1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

35 453 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 243,5 KB

Nội dung

Trong giao tiếp con người không chỉ dùng lời nói mà còn dùng mộtloại “ngôn ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộbằng một cách tự động, máy móc mà người khác

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

MÔN HỌC:KĨ NĂNG GIAO TIẾP

Trang 2

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 ĐỊNH NGHĨA 6

2 NHỮNG THÔNG ĐIỆP TIỀM THỨC VÀ CÓ Ý THỨC 6

3 CHỦ ĐỘNG VÀ BỊ ĐỘNG TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ 7

3.1 Sự truyền đạt không lời một cách chủ động: 7

3.2 Sự truyền đạt không lời một cách bị động 9

3.3 Nên chủ động thay vì bị ðộng trong giao tiếp không lời: 9

4 PHÂN LOẠI TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ 10

4.1 Nét mặt 10

4.2 Ánh mắt 11

4.3 Nụ cười 13

4.4 Điệu bộ, cử chỉ và dáng bộ 15

4.4.1 DÁNG VẺ 16

4.4.2 ĐẦU 17

4.4.3 TAY 17

4.4.4 CHÂN 17

4.5 Các đặc trưng phát âm 18

4.6 Diện mạo cá nhân 19

4.7 Đụng chạm cơ thể 20

4.8 Sử dụng không gian và thời gian 21

5 ỨNG DỤNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ TRONG KINH DOANH 23

5.1 Ứng dụng trong bán hàng: 23

5.2 Ứng dụng trong thương lượng: 25

6 NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP 30

6.1 Xuất hiện với một bộ quần áo đẹp và phù hợp 31

6.2 Tạo nét mặt thân thiện 31

Tận dụng ưu thế của nụ cười 32

Xem trọng việc giao tiếp bằng mắt 32

6.3 Tư thế, điệu bộ 32

6.4 Luôn thể hiện sự thích thú lắng nghe người khác khi giao tiếp 33

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU Lời nói có thể không phải là tất cả.…!!!

Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc kinh doanh,chúng taluôn có nhiều cơ hội gặp gỡ mọi người và đối tác.Vậy nên việc giao tiếp trở thành

kĩ năng tối thiếu.Nhưng không phải ai cũng có một kĩ năng giao tiếp tốt Bài tiếuluận của chúng tôi muốn đem đến cho các bạn một góc nhìn mới về kĩ năng giaotiếp

Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người vàcũng có thể dùng để che dấu, đánh lạc hướng người khác Vì ngôn ngữ gắn liền với

ý thức, nó được sử dụng một cách chủ định của ý thức Chúng ta không thể phủnhận tầm quan trọng của giao tiếp bằng lời nhưng không phải lúc nào con người tacũng có thể dùng lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình

Những buổi diễn thuyết, buổi tiệc hay đơn thuần chỉ là một buổi nói chuyệngiữa những người bạn sẽ trở nên thật kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếpbằng cử chỉ Trong giao tiếp con người không chỉ dùng lời nói mà còn dùng mộtloại “ngôn ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộbằng một cách tự động, máy móc mà người khác chưa chắc đã hiểu ra Đó đượcgọi là giao tiếp phi ngôn ngữ hay còn được gọi là giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể,được thể hiện bằng sự gần gũi, nét mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, diệnmạo… trong quá trình giao tiếp và có hệ mã riêng để thể hiện thái độ, cảm xúc vàphản ứng của con người, do đó đòi hỏi người giao tiếp cần có sự quan sát nhạybén, tế nhị

Trang 4

Phải đến thế kỉ 20 giao tiếp phi ngôn ngữ mới được quan tâm một cách thực

sự Có rất nhiều loại học thuyết nghiên cứu về loại hình giao tiếp này nhưng nổi bậtnhất vẫn là học thuyết tâm lí tinh thần và học thuyết hành vi cư xử.Phài nói là thậtđáng ngạc nhiên.Chúng ta cứ tưởng rằng khi giao tiếp từng lời nói là quan trọngnhất,đem lại sự thích thú nhiều nhất.Nhưng không phải vậy Đó là một sai lầm lớntrong suy nghĩ của nhiều người Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quátrình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (hay còn gọi làngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất 7%trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngônngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55% Vậy tại sao giao tiếp phi ngônngữ lại chiếm một phần quan trong như thế? Và giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?Ngay sau đây chúng tôi sẽ lí giải cho các bạn

