khối lượng do làm khô Độ ẩm của cao được xác định bằngcách dùng cân phân tích độ ẩm MB27 Ohaus Khoảng 1 g cao được trải một lớp thậtđều lên đĩa nhôm đã đặt sẵn trong máy Sau đó vận hành cân nguyên liệu được sấy ởnhiệt độ 105 0C đến khi khối lượng không thay đổi thì xác định được độ ẩm của cao.Ghi nhận kết quả Độ ẩm được xác định 3 lần Độ ẩm cuối cùng của cao được xác địnhbằng cách lấy trung bình 3 lần đo

3.2 Thực nghiệm gây bệnh đái tháo đường trên chuột nhắt trắng bằng AM

Chuột được gây bệnh cảnh ĐTĐ thực nghiệm bằng cách tiêm phúc mô (i.p.) dungdịch AM pha trong nước muối sinh lý (0,9%) với các liều 70 mg/kg, 140 mg/kg và 160mg/kg thể trọng Chuột được nuôi ở điều kiện bình thường và lấy máu tĩnh mạch đuôi

để định lượng đường huyết ở các thời điểm 1, 3, 5, 7 ngày (tuần thứ nhất) sau tiêm.Định lượng đường huyết được thực hiện sau khi cho chuột nhịn đói 16 giờ (Nguyễn

Thượng Dong, 2006; Huang et al., 2011; Hayashi et al., 2006).

Ghi nhận phân suất tử vong sau khi tiêm các liều AM Chọn liều AM thích hợpgây BĐTĐ để nghiên cứu tác dụng của cao chiết từ lá xoài

3.3 Điều trị chuột đái tháo đường bằng cao chiết xoài

Chuột sau khi tiêm AM có mức đường huyết lúc đói cao hơn 170 mg/dL được lựachọn điều trị bệnh Tổng số chuột chọn là 30 con được chia ngẫu nhiên thành các lô 5mỗi lô 6 con chuột

- Lô 1: đối chứng cho uống nước cất, 1 lần/ngày.

- Lô 2: đối chiếu cho uống gliclazid để điều trị (liều 60 mg/kg thể trọng/1 lần/ngày).

- Các lô thử nghiệm cho uống cao chiết từ lá xoài (liều 1 g/kg thể trọng).

 Lô 3: thử nghiệm cho uống cao chiết từ lá xoài nồng độ 250 mg

 Lô 4: thử nghiệm cho uống cao chiết từ lá xoài nồng độ 500 mg

 Lô 5: thử nghiệm cho uống cao chiết từ lá xoài nồng độ 1000 mg

H = Mmau Mcao x 100%

Trang 37

Hình 3.7 Hình bố trí thí nghiệm trên chuột nhắt trắng BĐTĐ.Mỗi ngày vào buổi sáng khoảng 8 - 9 giờ cho chuột uống thuốc thử nghiệm liêntục trong 21 ngày Tiến hành lấy máu và định lượng đường huyết lúc đói ở các thờiđiểm 7, 14 và 21 ngày So sánh đường huyết của các lô thử nghiệm với lô chứng vàđối chiếu

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w