0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến độ nhạy, độ đặc hiệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA KIT CATT CHẾ TỪ KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG Ở TRÂU, BÒ. (Trang 54 -54 )

Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng ứng dụng KIT CATT đã góp phần rất lớn trong công tác chẩn đoán bệnh TMT trên đàn trâu, bò ở Việt Nam. Phương pháp này chứa rất nhiều ưu điểm là chẩn đoán nhanh, chính xác, dễ dàng phát hiện được nhiều gia súc mắc bệnh TMT cùng một lúc. Vậy để cho KIT CATT luôn đảm bảo được độ chính xác khi chẩn đoán bệnh, thì chúng tôi tiến hành thử nghiệm sự ảnh hưởng của thời gian đến độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định của KIT trong khoảng thời gian là 6 tháng để đưa ra được kết quả chính xác về thời gian bảo quản của KIT.

4.2.2.1. Xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến độ nhạy, độđặc hiệu của KIT

Để xác định được sự ảnh hưởng của thời gian đến độ nhay, độ đặc hiệu của KIT chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 60 mẫu huyết thanh trâu, bò. Trong đó có 23 mẫu huyết thanh được xác định là dương tính với TMT và 37 mẫu huyết thanh trâu, bò được xác định là âm tính với TMT. Trong khoảng thời gian 6 tháng kết quả của phản ứng CATT được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 4.8: Kết quả xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT CATT sau 1 tháng bảo quản (ở 00

C)

Kết quả Nhiễm TMT Không nhiễm TMT Tổng số

Xét nghiệm (+) 21 3 24

Xét nghiệm (-) 2 34 36

Tổng số 23 37 60

Từ bảng 4.8 cho thấy: Với 23 mẫu huyết thanh được xác định là dương tính sau 1 tháng bảo quản thì kết quả đạt được là 2 mẫu cho phản ứng ngưng kết nghi ngờ là âm tính với sự ngưng kết thấp không rõ ràng, độ nhạy cho kết

quả là 91,30%. Trong 37 mẫu huyết thanh được xác định là âm tính sau 1 tháng bảo quản cho kết quả thử phản ứng KIT có 3 mẫu nghi ngờ là dương tính với dấu hiệu có sự ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể trên CATT vậy độ đặc hiệu sau một tháng bảo quản KIT đạt 91,89%.

Sau 1 tháng bảo quản KIT không bị biến đổi, khi sử dụng cho kết quả độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định cao trong chẩn đoán bệnh TMT trên trâu, bò.

Bảng 4.9: Kết quả xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT CATT sau 3 tháng bảo quản (ở 00

C)

Kết quả Nhiễm TMT Không nhiễm TMT Tổng số

Xét nghiệm (+) 20 6 24

Xét nghiệm (-) 3 31 36

Tổng số 23 37 60

Sau 3 tháng bảo quản thì KIT đã có sự biến đổi chút ít, với 23 mẫu huyết thanh được xác định là dương tính, đã có 3 mẫu cho kết quả nghi ngờ là âm tính khi tiến hành thử phản ứng ngưng kết trên bản CATT, không thấy có sự ngưng kết rõ ràng hoặc là không có hiện tượng ngưng kết. Với 37 mẫu được xác định là âm tính cho kết quả là nghi ngờ là dương tính với 4 mẫu huyết thanh (ở các 4 mẫu này có hiện tương ngưng kết giả).

Sau 3 tháng bảo quản thì độ nhay của phản ứng Se = 86,96% giảm 4,34% so với tháng đầu. Độ đặc hiệu của phản ứng Sp = 83,78% giảm 8,11% so với tháng đầu. Tuy nhiên sau 3 tháng bảo quản thì độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT vẫn đạt mức tương đối cao và vẫn ứng dụng tốt trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trên trâu, bò.

Bảng 4.10: Kết quả xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT CATT sau 6 tháng bảo quản (ở 00

C)

Kết quả Nhiễm TMT Không nhiễm TMT Tổng số

Xét nghiệm (+) 18 8 26

Xét nghiệm (-) 5 29 34

Tổng số 23 37 60

Sau 6 tháng bảo quản, thì độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng ngưng kết đã có sự giảm sút so với tháng đầu tiên. Cụ thể: trong 23 mẫu huyết thanh được xác định là dương tính đã có 4 mẫu huyết thanh nghi là dương tính và trong 37 mẫu huyết thanh được xác định là âm tính, có 6 mẫu huyết thanh có sự ngưng kết giả. Độ nhạy đạt 78,26% giảm 13,04% so với tháng thứ nhất và giảm 8,7% so với tháng thứ 3. Độ đặc hiệu 78,38% giảm 13,51% so với tháng 1 và giảm 5,4% so với tháng thứ 3.

