Với ngôi kể chuyện này, nhân vật - người kểchuyện có điều kiện bộc lộ đời sống nội tâm của mình và có những nhận xét về người khác một cách đầy đủ.. Lỗ Tấn không chỉ tiếpnối dòng chảy tr
Trang 1GIỌNG ĐIỆU TRỮ TÌNH,
THƯƠNG CẢM TRONG TRUYỆN
NGẮN LỖ TẤN
Trang 2-Giới thuyết về giọng điệu trữ tình, thương cảm
Giọng điệu là một phương diện của hình thức nghệthuật Giọng điệu trữ tình là giọng điệu mang cảm hứnghoài niệm và thương cảm, thể hiện cái tôi cá nhân Trongcác sáng tác của nhà văn, yếu tố tạo nên giọng điệu trữtình là tình cảm và cảm xúc của nhân vật Ở đó, nhân vậtgiãi bày, tâm tình tâm trạng, cảm xúc của mình Trong tácphẩm tự sự, khi thể hiện giọng điệu trữ tình, nhân vậtthường sử dụng các câu văn dài, kết hợp với các từ ngữcảm thán góp phần tạo nên sự thành công của giọng điệu.Một đặc điểm của giọng điệu là hình thức trần thuật ở ngôithứ nhất Với ngôi kể chuyện này, nhân vật - người kểchuyện có điều kiện bộc lộ đời sống nội tâm của mình và
có những nhận xét về người khác một cách đầy đủ
Hơn nữa, người viết còn kết hợp các thủ pháp nghệthuật như miêu tả ngoại hình, miêu tả thiên nhiên tạo nên
âm hưởng nhẹ nhàng cho câu văn
- Cảm thông với số phận của người phụ nữ
Trang 3Nhà nghiên cứu Phađeep đã nhận xét về truyện ngắn
Lỗ Tấn “Lỗ Tấn là nhà văn trữ tình sâu sắc, tiếp xúc đếndây tơ tế nhị nhất trong tâm linh” Lỗ Tấn không chỉ tiếpnối dòng chảy trữ tình trong văn học truyền thống màtrong tác phẩm của ông, giọng trữ tình còn ngân nga, vanglên nhiều cung bậc khác nhau: có khi thủ thỉ tâm tình, lúctrầm tĩnh suy tư, lúc trăn trở dằn vặt, lúc sục sôi căm hờn,
có khi lại hăng hái tin yêu… Chất trữ tình trong truyệnngắn Lỗ Tấn được cất lên từ giọng của người kể chuyệnkhi nói về hoàn cảnh của những nhân vật bất hạnh Giọng
kể theo ngôi thứ ba, tưởng chừng như khách quan nhưngđộc giả vẫn cảm nhận được tấm lòng cảm thông sâu sắccủa nhà văn với số phận những người phụ nữ trong xã hộiTrung Quốc lúc bấy giờ
Trong tác phẩm Lễ cầu phúc, Tường Lâm đóng vai
trò chủ thể phát ngôn,qua đó thể hiện tư tưởng nghệ thuậtcủa nhà văn Tường Lâm đại diện cho số phận người phụ
nữ nông thôn Trung Quốc bất hạnh thời kỳ phong kiến Đểkhắc họa thành công nhân vật này, có thể nói, Lỗ Tấn đã
sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như miêu tả
Trang 4ngoại hình, hành động, tính cách và nội tâm Nhân vật cònđược bộc lộ qua tình huống và môi trường sống của nó…
Tường Lâm là một phụ nữ nông thôn chăm chỉ làm
