Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại một trong những công ty hàng đầu tronglĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam - Công ty TNHH Kiểm toán Việt, em đã có cơ hộiđược tiếp xúc, tìm hiểu và thự
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp
PHẠM THỊ HOÀI YÊN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN 4
1.1.1 Khái niệm, phân loại vốn bằng tiền 4
1.1.3 Đặc điểm khoản mục vốn bằng tiền ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán BCTC 6
1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền trong doanh nghiệp .7
1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 8
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán vốn bằng tiền 8
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền 10
1.2.3 Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
10
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 12
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 12
1.3.2 Thực hiện kiểm toán 13
1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán 19
Trang 3Chương 2:THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KIỂM
TOÁN VIỆT 20
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH kiểm toán Việt 20
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 21
2.1.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán Việt 21
2.1.4 Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán Việt 23
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán 24
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN 26
2.2.1 Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán 26
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 29
2.2.3 Thực hiện kiểm toán 47
2.2.4 Kết thúc kiểm toán 66
Chương 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT 69
3.1 NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN 69
3.1.1 Ưu điểm 69
3.1.2 Hạn chế 72
3.1.3 Nguyên nhân của hạn chế 74
Trang 43.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG
TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN 75
3.2.1 Định hướng phát triển 75
3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện tại công ty VIETCPA 76
3.3 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 77
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện 77
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện 77
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN 78
3.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 78
3.4.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 80
3.4.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 82
3.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 82
3.5.1 Về phía Cơ quan Nhà Nước 82
3.5.2 Về phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 82
3.5.3 Về phía Công ty TNHH Kiểm toán Việt và KTV 83
3.5.4 Về phía các đơn vị khách hàng 84
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán là một ngành khoa học còn non trẻ, tuy nhiên chỉ trong một thờigian ngắn, những đóng góp của kiểm toán đã được thể hiện trên rất nhiều mặt Năm
1991, kiểm toán độc lập đã chính thức ra đời tại Việt Nam, từ đó đến nay kiểm toánđộc lập đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho công cuộc đổi mới và hộinhập của đất nước nói chung và đối với mỗi nhà quản lý kinh tế, tài chính nói riêng.Trong các dịch vụ kiểm toán, kiểm toán BCTC chiếm vị trí quan trọng do yêu cầuxác nhận của KTV về thông tin được kiểm toán sẽ là cơ sở để người sử dụng thôngtin ra quyết định Khoản mục vốn bằng tiền giữ vai trò quan trọng trên BCTC vì nó
là phương tiện, huyết mạch cho quá trình lưu thông của doanh nghiệp, cũng là một
cơ sở để đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp Khoản mục vốn bằng tiền là khoảnmục quan trọng trong tài sản lưu động, được trình bày đầu tiên trên Bảng cân đối kếtoán Vốn bằng tiền có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau: mua hàngthanh toán, bán hàng thu tiền, tiền lương và nhân viên… Mặt khác, tiền rất gọn nhẹ,
dễ vận chuyển, linh hoạt và có tính thanh khoản cao nên khoản mục tiền thườngxuyên là đối tượng của sai sót, tham ô, lợi dụng, mất mát Vì vậy, kiểm toán tiềnnhằm tăng cường công tác quản lý, cung cấp các thông tin chính xác về thực trạngcác nguồn thu cũng như sự chi tiêu của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sửdụng vốn bằng tiền là điều hết sức cần thiết
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại một trong những công ty hàng đầu tronglĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam - Công ty TNHH Kiểm toán Việt, em đã có cơ hộiđược tiếp xúc, tìm hiểu và thực hiện kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền ở một sốcuộc kiểm toán báo cáo tài chính đặc biệt là tiền trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài Nhận thấy được tầm quan trọng của khoản mục tiền trên báo cáo tài
chính và trong mỗi cuộc kiểm toán, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm
toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện” làm luận văn tốt nghiệp.
Trang 82 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểmtoán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện” được nghiêncứu nhằm mục đích:
- Một là, hệ thông hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục vốnbằng tiền trong kiểm toán BCTC;
- Hai là, làm rõ thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền tạiCông ty TNHH Kiểm toán Việt; đánh giá thực trạng, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế,nguyên nhân của hạn chế;
- Ba là, kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán vốn bằngtiền trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quy trình kiểm toán vốn bằng tiềntrong kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán Việt tại công ty TNHH ABCnăm tài chính 2015
Phạm vi của đề tài là quy trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC
do Công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện tại công ty TNHH ABC trong năm tàichính 2015
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp luận chung
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của của chủ nghĩa duyvật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
Phương pháp kỹ thuật cụ thể
Đề tài sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể như phương pháp toán học, tưduy logic, phương pháp diễn giải, quy nạp, so sánh và phân tích để tổng hợp về lýluận và thực tiễn việc thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu kháchhàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Ngoài ra đề tài
Trang 9cũng sử dụng các sơ đồ, bảng biểu để làm rõ và bổ sung thêm cho các phương pháp,
kỹ thuật trên
4 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm
toán BCTC
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán
BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán Việt thực hiện
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoảnmục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Việt
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS Dương Thị Thắm–
Giảng viên Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán – Học viện Tài chính và sự giúp đỡ
của Ban Giám đốc, các anh chị Kiểm toán viên thuộc phòng kiểm toán Báo cáo tài
chính cũng như các nhân viên hành chính trong Công ty TNHH Kiểm toán Việt, đãgiúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, năm 2015
Sinh viên Phạm Thị Hoài Yên
Trang 10Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm, phân loại vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp, tồn tại trựctiếp dưới hình thức tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹ doanhnghiệp, tiền gửi tại ngân hàng, và các khoản tiền đang chuyển Do đó, kế toán vốn bằngtiền là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các tài khoản sau:
TK 111 - Tiền mặt: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ
được lưu trữ tại két của doanh nghiệp, số liệu được trình bày trên BCTC của khoảnmục này là số dư của tài khoản tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đốichiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệđược gửi tại ngân hàng, số dư của tài khoản TGNH được trình bày trên bảng CĐKT phảiđược đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ
TK 113 - Tiền đang chuyển: Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại
tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hoặc đã gửi qua bưuđiện để chuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyền tiền từ tài khoảnTGNH để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệpvẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo củakho bạc
Các nghiệp vụ biến động về vốn bằng tiền thường liên quan đến nhiều hoạtđộng, chu kỳ khác nhau của đơn vị Bởi vậy thông tin về vốn bằng tiền chịu ảnhhưởng và cũng có ảnh hưởng tới nhiều thông tin tài chính khác như: chi phí, doanhthu, công nợ và hầu hết các tài sản khác của đơn vị Tiền lại là tài sản rất được ưachuộng, dễ gian lận, biển thủ nên tiềm ẩn khả năng rủi ro lớn
Trang 11Xuất phát từ những đặc trưng kể trên của tiền nên quy trình kiểm toán khoảnmục vốn bằng tiền đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC, đòi hỏi KTVphải chú trọng kiểm tra chi tiết nhiều hơn so với các khoản mục khác Kiểm toánkhoản mục vốn bằng tiền còn giúp KTV đưa ra được ý kiến nhận xét về toàn bộBCTC của đơn vị được kiểm toán.
1.1.2 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền trong kiểm toán BCTC
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng hợp thể hiện quá trình kiểm toán thu chi tiền mặt
Trang 12Sơ đồ 2.2: Sơ đồ thể hiện trình tự hạch toán tiền gửi tại ngân hàng
1.1.3 Đặc điểm khoản mục vốn bằng tiền ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán BCTC
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.Trong từng loại tiền trên bao gồm tiền Việt Nam (nội tệ), ngoại tệ và vàng tiền tệ.Vốn bằng tiền là loại tài sản lưu động có tính luân chuyển linh hoạt và tínhthanh khoản cao nhất Các nghiệp vụ biến động lớn về vốn bằng tiền thường liên
Trang 13quan đến nhiều hoạt động, nhiều chu kỳ khác nhau của đơn vị Bởi vậy, thông tin vềvốn bằng tiền chịu ảnh hưởng và cũng ảnh hưởng nhiều đến thông tin tài chínhkhác, như: chi phí, doanh thu, công nợ và hầu hết các tài sản khác của đơn vị Tiềnlại là loại tài sản rất được ưa chuộng, dễ gian lận và biển thủ nên tiềm ẩn khả năngrủi ro là rất lớn.
Trên BCTC, các khoản vốn bằng tiền là những khoản mục quan trọng Theochế độ kế toán hiện hành, trên BCĐKT trình bày hai chỉ tiêu tổng quát “Tiền” và
“Các khoản tương đương tiền”, còn chi tiết về từng loại vốn bằng tiền (tiền mặt, tiềngửi ngân hàng, tiền đang chuyển) được trình bày trong thuyết minh báo cáo tàichính Ngoài ra, thông tin liên quan đến các luồng tiền thu, chi trong các lĩnh vựccòn được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của đơn vị
Các chỉ tiêu liên quan đến vốn bằng tiền cũng là thông tin liên quan đên phântích, đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị, nên cũng thường bị trình bày sai lệchphục vụ cho mục đích riêng
Bởi các lý do trên đây, trong công tác kiểm toán BCTC thì kiểm toán khoảnmục vốn bằng tiền đòi hỏi kiểm toán viên phải chú trọng kiểm tra chi tiết nhiều hơn
so với các khoản mục khác
1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục vốn bằng tiền trong doanh nghiệp
Kiểm soát nội bộ với vốn bằng tiền được thực hiện hết sức đa dạng trongmỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên việc kiểm soát đối với tiền đềuhướng tới những điểm cơ bản sau đây khi thiết lập:
- Phân tách các chức năng phê chuẩn nghiệp vụ thu, chi tiền với ghi chép sổsách về tiền, và với chức năng quản lí tiền
- Tập trung được các đầu mối thu tiền Đây là cơ sở cho việc kiểm soát đượctoàn bộ số thu về các doanh nghiệp
- Ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ thu, chi tiền
- Tăng cường giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng
- Đối chiếu số liệu giữa kế toán với bộ phận quản lý trên
Trang 14Kiểm soát nội bộ đối với tiền được thiết kế riêng đối với từng hoạt động cụthể:
(1) Đối với với hoạt động thu tiền
Trong trường hợp thu tiền từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì việc
áp dụng chính sách thu tiền tập trung và phân công cho một nhân viên thực đảmnhận rất phổ biến để ngăn ngừa khả năng sai phạm là vô cùng cần thiết Cùng với
đó là việc kiểm soát các chứng từ thu tiền bằng cách đánh số liên tục;
Đối chiếu giữa số tiền thu với sổ sách ghi chép thường xuyên theo ngày
(2) Đối với hoạt động chi
Hoạt động chi tiền được phân chia như thu tiền chỉ mang tính chất tương đốikhi xem xét thủ tục kiểm soát đối với nghiệp vụ này Về cơ bản những thủ tục kiểmsoát đối với chi tiền đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sai phạm bao gồm:
- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn trong chi tiền
- Sử dụng chứng từ là phiếu chi phải được đánh số trước
- Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán
- Thực hiện đối định kỳ với ngân hàng, với nhà cung cấp Đây là thủ tục đểđối chiếu chênh lệch với bên kia
1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán vốn bằng tiền
Mục tiêu của kiểm toán BCTC là KTV và công ty kiểm toán có thể đưa ra ýkiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trungthực, hợp lý tình hình tài chính trên khía cạnh trọng yếu hay không
Kiểm toán vốn bằng tiền là một bộ phận của kiểm toán BCTC do đó mục tiêutổng quát kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểmtoán thích hợp để xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý của khoản mục này trênBCTC
Trang 15Từ mục tiêu kiểm toán tổng quát, KTV xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể làthu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác minh cho các cơ sở dẫn liệu(CSDL) liên quan tới các nghiệp vụ kinh tế và số dư tài khoản vốn bằng tiền, cụ thể:
- Kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB đối với vốn bằng
tiền trên các khía cạnh: sự đầy đủ thích hợp của các quy chế kiểm soát; sự hiện diện,tính thường xuyên, liên tục và tính hữu hiệu của các quy chế KSNB
- Kiểm tra, xác nhận xem quá trình hạch toán các nghiệp vụ về vốn bằng tiền
có đảm bảo các CSDL:
Sự phát sinh: các nghiệp vụ về tiền đã ghi sổ trong kỳ phải thực tế phát sinh
và được phê chuẩn đúng đắn
Sự tính toán, đánh giá: các nghiệp vụ vốn bằng tiền đã ghi sổ phải được
tính toán, đánh giá đúng đắn và hợp lý
Sự phân loại và hạch toán đầy đủ: các nghiệp vụ về vốn bằng tiền phải
được hạch toán đầy đủ, không trùng hay bỏ sót
Sự phân loại và hạch toán đúng đắn: các nghiệp vụ về vốn bằng tiền phải
được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán và đúng quan hệ đối ứng tàikhoản (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ
- Kiểm tra, xác nhận các CSDL về số dư tài khoản vốn bằng tiền:
Sự hiện hữu: số dư tiền trên BCTC của doanh nghiệp là thực tế tồn tại.
Quyền và nghĩa vụ: số dư tiền trên BCTC là thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp
Sự tính toán, đánh giá: số dư các tài khoản vốn bằng tiền được đánh giá
phù hợp với quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định khác có liênquan; được tính toán đúng đắn, đúng kỳ để trình bày trên BCTC
Sự đầy đủ: các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền đã xảy ra ngoài thực
tế phải được vào sổ đầy đủ
Sự trình bày, công bố: việc trình bày thông tin trên BCTC phù hợp với
Chuẩn mực, chế độ kế toán, các quy định có liên quan và nhất quán với các số liệutrên các sổ kế toán tương ứng
Trang 161.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
Những tài liệu, thông tin chủ yếu sử dụng làm căn cứ kiểm toán khoản mụcvốn bằng tiền là:
- Các quy định của Hội đồng quản trị hay Ban Giám Đốc đơn vị về trách
nhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ tục phê duyệt, xét duyệt chi tiêu; quy định về phâncông trách nhiệm giữ quỹ, kiểm kê - đối chiếu quỹ, báo cáo quỹ;…
- Các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý tiền do Nhà nước ban hành
quy định: quy định về mở tài khoản TGNH, thanh toán qua ngân hàng, quy định vềphát hành séc; quy định về quản lý và hạch toán ngoại thệ, vàng bạc đá quý…
- Các BCTC: Bảng cân đối kế toán, Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ
- Các sổ hạch toán: sổ hạch toán nghiệp vụ (sổ quỹ, sổ theo dõi ngoại tệ,
vàng tiền tệ, nhật ký ghi chép công việc) và các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chitiết của các tài khoản liên quan trong hạch toán nghiệp vụ về vốn bằng tiền(111,112,113,…)
- Các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ biến động về vốn bằng tiền như:
phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, chứng từ chuyển tiền,…
- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến vốn bằng tiền: hồ sơ phát hành séc,
hồ sơ phát hành trái phiếu, biên bản về thanh toán công nợ…
1.2.3 Những sai phạm thường gặp khi kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
Các nghiệp vụ kinh tế về tiền phát sinh thường xuyên với số lượng lớn, quy
mô đa dạng Tuy tiền có nhiều ưu điểm trong thanh toán, bảo quản và sử dụngnhưng đây cũng là loại tài sản chứa nhiều rủi ro về sai phạm trọng yếu do gian lận,biển thủ, tính toán hay ghi chép sai
Đối với tiền mặt, thì khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau:
Tiền được ghi chép không có thực trong két tiền mặt;
Các khả năng chi khống, chi tiền quá giá trị thực bằng cách làm chứng từkhống, sửa chữa chứng từ khai tăng chi, giảm thu để biển thủ tiền;
Trang 17 Khả năng hợp tác giữa thủ quĩ và cá nhân làm công tác thanh toán trực tiếpvới khách hàng để biển thủ tiền;
Khả năng mất mát tiền do điều kiện bảo quản, quản lý không tốt;
Khả năng sai sót do những nguyên nhân khác nhau dẫn tới khả năng tănghoặc khai giảm khoản mục tiền mặt trên bảng cân đối kế toán;
Đối với ngoại tệ, khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi với mục đíchtrục lợi khi tỷ giá thay đổi hoặc hạch toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạch toánngoại tệ
Đối với TGNH khả năng xảy ra sai phạm dường như thấp hơn do cơ chếkiểm soát, đối chiếu với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá là khá chặt chẽ.Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra các khả năng sai phạm sau đây:
Quên không tính tiền khách hàng;
Tính tiền khách hàng với giá thấp hơn giá do công ty ấn định;
Sự biển thủ tiền thông qua việc ăn chặn các khoản tiền thu từ khách hàngtrước khi chúng được ghi vào sổ;
Thanh toán một hóa đơn nhiều lần;
Thanh toán tiền lãi cho một phần tiền cao hơn hiện hành;
Khả năng hợp tác giữa nhân viên ngân hàng và nhân viên thực hiện giaodịch thường xuyên với ngân hàng;
Chênh lệch giữa số liệu theo ngân hàng và theo tính toán của kế toán ngânhàng tại đơn vị
Sử dụng sai tỉ giá hạch toán ngoại tệ trong các nghiệp vụ tăng, giảm tiềnngoại tệ, và các nghiệp vụ xuất nhập hàng, thu tiền, thanh toán,…
Do tính chất và đặc điểm của tiền đang chuyển mà sai phạm đối với tiềnđang chuyển có mức độ thấp Tuy nhiên, khả năng sai phạm tiềm tàng của tiền đangchuyển cũng rất lớn:
Tiền bị chuyển sai địa chỉ;
Ghi sai số tiền chuyển vào ngân hàng, chuyển thanh toán;
Nộp vào tài khoản muộn và dùng tiền vào mục đích khác
Trang 181.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể đối với khoản mục vốn bằng tiền
Kế hoạch tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết về nội dung, phương pháplịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán Đểxây dựng được kế hoạch tổng thể, công việc chủ yếu cho giai đoạn này gồm:
Thu thập thông tin về khách hàng: thông tin về ngành nghề, quy mô kinh
doanh, môi trường hoạt động: thông tin về chu trình kinh doanh quan trọng, chínhsách kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với khoản mục vốn bằng tiền
Phân tích sơ bộ BCTC: chủ yếu sử dụng phân tích dọc, phân tích ngang
nhằm cung cấp cho KTV cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của khách hàng,đồng thời bước đầu khoanh vùng được những khoản mục hay tài sản có biến độngbất thường để tập trung rà soát
Tìm hiểu ban đầu về HTKSNB: kiểm tra tính hiện hữu, quy trình hoạt động
của hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động của KSNB gắn với khoản mục vốn bằngtiền
Đánh giá rủi ro, xác định mức trọng yếu: đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát; xác định những phạm vi kiểm toán cơ bản, khả năng có những sai sóttrọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ nhưng gian lận và saisót phổ biến; xác định những nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp, bao gồm cảnhững ước tính kế toán; xác định mức trọng yếu cho các mục tiêu kiểm toán
Đối với vốn bằng tiền, KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin liên quan như sau:
- Thông tin cụ thể về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền;
- Chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng trong hạch toán vốn
bằng tiền và những thay đổi trong chính sách đó;
- Phân tích sơ bộ sự biến động của vốn bằng tiền;
- Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, liên quan đến tiền từ đó
đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn đối với vốn bằng tiền;
Trang 19- Xác định các nghiệp vụ, quy trình phức tạp, những trọng tâm kiểm toán;
- Xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục vốn bằng tiền.
- Xác định rủi ro phát hiện dự kiến đối với vốn bằng tiền để phục vụ cho việc
xác định nội dung, phạm vi, thời gian cho các thủ tục kiểm toán kiểm toán trongchương trình kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán Kế hoạchkiểm toán tổng thể là cơ sở để soạn thảo chương trình kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
Chương trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền là một bảng liệt kê, chỉ dẫncác thủ tục kiểm toán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việckiểm toán cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêukiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.3.2.1 Khảo sát về KSNB đối với vốn bằng tiền
Tjhử nghiệm kiểm soát được thực hiện khi KTV tin rằng kết quả khảo sát chophép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức độ đánh giá banđầu Mục tiêu cơ bản của khảo sát hệ thống KSNB là để xem xét đánh giá về sựhiện diện, tính liên tục và hữu hiệu của hoạt động kiểm soát
Khảo sát về KSNB được thực hiện chủ yếu trên các khía cạnh: Tìm hiểu đánhgiá các chính sách, quy chế kiểm soát; khảo sát về sự vận hành của các quy chếkiểm soát; khảo sát việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB
Để khảo sát về hệ thống KSNB, KTV thường áp dụng các kỹ thuật kiểm toán
cụ thể như: phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu, chứng từ… Bằng chứng thu được
từ các khảo sát thường là: bảng câu hỏi, bản mô tả tường thuật hay lưu đồ… Cụ thể:
Khảo sát về KSNB đối với tiền mặt
- Khảo sát, xem xét các quy định về phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của
các nhân viên, các bộ phận liên quan
Thể thức khảo sát trên được thực hiện chủ yếu bằng việc xem xét các văn bảnquy định phân công, phân nhiệm; thực hiện phỏng vấn các nhân viên liên quan và
Trang 20kết hợp với quan sát trực tiếp sự vận hành của một số khâu công việc cụ thể như :
kế toán hạch toán tiền mặt, thủ quỹ thực hiện công việc quản lý quỹ…Nếu có sựkiêm nhiệm công việc, không đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm thì hiệu lực củaKSNB bị suy yếu, từ đó dẫn đến khả năng việc gian lận sai sót hay lạm dụng trongviệc sử dụng tiền mặt có thể xảy ra
- Khảo sát, xem xét quy trình duyệt chi tiền mặt và khâu tổ chức bảo quản
chứng từ thu, chi tiền mặt, tài liệu liên quan;
- Khảo sát, xem xét việc phân công trách nhiệm trong khâu kiểm tra, soát xét
đối với các thủ tục, chứng từ, từ các việc tính toán và đối với ghi chép kế toán Thủ tục khảo sát chủ yếu gồm: xem xét các văn bản quy định trách nhiệmtrong khâu kiểm soát, hoàn chỉnh chứng từ và hạch toán; quan sát hoạt động thựchiện kiểm soát của nhân viên kế toán, phỏng vấn các nhân viên liên quan và thựchiện kiểm tra hệ thống một số nghiệp vụ đã được xử lý và hạch toán Có thể KTVthực hiện kiểm tra một chuỗi các chứng từ (phiếu thu hay phiếu chi cùng chứng từliên quan) nhằm xem xét việc thực hiện đánh số trước của đơn vị có được thực hiệnđầy đủ và duy trì đúng đắn hay không
- Khảo sát xem xét việc chấp hành quy định về kiểm tra, đối chiếu tiền mặt
hàng ngày và việc nộp quỹ, tồn quỹ tiền mặt Nếu những quy định này không đượcchấp hành chặt chẽ thì có khả năng xảy ra gian lận sai sót thậm chí biển thủ tài sản
- Khảo sát, xem xét việc tổ chức quản lý tiền mặt, cả việc bảo hiểm tiền mặt
và vấn đề ký quỹ của thủ quỹ (nếu có)
Khảo sát về KSNB đối với tiền gửi ngân hàng
Các thủ tục, thể thức khảo sát về KSNB đối với tiền gửi ngân hàng về cơ bảntương tự như đối với tiền mặt Các khảo sát phổ biến thường thực hiện gồm:
- Khảo sát, xem xét việc tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữa chức năng ký
phát hành séc chi tiền với chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán xem có đảmbảo hay không;
- Xem xét việc quản lý chi tiêu tiền gửi ngân hàng, việc ký séc, việc sử dụng
séc của đơn vị có đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý séc hay không;
Trang 21- Khảo sát về hoạt động KSNB đối với tiền gửi ngân hàng, đặc biệt là đối với
việc thực hiện chức năng kiểm soát khâu duyệt chi và khâu ký séc ở đơn vị;
- Khảo sát về hoạt động KSNB trong khâu tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu có
liên quan đến tiền gửi ngân hàng có đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ không
Khảo sát về KSNB đối với tiền đang chuyển
KSNB đối với tiền đang chuyển chủ yếu tập trung vào việc phân cấp, phânnhiệm cho cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện chuyển tiền và sự phê chuẩn đốivới việc chuyển tiền của đơn vị Điều này ảnh hưởng đến việc thiết kế những khảosát KSNB đối với nghiệp vụ tiền đang chuyển, thể hiện ở các thủ tục chủ yếu:
- Kiểm tra việc phân công nhiệm vụ cho người thực hiện chuyển tiền có đảm
bảo các quy định về chuyển tiền, có đầy đủ, hợp lý, chặt chẽ hay không;
- Khảo sát đối với việc thực hiện kiểm soát trong quá trình thực hiện công
việc chuyển tiền (trình tự, thủ tục hồ sơ về sự phê chuẩn, xét duyệt chuyển tiền…)
có đảm bảo được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và tỉ mỉ hay không Ngoài hai khảo sát trên, KTV phải kết hợp với việc thực hiện các khảo sát vềtiền mặt, tiền gửi ngân hàng và việc quản lý vốn bằng tiền nói chung Kết quả khảosát hệ thống KSNB giúp KTV đánh giá mức độ hiệu lực của KSNB, mức độ rủi rokiểm soát, từ đó xác định phạm vi, thiết kế các khảo sát cơ bản thích hợp
1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với vốn bằng tiền
(1) Thủ tục phân tích
Phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mốiquan hệ và những tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC, bao gồm:
- Phân tích xu hướng là phương pháp so sánh về lượng trên cùng chỉ tiêu
- Phân tích tỷ suất là phương pháp dựa vào các mối quan hệ, những tỷ lệ
tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh giá Thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn này nhằm xem xét tính hợp
lý về biến động của số dư các tài khoản vốn bằng tiền trong năm kiểm toán hiệnhành và các năm trước
Các chỉ tiêu thường được KTV dùng khi kiểm toán vốn bằng tiền:
Trang 22- So sánh số dư tiền năm nay với năm trước, kỳ này với kỳ trước, chi tiết theo
từng loại riêng biệt;
- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu bình quân của ngành hoặc với
các doanh nghiệp khác cũng quy mô, ngành nghề, loại hình sản xuất kinh doanh;
- Sử dụng các số liệu về tiền và các tài khoản liên quan để tính toán các tỷ
suất khả năng thanh toán, mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp
Khi thực hiện phân tích cần làm rõ các tác động của các thông tin phi tài chínhgây nên các biến động đương nhiên (như sự thay đổi của quy mô kinh doanh; sựbiến động của giá cả thị trường, tỷ giá hối đoái hay các chính sách, quy định củaNhà nước về quản lý vốn bằng tiền) và chỉ ra nghi ngờ về sai lầm có thể có
(2) Thử nghiệm chi tiết
Sau đây là các mục tiêu kiểm toán chi tiết và các thủ tục chủ yếu, phổ biếnthườngáp dụng để thu thập bằng chứng xác nhận cho các CSDL tương ứng
Kiểm tra chi tiết đối với tiền mặt
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thu, chi tiền mặt.
- “Sự phát sinh” (có thật): Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt ghi sổ đã thực tế
phát sinh và có căn cứ hợp lý
Kiểm tra bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có trách nhiệmduyệt chi (chữ ký, phê duyệt, tính hợp lý, đúng đắn của phê duyệt) Cần lưu ý kiểmtra mẫu những chứng cứ có khoản chi lớn hay bất thường về nội dung chi
Đối chiếu chứng từ thu chi tiền mặt với các tài liệu gốc chứng minh nghiệp
vụ thu chi; kiểm tra, xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ, sổ mua hàng,…
- “Sự tính toán, đánh giá”: Các khoản thu, chi tiền mặt ghi sổ kế toán đều
được tình toán, đánh giá đúng đắn
Kiểm tra cơ sở tính toán bằng cách kiểm tra số liệu trên các chứng từ, tàiliệu tương ứng, đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với sổ quỹ, đặc biệt chú ý cáckhoản chi bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, các khoản giảm giá, chiết khấu…
Trong những trường hợp cần thiết KTV cần tự tính toán lại số liệu và đốichiếu với số liệu của chính đơn vị được kiểm toán
Trang 23- “Phân loại và hạch toán”: Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được ghi sổ
So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền mặt (trên chứng từ) với ngàycập nhật chứng từ vào sổ kế toán để đánh giá lại tính hợp lý và kịp thời; so sánhngày ghi sổ của cùng nghiệp vụ trên các sổ có liên quan
Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, thông thường KTV tiến hànhkiểm tra chọn mẫu, trong đó đặc biệt chú ý kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bấtthường; các nghiệp vụ có số tiền lớn, các nghiệp vụ thu, chi ngoại tệ, vàng bạc, đáquý; các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ hạch toán này, đầu kỳ hạch toán sau
Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản tiền mặt
- “Sự tồn tại” (có thật): Số dư tài khoản tiền mặt tồn tại trên thực tế.
Chứng kiến việc kiểm kê quỹ tiền mặt của khách hàng tại thời điểm khóa
sổ Trong trường hợp không thể chứng kiến kiểm kê quỹ, KTV cần đối chiếu, kiểmtra hồ sơ, tài liệu kiểm kê tại thời điểm khóa sổ do đơn vị đã thực hiện, xem xét tínhhợp lý và hợp thức của thủ tục đã tiến hành cũng như kết quả kiểm kê
Kiểm tra đối chiếu số liệu tồn quỹ giữa sổ quỹ với sổ kế toán tiền mặt
- “Sự tính toán đánh giá”: Số dư tài khoản tiền mặt đếu được đánh giá đúng
Trang 24 Kiểm tra về tính chính xác của kết quả tính toán từng loại tiền mặt tồn quỹ.Trường hợp xét thấy cần thiết, KTV tính toán lại trên cơ sở tài liệu của đơn vị và sựxét đoàn nghề nghiệp của bản thân sau đó đối chiếu với số liệu của đơn vị.
- “Sự cộng dồn và báo cáo”: Số dư tài khoản tiền mặt đã được tổng hợp đầy
đủ, chính xác và được trình bày phù hợp trên BCTC
Kiểm tra việc tính toán số dư từng loại tiền mặt và tổng hợp tất cả các loạitiền mặt để đảm bảo mọi khoản tiền mặt tồn quỹ đều được tổng hợp hay để pháthiện sự cộng dồn còn thiếu sót hay trùng lặp Đối với trường hợp cần thiết, KTV cóthể tự tính toán, tổng hợp và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị
Kiểm tra, xem xét xem việc trình bày chỉ tiêu tiền mặt trên BCTC có đúngvới quy định của chế độ kế toán, có nhất quán với số liệu trên sổ kế toán
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng
Các thủ tục kiểm tra chi tiết phổ biến đối với tiền gửi ngân hàng về cơ bảncũng tương tự như tiền mặt đã nêu ở trên Tuy nhiên vẫn có một số thủ tục đặc thùnhư:
- Lập bảng kê chi tiết về tiền gửi ngân hàng (theo từng ngân hàng, từng tài
khoản, từng loại tiền tệ) và thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu trên bảng kê với sốliệu trong sổ chi tiết, sổ tổng hợp, với số liệu do ngân hàng xác nhận và chứng từ,tài liệu khác có liên quan
- Kiểm tra việc tình toán đánh giá ngoại tệ, vàng bạc,đá quý, kim loại quý tại
ngân hàng (trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ gửi vào, rút ra và số dư cuối kỳtại thời điểm báo cáo)
- Kiểm tra việc tính toán và khóa sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng
thông qua việc yêu cầu đơn vị cung cấp sổ phụ hoặc sao kê tài khoản của ngân hànggửi cho đơn vị ở khoảng trước và sau ngày khóa sổ để đối chiếu với số liệu trên sổcủa đơn vị nhằm phát hiện sai lệch và tìm hiểu nguyên nhân
- hKhảo sát nghiệp vụ chuyển khoản bằng cách lập bảng kê tất cả các khoản
tiền gửi ngân hàng trong các nghiệp vụ chuyển khoản được thực hiện những ngày
Trang 25trước và sau ngày lập BCTC Sau đó đối chiếu, kiểm tra việc hạch toán của từngnghiệp vụ trên sổ kế toán về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời
Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản tiền đang chuyển
Công việc này có thể vận dụng tương tự như đối với tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, trong đó có các thủ tục chủ yếu và đặc thù như:
- Lập bảng kê danh sách các khoản tiền đang chuyển liên ngân hàng cho tất
cả các tài khoản liên quan để kiểm tra séc, ủy nhiệm chi - đặc biệt là vào nhữngngày cuối năm trước và đầu năm sau - nhằm xem xét các khoản tiền đó có đượcphản ánh chính xác, đúng với quy định của chế độ tài chính hay không
- Kiểm tra việc tính toán, đánh giá đối với các khoản tiền đang chuyển là
ngoại tệ (số lượng nguyên tệ, tỷ giá hối đoái và kết quả tính toán) của nghiệp vụtrong kỳ và số dư cuối kỳ; trường hợp xét thấy cần thiết, KTV có thể tính toán lại vàđối chiếu với số liệu của đơn vị để đánh giá tính hợp lý, chính xác
- Kết hợp với việc khảo sát đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng về nghiệp
vụ và số dư tài khoản để xem tình hợp lý, trung thực của các nghiệp vụ và số dư cóliên quan đến tiền đang chuyển
- Kiểm tra việc tính toán tổng hợp số dư tài khoản tiền đang chuyển tại thời
điểm khóa sổ lập BCTC (đặc biệt lưu ý đối với ngoại tệ) và so sánh với số liệu đãtrình bày trên BCTC nhằm xem xét, đánh giá về tính đầy đủ, chính xác trong cộngdồn và nhất quán, phù hợp trong trình bày và công bố thông tin tài chính
1.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán
Việc tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền thể hiện dưới dạngmột “Biên bản kiểm toán” hay “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán”
Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tài liệu này thường là: các sai phạm
đã phát hiện và đánh giá về mức độ sai phạm; nguyên nhân của sai lệch (nếu có) vàcác bút toán điều chỉnh sai phạm; ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của hệthống KSNB đối với khoản mục tiền; vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau(nếu có); kết luận về mục tiêu kiểm toán đối với vồn bằng tiền đã đạt được haychưa
Trang 26Chương 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN VIỆT
2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH kiểm toán Việt
Công ty TNHH Kiểm toán Việt được Bộ Tài chính Việt Nam và Sở Kế hoạch
& Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy phép hành nghề, Giấy phép thành lập và hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp
• Từ khi thành lập tới nay: Công ty đang có những bước tiến phát triển về mọimặt và đạt được những thành tựu đáng kể
Các thông tin cụ thể về Công ty:
• Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Việt
• Tên tiếng Anh: Viet Auditing Company Limited
• Tên viết tắt: VIETCPA
• Trụ sở chính: Phòng 511, Tòa nhà Vinaconex 7, Tổ 14, phường Cầu Diễn,Nam Từ Liêm, Hà Nội
• Điện thoại: 043 767 4281/82
• Website: http://VIETCPA.com.vn
VIETCPA được thành lập gần 10 năm và đã nhanh chóng hòa nhập chung vào
sự phát triển của ngành, lĩnh vực Với mục tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế VIETCPAđang tích cực hoàn thiện mình và với chiến lược quốc tế hóa đội ngũ nhân viên,VIETCPA thường xuyên hợp tác và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với bạn bèđồng nghiệp trong và ngoài nước
Công ty TNHH Kiểm toán Việt khẳng định phát triển Công ty theo hướngchuyên ngành kiểm toán và thẩm định giá, lấy nền tảng là chất lượng dịch vụ làmgiá trị cốt lõi Dùng sự phồn vinh của nhân viên làm thước đo sự phát triển củadoanh nghiệp Tập trung thị trường, tập trung khách hàng và tập trung sức mạnh tập
Trang 27thể phấn đấu trở thành doanh nghiệp nghiệp kiểm toán tốt nhất tại Việt Nam, từngbước hướng các nước trong khu vực ASEAN và vươn ra quốc tế.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán Việt
2.1.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán Việt
Các dịch vụ mà công ty cung cấp
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC
P.
kiểm toán tài chính 1
P.
Kiểm toán đầu tư 2
P.
Hành chính tổng hợp
Các văn phòng đại diện
Phó Giám đốc Kiểm toán – Đầu
P.
kiểm toán tài chính 2
KHÁCH HÀNG
Trang 28Công ty hoạt động với phương châm “Chất lượng hàng đầu”, chính vì vậycông ty luôn coi cung cấp dich vụ một cách chuyên nghiệp, phục vụ tốt nhất lợi íchcủa khách hàng là một phần không thể thiếu trong văn hoá doanh nghiệp Công tyluôn không ngừng tìm tòi, tự đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của khách hàng Hiện nay VIETCPA đang cung cấp một số dịch vụ sau:
+ Dịch vụ kiểm toán BCTC, kế toán, thuế.
+ Kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Dịch vụ thẩm định giá tài sản, thẩm định giá trị doanh nghiệp.
+ Dịch vụ kiểm toán dự án.
Các khách hàng chính
Công ty có hơn 300 khách hàng hoạt động ở nhiều lĩnh vực và có nhu cầukiểm toán ở mọi dịch vụ mà công ty cung cấp Có nhiều khách hàng luôn tin tưởng
và gắn bó với công ty từ khi công ty thành lập cho đến nay như:
+ Các đơn vị thành viên Tổng Công ty công trình giao thông 5 – CIENCO 5.+ Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Điện tử và tin học Việt Nam
+ Công ty TNHH ABC
+ Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam.+ Các đơn vị thành viên Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội
+ Tổng Công ty Xây dựng công trình Đường Thuỷ
+ Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
+ Công ty CP Du lịch Dầu khí Phương Đông
+ Sở Tài chính các tỉnh Lai Châu, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ ChíMinh
+ Công ty TNHH MTV Thủy lợi Liễn Sơn
Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Sau gần 10 năm hoạt động và phát triên VIETCPA đã trở thành một trongnhững công ty kiểm toán uy tín và chất lượng Trong 10 năm vừa qua, VIETCPA
đã không ngừng phát triển và lớn mạnh hơn thể hiện qua sự tăng cao số lượng hợpđồng cũng như giá trị mỗi hợp đồng và lợi nhuận thu được
Trang 30Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh VIETCPA ( 2012 – 2015)
Đơn vị: 1.000 đ
Tổng doanh thu 9.540.257 12.424.564 15.250.125 16.000.00
0
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
Từ bảng kết quả kinh doanh trên ta có thể nhận thấy, doanh thu và lợi nhuậnsau thuế của công ty tăng mạnh qua các năm Doanh thu năm 2015 tăng 1,67 lần sovới năm 2012 và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2,24 lần so với năm 2012 Đặc biệt làlợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhanh hơn rất nhìều so với doanh thu chứng tỏcông ty đang không chỉ ngày càng tăng trưởng về số lượng hợp đồng và giá trị hợpđồng mà nhờ sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán và chương trình kiểm toán mẫu màchi phí cho mỗi cuộc kiểm toán của công ty cũng giảm đáng kể mà vẫn đảm bảođược chất lượng
2.1.4 Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán Việt
Sau khi xác định được mục tiêu và căn cứ để tiến hành kiểm toán, công việctiếp theo của KTV là thu thập các bằng chứng kiểm toán Để đảm bảo cho công việcdiễn ra theo đúng tiến độ, khoa học và hiệu quả, việc thu thập và đánh giá bằngchứng kiểm toán phải thực hiện theo quy trình kiểm toán
Quy trình kiểm toán quy định trình tự các bước nghiêm ngặt nhằm giúp KTVthu thập được đầy đủ các bằng chứng cần thiết Để đạt được điều này, kiểm toánkhoản mục nợ phải thu khách hàng cũng không nằm ngoài quy trình chung của mộtcuộc kiểm toán BCTC Trình tự của một cuộc kiểm toán BCTC được thể hiện ở sơ
đồ sau:
Trang 31Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Là giai đoạn đầu tiên và có vị trí rất quan trong trong kiểm toán BCTCnói chung và kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng nói riêng Mục đích củabước công việc này là lập được kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán khoa
học, hiệu quả Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, “Kiểm toán cần viên
phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo công việc kiểm toán sẽ được tiến hành một cách hiệu quả và đúng với thời hạn dự kiến” Theo đó việc lập kế hoạch kiểm toán
thường được triển khai theo các bước cụ thể như sau:
Trang 32Sơ đồ 2.3 Các bước lập kế hoạch kiểm toán
Các công việc cần thực hiện trong bước này gồm:
+ Gặp mặt nhà quản lý của khách hàng để tìm hiểu thông tin về đơn vị
+ Thiết kế chương trình kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, mục tiêu chung được đặt ra là thu thậpđầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cở sở đưa ra ý kiến cho tínhtrung thực hợp lý của BCTC Và mục tiêu riêng được các KTV đưa ra khi thực hiệnkiểm toán từng phần hành của mình, đó là: Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, sựphát sinh, tính toán đánh giá, trình bày và công bố Tùy theo khoản mục trên BCTC
mà một số mục tiêu sẽ bị loại bỏ cũng như bị thay thế Các bước công việc:
+ Họp với nhà quản lý của khách hàng để thoả thuận về tiến trình kiểm toán.+ Tiến hành cuộc kiểm toán
Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
Giai đoạn này gồm các công việc:
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toánThu thập thông tin cơ sởThu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toánTìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương
trình kiểm toán
Trang 33+ Tổng hợp các phát hiện kiểm toán, đưa ra các kiến nghị với Ban Giám đốcđơn vị khách hàng.
+ Họp với nhà quản lý để trao đổi các phát hiện kiểm toán
+ Chuẩn bị thảo luận cho các báo cáo Đây là bước kiểm tra cuối cùng trướckhi công ty phát hành BCKT
+ Phát hành báo cáo chính thức và gửi thư quản lý cho khách hàng
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC VỐN BẰNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT THỰC HIỆN
Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền cũng tuân theo các nội dungtrong quy trình kiểm toán BCTC của VIETCPA Để làm rõ thực trạng quy trìnhkiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, em xin lấy ví dụ minh họa tại khách hàngCông ty TNHH ABC Đây là khách hàng cũ của VIETCPA
2.2.1 Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán
Công ty TNHH ABC là khách hàng kiểm toán năm thứ ba liên tiếp của công
ty VIETCPA thông qua thư mời kiểm toán do khách hàng trực tiếp gửi tới công tyVIETCPA Tuy nhiên, trước mỗi đợt kiểm toán, Ban giám đốc của công tyVIETCPA cũng tiến hành trao đổi với Ban giám đốc của Công ty về tình hình hoạtđộng kinh doanh cũng như công tác tổ chức có biến động gì trong năm không Sau
đó, bên khách hàng và Công ty cùng đi đến thống nhất và cùng ký kết hợp đồng
kiểm toán (Phụ lục 2.2: Hợp đồng kiểm toán với Công ty TNHH ABC).