4.2.2.2. Xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến độổn định của KIT

Bảng 4.11: Kết quả chấm điểm ngưng kết để xác định độ ổn định của KIT CATT sau 1 tháng bảo quản

Mẫu Lần phản ứng X(điểm) Cv (%) 1 2 3 4 5 1 80 92 90 92 92 89,2 5,85 2 85 85 80 85 85 84,0 2,66 3 90 95 95 95 95 94,0 2,38 4 90 90 90 80 80 86,0 6,37 5 90 80 90 88 90 87,6 4,95 6 60 50 40 60 50 38,0 14,43 7 80 80 85 82 80 81,4 2,69 8 98 98 90 98 98 96,0 3,71 9 90 80 90 80 90 86,0 6,37 10 95 95 95 95 95 95,0 0

Từ kết quả bảng 1.11 cho thấy, sau 1 tháng bảo quản KIT vẫn có độ ổn định cao, sự biến đổi của KIT là không đáng kể với hệ số biến động của các mẫu sau mỗi lần thử dao động trong khoảng (0 – 14,43%), Cv đạt cao nhất ở mẫu thứ 6; 9 mẫu còn lại dao động trong khoảng (0 – 6,38%). Sau 1 tháng bảo quản KIT cho kết quả ổn định cao, thử KIT có thể chẩn đoán chính xác được trâu, bò mắc bệnh TMT.

Bảng 4.12: Kết quả chấm điểm ngưng kết để xác định độ ổn định của KIT CATT sau 3 tháng bảo quản

Mẫu Lần phản ứng X(điểm) Cv (%) 1 2 3 4 5 1 80 80 80 70 80 78,0 5,73 2 78 78 70 60 50 67,2 18,05 3 95 90 92 90 90 94,4 2,40 4 90 80 85 80 80 83,0 5,39 5 90 80 90 70 90 84,0 10,65 6 50 80 75 60 55 64,0 20,22 7 78 76 60 85 80 75,8 12,46 8 90 90 85 90 80 87,0 5,14 9 88 88 70 90 90 88,2 10,04 10 90 90 92 95 95 87,0 7,71

Từ bảng 4.12 cho thấy: Sau 3 tháng bảo quản mức độ phân tán của 10 mẫu qua các lần phản ứng dao động trong khoảng (2,40 – 20,22%), Cv đạt cao nhất ở mẫu 6; 9 mẫu còn lại Cv dao động trong khoảng (2,40 – 18,05). So với tháng thứ 1 thì mức độ phân tán của KIT có tăng, độ phân tán này so với tháng thứ nhất là không nhiều, KIT vẫn giữ được độ ổn định cao và có thể cho chẩn đoán chính xác bệnh TMT trên trâu, bò.

Bảng 4.13: Kết quả chấm điểm ngưng kết để xác định độ ổn định của KIT CATT sau 6 tháng bảo quản

Mẫu Lần phản ứng X(điêm) Cv (%) 1 2 3 4 5 1 80 50 70 80 60 68,0 19,17 2 90 70 80 90 80 82,0 10,20 3 70 75 80 80 50 71,0 17,54 4 55 70 50 80 50 61,0 21,99 5 50 80 80 90 70 74.0 20,49 6 50 85 55 60 80 68,2 21,06 7 76 75 80 82 60 74,6 11,59 8 60 78 80 78 78 74,8 11,12 9 90 80 88 60 80 79,6 14,91 10 90 50 80 50 50 64,0 30,46

Từ bảng 4.13 cho thấy: hệ số biến động của KIT sau 10 mẫu thử phản ứng ngưng kết trên CATT đã có sự chênh lệch sau 6 tháng bảo quản dao động trong khoảng (10,20 – 30,46%), cao nhất ở mẫu 10 với Cv đạt 30,46%, 9 mẫu còn lại Cv dao động trong khoảng (10,20 – 21,06%). So với tháng thứ nhất và tháng thứ 3 thì Cv tăng dần. Tuy nhiên, ở mức độ này KIT vẫn có thể chẩn đoán được trâu, bò mắc bệnh TMT.