ăn, thật thà, lương thiện Thím làm việc cần mẫn và nhanhnhẹn, chỉ mong bằng sức lao động của mình có thể đổi lấyquyền sống tối thiểu,vậy mà không thực hiện được Nhânvật xuất hiện với ngoại hình và dáng vẻ của một người bịđẩy đến tận cùng đau khổ Bằng giọng điệu xót xa, thươngcảm, nhà văntái hiện hình ảnh Tường Lâm những nămtháng cuối cùng của cuộc đời: “Mái tóc hoa râm năm nămtrước đây bây giờ bạc trắng, trông không còn ra vẻ ngườitrên dưới bốn mươi nữa; khuôn mặt hốc hác quá, nước davàng xạm, cả đến cái vẻ u sầu xưa kia cũng mất hẳn, trônggiống như là tạc bằng gỗ, họa chăng chỉ đôi tròng con mắtlâu lâu đưa đi đưa lại mới chứng tỏ thím là một con ngườiđang sống mà thôi” [28, 207] Thời gian trôi đi làm conngười cũng già theo năm tháng, những gì trẻ trung củanăm năm trước đây không còn nữa mà bù lại là sự già nua,thay đổi bề ngoài của thím Tường Lâm xuất hiện vớingoại hình của một người phụ nữ chịu nhiều vất vả, đắng
Trang 5cay Người kể chuyện sử dụng điểm nhìn bên ngoài để táihiện hình dáng của nhân vật
Con người ấy còn mang một tư tưởng nghi ngờ về sựtồn tại của linh hồn và cái chết Thím hoài nghi để rồi hyvọng, hy vọng số phận của mình sẽ không chịu sự xếp đặtcủa xã hội Tường Lâm sau cái chết của đứa con trai, niềm
an ủi duy nhất của cuộc đời thím, cứ day dứt về đời người,
về thân phận Những câu hỏi về linh hồn của nhân vật tạonên sự xót xa trong lòng người đọc
Bởi cô đơn nên con người ta cần có lòng tin vào mộtlực lượng siêu nhân nào đó Những câu hỏi Tường Lâmđặt ra liên tục cho nhân vật “tôi” được nhắc đi nhắc lạinhiều lần “Con người ta chết rồi thì có linh hồn nữakhông, ông?” [28, 211]
Tường Lâm đang bị dày vò về tâm hồn, những câuhỏi xót xa của người đàn bà ấy như xoáy sâu vào tâm canngười đọc Có lẽ, thím mong chờ được nghe câu trả lời cólinh hồn để nỗi đau mất con, niềm day dứt trong thím giảmbớt đi phần nào
Trang 6“- Thế thì người trong một nhà chết đi đều có thể lạitrông thấy mặt nhau?” [28, 211].
Cũng vì người ta nghèo khổ mà người ta thườngmong muốn có một thế lực nào đó cứu vớt, an ủi mình,làm chỗ dựa tinh thần để mình bấu víu Bị hất ra rìa cuộcsống, bị đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần, người đàn bàhai lần chồng ấy dường như không được đón nhận sự cảmthông của người khác, để rồi cái đói, cái cô đơn, rìnhrập,cuối cùng rồi cướp đi sự sống của nhân vật là một điềutất yếu Cả đoạn văn viết về việc Tường Lâm mất đượcnhà văn thể hiện bằng giọng điệu trữ tình, thương cảm.Nhân vật “tôi” trong tác phẩm hồi tưởng lại thời gian khiTường Lâm còn trẻ, lúc 26, 27 tuổi lúc đó mới vào nhàchú Tư làm đầy tớ: “nước da xanh xao vàng vọt, nhưnghai gò má còn hồng hào Thím mặc chiếc quần đen, áo képmàu chàm, khoác chiếc áo cánh chẽn màu nguyệt bạch,
đầu chít khăn tang” [28, 213] Những chi tiết miêu tả về
ngoại hình nhân vật lần lượt được Lỗ Tấn liệt kê hàng loạtcác chi tiết Không một từ ngữ trực tiếp gọi tên cảm xúcnhưng người đọc vẫn như được chứng kiến thím Tường
