1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6

97 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 171,8 KB

Nội dung

nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sửdụng ban đầu không đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyểndịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

5 NVLĐTX : Nguồn vốn lưu động thường xuyên

6 NVLĐTT : Nguồn vốn lưu động tạm thời

7 NVTX : Nguồn vốn thường xuyên

8 NVTT : Nguồn vốn tạm thời

9 PTVT : Phương tiện vận tải

10 ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

11 ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu

12 ROS : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

13 TSCĐ : Tài sản cố định

14.TSCĐ HH : Tài sản cố định hữu hình

15.TSCĐ VH : Tài sản cố định vô hình

16.VCĐ : Vốn cố định

Trang 4

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TYTNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6 48BẢNG 2.2: CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY 51BẢNG 2.3 : TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY 54BẢNG 2.4 : TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN GIÁ VÀ KẾT CẤUTSCĐ CỦA CÔNG TY 58BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH KHẤU HAO VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀISẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2013 62BẢNG 2.6: HỆ SỐ TRANG BỊ CHO CÔNG NHÂN VIÊN 64BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ KHẤU HAO TSCĐ NĂM 2013 65BẢNG 2.8 : CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HIỆU QUẢ SỬDỤNG VỐN CỐ ĐỊNH 67

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nếu vốn lưu động được coi làhuyết mạch của cơ thể sống thì vốn cố định được coi là xương cốt của cơ thểsống đó Vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thông quasức hoạt động của các TSCĐ Trong thời buổi hiện đại hóa và cơ chế kinh tếthị trường hiện nay các doanh nghiệp phải luôn đầu tư kỹ thuật mới và khoahọc tiến bộ nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc vốn cố định phải được sửdụng một cách thông minh hiệu quả hơn Do đó việc quản lý vốn cố định luônđược xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý tàichính doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với những lýluận và thực tiễn đã học qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại

và xây dựng số 6 – là một Công ty có quy mô vốn cố định tương đối lớn, đangtrong quá trình đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ, dưới sự giúp đỡ của ban lãnhđạo, các anh chị trong Công ty, em đã hiểu rõ được một số vấn đề còn vướngmắc trong khâu quản lý và sử dụng vốn cố định tại đây Vì vậy em đã chọn đề

tài: "Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6", mong góp một phần nào đó

cho việc quản trị vốn kinh doanh nói chung và quản lý vốn cố định của Công

ty nói riêng một cách hợp lý

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vốn cố định và quản trị của vốn cố

định

Trang 6

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty TNHH

thương mại và xây dựng số 6 trong những năm qua

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố địnhtrong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng: Tình hình quản trị vốn cố định tại công ty TNHH

thương mại và xây dựng số 6

3.2 Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu dựa trên phạm vi là Công ty

TNHH thương mại và xây dựng số 6 qua 2 năm 2012 - 2013 do đó số liệuđược sử dụng chủ yếu liên quan đến tình hình tài chính và tình hình hoạt độngkinh doanh trong 2 năm này như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Quan sát: Quan sát các nhân viên ở phòng tài chính kế toán thực hiệnnghiệp vụ

- Phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp, qua điện thoại, email với một số anh chị

ở Công ty về các vấn đề còn thắc mắc

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu thu thập được trên phần mềm Excel

- Sử dụng phương pháp phân tích (đối chiếu, so sánh…) để đánh giá vềthông tin thu thập được

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Trang 7

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn cố định và quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 trong thời gian qua.

Chương 3:Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.

Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chếnên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhậnđược những ý kiến đóng góp của thầy cô để khóa luận của em được hoànthiện hơn và có chất lượng tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn Ths Mai Khánh Vân, ban lãnh đạo Công ty

và các anh chị phòng tài chính kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiêncứu này

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Trang 8

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn cố định trong doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắpđặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền Số vốnđầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vôhình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Đó là số vốn đầu tư ứng trước

vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽthu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ củamình Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy

mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởngrất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐtrong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuầnhoàn và chu chuyển của vốn cố định

Vốn cố định là toàn bộ số ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tưhình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doangnghiệp Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐtrong doanh nghiệp

Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định luôn bị chi phối bởi các đặcđiểm kinh tế - kĩ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp Do TSCĐ của doanh

Trang 9

nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sửdụng ban đầu không đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyểndịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố định có những đặcđiểm cơ bản:

Một là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanhnghiệp Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài,sau nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới

Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luânchuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm Phần giá trị luân chuyển này củavốn cố định được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứngvới phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp

Ba là, sau nhiều chu kì kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển Sau mỗi chu kì kinh doanh, phần vốn cố định đã luânchuyển tích lũy lại sẽ tăng dần lên, còn phần vốn cố định đầu tư ban đầu vàoTSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức độ hao mòn Cho đếnkhi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồihết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũnghoàn thành một vòng luân chuyển

Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định không chỉ chiphối đến nội dung, biện pháp quản lí sử dụng vốn cố định, mà còn đòi hỏiviệc quản lí, sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lí TSCĐcủa doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò của vốn cố định

Về mặt giá trị bằng tiền vốn cố định phản ánh tiềm lực của Doanhnghiệp Còn về mặt hiện vật, vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản

cố định

Trang 10

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Nó gắn liền với Doanh nghiệptrong suốt quá trình tồn tại Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn

về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào

Thứ nhất, tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của Doanh

nghiệp, phản ánh quy mô của Doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặcđiểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành

Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản

xuất hàng hoá của Doanh nghiệp Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗichu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ratính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp cả về sản lượng vàchất lượng

Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được

nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gaygắt hơn Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suấtlao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằmchiếm lĩnh thị trường Sự đầu tư không đúng mức đối với tài sản cố định cũngnhư việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ đem lại nhữngkhó khăn sau cho Doanh nghiệp:

• Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các Doanh nghiệpkhác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm Điều này có thể dẫn các Doanhnghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mớitài sản

• Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mấtmột phần thị trường của Doanh nghiệp và điều này buộc Doanh nghiệp khi

Trang 11

muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phítiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.

Thứ tư, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:

• Đối với vốn vay Ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá quantrọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay Trên cơ sở trị giácủa tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và chovay với số lượng là bao nhiêu

• Đối Công ty cổ phần thì độ lớn của Công ty phụ thuộc vào giá tài sản cố định

mà Công ty nắm giữ Do vậy trong quá trình huy động vốn cho Doanh nghiệpbằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu

tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà Công ty hiện có và hàm lượngcông nghệ có trong tài sản cố định của Công ty

1.1.3 Nguồn hình thành:

Đầu tư vào tài sản cố định là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và

bổ sung những tài sản cố định cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâudài của Doanh nghiệp Do đó việc xác định nguồn tài trợ cho những khoảnmục đầu tư như vậy là rất quan trọng bởi vì nó có yếu tố quyết định cho việcquản lý và sử dụng vốn cố định sau này Về đại thể thì người ta có thể chia ralàm 2 loại nguồn tài trợ chính

 Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản thân Doanh nghiệpnhư vốn ban đầu, lợi nhuận để lại hay nói khác đi là những nguồn thuộc sởhữu của Doanh nghiệp

 Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp

Trang 12

Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp được cấp phát cho các Doanh nghiệpNhà nước Ngân sách chỉ cấp một bộ phận vốn ban đầu khi các Doanh nghiệpnày mới bắt đầu hoạt động Trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp phảibảo toàn vốn do Nhà nước cấp Ngoài ra các Doanh nghiệp thuộc mọi tầnglớp, thành phần kinh tế cũng có thể chọn được nguồn tài trợ từ phía Nhà nướctrong một số trường hợp cần thiết, những khoản tài trợ này thường không lớn

và cũng không phải thường xuyên do đó trong một vài trường hợp hết sức khókhăn, Doanh nghiệp mới tìm đến nguồn tài trợ này Bên cạnh đó, Nhà nướccũng xem xét trợ cấp cho các Doanh nghiệp nằm trong danh mục ưu tiên.Hình thức hỗ trợ có thể được diễn ra dưới dạng cấp vốn bằng tiền, bằng tàisản, hoặc ưu tiên giảm thuế, miễn phí