Trang 5

GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

Trang 6

1 ĐỊNH NGHĨA

Giao tiếp phi ngôn ngữ là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiệnthái độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong một cuộc giaotiếp Là giao tiếp thông qua cử chỉ hành động của cơ thể: nét mặt, điệu bộ, cử chỉ,khoảng cách giao tiếp…

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ:

1 Thể hiện cảm xúc

2 Dung hòa với lời nói

3 Bổ sung cho ngôn ngữ giao tiếp

4 Tạo điểm nhấn cho sự hấp dẫn của bạn

5 Tạo ấn tượng tốt

Phần tiềm thức trong bộ não sẽ kiểm soát các hoạt động bên trong cơ thểchúng ta, bao gồm: nhịp đập tim, hơi thở và nét mặt Bạn không phải nghĩ vềnhững chức năng này bởi vì tiềm thức của bạn như một hệ thống điều khiển tựđộng cơ thể Người điều khiển nội bộ này không thể nói dối, từ đó giải thích tại saotrong giao tiếp, các phản ứng cử chỉ tiềm thức luôn đáng tin cậy hơn lời nói vốnđược xây dựng một cách có ý thức Tất cả chúng ta đều biết rằng những đàm phánkinh doanh tốt nhất sẽ dẫn tới kết quả thỏa mãn đôi bên, trong đó lợi ích lớn nhấtđược chia sẻ đều cho tất cả mọi người Tuy nhiên, thật không may khi có một vàikết quả đàm phán để lại trong chúng ta cảm giác kẻ thua người thắng Còn gì tốthơn nếu bạn có thể biết được những suy nghĩ hay mục đích đằng sau biểu hiện của

Trang 7

phía đối phương? Điều này hoàn toàn có thể, nhưng bạn sẽ phải học cách nghebằng việc sử dụng đôi mắt, chứ không chỉ đôi tai.

Giao tiếp không lời có ý thức: cả người nhận và người gửi biết rõ đang gửi

đi hay đang nhận một thông điệp nào đó và thông điệp đó có ý nghĩa chung

VD: bạn ý thức được tầm quan trọng của cuộc gặp mặt, bạn chọn trang phục lịchlãm thay vì một bộ đò thể thao

Giao tiếp không lời tiềm thức :

Các thông điệp tiềm thức được truyền tiềm thức đến người nhận Ngườinhận các thông tin này không ý thức được các thông điệp đang nhận Tuy nhiên,các thông điệp này lại quan trọng

VD: cách ăn mặc lịch lãm hay luộm thuộm vô tình gửi đi một thông điệp đó

có thể là sự tin tưởng, tôn trọng hay không đáng tin cậy chẳng hạn

Buổi triển lãm thương mại được tổ chức tại một nơi sang trọng tác động tiềm thứcđến khách hàng ấn tượng tốt về sản phẩm

3 CHỦ ĐỘNG VÀ BỊ ĐỘNG TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

3.1 Sự truyền đạt không lời một cách chủ động:

Một trong những quy tắc vàng của giao tiếp là tính chủ động Nhất là trongkinh doanh, việc nắm thế chủ động rất có lợi cho việc đàm phán.Làm sao để việcthương lượng trở nên có lợi cho mình và đồng thời đẩy thế bị động về phía đốiphương Việc đầu tiên bạn cần là chủ động trong mọi thứ có thể như công việc,sách lược, nội dung trao đổi, lời nói và cả cử chỉ, không gian… Vì đôi khi lời nóicủa bạn có thể bị phản bội bởi chính những cử chỉ của bản thân bạn.Làm sao vậndụng khéo léo giữa lời nói và cử chỉ để mang lại lợi ích cao nhất cho cuộc đàm

Trang 8

phàn thì đó mới chính là nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ.Hãy tạo sự chủ độngtrong lời nói và cử chỉ để mang lại sự thân mật và chiếm ưu thế cho bản thân.