Bảng 4.14: Kết quả xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định của KIT

Chỉ tiêu đánh giá Thời gian (tháng) 1 3 6 Độ nhạy (%) 91,30 86,96 78,26 Độđặc hiệu (%) 91,89 83,78 78,38 Hệ số biến động (%) Dao động trong khoảng (0 – 14,43)

Dao động trong khoảng (2,4 – 20,22)

Dao động trong khoảng (10,20 – 30,46)

Kết quả theo dõi độ nhạy của KIT dạng CATT theo thời gian để chẩn đoán độ nhạy của phản ứng đạt giá trị cao nhất là ở tháng thứ nhất đạt 91,30% trong tháng đầu tiên, sau đó đạt 86,96% sau 3 tháng bảo quản và đạt 87,26% sau 6 tháng bảo quản giảm 13,04% so với tháng thứ nhất và 4,34% so với tháng thứ 3. Tương tự, độ đặc hiệu của phản ứng KIT cũng giảm dần trong khoảng thời gian 6 tháng bảo quản. Tháng thứ nhất độ đặc hiệu cao nhất đạt 91,89%, sau 3 tháng bảo quản đạt 83,78% và sau 6 tháng bảo quản độ đặc hiệu còn 78,38% giảm 5,4% so với tháng thứ 3 và giảm 13,51% so với tháng thứ 1.

Độ ổn định của KIT ở tháng đầu tiên đạt mức độ phân tán là thấp nhất trong khoảng (0 – 14,43%) ứng với độ ổn định đạt chuẩn cao nhất, sau 3 tháng bảo quản Cv tăng trong khoảng (2,4 – 20,22%) so với tháng đầu, sau 6 tháng bảo quản thì mức độ phân tán của phản ứng KIT trên CATT đạt trong khoảng (10,20 – 30,46%) hệ số biến động đã tăng so với tháng đầu tiên và tháng thứ 3 ứng với độ ổn định của phản ứng CATT giảm dần sau 6 tháng bảo quản.

Như vậy KIT có thể bảo quản trong thời gian 6 tháng, tuy nhiên, trong tháng thứ nhất và tháng thứ 3 KIT có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định cao cho kết quả chính xác hơn so với sau 6 tháng bảo quản.

Bảo quản KIT tốt nhất trong 1 tháng đầu tiên cho hiệu quả nhận biết tiên mao trùng chính xác và cao nhất.

Thực tế của các lần thí nghiệm cho thấy, các mẫu chẩn đoán dương tính giả, hoặc âm tính giả có kết quả ngưng kết không rõ ràng các sự ngưng kết này có thể là qua thời gian sự kết bị giảm sút hoặc là do quá trình thử KIT có lẫn bụi bẩn tạo ra sự ngưng nghi ngờ cho phản ứng, các mẫu nghi ngờ được chúng tôi xác định là dương tính hoặc âm tính, nên khi thực hiện phản ứng ngưng kết kháng nguyên kháng thể trên CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hơp RoTAT 1.2 cho kết quả chưa thực sự chuẩn xác gây ra các sai số.

Kết luận: KIT chỉ bảo quản được tốt trong vòng 6 tháng sau thời gian đó KIT có thể bị hỏng và khi thử phản ứng ngưng kết trên CATT để chẩn đoán bệnh TMT sẽ cho kết quả không chính xác.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sau quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có một số kết luận như sau: * Xác định được độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT CATT qua tiến hành thử nghiệm từ các mẫu huyết thanh của trâu, bò được đánh giá trên KIT dạng CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp cho kết quả cao. Cụ thể: độ nhạy là 91,30% và độ đặc hiệu là 94,59%

* Độ ổn định của KIT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp: được đánh giá dựa trên mức độ phân tán (Cv%) (hệ số biến dị). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy Cv dao động trong khoảng (0 – 5,08%) tức là mức độ phân tán của thí nghiệm thấp tương ứng với độ ổn định của CATT trong thí nghiệm cao.

* Điều kiện bảo quản KIT CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định của KIT. Ở điều kiên 0oC và nhiệt độ phòng:

+ Ở nhiệt độ 0o

C thì độ nhạy của KIT đạt 91,30%, độ đặc hiệu đạt 91,89% và độ ổn định cao KIT bảo đảm tốt.

