Tính cấp thiết của đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trìnhtổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương.Xây d
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-NGUYỄN MẠNH TÙNG
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN THAM
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-NGUYỄN MẠNH TÙNG
VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN THAM
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỮU NGOAN
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kếtquả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giámhiệu Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáotrong khoa Kinh tế &PTNT, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơbản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đềtốt để tôi học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoanngười thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảocho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, UBND huyện Yên Thế; các cơ quanban, ngành, đoàn thể của huyện, các đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh tếđóng trên địa bàn; Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn;, tổ chức Đoàn thanh niên cáccấp và những đoàn viên, thanh niên, người dân địa phương đã cung cấp nhữngthông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong tìm hiểu, nghiên cứu đề tài tại địa bàn.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quantâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu
và hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Học viên thực hiện
Nguyễn Mạnh Tùng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Giới thiệu về chương trình nông thôn mới và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 4
2.1.2 Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới 13
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn Thanh niên trong t m 21 2.2 24
2.2
.1
24
2.2
.2 34
2.2
.3
37
PH
Ầ
40
3.1
Đặ
40
3.1
.1
40
3.1
.2 43
Trang 63.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 48
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu: 48
3.2.3 Thu thập số liệu 48
3.2.4 Phương pháp tổng hợp/ xử lý thông tin 51
3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin 52
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 54
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
4.1 Thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chương trình Nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang 55
4.1.1 Tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại huyện Yên Thế 55
4.1.2 Vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 58
4.1.3 Kết quả bước đầu đạt được trong thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Thế 84
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong việc thực hiện chương trình nông thôn mới 87
4.2.1 Trình độ, nhận thức của đoàn viên, thanh niên: 87
4.2.2 Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Đoàn 90
4.2.3 Kinh phí dành cho các hoạt động của Đoàn còn hạn chế 90
4.2.4 Sự tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương 91
4.2.5 Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới 91
4.2.6 Tính minh bạch trong thực hiện chương trình nông thôn mới ở địa phương 92
4.3 Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng NTM ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới 93
4.3.1 Định hướng nâng cao vai trò của Đoàn Thanh niên 93
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu tăng cường, nâng cao hiệu quả vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chương trình nông thôn mới 94
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải
BCH Ban chấp hành
BCĐ Ban chỉ đạo
BQL Ban quản lý
CSHT Cơ sở hạ tầng
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CN-XD Công nghiệp-xây dựng
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSXH Chính sách xã hội
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
ĐVTN Đoàn viên thanh niên
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kĩ thuật
NHCS-XH Ngân hàng chính sách xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS-VSMT Nước sạch – vệ sinh môi trường
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NTM Nông thôn mới
MTQG Mục tiêu quốc gia
TTN Thanh thiếu nhi
TNTN Thanh niên tình nguyện
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
LHTN Liên hiệp thanh niên
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 10PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trìnhtổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương.Xây dựng nông thôn mới là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết số 26 NQ/TW củaBCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thể hiện
sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước để phát triển khu vực nông thôn Với
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựng nông thôn mới chính là
một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sựtham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi nhằmchủ động tham gia phát triển nông nghiệp - nông thôn đóng vai trò chiến lược trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm anninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đấtnước
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội, trong đó thanh niên có vai trò xung kích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ,
dám làm và dám chịu trách nhiệm Với phương châm hành động “Mỗi thanh niên một việc tốt, mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn mới”, Đoàn Thanh niên đã đi đầu vận động thanh niên nông thôn tham gia học tập,
nâng cao trình độ, tổ chức và xây dựng các phong trào thanh niên tại địa phương;từng Đoàn viên thật sự là người tuyên truyền trong quá trình xây dựng nông thônmới; các hoạt động cụ thể của thanh niên được tổ chức để trực tiếp tham gia xâydựng nông thôn mới và để tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân địaphương cùng tham gia Thanh niên được đánh giá là có sức khỏe và mạnh dạn thamgia các phong trào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để từ đó vươn lênthoát nghèo, tiến tới làm giàu; là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiệnhiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
là lực lượng luôn tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng – vật nuôi và sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Trang 11Sau 3 năm đề án đi vào cuộc sống chương trình nông thôn mới đã trở thànhmột phong trào rộng khắp trong cộng đồng Nhiều địa phương trong đó có huyệnYên Thế - tỉnh Bắc Giang, dựa theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới, đã lựa chọnnhững xã thực hiện thí điểm cho địa phương mình và bước đầu đã đạt được nhữngkết quả đáng ghi nhận Huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện Đề
án quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; huy động hàng trăm tỷđồng triển khai chương trình, thực hiện lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho19/19 xã Người dân nhiều địa phương tích cực ủng hộ phong trào xây dựng nôngthôn mới, tự nguyện hiến đất, vật liệu xây dựng, tham gia ngày công,… để triểnkhai chương trình; bộ mặt nông thôn ở một số địa phương đã bước đầu khởi sắc; hệthống chính trị ở cơ sở được củng cố; an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc triển khai xây dựngnông thôn mới còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, tồn tại như: Nhận thức của một bộphận cán bộ, nhân dân về cách làm, mục đích, ý nghĩa của Chương trình chưađầy đủ vẫn còn thờ ơ chưa vào cuộc, chưa ủng hộ chương trình; công tác tuyêntruyền, vận động người dân về chủ trương chưa đồng nhất, hiệu quả chưa cao; cơchế chính sách chưa đồng bộ, không phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại
cơ sở, một số cơ chế chính sách liên quan đến trình tự, thủ tục trong quản lý đầu
tư, thanh toán chậm được ban hành… Có thể nói, các xã xây dựng có hiệu quảchưa bền vững mà lý do cơ bản là sự tham gia của người dân là thụ động, đặcbiệt là sự tham gia của thanh niên là chưa cao, trong khi lực lượng thanh niên làđội ngũ quan trọng đi đầu trong các hoạt động
Làm thế nào để đưa phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành một phongtrào rộng lớn, phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức đoàn thể, mỗi cộng đồng dân
cư và của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy tối đa nội lực và nguồn lực từ bênngoài đặc biệt là vai của thanh niên vì lực lượng thanh niên là đội ngũ quan trọng điđầu trong các hoạt động Vì vậy cần phải xác định giải pháp, cách thức làm tăng vaitrò của thanh niên trong hoạt động xây dựng Nông thôn mới Xuất phát từ những
yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
Trang 121.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thônmới; xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nângcao vai trò của tổ chức Đoàn huyện Yên Thế
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh niên
- Đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong xâydựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Đoàn thanhniên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vào thời gian tới
1.3 Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tham gia xâydựng nông thôn mới ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
Đối tượng khảo sát: Các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong địa bàn và các vấn đềkinh tế, tổ chức có liên quan đến đề tài
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong các mô hình xâydựng nông thôn mới tại huyện Yên Thế từ khi có mô hình nông thôn mới, đề xuấtgiải pháp đến năm 2020
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 19 xã thực hiện chương trình Nông thônmới của huyện Yên Thế
1.3.2.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanhniên trong các hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện YênThế tỉnh Bắc Giang
Trang 132.1.1.1 Chương trình nông thôn mới:
a Khái niệm nông thôn mới.
“Nông thôn thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn hay làng xã, một đơn vị quần cư - hành chính có từ lâu đời trong kết cấu nông thôn Việt Nam Có thể hiểu:
“Làng xã” là một cộng đồng dân địa vực, có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định; tự cấp, tự túc về kinh tế; có một không gian khép kín thống nhất (ruộng, nghề, chợ); tương đối độc lập về phong tục tập quán văn hóa và tự trị về mặt chính trị” ( Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh , 2008).
Trong quá trình hình thành và phát triển, khái niệm “nông thôn” được mở rộng nội hàm so với “làng” với nội dung: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ bannhân dân xã
Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƯơngĐảng khóa X ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đưa ra mục
tiêu tổng quát: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
[trang 32] Như vậy, nông thôn mới cần đảm bảo năm nội dung cơ bản sau:
Một, làng xã văn minh sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; hai, sản xuất phải pháttriển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; ba, đời sống vật chất và tinh thần của
cư dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bốn, bản sắc văn hóa dân tộc được gìngiữ và phát triển; năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ
b Chương trình nông thôn mới
Mô hình phát triển nông thôn mới ở nước ta hiện nay là tổng thể những đặc
Trang 14điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu
Trang 15cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay: Kiểu nông thôn được xâydựng mới có tính tiên tiến về mọi mặt (Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lầnthứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, 2008)
* Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Một trong những mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là tăng cường sựtham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng, đóng vai trò quan trọng, để việcxây dựng nông thôn mới đi đúng trọng tâm, trọng điểm; giải quyết tốt những khókhăn, bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vậtchất và văn hóa của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữanông thôn và thành thị, hướng tới sự phát triển nông thôn bền vững Mục tiêu cụ thểcủa mô hình xây dựng nông thôn mới bao gồm:
Một là, xây dựng cho cộng đồng nông thôn một diễn đàn, nơi họ có cơ hội tham
gia sinh hoạt, thảo luận, phát huy được quyền dân chủ trong các hoạt động phát triểncủa mình, đồng thời khơi dậy các ý tưởng phát triển thôn, bản thông qua việc tham giaxây dựng nông thôn mới của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng người dân tại địaphương
Hai là, nâng cao năng lực cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân, sao
cho họ có đủ năng lực, chủ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tự xây dựng kếhoạch và gia quyết định tùy thuộc và điều kiện và thế mạnh của địa phương cho cáchoạt động phát triển thôn, bản
Ba là, hỗ trợ trực tiếp các hộ dân nông thôn về kiến thức, kỹ năng xây dựng
kế hoạch, bố trí sản xuất - dịch vụ hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào tổchức sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cung cấp giống, vốn chohoạt động sản xuất có tính mùa vụ để tăng thu nhập bền vững
Bốn là, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu gắn liền với
