Số hiệu Tên bảng TrangbảngTốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản Tình hình dân số và lao động của huyện Buôn Đôn qua B
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:TS LÊ BẢO
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hà Hoàng Dũng
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6 Bố cục của đề tài 4
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 12
1.1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 12
1.1.1 Các khái niệm 12
1.1.2 Các đặc trưng của kinh tế trang trại 13
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của kinh tế trang trại 14
1.1.4 Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại 16
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KTTT 18
1.2.1 Phát triển số lượng trang trại 18
1.2.2 Gia tăng các yếu tố nguồn lực 18
1.2.3 Liên kết sản xuất các trang trại 20
1.2.4 Phát triển thị trường của các trang trại 21
1.2.5 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của trang trại cho phát triển kinh tế xã hội địa phương 23
1.3 CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI 26
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 26
1.3.2 Điều kiện xã hội 28
Trang 41.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở VIỆT NAM 32
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển KTTT của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phú 32
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển KTTT của huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình .33
1.4.3 Kinh nghiệm phát triển KTTT của huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK 36
2.1 CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNVÀ KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN 36
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 36
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế 42
2.1.3 Đặc điểm về xã hội 51
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN56 2.2.1 Thực trạng phát triển về số lượng trang trại 56
2.2.2 Thực trạng các yếu tố nguồn lực 59
2.2.3 Thực trạng về liên kết sản xuất 68
2.2.4 Thực trạng về phát triển thị trường 69
2.2.5 Thực trạng về kết quả, hiệu quả và đóng góp của trang trại cho phát triển kinh tế xã hội địa phương 73
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BUÔN ĐÔN 79
2.3.1 Những mặt đã đạt được về phát triển KTTT 79
2.3.2 Những mặt hạn chế trong quá trình phát triển KTTT 81
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 83
Trang 5CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐĂK LĂK
TRONG THỜI GIAN TỚI 86
3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTTT 86 3.1.1 Quan điểm 86
3.1.2 Mục tiêu 87
3.1.3 Định hướng 88
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 90
3.2.1 Giải pháp phát triển số lượng trang trại 90
3.2.2 Giải pháp gia tăng các yếu tố nguồn lực 92
3.2.3 Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất các trang trại 96
3.2.4 Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại 97
3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho từng loại hình trang trại 100
3.2.6 Giải pháp tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với KTTT 105
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC.
Trang 6: Khoa học – Kỹ thuật: Khoa học công nghệ: Kinh tế trang trại: Quyết định: Sản xuất kinh doanh: Sản xuất nông nghiệp: Thông tƣ
: Ủy Ban Nhân Dân
Trang 7Số hiệu Tên bảng Trangbảng
Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo
Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản
Tình hình dân số và lao động của huyện Buôn Đôn qua
Biến động trang trại trên địa bàn huyện giai đoạn
Tình hình phát triển trang trại giai đoạn 2011-2013 và
Diện tích đất của trang trại giai đoạn 2011-2013 và phân
Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại giai
2.8 đoạn 2011-2013 và phân theo loại hình sản xuất năm 2013 61
Thực trạng lao động của trang trại giai đoạn 2011-2013 và
Tình hình huy động và sử dụng vốn của các trang trại giai
2.11 Tỷ lệ trang trại phân theo khả năng tiếp cận thị trường 70
Tỷ lệ trang trại phân theo mức độ tiếp cận thông tin thị
2.13 Tỷ lệ trang trại phân theo mức độ tiếp cận nguồn thông tin 71
Trang 8Sản lƣợng các sản phẩm của trang trại giai đoạn
Kết quả sản xuất của trang trại giai đoạn 2011-2013 và
3.1 Chỉ tiêu phát triển KTTT huyện Buôn Đôn đến năm 2020 88
Trang 9Số hiệu Tên hình Tranghình
2.1 Biểu đồ cơ cấu các dạng địa hình huyện Buôn Đôn 372.2 Cơ cấu kinh tế huyện Buôn Đôn theo các giai đoạn 452.3 Biểu đồ so sánh lực lƣợng lao động trong các ngành 55
kinh tế giai đoạn 2010-2013
3.1 Mô hình liên kết giữa các trang trại và các loại hình công ty 98
3.4 Giải pháp phát triển trang trại cây hàng năm 1003.5 Giải pháp phát triển trang trại cây lâu năm 1013.6 Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi 1033.7 Giải pháp phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản 1043.8 Giải pháp phát triển trang trại tổng hợp 105
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Kinh tế trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đìnhnông dân, được hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thịtrường Hay nói một cách khác kinh tế trang trại được hình thành từ cơ sởcủa các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự túc, tự cấp khép kínvươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từngbước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh Ngày nay loại hình kinh tế trangtrại gia đình đã khẳng định là loại hình có qui mô hiệu quả nhất trong sản xuấtnông nghiệp thay thế dạng nông hộ phân tán
Kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk, cũng như các địaphương khác trong cả nước, đã và đang từng bước khẳng định vai trò – vị trícủa nó trong sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trangtrại ở đây thời gian qua mang tính tự phát nên tính bền vững không cao, đa sốtrang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹthuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.Nhìn chung tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêngcòn rất lớn Tuy nhiên, những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết
để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăktrong giai đoạn hiện nay là:
Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch,phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Việc sử dụng khai thác nguồn tàinguyên chưa hiệu quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinhthái, đa dạng hóa sinh học
Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thịtrường, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức vềpháp luật, đặc biệt là về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế
Trang 11trang trại của các chủ trang trại còn hạn chế.
Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, chủ yếu dướidạng nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn Nhiều chủ trang trại chưanắm được nhu cầu của thị trường nên sảu xuất còn thụ động, hiệu quả thấp.Tuy nhiên đa số trang trại còn e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêuthụ sản phẩm
Những điều kiện kinh tế và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển kinh tếtrang trại còn nhiều bất cập Đặc biệt là các vấn đề về quy mô đất đai, thuêmướn lao động, vốn đầu tư, kiến thức khoa học kỹ thuật và trình độ quản lýcủa các chủ trang trại còn rất hạn chế Bên cạnh đó, tâm lý của các chủ trangtrại về các vấn đề hạn điền, “Giấy chứng nhận trang trại” để được hưởng ưuđãi của chính sách Nhà nước
Xuất phát từ tính cấp thiết và thực tiễn của vấn đề tôi chọn đề tài "Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn" nhằm khai thác có hiệu
quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng khoa học công nghệ mới vàosản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuấthàng hoá trong cơ chế thị trường; góp phần phân công lại lao động, giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của ngườinông dân; từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới mộtnền sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn, chất lượng cao, đủ sứccạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, đồng thời xây dựng nông thôn mớiphù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
-Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại
-Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Buôn Đôn
- Đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại huyện BuônĐôn
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển kinh tế trang trại tại huyện Buôn Đôn, tỉnh ĐăkLăk
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quy mô, cơ cấu, loại hình,
kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế trangtrại có trên địa bàn huyện Buôn Đôn
- Về không gian: Nội dung nghiên cứu trên được tiến hành tại huyện
Buôn Đôn, tỉnh ĐăkLăk
- Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập từ năm
2009-2013 Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm đến
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng: Phân tích lý giải khách quan vềbản thân các vấn đề hay sự kiện kinh tế mà ở đây là phát triển kinh tế trang trại
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc: Nhằm đưa ra những đánh giá vàkhuyến nghị dựa trên cơ sở các giá trị cá nhân của người phân tích Câu hỏitrung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phảilàm như thế nào trước một vấn đề kinh tế?
- Phương pháp phân tích hệ thống: Dùng phương pháp này để phân tích,đánh giá về mặt không gian và thời gian, tìm ra các mối liên hệ giữa các yếu
tố để nhìn nhận chính xác hơn về đối tượng nghiên cứu
-trênđịa bàn huyện Buôn Đôn trong thời gian tới
Trang 13- Phương pháp phân tích so sánh: So sánh kết quả, hiệu quả phát triểnkinh tế trang trại, giửa các hình thức tổ chức phát triển kinh tế trang trại trênđịa bàn huyện Buôn Đôn qua các năm
- Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, sốtương đối, số bình quân, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất để phân tích thực trạng pháttriển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phươngpháp biểu đồ; Dãy số biến động theo thời gian và các phương pháp khác
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những căn cứ và cơ sởkhoa học cũng như những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết choquy hoạch phát triển KTTT, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên Đồng thờigiúp cho huyện Buôn Đôn lập kế hoạch phát triển KTTT hợp lý trên quanđiểm phát triển bền vững;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chương trìnhkhuyến nông, khuyến lâm và các chính sách hỗ trợ nhằm hướng dẫn các trangtrại áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cảithiện đời sống nhân dân trong vùng;
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
"Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách,
Trang 14giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt Nam" Đề tài khoa học cấp Nhà nước, chủ nhiệm TS Lê Văn Thăng năm
2006 Điểm mới của đề tài nghiên cứu ở chổ: Lần đầu tiên nghiên cứu tổnghợp đã khái quát được m ột bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển, thựctrạng môi trường của KTTT tại DHMT và ĐBSCL Đánh giá một cách toànđiện về những mặt tích cực cũng như hạn chế về cơ chế, chính sách trên cơ sở
đó đề tài xây dựng bổ sung và đưa ra nhiều giải pháp mới Đã thuyết minhđược 04 mô hình KTTT đặc trưng tại vùng DHMT và ĐBSCL như là nhữngnghiên cứu điển hình Lần đầu tiên xây dựng được tài liệu hướng dẫn thựchiện các chính sách giải pháp bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và có hiệuquả tài nguyên thiên nhiên Nghiên cứu này giúp tác giả có thể đánh giá toàndiện về phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững [22]
“Phát triển trang trại và vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế quốc dân” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Việt
Nam tổ chức vào ngày 19/5/2013 tại Hà Nội, GS.TS Ngô Thế Dân Phó Chủtịch thương trực Trung ương Hội làm vườn trang trại Việt Nam có nhận xét:Hiện nay, Câu lạc bộ trang trại ở các địa phương hoạt động khá hiệu quả,nhưng để tập hợp các Câu lạc bộ lại thì cần có tổ chức ở Trung ương với tiêuchí, mục đích hoạt động rõ ràng Hoạt động của Câu lạc bộ trang trại phảiđảm bảo 4 nội dung chính: Khâu nối hệ thống các trang trại của Hội ở các địaphương; thông tin cho chủ trang trại về tiến bộ kỹ thuật, thị trường, tạo điềukiện đẩy mạnh tiêu thụ nông sản; tổ chức giao lưu, tham quan học hỏi kinhnghiệm, tôn vinh những chủ trang trại giỏi; đề xuất, tham mưu cho ngànhchức năng, chính quyền địa phương về các cơ chế, chính sách hỗ trợ KTTTphát triển Qua đây, giúp tác giả định hướng được một phần giải pháp để pháttriển KTTT tại địa phương đặc biệt là về vấn đề liên kết sản xuất [11]
“Mô hình sản xuất nông nghiệp nào phù hợp với cơ chế thị trường và
Trang 15quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” của TS Bùi Sĩ
Tiếu, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam Bài viết này đã nhận được giảinhất cuộc thi “Xây dựng nông thôn mới ” của Báo Nhân Dân tổ chức năm
