SKKN - Phát huy tính tích cực trong dạy bài 9 Lịch Sử 6 (Năm học 2007 - 2008)

10 672 4
SKKN - Phát huy tính tích cực trong dạy bài 9 Lịch Sử 6 (Năm học 2007 - 2008)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần I: Đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài Trong hằng nghìn năm dựng nớc và giữ nớc của dân tộc Việt Nam, cha ông ta luôn coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục cho thế hệ trẻ. Thực tiễn cho thấy rằng môn Lịch sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi ngời trong công cuộc xây dựng và boả vệ tổ quốc. Tuy nhiên những nhận thức, quan niệm sai lệch về vị trí chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phơng pháp nghiên cứu, học tập không đúng. Hệ quả tất yếu là sự giảm sút chất lợng của bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tợng khá phổ biến ở nhiều trờng. Để nâng cao chất lợng hiệu quả giáo dục, yêu cầu cần đặt ra là phải đổi mới ph- ơng pháp dạy học. Trong đó, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Học lịch sử không những để biết mà còn để hiểu lịch sử, từ chỗ tạo biểu t- ợng, nắm khái niệm đến rút ra qui luật, nêu bài học cho quá khứ và hiện tại. 2. Mục đích Yêu cầu: Thông qua đề tài này, để có thể đa ra một hớng khai thác tốt nhất cho hoạt động dạy học Bài 9 nhằm phát huy đợc tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử từ đó nâng cao hiệu quả bài học, tăng cờng hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn. đặc biệt đối với học sinh lớp 6 các em bắt đầu làm quen với phơng pháp học tập mới thì việc phát huy đợc tính tích cực của các em trong học tập chính là một thành công lớn của giáo viên trong hoạt động dạy học. 3. Đối tợng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Đối tợng nghiên cứu: Các phơng pháp dạy học tích cực để áp dụng cho một bài học Lịch sử lớp 6. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp , cách thức khai thác bài học để rút ra một ph- ơng pháp tối u nhất, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lớp 6. 4. Phơng pháp nghiên cứu Khi viết đề tài này tôi đã sử dụng các phơng pháp sau: a. Đọc nghiên cứu các tài liệu có liên quan. b. Thảo luận với đồng nghiệp. c. Sử dụng biện pháp đối chứng và điều tra. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 1 d. Hoàn thành đề tài. 5. Phạm vi nghiên cứu: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học bài Đời sống của ngời nguyên thuỷ trên đất nớc ta (SGK Lịch sử 6) 6. Thời gian nghiên cứu. - Từ tháng 9 2007 đến tháng 3 2008. - Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007 đọc tài liệu, khảo sát thực tế, lập dàn ý. - Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2008 khảo sát đối chứng và hoàn thành đề tài. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 2 Phần II: Nội dung. 1. Cơ sở lí luận. Trong việc đổi mới phơng pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập có ý nghĩa quan trọng bởi vì giáo dục phải đợc tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, chủ động sáng tạo. Chính vì vậy, việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực rèn luyện là con đờng phát triển tối u. Cải tiến phơng pháp dạy học theo hớng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh đặt ra vấn đề cần giải quyết là vị trí, vai trò và mối quan hệ của giáo viên học sinh trong quá trình dạy học. Trớc đây mô hình chủ đạo là lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên là chủ thể giữ đặc quyền cung cấp kiến thức, đánh giá học sinh còn học sinh