sự tham gia đóng góp vật chất, công sức hay tiền của nhân dân vào chương trìnhxây dựng nông thôn mới, sự tham gia của họ phải được thực hiện ngay từ việc lựachọn những vấn đề, những công trình được cộng đồng cho là bức xúc nhất liên quanđến sản xuất và đời sống Sự lựa chọn này thường rất chính xác vì chỉ có họ hàngngày mới đối mặt với những vấn đề bức xúc thực tế của cuộc sống và sản xuất, họ
sẽ xác định đúng những vấn đề cần thiết nhất để đầu tư xây dựng, nhằm nâng caohiệu quả khai thác, sử dụng công trình và duy trì sự bền vững của công trình Tạo
Trang 16thói quen tự chủ trong các hoạt động đầu tư, tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn đầu tư
từ bên ngoài, do đó không còn tư tưởng lệ thuộc, ỷ lại vào Nhà nước bị xóa bỏ
Năm là, còn tìm kiếm các phương pháp, các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho
quá trình phát triển như việc thu hút hỗ trợ đầu tư về tài chính và kỹ thuật từ cácchương trình, dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác trên điạ bàn để thực hiện các
mô hình (Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa X, 2008)
* Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
1 Xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực
và cộng đồng địa phương Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sựđóng góp của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng người dân Nguyên tắc này nhằmphát huy tối đa sức dân, huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong mọi hoạtđộng của làng, xã
2 Các hoạt động cụ thể của xây dựng nông thôn mới do chính người dân củađịa phương tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyếtđịnh thông qua cộng đồng Chính quyền các cấp chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹthuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt kế hoạch phát triển và tạo điềukiện thuận lợi cho họ thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng
3 Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, cótầm nhìn lâu dài, hài hòa với môi trường, góp phần bảo tồn và phát huy giá trịtruyền thống của địa phương (Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung Ương Đảng khóa X, 2008)
* Nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2012,Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổngthể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dungsau:
1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
4 Giảm nghèo và an sinh xã hội
Trang 175 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
Trang 18y
ho
Qu
y
6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn (Quyết định số TTg Thủ tướng Chính phủ, 2010)
800/QĐ-* Tiêu chí nông thôn mới cho các tỉnh trung du, miền núi phía bắc
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, banhành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổchức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị Theo đó, Bộtiêu chí xây dựng chỉ tiêu chung cho cả nước và các chỉ tiêu cụ thể phù hợp với đặcđiểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng Để được công nhận là xã nôngthôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các xã thuộccác tỉnh Trung du, miền núi phía bắc (trong đó, có tỉnh Bắc Giang) phải đạt được 19chỉ tiêu cơ bản
Ngày 20/02/2013, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 342/ QĐ- TTg sửađổi tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Theo đó, 5 tiêu chíđược sửa đổi là tiêu chí số 7 về chợ giao thông, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số
12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế Theo đó, bộtiêu chí về xây dựng nông thôn mới cho các xã thuộc các tỉnh Trung du, miền núi phíabắc (trong đó, có tỉnh Bắc Giang) gồm:
Trang 19ng cá
I k
100
%Tỷ
lệ đư
50
%Tỷ
lệ kmđư
100
%Tỷ
lệ km
50
ng
ĐạtTỷ
lệ km
50
lệ
hộ
95
70
lệ thô
100
ư
u
Cóđiể ĐạCóint Đạ
lệ 75I t
Trang 20Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8
Trang 21I h
%Tỷ
%Cá
ng
bộ,
ĐạtCá
c
tổ
Đạt1
9 Anni Annin Đạ
( Quyết định số 491/QĐ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ, 2009)
Trang 22Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
Trang 232.1.1.2 Tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
a Vị trí, vai trò:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) là tổchức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam vàchủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đoàn bao gồm những thanhniên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đàng là độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X, 2012)
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Phápluật Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội,các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếunhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước
và xã hội
b Chức năng
Thứ nhất, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản
Việt Nam Đoàn TNCS là tổ chức do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rènluyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến tự nguyện phân đấu thực hiện mụctiêu lý tưởng của Đảng, đó là những đoàn viên cộng sản trẻ tuổi, nguồn bổ sưng quantrọng, đảm bảo cho Đảng phát triển không ngừng ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ
Đoàn Thanh niên là đội quân xung kích cách mạng, đi đầu trong mọi khókhăn trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
như lời Hồ chủ tịch khẳng định: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.
Trang 24Thứ hai, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh
niên Việt Nam Đây là chức năng cơ bản nhất cần được quán triệt trong công tácthanh niên và trong công tác Đoàn nói riêng ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X,2012)
Trường học xã hội chủ nghĩa hiểu theo nghĩa rộng là môi trường giáo dục,rèn luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng của Đảng và Chủ tịch HồChí Minh lựa chọn Với chức năng này, Đoàn TNCS phải thông qua các nội dung,phương thức hoạt động khác nhau, với nhiều loại hình giáo dục khác nhau để đoànkết tập hợp, giáo dục thanh niên
Thứ ba, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện chăm lo và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X, 2012)
Chức năng này quyết định sự tồn tại hay không của Đoàn Thanh niên, vì bất
kỳ một tổ chức nào ra đời trước hết là nhằm mục đích đại diện và bảo vệ lợi ích chocác thành viên của mình Nhu cầu và lợi ích luôn gắn liền vói mỗi con người trongđời sống xã hội Bất kỳ một tổ chức chính trị - xã hội nào cúng không thể tồn tại vàphát triển được nếu trong thực tiễn những hoạt động của nó không phản ánh đượcnhững nhu cầu và lợi ích ở những mức độ nhất định