2011 Nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề cấp bách đặt ra cho pháttriển nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta hiện nay trong đó chỉ ra rằngnông dân là chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc, là người khởixướng công cuộc đổi mới, nhưng ít hưởng lợi nhất về đổi mới Nếu đổi mới
mà khoảng cách giàu nghèo càng rộng, chênh lệch giữa thành thị và nôngthôn càng lớn thì đổi mới ấy đang chệch hướng, đổi mới không thành công.Vìvậy, làm gì để nâng cao sức sản xuất cho nông nghiệp, nông dân, nâng cao đờisống cho nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là nhiệm
vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của Đảng và Nhà nước ta Ngoài ra, nghiên cứu
đã phân tích ưu điểm và những tồn tại của một số mô hình sản xuất nôngnghiệp hiện nay trong đó có mô hình kinh tế trang trại Từ đó, giúp tác giảnắm được những ưu điểm cũng như những hạn chế của mô hình KTTT nóichung của nước ta để phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhượcđiểm cho mô hình KTTT ở địa phương [11]
"Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên" Luận án tiến sĩ kinh tế của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị
Tằm, năm 2006 Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vai trò củakinh tế trang trại trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn; khẳng địnhvai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế trangtrại Luận án đi sâu phân tích tình hình phát triển kinh tế trang trại ở TâyNguyên sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000của Chính Phủ về kinh tế trang trại; thực trạng tín dụng ngân hàng đối vớiphát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên giai đoạn 2001-2005; Đánh giá nhữngmặt đạt được và những tồn tại vướng mắc hiện nay trong chính sách tín
Trang 16dụng của hệ thống ngân hàng nhất là ngân hàng nông nghiệp đối với kinh tếtrang trại Luận án đã đề xuất một số giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúcđẩy phát triển kinh tế trang trại Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 Nghiên cứugiúp tác giả hiểu thêm về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triểnkinh tế trang trại, là cơ sở kế thừa và định hướng các giải pháp tín dụng phùhợp với phát triển kinh tế trang trại theo tiêu chí mới [20].
"Dự án quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đăk Lăk giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến 2020" của Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk Dự án
được tiến hành điều tra, nghiên cứu, lập quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh, gồm
15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành phố với tổng diện tích tự nhiên13.125 km2 Dự án đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại củatỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 như về số lượng, loại hình sản xuất, quy mô diệntích, lao động, vốn đầu tư, giá trị sản xuất, thu nhập, tình hình cấp giấy chứngnhận kinh tế trang trại, cơ sở hạ tầng của trang trại; đánh giá những tồn tại vàkhó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại như: năng lực sản xuất vàquản lí của trang trại, vốn và vay vốn của các trang trại,vấn đề đất đai, tiêu thụnông sản hàng hóa, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, điều kiện thời tiếtkhí hậu tác động đến sản xuất Trên cơ sở đó xây dựng phương án quy hoạchphát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2015 và định hướngđến năm 2020 đó là quy hoạch số lượng, loại hình trang trại, diện tích đất chotrang trại, quy hoạch phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản gắn với bảo
vệ môi trường Dự án đã xây dựng được hệ thống các giải pháp và chính sách hỗtrợ phát triển kinh tế trang trại [19]
Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo tốt để tác giả có thể định hướngđược việc bố trí và tổ chức sản xuất các loại hình trang trại một cách chi tiếttrên địa bàn huyện Buôn Đôn, là cơ sở kế thừa và phát triển sâu hơn nữa một
số giải pháp mới thiết thực, tìm ra hướng đi mới để phát triển kinh tế trang
Trang 17trại huyện Buôn Đôn.
"Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre" Tác giả
Phạm Đăng Đoan Thuần, năm 2008 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này làxác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôitỉnh Bến Tre, từ đó gợi ý chính sách nhằm phát triển trang trại chăn nuôi củatỉnh Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Cobb Douglas để xác định mối tươngquan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng Kết quả hồi qui cho thấy hìnhthức tổ chức sản xuất (nông hộ/trang trại), qui mô đàn, vốn đầu tư tài sản cốđịnh, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất (chăn nuôi thuần/kinhdoanh tổng hợp) có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại Trên cơ sởkết quả mô hình hồi qui tác giả đề xuất một số chính sách phát triển trang trạichăn nuôi tỉnh Bến Tre như sau: sửa đổi tiêu chí định lượng phân loạihộ/trang trại chăn nuôi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế; qui hoạchvùng chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống, hỗ trợ vay vốn đầu tư để tạođiều kiện phát triển qui mô đàn – thay đổi công nghệ trong chăn nuôi ; nângcao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho chủ trang trại; khuyến khích đadạng hóa loại hình sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất – kinh doanh, pháttriển loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro trong nôngnghiệp Nghiên cứu giúp tác giả kế thừa, xem xét và bổ sung các nhân tố ảnhhưởng đến phát triển kinh tế trang trại Nghiên cứu đã định lượng hóa cácnhân tố thông qua mô hình CD một cách tổng quát và khoa học là cơ sở để tácgiả phân tích và đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố [23]
"Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương Hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển" Tác giả Võ Thị Thanh Hương, năm 2007 Đề tài phân tích cơ sở khoa
học của kinh tế trang trại, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn, đồng thời kết hợp đánh giá thực trạng kinh tế trang trại ở tỉnh BìnhDương - đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước trong xu hướng toàn
Trang 18cầu hóa nền kinh tế thế giới- từ đó rút ra các nhận định về những thành tựu,tiềm lực phát triển và các vấn đề đặt ra; so sánh hiệu quả kinh tế trang trại vớikinh tế nông hộ, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất giải pháp [12].
