Việc thực hiện các biện pháp phảinằm trong một hệ thống, có tính kế thừa với nhau để đến mụctiêu cuối cùng là thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng trong
Trang 1BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤCKĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰCHỌC ĐƯỜNG CHO
HỌC SINH THCS HUYỆN CẨM
GIÀNG, TỈNH HẢIDƯƠNG TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN HIỆN NAY
Trang 2- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
-Đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống
Các biện pháp đề ra phải gắn bó chặt chẽ với nhau, có sựthống nhất về mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện nhằmmang lại hiệu quả cao nhất Việc thực hiện các biện pháp phảinằm trong một hệ thống, có tính kế thừa với nhau để đến mụctiêu cuối cùng là thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường
và các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chốngBLHĐ cho học sinh THCS tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương
- Đảm bảo tính thực tiễn
Biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thựctiễn của địa phương, nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt làđiều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, phong tục tập quán, trình độnhận thức của các lực lượng tham gia
- Đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả của việc phối hợp giữa nhà trường và cáclực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ
Trang 3là sự quyết tâm của nhà trường và các lực lượng cộng đồng(đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, gia đình, Đoàn thanhniên, Đảng Ủy, chính quyền, công an xã ) cùng nhau giáo dục
kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS Nếu giáo dục kĩnăng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS không có sự phốihợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng thì không đạthiệu quả như mong đợi Bản thân nhà trường không quyết tâmgiáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh thì cũngkhông thuyết phục được sự tham gia của các lực lượng cộngđồng Sự quyết tâm của nhà trường chính là cơ sở niềm tin choviệc phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồngtrong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS.;
- Đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề ra phải mang tính khả thi tức là có thểthực hiện được, không mang tính hình thức Khi thực hiện biệnpháp cấn chú ý tới những điều kiện để thực hiện có hiệu quảcông tác phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩnăng phòng chống BLHĐ
Trang 4- Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồngtrongdục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các lực lượng cộng đồng về vai trò của việc phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS.
* Mục tiêu biện pháp:
Làm cho mọi người dân và các lực lượng cộng đồng hiểusâu sắc hơn nữa về những nguy hại, hậu quả của BLHĐ, sự cầnthiết phải phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồngtrong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ Từ đó các tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư tự giác,tích cực tham gia vào công tác giáo dục kĩ năng phòng chốngBLHĐ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm củamình
* Nội dung biện pháp:
Tăng cường các nội dung giáo dục liên quan đến phòngchống BLHĐ như: Giáo dục pháp luật, Điều lệ trường THCS,
Trang 5THPT, THPT có nhiều cấp học, Quy chế đánh giá xếp loại họcsinh, các hướng dẫn, thông tư, chỉ thị của chính phủ về phòngchống BLHĐ, xâm hại trẻ em Các văn bản đã quy định rõ vaitrò, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòngchống BLHĐ Nâng cao nhận thức của người dân và đội ngũcán bộ về vai trò, trách nhiệm của mình với công tác phòngchống BLHĐ.
* Tổ chức thực hiện
Đặt ra những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể trong từnggiai đoạn để nâng cao nhận thức cho người dân và các lực lượngcộng đồng
Xác định rõ những nội dung cần phải giáo dục: Giáo dụcpháp luật, Điều lệ trường phổ thông, Quy chế đánh giá, xếp loạihọc sinh, các thông tư, nghị định của chính phủ về phòng chốngBLHĐ, xâm hại trẻ em
Chọn lựa phương pháp và hình thức giáo dục phù hợpđảm bảo truyền tải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu gắn liền với thựctế
Trang 6Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục nhằm thu hút sựtham gia tích cực của người dân Các hình thức giáo dục có thểthực hiện như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đạichúng, tuyên truyền phổ biến kiến thức thông qua các buổi họpcủa thôn, xã, phường, thị trấn.