 Vốn tự có của Doanh nghiệp

Đối với các Doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có là vốn do cácdoanh nghiệp, chủ Doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạtđộng kinh doanh của Doanh nghiệp Số vốn tự có nếu là vốn dùng để đầu tưthì phải đạt được một tỷ lệ bắt buộc trong tổng vốn đầu tư và nếu là vốn tự cócủa Công ty, Doanh nghiệp tư nhân thì không được thấp hơn vốn pháp định

Những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn tự có còn được hình thành từmột phần lợi nhuận bổ sung, để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Thực tế cho thấy từ tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đườngtốt Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại đủlớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng Tuy nhiên với các công ty

cổ phần thì việc để lại lợi nhuận có liên quan đến một số khía cạnh khá nhạycảm Bởi khi công ty để lại lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư tức là khôngdùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần Các cổ đông không được nhận tiềnlãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn tăng lên của công ty Tuy

Trang 13

nhiên, nó dễ gây ra sự kém hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ được nhậnmột phần nhỏ cổ phiếu và do đó giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.

 Vốn cổ phần

Nguồn vốn này hình thành do những người sáng lập Công ty cổ phầnphát hành cổ phiếu và bán những cổ phiếu này trên thị trường mà có đượcnguồn vốn nhất định Trong quá trình hoạt động, nhằm tăng thực lực củaDoanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể sẽ tăng lượng cổ phiếu phát hành trênthị trường thu hút lượng tiền nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu kinh doanh Đặcbiệt để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn, thì nguồn vốn cổ phấn rất quantrọng Nó có thể kêu gọi vốn đầu tư với khối lượng lớn, mặt khác, nó cũngkhá linh hoạt trong việc trao đổi trên thị trường vốn Tận dụng các cơ hội đầu

tư để được cả hai giá là người đầu tư và Doanh nghiệp phát hành chấp nhận.Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thêm trong quá trình hoạt động đòi hỏi cácnhà quản lý tài chính phải cực kỳ thận trọng và tỷ mỷ trong việc đánh giá cácnhân tố có liên quan như: uy tín của Công ty, lãi suất thị trường, mức lạmphát, tỷ lệ cổ tức, tình hình tài chính Công ty gần đây Để đưa ra thời điểmphát hành tối ưu nhất, có lợi nhất trong Công ty

 Nguồn tài trợ bên ngoài: là những nguồn mà Doanh nghiệp huy động từ bênngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình như vốn vay, phát hànhtrái phiếu, cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động

 Vốn vay

Mỗi doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo quy định củaluật pháp mà có thể vay vốn từ các đối tượng sau: Nhà nước, Ngân hàng, tổ

Trang 14

chức kinh tế, tổ chức xã hội, dân cư trong và ngoài nước dưới các hình thứcnhư tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng, phát hành cácloại chứng khoán của doanh nghiệp với các kỳ hạn khác nhau Nguồn vốn huyđộng này chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: hiệu quả kinh doanh, khảnăng trả nợ, lãi suất vay, số lượng vốn đầu tư có Tỷ lệ lãi vay càng cao sẽ tạođiều khoản cho phía doanh nghiệp huy động vốn càng nhiều nhưng lại ảnhhưởng đến lợi tức cùng với khả năng thanh toán vốn vay và lãi suất tiền đivay.

 Vốn liên doanh

Nguồn vốn này hình thành bởi sự góp vốn giữa các doanh nghiệp hoặcchủ doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài để hình thành một doanhnghiệp mới Mức độ vốn góp giữa các doanh nghiệp với nhau tuỳ thuộc vàothoả thuận giữa các bên tham gia liên doanh

 Tài trợ bằng thuê (thuê vốn)

Các doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị và kiến trúc hơn là muốnmang danh làm chủ sở hữu thì có thể sử dụng thiết bị bằng cách thuê mướnhay còn gọi là thuê vốn

Thuê mướn có nhiều hình thức mà quan trọng nhất là hình thức bán rồi thuêlại, thuê dịch vụ, thuê tài chính

1.1.4 Mô hình tài trợ vốn.

1.1.4.1 Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Để đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thườngxuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân

Trang 15

chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bánthành phẩm và nợ phải thu khách hàng Những tài sản lưu động này gọi là tàisản lưu động thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.