Tiếp cận nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trên cơ sở kết quảđiều tra, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh củatrang trại dựa vào kết quả của mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong đề tàinghiên cứu Qua đó, xác định mô hình kinh tế trang trại nổi lên với vai trò tíchcực thông qua hiệu quả hoạt động được đúc kết bởi thực tiễn Việt Nam vàkinh nghiệm của Thế giới Thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động đếnhiệu quả hoạt động của kinh tế trang trại ở địa phương và sự phù hợp của môhình này từ đó đề xuất một số giải pháp để tập trung chính sách nhằm pháttriển mô hình kinh tế trang trại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn Các kết quả này có ý nghĩa với nghiên cứu đangđược thực hiện của tác giả bởi đã giúp cho tác giả kế thừa và phát triển trong
đề tài của mình, có cái nhìn tổng quan, rõ ràng và có khoa học về mô hìnhkinh tế trang trại
“Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” Tác giả Trần Lệ Thị Bích Hồng, năm 2007.
Nghiên cứu của tác giả chỉ ra được điều kiện tự nhiên có vai trò rất lớntrong việc phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.Mặc dù, huyện Đồng Hỷ không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tếtrang trại với quy mô đất đai lớn như ở vùng đồng bằng Sông Hồng hay vùngđồng bằng phía Nam, nhưng tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc lànơi có nhiều điều kiện ưu đãi về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu đặc biệt
là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh củangười dân tương đối cao Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnhThái Nguyên trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt
Trang 19được nhiều tiến bộ quan trọng Nhưng để ngành nông nghiệp của huyện đápứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hoá, hiệu quả hoásản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũngnhư khả năng lao động của con người vùng miền núi này và mô hình kinh tếtrang trại là phù hợp hơn cả Nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các Câu hỏiđặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của vùng đến đâu? Làm sao để
mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất?
Nghiên cứu trên sẽ giúp tác giả vận dụng các thông tin về điều kiện tựnhiên của huyện Buôn Đôn để khai thác sự ảnh hưởng của nó đến sự pháttriển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Mặc khác, các câu hỏi đặt ratrong nghiên cứu trên cũng là gợi ý giúp cho tác giả có thể định hướng đượcmục tiêu nghiên cứu của mình [13]
“ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định” Tác giả Phạm Văn Chung, năm 2011 Đóng góp mới của nghiên cứu là
tác giả đã hệ thống hóa lý luận về các điều kiện để hình thành và phát triển kinh
tế trang trại trong nền kinh tế thị trường, trang trại và sản phẩm hàng hóa Vai tròkinh tế, xã hội và môi trường của trang trại Từ thực trạng của trang trại tác giả
đã đề xuất một số giải pháp mang tính xây dựng để giúp nâng cao hiệu quả sảnxuất cũng như chất lượng sản phẩm của các trang trại [5]
“ Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” Tác giả Trần
Đình Trân, năm 2011 Nghiên cứu này đã nêu khá đầy đủ tổng quan về kinh tế
trang trại Trong phần thực trạng, đề tài đã khái quát, phân tích tình hình phát triển kinh
tế trang trại của huyện Đồng thời nghiên cứu cũng nêu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất của các trang trại và phát triển thị trường tiêu thụ [24].
Nhìn chung các nghiên cứu, bài viết đã tập trung phân tích và chỉ ranhững mặt đạt được và hạn chế trong việc phát triển kinh tế trang trại ở ViệtNam trong thời gian qua Qua đó đã đề xuất một số giải pháp thích đáng cho
Trang 20việc phát triển kinh tế trang trại trong thời gian tới Cho đến nay chưa có mộtcông trình nghiên cứu nào về vấn đề phát triển kinh tế trang trại trên địa bànBuôn Đôn tỉnh Đắk Lắk Một số các nghiên cứu chỉ là các bài viết, các thamluận trong các cuộc hội thảo.Vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả là khôngtrùng lặp với các nghiên cứu trước đây Đề tài xem xét kế thừa và bổ sungcho nghiên cứu của mình nhằm cụ thể hóa và đánh giá một cách toàn diện vềphát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Buôn Đôn.
Trang 21CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI1.1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1.1 Các khái niệm
a Trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngưnghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộcquyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập Sản xuất được tiếnhành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đốilớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động
b Kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá, phát sinh
và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông
tự cấp tự túc, là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động sảnxuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm: các hoạt động trước và sau sản xuấtnông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trạithuộc các ngành, nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng kinh tế khác nhau
Trang 22Kinh tế trang trại là sản phẩm thời kỳ công nghiệp hoá Quá trình hìnhthành và phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từthấp đến cao Kinh tế trang trại phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, phục
vụ nhu cầu sản xuất hàng hoá trong công nghiệp là phù hợp với quy luật pháttriển kinh tế, là một tất yếu khách quan của nền kinh tế nông nghiệp trong quátrình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá [5], [12]
c Phát triển kinh tế trang trại
Phát triển kinh tế trang trại là sự gia tăng thực tế giá trị sản lượng hànghóa nông sản sản xuất ra hay thu nhập trên trang trại trong một thời kỳ nhấtđịnh Đồng thời, phát triển kinh tế trang trại là một quá trình hoàn thiện vềchất của phát triển sản xuất trang trại với sử dụng hiệu quả các nguồn lực,trình độ của chủ trang trại được nâng cao, tạo việc làm ở khu vực nông thôn,môi trường sinh thái, thể chế…theo hướng hiện đại, trong một thời gian nhấtđịnh nhằm phát triển kinh tế trang trại bền vững [16]
1.1.2 Các đặc trưng của kinh tế trang trại.
a Sản xuất hàng hóa mang tính nông nghiệp
Kinh tế trang trại chủ yếu là sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụnông, lâm và ngư nghiệp đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của thị trường đểthu được lợi nhuận, tích lũy vốn nhằm phát triển mở rộng quy mô sản xuất.Còn hộ tiểu nông chỉ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu để tự đáp ứng nhữngnhu cầu hàng ngày của gia đình và mua bán càng ít càng tốt
b Trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa
Quy mô sản xuất, vốn đầu tư, trang thiết bị, lao động…lớn hơn nhiều
so với kinh tế hộ và tạo ra khối lượng hàng hóa nhiều Mặt khác muốn đạt lợinhuận cao thì phải tập trung hóa và chuyên môn hóa
c Trình độ áp dụng khoa học – kỹ thuật
Mức độ đầu tư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưa
Trang 23vào sử dụng càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đầu tư trang bị và ápdụng những kỹ thuật mới cho việc SXKD nhằm nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường từ tư duy đến trình độ lỹthuật, quản lý và phong cách làm ăn mới trong nền kinh tế thị trường đáp ứngnhu nhu cầu tất yếu của công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
d Mối quan hệ với thị trường
Đối với kinh tế trang trại, việc hạch toán dưới hình thức giá trị là tốicần thiết Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn gắn chặt với thị trường,lấy thị trường và lợi nhuận là mục tiêu, là đích cuối cùng cho hoạt độngSXKD của mình Do vậy, chủ trang trại phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu thịtrường trong và ngoài vùng, từ đó xác định được nhu cầu của thị trường để
có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với trang trại của mình
e Chủ trang trại là nhà kinh doanh
Chủ trang trại là người có đầu óc tổ chức kinh doanh, biết hạch toán
lỗ, lãi, có khao khát và tham vọng làm giàu Tuy không hình thành bộ máy tổchức quản lý, chủ yếu là sử dụng lao động của gia đình, việc thuê mướn laođộng chỉ phát sinh khi thực sự cần thiết với quy mô hạn chế Hiện nay, một sốtrang trại quy mô tương đối lớn đã thuê lao động thường xuyên [15]
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của kinh tế trang trại.
a Về mặt kinh tế
-
Cũng nhờ quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, cũng với tính chất sảnxuất hàng hóa mà sản phẩm của trang trại là những sản phẩm có giá trị cao.Hơn thế nữa, sản phẩm làm ra thường có giá thành cạnh tranh, chất lượngđồng đều, có khả năng cung cấp với khối lượng lớn nên thường dễ được các
cơ sở chế biến và người tiêu dùng chấp nhận Giá trị sản phẩm cao không chỉđem lại thu nhập cho chủ trang trại mà trong phạm vi toàn ngành, nó sẽ là
Trang 24phần đóng góp đáng kể để gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Phát triển KTTT đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH NN nông thôn
Sản xuất nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến Không những thế, sản phẩm củatrang trại sẽ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệpnăng lƣợng trong các mối liên hệ ngƣợc với các ngành này Để làm ra sảnphẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần
–
b Về mặt xã hội
Trang 25
-c Về mặt môi trường
Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử dụng các nguồn tàinguyên đất, nước, rừng có hiệu quả Trang trại góp phần tăng nhanh diện tíchrừng che phủ, đa dạng hóa sinh học thông qua trồng và bảo vệ rừng, cải thiệnmôi trường sinh thái
Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đódiễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng Không gian sinh thái có quan hệ chặtchẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng Ba mặt trên củatrang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau Sự kết hợphài hòa ba mặt này sẽ đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển bền vững vàbảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực [5]
1.1.4 Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại
a Phân loại Kinh tế trang trại
* Theo các hình thức tổ chức quản lý:
- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữucủa hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinhdoanh Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính,kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ
Trang 26- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trạigia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng
về vốn, tƣ liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ƣu thế cạnh tranh
- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trangtrại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công
ty cổ phần Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụlâm sản
- Nông trại ủy thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại ủy thác cho
bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanhtrong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác [19]
* Theo cơ cấu sản xuất:
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn với trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác.