Ví dụ: Thường thì những người có kinh nghiệm họ sẽ kiểm soát được bảnthân, họ tự quyết định nên mỉm cười hay dằn mặt đối phương bởi một cái bắt taychặt và hướng xuống dưới, hay nói dối nhưng lại không biểu hiện đang nói dốithông qua những cử chỉ không lời để đánh lừa người nghe Trong trường hợp bạnmuốn duy trì quan hệ làm ăn tốt đẹp với đối tác, thì bạn phải luôn luôn tạo ra thiệncảm, tin cậy cho đối tác.Điều đó thì đương nhiên không thể gây dựng bởi hợp đồnghay một văn bản nào cả, bởi vì cả bạn và đối tác đang trong giai đoạn thăm dò.Bởi vậy ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng.Ấn tượng đầu tiên tốt sẽ khiến họ muốnhợp tác lâu dài với bạn,vậy nên bạn hãy chủ động trong ăn mặc, bắt tay, nụ cườithân thiện trong lần đầu gặp mặt

Ví dụ:Giả sử bạn làm trong khâu tiếp thị sản phẩm cho một công ty,kháchhàng của bạn là những người tiêu dùng khó tính, vậy yếu tố nào sẽ tạo ra sự tintưởng của khách hàng đối với bạn.Đơn giản thôi, tính thuyết phục sẽ nằm trongcách bạn thể hiện ở từng cử chỉ của bạn đối với khách hàng.Nếu bạn năngđộng,nhiệt tình,thân mật và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng thì đươngnhiên sự tin tưởng sẽ được tăng cao

Hoặc bạn là nhà đối tác lớn, bạn cần chủ động trong việc chiếm ưu thế trướccác đối tác nhỏ hơn trong buổi thương lượng, phong thái và cường độ giọng nóicủa bạn có khiến bạn lấn át họ Bạn nghĩ mình phải chủ động trong giao tiếp phingôn ngữ xong lại không biết bắt đầu từ đâu.Vậy thi việc đầu tiên bạn nên làm làhãy xác định mục tiêu của việc thương lượng sau đó chủ động kiểm soát việc giaotiếp phi ngôn ngữ Chẳng hạn bạn ý thức được những ứng xử phi ngôn ngữ củamình trước một cuộc đàm phán là không có lợi, bạn cần chủ động trong việc thayđổi cách giao tiếp phi ngôn ngữ đó

Trang 9

3.2 Sự truyền đạt không lời một cách bị động

Thật ra nhiều nhà thương lượng không biết họ đang giao tiếp không lời.Giao tiếp không lời vô ý thể hiện sự phản ứng của thân thể không định hướng trướcnên chúng thường tiết lộ những thông tin đáng tin cậy và trung thực hơn so vớiviệc trao đổi bằng lời hoặc ngay cả so với các trao đổi không lời nhưng thực hiện

3.3 Nên chủ động thay vì bị ðộng trong giao tiếp không lời:

VD: đối tác lớn tiếng trong khi đàm phán, bắt tay không thân thiện nhằm tỏ rõquyền uy, bạn đừng nên tỏ ra mất thế,hãy linh hoạt biểu hiện sự nhiệt tình,và muốnhợp tác qua chính những dấu hiệu phi ngôn ngữ cụ thể Đó không chỉ là cách tế nhịnhất để lấy lại ưu thế mà còn là cách đưa bạn đến một cuộc đàm phán thành côngnhanh nhất Tùy từng tình huống bạn có thể chuyển từ bị động sang chủ động tronggiao tiếp phi ngôn ngữ để lật ngược tình thế, điều đó sẽ không khó chút nào nếubạn hiểu và vận dụng một cách khéo léo giao tiếp phi ngôn ngữ

Trang 10

4 PHÂN LOẠI TRONG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ

Các loại giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm: nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,dáng bộ, các đặc trưng phát âm,diện mạo cá nhân, cách đụng chạm cơ thể và sửdụng thời gian, không gian

4.1 Nét mặt

Khuôn mặt là nguồn chủ yếu thể hiện thái độ, cảm xúc của con người Mỗingười có thể biểu hiện nhiều nét mặt khác nhau: vui mừng, buồn bã, ngạc nhiên, sợ

hãi, tức giận, ghê tởm Ngoài tính biểu cảm ra, nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về

cá tính của con người (xem hình 4.1).