Trang 7Lâm bằng da bằng thịt Đó là một con người đáng thương,tiều tụy cần sự cảm thông của mọi người
Nỗi đau mất con ám ảnh cả cuộc đời người đàn bà bấthạnh để khi quay trở lại nhà chú Tư lần thứ hai với hìnhhài: “mặc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài khoác chiếc
áo chẽn màu nguyệt bạch, trên đầu cũng chít khăn trắng,nước da cũng xanh xao, vàng vọt, có điều hai gò má thìkhông hồng hào như trước nữa Thím ta cứ cúi mặt xuốngđất, khóe mắt ươn ướt, và con mắt cũng không lanh lợi
như trước” [28, 220] Sự mệt mỏi, rệu rã là tâm trạng chủ
yếu của Tường Lâm Thím xuất hiện vẫn là cách ăn mặcnhư lần đầu tiên khi bước đến nhà chú Tư, nhưng lần nàykhác biệt ở đôi mắt Đôi mắt của thím không còn lanh lợinhư trước, thay vào đó là sự ngây dại, u buồn Thím sợcảm giác lạc lõng, cô đơn Mọi người trong nhà hắt hủithím Đến khi thím tìm được một điểm tựa tinh thần đi
cúng ở miếu Thành Hoàng, thím trở về: “sắc mặt tươi tắn, con mắt cũng lanh lợi, vui vẻ hẳn lên” Điều đó khắc họa
tâm lý nhân vật lúc này là đang hồ hởi, thím Tường Lâmnhư tìm được niềm tin ảo để còn có lý do để sống
Trang 8Thông qua giọng điệu trữ tình, Lỗ Tấn muốn nêu lênthực trạng lễ giáo phong kiến hà khắc đối với con người,đặc biệt là người phụ nữ Họ trải qua bi kịch tinh thần bị
xã hội hắt hủi, ruồng bỏ, bi kịch của những tâm hồn u mê,ngu muội đang đớn đau giãy giụa trước cái chết Với thímTường Lâm, nỗi đau về thể xác đều có thể xóa đi nhưngnỗi đau tinh thần khó có thể hàn gắn lại được Nhưng xãhội ấy ghẻ lạnh với con người, người ta chẳng những dửngdưng mà còn vui đùa, cười cợt trước nỗi đau của người mẹmất con Thím bị coi thường vì có hai đời chồng, đã phạmvào một trong những điều cấm kị nhất của lễ giáo phongkiến tôn nghiêm
Người đọc cũng không thể quên cái giật mình hoảnghốt của thím Tường Lâm khi điều cuối cùng của người đàn
bà tội nghiệp làm được nhưng bị cự tuyệt “Thím thụt taylại như bị bỏng, mặt xám ngắt Thím không đi lấy đôi đènnến nữa, cứ đứng ngẩn ra đó Đến khi chú Tư thắp hương,bảo thím đi chỗ khác, thím mới đi”… Thím đâm ra nhútnhát, sợ đêm tối, sợ bóng đen, bất cứ gặp ai, thậm chí gặpchú Tư, cũng cứ lấm la lấm lét như chuột nhắt ra khỏi
Trang 9hang giữa ban ngày Hoặc có khi thím ngồi ngay ra chẳngkhác gì pho tượng gỗ Chưa đầy nửa năm, tóc thím đã bạc
ra, thím chẳng nhớ được gì cái gì cả” [28, 226] Với giọng
kể tâm tình của người kể chuyện, người kể dường nhưnghe được tiếng thở dài thương xót, như cảm nhận đượcnỗi đau mà nhân vật người phụ nữ đang gánh chịu
Không chỉ tái hiện nỗi đau về thể xác và tinh thần củathím Tường Lâm, giọng điệu trữ tình còn được người kểchuyện sử dụng khi viết về chị Tư Thiền trong tác phẩm
Ngày mai Hoàn cảnh của chị được người kể tái hiện “chị
