BÀI 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM I.. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP A.Mục tiêu: KT: Bi
Trang 1BÀI 29 CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC
DÂN PHÁP
VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
I CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
A.Mục tiêu:
KT: Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, GD của thực dân Pháp Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
TT: Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp
KN: Sử dụng bản đồ
B Phương tiện dạy học:
- Lược đồ liên bang Đông Dương
Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương
C Tiến trìng dạy học:
1 Ổn định:
2 KTBC:
Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX?
Nhứng đề nghị cải cách ở Việt nam cuối TK XIX?
3 Bài mới:
GV: Dùng sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp
cho HS
thấy được bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẻ
từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối
GV(H): Chính sách của thực dân Pháp có nhứng
điểm thống nhất giả tạo nào?
HS: Chia Đông Dương thành 5 kỳ với nhiều chế độ
khác nhau, nhưng thực chất đều là thuộc địa của
Pháp Nó còn chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân ta
* HS thảo luận: Tác động của bộ máy này đối với
Pháp và tác động đối với Việt Nam như thế nào?
+ Đối với Pháp: Cai trị từ trên xuống chặt chẽ
+ Đối với Việt Nam: Xáo tên Việt Nam, Lào,
Campuchia
Biến Đông Dương thành đơn vị hành chính của Pháp
GV(H): Mục đích tổ chức bộ máy cai trị của Pháp?
HS: Tăng cường bóc lột, kìm kẹp để tiến hành khai
1 Tổ chức bộ máy nhà nước
Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối
Chia Đông Dương thành 5 kỳ
Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp
để tiến hành khai thác Việt Nam làm giàu cho Tư bản Pháp
2 Chính sách kinh tế
Trang 2thác Việt Nam làm giàu cho Tư bản Pháp.
GV(H): Pháp đã áp dụng nhứng chính sách kinh tế
gì?
HS: Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, phát canh thu
tộ
Công nghiệp: Khai thác mỏ (than và kim loại)
Xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ cho việc
khai thác vận chuyển Thương nghiệp độc chiếm thị
trường mua bán
hàng hoá, nguyên liệu, thu thế
GV(H): Nêu những chính sách VH-GD của thực dân
Pháp ở Việt Nam?
HS: Trả lời theo sách giáo khoa
GV: Đường lối phát triển giáo dục thuộc địa của Pháp
là chỉ mở ít trường học ,càng lên cao số lượng học
sinh càng giảm
GV(H): Chính sách VH-GD của Pháp nhằm mục
đích gì?
HS: Tạo ra tầng lớp người chỉ biết phục tùng
Pháp.Lợi dụng phong kiến để cai trị ,đàn áp nhân
dân , kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt dễ bề
cai trị
GV: Ngoài ra Pháp còn sử dụng sách báo độc hại để
tuyên truyền duy trì các thói hư tật xấu
GV(H): Ảnh hưởng của chính sách văn hoá giáo
dục của Pháp đến Việt Nam ?
HS: Đưa nền văn hoá phương Tây vào Việt Nam
,tạo ra một tầng lớp thượng lưu ,trí thức mới nhưng
chỉ để phục vụ cho công cuộc khai thác ,bóc lột của
Pháp ,còn nhân dân ta thì vẫn bị kìm hãm trong
vòng ngu dốt lạc hậu
Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất
Công nghiệp: Khai thác mỏ (than
và kim loại) Thương nghiệp độc chiếm thị trường
Tăng cường các loại thuế
3 Chính sách VH-GD
=>Tạo nên tầng lớp tay sai-Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỦA PHÁP Ở ĐÔNG
DƯƠNG
TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
Trang 3BẮC KÌ TRUNG KÌ NAM KÌ LÀO CAM
PU CHIA
(Thống sứ) (Khâm sứ) ( Thống đốc) (Khâm sứ) (Khâm sứ)
BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP KÌ
BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH,HUYỆN (PHÁP + BẢN XỨ)
BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ THÔN (BẢN XỨ)
4 Củng cố: Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu
TK XIX?
Ảnh hưởng của chính sách đó đến TK,văn hoá của nước ta?