Hình 4.1: Niềm nở

(Nguồn: www.dantri.com)

- Nét mặt căng thẳng: người có cá tính dứt khoát, cương trực

- Nét mặt thân mật: người hiền lành, hòa nhã, thân mật, dễ thích nghi trong giaotiếp

Trang 11

- Nét mặt cau có : thể hiện sự giận dữ , khó chịu

- Nét mặt rạng rỡ: thể hiện sự hài lòng , khoan dung , đồng tình

- Nét mặt ngạo mạn: thể hiện sự không tôn trọng đối phương

- Nét mặt lạnh lùng: người không có thiện cảm, khó gần

Tùy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể mà mỗi người chúng ta cần điềuchỉnh nét mặt cho phù hợp Trong giao tiếp, thông thường việc sử dụng nhiều nhất

và hiệu quả nhất là nét mặt tươi cười Việc muốn cười hay không, biết cười hay

không, là thể hiện năng lực của mỗi người Đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn,nếu bạn biết tự biểu hiện vẻ mặt tươi cười, bạn sẽ có thể thoát khỏi hoàn cảnh khókhăn một cách dễ dàng hơn Nét mặt tươi cười còn giúp cho bạn tạo được thiệncảm và sự gần gũi với những người xung quanh

4.2 Ánh mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bởi lẽ cặp mắt là điểm khởi đầu cho tất cả mọi nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu, qua ánh mắt con người có thể nói lên rất nhiều thứ Ánh mắt phản ánh tâm trạng, trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ướcngyện của con người ra bên ngoài Đôi mắt của bạn đặc biệt hiệu quả để chỉ ra sự chú ý và quan tâm của bạn, điều chỉnh sự tương tác và thiết lập ưu thế của bạn Thực ra, giao tiếp bằng mắt có tầm quan trọng rất lớn ở mọi nền văn hóa đến nỗi ngay khi ngôn từ của bạn có vẻ là một thông điệp tích cực thì việc né tránh một cái nhìn chăm chú có thể làm cho khán thính giả của bạn nhận thức về một thông điệp tiêu cực Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn Có những điều kiện, hoàn cảnh bạn không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt (xem hình 4.2)

Trang 12

Hình 4.2: Suy tư

(Nguồn: www.tuoitre.com.vn)

 Ánh mắt còn thể hiện cá tính của con người:

- Nhìn lạnh lùng: người có đầu óc thực tế

- Nhìn thẳng và trực diện: người ngay thẳng và nhân hậu

- Nhìn lấm lét: người không chân thành, có ý gian dối

- Nhìn đắm đuối: người đa tình, dễ xúc động

- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giaotiếp mắt

- Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đốidiện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng

- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợmhĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn

- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của

sự trung thực và đáng tin cậy

Trong giao tiếp, đôi mắt cũng "biết nói" không khác gì ngôn ngữ Nhiều ngườithông minh có thể chỉ nhìn vào đôi mắt mà "đọc" được ý nghĩ, và cảm nhận đượctình cảm của người đang tiếp xúc với mình, bởi vậy muốn xây dựng mối thiện cảmtrong giao tiếp ta nên nhìn vào mắt nhau, điều đó thể hiện sự tôn trọng, thành thật

Trang 13

với người mà bạn đang tiếp xúc, cũng là thể hiện sự tự tin của chính bản thânmình Điều này tưởng như đơn giản nhưng lại thật sự quan trọng trong các mốiquan hệ, nó là chìa khóa để mở cửa môi trường giao tiếp của bạn

