Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến độ nhạy, độ đặc hiệu và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính của KIT CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò. (Trang 49)

Để giữ cho KIT CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trên trâu bò không bị hư hỏng trong thời khoảng thời gian nhất định, chúng tôi tiến hành bảo quản KIT CATT ở nhiệt độ 0o

C và ở nhiệt độ phòng trong thời gian 1 tháng. Sau 1 tháng bảo quản, kiểm tra KIT trên trên với 60 mẫu huyết thanh trâu, trong đó có 23 mẫu dương tính với phản ứng CATT sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT1.2 và 37 mẫu âm tính với phản ứng CATT. Kết quả như sau:

Bảng 4.3: Kết quả xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT CATT khi bảo quản ở 00

C

Kết quả Nhiễm TMT Không nhiễm TMT Tổng số

Xét nghiệm (+) 21 3 24

Xét nghiệm (-) 2 34 36

Tổng số 23 37 60

Từ bảng trên có thể tính được độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT như sau: Độ nhạy của phản ứng (Se) = (21/23) × 100 = 91,3% Độ đặc hiệu của phản ứng (Sp) = (34/37) × 100 = 91,89%

Khi bảo quản KIT ở nhiệt độ 0oC thì độ nhạy của KIT là 91,30% và độ đặc hiệu của KIT là 91,89%. Bảo quản ở nhiệt độ này thì KIT cho kết quả chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh tiên mao trùng trên trâu, bò.

Bảng 4.4: Kết quả xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT CATT khi bảo quản ở nhiệt độ phòng (28 – 340

C)

Kết quả Nhiễm TMT Không nhiễm TMT Tổng số

Xét nghiệm (+) 7 5 11

Xét nghiệm (-) 16 32 49

Tổng số 23 37 60

Từ bảng 4.4 cho thấy, kết quả xác định độ ổn định của KIT CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp, khi bảo quản ở nhiệt độ phòng bằng cách thử phản ứng ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể trên CATT với 23 mẫu huyết thanh được xác định là dương tính, có 16 mẫu cho phản ứng âm tính tức là không có sự ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể. Và 7 mẫu cho kết quả nghi ngờ là dương tính điểm ngưng kết đạt trung bình 60% và với 37 mẫu huyết thanh được xác định là âm tính trong đó có 5 mẫu huyết

thanh cho kết quả nghi ngờ là dương tính và 32 mẫu huyết thanh cho kết quả âm tính. Có thể tính được độ nhạy, độ đặc hiệu của KIT như sau:

Độ nhạy của phản ứng (Se) = (7/23) × 100 = 30,43% Độ đặc hiệu của phản ứng (Sp) = (33/37) × 100 = 86,49%

Độ nhạy của KIT CATT khi bảo quản ở nhiệt độ phòng giảm so với bảo quản ở 00C và đạt mức thấp là 30,43%. Độ đặc hiệu vẫn ở mức là 86,49% (các mẫu huyết thanh đã được xác định là âm tính khi thử phản ứng trên CATT, độ đặc hiệu vẫn ở mức cao vì bản chất của chúng đã không có phản ứng ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể. Ở 5 mẫu có dấu hiệu ngưng kết, tuy nhiên sự ngưng kết chỉ là nghi ngờ đạt trung bình 60%). Với độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng như trên thì KIT đã bị biến đổi về chất lượng. Vì vậy, khi bảo quản KIT ở nhiệt độ phòng thì việc thử nghiệm phản ứng trên CATT sẽ cho kết quả không chính xác.

Bảng 4.5: Kết quả chấm điểm ngưng kết để xác định độ ổn định của KIT CATT khi bảo quản ở 00

C Mẫu Lần phản ứng X(điểm) Cv (%) 1 2 3 4 5 1 80 90 90 92 90 88,4 5,40 2 85 85 85 80 80 83,0 3,30 3 95 95 92 94 95 94,2 1,38 4 95 95 92 95 95 94,4 1,42 5 90 90 90 90 80 88,0 5,08 6 82 82 84 85 80 82,6 2,36 7 82 85 80 80 85 72,4 22,22 8 98 95 95 95 95 95,6 1,40 9 90 85 80 92 90 87,4 5,58 10 90 90 90 90 92 90,4 0,99

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, hệ số biến động của KIT sau mỗi mẫu qua các lần thử phản ứng trên CATT chênh lệch không đáng kể. Cv dao động từ 0,99% đến 22,22%. Hệ số biến động cao nhất ở mẫu 7; 9 mẫu còn lại Cv dao động trong khoảng 0,09% đến 5,58%. Với mức độ biến động này, thì có thể kết luận KIT CATT bảo quản ở nhiệt độ 0oC thì mức độ phân tán (hay hệ số biến động) của thí nghiệm thấp tương ứng với độ ổn định của CATT trong thí nghiệm cao.

