CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 1.1.1.1 K
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
-Ngô Quốc Việt
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG
TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH
Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp
Mã số: 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Tuấn Dương
Hà Nội - Năm 2015
Trang 2TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH
Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp
Mã số: 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Tuấn Dương
Hà Nội - Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngô Quốc Việt
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 8
LỜI MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 12
1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp 12
1.1.1 Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 12
1.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định 12
1.1.1.2 Vốn cố định của doanh nghiệp 17
1.1.2 Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp 18
1.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 18
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 18
1.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 21
1.2.2.1 Lựa chọn quyết định đầu tư tài sản cố định 21
1.2.2.2 Lựa chọn phương pháp khấu hao 22
1.2.2.3 Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao 27
1.2.2.4 Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ 28
1.2.2.5 Kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán 29
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.30 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 33
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan 33
1.2.4.2 Nhân tố khách quan 35
1.2.4.3 Ý nghĩa của việc quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 35
1.2.4.4 Các biện pháp chủ yếu để quản trị tốt vốn cố định 36
Trang 5CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH TRONG THỜI GIAN QUA
38
2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 38
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 38
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 39
2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu: 39
2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh 39
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty 40
2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 45
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 47
2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty 47
2.1.3.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 48
2.1.3.2.1 Bảng phân tích chung 48
2.1.3.2.2 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 49
2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh trong thời gian qua 51
2.2.1 Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty 51
2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 55
2.2.2.1 Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định 55
2.2.2.2 Tình hình biến động tài sản cố định 59
Trang 62.2.2.3 Về kết cấu tài sản cố định 60
2.2.2.4 Tình hình khấu hao tài sản cố định 63
2.2.2.5 Hệ số trang bị tài sản cố định cho công nhân trực tiếp sản xuất 66
2.2.2.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định 67
2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 71
2.2.3.1 Những kết quả đạt được 71
2.2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 72
CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH 74
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh trong thời gian tới 74
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 74
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 75
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh 76
3.2.1 Đẩy mạnh công tác khai thác, tạo lập nguồn vốn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, quy trình công nghệ 77
3.2.2 Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý tài sản cố định 78
3.2.3 Tận dụng năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh 79
3.2.4 Công ty cần có phương pháp khấu hao hợp lý 79
3.2.5 Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh 80
Trang 73.2.6 Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao
trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ 81
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI TIỆU THAM KHẢO 86
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài:
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổchức kinh tế thương mại thế giới WTO thì việc cạnh tranh giữa nền kinh tếtrong nước các nền kinh tế khác trên thế giới là điều tất yếu Điều này đặt racho doanh nghiệp Việt Nam một câu hỏi lớn là làm sao để sử dụng đồng vốn
có hiệu quả nhất Trong khi nền kinh tế trong nước còn non trẻ và chưa cónhiều kinh nghiệm ở thị trường quốc tế thì đây càng là một câu hỏi khó chonhững nhà quản lý và những người làm công tác tài chính kế toán trong cácdoanh nghiệp
Mục đích của mỗi doanh nghiệp luôn là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,trong đó vốn cố định đóng vai trò quan trọng, việc khai thác, sử dụng vốn cốđịnh một cách hợp lý, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và cũng tác động đến toàn bộ việc sử dụng vốn kinh doanhcủa toàn doanh nghiệp
Tuy nhiên, công tác quản trị vốn cố định không hề đơn giản, vẫn cònkhông ít các doanh nghiệp đang rất lúng túng trong việc quản lý và sử dụngvốn Do đó, việc làm thế nào để tăng cường hiệu quả quản trị vốn cố địnhluôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng đó và qua thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh, em đã chọn đề
tài: “ Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công
ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh ’’
2 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là làm rõ những ưu, nhược điểm về quản trị vốn cốđịnh của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh Từ đó đề ra các biện
Trang 10pháp khắc phục và hạn chế những nhược điểm, đẩy mạnh những ưu điểmnhằm nâng cao quản trị vốn của công ty.