Tài sản thường xuyên gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thườngxuyên Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nàocũng được tiến hành một cách bình thường mà có những lúc xuất hiện nhữngbiến cố thay đổi làm nảy sinh thêm nhu cầu vốn lưu động để trang trải

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình than bộ phận TSLĐ có tính chấttạm thời, các nguyên nhân có thể kể đến là:

- Dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu tăng, hoặc có những chuyến hàng chở vật

tư chưa về đến doanh nghiệp ngoài kế hoạch, làm vật tư dự trữ tăng đột biến,nên cần có nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải

- Sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp tăng đột biến, do có nhiều thuận lợitrong việc bán hàng, làm hàng tồn kho tăng lên, do đó nhu cầu vốn lưu độngcũng tăng theo

- Trong trường hợp nhận được đơn hàng ngoài kế hoạch, cũng làm cho nhucầu vốn lưu động tăng lên đột biến

NVTX

Trang 16

Mô hình tài trợ thứ nhất

Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn Nghĩa là nguồn vốnlưu động thường xuyên có giá trị dương Khi đó, sẽ có một sự ổn định tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì có một bộ phận nguồn vốn lưuđộng thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh

Với mô hình tài trợ này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp sẽ được tàitrợ toàn bộ bằng nguồn vốn thường xuyên, và cho thấy một sự đảm bảo chắcchắn

- Mô hình tài trợ thứ hai

Trang 17

Khi tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưuđộng thường xuyên sẽ có giá trị âm Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanhnghiệp khi hoạt động trong vực xây dựng hay công nghiệp, vì tỉ trọng TSCĐ

mà một phần TSCĐ lại được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn Trong trườnghợp đặc biệt khi NVLĐTX < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dàihạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cânthanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1.Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vìngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh

ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,đặc biệt đối với những ngành có tốc độ vòng quay vốn chậm

NWC=0

Trang 18

1.2 Tài sản cố định của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:

Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu cógiá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao độngđược coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1năm trở lên (theo thông tư 45/2013 BTC) Các tư liệu lao động không đủ cáctiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ, không được mua sắmbằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp

Đặc điểm của tài sản cố định:

Tài sản cố định tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ củaquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong suốtthời gian sử dụng, cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn Trong quá trình sử dụng,tài sản cố định hao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trịmới tạo ra của sản phẩm và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêuthụ Sau nhiều chu kỳ kinh doanh tài sản cố định mới cần đổi mới

1.2.2 Phân loại TSCĐ:

Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của doanhnghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý doanhnghiệp Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau đây:

a Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu

tư, toàn bộ TSCĐ của doanh nhgiệp được chia thành 3 loại:

TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian

sử dụng trên hoặc bằng 1 năm như: máy móc, thiết bị, vật kiến trúc,

Trang 19

phương tiện vận tải, thiết bị dẫn truyền Do doanh nghiệp nắm giữ

để sử dụng cho sản xuất kinh doanh Theo tiêu chuẩn số 03 (Chuẩnmực kế toán VN) tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH nếu thỏa mãncác điều kiện sau:

1 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó

2 Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy

3 Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

4 Giá trị từ 30 triệu đồng trở lên

TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể,

nhưng xác định được giá trị như: phần mềm quản lý, bằng sáng chế,quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, nhãn hiệu hànghóa, Do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinhdoanh hoặc cho các đối tượng khác thuê Theo tiêu chuẩn 04(Chuẩn mực kế toán VN) tài sản được ghi nhận là TSCĐ VH nếuthỏa mãn các điều kiện giống như với TSCĐ HH

TSCĐ thuê tài chính: là TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty

cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyềnlựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện

đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê mộttài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tươngđương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm kí hợp đồng MọiTSCĐ đi thuê nếu không thỏa mãn các điều kiện nêu trên được coi

là tài sản cố định thuê hoạt động

b Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng:

Trang 20

Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm 3loại:

TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang

dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuấtkinh doanh phụ của doanh nghiệp

TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất, do

doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp

và các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng…

Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước: Là những tài sản

cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vị khác hoặc cấtgiữ hộ cho Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ củamình theo mục đích sử dụng của nó Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theomục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất

c Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế:

Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanhnghiệp có thể chia thành các loại sau:

Trang 21

- Các loại TSCĐ khác.

Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐtrong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ

và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác

d Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng:

Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia tài sản cố định củadoanh nghiệp thành các loại:

Tài sản cố định đang sử dụng: Là những tài sản cố định đang

sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt độngphúc lợi, công cộng của doanh nghiệp

Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản cố định chưa

cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt độngkhác của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa dùng tới, đang được

dự trữ để sử dụng về sau

Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: Là những tài

sản cố định không cần thiết hay không còn phù hợp với nhiệm vụsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý,nhượng bán để thu hồi lại vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐcủa doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả

sử dụng chúng

Trang 22

1.3 Khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp

1.3.1 Hao mòn TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TCSĐ luôn

bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

a Hao mòn hữu hình:

Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng vàgiá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng Về mặt vật chất, đó là sự thay đổihình thức hay trạng thái vật chất ban đầu cảu các chi tiết, bộ phận TSCĐ dotác động cảu quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên Về giá trị sử dụng,

đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kĩ thuật của TSCĐ trongquá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa Muốn khôi phụclại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa Về giá trị, đó là sự giảmsút dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trịhao mòn của nó vào giá trị sản phẩm

Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là do các yếu tố liên quan đến quátrình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ; việc chấphành các quy trình, quy phạm kĩ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữaTSCĐ Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và điều kiện sử dụngTSCĐ như thời thiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tải trọng, tác động của hóachất Ngoài ra, chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kĩ thuật công nghệ chếtạo TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn hữu hình của TSCĐtrong quá trình sử dụng

b Hao mòn vô hình:

Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểuhiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoahọc - kĩ thuật và công nghệ sản xuất Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và

Trang 23

công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới Hao mòn

vô hình cũng sản ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kì sống của nó trên thịtrường nên những TSCĐ dùng để sản xuất các sản phẩm đó cũng không cònđược tiếp tục sử dụng

Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự phát triển không ngừng củatiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất Do đó, biện pháp chủ yếucủa để hạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổimới, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kĩ thuật, công nghệvào quá trình sản xuất của doanh ngiệp

1.3.2 Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thuhồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của TSCĐ

Khấu hao trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phươngpháp khác nhau Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện ápdụng riêng Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nộidung chủ yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp

a Phương pháp khấu hao đường thẳng.

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cáchphổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp Theo phươngpháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quântrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ Công thức xác định như sau:

Trong đó:

Trang 24

MKH: Mức khấu hao hằng năm

TKH: Tỷ lệ khấu hao hằng năm

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao

T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải

bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng Tùy thuộcvào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên giá TSCĐ có cáchxác định cụ thể Trường hợp TSCĐ hình thành do mua sắm thì nguyên giá baogồm: giá mua thực tế phải trả, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế phíkhông bồi hoàn và lãi vay vốn đầu tư TSCĐ phát sinh trong quá trình hìnhthành TSCĐ Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc TSCĐ vô hình,nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để xây dựngTSCĐ hoặc đầu tư để có TSCĐ vô hình đó Đối với TSCĐ đã qua sử dụng,nguyên giá là giá trị còn lại hoặc nguyên giá xác định còn lại của TSCĐ cầnphải khấu hao

Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính cònđem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Thông thường được xác định trêntuổi thọ kĩ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ Đây là một công việc khá phứctạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt thiết kế kĩ thuật - côngnghệ chế tạo, về tính kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ để xácđịnh cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình

Tỉ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từngnhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp Phươngpháp tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ được tính theo phươngpháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp Tuy

Trang 25

nhiên, khi xác định tỉ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự đồng nhất về phạm vitính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu.

Việc tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp

là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công táclập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Ưu điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng:

- tính toán đơn giản

- chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nênkhông gây đột biến về giá thành

- cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu

tư vào các loại TSCĐ

b Phương pháp khấu hao nhanh:

Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi vốntrong những năm đầu sử dụng TSCĐ

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu haonhanh Công thức tính toán như sau:

Trang 26

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

GCt: Giá trị còn lại TSCĐ ở đầu năm thứ t

TKHđ: tỉ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ

t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1n)

Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỉ lệ khấu hao bìnhquân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh Theo kinh nghiệm thực tế ởcác nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1.5 nếu TSCĐ có thời hạn sửdụng từ 4 năm trở xuống; là 2 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 nămđến dưới 6 năm; là 2.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm

Thấy rằng khi khấu hao theo phương pháp số dư, do ảnh hưởng của yếu

tố kĩ thuật tính toán nên đến hết năm cuối sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐchưa được thu hồi Để khắc phục tình trạng này trong các năm cuối người tathường chuyển sang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối vớiphần giá trị TSCĐ chưa thu hồi hết Hay nói cách khác doanh nghiệp sử dụngphương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Đối với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo số dưgiảm dần có điều chỉnh, trong những năm đầu, mức khấu hao sẽ được tínhtheo như phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm có điều chỉnh, cho đếnkhi mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm dầnnhỏ hơn mức khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng thì sẽ sử dụngphương pháp khấu hao đường thẳng để thực hiện trích khấu hao cho giá trịcòn lại của tài sản

Trang 27

+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằngnguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao của từng năm.Công thức như sau:

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:

- Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sửdụng chia cho cho tổng số thứ tự năm sử dụng

- Cách 2: Áp dụng công thức sau:

Trong đó:

TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao

T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)

t: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao

Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh:

- giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư

- hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình

- tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhập

mà doanh nghiệp phải nộp)

Trang 28

Hạn chế của phương pháp khấu hao nhanh:

- Khấu hao nhanh làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăngcao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêutài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá

cổ phiếu của công ty trên thị trường

- Việc tính toán khấu hao phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm

- Trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toànphù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng

c Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu haotính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành Côngthức tính như sau:

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t

QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t

MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giáTSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sảnxuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng (hoặckhối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quâncho một đơn vị sản phẩm

Trang 29

Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạtđộng có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất sản phẩm

Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh được hợp lí hơn mức độhao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm do khấu hao được tính theo khốilượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực tế thực hiện

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sảnphẩm công việc do TSCĐ thực hiện trong kì phải được rõ ràng, đầy đủ

1.4 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:

1.4.1 Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn cố định:

Quản trị vốn cố định là hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiển vốn

cố định nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn cố định là tối đa Bao gồm cáccông việc từ huy động, đầu tư, sử dụng và quay vòng vốn cố định

Do mối quan hệ giữa vốn cố định và TSCĐ nên nói một cách cụ thểhơn quản trị vốn cố định chính là quản lí đầu tư mua sắm, sử dụng, sửa chữa,thay thế… các TSCĐ của doanh nghiệp

Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thườngchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ýnghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sửdụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốnchậm và dễ gặp rủi ro

Trang 30

1.4.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:

Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khaithác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cốđịnh trong doanh nghiệp

a Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp.

Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thểdựa vào các căn cứ sau đây:

- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao đểđầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo

- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác

- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc pháthành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn

- Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt

Trang 31

cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạnquy định.

Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giáđúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biệnpháp xử lý thích hợp Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:

1) Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xáctình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn Điềuchỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chiphí khấu hao, không để mất vốn cố định

Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:

 Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá)

 Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục

 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại

2) Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợpkhông để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vôhình

Về nguyên tắc: Là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế củatài sản cố định (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) Nếu khấu hao thấphơn mức hao mòn thực tế sẽ không bảo đảm thu hồi đủ vốn khi tài sản cố địnhhết thời gian sử dụng Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Dựa vào ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp khấu hao và đặc điểmsản xuất kinh doanh của từng đơn vị mà người đứng đầu hay kế toán trưởng

sẽ chọn phương pháp khấu hao phù hợp với đơn vị mình và tuân thủ các điềukiện pháp luật để đăng ký với cơ quan thuế

Trang 32

3) Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất đồngthời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanhnghiệp cả về thời gian và công suất, kịp thời thanh lý các tài sản cốđịnh không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tàisản cố định chưa cần dùng tránh tình trạng ứ đọng vốn.

4) Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, không đểxảy ra tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏngbất thường

Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cânnhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó Xem xét giữa chi phí sửa chữa cần với việcđầu tư mua sắm tài sản cố định mới để quyết dịnh cho phù hợp Nếu chi phầnsửa chữa lớn hơn mua sắm mới thì nên thay thế tài sản cố định cũ

5) Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi rotrong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhânkhách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính,trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính

6) Quản lý, sử dụng quỹ khấu hao chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản cố định sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó haomòn dần và được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm làm ra Phầngiá trị thu hồi được dưới hình thức khấu hao hình thành nên quỹ khấu hao Do

đó, việc lập kế hoạch khấu hao và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao là một trọngtâm trong công tác quản lý, sử dụng vốn cố định

Lập kế hoạch khấu hao là dự kiến trước số tiền khấu hao phải trích vàphân phối sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định Việc lập kế hoạch khấuhao hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn cố định của doanh nghiệp Thông qua kế hoạch khấu hao, doanh

Trang 33

nghiệp thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khảnăng nguồn tài chính Do vậy, kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng đểdoanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định.

Trình tự và nội dung lập kế hoạch khấu hao gồm:

Bước 1: Xác định phạm vi tài sản cố định phải trích khấu hao và tổng nguyên

giá tài sản cố định phải trích khấu hao đầu kỳ kế hoạch

Về nguyên tắc thì mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao (trừ những tài sản đã khấuhao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh) Những TSCĐ khôngtham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:

- TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hô

- TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như: nhà trẻ,câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi

- Những TSCĐ phục vụ chung cho toàn nhu cầu xã hội, không phục vụ chohoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như: đê đập, cầu cống, đườngxá,… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý

- TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối vớiTSCĐ cho thuê Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu haoTSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trường hợpnếu ngay thời điểm đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chínhcam kết không mua tài sản thuê tài chính thì doanh nghiệp đi thuê được tríchkhấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng

Bước 2: Xác định giá trị tài sản cố định bình quân tăng, giảm trong kỳ kế

hoạch và nguyên giá bình quân tài sản cố định phải trích khấu hao trong kỳ

Trang 34

- Xác định TSCĐ đầu kỳ cần tính khấu hao

Nếu việc lập kế hoạch khấu hao của năm được bắt đầu vào cuối quý III(đầu quý IV) thì nguyên giá TSCĐ đầu năm cần tính giá được xác định:

Trong đó:

NGđ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao

NGđ4: Nguyên giá TSCĐ ở đầu quý IV năm báo cáo cần tính khấu hao

NGt4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến tăng trong quý IV cần tính khấu hao

NGg4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến giảm trong quý IV thôi tính khấu hao

- Xác định TSCĐ tăng cần tính khấu hao (hoặc giảm thôi tính khấu hao) năm

kế hoạch

Trong đó:

Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch

Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch

NGt: Nguyên giá TSCĐ tăng cần tính khấu hao

NGg: Nguyên giá TSCĐ giảm cần tính khấu hao

Tsd: Thời gian sử dụng trong năm kế hoạch (theo nguyên tắc chẵn tháng)

- Xác định tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch

Trong đó:

Trang 35

Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch

Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao

Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch

Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch

Bước 3: Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm.

Mức khấu hao bình quân được xác định theo công thức:

Trong đó:

: Mức trích khấu hao TSCĐ trong năm kế hoạch

: Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch

Tỷ lệ khấu hao bình quân của doanh nghiệp (tỷ lệ này phụ thuộc vào phươngpháp khấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn)

Bước 4: Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ.