góa chồng năm kia, ở vậy, phải nhờ vào hai bàn tay kéo sợ
mà nuôi thân và nuôi đứa con trai lên ba” [28, 50] Người
kể chuyện sử dụng giọng trữ tình, thương cảm khi viết vềgia cảnh của chị Tư Thiền, đặc biệt khi viết về cảnh thằngBáu ốm Chị phải chạy chữa bệnh cho con “Ánh đèn mờ
mờ chiếu vào mặt đứa bé Mặt đứa bé đỏ gay, nhưng nước
da vẫn thấy xanh xanh” Người mẹ vì tình yêu con mà hếtlòng chạy chữa bệnh tật chỉ mong con có thể sống, đượcnâng niu trong vong tay của người mẹ, nhưng số phận trớtrêu căn bệnh của thằng Báu ngày càng nặng hơn “Nhưng
Trang 10bệnh của thằng Báu có lẽ nặng về ban đêm Cứ đến sáng,mặt trời mọc là cơn sốt cũng kui, hơi thở cũng bìnhthường: thực ra con bệnh nào thường chẳng thế!” [28, 51].Tâm trạng lo lắng thường trực trong chị “Chị Tư Thiềnchờ cho trời sáng, người khác thấy chóng, nhưng chị thìthấy sao mà lâu thế! Thời gian thằng Báu thở ra thở vàođược một cái, chị thấy dài hơn một năm Bây giờ thì trờisáng hẳn rồi Ánh mặt trời át hẳn ánh đèn, trông thấy rõhai cánh mũi đứa bé cứ phập phồng theo hơi thở” [28, 51].Người kể sử dụng câu văn dài, kết hợp với các từ cảm thán
“sao mà lâu thế” tạo nên sự trầm lắng của tác phẩm Khi
sử dụng giọng điệu trữ tình, người kể chuyện thường sửdụng từ ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng kết hợp với nhịp điệuchậm của câu văn gợi lên sự xót xa trong lòng người đọc:
“Chị Tư thấy đầu choáng váng Nghỉ một lúc, chị lại thấybình thường Nhưng sau đó, chị lại lấy làm quái lạ: việcvừa xảy ra, trong đời chị chưa hề gặp, hình như không thểxảy ra được, thế mà quả thật đã xảy ra” [28, 56]
Đứa con qua đời khiến cho cuộc sống của người phụ
nữ góa bụa bị đảo lộn trong chớp nhoáng, khiến nỗi đau
Trang 11của chị như không thể chấp nhận Nỗi khổ về tinh thần quả
là nặng nề hơn nỗi khổ về vật chất Mất con, chị như mất
đi nguồn sống, mất đi điểm tựa cuối cùng Nếu như trướckia, chị coi mỗi tấc sợi kéo ra hình như đều có ý nghĩa,đều có linh hồn, thì bây giờ thằng Báu mất đi chị khôngnghĩ được như vậy nữa Giờ đây, cuộc sống của chị chỉcòn gian nhà vắng và sự trống trải,cô đơn
Dùng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, Lỗ Tấn
đã tạo nên những dòng cảm xúc đầy xót thương về thânphận của người phụ nữ Nó góp phần khắc họa cuộc đờikhổ đau mà họ đã trải qua, nhờ đó, người đọc cũng đồngcảm, xót thương cho nỗi đau của nhân vật Tư Thiền cũngnhư Tường Lâm điển hình cho những người phụ nữ chịubao bất hạnh của cuộc sống Nhà văn sử dụng lời người kểchuyện kể ngôi thứ ba với điểm nhìn khách quan, nhưngkhi cần thiết lại đưa vào nội tâm nhân vật để kể tạo nêntính chân thực và tính trữ tình cho câu chuyện Việc kếthợp các câu văn dài và các từ cảm thán giúp người viết tạonên mạch cảm xúc của lời văn, góp phần thể hiện sâu sắc,đậm nét hơn tính cảnh thương tâm của các nhân vật Nhà