- Trang trại sản xuất chuyên môn hóa là trang trại tập trung sản xuấtkinh doanh một số loại sản phẩm nhƣ trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bòsữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thủy sản
b Tiêu chí xác định Kinh tế trang trại
Theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Quy định
về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1 Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, SX tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông CửuLong;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại
b) Giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm
Trang 272 Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;
3 Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha
và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên
Các loại mô hình trang trại bao gồm: Trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại thủy sản, trang trại tổng hợp [19]
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
1.2.1 Phát triển số lượng trang trại
Phát triển số lượng trang trại là việc gia tăng số lượng cơ sở trang trạiqua các năm theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước Nói cách khác làlàm tăng số lượng tuyệt đối các trang trại
-* Tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng trang trại:
- Số lượng trang trại tăng qua các năm
- Tốc độ tăng của số lượng các trang trại
- Số lượng trang trại tăng của từng ngành, từng khu vực, từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất [5]
1.2.2 Gia tăng các yếu tố nguồn lực
Trang 28
-a.
b
Nâng cao kiến thức và khả năng lao động của chủ trang trại, xây dựng tácphong công nhân nông nghiệp cho người lao động hoạt động sản xuất kinhdoanh trong các trang trại Lao động của trang trại ngày càng tăng lên cả về sốlượng và chất lượng, nó phản ánh sự phát triển ngày càng nhanh của KTTT
Trang 29
* Tiêu chí đánh giá sự gia tăng các yếu tố nguồn lực:
- Tăng diện tích đất đai canh tác và hệ thống cơ sở vật chất của mỗi trang trại
- Tăng số lƣợng lao động của từng trang trại
- Tăng quy mô vốn đầu tƣ của các trang trại
- Tăng các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ qua các năm [5]
1.2.3 Liên kết sản xuất các trang trại.
Trang 30a :
ẩm,dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất tăng lợi íchkinh tế cần phải tổ chức lại sản xuất, thành lập các tổ hợp, hợp tác xã …
cấp, mức độ liên kết tùy thuộc vào qui mô của các trang trại, mối liên kết nàychủ yếu qua sự tin tưởng nhằm tìm đầu ra cho nông sản và sẽ giảm chi phíchuỗi giá trị Các hình thức liên kết dọc gồm sản xuất theo hợp đồng, mô hìnhtập trung, mô hình đa chủ thể, mô hình trung gian, bao tiêu sản phẩm …
c
]
* Tiêu chí đánh giá sự liên kết sản xuất của các trang trại:
- Số lượng trang trại tham gia liên kết sản xuất kinh doanh
- Các loại hình liên kết, tổ chức hiệp hội phát triển qua các năm
1.2.4 Phát triển thị trường của các trang trại
Phát triển thị trường là việc các trang trại tìm cách gia tăng doanh sốthông qua việc đưa nhiều sản phẩm vào thị trường làm cho thị trường củatrang trại ngày càng mở rộng thị phần ngày càng tăng lên Phát triển thị
Trang 31trường còn là việc làm cho từng trang trại tăng khả năng sản xuất, cung cấphàng hóa nông sản cho xã hội, là sự hiểu biết vững chắc về thị trường trong
và ngoài nước về cơ hội, thách thức khi hội nhập kinh tế
Trang 32* Tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường của trang trại là:
- Doanh thu và mức tăng doanh thu của sản phẩm trang trại
- Thị phần của trang trại qua các năm
- Số lượng các nhà phân phối tham gia [5], [7]
1.2.5 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của trang trại cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Kết quả sản xuất trang trại là những gì trang trại đạt được sau một chu
kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sảnphẩm, giá trị sản xuất của trang trại Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đếnloại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng, giátrị sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra
Nâng cao kết quả sản xuất trang trại thể hiện sự phối hợp các nguồn lực,các yếu tố sản xuất, thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máymóc thiết bị công nghệ… Các nguồn lực này được tăng cường đầu tư đồng
bộ thì kết quả sản xuất trang trại càng phát triển
Trên cơ sở so sánh để xem xét hiệu quả về các mặt của việc sử dụngnguồn lực
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất trang trại:
a Nhóm tiêu chí thể hiện kết quả sản xuất của trang trại.
Để đánh giá kết quả sản xuất bình quân cho 1 trang trại chúng tôi sửdụng các chỉ tiêu: Tổng giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trịgia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI)
- Giá trị sản xuất GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất
Trang 33và dịch vụ tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm Đối với các trang trại là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong một năm.
- Chi phí trung gian IC (Intermediary Cost), đây là chi phí của các nhân
tố bị tiêu hao trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh Những chi phí này đượcchuyển vào giá trị sản phẩm và được bù đắp lại sau mỗi chu kỳ sản xuất đểthực hiện tái sản xuất Trong sản xuất trang trại chi phí này bao gồm: chi phí
về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, chi phí vận chuyển, chi phí bảodưỡng sửa chữa, các chi phí thuê mướn, chi phí dụng cụ và các chi phí khác
n
IC C j
j 1
C: là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm+ Giá trị gia tăng VA (Value Added) là bộ phận quan trọng nhất tronggiá trị tổng giá trị sản phẩm Đó chính là giá trị tăng thêm của yếu tố ban đầu(yếu tố tiêu dùng trung gian) Nó là kết quả thu được sau khi trừ chi phí trunggian (IC) của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất
VA = GO - IC
+ Tổng chi phí sản xuất TC là toàn bộ chi phí cố định và biến đổi đầu
tư trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm
TC = FC + VC
+ Chi phí biến đổi VC là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào
sự thay đổi của sản phẩm
+ Chi phí cố định FC là những khoản chi phí thay đổi về tổng số cho dù có
Trang 34sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy mô sản xuất nhất định.
+ Thu nhập hỗn hợp MI là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã trừ
đi chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế và lao động thuê (nếu có) Nhƣ vậythu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình
MI = VA - (A+T) – Lao động thuê (nếu có)
Trong đó: A là khấu hao TSCĐ
T là các khoản thuế phải nộp
b Nhóm tiêu chí thể hiện hiệu quả sản xuất của trang trại.