Là việc phân phối và sử dụng số tiền trích khấu hao TSCĐ của doanhnghiệp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ củadoanh nghiệp

Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau

mà nguồn vốn chủ sở hữu cố thể là vốn đầu tư ban đầu hoặc đầu tư bổ xung từngân sách Nhà nước, góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần, vốn tự bổ xung từlợi nhuận doanh nghiệp

Trang 36

Đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu, các doanhnghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao lũy kế thu được để táiđầu tư thay thế đổi mới TSCĐ của mình, nếu chưa có nhu cầu đổi mới TSCĐdoanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao thu được để phục vụcho sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.

Đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, theo nguyên tắcdoanh nghiệp phải sử dụng số tiền khấu hao thu được để trả nợ gốc vôn vay.Tuy nhiên, trong thực tế chưa đến kỳ trả nợ các doanh nghiệp có thể sử dụngcho các họat động đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay củadoanh nghiệp

7) Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốtquy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với cácdoanh nghiệp Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lýràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diệncho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sửdụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả

c Phân cấp quản lý vốn cố định.

Để quản lý vốn cố định (hay TSCĐ) doanh nghiệp cần phải xây dựngmột quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ Trong đó, quy định rõ thẩm quyềntrách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị thuộc doanh nghiệp đối với phần vốn cốđịnh hay TSCĐ do họ trực tiếp quản lý và sử dụng

Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ của một doanh nghiệp cần có:

- Các quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và sử dụngTSCĐ

- Các quy định về quản lý và sử dụng TSCĐ

Trang 37

Đặc biệt với các doanh nghiệp Nhà nước, các quy chế quản lý TSCĐđiều đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật hiện hành, doTSCĐ của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước và đượccoi là tài sản công Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước đượcquyền:

- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyêntắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mụcđích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc cóhoàn trả

- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triểnvốn kinh doanh có hiệu quả hơn

- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuêhoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng caohiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuêkhi hết hạn Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấuhao theo chế độ quy định

- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sửdụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tíndụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật

- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu

về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp có hiệu quả hơn Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu

mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phụchồi Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của

cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp

Trang 38

- Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đấthoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của phápluật hiện hành.

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định ở doanh nghiệp:

1.4.3.1 Kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp:

Kết cấu TSCĐ là tỉ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó sovới tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhấtđịnh Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lí trong cơ cấuTSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp

Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khácnhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàngiống nhau Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệptrong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như qui mô sảnxuất, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Tuy nhiên đối với cácdoanh nghiệp, việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ là một việclàm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho

có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

1.4.3.2 Chỉ tiêu phản ánh tình hình khấu hao TSCĐ:

Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, gián tiếpphản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thuhồi ở tại thời điểm đánh giá Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hếtthời hạn sử dụng, số vốn cố định cũng sắp thu hồi hết

Công thức như sau:

Trang 39

1.4.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ:

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kì tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân được tínhtheo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kì và đầu kì Côngthức tính như sau:

+ Hiệu suất sử dụng VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kì tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần Vốn cố định sử dụng trong kì là phầngiá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ Vốn cố định bình quân được tính theophương pháp bình quân số học giữa cuối kì và đầu kì Công thức tính như sau:

+ Hàm lượng VCĐ:

Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định,

nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần

bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệusuất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại Công thức tính như sau:

+ Tỉ suất lợi nhuận VCĐ:

Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong

kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Chỉ tiêu này làthước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kì hoạtđộng Công thức tính như sau:

Trang 40

1.4.3.4 Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất.

Hệ số trang bị TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định trực tiếp sản xuấtcho một công nhân trực =

tiếp sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị tài sản cố định trực tiếpsản xuất cho một công nhân trực tiếp sản xuất là cao hay thấp

Thông qua chỉ tiêu này ta vừa đánh giá được mức độ trang bị tài sản cốđịnh đồng thời thấy được sự hợp lý hay bất hợp lý của số lượng lao độngtham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:

1.4.4.1 Nhân tố khách quan:

• Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạomôi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh

và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô Với bất cứ một sựthay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạtđộng của doanh nghiệp

Đối với công tác quản trị vốn cố định của doanh nghiệp thì các văn bảnpháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư là các văn bản quyphạm ảnh hưởng trực tiếp, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá

Ngày đăng: 22/05/2019, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w