Phát huy việc giao tiếp bằng mắt thường xuyên bằng một ánh mắt nhìn ngắn

nhưng nhẹ nhàng, thoải mái Đây là một cách luôn mang lại hiệu quả cao tronggiao tiếp, vì thế hãy thể hiện qua ánh mắt những gì bạn đang cảm nhận, tạo chongười mà đang giao tiếp một sự tin cậy Điều đó nói lên rằng bạn đang lắng nghe

họ, rất thích được nghe họ nói Đừng nhìn ra nơi khác quá lâu, hay đảo mắt liêntục bạn nhé, vì bạn sẽ khiến người mà bạn đang giao tiếp nghĩ rằng bạn chán ngấycuộc nói chuyện với họ

4.3 Nụ cười

Nụ cười chính là ngôn ngữ kỳ diệu không có lời nhưng giàu ý nghĩa Tronggiao tiếp ta dùng nụ cười để biểu hiện tình cảm thái độ của mình (xem hình 4.3).Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính Có cái cười tươi tắn,hồn nhiên, đôn hậu, có cái cười chua chát , miễn cưỡng, đanh đá, có cái cười đồngtình, thông cảm nhưng cũng có cái cười chế giễu, khing bỉ Mỗi điệu cười đều thểhiện một thái độ nào đó, nên trong giao tiếp chúng ta phải tinh nhạy quan sát nụcười của đối tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ Luôn nở nụ cười trên môi

sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt

Trang 14

Hình 4.3: Năng động

(Nguồn: www.phunu.net)

 Nụ cười thể hiện cá tính của con người:

- Cười mỉm: người tế nhị, kín đáo

- Cười thoải mái: người độ lượng, rộng rãi

- Cười nhếch mép: người khinh thường, ngạo mạn

- Cười giòn tan: người vui vẻ, sôi nổi, nhiệt tình

- Cười tươi tắn: người dễ gần, dễ mến

- Cười gằn: người khó tính, khó chịu

- Cười chua chát: người thừa nhận sự thất bại

- Cười mím chặt môi: người có nhiều bí mật

- Cười nhìn nghiêng và mắt hướng lên: người có dáng vẻ tinh nghịch, trẻ con Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là cách thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin Ai giữ được nụ cười trên môi, chứng tỏ trong lòng họ còn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống Chẳng ai muốn quan hệ với một người khi nào cũng có bộ mặt lạnh lùng hoặc cau có Ai luôn giữ nụ cười trên môi, sống tận tụy với công việc, chan hoà với mọi người thì nụ cười mới phát huy được hết giá trị của nó Thông thường, lần đầu gặp mặt người lạ, mọi người thường có tâm lý cảnh giác, không an toàn Hãy cười thân thiện, nó sẽ làm tan biến tâm lý đó Nụ cười sẽ trở thành sứ giả của cảm tình, giúp quan hệ xã hội thuận lợi hơn Một người trên môi lúc nào cũng có nụ cười rạng rỡ sẽ làm cho người khác cảm thấy dễ chịu, thoảimái Khi chúng ta khẩn cầu người khác, nhận được nụ cười từ chối cũng không đếnnỗi tức giận Cũng là từ chối mà đối phương dù có lịch sự nhưng không nở nột nụ cười chúng ta sẽ cảm thấy thật lạnh lẽo Đây chính là sức mạnh của nụ cười!

Trang 15

Hãy cười khi gặp nhau, khi tạm biệt, xin lỗi, cám ơn và cả khi ai đó xung quanhbạn đang mệt mỏi vì cuộc sống, đang cần được bạn chia sẻ, thì nụ cười của bạn sẽ mang lại sức mạnh và niềm tin cho người đó đấy Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến,

dễ gần Nụ cười có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua, không thể xin hay vay mượn được mà chỉ có được ở một tâm hồn chan hòa yêu thương

4.4 Điệu bộ, cử chỉ và dáng bộ

Khi dịch chuyển cơ thể của bạn, bạn có thể diễn tả các thông điệp cụ thể vàthông điệp chung, một số cố tình và một số vô tình Khi không thể diễn đạt đượcbằng lời nói, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng điệu bộ Điệu bộ phản ánh chính

xác cảm giác, thái độ và ý định của con người Một cái lắc đầu hay một cái vẫy tay cũng có thể biểu hiện sự từ chối hay không đồng tình của bạn Thông thường,