- Hiệu quả sản xuất/ chi phí (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
- Tỷ suất giá trị gia tăng (VA/IC): chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí
bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả sử dụng đất (GO/ ha canh tác): chỉ tiêu này cho biết cứ mộtđơn vị diện tích canh tác sử dụng cho sản xuất thì trang trại thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu
- Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động: Thu nhập/Lao động:chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất kinh doanh thì trangtrại thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập
- Hiệu quả thu nhập/chi phí (MI/IC) chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập
c Nhóm tiêu chí thể hiện đóng góp của trang trại cho phát triển kinh tế xã hội địa phương
- Tỷ lệ đóng góp của KTTT: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa giá
trị sản lƣợng hàng hóa nông sản do các trang trại sản xuất ra so với giá trịhàng hóa nông sản của toàn ngành trong một năm
Trang 35g G tt
Gnn
g: Tỷ lệ đóng góp về giá trị sản lượng hàng hóa nông sản của KTTT
Gtt: Tổng giá trị sản lượng hàng hóa nông sản của các trang trại
Gnn: Tổng giá trị sản lượng hàng hóa nông sản của toàn ngành
- Đóng góp của trang trại trong tổng thu nhập của chủ trang trại
- Số lượng lao động tham gia (người)
Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số tiêu chí phản ánh tình hình sửdụng các yếu tố nguồn lực, khả năng huy động và hiệu quả sử dụng các nguồnlực đó vào sản xuất Các tiêu chí trên được so sánh qua nhiều năm để thấyđược sự phát triển và kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại
1.3 CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Vị trí xây dựng trang trại ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh
tế trang trại Ở vị trí thuận lợi, gần đường giao thông, nơi cung cấp vật tư,gần thị trường tiêu thụ hay các cơ sở chế biến thì chủ trang trại sẽ tiết kiệmđược chi phí sản xuất, chí phí vận chuyển, hạ giá thành nông sản phẩm Cólợi thế so sánh về vị trí địa lý, chủ trang trại có điều kiện thuận lợi hơn để chủđộng sản xuất, nhanh chóng tiếp cận thông tin thị trường, dễ dàng tiêu thụnông sản phẩm làm ra, nhờ đó trang trại có lợi thế cạnh tranh hơn so với cáctrang trại khác trong cùng lĩnh vực
b Địa hình, thổ nhưỡng
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động, đất đai có giới hạn
về mặt diện tích nhưng sức sản xuất thì không có giới hạn
Để trở thành trang trại đòi hỏi phải có quy mô diện tích đủ lớn Vì vậy,
Trang 36trang trại dễ dàng ra đời và phát triển ở những vùng có đất đai rộng lớn,người thưa, diện tích đất bình quân trên đầu người cao Ở những vùng đấthoang hóa, chưa có người sử dụng nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi để nhữngngười có đủ điều kiện đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất xây dựng vàphát triển trang trại Bên cạnh đó, việc thể chế hóa các quan hê đât đai như:các điều kiện về chuyển nhượng ruộng đất, về cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất ổn định và lâu dài là những nhân tố quan trọng để các nhà đầu tưtích tụ và tập trung ruộng đất, yên tâm phát triển sản xuất.
Tính chất nông hóa thổ nhưỡng, độ phì của đất, địa hình, điều kiệncanh tác là nhứng nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tếtrang trại Quy mô đât đai, vị trí, địa hình và thổ nhưỡng có liên quan mậtthiết đến từng loại nông sản phẩm, tới số lượng và chất lượng sản phẩm làm
ra, tới giá trị sản phẩm và lợi nhuận thu được Sản xuất nông nghiệp là ngành
có đối tường sản xuất là sinh vật, phát triển theo những quy luật tự nhiên vàquy luật sinh học Nếu đât đai có tính nông hóa thổ nhưỡng phù hợp, đồ phìcao thì có thể tận dụng những yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm với chi phíthấp, có chất lượng và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường
a Thời tiết, thủy văn.
Các điều kiện tự nhiên như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, hệ thống sôngngòi,….Thời tiết, khí hậu, thủy văn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi Việc bố trí chủng loại cây trồng,vật nuôi sản xuất ở trang trại phải căn cứ trên điều kiện thời tiết, thủy văn củavùng Sản xuất nông nghiệp có sự tiếp xúc trực tiếp và liên quan chặt chẽ vớithời tiết, thủy văn Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, thủy văn tất sẽ ảnhhưởng đến sự sinh trường, phát triển của cây trồng, vật nuôi Do vậy, thờitiết, thủy văn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại
Và do đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại
Trang 371.3.2 Điều kiện xã hội
a Dân số
Dân số là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của mọi ngànhkinh tế, quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấucủa nguồn lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất Đối với kinh tế trangtrại nói riêng, dân số vừa là nguồn lực trong sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ
Vùng có chất lượng dân số và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao làđiều kiện cung cấp lực lượng lao động dồi dào, đảm bảo chất lượng cho quátrình phát triển kinh tế trang trại và ngược lại Trong khi các yếu tố nhưphong tục tập quán, thị hiếu tiêu dung của dân cư sẽ ảnh hưởng quyết địnhđến nông sản phẩm làm ra các trang trại
b Lao động
Việc sử dụng lao động hợp lý không những là điều kiện để tăng năngsuất lao động, nâng cao hiệu quả của sản xuất mà còn tạo ra điều kiện để phâncông lao động xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lao động của xã hội.Kinh tế trang trại với quy mô sản xuất hàng hóa lơn trong nông nghiệp khôngchỉ sử dụng lao động của những thành viên trong gia đình của chủ trang trại
mà còn phải thuê ngoài mộ lượng lao động nhất định Quy mô và hình thứcthuê lao động bên ngoài tùy thuộc vào quy mô, loại hình sản xuất kinh doanhcủa trang trại Tình chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng là một trongnhững điều kiện ảnh hưởng lớn đến nhu cầu lao động của trang trại Lao độngcung ứng cho trang trại có thể là lao động tại địa phương hay lao động từnhững nơi khác đến
Trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng lao động cũng như kinhnghiệm sản xuất kinh doanh của chủ trang trại có ảnh hưởng trực tiếp đến sựthành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của trang trại Vì vậy,muốn sản xuất có hiệu quả, đầu tư đúng hướng người chủ trang trại phải có
Trang 38những hiểu biết nhất định về kỹ năng sản xuất, về cơ chế sinh trưởng và pháttriển của cây trồng, vật nuôi mà mình sẽ kinh doanh, tìm hiểu và nắm chặccác điều kiện tự nhiên, khí hậu, kinh tế, xã hội của địa phương mà mình sẽxây dựng trang trại.