c Nhiệm vụ
Một là, đoàn kết và tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, thực hiện tốt vai
trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc xây dựng tổ chức hoạt động của HộiLHTN, Hội sinh viên Việt Nam…nhằm đưa thanh niên vào trong tổ chức của Hội
và Đoàn cùng phấn đấu ví sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ,giàu mạnh, công bằng, xã hội văn minh
Hai là, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho đoàn viên, thanh niên thông
qua các phong trào hành động cách mạng Nội dung công tác giáo dục rất phongphú, bao gồm: giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh; giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống; giáo dục về khoa học
kỹ thuật công nghệ, về dân số - sức khỏe – môi trường; giáo dục về phát huy, giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống cách mạng
Trang 25Ba là, tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong thanh thiếu nhi Bốn là, tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng Cần coi nhiệm vụ xây dựng
Đảng là tất yếu trong xây dựng tổ chức Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là độiquan trung thành, kế tục sựng nghiệp của Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của đảngđến đich cuối cùng, đưa nghị quyết và đường lối của Đảng vào trong cuộc sống.Đoàn TNCS là nguồn cung cấp bổ sung cho Đảng lực lượng trẻ, có tri thức, đạođức, sức khỏe để gánh vác công việc, tạo sinh lực mới cho Đảng
Năm là, phụ trách, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng ( Điều Lệ Đoàn
e Hệ thống tổ chức của Đoàn, gồm 4 cấp: Cấp trung ương, cấp tỉnh (Thành
phố và tương đương), cấp huyện (Quận và tương đương) và cấp cơ sở (Gồm đoàn
cơ sở và chi đoàn cơ sở) ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X, 2012)
Trang 262.1.2 Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng NTM
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội Trong đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đội quân xung kích đi đầu trong các hoạtđộng, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm đang ngày càng có vai trò đặcbiệt quan trọng trong xã hội:
Một là, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là nơi tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh
niên vào tổ chức của mình, góp phần thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc, pháthuy tốt vai trò tích cực, tự giác của thanh niên tham gia vào việc giải quyết các vấn
đề bức xúc của cộng đồng, xã hội
Hai là, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với thanh
niên, truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới thanh niên.Đồng thời, Đoàn còn là nơi thể hiện quyền làm chủ của thanh niên trong việc giámsát và phản biện xã hội: Phản ánh suy nghĩ, quan điểm của thanh niên với Đảng vàNhà nước trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật để cơ chế, chính sách của Đảng vàNhà nước sát với thực tế; nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức củaNhà nước trong việc thực thi công vụ và tổ chức bộ máy cho phù hợp
Ba là, cùng với các tổ chức đoàn thể xã hội khác, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
là lực lượng đối ngoại nhân dân quan trọng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay: Giúp cho các nước khác hiểu rõ về Việt Nam hơn để tăng cường sự hiểubiết, hợp tác cũng như tranh thủ nguồn lực để phát triển đất nước
Bốn là, hỗ trợ cho nền kinh tế thị trường phát triển và che lấp những khiếm
khuyết của nền kinh tế thị trường thông qua sự trợ giúp về thông tin, tuyên truyềnkinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy sự ra đời của các cơchế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn cũng như thúc đẩy sự ra đời và phát triểncủa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Mặt khác, hoạt động của tổ chức Đoàn hiện naycung ứng nhiều dịch vụ cho đoàn viên, thanh niên, cho xã hội thông qua việc tổ chứccác dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn mà các tổ chức phi lợinhuận không muốn triển khai, Nhà nước chưa đủ điều kiện vươn tới, đồng thời cùngvới Nhà nước thực hiện tốt công tác xã hội hóa về giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học,thể dục thể thao
Trang 27Như vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập do nhu cầu cần thiết củathanh niên trong việc tương trợ, giúp đỡ nhau về đời sống, sinh hoạt xã hội ĐoànTNCS Hồ Chí Minh ở khu vực nông thôn là chỗ dựa vững chắc của chính quyền địaphương, chủ động tích cực tham gia vào sự phát triển của đất nước, thực hiện tốtcông tác vận động quần chúng của Đảng, phát huy quyền tự chủ của thanh niêntrong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Thông qua vai trò của tổchức Đoàn, thanh niên nông thôn trở nên tích cực, tự giác, sẵn sàng tham gia cáchoạt động vì lợi ích chung: các hoạt động sản xuất, văn hóa, y tế, giáo dục, môitrường, khuyến nông – khuyến lâm, xóa đói giảm nghèo…, tham gia đóng góp ýkiến xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới, cùng với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể khác, Đoàn TNCS HồChí Minh đã tích cực tham gia tổ chức, triển khai thực hiện chương trình bằng nhiềuhình thức, cách làm Đồng thời, tổ chức Đoàn nghiên cứu để tìm ra các hình thức,biện pháp để nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng nôngthôn mới Tuy nhiên, đây là một hoạt động mang quá trình bền bỉ và lâu dài nhằmtừng bước nâng cao nhận thức cho thanh niên và các tầng lớp nhân dân về nông thônmới, giúp họ hiểu, chủ động, tích cực và tự nguyện tham gia xây dựng nông thôn mớibằng ngày công lao động, tiền của, hiến đất,… và thực sự làm chủ nông thôn mới
Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ, tạo điềukiện của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhưng vai trò của tổ chức Đoàn ởmột số vùng nông thôn vẫn chưa được phát huy triệt để, hiệu quả đạt được chưacao Do vậy, để nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng nông thônmới thì cần phải nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến công tác này, tìm rađược những khó khăn, thách thức cũng như những điểm mạnh, những yếu tố ảnhhưởng để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh trong việc xây dựng nông thôn mới ( Nguyễn Hoàng Trung, 2012)
2.1.2.2 Vai trò tham gia của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề rộng lớn, liên quan không chỉ đếnChính phủ, những người dân mà còn đến các tổ chức đoàn thể trong nông thôn
Trang 28trong đó có Đoàn thanh niên Các tổ chức đoàn thể này đóng góp tích cực vàomọi mặt hoạt động của sự phát triển và bổ sung vào vai trò của Đảng, Nhà nướctrong sự phát triển nông thôn.