Bảng 4.6: Kết quả chấm điểm ngưng kết để xác định độ ổn định của KIT CATT khi bảo quản ở nhiệt độ phòng (28 – 340

C) Mẫu Lần phản ứng X(điểm) Cv (%) 1 2 3 4 5 1 20 30 25 0 30 21,0 59,29 2 0 60 45 70 50 45,0 59,84 3 70 10 30 5 45 32,0 83,12 4 0 50 80 60 70 52,0 59,89 5 50 65 40 70 30 51,0 32,81 6 60 60 65 10 65 52,0 45,41 7 70 10 60 70 5 43,0 76,07 8 70 20 40 50 10 38,0 62,83 9 10 40 30 5 10 19,0 79,82 10 40 20 7 2 2 14,2 114,03

Từ kết quả thử nghiệm trên cho thấy, mức độ phân tán của KIT sau mỗi mẫu trong 5 lần thử lặp lại phản ứng ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể trên CATT có hệ số biến động cao. Cv dao động trong khoảng 32,81% đến 114,03%. Nhất là mẫu 10 ở lần thử thứ 3; 4; 5 không có dấu hiệu ngưng kết hoặc chỉ đạt mức rất thấp là 2% đến 7%, ngưng kết có biến đổi nhiều so với lần thử

thứ nhất và thứ 2 ứng với Cv = 114,31%. Vậy khi bảo quản KIT ở nhiệt độ phòng thì KIT sẽ có độ ổn định thấp hay nói cách khác, khi tiến hành thử nghiệm phản ứng ngưng kết kháng nguyên và kháng thể trên CATT để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trên trâu, bò sẽ cho kết quả chẩn đoán bệnh sai lệch.

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả xác định ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định của KIT

Chỉ tiêu đánh giá Nhiệt độ bảo quản KIT (

0

C)

00C Nhiệt độ phòng

Độ nhạy (%) 91,30 30,43

Độ đặc hiệu (%) 91,89 86,49

Hệ số biến động (%) Dao động trong khoảng (0,99 - 22,22)

Dao động trong khoảng (32,81 – 114,03) Từ bảng 4.7 có thể kết luận: bảo quản KIT ở mức nhiệt độ là 0o

C cho độ nhạy cao đạt 91,3%, độ đặc hiệu đạt 91,89%, độ ổn định cao ứng với Cv dao động trong khoảng (0,99 – 22,22%) . Và ở nhiệt độ phòng thì độ nhạy của các phản ứng chỉ đạt 30,43%, độ đặc hiệu đạt 86,49% và độ ổn định ở mức thấp ứng với Cv dao động trong khoảng (32,81 – 114,03%).

Kết luận:

+ KIT CATT cần bảo quản ở nhiệt độ 00

C, ở mức nhiệt độ này thì độ nhạy, độ đặc hiệu, độ ổn định của các phản ứng đạt giá trị cao nhất và cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất về bệnh tiên mao trùng có trên trâu, bò bằng phương pháp ứng dụng KIT CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp RoTAT 1.2.

+ Không nên bảo quản quản KIT ở nhiệt độ phòng vì tại đây độ nhạy, độ đặc hiệu và độ ổn định của KIT đều ở mức độ thấp, KIT sẽ bị biến đổi về bản chất hay hỏng nên khi thử nghiệm trên KIT sẽ cho kết quả sai lệch.

4.2.2. Xác định nh hưởng ca thi gian bo qun đến độ nhy, độ đặc hiu và độn định ca KIT khi bo qun 00C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính của KIT CATT chế từ kháng nguyên tái tổ hợp trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)