chỉ là thụ động ghi chép, học thuộc lòng và lặp lại những điều đã đợc nghe giảng hoặc đọc trong sách giáo khoa. Quan niệm này đa đến tình trạng học sinh học thụ động, không phát triển trí thông minh, sáng tạo và không đợc bồi dỡng tài năng. Hiện nay, mô hình lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. giáo viên là ngời hớng dẫn, tổ chức cho học sinh tự học và hợp tác học tập với bạn học. điều này phát triển đợc tính tích cực của học sinh, các em tự nhận thức và đảm nhận trách nhiệm, vai trò chủ yếu của mình trong học tập. Theo một số nhà giáo dục cho rằng, quy trình học tích cực lấy học sinh làm trung tâm là tổ hợp hệ thống các thao tác tự học của học trò dới tác động dạy của giáo viên đợc tiến hành theo trình tự ba thời nhằm mục tiêu giáo dục. Thời 1: Nghiên cứu cá nhân. Thời 2: Hợp tác với bạn, học bạn. Thời 3: Hợp tác với giáo viên học theo giáo viên, tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Ba thời này hoàn toàn không tách rời nhau, luôn luôn có sự kết hợp vai trò của giáo viên và học sinh. Trong dạy học lịch sửtrờng THCS, nhiều giáo viên đã quan tâm tìm tòi các biện pháp s phạm gây hứng thú, phát triển khả năng t duy cho học sinh, tuy nhiên không có phơng pháp nào là vạn năng có thể thay thế các phơng pháp khác. Bởi vậy, tuỳ theo từng kiểu bài, từng đối tợng học sinh để lự chọn phơng pháp phù hợp nh: - Phơng pháp sử dụng sách giáo khoa. - Phơng pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 3 - Phơng pháp sử dụng đồ dùng trực quan (Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK, chân dung các nhân vật lịch sử, bản đồ . . .). Cho dù vận dụng phơng pháp nào chăng nữa cũng phải lu ý rằng, bộ môn lịch sửtrờng THCS đợc giảng dạy với t cách là một môn khoa học mà đặc trng của nó là học sinh không trực tiếp quan sát hoặc thực hành trong phòng thí nghiệm. Do vậy, muốn học sinh nắm đợc kiến thức phổ thông, cơ bản của khoa học lịch sử thì trớc hết phải cung cấp cho các em một hệ thống những sự kiện lịch sử cơ bản một cách sinh động, cụ thể có hình ảnh. Từ đó, định hớng cho các em khám phá bản chất sự kiện, hiện tợng hay quá trình lịch sử để hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, giáo dục t tởng tình cảm, bồi dỡng truyền thống dân tộc. Bên cạnh đó, cần chú ý thực hiện cấu trúc giờ học mềm dẻo, tuỳ từng lớp học, khả năng nhận thức của học sinh mà có phơng pháp phù hợp. 2. Tình hình thực tiễn. * Khảo sát trớc khi áp dụng đề tài. Trong những năm gần đây, nền giáo dục nớc ta liên tục có những biến đổi mới nhng thực trạng ở các nhà trờng nhận thức và hứng thú học tập lịch sử của học sinh còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 6 THCS chơng trình lịch sử dành cho các em tập trung vaog thời kỳ nguyên thuỷ và thời kì Bắc thuộc đấu tranh chống Bắc thuộc. Đây là những nội dung khá xa lạ với đời sống thực tế hiện tại nên học sinh rất khó hình dung. Yêu cầu đặt ra là làm sao cung cấp đa thông tinh cần thiết để học sinh biết và hiểu lịch sử mà không bị sa vào hiện đại hoá lịch sử, hoặc gây sự nhàm chán cho học sinh. Cần phải hiểu rằng, kiến thức của chơng trình lịch sử lớp 6 là nền tảng để học sinh tìm hiểu các quá trình lịch sử về sau. Không những thế, việc học lịch sử ở năm đầu tiên của bậc THCS nh thế nào cũng sẽ quyết định tới thái độ, ý thức học tập bộ môn về sau Trong thực tế dạy học những năm trớc đây cho thấy rất nhiều học sinh hiểu mơ hồ về lịch sử lớp 6. Theo kết quả khảo sát số học sinh thích và tích cực học tập môn lịch sử nh sau: Lớp