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề quản trị vốn cố địnhcủa công ty cấp thoát nước Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu là tại Công ty TNHH MTV cấp thoát nước BắcNinh Thời gian nghiên cứu là từ năm 2013 đến 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu một cách toàn diện và đánh giá một cách chính xác hiệuquả quản trị vốn cố định tại Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh,các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu và giải quyết vấn
đề gồm: phương pháp tỷ số tài chính, phương pháp so sánh, phương phápphân tích Dupont
5 Kết cấu của đề tài:
Bố cục của đề tài được chia làm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về vốn cố định và quản trị vốn cố định của
doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty TNHH MTV cấp
thoát nước Bắc Ninh trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định
tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh
Trang 11CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài sản cố định
Khái niệm: Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp cógiá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm)
Trên thực tế, khái niệm TSCĐ bao gồm những tài sản đang sử dụng,chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình SXKD dochúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua nhưng chưahoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đang xây dựng chưa hoàn thành…) hoặc dochúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng Những tài sảnthuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng thuộc về TSCĐ
Đặc điểm của TSCĐ: tuổi thọ có thời gian sử dụng trên 1 năm, tức làTSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó đượcchuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao.Điều này làm giá trị của TSCĐ giảm dần hàng năm Tuy nhiên, không phảimọi tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đều được gọi là TSCĐ, thực tế cónhững tài sản có tuổi thọ trên một năm nhưng vì giá trị nhỏ nên chúng khôngđược coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động Theo thông tư45/2013/TT-BTC của bộ Tài Chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi có đặcđiểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 30 triệu đồng
Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
Trang 12Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của
DN theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của DN.Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau đây :
Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện
Theo phương pháp này tài sản cố định của DN được chia thành hai loại :tài sản cố định có hình thái vật chất (tài sản cố định hữu hình) và tài sản cốđịnh không có hình thái vật chất (tài sản cố định vô hình)
Tài sản cố định hữu hình : là những tư liệu lao động chủ yếu được biểuhiện bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải, các vật kiến trúc Những tài sản cố định này có thể làtừng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộphận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhấtđịnh trong quá trình sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định vô hình : là những tài sản cố định không có hình thái vậtchất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếpđến nhiều chu kỳ kinh doanh của DN như chi phí thành lập DN, chi phí về đất
sử dụng, chi phí mua sắm bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thươngmại, giá trị lợi thế thương mại
Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cốđịnh hữu hình và vô hình Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điềuchỉnh các cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất
Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng
Theo tiêu thức này toàn bộ tài sản cố định của DN được chia thành 3 loại
* Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh : là những tài sản cốđịnh dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuấtkinh doanh phụ của doanh nghiệp
Trang 13* Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốcphòng Đó là những tài sản cố định do DN quản lý và sử dụng cho các hoạtđộng phúc lợi, sự nghiệp (như các công trình phúc lợi)
Các tài sản cố định sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòngcủa doanh nghiệp
* Các tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước
Đó là những tài sản cố định DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị kháchoặc cho Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu tài sản cố định củamình theo mục đích sử dụng của nó Từ đó có biện pháp quản lý tài sản cốđịnh theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất
Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng kinh tế của tài sản cố định, toàn bộ tài sản cố địnhcủa DN có thể chia thành các loại sau :
* TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và vôhình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sảnxuất, phương tiện vận tải; những TSCĐ không có hình thái vật chất khác…
* TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng cho phúclợi công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh Bao gồm: nhà cửa,phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các côngtrình phúc lợi tập thể…
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại tài sản cốđịnh trong DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng tài sản cốđịnh và tính toán khấu hao tài sản cố định chính xác
Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng :
Trang 14Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định người ta chia tài sản cốđịnh của DN thành các loại :
* Tài sản cố định đang sử dụng : Đó là những tài sản cố định của DNđang sử dụng cho các hoạt động SXKD hoặc các hoạt động phúc lợi, sựnghiệp hay an ninh , quốc phòng của DN
* Tài sản cố định chưa cần dùng: là những tài sản cố định cần thiết chohoạt động SXKD hay các hoạt động khác của DN, song hiện tại chưa cầndùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này
* Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý : là những tài sản cố địnhkhông cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ SXKD của DN, cần đượcthanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản cốđịnh của DN như thế nào, từ đó, có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sửdụng chúng
Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá , xem xét kết cấu tài sản
cố định của DN theo các tiêu thức khác nhau Kết cấu tài sản cố định là tỷtrọng giữa nguyên giá của 1 loại tài sản cố định nào đó so với tổng nguyên giácác loại tài sản cố định của DN tại 1 thời điểm nhất định
Vai trò và ý nghĩa của tài sản cố định đối với hoạt động của DN
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện nănglực sản xuất kinh doanh của DN Nói cách khác tài sản cố định là "hệ thốngxương" và bắp thịt của quá trình kinh doanh Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảoquản và sử dụng tốt tài sản cố định có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năngsuất lao động, tăng chất lượng kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận chodoanh nghiệp
Trang 15Trong quá trình hoạt động kinh doanh , tài sản cố định có vai trò hết sứclớn lao và bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn diễn ra đều phải có tài sản
cố định
Như trên đã nói tài sản cố định là 1 "hệ thống xương" và "bắp thịt" củaquá trình kinh doanh Thật vậy bất kỳ 1 DN nào muốn chấp hành kinh doanhđều phải có tài sản cố định, có thể là Tài sản cố định của DN, hoặc là tài sản
cố định đi thuê ngoài Tỉ trọng của tài sản cố định trong tổng số vốn kinhdoanh của DN cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất kinh doanh từng loạihình Các đơn vị kinh doanh có các loại hàng giá trị lớn thì tỉ trọng tài sản cốđịnh của nó thấp hơn so với đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị nhỏ Tỷtrọng tài sản cố định càng lớn (nhưng phải nằm trong khuôn khổ của nhu cầu
sử dụng tài sản cố định) thì chứng tỏ trình độ kinh doanh của DN càng hiệnđại với kỹ thuật cao
Tuy nhiên DN hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn để phát triển
và tái sản xuất mở rộng vì vậy vấn đề phân bổ hợp lý tài sản cố định và tài sảnlưu động là rất quan trọng Việc đầu tư vào tài sản cố định phải thoả đángtránh tình trạng thừa tài sản cố định sử dụng không hết năng lực tài sản cốđịnh trong khi đó TSLĐ lại thiếu
Cơ cấu các loại tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình, vô hình và tàisản cố định đi thuê) trong các DN phụ thuộc vào năng lực kinh doanh , xuhướng đầu tư kinh doanh, phụ thuộc vào khả năng dự đoán tình hình kinhdoanh trên thị trường của lãnh đạo DN Nói chung tỷ trọng tài sản cố địnhtrong các DN nó có tỷ trọng phụ thuộc vào đặc thù của ngành
Việc sử dụng tài sản cố định hợp lý có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng Nócho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của tài sản cố định góp phần làmgiảm tỷ suất chi phí tăng doanh lợi cho DN Mặt khác sử dụng tài sản cố định
Trang 16hợp lý là 1 điều kiện đảm bảo giữ gìn hàng hoá sản phẩm an toàn và cũngchính là điều kiện bảo quản tài sản cố định.