Các tổ chức đoàn thể là những cơ quan trực tiếp với người dân và triển khaicác vấn đề, các nội dung trong xây dựng nông thôn mới Nâng cao vai trò đồng thờitạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể phát huy có hiệu quả trong các hoạt động xâydựng nông thôn mới là trách nhiệm của Nhà nước và mỗi người dân Các tổ chứcđoàn thể liên quan đến xây dựng nông thôn mới bao gồm chính quyền tỉnh, huyện,xã; các tổ chức đại diện cho nông dân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, ngườicao tuổi, các ngân hàng và hiệp hội tín dụng; các doanh nghiệp nhà nước và doanhnghiệp tư nhân; các tổ chức phi Chính phủ và các nhà tài trợ trong đó Đoàn thanhniên có các vai trò sau:
a Vai trò tham gia thông tin, tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM
Công tác tuyên truyền được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc
tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành từTrung ương đến địa phương Thông qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảngviên, đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọngcủa chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hànhđộng và hiểu sâu sắc rằng: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quyhoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trườngsinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đoàn viên, thanh niên luôn là người xung kích đi đầu, mỗi đoàn viên thật sự
là người tuyên truyền trong quá trình xây dựng nông thôn mới Thông qua các hoạtđộng Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền để mọi cán bộ, đoàn viên thanh niên vànhân dân hiểu về tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựngnông thôn mới; hiểu được nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và tráchnhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới bằng các hình thức hội thi, hội diễn, hội
Trang 29nghị, hội thảo, và các kênh thông tin của Đoàn thanh niên… qua đó phát huy vai tròxung kích của thanh niên trong việc đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp thamgia xây dựng nông thôn mới.
b Vai trò tham gia Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
Để đảm bảo thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thựchiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, thôn thì việc cần thiết là thànhlập Ban chỉ đạo, ban quản lý nông thôn mới; việc thành lập Ban chỉ đạo, ban quản
lý nông thôn mới tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các nộidung, các hoạt động trong chương trình nông thôn mới, nói một cách khái quát, mọiviệc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ hưởng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệmtham gia vào ban chỉ đạo, ban quản lý nông thôn mới giúp cho ban chỉ đạo, ban quản
lý theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch, nhất là lĩnh vực của Đoàn;kịp thời xử lý công việc thuộc lĩnh vực phụ trách; tổ chức tuyên truyền, vận độngnhân dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
c Tham gia quy hoạch xây dựng Nông thôn mới
Công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng xã nông thôn mới là yếu tố địnhhướng, làm cơ sở để thực hiện các nội dung khác của Chương trình xây dựng nôngthôn mới; Quy hoạch NTM là cách bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch
vụ, hạ tầng kinh tế-xã hội, môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn NTM gắn vớiđặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương Để có mô hình NTM mang tính kếthừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH-HĐH thì công tác quy hoạch đượcđặt lên hàng đầu (Nằm ở vị trí số 1 trong 19 tiêu chí xây dựng NTM) Nếu quyhoạch không có chất lượng, tính tổng thể và tầm nhìn, thì lộ trình đến đích NTMcủa các địa phương là vô cùng gian khó Vì vậy cần có sự vào cuộc của các đoànthể nhân dân đồng sức, đồng lòng, thi đua thực hiện trong đó có vai trò của Đoànthanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
d Tham gia chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Đoàn thanh niên các cấp có nhiều phong trào hoạt động sôi nổi, thiết thực vàhiệu quả Đặc biệt nhiều phong trào xung kích đã hướng về nông thôn khơi dậy tinh
Trang 30thần xung kích, vượt khó của thanh niên nông thôn góp phần chung tay xây dựngnông thôn mới Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động như phong trào “Đồnghành với thanh niên lập thân lập nghiệp”, “Xung kích phát triển kinh tế- xã hội vàbảo vệ Tổ quốc”… Đoàn thanh niên cùng các cấp, các ngành đã hỗ trợ thanh niênnông thôn trong các hoạt động như chuyển giao kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, trồngtrọt; hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh; phối hợp đào tạo nghề vàgiải quyết việc làm cho lao động trẻ qua đó nâng cao chất lượng hoạt động công tácĐoàn góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thônmới” do trung ương Đoàn phát động.