Sỉ số Số HS thích học LS Số HS không thích học LS Số lợng Tỉ lệ (%) Số lợng Tỉ lệ(%) 6B 30 10 33,3 % 20 66,7 % 6C 30 11 37 % 19 63 % Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 4 Nguyên nhân của hiện trạng: Thứ nhất: Do thực tế giáo dục nớc ta trớc đây cha loại bỏ cách giáo dục thực dụng. Không ít giáo viên chỉ lo cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để làm bài cho tốt, mà xem nhẹ việc hình thành năng lực sáng tạo, trí thông minh, khả năng chủ động khám phá tri thức cho học sinh. Từ đó, dẫn tới duy trì cách học thầy đọc, trò ghi nhàm chán, thụ động. Thứ 2: Trong quan niệm của nhiều phụ huynh và học sinh, môn học lịch sử là môn phụ do vậy việc học chỉ mang tính chất đối phó không có sự đầu t thời gian và trí tuệ. Còn nhiều nguyên nhân khác ảnh hởng đến thực trạng nêu trên. Song, trong quá trình trực tiếp giảng dạy tôi thấy đây là hai nguyên nhân cơ bản cần khắc phục để nâng cao chất lợng học tập của học sinh trong môn lịch sử. 3. Các giải pháp đã áp dụng. Nhìn nhận rõ nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích học lịch sử, trong mỗi tiết học, bản thân tôi cố gắng vận dụng nhiều phơng pháp linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức, tạo ra hứng thú học tập cho các em. Để phát huy học sinh học tập tích cực, ngay từ khi chuẩn bị bài dạy giáo viên cần phải chú ý nghiên cứu kỹ nội dung, xác định kiến thức cơ bản, mục tiêu bài học. Đồng thời có sự phân phối thời gian, khối lợng kiến thức phù hợp. Trong quá trình dạy học trên lớp có thể tuỳ kiểu bài, yêu cầu nội dung, trình độ học sinh để vận dụng các cách dạy: nêu vấn đề, thảo luận nhóm tổ chức trò chơi tìm hiểu lịch sử . Kết hợp với sử dụng các loại đồ dùng trực quan hỗ trợ cho lời giảng. Đối với bài 9: Đời sống của ngời nguyên thuỷ trên đất nớc ta SGK lịch sử 6. Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, tăng cờng tính tự học ở các em đồng thời, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với nhau làm cho việc học của học sinh phong phú, tăng sự yêu thích môn học. Có thể thiết kế nh sau: A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đợc những đổi mới trong đời sống vật chất của ngời nguyên thuỷ thời Hoà Bình Bắc Sơn. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 5 Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của ngời nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ. 2. Giáo dục: Bồi dỡng cho học sinh ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng. 3. Kĩ năng: Tiếp tục bồi dỡng kĩ năng nhận xét, so sánh. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh, hiện vật phục chế. - Học sinh: Chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức dạy học: * ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. * Bài mới. 1. Đời sống vật chất. Hoạt động 1: Thảo luận chung cả lớp - Giáo viên giao nhiệm vụ: Đọc SGK mục 1 quan sát H25 (hoặc các công cụ phục chế). Cho biết: (Giáo viên đa câu hỏi lên bảng phụ). 1. Thời nguyên thuỷ chúng ta đang tìm hiểu thuộc nền văn hoá nào? 2. Quan sát tranh em thấy ngời nguyên thuỷ đã sử dụng những loại công cụ, đồ dùng nào mới so với trớc đây? 3. Sự xuất hiện những loại công cụ sản xuất mới có ý nghĩa nh thế nào? 4. Ngời nguyên thuỷ sống ở đâu? Khác thời kì trớc ở những điểm nào. - Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trên giấy nháp. - Trao đổi và trả lời các câu hỏi theo sự dẫn dắt của giáo viên. - Giáo viên dùng bản đồ chỉ cho học sinh thấy các địa danh Hoà Bình Bắc Sơn (vùng núi). ? Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của ng- *Công cụ: - Ngời nguyên thuỷ thời Hoà Bình Bắc Sơn đã biết cải tiến công cụ lao động: Từ công cụ đá ghè đẽo -> công cụ bằng đá mài. - Biết làm đồ gốm -> Tác dụng: Tạo thêm nguyên liệu và đồ dùng cần thiết phục vụ cuộc sống. Giúp con ngời biết trồng trọt, chăn nuôi. Bớt phụ thuộc vào tự nhiên. *C trú: ở hang động, mái đá, túp liều. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 6 ời nguyên thuỷ. - Chuyển ý. 2. Tổ chức xã hội Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bớc 1: Giao nhiệm vụ: Đọc mục 2 SGK liên hệ với kiến thức cũ và trả lời câu hỏi theo phiếu học tập. - Nhóm 1: Nêu địa bàn c trú của ngời nguyên thuỷ. - Nhóm 2: Ngời nguyên thuỷ nớc ta tổ chức xã hội nh thế nào? - Nhóm 3: Vì sao ngời mẹ đợc đứng đầu thi dân tộc. - Nhóm 4: Em hiểu thế nào là thị tộc mẫu hệ. Bớc 2: Điều khiển, hỗ trợ các nhóm thảo luận. Bớc 3: Tổ chức báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bớc 4: Giáo viên kết luận. Sử dụng sơ đồ: Nhóm Quan hệ huyết thống Thị tộc mẹ Mẫu hệ - Giáo viên nhấn mạnh: Đây là tổ chức xã hội đầu tiên. - Ngời nguyên thuỷ thờng định c lâu dài ở một nơi. - Số dân tăng lên quan hệ xã hội hình thành. -> Thị tộc mẫu hệ. 3. Đời sống tinh thần. Hoạt động 3: Quan sát tranh H27 (hiện vật phục chế H26 và thảo luận nhóm. Nhóm 1: Hãy quan sát và cho biết có những loại trang sức nào và loại hình nghệ nào? Nhóm 2: Sự xuất hiện đồ trang sức có ý nghĩa gì? Nhóm 3: Tại sao ngời nguyên thuỷ chôn theo ng- ời chết công cụ, đồ dùng? Nhóm 4: nêu đánh giá nhận xét của em về đời - Biết làm đồ trang sức. -> Có khiếu thẩm mĩ. - Tình mẹ con, anh em ngày càng gắn bó. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 7 sống tinh thần của ngời nguyên thuye thời Hoà Bình Bắc Sơn Hạ Long? - Học sinh thảo luận Cử đại diện báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Giáo viên kết luận. + Sự xuất hiện đồ tráng sức vòng tay, khuyên tai bằng đá. Đồ gốm đợc trang trí hoa văn. Có quan niệm sơ khai về quan hệ giữa con ngời với con ngời và giữa con ngời với tự nhiên. + Phản ánh đời sống tinh thần phong phú. + Quan niệm về cuộc sống khác của con ngời sau khi chết: Vẫn lao động sản xuất. +Cuộc sống của ngời nguyên thuỷ ở Bắc Sơn hạ Long phát triển khá cao về mọi mặt - Chôn ngời chết kèm theo công cụ lao động. => Cuộc sống ổn định, đời sống tinh thần phong phú. D. Củng cố bài học: yêu cầu học sinh làm bài thực hành. Vào phiếu học tập: ? Điền vào phiếu những hoạt động của ngời nguyên thuỷ ở Bắc Sơn, Hạ Long: Hoạt động sản xuất Tổ chức xã hội. Đời sống tinh thần - Học sinh trình bày kết quả. Giáo viên kết luận bằng bảng phụ. Hoạt động sản xuất - Biết cải tiến công cụ: Công cụ đá mài, gốm. - Biết chăn nuôi, trồng trọt. Tổ chức xã hội - Sống định c ở một nơi cố định. - Tổ chức xã hội: Thị tộc mẫu hệ Đời sống tinh thần - Biết làm và sử dụng đồ trang sức. - Chôn ngời chết kèm theo công cụ lao động. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 8 Phần III: Kết quả và bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả áp dụng: Sau khi áp dụng phơng pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử, cho đến nay kết quả đạt đợc nh sau: Lớp Sỉ số HS nắm đợc kiến thức cơ bản HS tích cực, chủ động học tập và yêu thích môn học Số lợng Tỉ lệ (%) Số lợng Tỉ lệ(%) 6B 30 18 60 % 12 40 % 6C 30 20 66,7 % 10 33,3 % Nh vậy, việc áp dụng các phơng pháp phù hợp để khơi dậy hứng thú học tập của học sinh làm cho học sinh có ý thức tự giác, chủ động trong học tập