+ Ở nhiệt độ phòng thì KIT cho độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định thấp nên không thể bảo quản KIT ở nhiệt độ phòng

- Khi bảo quản KIT trong khoảng thời gian là 6 tháng, độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định của KIT giảm dần. Cụ thể:

+ Độ nhạy từ tháng đầu đến tháng thứ 3 giảm 4,34% so với tháng thứ nhất; tháng thứ 6 giảm 13,04%. Độ đặc hiệu từ tháng đầu đến tháng thứ 3 giảm 8,11% và sau 6 tháng độ đặc hiệu giảm 13,51% so với tháng thứ nhất.

+ KIT sẽ bảo quản được trong vòng 6 tháng và tốt nhất ở tháng đầu tiên sau đó giảm dần sau 6 tháng. Sau 1 tháng Cv dao động trong khoảng (0 – 14,43%) sau 3 tháng bảo quản Cv dao động trong khoảng (2,4 – 20,22%); sau 6 tháng bảo quản Cv dao động trong khoảng (10,20 – 30,46%).

Sau thời gian bảo quản sau 6 tháng KIT sẽ bị biến đổi và cho kết quả thử nghiệm sai lệch.

5.2. Đề nghị

Tiếp tục tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đặc tính của KIT CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trên trâu, bò để đưa ra những kết luận chính xác nhất về điều kiên cũng như quy trình bảo quản nhằm khuyến cáo cho người sử dụng, mang lại hiệu quả chẩn đoán cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Văn Bình (2008), Bệnh quan trọng của trâu, bò, dê và biện pháp phòng trị, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, tr. 97 - 100

2. Chi cục thú y thành phố Hà Nội (2006), Sổ tay cán bộ thú y cơ sở, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 86 – 87.

3. Phạm Văn Chinh (2006), Bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi ở

trâu, bò nuôi tại các tỉnh miền Trung và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Quốc Doanh (1997), ‘‘Hiệu lực của trypazen trong điều trị bệnh

tiên mao trùng trâu T. evansi gây ra’’, Tạp chí Khoa học Công nghệ

và Quản lý, số 4/1997, tr. 87 – 88.

5. Nguyễn Quốc Doanh (1999), Một số đặc tính sinh học của T. evansi (Steel, 1885), Bệnh học do chúng gây ra, quy trình bảo quản và sử dụng giống T. evansi để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

6. Tô Du (2005), Kỹ thuật mới nuôi bò thịt năng suất cao, Nxb Lao động – Xã hội.

7. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1997), Giáo trình Ký sinh trùng thú y, Trường Đại học Nông lâm Thủ Đức. tr. 213 – 215.

8. Nguyễn Đăng Khải (1995), "Về triệu chứng sảy thai trong bệnh tiên mao

trùng trâu, bò do T. evansi", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập III, số 1, tr. 69 - 71.

9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),

Giáo trình ký sinh trùng thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 190.

10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn

Quang (2008), Giáo trình ký sinh trùng thú y (giáo trình dùng cho bậc

cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 123 – 144.

11. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Phạm Sỹ Lăng (1982), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tiên mao trùng trâu, bò do Trypanosoma evansi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Thú y.

13. Phạm Sỹ Lăng, Hoàng Văn Năm, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên (2008), Một số bệnh gây hại cho trâu,bò Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, tr. 72 – 74.

14. Phạm Sỹ Lăng, Hoàng Văn, Năm, Bạch Quốc Thắng (2008), Bệnh ở hệ

thống thần kinh và tuần hoàn của vật nuôi kỹ thuật phòng trị, sổ tay thầy thuốc thú y tập 2, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 103 – 104. 15. Phạm sỹ Lăng, Lê Ngọc Mỹ (1984), “Một số thay đổi về máu trâu, bò bị bệnh

tiên mao trùng do Trypanosoma evansi (Steel, 1885) tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Thú y, 1979 - 1984. 16. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim

Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và

bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam.

17. Phan Địch Lân (2004), Bệnh ngã nước trâu, bò, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 56 – 73.

18. Phan Lục (2006), Giáo trình Bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp. 19. Phan Lục, Trần Văn Quyết và Nguyễn Văn Thọ (1996), ‘‘Tình hình

nhiễm đơn bào ký sinh trùng của trâu, bò ở một số vùng trung du và đồng bằng phía Bắc Việt Nam’’, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y,

20. Hà Viết Lượng (1998), Đơn bào ký sinh, đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng trị bệnh Trypanosomiasis ở bò thuộc Nam Trung Bộ, Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Lê Ngọc Mỹ (1994), "Kết quả bước đầu thiết lập phản ứng ELISA để

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA KIT CATT CHẾ TỪ KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG Ở TRÂU, BÒ. (Trang 54 -54 )

×