Trình độ của lao động thuê ngoài cũng có ảnh hưởng nhất định đến sựphát triển của trang trại Do tính chất sản xuất nông nghiệp là mang tính thời
vụ cao, trình độ cơ giới hóa còn kém, hiệu quả chưa cao nên khó có thể thuhút lao động có trình độ cao Bên cạnh đó, chủ trang trại hiện nay ở nước tachủ yếu là nông dân có trình độ thấp cũng là một trở ngại lớn trong việc pháttriển trang trại
c Dân trí
Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độhọc vấn trung bình của người dân: bao nhiều phần trăm biết đọc, biết viết; baonhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao Những nơi còn nghèo, có GDP thấpthường bị xem là có nguyên nhân dân trí thấp Vì dân trí thấp cho nên xã hộikhông thể phát triển tốt Trình độ dân trí có ảnh hưởng lớn đến chất lượngnguồn nhân lực Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thường có trình độ dântrí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹthuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn Khi trình độ dân trí được nânglên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa SXNN nói chung và KTTT nói riêng
d Truyền thống văn hóa
Trình độ văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng caothì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng ổn định Trong nền kinh tế thịtrường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn cái đúng, cái tốt, cái đẹp đểhướng dẫn và thúc đẩy con người không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hóa với số lượng, chất lượng
Trang 39ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Đối với kinh tế trang trại, các tập quán văn hóa làng xã, truyền thốngcách mạng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách, thóiquen tiêu dùng của người dân địa phương, qua đó sẽ có ảnh hưởng nhất địnhđến sự phát triển của kinh tế trang trại trong vùng
1.3.3 Điều kiện kinh tế
a Tình hình nền kinh tế
Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng có tính chu kỳ Ở trong mỗi giai đoạnnhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có nhữngthay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuấtcủa các ngành, trong đó có nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế trang trại.Quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế trong hiện tại cũng có ảnhhưởng đến triển vọng phát triển của các ngành của nền kinh tế trong tươnglai, nên PTNN nói chung và KTTT nói riêng trong tương lai cũng sẽ chịu tácđộng trong quá trình đó
b Thị trường
* Thị trường các yếu tố đầu vào như thị trường vốn, thiết bị và vật tư
nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ Khi nền kinh tếnông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trường yếu tốđầu vào Tuy nhiên, do năng lực kinh tế và trình độ quản lý mà nông hộ khó
có thể thâm nhập về phía “trước” hoặc phía “sau” trên chuỗi sản xuất nôngsản Vì vậy, Nhà nước phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trườngcác yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất, nhưng đồng thời Nhà nướckiểm soát thị trường này để giảm thiểu rủi ro đối với quá trình sản xuất
* Thị trường tiêu thụ nông sản thường phụ thuộc vào mối quan hệ cung
cầu về nông sản Cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phầnchuyển dịch cơ cấu trong SXNN Cung cầu tạo ra cơ chế hình thành giá cả
Trang 40nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thịtrường Cầu về nông sản là cầu cho tiêu dùng trực tiếp, cầu cho chế biến vàcầu cho sản xuất trực tiếp nông nghiệp Cung về nông sản không những đápứng nhu cầu cho tiêu dùng, cho xuất khẩu mà còn cho dự trữ Việc tiêu thụnhanh, kịp thời với giá cả đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho trang trại,tạo điều kiện để chủ trang trại thu hồi được vốn và tái sản xuất.
c Chính sách của Nhà nước
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước sẽ tác động tích cực đến quá trìnhphát triển nếu nó phù hợp với những điều kiện khách quan và giải quyết đượcnhững đòi hỏi nảy sinh trong quá trình phát triển, ngược lại sẽ là nhân tố kìmhãm sự phát triển
- Nhà nước công nhận sự tồn tại và tác dụng tích cực của kinh tế trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại, tạođiều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinhdoanh trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, khai thác lâm sản,nuôi trồng khai thác thủy sản, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và mở mangngành nghề không hạn chế quy mô kinh doanh
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng, quyền thừa kế bánnhượng tài sản và thu nhập hợp pháp của các hộ gia đình, cá thể tư nhân, thừa nhận tư cách pháp nhân và địa vị pháp lý của hộ bình đẳng trước pháp luật
- Nhà nước giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụngruộng đất ổn định, lâu dài để tổ chức sản xuất kinh doanh, được phép thuê laođộng theo nhu cầu phát triển sản xuất
- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng cóhiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miềng núi, biên giới, hải đảo, tậndụng khai thác các loại đất còn hoang hóa, ao hồ, đầm, bãi bồi ven biển, ven