Trang 12văn đặt tiêu đề tác phẩm Ngày mai như muốn hướng con
người đến những điều tươi sáng, những dự định của tươnglai, để họ có thể có niềm tin và hi vọng vượt qua đượcnhững tháng ngày tối tăm của cuộc sống hiện tại
Nhân vậy Ái trong truyện ngắn Li hôn là một con
người có số phận đau khổ Chồng cô mê một người đàn bàgóa, ruồng rẫy vợ con Số phận cô lận đận muốn đượcthoát khỏi cảnh “nhà tan cửa nát” mà xã hội ấy cũngkhông cho Cô gửi đơn li hôn nhiều lần nhưng không đượcchấp thuận: “Chính cô cũng không hiểu vì sao mà lại thế
Cô nghĩ bụng: “Lễ nào chơi với ông huyện rồi thì không
kể gì lẽ phải nữa Những người biết chữ biết nghĩa thì phảibiết điều chứ! Mình sẽ nói rõ cho cụ lớn thất biết đầu đuôingọn ngành, từ cái hồi mình bắt đầu đi làm dâu khi mườilăm tuổi…” [28, 377] Cô Ái hi vọng những người có chữ,
có nghĩa như cụ Thất sẽ mang lại công bằng Cô chờ đợinhưng rồi thất vọng Số phận của người phụ nữ chịu nhiềukhổ cực: lấy chồng khi mới mười lăm tuổi, người chồngkhông yêu thương mà ruồng bỏ Lỗ Tấn dùng ngòi bút củamình để thể hiện lòng xót thương với kiếp người nhỏ bé
Trang 13trong xã hội Đó là người phụ nữ chịu khổ cực về thể xác
và tinh thần Dường như, chế độ nam quyền và thần quyềnvẫn còn thống trị trong xã hội làm cho những người phụ
nữ không có tiếng nói và quyền sống của riêng mình
Giọng điệu trữ tình còn thể hiện khi nhà văn viết vềquyền đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ
thành thị trong tác phẩm Tiếc thương những ngày đã mất.
Đây là tác phẩm phản ánh một khát vọng hạnh phúc lứađôi của tầng lớp trí thức trẻ nhưng họ chưa đủ dũng khí đểbảo vệ giấc mộng hạnh phúc của mình
Tử Quân hiện lên với vẻ bề ngoài tươi sáng thông qualời kể của Quyên Sinh, cô rạng ngời khi nhận lời người màmình yêu thương Vẻ đẹp ấy hồn nhiên, nên thơ “Đôi mắtnàng ngâay thơ như mắt con trẻ, ánh lên một niềm vuimừng lẫn lộn buồn thương, trong đó lại có sự ngạc nhiên,
sự nghi hoặc nữa Tuy vậy, nàng cố tránh tầm mắt tôi; vàhoảng hốt, nàng như muốn bay ra ngoài, qua khung cửa sổ
hư nát” [28, 335] Những lời miêu tả của Quyên Sinh chothấy niềm hứng khởi, sự tin tưởng về một tình yêu mà Tử
Trang 14Quân gìn giữ và đấu tranh để có được Tuy nhiên, khi vềchung sống một nhà, cuộc sống của hai người ngày càngnảy sinh nhiều mâu thuẫn Mỗi tuần sáu ngày, ngày nàocũng từ nhà đến sở, rồi lại từ sở về nhà: “Ở sở thì ngồi vàobàn giấy, sao sao chép chép”, về nhà thì đối diện với “vẻmặt nàng buồn rười rượi” dần bào mòn đi tình yêu nồngnàn thưở ban đầu nơi Quyên Sinh Cái hố sâu khoảng cáchlàm cho hai tâm hồn họ ngày càng xa nhau Cuộc sống haingười trở nên đơn độc, họ tự đánh