Tập huấn và triển khai nội dung các văn bản cho đội ngũcán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường, cán bộ xã, thôn,các ban ngành, đoàn thể như : Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em(2005); Luật hôn nhân và gia đình (2000); Luật giáo dục(2008); Nghị định 80/NĐ-CP/2017 quy định về môi trường giáodục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống BLHĐ; Chỉ
thị18/CT-TTg/2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ; Kế hoạch 2428/KH-UBND - Triển khai chỉ thị của thủ tưởng chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Thông tư số 12/ 2011/ TT-
BGDĐT: Ban hành điều lệ trường THCS, THPT và THPT cónhiều cấp học; Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT: Ban hành quychế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT Công tác tuyêntruyền nâng cao nhận thức phải được triển khai sâu, rộng baotrùm toàn xã hội và tập trung về các nội dung sau:
Trang 7Tích cực tuyên truyền về vai trò, bản chất, ý nghĩa đúngđắn của công tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượngcộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ Đâychính là việc đặt nền tảng cho nhận thức đầy đủ và toàn diện vềcông tác phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồngtrong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ và xác định rõ vaitrò, trách nhiệm của các lực lượng đó.
Cùng với việc phát huy nhận thức đồng thuận của cácngành then chốt, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương làđối tượng quan trọng cần tác động để làm chuyển biến nhậnthức về vấn đề phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộngđồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ
Đối với các ban ngành, đoàn thể, họ cần được tuyên truyền
về vai trò, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường vàcác lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chốngBLHĐ cho học sinh để từ đó phối kết hợp với các ngành, các tổchức đoàn thể quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục kĩ năngphòng chống BLHĐ
Cán bộ, nhân dân cũng cần được tuyên truyền để thay đổiquan điểm cho đúng về phối hợp giữa nhà trường và các lực
Trang 8lượng cộng đồng tham gia giáo dục kĩ năng phòng chốngBLHĐ.
* Điều kiện thực hiện.
Người dân và các lực lượng cộng đồng phải được quántriệt về trách nhiệm của mình trong việc nâng cao nhận thức vềphòng chống BLHĐ Do đó người dân và các lực lượng cộngđồng cần tham gia tích cực vào công tác phòng chống BLHĐ tạichính gia đình, làng, xóm nơi sinh sống, cơ quan đơn vị đangcông tác Có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời những hành viBLHĐ và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền giải quyết Các lực lượng như đội ngũ giáo viên, nhânviên nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phòng HồChí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh cần làm tốt công tácnhư: Giáo dục đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật,theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời quá trình học tập, rèn luyệncủa học sinh, tư vấn tâm lí học đường về phòng chống BLHĐ,phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo vệ và hỗ trợnạn nhân BLHĐ
Các cơ quan đoàn thể theo quy định thực hiện tốt côngtác giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh và người dân về
Trang 9BLHĐ như: phòng thông tin và truyền thông, công an, Đoàn,Đội, Hội phụ nữ …
Lãnh đạo có thẩm quyền thường xuyên theo dõi, kiểm tra,giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tácgiáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ của các cơ quan, tổ chức
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp các lực lượng cộng đồng tham gia GD kĩ năng PCBLHĐ choHS các trường THCS
* Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm giúp các trường có bản kế hoạch cụthể làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phối hợp giữa nhàtrường và các lực lương cộng đồng địa phương tham gia giáodục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh trên địa bàn
* Nội dung biện pháp
Kế hoạch phải vạch ra được nội dung phối hợp giữa nhàtrường và các lực lượng tham gia giáo dục Nội dung cần thiếtthực phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương ,đặc điểm tâm lý của học sinh THCS để có hiệu quả GD cao
Trang 10Kế hoạch phải đảm bảo cụ thể từng tháng, từng tuần gắnvới các hoạt động trọng tâm, trọng điểm hay các chủ đềHĐGDNGLL.