điệu bộ và dáng bộ còn bộc lộ địa vị xã hội mà cá nhân đang đảm nhận Ví dụ nhưcon người có xu hướng thoải mái khi tiếp xúc với người mình yêu thích, khi đó họ

sẽ ngồi dựa lưng sau ghế, hai cánh tay có xu hướng dang ra và nhìn thẳng vào mặtngười đang tiếp xúc với mình Trái lại, khi tiếp xúc với người có địa vị cao hơnhoặc người mà mình cảm thấy có sự đe dọa, con người có xu hướng căng thẳng (xem hình 4.4)

Trang 16

Hình 4.4: Chào mừng

(Nguồn: www.zing.vn)

4.4.1 DÁNG VẺ

- Nhún vai: biểu hiện sự khinh thường hay không quan tâm đến người đang nói.

- Khoanh tay: Khi một người đang đứng khoanh tay hay đặt hai tay chồng lên

nhau và đặt trên đùi đó là biểu hiện sự nghiêm túc và sự tôn kính trước mộthoàn cảnh cụ thể nào đó Nhưng cũng trong hoàn cảnh khác khi người đó đứngkhoanh tay với một nét mặt ngạo mạn thì đó là biểu hiện của sự kiêu căng,thách thức và đe dọa…

- Hai chân bắt chéo: tư thế này thường gây ra cảm giác không nghiêm túc,

không vững

- Hai tay hoặc một tay chống hông: tư thế này thường chứa hàm ý phớt lờ,

ngạo mạn vô lễ, trước mặt người khác giới chống tay vào hông còn có ý chêbai, chọc ghẹo

- Cơ thể rung hoặc lắc: gây ấn tượng thờ ơ, tuỳ tiện hoặc vô giáo dục.

- Hai tay để đằng sau: sẽ khiến cho người khác có cảm giác ngạo mạn, cứng

nhắc,

- Đứng dựa cửa, dựa tường :gây cảm giác ủ rũ, chán nản

Ngoài ra còn có những tư thế không lịch sự như cúi người, khom lưng, quaytrái quay phải, gãi đầu gãi tai, bẻ ngón tay sẽ làm người khác có ấn tượng lườibiếng, khinh thường, thiếu sức sống

4.4.2 ĐẦU

Một cái gật đầu là sự biểu hiền của sự đồng tình, đồng ý trong khi bạn đangnói Hay khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu

Trang 17

sang một bên như muốn nghe rõ hơn Còn khi đối phương hơi nghiêng đầu thìchứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói hay vừa đươc nghe

4.4.3 TAY

Dùng tay ra hiệu là một động tác sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp, nếu sửdụng thích đáng, sẽ làm cho những thông tin mà bạn muốn truyền đạt ra càng rõràng hơn Ra hiệu bằng tay một cách thích đáng, sẽ có tác dụng nhấn mạnh vềnhững nội dung mà bạn đang nói Ví dụ “ vẫy tay ” có những ý nghĩa cụ thể và chủtâm như “ xin chào ” hoặc “ tạm biệt ”

Trong trường hợp khi đối tác đan các ngón tay vào nhau thì hành động nàythể hiện sự trịnh trọng hoặc đối tác muốn điều khiển cuộc đàm phán

Ngoài ra, bắt tay cũng là một hình thức giao tiếp quan trọng Một cái bắt tay

có thể biểu lộ nhiều tình cảm trong đó: thăm hỏi, cám ơn, thông cảm, hòa giải, hợptác…

Trong giao tiếp, điều tối kị là trỏ tay vào mặt đối phương hay cho tay vào

túi quần vì nó mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập …

Khi đang nói chuyện mà hai bàn chân của đối phương hướng ra cửa thìchứng tỏ anh ta đang rất vội muốn đi

Ngày đăng: 26/05/2019, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w