mất bản thân lúc nàokhông hề hay biết Rồi tình yêu của hai người bắt đầu rạnnứt, vết rạn nứt ấy dần lớn lên cho tới khi họ phải cùngnhau đối diện với cuộc sống vật chất cơm - áo- gạo - tiền:“Trong nhà, đĩa bát cứ quăng bừa bãi, khói cứ im lên,không thể nào an tâm mà làm việc được Nhưng cái đó thìchỉ có thể trách mình không có tiền mà bố trí một chỗ làmviệc riêng Đã thế lại còn thêm có con Tùy và đàn gà connữa Rồi đàn gà càng ngày càng lớn lên, càng dễ gây ranhững cuộc cãi cọ giữa hai gia đình” [342] Những xíchmích, cãi vã giữa hai người xảy ra thương xuyên hơn.Giấc mộng hai người quyết tâm xây đắp giờ đây đang tan
Trang 15vỡ theo thời gian Còn gì đau khổ hơn khi hai người phảisống với nhau một cách gượng ép, phải nói với nhaunhững lời yêu thương giả dối “Tôi không ngờ việc cỏn connhư thế mà lại có thể làm cho một người kiên quyết, canđảm như Tử Quân thay đổi hẳn đi như thế được Qủa thực,gần đây nàng trở thành khiếp nhược lắm rồi, chứ khôngphải chỉ mới bắt đầu từ hôm nay mà thôi” [28, 431].
Những ý nghĩ ác độc, cách đối xử tàn nhẫn dần xuấthiện trong cuộc sống của hai người Họ nghĩ tới nguyênnhân khiến hạnh phúc đổ vỡ là bắt nguồn từ cái nghèo, từcái vòng quay tẻ nhạt của cuộc sống đời thường Từ mộtngười đầy nhiệt huyết và tình yêu thương, Quyên Sinh trởthành kẻ nhẫn tâm, ích kỷ Anh quay sang quy kết, buộctội, vợ là gánh nặng của cuộc đời mình Giọng ai oán,trách móc của Quyên Sinh với Tử Quân giờ đây khôngcòn bóng gió mà nó đã trở thành ý nghĩ của anh ta “Nàngquên rằng mục đích thứ nhất của đời người là mưu sống
Và trên con đường mưu sống đó thì cần phải hoặc nắm taycùng đi, hoặc một mình can đảm tiến lên Còn chỉ biết cầmlấy vạt áo người ta mà đi theo thì dù người kia là một
Trang 16chiến sĩ đi nữa, cũng khó mà chiến đấu cho được Rútcuộc cả hai người sẽ bị tiêu diệt” [28, 348].
Với giọng điệu trữ tình, Quyên Sinh đã tái hiệnnhững dòng cảm xúc về cuộc sống trước kia của haingười Anh ta hiểu rõ hạnh phúc, tình yêu của họ đó dầnmất đi khi cả hai sống với nhau nhưng phải nói với nhaunhững lời yêu thương dối: “Từ đó nàng lại bắt đầu ôn lạichuyện cũ và tra khảo tôi, bắt tôi phải bịa ra những câu trảlời yêu thương giả dối Cái yêu thương thì tỏ cho nàngthấy, còn cái giả dối thì giữ lại trong lòng Ngày lại ngàycái giả dối chất chứa, tràn ứ lên, làm cho tôi tắc thở” [28,348]
Tử Quân là nhân vật đại diện cho người phụ nữ thànhthị có tư tưởng tiến bộ Cô đấu tranh hết mình vì hạnhphúc cá nhân nhưng những thứ tẹp nhẹp của cuộc sống làrào cản phá vỡ đi những gì có được Hạnh phúc gia đìnhcủa Tử Quân như đang đi dần tới bờ vực thẳm Mỗi thànhviên trong gia đình như đang lừa dối cảm xúc của mình để
cố níu giữ chút hạnh phúc còn lại Nhưng chính sự giả dối,