đã mang laịi một kết quả rất khả quan. Qua bài dạy cụ thể về Đời sống của con ngời nguyên thuỷ trên đất nớc ta tôi đã tổ chức đợc nhiều hoạt động học tập của học sinh trong đó sử dụng các phơng pháp, hình thức dạy học nh: Thông báo, giải thích, quan sát tranh, hiện vật phục chế, trao đổi, thảo luận, . Thông qua đó học sinh tự làm việc và làm theo nhóm để chiếm lĩnh nội dung kiến thức cơ bản của bài. Chính vì vật, các em sẽ hiểu và nhớ lâu hơn những kiến thức đó, đồng thời thấy rõ vai trò là chủ thể hoạt động học tập của mình. Từ đó tạo nên hứng thú say mê, rèn luyện tính tự giác tích cực học tập. Số học sinh không thích các giờ lịch sử đã giảm hẳn. Đó là dấu hiệu đáng mừng để tiếp tục vận dụng phơng pháp này vào hoạt động dạy học lịch sửtrờng THCS. 2. Bài học kinh nghiệm: Nh vậy, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phơng pháp hớng tới hoạt động hoá, tích cực hoá nhận thức của hoạc sinhnghĩa là phát huy tính tích cực của ngời học, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức kĩ năng biến những kiến thức, kĩ năng đó thành của mình. Học nh vậy khiến sự hiểu biết của các em vững chắc hơn, hứng thú học tập của các em đợc tăng cờng. Dạy học tích cực có tác dụng nâng cao chất lợng dạy học bộ môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới của phơng pháp dạy học. Đồng thời tạo điều kiện tối đa để phát huy vai trò chủ thể của ngời học thông qua đó học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức lịch sử, tìm tòi, khám phá những điều cha biết, sắp xếp các sự kiện lịch sử mang tính lôgic, đ- ợc tranh luận và đặc biệt có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 9 Thực tế đã cho thấy, dạy học theo phơng pháp phát huy tính tích cực đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả và chất lợng dạy học, đảm bảo tính toàn diện. Tuy nhiên cần lu ý một số vấn đề sau: Thứ nhất, trong giờ học, học sinh là ngời chủ động tiếp nhận kiến thức và tự giác tìm tòi khám phá hay nói khác hơn học sinh là trung tâm nhng mọi sự hoạt động phải diễn ra dới sự định hớng, dẫn dắt của ngời thầy. Thứ hai, trong giờ học, giáo viên cần kết hợp việc hớng dẫn học sinh biết sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan với việc ghi chép bài giảng và những trao đổi, thảo luận ngắn gọn, có hiệu quả trên lớp. Thứ ba, bài giảng trên lớp chỉ là bớc đầu cho việc học sinh tự học ở nhà, là cơ sở để học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, hoạt động công ích. Thứ t, phải có sự kết hợp giữa bài học lí thuyết với các bài tập thực hành, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục lục Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2007 - 2008 Mục Tên mục Trang Phần I: Đặt vấn đề 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích yêu cầu 3 Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phơng pháp nghiên cứu 5 Phạm vi nghiên cứu 6 Thời gian nghiên cứu Phần II: Các giải pháp cải tiến. 1 Cơ sở lí luận 2 Tình hình thực tế 3 Các giải pháp đã áp dụng Phần III: Kết quả và bài học kinh nghiệm 9 1 Kết quả áp dụng 9 2 Bài học kinh nghiệm 9 10 . động dạy học Bài 9 nhằm phát huy đợc tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử từ đó nâng cao hiệu quả bài học, tăng cờng hứng thú của học sinh trong. động dạy học lịch sử ở trờng THCS. 2. Bài học kinh nghiệm: Nh vậy, dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là phơng pháp hớng tới hoạt động hoá, tích cực

Ngày đăng: 02/09/2013, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan