LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi n
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “ Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện” là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên
Vương Thị Tâm Đan
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 5
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN.5 1.1.1 Khái niệm khoản mục phải trả người bán 5
1.1.2 Ý nghĩa của khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính 6
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả người bán 8
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoả n mục phải trả người bán 10
1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán phải trả người bán 11
1.3.QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 12 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục Phải trả người bán 12
1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục phải trả người bán 17
1.3.3 Kết thúc và hoàn tất công việc kiểm toán phải trả người bán 27
Kết luận chương 1 29 Chương 2:THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO
Trang 3CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA – CHI NHÁNHMIỀN TRUNG THỰC HIỆN 302.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA –CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 302.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung 302.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung 322.1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấnUHY ACA – Chi nhánh Miền Trung 352.1.4 Đặc điểm về tổ chức, quản lý kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung 372.1.5 Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán 432.1.6 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Tưvấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung 452.2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢNGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC CHO CÔNG TY ABC 462.2.1 Khái quát về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện tại công tyABC 462.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trongkiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chinhánh Miền Trung thực hiện tại đơn vị khách hàng ABC 682.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤCPHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯVẤN UHY ACA – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG 1092.3.1 Những ưu điểm 1092.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 118
Trang 42.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 122
Kết luận chương 2: 124
Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN 125
3.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 125
3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC 125
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC 127
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN 127
3.2.1 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục PTNB 127
Thứ ba, Về việc gửi thư xác nhận công nợ phải trả 132
3.2.2 Một số giải pháp khác 133
3.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 134
3.3.1 Về phía các cơ quan nhà nước, Bộ tài chính, Hội KTV hành nghề 134
3.3.2 Về phía KTV và công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung 135
3.3.3 Về phía công ty khách hàng 136
Kết luận chương 3 137
KẾT LUẬN 138
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang trong quá trình tiến hành đổi mới mạnh mẽ, toàn diện vàsâu sắc nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đa sở hữu, vậnhành theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập Cùng với sự đổi mới kinh
tế, hệ thống kế toán đã và đang cải cách từng bước tiếp cận và hòa nhập vớinguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực phổ biến thế giới Do yêu cầu khách quancủa nền kinh tế, kiểm toán ra đời và đang có bước tiến đáng kể không ngừng,đóng vai quan trọng trong nền kinh tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh ViệtNam ngày càng ổn định và phát triển Sự phát triển mạnh mẽ về nền kinh tếđem lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp kinhdoanh Vấn đề cạnh tranh trở thành một vấn đề trọng tâm của các doanhnghiệp, qui mô hoạt động ngày càng gia tăng đòi hỏi các doanh nghiệp cần cóchính sách hợp lí trong việc huy động và quản lý nguồn vốn Vấn đề chiếmdụng vốn trở thành một vấn đề quen thuộc trong hoạt động của các doanhnghiệp Khoản mục phải trả người bán trong tổng nợ phải trả ngày càng trởthành một khoản mục quan trọng có ý nghĩa ảnh hưởng tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, tác động trực tiếp tới khả năng thanh toán và tất cảcác chỉ tiêu trên bảng khai tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu đó chỉđược phản ánh đúng khi khoản mục phải trả người bán được trình bày mộtcách trung thực và hợp lí Bên cạnh đó, công tác quản lí, hạch toán khoản mụcphải trả người bán trong thực tế thường xảy ra sai sót, gian lận do đó côngviệc kiểm toán khoản mục này ngày càng được chú trọng trong cuộc kiểmtoán BCTC
Trang 9Từ những phân tích trên đây cho thấy tính cấp thiết, thực tiễn của kiểmtoán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC Nhận thức đượctầm quan trọng trên, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện.”
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Hệ thống hóa lí luận, tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mụcPTNB trong kiểm toán BCTC Khảo sát, phân tích và đánh giá thực tiễn vềquy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC do Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện
Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoảnmục PTNB trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấnUHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận chung vàthực tiễn quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC tạiCông ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung
Từ đó phân tích và đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểmtoán khoản mục NPTNB
Phạm vi nghiên cứu là quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trongkiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chinhánh Miền Trung thực hiện
Trang 104 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về quy trìnhkiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền trung thực hiện
Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quytrình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện, mô tả sựvận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kiểm toán BCTC tại Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung và đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục PTNB do Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện
5 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trênphép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic
Về phương pháp, kỹ thuật: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phươngpháp như khảo sát trực tiếp thực tế tại đơn vị khách hàng, so sánh, đối chiếu,tổng hợp kết quả…
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời cam đoan, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt,Danh mục sơ đồ, bảng biểu, phụ lục, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận vănđược chia thành 3 chương:
Chương 1: Lí luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do Công ty Kiểm toán độc lập thực hiện Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện.
Trang 11Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt nhận thức, kinh nghiệm thực tế còn hạnchế, vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những sai sót,kính mong sự chỉ bảo, đóng góp và đặc biệt là sự thông cảm từ quý thầy cô
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo của PGS.TS Giang ThịXuyến và toàn thể các anh chị trong phòng Kiểm toán BCTC - Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung đã giúp đỡ
em hoàn thành tốt đề tài này
Sinh viên
Vương Thị Tâm Đan
Trang 12Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
1.1.1 Khái niệm khoản mục phải trả người bán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động muabán hàng hóa, dịch vụ luôn diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo ra các mốiquan hệ thanh toán Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường,ngoài quan hệ thanh toán trả tiền ngay thì quan hệ mua bán chịu ngày càng trởnên phổ biến, tạo ra khoản m ục phải trả người bán
Phải trả người bán là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch
vụ nhận được trong quán trình kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.Phải trả người bán bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu,thiết bị, điện nước, sửa chữa và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác mà doanhnghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm tài chính.Các khoản phải trả ngườibán này không bao gồm các khoản nợ trả chịu lãi, phải trả do bị phạt, giấynhận nợ, vay nợ, nợ trái phiếu
Có thể thấy, khoản phải trả người bán là phần vốn mà doanh nghiệp đichiếm dụng tạm thời của đơn vị khác để hình thành nên một phần nguồn vốncủa doanh nghiệp mình Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ đúng hạn chongười bán
Để quản lý tốt và chặt chẽ các khoản PTNB thì khoản mục PTNB phảiđược theo dõi một cách chi tiết từng đối tượng, được ghi đầy đủ trên sổ chitiết tài khoản 331 và chi tiết rõ theo nợ phải trả dài hạn hay ngắn hạn hay theodõi theo thời gian trả nợ để có thể trả nợ đúng hạn hoặc được hưởng chiết
Trang 13khấu Đến cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp sẽ dựa trên chi tiết số dư tài khoản
331 để xác định số dư bên nợ hoặc bên có để đưa vào chỉ tiêu phải trả ngườibán (trong nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn của bên nguồn vốn) hay chỉ tiêu trảtrước cho người bán (trong phần các khoản thu ngắn hạn của bên tài sản ngắnhạn) trong bảng CĐKT Đồng thời doanh nghiệp cũng thực hiện lập các bảncông nợ phải trả, đối chiếu thường xuyên với người bán để đảm bảo cáckhoản nợ được theo dõi chính xác và đầy đủ
Trên phần tài sản, khoản mục phải trả người bán được trình bày trên chỉtiêu trả trước cho người bán Chỉ tiêu n ày phản ánh khoản tiền trả trước chongười bán theo thỏa thuận mà đến cuối kỳ, doanh nghiệp vẫn chưa nhận đượchàng Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng dư bên nợ các chi tiết của các TK
331 về số tiền đã trả trước cho người bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Trên phần nguồn vốn, khoản mục PTNB được trình bày ở chỉ tiêu phảitrả người bán trong phần nợ ngắn hạn và phải trả dài hạn người bán trongphần nợ dài hạn Đây là các khoản tiền phải thanh toán cho người bán sau khi
đã nhận được hàng hóa dịch vụ và được tổng hợp từ số dư Có của các sổ chitiết TK 331
1.1.2 Ý nghĩa của khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Theo xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, có thể thấy quá trình muahàng và thanh toán thường không diễn ra đồng thời Do vậy, khoản mục phảitrả người bán thường xuất hiện trong kỳ kinh doanh, gắn liền với các nghiệp
vụ phát sinh thường xuyên hay không thường xuyên của doanh nghiệp vớingười bán
Phải trả người bán(PTNB) có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, đó là phần vốn doanh nghiệp chiếm dụng được từ bên
Trang 14ngoài doanh nghiệp nhờ đó sẽ giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn của doanhnghiệp, tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh từ đó gia tăng lợi nhuận.PTNB là một phần nguồn tài trợ cho viêc hình thành tài sản của đơn vị,
là khoản mục quan trọng hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp Do đó,khoản mục này liên quan tới rất nhiều khoản mục quan trọng trong Báo cáotài chính của doan h nghiệp như hàng tồn kho, tiền, tài sản cố định, …
PTNB chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải của doanh nghiệp màảnh hưởng trực tiếp là đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, thể hiện khả năng tựtài trợ của đơn vị bởi tỷ suất tự tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổngnguồn vốn.Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp thể hiện khả năng tự chủ về tàichính của doanh nghiệp Nếu tỷ suất này càng cao thì khả năng huy động vốncủa doanh nghiệp càng cao và ngược lại, tỷ suất này thấp thì tình hình tàichính của doanh nghiệp có khả năng gặp rắc rối vì quá lệ thuộc vào nguồn tàitrợ từ bên ngoài
PTNB phải được quản lí chặt chẽ bởi những sai phạm của khoản mụcnày ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng thanh toán qua tỷ suất quan trọngphản ánh khả năng thanh toán như: khả năng thanh toán nhanh, khả năngthanh toán tức thời, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn… Việc xem xét các tỷsuất về khả năng thanh toán là một trong những khâu quan trọng khi KTVthực hiện công tác kiểm toán của mình
Bên cạnh đó, khoản mục PTNB nằm bên nguồn vốn góp phần hình thànhnên các chỉ tiêu bên tài sản Do đó nếu khoản mục PTNB bị phản ánh sai sẽảnh hưởng đến một loạt các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính khiến người đọchiểu sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp, khiến các quyết định kinhdoanh của doanh của doanh nghiệp không chính xác với tình hình thực tế.PTNB có mối liên hệ với các chi phí sản xuất kinh doanh, giá vốn của doanhnghiệp từ đó có những sai lệch trong ghi chép và trình bày các khoản mục
Trang 15PTNB có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng trọng yếu đến Báocáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây cũng là một chỉ tiêu quantrọng mà các bên có liên quan như ngân hàng, đối tác kinh doanh… luôn đặcbiệt xem xét để đánh giá hoạt động kinh doanh của đơn vị, từ đó đưa quyếtđịnh kinh tế hợp lí Do đó, kiểm toán khoản mục PTNB có ý nghĩa rất quantrọng trong kiểm toán BCTC, kết quả của công việc này giúp KTV đưa rađược ý kiến xác đáng v ề Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Do đó, KTV để có thể đưa ra được ý kiến nhận xét về tính trung thực vàhợp lý của BCTC của khách hàng thì cần thiết tiến hành kiểm toán từng phầnhành, khoản mục nhỏ trong đó như khoản mục phải trả người bán Vì thế, kiểmtoán khoản mục phải trả người bán giữ một vị trí quan trọng trong kiểm toánBCTC
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜIBÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả người bán
Để thực hiện đúng hướng và hiệu quả hoạt động kiểm toán thì kiểm toánviên phải xác định được mục tiêu kiểm toán trên cơ sở bản chất, các mối quan
hệ vốn có của đối tượng và khách quan về kiểm toán Do đó, khi kiểm toánkhoản mục PTNB thì KTV phải xác định được mục tiêu kiểm toán của khoảnmục này
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là: Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không; Lập
Trang 16báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên”.
Mục tiêu chung khi kiểm toán khoản mục PTNB là nhằm xác minh vàđưa ra độ tin cậy của khoản mục PTNB và việc trình bày trên BCTC có đảmbảo đầy đủ, đúng đắn theo quy địn h chuẩn mực Để đạt được mục tiêu chungnày phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Các khoản PTNB trên BCTC được phản ánh là có thật và phù hợp vớitừng đối tượng (CSDL tính có thật);
- Các khoản PTNB được tính toán, đánh giá đúng quy định, số lượng,
số tiền (CSDL tính toán và đánh giá);
- Các khoản PTNB được ghi chép đầy đủ đúng quy định, đúng phươngpháp kế toán (CSDL tính đúng đắn và đầy đủ);
- Các khoản PTNB được ghi chép kịp thời, đúng kỳ kế toán (CSDL tínhđúng kì);
- Các khoản PTNB được ghi chép đúng sự phân loại đúng đắn theo từngloại nợ phải trả (CSDL phân loại và hạch toán);
- Các khoản PTNB luôn có sự xác nhận kịp thời các chủ nợ, quá trìnhkiểm soát nội bộ là chặt chẽ và hiệu quả;
- Các khoản PTNB phải phù hợp giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết theo dõi;
- Các khoản PTNB phản ánh trong BCTC đúng nghĩa vụ của DN, nghĩa
là đang tồn tại chủ nợ mà DN phải có nghĩa vụ trả nợ trong một thời gian nhấtđịnh với một số tiền nhất định (CSDL sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ)
- Các khoản PTNB được trình bày, công bố đúng đắn, đầy đủ theo quyđịnh (CSDL trình bày và công bố)
Vì vậy, trong quá trình kiểm toán khoản mục PTNB KTV cần thu thậpđầy đủ bằng chứng để có thể đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên
Trang 181.2.2 Căn cứ kiểm toán khoả n mục phải trả người bán
Các nguồn tài liệu làm căn cứ kiểm toán khoản mục nợ PTNB cũng baogồm tài liệu trực tiếp liên quan đến quá trình xử lý kế toán và các tài liệu liênquan khác Tài liệu làm căn cứ ghi sổ kế toán mới chỉ là những căn cứ đểkiểm tra quá trình xử lý kế toán Ngoài những căn cứ này, để kiểm toán khoảnmục PTNB trong kiểm toán BCTC còn bao gồm tất cả những tài liệu để kiểmsoát và chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khách quan
ở các bộ phận chức năng có liên quan
Cụ thể nguồn tài liệu để kiểm toán PTNB gồm các tài liệu sau:
Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan PTNB
Bảng cân đối kế toán năm, kỳ kiểm toán (liên quan hàng hóa, nguyênvật liệu, tài sản mua vào, nợ phải trả người bán, trả trước cho người bán) vàcác BCTC khác có liên quan
Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết TK 331, biên bản đối chiếu định kì số liệugiữa doanh nghiệp với người bán, ngân hàng
Các chứng từ, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho,chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm nghiệm, hợp đồng mua hàng, các tài liệutính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại,…
Hợp đồng mua bán, thuê tài sản, nhà cửa, đất đai, đơn đặt hàng, hợpđồng vận chuyển, thuê
Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua, giấy đề nghị mua của bộphận trực tiếp sử dụng có xác nhận của quản đốc, bộ phận vật tư
Nhật kí mua hàng, báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật kí chitiền…
Phiếu báo giá bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản, báo cáo nhậnhàng
Các quy định về KSNB liên quan PTNB
Trang 19Tài liệu khác như thẻ kho, nhật kí bảo vệ…
1.2.3 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán phải trả người bán
Những rủi ro thường gặp đối với khoản mục PTNB rất đa dạng và cómức độ cũng như tính chất ảnh hưởng khác nhau Sau đây là một số rủi ro cụthể trong việc kiểm soát các khoản phải trả người bán:
- Hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản…chưa nhận được từ người bán màdoanh nghiệp đã ghi sổ làm tăng khoản PTNB
- Hạch toán hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản… mua vào không đúng kì
- Hạch toán hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản… mua trả góp giống muathanh toán tiền một lần
- Sự xác nhận của người bán không phù hợp, thường có những chênhlệch phải xác minh lại bằng các kỹ thuật bổ sung: thông qua ngân hàng, gửithư xác nhận
- Không khớp số liệu giữa sổ kế toán chi tiết và tổng hợp, thiếu sự đốichiếu xác nhận định kỳ Ghi chép nợ PTNB không đúng cho từng loại nợ phảitrả và từng đối tượng chủ nợ
- Nợ quá hạn kéo dài không được xử lí kịp thời, không có xác định củachủ nợ
- Quy trình kiểm nghiệm những chuyến hàng mua của doanh nghiệpcòn mang tính hình thức, chưa chặt chẽ, dễ sai sót Quá trình KSNB thường viphạm nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”
Như vậy, trong quá trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoảnmục PTNB nói riêng tiềm ẩn rất nhiều sai sót Do đó, KTV cần lưu ý khi tiếnhành kiểm toán khoản mục PTNB để tránh mắc phải những sai sót này
Trang 20Lập kế hoạch kiểm toánThực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁNQuy trình kiểm toán khoản mục PTNB là toàn bộ các bước công việctrong một cuộc kiểm toán liên quan đến PTNB để đạt được mục tiêu kiểmtoán
Quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC chiathành 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Kết thúckiểm toán
Sơ đồ1.1: Quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán BCTC
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục Phải trả người bán
Vai trò của việc lập kế hoạch kiểm toán được nêu rõ trong chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 300: “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính”:
“Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán BCTC như sau: Trợ giúp KTV tập trung đúng mức vào các phần hành quan trọng của cuộc kiểm toán; Trợ giúp KTV xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời; Trợ giúp KTV tổ chức v à quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả; Hỗ trợ trong việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để xử lý các rủi do dự kiến, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên; Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm; Hỗ trợ việc
Trang 21điều phối công việc do các kiểm toán viên đơn vị thành viên và chuyên gia thực hiện khi cần thiết”.
Như vậy, đây là giai đoạn hết sức quan trọng, chi phối chất lượng vàhiệu quả của cuộc kiểm toán Đối với kiểm toán khoản mục PTNB, mục đíchcủa giai đoạn này là xây dựng một chiến lược kiểm toán bao gồm kế hoạchkiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán phù phợp với bản chất, thờigian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ được áp dụng Quy trình lập kếhoạch kiểm toán sẽ bao gồm các bước công việc sẽ được trình bày sau đây
1.3.1.1 Lập kế hoạch
Những công việc cần thực hiện trong giai đoạn này là:
Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng liên quan đến khoản mục PTNB
Mục tiêu của công việc này là thu thập thông tin về ngành nghề kinhdoanh, hoạt động đơn vị khách hàng, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB từ
đó xác định trọng tâm kiểm toán phần hành PTNB
KTV cần tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập các thông tin để cóđược những hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán cũng như hiểubiết chung về nền kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác độngđến khoản mục PTNB của đơn vị được kiểm toán, lĩnh vực hoạt động của đơn
vị được kiểm toán có ảnh hưởng như thế nào đến các rủi ro đối với việc ghinhận khoản mục NPTNB, năng lực quản lý của Ban g iám đốc trong việc pháthiện, ngăn chặn các gian lận và sai sót đối với khoản PTNB…
Với phần hành kiểm toán khoản mục PTNB, KTV cần đặc biệt quan tâmđến các thông tin như: hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của kháchhàng, tình hình cũng như sự biến động của nền kinh tế, khả năng mở rộng quy
mô kinh doanh, các người bán thường xuyên, các người bán lớn của DN…KTV có thể thu thập các thông tin này từ nhiều nguồn khác nhau như từ các
Trang 22tài liệu của khách hàng, đối tác của khách hàng Đối với các khách hàng cũ,KTV còn có thể thu thập từ hồ sơ kiểm toán năm trước.
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Mục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá hệ thống KSNB là để xácđịnh mức độ tin cậy đối với hệ thống này, đưa ra đánh giá ban đầu về rủi rokiểm soát đối với khoản mục PTNB, thông thường KTV đánh giá thông quachu trình mua hàng – thanh toán tiền Trên cơ sở đó xác định hợp lý nội dung,phạm vi và thời gian cho các thủ tục khảo sát cơ bản cần thực hiện Để đạtđược mục đích trên KTV cần thực hiện các công việc sau:
- Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán củakhách hàng đối với việc hạch toán các khoản PTNB;
- Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với Nợ công phải trả xem có dựa trênnguyên tắc về phân công, phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc
ủy quyền và phê chuẩn;
- Tìm hiểu mức độ độc lập và tính hoạt động thường xuyên của bộ máyKSNB của khách hàng;
- Đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát với khoản mụcPTNB dựa trên việc n hận diện các mục tiêu kiểm soát, quy trình kiểm soátđặc thù, đánh giá điểm yếu trong hệ thống KSNB…
Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Mục tiêu là KTV thực hiện phân tích sơ bộ nhằm có được những đánhgiá tổng quan cũng như phát hiện những biến động và biểu hiện bất thườngcủa khoản mục PTNB để tập trung kiểm tra làm rõ
Các thủ tục KTV thực hiện như:
- Phân tích ngang: so sánh số dư các khoản PTNB năm nay so với nămtrước
Trang 23- Phân tích dọc: phân tích sự thay đổi tỷ trọng PTNB trong tổng nguồnvốn qua các năm, so sánh tỷ lệ này với các đơn vị cùng ngành để đánh giákhái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
* Đánh giá tính trọng yếu
Mục tiêu của đánh giá tính trọng yếu căn cứ xác định thời gian, phạm vithực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo cho phù hợp Mức trọng yếu phân bổcàng lớn thì KTV sẽ thu hẹp phạm vi các thử nghiệm cơ bản cần áp dụng vàngược lại
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức trọng yếu để ướctính mức độ sai sót BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộckiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót liên quan đến BCTC để từ đóxác định bản chất, thời gian và phạm vi khảo sát kiểm toán
KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mứcđánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC Cơ sở tiến hành phân bổ là bảnchất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinhnghiệm kiểm toán của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục.Bản chất của c ác khoản mục PTNB là:
+ Các khoản PTNB thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phíkinh doanh của doanh nghiệp;
+ Các khoản PTNB liên quan đến nhiều tài sản như: tài sản cố định,hàng tồn kho… mà hầu hết đều là các khoản mục trọng yếu
* Đánh giá rủi ro
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểmtoán mong muốn (AR) cho toàn bộ BCTC được kiểm toán thông qua việcđánh giá ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro pháthiện (DR) Ta có biểu thức biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
Trang 24AR = IR x CR x DR
(trong đó IR và CR sẽ được KTV đánh giá đối với từng khoản mục)Rủi ro kiểm toán phụ thuộc vào 2 yếu tố: Mức độ người sử dụng thôngtin tin tưởng vào BCTC của doanh nghiệp và khả năng khách hàng gặp phảikhó khăn về tài chính sau khi BCTC được công bố Rủi ro kiểm toán gồm 3yếu tố cấu thành là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR): Qua thu thập thông tin kinh doanhkhách hàng, hiểu biết bản chất khoản mục PTNB, KTV đặt ra mức RRTT chokhoản mục PTNB
- Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR): Qua nghiên cứu hệ thống KSNB củađơn vị và hệ thống KSNB với khoản mục PTNB, KTV đưa ra mức RRKS chokhoản mục PTNB
- Dự kiến rủi ro phát hiện (DR khả năng sai phạm xảy ra với khoản mụcPTNB mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện ra
Kết quả đánh giá rủi ro phát hiện dự kiến là cơ sở xác định khối lượngcông việc cần tiến hành cho cuộc kiểm toán
Giữa trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đó là mốiquan hệ ngược chiều, nghĩa là nếu mức trọng yếu có thể chấp nhận được càngtăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm đi và ngược lại Mối quan hệ này có ýnghĩa hết sức quan trọng khi KTV lập kế hoạch kiểm toán nhằm xác định vềnội dung, phạm vi, thời gian và các thủ tục kiểm toán cần áp dụng
1.3.1.2 Soạn thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán: Là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểmtoán chi tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụthể được sắp xếp theo một trình tự nhất định Chương trình kiểm toán chỉ dẫnmục tiêu kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành.Việc xây dựng chương trình kiểm toán được KTV thực hiện cho từng khách
Trang 25hàng cụ thể dựa trên những đánh giá ban đầu về mức trọng yếu cũng như rủi
ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát của đơn vị
Chương trình kiểm toán khoản mục PTNB là dự kiến về thời gian, thủtục kiểm toán cần áp dụng, phân công công việc cho các KTV, dự kiến thôngtin về công ty, dữ liệu cần thu thập và sử dụng Sau khi có những hiểu biết cơbản về khách hàng, KTV thực hiện việc xây dựng chương trình kiểm toán.Chương trình kiểm toán khoản mục PTNB thường bao gồm: mục tiêu kiểmtoán cụ thể của khoản mục PTNB, các thủ tục kiểm toán cần áp dụng, kỹthuật kiểm toán cụ thể, phạm vi và thờ i gian thực hiện, việc tham chiếu vớicác thông tin có liên quan đến khoản mục, những bằng chứng cần thu thập…Đối với khoản mục PTNB, mục tiêu kiểm toán là tập trung làm rõ 1 số CSDL
đó là tính có thật, tính toán đánh giá đúng đắn, kịp thời, tính đúng kỳ Thủ tụckiểm toán áp dụng thường là kiểm tra chính sách kế toán như chính sách ghinhận PTNB của đơn vị Ngoài ra KTV còn áp dụng các thủ tục phân tích: dựkiến có áp dụng thủ tục phân tích chi tiết hay không Sau đó, KTV văn bảnhóa các thủ tục kiểm toán để làm chỉ dẫn cho khoản mục
Chương trình kiểm toán giúp cho việc thực hiện kiểm toán diễn ra khoahọc, tiết kiệm thời gian cho cuộc kiểm toán do các thủ tục đã được trình bày
rõ ràng trong chương trình kiểm toán Hiện nay để thuận tiện cho công táckiểm toán, các công ty kiểm toán thường áp dụng chương trình kiểm toánmẫu của VACPA hoặc xây dựng chương trình riêng cho mình Chi tiết nộidung chương trình kiểm toán mẫu khoản mục PTNB được trình bày ở phụ lục1.1
Phụ lục 1.1 Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA về Khoản mục PTNB
1.3.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục phải trả người bán
Trang 26Thực hiện kiểm toán chính là giai đoán triển khai các bước công việctrong kiểm toán khoản mục PTNB Thông thường có 3 bước công việc:
- Khảo sát về KSNB
- Phân tích tổng quát đối với khoản mục PTNB
- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản PTNB
1.3.2.1 Khảo sát về KSNB đối với phải trả người bán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330: “Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”.
Mục tiêu của khảo sát kiểm soát là thu thập bằng chứng về tính thiết kế
và tính vận hành của hệ SNB Đánh giá mức độ tin cậy với hệ thống KSNB
và RRKS là cơ sở điều chỉnh thủ tục kiểm toán cho phù hợp Tính thiết kế đầy
đủ, hợp lí và chặt chẽ của hệ thống KSNB Tính vận hành liên tục, có hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống KSNB Kiểm tra tính tuân thủ 3 nguyên tắc KSNB:Phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm và ủy quyền phê chuẩn có được thựchiện hợp lí và đầy đủ không
Nội dung khảo sát kiểm soát:
Việc khảo sát KSNB đối với khoản mục PTNB về cơ bản được tiến hànhtheo trình tự các bước sau:
+ Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về KSNB đối với khoản mục PTNB.Việc thiết lập hệ thống câu hỏi này đòi hỏi phải theo trình tự, đầy đủ và chặtchẽ, yêu cầu KTV phải có được sự hiểu biết về hệ thống KSNB và sự vậnhành đặc thù của mỗi doanh nghiệp để thiết lập hệ thống câu hỏi cho phù hợp.+ Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình KSNB các nghiệp vụphát sinh liên quan đến việc hình thành PTNB theo các cơ sở dẫn liệu của chúng
Trang 27+ Đánh giá rủi ro KSNB nghiệp vụ mua vào và thanh toán Thông quakết quả nghiên cứu đã thu thập được ở bước 2, KTV đánh giá rủi ro kiểm soátcác nghiệp vụ làm phát sinh nợ phải trả người bán của doanh nghiệp ở mức
độ cao, trung bình, thấp hay ở các mức độ phần trăm (5%; 10% )
+ Đánh giá chi phí lợi ích của việc khảo sát các quá trình Từ kết quả củabước 3, KTV phải tính toán dự kiến để lựa chọn các khảo sát chi tiết kiểmsoát hay quay về khảo sát cơ bản Việc tính toán luôn được đặt ra trong mốiquan hệ chi phí kiểm toán là thấp nhất và mức độ thỏa mãn trong kiểm toán làcao kiểm toán là thấp nhất
+ Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toánnhằm làm rõ và làm thỏa mãn các mục tiêu KSNB, xác định được quy mô,phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản có liên quan
Sau khi đã tìm hiểu sâu sắc về hệ thống KSNB của doanh nghiệp thìKTV tiến hành thủ tục kiểm soát với các phương pháp, cách thức cụ thể như:+Quan sát: là việc theo dõi một hiện tượng, chu kỳ hoặc một thủ tục dokhách hàng thực hiện, là phương pháp để đánh giá thực trạng hệ thống kế toán
và hệ thống KSNB của khách hàng Nó mang lại cho KTV các bằng chứng về
sự tồn tại, hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát mà đơn vị thiết lập
+ Điều tra: việc thu thập các thông tin phù hợp từ những người am hiểucông việc ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán Việc điều tra có thể tiếnhành theo cách gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cungcấp cho KTV những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng
cố các bằng chứng đã có
+ Phỏng vấn: là cách đưa ra câu hỏi và thu thập câu trả lời của nhân viênkhách thể kiểm toán Kỹ thuật điều tra thường được sử dụng nhiều và phổbiến trong qua trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn Bằng chứng thu được từ
Trang 28kỹ thuật này giúp KTV có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về hệ thốngKSNB của đơn vị;
+ Thực hiện lại: là phép lặp lại hoạt động của một thủ tục kiểm soátnhằm xác định mức độ hữu hiệu của thủ tục kiểm soát đó;
+ Kiểm tra từ đầu đến cuối: là sự kết hợp giữa các kỹ thuật phỏng vấn,quan sát theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể Kỹ thuậtnày thường rất tốn công sức và chi phí bên chỉ thực hiện với một số nghiệp vụtrọng yếu;
+ Kiểm tra ngược lại: là biện pháp kiểm tra một nghiệp vụ từ sổ cáingược lại tới thời điểm bắt đầu phát sinh nghiệp vụ này
Từ những nhận xét ban đầu về hệ thống KSNB, KTV tiến hành phỏngvấn kế toán theo dõi công nợ, xem xét công tác ghi chép sổ sách, hệ thống sơ
đồ tài khoản
Kết luận: KTV sử dụng kết quả khảo sát kiểm soát để chỉ ra mức độ tincậy đối với hệ thống KSNB của khách hàng, đánh giá lại RRKS liên quan
khoản mục nợ PTNB là cao, thấp, trung bình là cơ sở điều chỉnh kế hoạch
kiểm toán (nếu cần) cho phù hợp
1.3.2.2 Phân tích tổng quát đối với khoản mục PTNB
Mục đích của phân tích tổng quát đối với khoản mục PTNB là hỗ trợ,thay thế chp thủ tục kiểm tra chi tiết, phát hiện nghi vấn, vấn đề bất thườngcần đi sâu tìm hieur nguyên ngân, nếu không phát hiện nguyên nhân cần mởrộng phạm vi kiểm tra chi tiết
Với các thông tin tài chính, các kỹ thuật phân tích phổ biến bao gồm: kỹthuật phân tích ngang (phân tích xu hướng) - kỹ thuật phân tích về lượng trêncùng một chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích dọc (phân tích tỷ suất) - bằng cáchthiết lập các tỷ suất tài chính dự trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.Với khoản mục PTNB, KTV có thể:
Trang 29+ Thu thập các sổ chi tiết về các khoản phải trả theo đối tượng, lọc radanh sách những người bán, người bán mà còn số dư công nợ, đối chiếu sosánh giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp, BCTC tại thời điểm kết thúc kỳ kiểmtoán Phân tích nguyên nhân của các chênh lệch, khi có sự biến động, KTVphải tìm được bằng chứng hợp lý chứng minh, và thường tập trung vào nhữngngười bán mới xuất hiện, hoặc chứng từ hóa đơn có số tiền lớn;
+ So sánh danh mục người bán với danh mục các khoản PTNB năm nayvới năm trước để phát hiện những người bán và những khoản phải trả ngườibán mới phát sinh trong năm, từ đó tìm bằng chứng chứng minh cho nhữngngười bán và những khoản PT NB mới phát sinh;
+ So sánh tỷ lệ Nợ phải trả cuối kỳ với tổng giá trị mua vào trong kỳ củanăm nay so với năm trước để tìm ra những khoản nợ biến động tăng giảm bấtthường để định hướng kiểm toán;
+ So sánh tỉ lệ số dư Nợ phải trả cuối kỳ với tổng nợ ngắn hạn của nămnay và năm trước để xem xét những khả năng có những khoản nợ chưa ghi sổhay đã ghi sổ nhưng thực tế chưa xảy ra Thường kiểm toán viên sẽ kiểm tracác nghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau
Cùng với việc phân tích các thông tin tài chính, KTV còn phải phân tíchcác thông tin phi tài chính có liên quan để làm rõ mối quan hệ và tác độngtrực tiếp hay gián tiếp đến các thông tin tài chính Các loại thông tin phi tàichính phổ biến cần quan tâm thường là:
+ Các điều kiện về hoạt động sản xuất kinh doanh: đặc thù về ngànhnghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chính sách của nhà nước chi phối, các sức
ép từ thị trường hay từ môi trường kinh doanh, thay đổi trong chiến lược kinhdoanh, chính sách hoạt động của đơn vị ;
+ Các bất cập trong quản lý và KSNB của bản thân đơn vị được kiểmtoán, các sức ép đối với ban giám đốc, nhà quản lý
Trang 30Kết quả thực hiện thủ tục phân tích tổng quát được lưu trữ trong hồ sơkiểm toán qua giấy tờ làm việc của chương trình kiểm toán khoản mục PTNB
và được sử dụng làm căn cứ cho việc chọn mẫu nghiệp vụ cũng như là bằngchứng kiểm toán cho khoản mục PTNB
1.3.2.3.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ, số dư tài khoản đối với khoản mục PTNB
Sau khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV sẽ thực hiện kiểm tra chi tiếtnhằm thu thập thêm các bằng chứng cho cuộc kiểm toán Về cơ bản kiểm toánkhoản mục này bao gồm kiể m tra chi tiết nghiệp vụ PTNB và kiểm tra số dưPTNB
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải trả người bán
Các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phải trả người bán được thể hiệntrong bảng 1.1
Bảng 1.1 Các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ PTNB
Mục tiêu Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến Lưu ý
CSDL “Sự
phát sinh”
- Kiểm tra bút toán ghi sổ kế toán tổnghợp và chi tiết TK 331 xem có chứng từtương ứng?
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn của nghiệp vụmua hàng đã ghi sổ: giấy đề nghị muahàng, đơn đặt hàng, hợp đồng thươngmại
- Kiểm tra, đối chiếu chứng từ nhập kho,chứng từ vận chuyển tương ứng
-Kiểm tra nghiệp vụ bằng thủ tục hỗ trợkhác: xin xác nhận từ người bán, kiểm trathẻ kho, kiểm tra sổ nhật ký của bảo vệ,
- Các nghiệp vụmua hàng bấtthường
- Ghi nhận muahàng tính trựctiếp vào chi phí
Trang 31- Kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của cơ
sở đơn vị đã tính phải trả người bán trênhóa đơn:
+So sánh số lượng trên hóa đơn với đơnđặt hàng, kế hoạch mua hàng đã phêduyệt, số lượng trên phiếu nhập kho haygiao nhận, chứng từ vận chuyển…
+ So sánh đơn giá với đơn giá ghi trên hợpđồng thương mại, bảng giá của bên bánhoặc tham khảo giá cả tương ứng trên thịtrường
+ So sánh thuế suất với biểu thuế suất củanhà nước
+ So sánh tỷ giá với tỷ giá của ngân hàngcông bố cùng thời điểm mua hàng
- Kiểm tra kết quả tính toán Xét thấy cầnthiết, tự tính toán lại và đối chiếu với sốliệu đơn vị
- Chú ý các
trường hợp đượchưởng chiết khấuthương mại,giảm giá hàngbán, hàng muanhưng trả lại
- Các nghiệp vụmua hàng tínhbằng ngoại tệ
- So sánh tổng số lượng bút toán ghi sổ
TK 331 với tổng hóa đơn bán hàng
- Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự củacác hóa đơn bán hàng đã ghi sổ kế toán(TK 331)
- Các chứng từ bịgián đoạn số thứtự
Trang 32- So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ mua
hàng (trên hóa đơn) với ngày ghi nhận hóađơn đó vào sổ kế toán để kiểm tra tínhđúng kỳ
- Các nghiệp vụphát sinh đầu kỳ,cuối kỳ
Kiểm tra chi tiết số dư phải trả người bán
Thủ tục chính để kiểm tra số dư là gửi thư xác nhận Nhưng việc nàytrong thực tế thường không đơn giản và tốn kém về thời gian công sức để cóthể nhận được đầy đủ thư xác nhận
Trong trường hợp không nhận được thư xác nhận, KTV có thể thực hiệncác thủ tục thay thế sau:
+ Kiểm tra tính có thật của khách hàng, như sự tồn tại, tính pháp lý;+ Dựa trên kết quả kiểm toán nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh,KTV tính ra số dư và đối chiếu với số liệu của DN, tìm ra bằng chứng chứngminh cho sự chênh lệch nếu có;
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu các chứng từ hóa đơn, số dư tài khoản trong
sổ kế toán của DN với bảng kê chứng từ hóa đơn số dư tài khoản của ngườibán gửi cho DN và bảng kê đối chiếu số liệu định kỳ với ngân hàng;
+ Ngoài ra, KTV còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro kiểm soát và mức độthỏa mãn về kiểm soát để cân nhắc lựa chọn các nghiệp vụ vào đầu, cuối kỳhoặc có số tiền lớn để thực hiện các thủ tục kiểm toán
Trang 33Bảng 1.2 Các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư PTNB
Mục tiêu Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ
- Kiểm tra danh mục người bán và sự tồn tạicủa họ, kiểm tra hóa đơn bán hàng đối chiếuvới chứng từ thanh toán, xác định hóa đơn bánhàng chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ
- Gửi thư xác nhậ n tới người bán và đối chiếuvới số liệu trên sổ chi tiết, số liệu trên bảng kêcông nợ
- Các trườnghợp muahàng còntrong thờihạn thanhtoán
- Nhữngngười bánbất thường
Trường hợp 1: toàn bộ hóa đơn chưa đượcthanh toán:
+ So sánh số lượng với số lượng trên đơn đặthàng, hợp đồng thương mại, số lượng trênphiếu nhập kho hay giao nhận, chứng từ vậnchuyển…
+ So sánh đơn giá với đơn giá ghi trên hợpđồng thương mại, bảng giá của bên bán hoặctham khảo giá cả trên thị trường
+ So sánh thuế suất với biểu thuế suất của nhànước
- Chú ý cáctrường hợp
có áp dụngchiết khấuthương mại,giảm giáhàng bán,hàng bán bịtrả lại
- Các khoản
Nợ có số dưtính bằngngoại tệ
- Các trườnghợp thanh
Trang 34+ So sánh tỷ giá với tỷ giá ngoại tệ thực tế tạicuối kỳ.
Trường hợp 2: hóa đơn đã được thanh toánmột phần:
+ Kiểm tra số tiền trên hóa đơn bán hàng vàchứng từ trả tiền về sự chính xác
- Kiểm tra kết quả tính toán số dư còn lại, nếuxét thấy cần thiết, KTV tự tính toán lại và đốichiếu với số liệu của đơn vị trên sổ chi tiết vàbảng kê chi tiết công nợ
- Kiểm tra việc trình bày BCTC đối với khoảnPTNB
- So sánh số liệu phải trả người bán trên BCTCvới số liệu tổng hợp trên bảng kê chi tiết công
nợ của đơn vị (từng loại Nợ của phải trả ngườibán)
- Phân loạiPTNB ngắnhạn và dàihạn
Trên cơ sở áp dụng các thủ tục kiểm toán nói trên, KTV đã thủ thập đượcbằng chứng về khoản mục PTNB Sau khi kiểm tra chi tiết, KTV xử lý cáckhoản chênh lệch giữa số liệu kiểm toán và số liệu của đơn vị KTV cần xácđịnh loại chênh lệch (chênh lệch năm nay hay năm trước), điều tra về tính chất
và nguyên nhân của chênh lệch và tiến hành các thủ tục kiểm toán khác Tráchnhiệm của KTV là báo cáo các chênh lệch này cho ban giám đốc hoặc Hội đồngquản trị trong trường hợp KTV thấy những chênh lệch kiểm toán này là sai sót
Trang 35gian lận Sau khi báo cáo chênh lệch mà không được điều chỉnh thì KTV tiếnhành đánh giá tính trọng yếu của chênh lệch và ảnh hưởng của chúng đến BCTC
để đưa ra kết luận kiểm toán phù hợp cho khoản mục này
Từ đó KTV đưa ra kết luận và tính tin cậy, hợp lí của khoản mục PTNB
1.3.3 Kết thúc và hoàn tất công việc kiểm toán phải trả người bán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện việctổng hợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kếtluận về khoản mục PTNB Kết quả kiểm toán thông thường gồm những nộidung sau:
Kết luận về mục tiêu kiểm t oán
KTV khi kết thúc quy trình kiểm toán cần đưa ra kết luận mục tiêu kiểmtoán có đạt được không, nếu không đạt được thì phải chỉ ra không đạt được ởkhía cạnh nào, cần thu thập thêm bằng chứng gì Và thông thường kết luận vềmục tiêu kiểm toán thường xảy ra một trong hai khả năng sau đây:
- Đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV thỏa mãn về kết quả kiểm tra, đánhgiá về khoản PTNB đã được kiểm toán đó và có đủ bằng chứng thích hợp vềmọi khía cạnh trọng yếu để đưa ra kết luận rằng số liệu, thông tin tài chínhđược phản ánh hợp lí, đúng đắn hoặc chỉ rõ thông tin còn chứa đựng sai sót;
- Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: KTV chưa thỏa mãn với kết quảkiểm toán ở một khía cạnh nào đó, cần thu thập thêm bằng chứng bổ sung
Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến khoản mục PTNB
Trang 36- Việc điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có được phản ánhđầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không;
- Giải pháp của đơn vị đối với các vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu;
- Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có)
Bảng 1.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán
Công ty kiểm toán ABC TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ
Niên độ kế toán: N
Công việc: Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục PTNB
1.Công việc kiểm toán chủ yếu đã thực hiện:
2.Giới hạn phạm vi kiểm toán:
3.Ý kiến nhận xét của kiểm toán viên:
Trang 37Kết luận chương 1
Như vậy, trong chương “Lý luận chung về quy trình kiểm toán khoảnmục phải trả người bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểmtoán độc lập thực hiện” của luận văn, em đã đề cập đến một số vấn đề cơ bảnliên quan đến kiểm toán khoản mục PTNB bao gồm mục tiêu, căn cứ, sai sótthường gặp trong quá trình kiểm toán khoản mục PTNB cũng như các bướccông việc của quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểm toán báo cáotài chính Đó cũng là những cơ sở để thiết kế chương trình kiể m toán khoảnmục PTNB trong thực tiễn và cũng là cơ sở để so sánh, đánh giá và đưa ra các
ưu điểm và hạn chế của quy trình kiểm toán khoản mục PTNB trong kiểmtoán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA –Chi nhánh Miền Trung thực hiện Để hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm toánkhoản mục PTNB trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểmtoán và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung thực hiện em xin chuyểnsang Chương 2 của luận văn
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA – CHI
NHÁNH MIỀN TRUNG THỰC HIỆN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY ACA – CHI NHÁNH MIỀN TRUNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA tên giao dịch bằngtiếng Anh là UHY ACA Auditing and Consulting Co., Ltd, được viết tắt là(“UHY ACA”)
Hãng UHY ACA Việt Nam được sáp nhập từ Công ty TNHH Kiểm toánKreston ACA Việt Nam và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY -Thành viên hãng Kiểm toán Quốc tế UHY International, một trong nhữngcông ty kiểm toán lớn và có đóng góp nhiều vào sự phát triển của ngành kiểmtoán Việt Nam nói riêng và của ngành tài chính nói chung Công ty TNHHKiểm toán và Tư vấn UHY ACA ( “UHY ACA”) là 1 trong10 Công ty Kiểmtoán và Tư vấn hàng đầu Việt Na m được thành lập năm 2001 Hiện tại trụ sởchính của Công ty UHY Việt Nam đặt tại Tầng 9, Tòa nhà HL, Ngõ 82 DuyTân, Phường Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Tại khu vực Bắc Trung Bộ, UHY ACA sớm nhận thức được nhu cầu vềdịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính của các doanh nghiệp nên Công ty là hãngkiểm toán đầu tiên đặt văn phòng đại diện (từ năm 2007) và nâng cấp thànhchi nhánh (từ năm 2009) tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với tên giao dịchlà: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung.UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung là chi nhánh kiểm toán độc lập đầu tiên
và hiện là duy nhất từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, Chi nhánh được công ty
Trang 39tin tưởng ủy quyền mọi mặt hoạt động Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấnUHY ACA - Chi nhánh Miền Trung là thành viên của hãng UHY ACA tạiViệt Nam được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh
số 0101160345-002 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp lần đầu ngày17/08/2009, số vốn điều lệ của Công ty là 11.000.000.000 VND (Mười một tỷđồng chẵn./.)
UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung được hình thành bởi một nhómkiểm toán viên quốc gia và một số chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong cáclĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng, thuế và quản trị kinh doanh Hiện tạiUHY ACA – Chi nhánh Miền Trung có 25 nhân viên chuyên nghiệp là nhữngnhân viên tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành kinh tế, luật và ngoạingữ từ các trường đại học có uy tín tại Việt Nam và nước ngoài, trong đó có
06 KTV được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ Kiểm toán hành nghề
Sơ lược về công ty UHY ACA- Chi nhánh Miền Trung:
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA- Chinhánh Miền Trung
Tên g iao dịch theo Tiếng Anh: UHY ACA Auditing and ConsultingCompany Limited - Central Branch
Tiêu chí hoạt động của UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung là:
Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đảm bảotính trung thực và khách quan UHY ACA chuyên cung cấp trọn gói các giải
Trang 40pháp liên quan đến kiểm toán, kế toán, thuế, tài chính và nhân lực tại ViệtNam cho khách hàng và giúp họ mở rộng thị trường kinh doanh ở Việt Namcũng như nước ngoài
Nguyên tắc hoạt động của UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung là
- Với khẩu hiệu “trung thực – trách nhiệm – hòa hợp”, công ty Kiểm toán và
phục vụ khách hàng, tôn trọng triệt để tính độc lập, khách quan và bảo mật,phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán Quốc tếđược chấp nhận tại Việt Nam và các quy định kiểm toán độc lập hiện hành
- Cung cấp cho khách hàng các giải pháp thiết thực, sáng tạo.
- Phát triển các mối quan hệ tin tưởng với khách hàng, cung cấp dịch vụ
tư vấn và lập kế hoạch tài c ính nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêutrong kinh doanh
Sự phát triển của khách hàng bước tiếp sự phát triển của UHY ACA –Chi nhánh Miền Trung
2.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn UHY ACA – Chi nhánh Miền Trung
Sau hơn 8 năm hoạt động, với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo công
ty và các nhân viên, các dịch vụ cung cấp bởi công ty đã phát triển cả về chấtlượng và số lượng, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng
Các dịch vụ mà công ty cung cấp hiện nay khá đa dạng, gồm: Dịch vụ kếtoán và kiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tưvấn Quản trị
Dịch vụ kế toán và kiểm toán
Đây là thế mạnh của công ty, doanh thu từ các dịch vụ kế toán và kiểmtoán chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty UHY ACA-Chi nhánh Miền Trung cung cấp cho khách hàng các dịch vụ kiểm toán hàng