5 Dặn dò: Về nhà vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương và học thuộc bài
II/ NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM
A- Mục tiêu :
KT: Những nét chính của sự biến đổi kinh tế ,cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa
-Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc
TT: - Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX
KN: - Sử dụng bản đồ
B-Phương tiện dạy học:
Tài liệu văn học,sử học liên quan
C- Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định:
2/ KTBC: - Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam năm 1897- 1914 như thế nào ? 3/ Bài mới: Giới thiệu bài: Chính sách cai trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt nam có những biến chuyển sâu sắc, những biến chuyển
đó như thế nào, ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay
Trang 4Hoạt động dạy và học Kiến thức cơ bản
GV(H): Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông
thôn đầu thế kỉ XX, có thay đổi như thế nào?
HS: Quan lại địa chủ không bị xoá bỏ, ngược lại
ngày càng đông thêm, địa vị kinh tế và chính trị
được tăng cường
GV(H): Vì sao như thế?
HS: Pháp dung dưỡng cho giai cấp này để làm tay
sai cho Pháp ra sức bóc lột đàn áp nông dân vì trên
thực tế Pháp không thể với tay được đến các làng
xã
GV(H): Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?
HS: Nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, họ
không có lôid thoát Vì ở nông thôn họ bị áp
bức,bóc lọt, một bộ phận chạy ra làm công nhân ơ
hầm mỏ, xí nghiệp cũng sống cơ cực
GV: Với tình cảnh, người dân căm thù đế quốc, sẵn
sàng vùng dậy chống áp bức nếu có giai cấp hay cá
nhân nào để xướng
GV: Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, xuất hiện
nhiều đô thị mới
GV(H):Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt nam ra
đời và phát triển nhanh chóng?
HS: Kết quả của việc đẩy mạnh cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp
GV: các dô thị đầu thế kỉ XX: Ngoài Hà Nội, Hải
Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, có Nam Định, Hải
Dương, Hòn Gai, Huế, Đá Nẵng, Quy Nhơn, Biên
Hoà, Mỹ Tho Đô thị là trung tâm hành chính, sản
xuất, dịch vụ, đầu mối chính trị trong cả nước
(Dùng lược dồ chỉ cho HS)
HS thảo luận: Các giai cấp và tầng lớp mới xuất
hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị
như thế nào?
- Tầng lớp tư sản: Nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ
xưởng, chủ hãng buôn, thế lực kinh tế yếu
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Chủ xưởng nhỏ,
1 Các vùng nông thôn:
- Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân
- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng
2 Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh
- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:
+ Tư sản + Tiểu tư sản thành thị
+ Công nhân
3 Xu hướng mới trong cuộc
Trang 5buôn bán nhỏ, viên chức nhà nước, cuộc sống bấp
bênh Có ý thức đân tộc, tích cực tham gia vào
cuộc vận dộng cứu nước
- Công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, sống
cơ cự, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ
GV(H): Những nét chính trong cuộc đấu tranh của
nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
HS: Phong trào mạnh mẽ, được dông đảo nhân dân
tham gia nhưng đều thất bại
GV: Điều kiện trong nước(sự phân hoá xã hội) đã
trở thành cơ sở để tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng
bên ngoài vào
GV(H): Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến Việt nam
lúc đó?
HS: Tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, tư tưởng
muốn noi gương Nhật Bản
GV(H): Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam lúc đó
lại muốn noi gương Nhật Bản?
HS: Nhật Bản cũng là nước châu Á, nhờ có duy tân
và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên
hùng cường và đánh thắng Nga trong chiến tranh
Nga-Nhật
GV(H): Tầng lớp nào tếp thu tư tưởng đó?
HS: Trí thức Nho học tiến bộ
vận động giải phóng dân tộc:
- Ảnh hưởng từ bên ngoài tác động
vào Việt Nam
- Các trí thức Nho học muốn đi theo con đường dân chủ tự sản
4 Củng cố: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấop, tầng lớp trong xã hội Việt nam cuối TK XIX - đầu TK XX:
Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc
Địa chủ phong
kiến
Chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột địa tô
Mất hết ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc Một số địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước Nông dân Làm ruộng Căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng đấu tranh
vì độc lập, ấm no
Tư sản Kinh doanh công
thương nghiệp
Thoả hiệp với đế quốc Một số bộ phận có ý thức dân tộc
Tiểu tư sản Làm công ăn
lương, buôn bán nhỏ
Sống bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước,
chống đế quốc
Công nhân Bán sức lao động Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc,
Trang 6làm thuê xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
5 Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:" Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu TK XX đến năm 1918"