Ban giám đốc công ty VIETCPA sẽ quyết định chủ nhiệm kiểm toán phụ tráchthực hiện cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán căn cứ vào hợp đồng kiểm toán, hồ
sơ kiểm toán năm trước để lập nhóm kiểm toán và thời gian tham gia cuộc kiểmtoán Cụ thể các thành viên tham gia nhóm kiểm toán Công ty TNHH ABC như sau:
Bảng 2.2: Kế hoạch nhân sự và thời gian thực hiện kiểm toán tại Công ty TNHH ABC.
Kính gửi: Ông/bà: Nguyễn Thị Diệu Linh Hà Nội, ngày 05/01/2016
Trang 34Kế toán trưởng Công ty TNHH ABC
Về việc: Kế hoạch nhân sự và thời gian thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài
chính kết thúc ngày 31/12/2015 của Công ty TNHH ABC.
Thưa bà,
Căn cứ hợp đồng kiểm toán số 133/2015/VIETCPA-HĐKT ngày 27 tháng 5 năm 2015 giữa Công ty TNHH ABC và Công ty TNHH Kiểm toán Việt về việc kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 của Công ty TNHH ABC, chúng tôi xin trân trọng gửi tới ông, bà kế hoạch thực hiện kiểm toán như sau:
1 Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán
Cuộc kiểm toán sẽ được thực hiện bắt đầu từ ngày 25/01/2016 tại văn phòng Công ty TNHH ABC và dự kiến kết thúc vào ngày 29/01/2016
2 Nhóm kiểm toán:
1.Bà Phan Kim Trung Trưởng phòng Kiểm toán báo cáo tài chính
2 Bà Chu Thái Ninh Kiểm toán viên chính – Trưởng nhóm
3 Bà Nguyễn Thị Phượng Kiểm toán viên
4 Bà Nguyễn Thu Trang Trợ lý Kiểm toán viên
5 Bà Phạm Thị Hoài Yên Trợ lý Kiểm toán Viên
3 Phạm vi công việc:
Theo thỏa thuận, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 của Công ty TNHH ABC phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế
độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
Mọi vấn đề cần trao đổi, công ty có thể liên lạc với bà Phan Kim Trung theo số điện thoại 0985910xxx hoặc theo địa chỉ e-mail: kimtrung.ktv.hn@gmail.com
Thay mặt và đại diện cho
Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán Việt
Nguyễn Thị Diệu Linh Giám đốc kiểm toán
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán VIETCPA)
Trưởng nhóm là KTV cao cấp với hơn 5 năm kinh nghiệm, cùng với 2 kiểmtoán có 3 năm kinh nghiệm và 1 trợ lý kiểm toán có dưới 2 năm kinh nghiệm Thờigian kiểm toán là 3 ngày (Từ ngày 25/01/2016 đến ngày 29/01/2016)
Bảng 2.3: Bảng phân công công việc soát xét BCTC tại Công ty TNHH ABC
Trang 35Cho giai đoạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2015
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (121, 128) v
3 Phải thu của khách hàng và người mua trả tiền
7 Phải thu nội bộ & Phải trả nội bộ (136 & 336) V
8 Hàng tồn kho và dự phòng giảm giá HTK
11 Các khoản cầm cố, kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn,
31 Tổng hợp kết quả kiểm toán và lập BCKT V
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Trang 362.2.2.1 Thu thập thông tin ban đầu về khách hàng
Tùy theo đặc điểm từng khách hàng mà KTV tiến hành thu thập một phần haytoàn bộ thông tin về khách hàng Đối với những khách hàng truyền thống của công
ty, mọi thông tin về khách hàng đã thu thập vào những lần kiểm toán trước đó vàđược lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm trước lưu tại công ty Do vậy, KTV chỉ thuthập bổ sung những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán hiện tại, đặc biệt
là những thay đổi trong chính sách kế toán Đối với khách hàng kiểm toán lần đầu,KTV phải thu thập toàn bộ những thông tin về khách hàng đó từ khi thành lập chođến khi kiểm toán BCTC
Vì Công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của VIETCPA nên mọi thông tinthu thập về công ty đã được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán KTV chỉ có nhiệm vụ bổsung các thông tin mới phát sinh thêm trong năm kiểm toán 2015
Khái quát chung về Công ty
Công ty TNHH ABC là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Chủ đầu
tư là Công ty X, địa chỉ Harbour City, 7 Canton Road, Tsim Sha Tsui, Kowloon,Hong Kong), được thành lập theo Giấy phép đầu tư do UBND thành phố Hà Nộicấp lần đầu ngày 31 tháng 12 năm 2009 Thời gian hoạt động của Công ty là 50năm, kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2009
Vốn pháp định: 50.000 USD tương đương 900.000.000 đồng
Vốn đầu tư: 50.000 USD tương đương 900.000.000 đồng
Trụ sở hoạt động: Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điện thoại : (04) 3 942 XXX
Mã số thuế : 0 1 0 4 A B C D E F
Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Theo Giấy phép đầu tư số 01104ABCDEF lần thay đổi gần nhất ngày 2Ytháng 0R năm 2014 thì ngành nghề kinh doanh của công ty là:
Trang 37- Dịch vụ tư vấn đầu tư
- Dịch vụ nghiên cứu thị trường – CPC 86401 (Ngoại trừ dịch vụ thăm dò ý
kiến công chúng được liệt kê tại tiểu mục CPC 86402);
Trang 38Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách kế toán của Doanh nghiệp có nhất quán với năm trước và
có phù hợp vói khuôn khổ về lập và trình báo cáo tài chính của công ty ABC
Đánh giá KSNB, rủi ro và các định hướng trọng yếu của khách hàng
KTV phỏng vấn Ban giám đốc và bộ phận kế toán Công ty TNHH ABC để hiểu rõ hơn về môi trường kiểm soát tại doanhnghiệp Kết quả công việc này được thể hiện ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Bảng kiểm soát nội bộ tiền và các khoản tương đương tiền
Mục tiêu kiểm toán: Đánh giá mức độ hiệu lực hay yếu kém của KSNB đối với quá trỉnh thu chi tiền trong DN
Cách thực hiện: KTV tiến hành thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về sự thiết kế và vận hành của các chính sách các quy
chế KSNB
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT
CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN, THẨM ĐỊNH GIÁ, TƯ VẤN TÀI CHÍNH, THUẾ
D140
Trang 40Yên
Date 25/01/2016