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động GD phảiquan tâm đến mối liên hệ các lực lượng GD và phát huy tối đacác tiềm năng của họ
Nội dung mỗi công việc cần chỉ rõ cách thức, biện pháptiến hành, tuy nhiên các biện pháp phải phù hợp với thực tếcông việc và hoàn cảnh hiện tại, đồng thời các biện pháp đókhông phải là duy nhất
Kế hoạch cần dự kiến đối tượng sẽ thực hiện các hoạtđộng GD: nhà giáo dục, gia đình, các lực lượng cộng đồng vàchính bản thân HS Trong từng hoạt động GD có nhiều đốitượng tham gia nên nhà quản lý phải hiểu rõ đối tượng củamình, nắm bắt được khả năng nhu cầu của họ để chọn phươngpháp hợp lý, bố trí công việc phù hợp trên cơ sở đó mới độngviên được các đối tượng tham gia tích cực, có hiệu quả cao
Như vậy để phối hợp các lực lượng cộng đồng tham giagiáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh phát huy
Trang 11được hiệu quả cao, nhà quản lý GD phải xây dựng một kế hoạchphối hợp chi tiết, cụ thể và có tính khả thi cao nhất.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐcho học sinh bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dàihạn
Đánh giá được thực trạng tình hình phối hợp các lực lượngcộng đồng giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh ởđịa phương
Phân công công việc cụ thể, gắn trách nhiệm đến từngthành viên, chỉ đạo thực hiện nhất quán
Tổ chức thực hiện bằng các biện pháp khả thi, đồng bộ
Giám sát, kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện, có điềuchỉnh kịp thời cho phù hợp với hoàn cảnh
Nội dung của kế hoạch hoạt động phải đầy đủ cho cả nămhọc cũng như kỳ nghỉ hè phải thật cụ thể; đảm bảo tính hệthống, định hướng, điều chỉnh, phát triển và giáo dục nhân cáchcho học sinh tốt nhất Cụ thể như sau:
Trang 12Kế hoạch hoạt động hàng tháng cần nêu rõ:
Nội dung hoạt động
Yêu cầu cần đạt được về đạo đức, lối sống, ý thức chấphành pháp luật, nội quy, quy định của trường, lớp, quy chế, điều
lệ trường phổ thông, kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ bản thân
Có kế hoạch từng tháng với GVCN và yêu cầu GVCN lập
kế hoạch hoạt động liên kết các lực lượng GD trong và ngoàinhà trường nhằm xây dựng môi trường GD an toàn, lành mạnh,thân thiện, không có bạo lực, phát huy tối đa các ảnh hưởng tíchcực, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hìnhthành và phát triển nhân cách cho học sinh Những dự định củaGVCN phải được đặt ra theo lịch trình từ đầu năm học đến khibàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt hè
Kế hoạch từng hoạt động cần nêu rõ: nhiệm vụ, yêu cầucần đạt, thời gian hoạt động và hoàn thành hoạt động, đốitượng tham gia và biện pháp tiến hành
Kế hoạch hoạt động trong năm thể hiện các nội dung sau:
Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải thống nhất địnhhướng coi trọng việc giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho
Trang 13học sinh là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong hội đồng
sư phạm nhà trường Nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo giáodục kĩ năng phòng chống BLHĐ gồm Hiệu trưởng, Phó hiệutrưởng, Bí thư đoàn TN, Tổng phụ trách Đội, GVCN, Đại diệnPHHS, Cán bộ văn hóa xã Ban chỉ đạo sẽ giúp hiệu trưởngxây dựng kế hoạch, chương trình và chỉ đạo thực hiện chươngtrình đề ra
Quán triệt học sinh việc thực hiện nghiêm túc chủ trương,chính sách, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, chohọc sinh ký cam kết trong việc thực hiện các nghị định củaChính phủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tệ nạn xãhội,phòng chống BLHĐ, đảm bảo an ninh trật tự trong trườnghọc
Nhà trường có kế hoạch tiếp xúc với PHHS thông quacác kỳ họp PHHS thường kỳ cũng như đột xuất để báo cáo cácchủ trương của nhà trường về công tác giáo dục kĩ năng phòngchống BLHĐ, phổ biến kế hoạch hoạt động, báo cáo kết quảhọc tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh, tư vấn cho PHHS
về những nội dung cần GD học sinh, các hành vi đạo đức,chuẩn mực xã hội cần hướng đến yêu cầu học sinh tự giác
Trang 14thực hiện Đặc biệt khi có vấn đề đột xuất xảy ra liên quan đếnhọc sinh; qua ban đại diện cha mẹ học sinh để bàn biện phápphối hợp giáo dục và thông báo cho gia đình học sinh cáctrường hợp học sinh có biểu hiện lệch lạc trong tác phong, đạođức lối sống, từ đó tìm nguyên nhân và bàn biện pháp giảiquyết
* Điều kiện thực hiện
Mỗi tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc nhiệm vụ, tìnhhình, đặc điểm của mình, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ đượcgiao Bên cạnh đó, người quản lý phải có kiến thức, kĩ năng trongviệc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch để bản kế hoạch thực
sự mang tính khoa học, chính xác và phù hợp, vừa tạo thuận lợi
và đồng bộ cho quá trình thực hiện, vừa có khả năng thích ứngvới sự biến đổi của môi trường bên ngoài nhà trường Trong kếhoạch của mình, nhà quản lý phải tính đến việc phân công rạchròi, hợp lý, tránh trồng chéo Khi giao nhiệm vụ, nhà quản lý phảithể hiện sự tin tưởng cao
- Tích cực tuyển chọn các cán bộ, giáo viên có năng lực tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ
Trang 15trong việc giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh THCS.