e Tham gia giảm nghèo và an sinh xã hội
Giảm nghèo và an sinh xã hội là một trong những nội dung hoạt động củaĐoàn TNCS Hồ Chí Minh được triển khai đồng bộ trong những năm qua với sựtham gia tích cực của đông đảo đoàn viên thanh niên Với phương châm “Mỗi thanhniên, mỗi cơ sở Đoàn có ít nhất một hoạt động tình nguyện góp phần bảo đảm ansinh xã hội” Với các phong trào của Đoàn như “Mùa hè tình nguyện”, “Tìnhnguyện mùa đông”, “Xuân tình nguyện”, Đoàn thanh niên đã phối hợp cùng cácban, ngành, đoàn thể, vận động các tổ chức, các nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạtđộng như: Xây dựng nhà nhân ái, nhà bán trú, sân chơi miễn phí, tặng sổ tiết kiệm,học bổng; tổ chức khám bệnh, phát thuốc, tư vấn chăm sóc sức khỏe, mổ mắt miễnphí; tặng quà, quyên góp quần áo, chăn ấm, đồ dùng học tập cho các gia đình chínhsách, cựu thanh niên xung phong, thanh thiếu nhi và đồng bào khó khăn vùng cao,vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai bão lũ Những hoạt động này góp phần làmphong phú công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đóng góp tích cực vào công tácgiảm nghèo và an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”
f Tham gia đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
Có thể khẳng định, thanh niên là một lực lượng quan trọng góp phần đáng kểtrong việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội; là lực lượng xung kích trongcác phong trào thi đua xây dựng quê hương ngày càng văn minh giàu đẹp Trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên có trình độ và tay nghề ngày càng
Trang 31cao, được trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng phấn đấu vươn lên đápứng nhu
Trang 32cầu của quá trình đổi mới Nhiều thanh niên đã tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần không nhỏ vào
sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn
g Tham gia phát triển giáo dục đào tạo ở nông thôn
Với các phong trào của Đoàn đang được triển khai hiện nay như: Chươngtrình “Em tôi đi thi”, “Anh, chị tôi đi thi”, “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức đếntrường”, ”Khi tôi 18” các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn vay vốnhọc tập, phát triển các câu lạc bộ học thuật trong thanh niên học sinh Các phongtrào đã và đang tuyên truyền, cổ vũ, động viên thanh niên, trước hết là trong cán bộđoàn học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; tạo điều kiện chocác bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập góp phần quantrọng vào công tác phát triển giáo dục, đào tạo đặc biệt là ở khu vực nông thôn
h Tham gia phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, góp phần thiết thực vào
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; trong những năm qua phongtrào “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” đã trở thành nét đẹp truyềnthống của phong trào thanh niên, với các phong trào của Đoàn: Chiến dịch tìnhnguyện, những đợt khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo, hiếnmáu tình nguyện… đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng nhân dân Bên cạnh đó đoànviên thanh niên còn xung kích thực hiện chương trình 3 mục tiêu: Dân số - sức khỏe -Môi trường, các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, phòng chống dịchbệnh thông qua “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh Từ các hoạtđộng này đã giáo dục đoàn viên thanh niên và nhân dân ý thức, trách nhiệm của mìnhvới việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và tuyên truyềnphòng chống các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm
i Tham gia xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
Trong thời gian qua, Đoàn Thanh niên đã có nhiều mô hình, hoạt động địnhhướng, tổ chức cho thanh niên tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa truyền thống thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng Công tác giáo dụctruyền thống cho thanh thiếu nhi được các cấp bộ Đoàn đẩy mạnh, đặc biệt nhân dịp
Trang 33những ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của quê hương, đất nước gắn với các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội trại truyền thống, về nguồn,…nhiều hìnhthức sân khấu hóa được triển khai như: Liên hoan tiếng hát thanh niên; hội thi;Nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng…đã được đông đảo đoàn viên thanh niênhưởng ứng tham gia Qua đó, thanh niên vừa có điều kiện để tìm hiểu, nâng caohiểu biết về văn hóa dân tộc, vừa là cơ hội để thể hiện trình độ, vốn hiểu biết về vănhóa, nghệ thuật truyền thống.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được ĐoànThanh niên cụ thể hóa gắn với việc đảm nhận và thực hiện tiêu chí văn hóa trongxây dựng nông thôn mới Những kết quả đạt được đã khẳng định được vai trò vànhững đóng góp quan trọng của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên trong việcbảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
k Tham gia thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới Đoàn thanh niên có nhiệm
vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về giữ vệ sinh môi trường, bảo vệnguồn nước sạch, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả và kêu gọi mỗi đoàn viên,thanh niên phải gương mẫu bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường,xung kích tham gia xây dựng, nhân rộng các mô hình, công trình, có nhiều việclàm thiết thực giữ gìn vệ sinh môi trường Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy,chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo, thực thi các chương trình, biện pháp giữ gìnnguồn nước sạch và bảo vệ môi trường
n Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, hệ thống chính trị trên địa bàn
Vinh dự và tự hào được Đảng ta luôn xác định lực lượng thanh niên mànồng cốt là tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là đội dự bị tin cậy của Đảng Cáccấp bộ Đoàn với các hoạt động, các phong trào cần tích cực tham gia đóng góp ýkiến trong xây dựng các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước về thanh niên và công tác thanh niên; giới thiệu nhiều cán bộ trẻ đủ nănglực và phẩm chất cho các cơ quan của Đảng và hệ thống chính trị; tập trung thực hiệncác giải pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng
Trang 34xem xét, kết nạp, đổi mới công tác kết nạp, góp phần bổ sung nguồn sinh lực trẻ cóchất lượng cho Đảng.