1.1.1.2 Vốn cố định của doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắpđặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền.Vốn cốđịnh của doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặcđiểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất vàhoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng
- Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệuquả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sảnphẩm hàng hóa hay dịch vụ của mình
- Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tàisản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ,năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cốđịnh hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Đó là sốvốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất
đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá haydịch vụ của mình Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản
cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tàisản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, nănglực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Song ngược lại những đặc điểm kinh
tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chiphối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định
Ta có định nghĩa về vốn cố định như sau:
Như vậy, “vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư
ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần
Trang 17từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.”
1.1.2 Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp
Vì vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, nên nhữngđặc điểm kinh tế của tài sản cố định trong quá trình sử dụng có ảnh hưởngquyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển của vốn cố định Cóthể khái quát đặc điểm luân chuyển của vốn cố định như sau :
- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh: Điều này do đặc điểmcủa tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sảnxuất: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luânchuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấuhao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành mộtvòng luân chuyển: Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vàogiá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản
cố định lại giảm xuống cho đến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giátrị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cốđịnh mới hoàn thành một vòng luân chuyển, để bảo toàn và phát triển nguồnvốn đã hình thành nên nó
1.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Trang 18kế hoạch khấu hao, bảo toàn và phát triển vốn…sẽ giúp cho doanh nghiệp có
kế hoạch quản lý tốt hơn nguồn vốn cố định
b) Mục tiêu
Quản trị vốn cố định bao gồm những mục tiêu sau:
- Tạo lập và sử dụng tốt nguồn vốn cố định: Đây là khâu đầu tiên trongquản trị vốn cố định của DN Để định hướng cho việc tạo lập và sử dụngnguồn vốn cố định đáp ứng yêu cầu đầu tư, các DN phải xác định được nhucầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài Căn cứ vàocác dự án đầu tư vào TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác cácnguồn vốn đầu tư phù hợp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, DN có thểkhai thác nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau như từ lợinhuận để lại tái đầu tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách Nhànước, từ vốn vay dài hạn ngân hàng…Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhượcđiểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau Vìthế trong khai thác, tạo lập và sử dụng các nguồn vốn cố định, các DN vừaphải chú ý đa dạng hóa các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểmtừng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợinhất cho DN Những định hướng cơ bản cho việc tạo lập và sử dụng nguồnvốn cố định cho các DN là phải đảm bảo khả năng tự chủ trong SXKD, hạnchế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa các ưu điểm của các nguồn vốn đượchuy động
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Do tầm quan trọng củaTSCĐ trong hoạt động SXKD nên yêu cầu đặt ra đối với mỗi DN là phải nângcao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của mình Để thực hiện mục tiêu này, các
DN phải tính ra và phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình TSCĐ một cáchchính xác nhất để có các giải pháp phù hợp
Trang 19- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định: Vì hoạt động SXKD trong
cơ chế thị trường không thể tránh khỏi những biến động của giá cả, lạmphát…Xu thế thường có chiều hướng gia tăng làm cho sức mua của đồng tiền
và giá trị của tiền vốn giảm xuống so với thực tế Mặt khác do sự lỏng lẻoquản lý dẫn tới hiện tượng hư hỏng, mất mát TSCĐ trước thời hạn Cả hainguyên nhân này đều làm cho giá trị của đồng vốn giảm đi tương đối so vớithực tế và giảm tuyệt đối so với thời gian sử dụng vốn Vì vậy mục tiêu bảotoàn và phát triển vốn cố định cần được đặc biệt chú ý
- Bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất cho người lao động: Người laođộng là nhân tố chủ chốt quyết định đến hiệu quả SXKD cũng như mọi vấn đềbên trong và ngoài DN Nâng cao năng suất cho người lao động một phần lớnchính là nâng cao hiệu quả SXKD, doanh thu, lợi nhuận, cũng như giá trị DN.Việc chú trọng năng suất người lao động có thể biểu hiện qua tăng lương, tăngđiều kiện làm việc, cơ sở vật chất trang bị cho người lao động…
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Mọi DN hoạt động trênthị trường dù trong điều kiện nào đi nữa cũng đều vấp phải sự cạnh tranh Cóthể là cạnh tranh với đối thủ chính, đối thủ tiềm tàng hay do áp lực kháchhàng…dẫn tới phải chú ý một cách thiết thực tới công tác quản trị vốn kinhdoanh nói chung cũng như vốn cố định nói riêng của mình
- Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp: Lợi nhuận giữ vị trí quan trọngtrong hoạt động SXKD của DN vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh độclập theo cơ chế thị trường, DN có tồn tại và phát triển hay không thì điềuquyết định là DN có tạo ra được lợi nhuận hay không? Chuỗi lợi nhuận của
DN trong tương lai sẽ phát sinh và diễn biến như thế nào? Vì thế, lợi nhuậnđược coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉtiêu cơ bản đánh giá hiệu quả SXKD
Trang 20- Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp: Nhìn ở góc độ tài chính, tối đa hóa giátrị DN là mục tiêu cuối cùng của việc quản trị vốn cố định, cũng như quản trịtài chính DN Có thể thấy rằng, khi mà giá trị DN đạt được mức tối đa cũngđồng nghĩa với việc đã tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu công ty Đây chính làmục tiêu cho các nhà quản trị tài chính khi tham gia vào việc phân tích, đánhgiá và lựa chọn các quyết định tài chính của DN.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
1.2.2.1 Lựa chọn quyết định đầu tư tài sản cố định
* Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tàisản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Quyếtđịnh đầu tư ảnh hưởng đến bên trái (phần tài sản) của bảng cân đối kế toán Các TSCĐ của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đều bịhao mòn sẽ đến lúc chúng không còn sử dụng được nữa hoặc có thể do nhiềunguyên nhân mà cần thiết phải đổi mới TSCĐ hoặc phải thay thế, trang bị mớiTSCĐ cho phù hợp với nhu cầu sản xuất Các doanh nghiệp thường tính toánmột số chỉ tiêu cần thiết để xem xét tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệpsau đó phân tích nhu cầu cần thiết đối với từng loại TSCĐ phục vụ cho sảnxuất của doanh nghiệp để lên kế hoạch đầu tư TSCĐ cho đúng
Việc đầu tư vào TSCĐ bao gồm các quyết định mua sắm, xây dựng, sửachữa nâng cấp… TSCĐ đạt được yêu cầu về thời gian hữu ích của chi phí bỏ
ra (tài sản mua sắm) và giá trị của tài sản mua sắm Khi doanh nghiệp quyếtđịnh đầu tư vào TSCĐ sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh ở hai khía cạnh
là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước mắt và lợi ích mà doanh nghiệpthu được trong tương lai Chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên do chi phí đầu
tư phát sinh đồng thời phải phân bổ chi phí khấu hao (tuỳ theo thời gian hữuích) Còn lợi ích đem lại là việc nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra được sảnphẩm mới có sức cạnh tranh cao trên thị trường
Trang 21Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất và tiêu thụchịu sự tác động nghiệt ngã của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Dovậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp khi tiến hành việc đầu tư TSCĐ làphải tiến hành tự thẩm định tức là sẽ so sánh giữa chi tiêu và lợi ích, tính toánmột số chỉ tiêu ra quyết định đầu tư như NPV, IRR… để lựa chọn phương ántối ưu.
Nhìn chung, đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý sử dụngTSCĐ vì nó là công tác khởi đầu khi TSCĐ được sử dụng tại doanh nghiệp.Những quyết định ban đầu có đúng đắn thì sẽ góp phần bảo toàn vốn cố định.Nếu công tác quản lý này không tốt, không có sự phân tích kỹ lưỡng trongviệc lựa chọn phương án đầu tư xây dựng mua sắm sẽ làm cho TSCĐ khôngphát huy được tác dụng để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
và như vậy việc thu hồi toàn bộ vốn đầu tư là điều không thể
1.2.2.2 Lựa chọn phương pháp khấu hao
a) Khái niệm:
* Hao mòn TSCĐ
Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng
và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình trước hết là do các yếu tố liên quanđến quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ; việcchấp hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửachữa TSCĐ Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và điều kiện sửdụng TSCĐ như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tải trọng, tác động củahóa chất…Ngoài ra chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật công nghệchế tạo TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn hữu hình củaTSCĐ trong quá trình sử dụng
Trang 22 Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểuhiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoahọc – kỹ thuật và công nghệ sản xuất Do tiến bộ khoa học – kỹ thuật và côngnghệ sản xuất Do tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sản xuất làm choTSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới.
Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự phát triển không ngừng củatiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sản xuất Do đó biện pháp chủ yếu
để hạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới,ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ vàosản xuất của doanh nghiệp
* Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thuhồi của TSCĐ vào chi phí SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích củaTSCĐ
Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi sốvốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ
Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí SXKD vàđược tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Tuy nhiên, khác với các loại chiphí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tưứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ratrong kỳ Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấuhao TSCĐ của doanh nghiệp Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuấtgiản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng.Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiềnkhấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn
Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giảnđơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp
Trang 23Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ haomòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ.Điều này không chi đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giáthành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định, đáp ứng yêu cầu thaythế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp.
b) Lựa chọn phương pháp khấu hao tại các doanh nghiệp
Phương pháp khấu hao được lựa chọn là phương pháp cho phép doanhthu và chi phí phù hợp Nếu doanh thu được tạo bởi chính một tài sản cố địnhtrong suốt thời gian sử dụng hữu dụng không thay đổi thì phương pháp khấuhao nên chọn là khấu hao theo đường thẳng, ngược lại nếu doanh thu hoặcthấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp nên áp dụng
là phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian
Việc chọn phương pháp khấu hao như thế nào là quyền của doanh nghiệpnhưng phải phù hợp với quy định của Nhà nước, pháp luật Việt Nam quyđịnh; hiện nay các doanh nghiệp được phép áp dụng 3 phương pháp tríchkhấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng, phương pháp khấu hao theosản lượng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Các phương pháp khấu hao:
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng nămđược tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
Công thức xác định:
MKH =
T KH = 100% = 100%
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
Trang 24T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)
Nếu doanh nghiệp tính khấu hao theo tháng thì lấy mức khấu hao hàngnăm hoặc tỷ lệ khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng để xác định mức khấuhao và tỷ lệ khấu hao theo từng tháng
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải ỏ ra
để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính cònđem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Thông thường được xác định dựatrên tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từngnhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng có ưu điểm là tính toán đơngiản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nênkhông gây đột biến về giá thành; cho phép doanh nghiệp dự kiến trước đượcthời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ
Phương pháp khấu hao nhanh
Phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong nhữngnăm đầu sử dụng TSCĐ
- Phương pháp khấu hap theo số dư giảm dần
Mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại củaTSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh
MKHt = GCt TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1n)
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tyt lệ khấu hao bìnhquân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh
- Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
Mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tínhkhấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm
MKHt = NGKH TKHt
Trong đó:
Trang 25MKHt: Mức khấu hao năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKH: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao
Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn
sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng
T: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu haotính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
MKHt = QSPt MKHsp
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giáTSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sảnxuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng (hoặckhối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quâncho 1 đơn vị sản phẩm
Trang 26Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạtđộng có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất sản phẩm Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượngsản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng, đầy đủ.
1.2.2.3 Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao
Khi sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp cần quản lý khấu hao một cách chặtchẽ vì có như vậy mới có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu Các doanhnghiệp thường thực hiện việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ hàng năm Thôngqua kế hoạch khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy nhu cầu tăng giảm vốn cốđịnh trong năm kế hoạch, khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu đó Vì kếhoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọnquyết định đầu tư đổi mới TSCĐ trong tương lai
Để lập được kế hoạch khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp thường tiến hànhtheo trình tự nội dung sau:
+ Xác định phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐphải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch
Doanh nghiệp phải dựa vào những quy định hiện hành
+ Xác định giá trị TSCĐ bình quân tăng giảm trong kỳ kế hoạch vànguyên giá bình quân TSCĐ phải trích khấu hao trong kỳ
Dựa vào các kế hoạch đầu tư và xây dựng năm kế hoạch để xác địnhnguyên giá TSCĐ bình quân tăng phải tính khấu hao và bình quân giảm thôikhông tính khấu hao Tuy nhiên, việc tính toán phải được thực hiện theophương pháp bình quân gia quyền vì việc tăng giảm TSCĐ thường diễn ra ởnhiều thời điểm khác nhau và thời gian tăng giảm TSCĐ đưa vào tính toánphải được thực hiện theo quy định hiện hành là tính chẵn cả tháng
+ Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm
Trang 27Sau khi xác định được nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu haotrong kỳ, sẽ căn cứ vào tỷ lệ khấu hao bình quân đã được xác định, đã được
cơ quan quản lý tài chính cấp trên đồng ý Doanh nghiệp sẽ tính mức khấuhao bình quân trong năm Tuỳ mỗi loại hình sản xuất và phương pháp tínhkhấu hao theo năm, tháng hoặc theo sản phẩm mà doanh nghiệp đã lựa chọn
để tiến hành tính toán cho phù hợp
1.2.2.4 Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ
Quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ được quy định tại thông tư số45/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấuhao TSCĐ Theo đó:
1 Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bảngiao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờkhác có liên quan) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng,được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong
sổ theo dõi TSCĐ
2 Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế vàgiá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ=Nguyên giá của tài sản cố
định-Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
3 Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hếtkhấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quyđịnh hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại thông tư này
4 Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đãkhấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐthông thường
1.2.2.5 Kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán
Trang 28* Trong quá trình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ phận chi tiết,các phụ tùng bị hư hỏng hoặc hao mòn hoặc xảy ra những tình trạng khôngbình thường như nhờn ốc, vỡ van Ngoài việc phải giữ gìn, lau dầu, doanhnghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo năng lực sản xuấtbình thường của TSCĐ Như vậy, việc giữ gìn và sửa chữa TSCĐ là một biệnpháp quan trọng để sử dụng TSCĐ có hiệu quả.
Giữ gìn và sửa chữa TSCĐ nhất là sửa chữa TSCĐ phải được tiến hành
có kế hoạch Việc sửa chữa TSCĐ nói chung chia ra làm sửa chữa lớn và sửachữa thường xuyên Trong khi sửa chữa phải thay đổi phần lớn phụ tùng củaTSCĐ, thay đổi hoặc sửa chữa bộ phận chủ yếu của TSCĐ như thân máy, giámáy, phụ tùng lớn Việc sửa chữa như vậy đều thuộc phạm vi của sửa chữalớn Sau khi sửa chữa lớn, thiết bị sản xuất có thể khôi phục được mức độchính xác và công suất, có khi còn có thể nâng cao công suất Đặc điểm củacông tác sửa chữa lớn là có phạm vi rộng, thời gian dài, cần phải có thiết bị kỹthuật và tổ chức chuyên môn sửa chữa lớn
Sửa chữa thường xuyên là sửa chữa có tính chất hàng ngày để giữ gìncông suất sử dụng đều đặn của TSCĐ Ví dụ như thay đổi lẻ tẻ những chi tiết
đã bị hao mòn ở những thời kỳ khác nhau Sửa chữa thường xuyên chỉ có thểgiữ được trạng thái sử dụng đều đặn của TSCĐ chứ không thể nâng cao côngsuất của TSCĐ lên hơn mức chưa sửa chữa được Đặc điểm của sửa chữathường xuyên là có phạm vi nhỏ, thời gian ngắn, chi phí ít, tiến hành thườngxuyên và đều đặn
Thực tiễn cho thấy rằng chế độ bảo dưỡng thiết bị máy móc là có nhiều
ưu điểm như khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn quá đáng và tình trạng hưhỏng bất ngờ cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ khiến cho tình hình sản xuấtkhông bị gián đoạn đột ngột Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà mỗi doanh nghiệpthực hiện chế độ sửa chữa với các mức độ khác nhau
Trang 29Thông thường khi tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ thường kết hợp với việchiện đại hoá, với việc cải tạo thiết bị máy móc Khi việc sửa chữa lớn, kể cảviệc hiện đại hoá, cải tạo máy móc, thiết bị hoàn thành thì nguồn vốn sửachữa lớn TSCĐ giảm đi, vốn cố định tăng lên vì TSCĐ được sửa chữa lớn đãkhôi phục ở mức nhất định phần giá trị đã hao mòn, nên từ đó tuổi thọ củaTSCĐ được tăng thêm, tức là đã kéo dài thời hạn sử dụng Đây là một nộidung cần thiết trong quá trình quản lý sử dụng TSCĐ, nếu được tiến hành kịpthời, có kế hoạch kỹ lưỡng thì việc tiến hành sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
* Đối với những TSCĐ đã hết thời hạn khấu hao hoặc không còn sửdụng vào SXKD, doanh nghiệp có thể đem đi thanh lý, nhượng bán Tuynhiên, mọi hoạt động cầm cố, thế chấp, thanh lý, nhượng bán TSCĐ phải theođúng các quy định của pháp luật hiện hành
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
a) Chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động tài sản cố định
- Tỷ lệ tăng giảm TSCĐ =
Chỉ tiêu này cho biết phần chênh lệch của TSCĐ trong kỳ so với tổng giátrị TSCĐ đầu kỳ
b) Chỉ tiêu phản ánh kết cấu tài sản cố định
Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận tài sản cốđịnh chiếm trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị
- Kết cấu từng loại TSCĐ (%) = x 100%
Phân tích kết cấu TSCĐ cho ta cơ sở để xây dựng, đầu tư TSCĐ theomột cơ cấu hợp lý, nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng TSCĐ Cơ cấuTSCĐ phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng ngành, từng doanhnghiệp
Kết cấu TSCĐ được chia theo việc phân loại TSCĐ, cụ thể như sau:
Trang 30Phân loại theo hình thái biểu hiện
Phân loại theo tình hình sử dụng
Giá trị của TSCĐ đang sử dụng =
Giá trị của TSCĐ chưa sử dụng =
Giá trị của TSCĐ chờ thanh lý =
c) Chỉ tiêu phản ánh tình hình khấu hao tài sản cố định
*Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, ta tiến hành phân tích hệ sốhao mòn:
cho người lao động
Chỉ tiêu này cho biết mỗi công nhân trực tiếp sản xuất được trang bị baonhiêu phần giá trị của TSCĐ trong SXKD, chỉ tiêu này càng lớn thì càng gópphần giải phóng lao động cho con người
e) Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ
Trang 31- Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuầnNguyên giá TSCĐ bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng
Doanh thu thuầnVốn cố định bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếpphản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thuhồi ở tại thời điểm đánh giá
Hàm lượng VCĐ =
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nóphản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ
ra bao nhiêu đồng vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳtạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 1.2.4.1 Nhân tố chủ quan
Nhân tố này xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, thông thường có nhữngnhân tố sau:
Số khấu hao lũy kế của TSCĐNguyên giá TSCĐ
Vốn cố định bình quânDoanh thu thuần
Lợi nhuận trước (sau) thuế
X 100%Vốn cố định bình quân
Trang 32a) Quan điểm của chủ sở hữu về quản lý TSCĐ: trong doanh nghiệp, chủ
sở hữu luôn là người có quyền cao nhất đưa ra mọi quyết định Vì thế quanđiểm và sự nhận thức của các chủ sở hữu trong việc quản lý tài sản có ảnhhưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng TSCĐ
b) Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp: TSCĐ được hình thành từhai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Khi doanh nghiệp dùng hai nguồnnày để mua sắm TSCĐ thì phải trả một chi phí gọi là chi phí sử dụng vốn.Chính vì vậy, hiệu quả của việc huy động vốn ảnh hưởng rât lớn đến hiệu quả
sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
c) Ngành nghề kinh doanh: Nhân tố tạo ra điểm xuất phát cho doanhnghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại Do đó, việc
sử dụng TSCĐ của mỗi ngành nghề không giống nhau, tùy vào từng côngviệc mà có cách sử dụng cho hợp lý
d) Chiến lược hoạt động SXKD của doanh nghiệp: Là định hướng quantrọng, nó thể hiện những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp Từnhững chiến lược đề ra doanh nghiệp sẽ có những biện pháp sử dụng tài sản
để đạt hiệu quả cao
e) Trình độ lao động: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sửdụng TSCĐ Để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc quyết địnhđúng đắn phụ thuộc vào nhiều trình độ quản lý của cán bộ Đồng thời máymóc không thể làm việc nếu thiếu con người, tài sản không thể đạt hiệu quảcao nếu thiếu người có chuyên môn biết sử dụng nó Do đó, để nâng cao hiệuquả sử dụng tài sản thì các doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi,đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, một nhà lãnh đạo có uy tín vànhạy bén nắm bắt các nhu cầu đầu tư
f) Mối quan hệ của doanh nghiệp: Các mối quan hệ với khách hàng, vớinhà cung cấp ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối, tiêu thụ
Trang 33sản phẩm…Do vậy tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nếudoanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp…thì sẽ bánđược nhiều sản phẩm, tìm được nguồn tài trợ cho việc đầu từ vào TSCĐ, do
đó mối quan hệ ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
Trang 341.2.4.2 Nhân tố khách quan
a) Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở pháp luật kinh
tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý chocác doanh nghiệp phát triển SXKD và hướng hoạt động đó theo kế hoạch kinh
tế vĩ mô Vì thế, các doanh nghiệp chịu sự tác động rất lớn của các quy chếquản lý nhà nước
b) Thị trường cạnh tranh: Doanh nghiệp phải đổi mới máy móc thiết bị,cải tiến quy trình công nghệ thì những sản phẩm sản xuất ra mới có chấtlượng cao, giá thành hạ do dố mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường Lãi suấttiền vay ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp, sự thay đổi lãi suất sẽkéo theo những biến đổi cơ bản của dự án đầu tư, đặc biệt là hiệu quả về mặttài chính
c) Nguồn vốn do cấp trên cấp: Đây là nguồn đáng kể để tài trợ choTSCĐ của doanh nghiệp Tuy nhiên, nguồn này khó có thể đáp ứng được nhucầu thanh toán tức thời của doanh nghiệp
d) Hạn mức tín dụng của ngân hàng dành cho doanh nghiệp: Khi quỹ củadoanh nghiệp không đủ đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu, không đủ để tài trợ chomột đơn vị dự án nào đó của doanh nghiệp thì một phương án hay được sửdụng là vay ngân hàng theo hạn mức tín dụng
e) Các nhân tố khác: các yếu tố này có thể được coi là các yếu tố bất khảkháng như thiên tai, dịch họa…có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệuquả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
1.2.4.3 Ý nghĩa của việc quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Quản trị vốn cố định sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả nănghuy động vốn, khả năng thanh toán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắcphục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh
Trang 35Quản trị vốn cố định giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnhtranh trên thị trường Trong khi vốn doanh nghiệp có hạn thì việc nâng caohiệu quả sử dụng vốn là vô cùng cần thiết.
Giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản chủ sở hữu,nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, cải thiện đời sống cán bộ côngnhân viên
Như vậy, việc quản trị vốn nói chung và quản trị vốn cố định nói riêng củadoanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp vàngười lao động mà còn có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế
1.2.4.4 Các biện pháp chủ yếu để quản trị tốt vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh củadoanh nghiệp Thực hiện việc quản trị vốn cố định có ý nghĩa kinh tế lớn đốivới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậy, để quản trị tốt vốn cốđịnh cần chú ý một số biện pháp sau:
- Lập và thực hiện tốt dự án đầu tư vào TSCĐ
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động kinhdoanh, cần lập sổ sách để theo dõi đối với từng TSCĐ Thường xuyên kiểmsoát tình hình sử dụng TSCĐ để huy động TSCĐ hiện có vào hoạt động, kịpthời huy động và thực hiện kiểm kê TSCĐ
- Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức cao thì cần thực hiện điều chỉnh lạinguyên giá TSCĐ để đảm bảo thu hồi đầy đủ số vốn cố định của doanhnghiệp
- Thực hiện khấu hao TSCĐ một cách hợp lý, việc khấu hao phải tính cảhao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, đảm bảo thu hồi kịp thời và đầy đủvốn cố định
- Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ theo định kỳ, tránh tìnhtrạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng Trường hợp TSCĐ cần phải
Trang 36sửa chữa lớn ở giai đoạn cuối của thời hạn sử dụng cần cân nhắc hiệu quả củaviệc sửa chữa với việc thanh lý để mua sắm TSCĐ mới.
- Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời và thích hợp đểtăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn,tham gia bảo hiểm với TSCĐ đặc biệt, những TSCĐ như phương tiện vận tải,những nguyên nhân khách quan có thể gây ra như hỏa hoạn, bão lụt và nhữngbất trắc khác có thể xảy ra
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC BẮC NINH TRONG THỜI
GIAN QUA 2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Bắc Ninh
- Tên Tiếng Anh: Bac Ninh Water Supply and Sewerage Co, Ltd
- Địa chỉ giao dịch: Số 57 Đường Ngô Gia Tự - Phường Thị Cầu –TP.Bắc Ninh
Giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 2300108311 do Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 29 tháng 12 năm 1996; thay đổi lần
Trang 38Tổng nguồn vốn (BC tài chính năm 2014) là 237 tỷ VNĐ (trong đó vốnchủ sở hữu: 147 tỷ VNĐ)
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Bắc Ninh
2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu:
Sản xuất kinh doanh nước sạch
Xây dựng các công trình cấp thoát nước
Xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp
Xây dựng các công trình hạ tầng đô thị
Xây dựng kênh mương, trạm bơm, đường giao thông nông thôn
Xây dựng đường nông thôn nội tỉnh
Kinh doanh vật tư thiết bị ngành cấp thoát nước
Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và sử lý nước thải đô thị và khucông nghiệp
Thiết kế các công trình cấp thoát nước có lưu lượng < 15.000 m3/ngày đêmThi công các công trình đường sông
2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH MTV cấp thoát nước BắcNinh đã có 8 đơn vị thành viên bao gồm : Công ty cổ phần đầu tư và xâydựng hạ tầng kỹ thuật Bắc Ninh, Xí Nghiệp quản lý nước thải thành phố BắcNinh và 6 nhà máy cấp nước trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Công ty gồm các thành viên với những nhiệm vụ riêng như sau:
+ Công ty CP đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Bắc Ninh: Đây là đơn
vị trực thuộc của công ty Công ty chiếm 64% vốn điều lệ Chức năng nhiệm
vụ của công ty CP là xây dựng, xây lắp các công trình do công ty là chủ đầu
tư hay công ty làm nhà thầu và tự công ty CP làm nhà thầu với chủ đầu tư bên
Trang 39ngoài cùng các nhiệm vụ cụ thể khác theo chức năng và nhiệm vụ được quyđịnh tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
+ Xí nghiệp quản lý nước thải thành phố Bắc Ninh: làm nhiệm vụ duy
tu, nạo vét hệ thống thoát nước thại thành phó bắc ninh
- Khơi thông các dòng chảy, hạn chế việc úng ngập của thành phố
- Sửa chữa các hố van, tấm đan của hệ thống thoát nước trong thành phố
và các nhiệm vụ cụ thể khác theo chức năng và nhiệm vụ được quy định tạiĐiều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
+ Nhà máy nước thị trấn Chờ - Yên Phong: làm nhiệm vụ sản xuất nước
sạch và cung cấp nước cho huyện Yên Phong
+ Nhà máy nước Gia Bình: làm nhiệm vụ sản xuất nước sạch và cung
cấp nước cho huyện Gia Bình
+ Nhà máy nước thị trấn Thứa – Lương Tài: làm nhiệm vụ sản xuất nước
sạch và cung cấp nước cho huyện Lương Tài
+ Nhà máy nước thị trấn Phố Mới – Quế Võ: làm nhiệm vụ sản xuất
nước sạch và cung cấp nước cho huyện Quế Võ
+ Nhà máy nước thị trấn Lim – Tiên Du: làm nhiệm vụ sản xuất nước
sạch và cung cấp nước cho huyện Tiên Du
+ Nhà máy nước Bắc Ninh: làm nhiệm vụ sản xuất nước sạch và cung
cấp nước cho toàn bộ thành phố Bắc Ninh
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước BắcNinh được mô tả trong hình.2.1
Trang 40Hình 2.1 Tổ chức, bộ máy của Công ty
(Nguồn: Phòng TCHC Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước BN)
Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Ninh là một đơn vịkinh tế với cơ cấu bộ máy quản lý được sắp xếp theo các phòng ban và mỗiphòng ban thực hiện một số chức năng của cơ cấu bộ máy quản lý công ty