* Mục tiêu biện pháp
Triển khai các hoạt động lựa chọn cán bộ các ban, ngànhđoàn thể, giáo viên (GVCN, Bí thư đoàn TN, Tổng phụ trách,giáo viên bộ môn GDCD, Thể dục …) có năng lực tham gia cáclớp tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ trong việc giáo dục
kĩ năng phòng chống BLHĐ
Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức của không chỉcho người được tuyển chọn mà của cả đội ngũ lãnh đạo chínhquyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và người dân về giáodục kĩ năng phòng chống BLHĐ Biện pháp này sẽ giúp tăngcường lực lượng nhằm phát hiện, ngăn chặn, giải quyết các vụBLHĐ trong trường học, trên địa bàn dân cư một cách hiệu quả,góp phần hạn chế tối đa tình trạng BLHĐ
* Nội dung biện pháp
Các cấp lãnh đạo hướng dẫn cơ sở trong việc lựa chọn cán
bộ các ban, ngành, đoàn, thể, giáo viên, nhân viên nhà trường cónăng lực và nhiệt tình, tổ chức tập huấn một cách bài bản, nội
Trang 16dung cụ thể: Tập huấn về công tác tuyên truyền, tư vấn tâm líhọc đường, công tác điều tra thu thập số liệu; công tác can thiệp,hòa giải khi có BLHĐ…
Hướng dẫn cho cán bộ những kiến thức cơ bản để hiểu thếnào là BLHĐ, nhận diện BLHĐ, các bước để giải quyết một vụviệc BLHĐ, nguyên tắc trong xử lý BLHĐ, làm thế nào để huyđộng sự tham gia của các lực lượng cộng đồng hỗ trợ cách xử lýtrong những tình huống điển hình Tất cả kỹ năng để có thểtham gia xử lý các sự việc liên quan tới BLHĐ, tư vấn và hỗ trợngười dân nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục phòngngừa BLHĐ
* Tổ chức thực hiện
Thực hiện lập danh sách các cán bộ có đủ trình độ, nănglực, phẩm chất đạo đức tốt tham gia vào các khóa tập huấn, bồidưỡng về BLHĐ Lên kế hoạch và tuyển chọn đội ngũ cán bộnguồn, những người có khả năng gắn kết lâu dài với công tácgiáo dục phòng ngừa BLHĐ theo các tiêu chí nhất định về trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn, độ tuổi, giới tính, dân tộc…Thực hiện tuyển chọn định kỳ theo các khóa tập huấn, bồidưỡng và có sự luân phiên giữa các cá nhân tham gia Đây là
Trang 17việc làm cần thiết để tạo thành một hoạt động mang tính thườngxuyên, liên tục phát huy tối đa sức mạnh về nguồn lực conngười trong sự phát triển của cộng đồng.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Quá trình tuyển chọn cần đảm bảo tính khách quan, côngbằng nhằm tuyển chọn những người xứng đáng, có uy tín thamgia vào việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong phòng ngừaBLHĐ Thực hiện dân chủ, công khai trong các chính sách dànhcho các đối tượng cán bộ nguồn phục vụ trực tiếp cho công táctuyên truyền, giáo dục phòng ngừa BLHĐ tại địa phương
Khen thưởng kịp thời và thoả đáng về vật chất lẫn tinhthần những cá nhân, tổ chức, tập thể có thành tích trong phòngngừa BLHĐ Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tạođiều kiện thuận lợi, hỗ trợ về nguồn kinh phí của nhóm cán bộtham gia đào tạo, tập huấn
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh.
* Mục tiêu của biện pháp
Trang 18Mục tiêu của biện pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cơchế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng thamgia giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh Trên cơ
sở cơ chế phối hợp, các lực lượng tham gia nắm được nhữngquy định về trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi củacác thành viên tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng phòngchống BLHĐ cho học sinh
* Nội dung của biện pháp
Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộngđồng trong giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinhthực chất là cách tổ chức việc phối hợp giữa nhà trường và các lựclượng, thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lựclượng tham gia nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đặt
ra Nó bao gồm những mối quan hệ đa dạng nhiều chiều, cơ chếphối hợp các lực lượng tham gia GD thể hiện qua các nội dungsau:
Trước hết nhà trường phải làm tốt công tác giáo dục kĩ năngphòng chống BLHĐ cho học sinh để tạo niềm tin của phụ huynh,của Đảng, của chính quyền, nhân dân địa phương và các lực
Trang 19lượng cộng đồng đối với nhà trường; đó là tiền đề quan trọng cho
sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng
Có cơ chế phối hợp hoạt động, phân công nhiệm vụ, tráchnhiệm và quyền hạn cụ thể đến từng thành viên tham gia phốihợp hoạt động
Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm vàkhen thưởng kịp thời
* Tổ chức thực hiện
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình làxác định trách nhiệm, nhiệm vụ của gia đình, của phụ huynh,của hội cha mẹ học sinh trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ giáo dục nói chung và kĩ năng phòng chống BLHĐ nói riêng,quản lý học sinh và tạo điều kiện cho học sinh học tập và thamgia các hoạt động do trường, lớp tổ chức
Gia đình có một vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh Vì vậy việc phối hợp giữagia đình và nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng phòng chốngBLHĐ cho học sinh là một đòi hỏi tất yếu và trách nhiệm của
Trang 20gia đình và nhà trường Thực tế quá trình giáo dục chỉ ra rằng:Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, chủ trì sự phối hợp này làGVCN lớp GV bộ môn, Bí thư Đoàn TN, Tổng phụ trách ĐộiTNTP Hồ Chí Minh, nhân viên nhà trường ở mức độ nào đócũng phải phối hợp với PHHS.
* Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thực hiệnthông qua các hình thức hoạt động sau:
Gặp mặt trực tiếp: Là một hình thức được sử dụng phổ
biến và có hiệu quả Trong quá trình trao đổi, gặpmặt trực tiếpgia đình, GV có thể nắm bắt được điều kiện hoàn cảnh cụ thểcủa học sinh như: quá trình lao động, học tập và tu dưỡng củahọc sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình, cùng gia đình kịpthời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình GD Khitrò chuyện với phụ huynh, giáo viên hiểu được tính cách, hứngthú và thiên hướng của các em đồng thời cũng đưa ra cho giađình những lời khuyên về mặt sư phạm trong quá trình giáo dụchọc sinh … qua đó củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên.Nhờ vậy hiệu quả GD học sinh sẽ được nâng cao
Khi gặp gỡ trực tiếp gia đình học sinh, GVCN sẽ thu thậpđược những thông tin có giá trị về học sinh Đó là những tư liệu
Trang 21rất cần thiết cho công tác giáo dục kĩ năng phòng chống BLHĐ.Những thông tin đó phải được xử lý một cách cẩn thận và có hệthống ,tuyệt đối không được hời hợt, chủ quan định kiến.
Họp phụ huynh học sinh: Cuộc họp với toàn thể PHHS của
lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa nhà trường, GVCN
và PHHS, việc này được sử dụng một cách phổ biến Đó lànhững cuộc họp được tổ chức theo định kỳvà thường được tổchức 3 lần/ năm vào các thời điểm: Đầu năm học, giữa năm học,cuối năm học
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng qua các cuộc họp phụ huynh,nhà trường, nhất là GVCN có điều kiện thuận lợi tìm ra nhữngbiện pháp phối hợp GD tốt nhất, động viên được PHHS tích cựctham gia sự nghiệp GD, đồng thời giúp họ có phương pháp giáodục con cái khoa học
Để các cuộc họp toàn thể PHHS có hiệu quả cao, GVCNcần phải biết cách điều khiển cuộc họp, chuẩn bị cẩn thận, chuđáo, xác định mục tiêu của cuộc họp một cách cụ thể, xây dựngnội dung một cách thiết thực, tránh tình trạng biến các cuộc họpPHHS đơn thuần chỉ là thông báo một chiều
Trang 22Trao đổi qua điện thoại, sổ liên lạc với PHHS: Trao đổi
qua điện thoại, số liên lạc truyền thống hoặc sổ liên lạc điện tửvới PHHS cũng là một hình thức phối hợp giữa nhà trường vàgia đình Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hìnhhọc tập, tu dưỡng đạo đức của học sinh, đặc biệt là khi học sinh
có những biểu hiện bất thường như: học tập sa sút, lệnh lạc vềhành vi Hình thức này có tác dụng thông tin nhanh để xử lý kịpthời những sự việc cần giải quyết nhanh
Phối hợp giữa nhà trường với gia đình thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức quần chúngcủa PHHS được thành lập với sự tư vấn của nhà trường Banđại diện cha mẹ học sinh có vai trò to lớn trong việc liên kếtnhững tác động GD của nhà trường với gia đình và xã hội
Muốn phát huy tốt tác dụng của Ban đại diện cha mẹ họcsinh đòi hỏi nhà trường, GVCN phải là người nắm vữngphương pháp vận động quần chúng trong giáo dục Biết vậnđộng những quần chúng nhiệt tình, có uy tín đối với PH và họcsinh, con em họ phải là những học sinh có thành tích học tập tốt,
có đạo đức và nhân cách, bản thân và gia đình học sinh là tấm
Trang 23gương cho người khác noi theo Cần hiểu rằng, kết quả hoạtđộng của Ban đại diện được duy trì không phải bằng luật pháp
mà phụ thuộc vào uy tín, năng lực tổ chức hoạt động và phốihợp hoạt động của Ban đại diện PHHS, của nhà trường và củaGVCN
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng:
Đây là những cách thức phối hợp giữa nhà trường và cáclực lượng cộng đồng trên địa bàn dân cư nơi trường đóng và nơihọc sinh sinh sống Mục đích của việc xây dựng cơ chế này mộtmặt là xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong lĩnh vựccủa đời sống xã hội (trong lao động sản xuất, trong bảo vệ trật
tự an ninh xã hội, trong đời sống văn hóa cộng đồng, trong sinhhoạt gia đình) có tác dụng như là những mối quan hệ giáo dục.Nhờ đó tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,thân thiện rộng khắp, vừa tạo những điều kiện vật chất tinh thầnthuận lợi cho việc GD của nhà trường và gia đình
* Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng được thể hiện bằng các biện pháp sau:
Trang 24Nhà trường và các lực lượng cộng đồng phối hợp xây dựngmôi trường GD an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực ởtrong cộng đồng dân cư.
Cộng đồng nơi học sinh đang sống và học tập, lao động,vui chơi là một môi trường gần gũi quen thuộc đối với các em,
là môi trường hàng ngày ảnh hưởng đến con người các em.Cộng đồng là nơi ở, là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnhquan hệ của các gia đình và các thành viên của mỗi gia đình.Việc phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng thành mộtmôi trường xã hội GD thống nhất, lành mạnh có một sức mạnhrất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh
Để thực hiện được biện pháp này nhà trường cần chútrọng công tác tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hộitham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,thân thiện, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh qua
kế hoạch hoạt động chung của nhà trường Đây là công việcquan trọng bởi chỉ khi các gia đình, các tổ chức xã hội hiểu rõvai trò của giáo dục và môi trường giáo dục đối với công tácphòng chống bạo lực học đường thì họ mới tự giác tham gia