Trang 35m Tham gia giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Để góp phần xây dựng nông thôn mới đoàn viên thanh niên cần triển khai tốtphong trào của Đoàn đó là:“Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội” Phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên trên mặt trận đấutranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội, tích cực hưởngứng phong trào “Đoàn kết ba lực lượng” - thanh niên lực lượng vũ trang, thanh niêntrong các trường học, thanh niên trên địa bàn dân cư Tham gia, động viên lênđường nhập ngũ đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng, chủ động đón nhận thanh niên xuấtngũ về địa phương, tham gia các hoạt động Đoàn, Hội Tích cực tham gia vào độihình thanh niên xung kích an ninh chống tệ nạn xã hội, xây dựng các mô hình: “Bạngiúp bạn”, “Ngõ phố không có ma tuý” (Ngô Giang Sơn, 2012)
Tóm lại, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị vàtoàn xã hội Trong đó, thanh niên với điểm nổi bật là có sức khỏe, dám nghĩ,dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địaphương để từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu, là lực lượng xung kích, đi đầuủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Vì vậy, để đảm bảo thực hiện tốt chương trình xây dựngnông thôn mới, tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước thì vai tròcủa thanh niên là đặc biệt quan trọng
2.1.2.3 Đặc điểm sự tham gia của thanh niên trong thực hiện chương trình NTM
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủnhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố
và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước
Trang 36Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, thanh niên là lực lượng tham giasôi nổi, hăng hái, đi đầu trong cải tiến và tiếp thu cái mới Tuy nhiên, sự tham giacủa thanh niên còn có nhiều hạn chế, phần lớn những người quyết định trong việcthực hiện chương trình không phải là thanh niên bởi đại đa số thanh nên không phải
là chủ hộ, khó có những quyết định Vì vậy sự tham gia của thanh niên mang tínhthụ động, không chủ động Mặt khác, thanh niên phần lớn là những người chưa có
sở hữu nhiều về vật chất mà cái chủ yếu họ có là tinh thần, sức trẻ và tri thức Dovậy sự đóng góp của thanh niên phần lớn là trí tuệ, công sức nhiều hơn sự đóng góp
về tiền, vật chất Nếu nhận thức của cấp ủy, chính quyền không tốt thì lực lượngthanh niên sẽ đứng ngoài cuộc, không phát huy được vai trò của thanh niên trongthực hiện chương trình ( Nguyễn Hoàng Trung, 2012)
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn Thanh niên trong tham gia xây dựng NTM.
* Trình độ, nhận thức của đoàn viên, thanh niên:
Đây là yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của đoànviên, thanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới Trình độ nhận thức của một
số cán bộ, đoàn viên còn hạn chế, chưa đồng đều, bộ phận không nhỏ đoàn viên,thanh niên vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ, coi xây dựng nông thôn mới là nhiệm
vụ của chính quyền địa phương Đây là tâm lý chung của đại bộ phận người dânnông thôn, đặc biệt ở những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa.Hoạt động xây dựng nông thôn mới diễn ra và thu được kết quả là nhờ cáccông trình, các tổ nhóm khuyến nông… tạo lợi ích cho thanh niên và người dânnhưng để thu hút toàn bộ người dân vào suốt quá trình hoạt động vẫn rất khó khăn
* Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Đoàn:
Công tác tổ chức của Đoàn có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia của thanh niêntrong thực hiện chương trình nông thôn mới Tổ chức Đoàn, các đồng chí cán bộĐoàn có vào cuộc, triển khai các nội dung trong chương trình nông thôn mới thìđoàn viên, thanh niên – với tư cách là thành viên của tổ chức mới có sự tham giavào việc thực hiện chương trình Đối với việc thực hiện chương trình nông thônmới, Trung ương Đoàn đã phát động kế hoạch “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nôngthôn mới” Căn cứ vào kế hoạch này, các huyện, thành Đoàn đã xây dựng kế hoạch
Trang 37triển khai đến tận cấp cơ sở về các nội dung mà thanh niên có thể tham gia trongxây dựng nông thôn mới tại địa phương Sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên có sát saohay không, quá trình triển khai thực hiện của Đoàn cấp dưới đến cơ sở có phù hợp,sát với thực tế hay không có ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của thanh niên trongthực hiện chương trình nông thôn mới.
Người cán bộ Đoàn cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc thu hút, tậphợp đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới Người cán bộ Đoànphải là người có sự am hiểu về nông thôn, năng lực tổ chức các hoạt động tại nôngthôn, có lòng nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết thì việc triển khai các nội dungcủa tổ chức Đoàn trong xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo đoàn viên, thanh niêntham gia các hoạt động trong chương trình nông thôn mới sẽ có nhiều thuận lợi
Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong tổ chứcĐoàn cũng là một yếu tố nội tại thuộc về tổ chức có ảnh hưởng đến vai trò tham giacủa Đoàn Thanh niên xây dựng nông thôn mới Mỗi thành viên trong tổ chức Đoànmuốn tham gia thực hiện một hoặc nhiều nội dung nào đó trong xây dựng nông thônmới sẽ không tránh khỏi khó khăn nhất định Nói cách khác, ở đây nhấn mạnh đếntính cộng đồng trong nhóm đối tượng đoàn viên, thanh niên đối với việc tham giaxây dựng nông thôn mới Vì vậy, người cán bộ Đoàn cũng cần phải có năng lực thuhút, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh niên vào trong tổ chức mình, đặc biệt là đốivới Đoàn cơ sở ở khu vực nông thôn Người cán bộ Đoàn tham gia thực hiệnchương trình nông thôn mới tại địa phương phải là người gắn bó chặt chẽ nhất vớingười dân nói chung và đoàn viên, thanh niên nói riêng, có ảnh hưởng đến đoànviên, thanh niên trong quá trình thực hiện các nội dung của chương trình nông thônmới Nếu người cán bộ Đoàn có phương pháp, kỹ năng và các biện pháp thích hợptạo cho thanh niên tham gia thực hiện các chương trình có hiệu quả, thì thanh niên
sẽ tích cực tham gia nhiều nội dung, nhiều khâu hơn trong quá trình thực hiệnchương trình nông thôn mới tại địa phương
* Kinh phí dành cho các hoạt động của Đoàn:
Một khó khăn lớn trong công tác Đoàn tại các cơ sở Đoàn hiện nay đó là vấn
đề kinh phí Các Đoàn xã sử dụng kinh phí nhà nước, hàng năm phân bổ cho hoạt
Trang 38động Đoàn còn rất eo hẹp, các chi đoàn trực thuộc Đoàn cơ sở nhiều nơi còn không
có kinh phí để hoạt động do kinh phí của chi đoàn đa phần là do đoàn viên, thanhniên đóng góp hàng tháng và một phần trích lại từ nguồn thu đoàn phí của đoàn viêngây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động Đoàn Việc tham mưu cho cấp ủy,chính quyền địa phương đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên tạo nguồnkinh phí cho hoạt động Đoàn còn hạn chế do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sự thamgia của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
* Sự tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
Đây là một trong số những yếu tố quyết định đến vai trò tham gia của ĐoànThanh niên trong việc xây dựng nông thôn mới Đoàn Thanh niên ở địa phương cần
có sự chủ động trong tham mưu; cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, tạođiều kiện dưới nhiều hình thức như việc đề ra nghị quyết chuyên đề về sự thamgia của Đoàn Thanh niên trong thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương,tin tưởng giao cho Đoàn Thanh niên địa phương đảm nhiệm công trình, phần việcthanh niên trong xây dựng nông thôn mới và tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên hoànthành nhiệm vụ của mình Ngược lại, nếu cấp uỷ Đảng chưa thực sự quan tâm đếnvấn đề này, thì có thể hạn chế phần nào sự tham gia của Đoàn Thanh niên trong xâydựng NTM
* Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới
Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu trong việc tổ chức thực hiện chương trình, là nhiệm vụ của các cấp, cácngành từ trung ương tới cơ sở Vì vậy cần phải thống nhất xây dựng nội dungtuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm
vụ, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới và tình hình, kết quả, nhiệm
vụ, giải pháp thực hiện chương trình
Cần tuyên truyền sâu rộng để mọi đoàn viên, thanh niên và nhân dân hiểuđược tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;hiểu nội dung, phương pháp, cách làm, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc xây dựngnông thôn mới để người dân chủ động hơn trong việc tham gia thực hiện chươngtrình, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi trong xã hội; xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trôngchờ vào Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới
Trang 39* Tính minh bạch trong thực hiện chương trình nông thôn mới ở địa phương
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển nôngthôn, bao gồm nhiều hoạt động từ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vùng sản xuất,phát triển hệ thống giáo dục, y tế, hệ thống chính trị…Để thực hiện được nhữnghoạt động đó đòi hỏi một nguồn lực tổng thể của toàn xã hội, trong đó nguồn lựccộng đồng giữ vai trò chủ yếu, nguồn lực từ Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, làđộng lực để kêu gọi, thu hút các nguồn lực khác trong xã hội Chính vì thế, vấn đềminh bạch, dân chủ, công khai trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn lực
đó vào công cuộc xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng Ở đâu,địa phương nào mà sự minh bạch, dân chủ, công khai càng rõ ràng thì ở đó sự thamgia của cộng đồng càng lớn và tạo được niềm tin trong nhân dân và ngược lại
Nhân tố này nhấn mạnh đến sự minh bạch trong việc lựa chọn các đốitượng tham gia thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương Cụ thể,nếu mọi vấn đề xác định đối tượng thực hiện các hạng mục trong chương trìnhnông thôn mới được minh bạch, công khai và tạo điều kiện cho người dân, chothanh niên thì tổ chức Đoàn sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào việc thựchiện chương trình tại địa phương Ngược lại, nếu nội dung này không được côngkhai thì không nói đến thanh niên, ngay cả người dân địa phương cũng sẽ ít có sựtham gia vào việc thực hiện chương trình nông thôn mới, nhất là đối với việcthực hiện các công trình nông thôn mới tại địa phương
Ngoài các nhân tố nêu trên, các nhân tố khác như độ tuổi, giới tính, dântộc…cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của Đoàn thanh niên vàoxây dựng NTM ( Nguyễn Hoàng Trung, 2012)
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Phát triển nông thôn với việc nâng cao vai trò của người dân trong việc thamgia xây dựng nông thôn là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế,bình ổn xã hội, nhằm đạt đến sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia Tuy nhiên mỗiquốc gia có một quốc sách phát triển để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đấtnước mình
Trang 402.2.1.1 Hàn Quốc phát triển nông thôn từ việc nâng cao vai trò của nông dân thông qua mô hình “Làng mới” (Saemaul Undong)
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốcchỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điệnthắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá Là nướcnông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất củachính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượtkhó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tưcho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào
SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng máingói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trìnhphúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng Phương thức canh tác được đổi mới,chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và câythuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiềunhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Chỉ sau 8năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành Trong
8 năm từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối vớiđường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đườngngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (HànQuốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồchứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất vàcác tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bànbạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào
Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắmphương tiện sản xuất Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm
1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980
Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệcao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã