1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần sông đà – thăng long

67 144 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 639 KB

Nội dung

Để có được các yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệpphải ứng ra 1 lượng vốn cố định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh Tư liệu lao động là một yếu tố quan trọng không thể thiếu để

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 5

1.1.2 Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp 13

1.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 15

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 15

1.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 15

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 28

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 31

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - THĂNG LONG 35

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG 35

2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long trong thời gian qua 53

2.2.1 Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty 53

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long trong thời gian qua 54

BẢNG 2.5 : TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CÔNG TY NĂM 2013 55

BẢNG 2.6 :KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 56

2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long 59

Trang 2

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢNTRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ- THĂNG LONG

61

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long trong thời gian tới 613.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 613.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long

633.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở công ty cổphần Sông Đà – Thăng Long 653.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 65KẾT LUẬN 67

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết quản lý và sử dụng vốn luôn là vấn đề được quantâm hàng đầu đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào tham gia hoạt động sảnxuất kinh doanh Điều này xuất phát từ vai trò to lớn của vốn đối với sự tồn tại

và phát triển của mỗi doanh nghiệp Trình độ quản lý, sử dụng vốn ở mỗi doanhnghiệp sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

đó Vốn được quản lý tốt, sử dụng hợp lý thì sẽ phát huy được khả năng sinh lời.Ngược lại, nếu không có sư quản lý, sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả sẽdấn đến doanh nghiệp bị thua lỗ và đối mặt với nguy cơ phá sản

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố địnhchiếm một tỷ trọng không nhỏ Nó là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm,xây dựng tài sản cố định Quy mô vốn cố định lớn hay nhỏ quyết định tới quy

mô tính đồng bộ của tài sản cố định ,tới năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Do vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

vì thế việc quản trị vốn cố định đòi hỏi phải có sự tìm tòi ,phân tích đánh giácủa các nhà quản trị doanh nghiệp

Không thể không nói rằng : Vốn cố định cũng như việc quản lý và sửdụng nó là một vấn đề khá quen thuộc bởi đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu vềvấn đề này Tuy nhiên có thể thấy rằng mỗi một thời kỳ có một sự thay đổi ,việc quản lý, sử dụng vốn cố định cũng thay đổi theo Bên cạnh đó, mỗidoanh nghiệp lại có nét đặc thù riêng nên công tác quản lý sử dụng vốn cốđịnh sẽ là khác nhau

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Sông Đà– Thăng Long, với sự giúp đỡ của mọi người cũng như sự hướng dẫn tận

tình của cô giáo TS Phạm Thị Vân Anh em mạnh dạn đi sâu và tìm hiểu về đề

Trang 4

tài : “ Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại

Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long”

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về vốn cố định và quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long trong thời gian qua.

Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long.

Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như trình độ nhận thức nên luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ củathầy cô cùng các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS :Phạm Thị Vân Anh đã tận tìnhgiúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thiện đề tài này Em cũng xin cảm ơn các anh chịtrong phòng ban của công ty, đặc biệt phòng Tài chính Kế toán đã giúp đỡ etrong quá trình thực tập tại công ty

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội ,tháng 05 năm 2015

Trang 5

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp

1.1.1.1 Tài sản cố định của doanh nghiệp

Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định

Trong nền kinh tế thị trường để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp cần phải có yếu tố cơ bản sau : Sức lao động, đối tượng laođộng và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệpphải ứng ra 1 lượng vốn cố định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh

Tư liệu lao động là một yếu tố quan trọng không thể thiếu để tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên , bộ phận quan trọng nhất trong các

tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là các tài sản cố định Vậy tài sản cố định của doanh nghiệp là nhữngtài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn

Trang 6

Trong điều kiện kinh tế thị trường, Tài sản cố định của doanhnghiệp cũng giống như mọi hàng hóa thông thường khác.

Thông qua trao đổi, mua bán,tài sản cố định có thể được chuyển quyền

sở hữu và quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác

Trường hợp hệ thống bao gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kếtvới nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau

và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chứcnăng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cốđịnh đòi hỏi phải quản lý riêng bộ phận tài sản nếu cùng thỏa mãn đồngthời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là tài sản cố định hữu hìnhđộc lập

Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật đồngthời thỏa mãn cả 4 điều kiện tiêu chuẩn thì được coi là một tài sản cố định.Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa mãnđồng thời 4 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định.Bên cạnh đó theo thông tư 45/2013/TT-BTC ( ngày 25 tháng 04 năm

2013 ) của Bộ Tài Chính cũng nêu lên tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định

vô hình như sau :

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồngthời cả 3 tiêu chuẩn quy định ở trên mà không hình thành tài sản cố định hữuhình thì được coi là tài sản cố định vô hình

Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn ba tiêu chuẩn ởtrên thì được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dẫn vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Riêng các khoản chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai đượcghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏamãn 7 điều kiện sau:

Trang 7

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tàisản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.

- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác

để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giaiđoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy địnhcho TSCĐ vô hình

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảngcáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiêncứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản

cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanhtrong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp đi vào hoạtđộng

Đặc điểm chung của các tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh với vai trò công cụ lao động Trong quá trình đóhình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định không đổi Tuynhiên, giá trị của nó lại được chuyển dần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Bộ phậngiá trị chuyển dịch này cấu thành yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được đem đi tiêu thụ

Từ những nội dung trên có thể rút ra định nghĩa về tài sản cố định trongdoanh nghiệp như sau:

Trang 8

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, còn giá trị của nó thì được chuyển dần vào giá trị các sản phẩm trong chu kỳ sản xuất.

Đặc điểm tài sản cố định

Đặc điểm chung của tài sản cố định trong doanh nghiệp là tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh với vai trò là tư liệu lao động Trong đó quátrình hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định làkhông thay đổi

Song giá trị của nó lại được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩmsản xuất ra Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sảnxuất kinh doanh dưới hình thức tiền trích khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định có đặc điểm chủ yếu sau;

- Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh mặc dù bị hao mòn

về mặt giá trị song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hưhỏng phải loại bỏ hoàn toàn

- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định bịhao mòn dần và giá trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào vào giáthành của sản phẩm mới được tạo ra dưới hình thức khấu hao

Trang 9

Phân loại tài sản cố định

Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định củadoanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lýcủa doanh nghiệp Thông thường có những cách phân loại sau:

- Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế

Theo phương pháp này tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành

2 loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

+ Tài sản cố định hữu hình :Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể

do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh Thuộc loại này , căn cứvào công dụng kinh tế có thể chia thành các nhóm sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc: là toàn bộ các công trình kiến trúc như nhà làm

việc , nhà kho,đường sá, cầu cống …

Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng dâychuyền công nghệ …

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải

gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không,đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện,đường ống nước, băng tải …, dụng cụ quản lý là những thiết bị ,dụng cụ dungtrong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : máy vitín , thiết bị , điện tử …

Vườn cây lâu năm( cà phê, cao su ,chè …) súc vật làm việc hoặc cho sản

phẩm như bò sữa …

+ Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chấtnhưng xác định được lượng giá trị do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong

Trang 10

các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khácthuê phù hợp với tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình

Tác dụng : Giúp người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố

định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điềuchỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗiloại tài sản cố định

- Phân loại Tài sản cố định theo mục đích sử dụng :

Theo tiêu thức này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chiathành 2 loại:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cốđịnh dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuấtkinh doanh phụ của doanh nghiệp

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốcphòng Đó là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý và sử dụng chocác hoạt động phúc lợi, sự nghiệp (như các công trình phúc lợi), các tài sản cốđịnh sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh nghiệp

Tác dụng : giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu tài sản cố định của

mình theo mục đích sử dụng nó Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vàtính khấu hao Từ đó có biện pháp quản lý tài sản cố định theo mục đích sửdụng sao cho có hiệu quả nhất

- Phân loại Tài sản cố định theo tình hình sử dụng

Căn cứ vào tình hình sử dụng người ta chia tài sản cố định của doanhnghiệp thành các loại:

- Tài sản cố định đang sử dụng;

- Tài sản cố định chưa cần dùng;

- Tài sản không cần dùng chờ thanh lý

Trang 11

Tác dụng : Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả tài

các sản cố định của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có nâng cao hơn nữahiệu quả sử dụng chúng

Trên đây là các cách phân loại chủ yếu Ngoài ra còn có thể phân loại tàisản cố định theo quyền sở hữu … Mỗi loại đáp ứng những yêu cầu nhất địnhcủa công tác quản lý Trong thực tế, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phươngpháp phân loại tài sản cố định tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ

Như vậy vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinhdoanh vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu

tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của cáctài sản cố định trong doanh nghiệp

Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu cógiá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định luôn bị ảnh hưởng chi phối bởiđặc điểm kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp Do tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp được sử dụng trong nhiều năm ,tuy hình thái vật chất và đặctính ban đầu không thay đổi nhưng giá trị của nó bị hao mòn và được chuyển

Trang 12

dich dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố định có đặcđiểm sau :

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Điều này xuất phát từ đặc điểm của Tài sản cố định được sử dụng lâudài, sau nhiều năm mới cần thay thế đổi mới

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân chuyểntừng phần vào giá trị sản phẩm Phần giá trị luân chuyển này của vốn cố địnhđược phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao tương ứng với phần giá trị haomòn tài sản cố định của doanh nghiệp

- Sau nhiều chu kỳ kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòngluân chuyển Sau mỗi chu kỳ phần vốn cố định đã luân chuyển tích lũy sẽtăng dần lên, còn phần vốn cố định ban đầu đầu tư vào tài sản cố định củadoanh nghiệp lại giảm dần theo mức độ hao mòn

Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào quy

mô tài sản cố định và quy mô vốn cố định của doanh nghiệp Quy mô sản xuấtlớn thể hiện tỉ trọng vốn cố định lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanhnghiệp Doanh nghiệp muốn tăng năng lực sản xuất thì cần phải đầu tư muasắm tài sản cố định nghĩa là phải sử dụng một lượng vốn cố định và quy môtài sản cố định phải phù hợp với quy mô vốn cố định được sử dụng

Trang 13

Chất lượng sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng phải kể đến mộtyếu tố rất quan trọng là trình độ trang bị tài sản cố định Nếu tài sản cố địnhlạc hậu thì chất lượng sản phẩm cũng bị hạn chế và ngược lại

- Việc quản trị vốn cố định cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn cố định đầu tư dài hạn nên nó ảnh hưởng đến nhiều chu kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp Để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp bỏ ra một lượng vốn lớn đầu tư vào máy móc thiết bị, kỹ thuật,phương tiện vận tải … nếu doanh nghiệp không xác định mức khấu hao hợp

lý theo đúng hao mòn thực tế tài sản cố định thì sẽ dẫn đến tình trạng vốnkhông thu hồi hết khi tài sản hết thời gian sử dụng Số vốn bỏ ra khi khôngthu hồi đủ thì sẽ ảnh hưởng đến tái sản xuất, vì vậy mọi quyết định đầu tư vàotài sản cố định đều phải cân nhắc kỹ Hơn nữa việc quản lý và sử dụng vốn cốđịnh một cách chặt chẽ còn liên quan đến tổng chi phí cố định trong một thời

kỳ Nếu doanh nghiệp quản lý tốt sẽ tránh được sự thất thoát về vốn, đồngthời tận dụng hết công suất của tài sản cố định

1.1.2 Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp

Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định thựchiện chu chuyển giá trị của nó Sự chu chuyển này của vốn cố định chịu sựchi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định Có thể kháiquát đặc điểm chủ yếu chu chuyển của vốn cố định trong quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp như sau:

- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chuchuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗichu kỳ kinh doanh

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành mộtvòng chu chuyển

Trang 14

Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định

bị hao mòn, giá trị của tài sản cố định chuyển dần dần từng phần vào giá trịsản phẩm Theo đó, vốn cố đinh cũng được tách thành 2 phần: một phần sẽgia nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng vớiphần hao mòn của tài sản cố định Phần còn lại của vốn cố định được “cốđịnh” trong tài sản cố định Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo,nếu như phầnvốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” lại dần dầngiảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định Kếtthúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sửdụng và vốn cố định hoàn thành một vòng chu chuyển

- Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tàisản cố định về mặt giá trị- tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định.Vòng chu chuyển của vốn cố định bắt đầu từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ramua sắm tài sản cố định Qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị củatài sản cố định chuyển dịch vào giá trị sản phẩm tăng lên, song phần vốn đầu

tư ban đầu vào tài sản cố định giảm xuống ( vì chúng được thu hồi dần thôngqua hình thức trích tiền khấu hao tài sản cố định ) Đến khi tài sản cố định hếtthời gian sử dụng, tức là giá trị của nó đã được chuyển dịch hết vào giá trị sảnphẩm đã sản xuất Khi đó vốn cố định hoàn thành một vòng chu chuyển (vì

nó đã được thu hồi toàn bộ )

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh Việc tăngthêm vốn cố định trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các ngành nóichung có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanhnghiệp và nền kinh tế Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của vốn

cố định tuân theo quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là mộttrọng điểm của công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp Để quản lý vốn

Trang 15

cố định có hiệu quả cần nghiên cứu về khấu hao tài sản cố định và cácphương pháp khấu hao tài sản cố định.

1.2 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinhdoanh của các doanh nghiệp Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thườngchiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩaquyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cốđịnh thường gắn với hoạt động đầu tư dài hạn thu hồi chậm và dễ gặp rủi ro.Xuất phát từ vai trò của vốn cố định với đặc điểm chiếm tỷ trọng lớn hiệuviệc quản lý và sử dụng vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh tại doanh nghiệp Do đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải quản trịvốn cố định để doanh nghiệp có biện pháp quản lý, sử dụng vốn cố định luôngắn với việc việc sử dụng quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp

Trong xu thế hội nhập cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanhnghiệp các doanh nghiệp buộc mình phải đổi mới máy móc thiết bị công nghệsao cho phù hợp Đây là điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp ViệtNam trong thời kỳ hội nhập

1.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

a) Lựa chọn quyết định đầu tư vào tài sản cố định

Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp chính là hoạt động bỏ vốn để mua sắm,xây dựng hình thành các tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình, hìnhthành lượng tài sản lưu động thường xuyên cần thiết phù hợp với quy mô kinhdoanh nhất định; hoặc để góp vốn liên doanh dài hạn ; để mua cổ phiếu, tráiphiếu của đơn vị khác nhằm thu lợi nhuận

Trang 16

Đặc điểm của đầu tư dài hạn là phải ứng ra một lượng tiền tệ ban đầutương đối lớn và sử dụng có tính chất dài hạn trong tương lai , do đó đầu tưdài hạn luôn gắn với rủi ro.Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mặc dùđều dựa trên cơ sở dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư mang lại, tuynhiên khả năng nhận thu nhập trong tương lai thường không chắc chắn, nênrủi ro trong đầu tư là rất lớn.

Đầu tư tài sản cố định là một quyết định đầu tư dài hạn có tính chiếnlược của doanh nghiệp Nó quyết định đến tương lai của một doanh nghiệp Bởi lẽ, mỗi quyết định đầu tư đều ảnh hưởng hưởng rất lớn đến hoạt động củadoanh nghiệp trong một thời gian dài, nó chi phối quy mô kinh doanh, trình

độ trang bị kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sảnphẩm sản xuất, tiêu thụ trong tương lai của một doanh nghiệp

Về mặt tài chính, quyết định đầu tư vào tài sản cố định là quyết định tàichính dài hạn, quyết định này đòi hỏi phải sử dụng một lượng vốn lớn để thựchiện đầu tư Hiệu quả kinh doanh trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyếtđịnh đầu tư Nếu quyết định đầu tư vào tài sản cố định đúng đắn góp phầnnâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tănglợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai Ngược lại nếu quyết định đầu tưsai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Nếu đầu tư quá nhiều, không đúnghướng ,hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn rất lớn

Vì vậy để có những quyết định lựa chọn đầu tư vào tài sản cố định phảixem xét các yếu tố sau đây :

- Chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế

Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của cácdoanh nghiệp trong các thành phần kinh tế Để đi đến quyết định đầu tư cácdoanh nghiệp cần phải xem xét đến chính sách kinh tế của nhà nước nhưchính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế…

Trang 17

- Lãi suất tiền vay và thuế trong kinh doanh

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư vào tài sản cố định củadoanh nghiệp Thông thường ngoài vốn tự có, doanh nghiệp phải vay vàđương nhiên phải trả khoản lãi tiền vay Việc này làm tăng khoản chi phí chomỗi đồng vốn đầu tư vào TSCĐ Đối với doanh nghiệp, thuế trong kinh doanhảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp

Do vậy, thuế là yếu tố kích thích hay hạn chế sự đầu tư của doanh nghiệp

- Sự tiến bộ của khoa học hay công nghệ

b) Lựa chọn phương pháp khấu hao cuả tài sản cố định

Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, do nhiều nguyên nhânkhác nhau TSCĐ luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình vàhao mòn vô hình

Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá

trị của Tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng Về mặt vật chất, đó là sựthay đổi hình thức hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phậnTSCĐ do tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên.Về giá trị

sử dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay tính năng kỹ thuật của TSCĐtrong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa Muốnkhôi phục lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế sửa chữa Về giá trị, đó

là giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phầngiá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm

Trang 18

Nguyên nhân của hao mòn hữu hình trước hết là do các yếu tốliên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng tàisản cố định; việc chấp hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong sử dụng

và bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tựnhiên và và điều kiện sử dụng TSCĐ như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí,tải trọng và các hóa chất … Ngoài ra, chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kỹthuật công nghệ chế tạo cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn hữuhình của TSCĐ trong qua trình sử dụng

Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu

hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của tài sản cố định do ảnh hưởng của tiến bộkhoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất Do tiến bộ của khoa học kỹthuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với tài sản cốđịnh mới Hao mòn vô hình cũng xảy ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kỳsống của nó trên thị trường nên những TSCĐ dung để chế tạo các sản phẩm

đó cũng không còn tiếp tục sử dụng

Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự phát triển không ngừng củatiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất Do đó biện pháp chủ yếu đểhạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới,ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ vàosản xuất của doanh nghiệp

Về mặt kinh tế , hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là sựtổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp Vì thế trong quá trình sử dụng, cácdoanh nghiệp phải chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểutối đa những tổn thất do hao mòn TSCĐ gây ra như: Nâng cao hiệu quả sửdụng TSCĐ; thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳTSCĐ để tránh các hư hỏng bất thường TSCĐ, gây thiệt hại về ngừng sảnxuất; ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ

Trang 19

vào sản xuất của doanh nghiệp.Đồng thời, khi TSCĐ đã hết thời hạn sử dụnghoặc xét thấy việc sủ dụng tài sản cố định cũ không còn kinh tế thì phải mạnhdạn thay thế, đổi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố địnhdoanh nghiệp.

Khấu hao TSCĐ và các phương pháp tính khấu hao TSCĐ:

kỳ Xét về mặt tài chinh, khấu hao tài sản cố định là một cách thu hồi vốn đầu

tư ứng trước, vì sau khi sản phẩm được tiêu thụ, một số tiền được trích ra từtiền thu bán hàng tương ứng với số đã khấu hao trong kỳ được gọi là tiềnkhấu hao tài sản cố định

Về nguyên lý khi chưa tới thời hạn tái sản xuất tài sản cố định thì số tiềnkhấu hao được tích lũy lại dần dần dưới hình thái một quỹ tiền tệ dự trữ gọi làquỹ khấu hao Nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có quyền sửdụng linh hoạt số tiền trích khấu hao sao cho có hiệu quả và phải hoàn trảđúng hạn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng tài sản cố địnhkhi có nhu cầu

+ Mục đích của khấu hao tài sản cố định là nhằm thu hồi vốn để sản xuất

ra TSCĐ Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng tốt thì tiền khấu haokhông chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn mà còn có thể tái sản xuất mởrộng tài sản cố định

Trang 20

+ Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải dựa trên cơ sở xemxét mức độ hao mòn của tài sản cố đinh Doanh nghiệp phải tính khấu haohợp lý, đảm bảo thu hồi đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định Thực hiện khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tếlớn đối với doanh nghiệp:

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định là một biện pháp quan trọng để thựchiện bảo toàn vốn cố định, thông qua thực hiện khấu hao hợp lý doanhnghiệp có thể thu hồi được đầy đủ vốn cố định khi tài sản cố định hết thờihạn sử dụng

- Khấu hao hợp lý tài sản cố định giúp doanh nghiệp có thể tập trungđược vốn từ tiền khấu hao để có thế thực hiện kịp thời đổi mới máy móc, thiết

bị và công nghệ

- Việc khấu hao hợp lý tài sản cố định là nhân tố quan trọng để xác địnhđúng giá thành sản phẩm và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

- Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:

Việc lựa chọn các phương pháp tính khấu hao thích hợp là biện pháp quantrọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác địnhthời gian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồn tài trợ dài hạn Thông thường người ta sử dụng các phương pháp khấu hao chủ yếu sau :

Phương pháp khấu hao đường thẳng( phương pháp khấu hao tuyến tính) được xác định theo công thức sau:

Trang 21

Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thanh

lý ước tính

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để cótài sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sang sử dụng.Nguyên giá tài sản cố định bao gồm : giá mua thực tế phải trả và các chi phíkèm theo trước khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sang sử dụng

Thời gian sử dụng tài sản cố định (năm) : là thời gian sử dụng dự tínhcho cả đời tài sản cố định ,nó được xác định dựa vào 2 yếu tố chủ yếu đó là

- Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định là thời gian sử dụng tài sản cốđịnh dựa theo thiết kế kỹ thuật

- Tuổi thọ kinh tế là thời gian sử dụng tài sản cố định có tính đến cả sựlạc hậu ,lỗi thời của tài sản cố định do tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệThông thường tuổi thọ kinh tế thường nhỏ hơn tuổi thọ kỹ thuật

Trong công tác quản lý TSCĐ người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệkhấu hao hàng năm của TSCĐ, được xác định theo công thức sau:

TKH =

KH

KH NG

TKH: là tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ

T là thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định ( năm )

Từ đó tỷ lệ khấu hao tháng của TSCĐ : Tth = TKh : 12

- Ưu điểm: Tính toán đơn giản Việc tính khấu hao cố định hàng nămlàm cho giá thành sản phẩm ổn định, tăng khả năng cạnh tranh của Doanhnghiệp Phương pháp này phù hợp với những Doanh nghiệp có quy mô TSCĐkhông nhiều, ít chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình

Trang 22

- Nhược điểm: Tốc độ thu hồi vốn đầu tư chậm do đó khó ứng dụng kịpthời khoa học công nghệ, chậm đổi mới máy móc thiết bị.Phương pháp nàykhông phù hợp với TSCĐ mà có mức độ hoạt động không đều nhau giữa các kỳ.

Phương pháp khấu hao nhanh:

Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp khấu hao theo đườngthẳng và thúc đấy việc thu hồi vốn cố định nhanh hơn người ta sử dụngphương pháp khấu hao nhanh Khấu hao nhanh được thể hiện thong qua 2phương pháp sau:

+) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này

số khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lạicủa TSCĐ ở đầu năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàngnăm( còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư) Công thứcxác định như sau:

MKHt = GCt X TKHđ

Trong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ t

TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ

T: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bìnhquân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh Theo kinh nghiệm thực tế ởcác nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sửdụng 4 năm trở xuống; là 2,0 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 4 năm đếndưới 6 năm; là 2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm

Trong đó:

Trang 23

+) Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng ( gọi tắt là

phương pháp khấu hao theo tổng số): Theo phương pháp này, số khấu hao

của từng năm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ nhân với tỷ lệ khấuhao của TSCĐ của mỗi năm

Công thức xác định:

MKHt = NGKH x TKHt

Trong đó:

MKHt : Mức khấu hao năm t

TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:

Cách 1: lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn

sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng

Cách 2: Áp dụng công thức sau:

T KHt =

)1(

)1(

t T

Trong đó:

TKHt : Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao

T: Thời gian sử dụng TSCĐ( năm) t: Thời điểm (năm t) cần tính khấuhao

- phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm cơ bản là giúp cho doanhnghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vôhình, tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp ) Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm cho chi phíkinh doanh trong những năm đầu tăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanhnghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng

Trang 24

sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường việc tínhtoán khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm và trong một mức

độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độhao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng

Phương pháp khấu hao theo sản lượng:

Nội dung của phương pháp này: Số khấu hao từng năm của tài sản cốđịnh được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoàn thànhtrong năm nhân với mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.Công thức tính:

MKHt = QSPt X MKHsp

Trong đó:

QSPt : Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t

MKHsp : khấu hao đơn vị sản phẩm

Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giáTSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng ( hoặc khối lượng ) sản phẩm sảnxuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.Trường hợp tính khấu hao sản lượng từng tháng thì lấy số lượng ( hoặc khốilượng ) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với khấu hao bình quân cho 1đơn vị sản phẩm

Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạtđộng có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất sản phẩm Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc côngviệc thực tế thực hiện nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn của TSCĐvào giá trị sản phẩm Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê số

Trang 25

lượng sản phẩm , công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràngđầy đủ.

c) Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thuhồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụnghữu ích của TSCĐ

Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồivốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ

Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí kinh doanh vàđược tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Tuy nhiên, khác với loại chi phíkhác khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứngtrước để hình thành Tài sản cố định, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ratrong kỳ Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấuhao TSCĐ của doanh nghiệp Quỹ khấu ha này được dung để tái sản xuất giảnđơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng.Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng quỹkhấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng đảm bảo phải hoàn trả đúng hạn

Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giảnđơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp

Về nguyên tắc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn củatài sản cố định và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào tài sản cốđịnh.Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao tronggiá thành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định, đáp ứng yêu cầu thaythế đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp

Trang 26

d) Quy chế,quản lý sử dụng Tài sản cố định ở doanh nghiệp

Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính

về việc hướng dẫn chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định

Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:

1 Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bảngiao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờkhác có liên quan) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng,được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong

3 Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hếtkhấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quyđịnh hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này

4 Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cốđịnh đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh nhưnhững TSCĐ thông thường

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:

1 Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố địnhđược phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chiphí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

2 Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giáTSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanhtrong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm

Trang 27

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanhnghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm.Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thìdoanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này Nếu sốthực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch đượchạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

3 Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận banđầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vôhình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giáTSCĐ Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhậnban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh

Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

1 Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tàisản cố định phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành

2 Đối với tài sản cố định đi thuê:

a) TSCĐ thuê hoạt động:

- Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theocác quy định trong hợp đồng thuê Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chiphí kinh doanh trong kỳ

- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản

lý TSCĐ cho thuê

b) Đối với TSCĐ thuê tài chính:

- Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đithuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy

đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định

- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thựchiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định

Trang 28

c) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động

và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trongthời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chiphí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa khôngquá 3 năm

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

Kết cấu tài sản cố định: Là quan hệ tỷ lệ giữa nguyên giá (giá trị còn lại

) từng nhóm, loại tài sản cố định trong tổng số nguyên giá( giá trị còn lại ) tàisản cố định của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp chodoanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu tài sản cố định được trang

bị ở doanh nghiệp

Kết cấu TSCĐ =

1.2.3.3 Tình hình khấu hao tài sản cố định

Tình hình khấu hao tài sản cố định được thể hiện thông qua hao mòn tàisản cố định và giá trị còn lại tài sản cố định

Giá trị của một loại (nhóm) TSCĐTổng giá trị TSCĐ tại thời điểm đánh giá

Trang 29

+ Hệ số hao mòn tài sản cố định : Chỉ tiêu này một mặt phản ánh

mức độ hao mòn của tài sản cố định, một mặt nó phản ánh tổng quát tìnhtrạng năng lực còn lại của tài sản cố định cũng như vốn cố định của doanhnghiệp tại thời điểm đánh giá Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gầnhết thời hạn sử dụng, vốn cố định cũng sắp thu hồi hết

Công thức tính như sau :

Hệ số hao mòn

Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá

+ Giá trị còn lại của TSCĐ : Giá trị còn lại của tài sản cố định: là hiệu

số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹkế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo

Chỉ tiêu này cho biết năng lực còn lại của tài sản cố định cũng như vốn

cố định của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá

1.2.3.4 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định , vốn cố định

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: phản ánh một đồng tài sản cố

TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân giữanguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ

Hiệu suất sử dụng

Doanh thu thuần Nguyên giá tài sản cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh một đồng

vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ

Trang 30

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh

một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế)

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế( hoặc sau thuế thu nhập)

Số vốn cố định bình quân Trong đó : Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ được tính theophương pháp số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ

Và : VCĐ (đầu kỳ) = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao lũy kế

( Cuối kỳ ) đầu kỳ ( cuối kỳ) đầu kỳ ( cuối kỳ)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phản ánh cứ một đồng vốn cốđịnh bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây là chỉ tiêu quantrọng nhất đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc đầu tư cũng như chấtlượng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Để đánh giá đầy đủ

Hàm lượng vốn cố

Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần

Trang 31

và chính xác hơn kết quả của việc quản lý sử dụng vốn cố định tại các thời kỳcần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định trong mối tương quan với hệ

số hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng

Lợi nhuận (ròng) trong kỳNguyên giá tài sản cố định bình quân

 Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất:

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản cố định bình quân trang bị cho mộtcông nhân trực tiếp sản xuất Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị tàisản cố định cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao

Công thức tính như sau:

Hệ số trang bị

Nguyên giá tài sản cố định trực tiếp sản xuất

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuât

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh

nghiệp

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

+ Các quyết định đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư đúngđắn và hợp lý không những giúp doanh nghiệp tăng được số vốn cố định hiện

có mà còn giúp doanh nghiệp có được những tài sản cố định tiên tiến, hiện đạiphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Từ đó nâng cao hiệuquả sử dụng vốn cố định

Ngược lại, khi doanh nghiệp có những sai lầm trong các quyết định đầu

tư sẽ dẫn đến việc đầu tư mua sắm tài sản cố định không hợp lý hoặc mua sắm

Trang 32

phải tài sản lớn, lạc hậu, làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp, doanh nghiệp cóthể bị mất vốn do ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

+ Do trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.

Công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp có hiệuquả sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn được số vốn cố định hiện có, nâng caonăng lực sản xuất và tiết kiệm được số vốn đầu tư vào tài sản cố định, từ đónâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp

Và nếu việc quản lý, sử dụng kém hiệu quả sẽ gây ra tình trạng lãng phíthời gian, công suất, làm cho tài sản bị hư hỏng, mất mát trước thời hạn Dẫnđến việc doanh nghiệp không bảo toàn được vốn cố định, gây thất thoát vốndùng trong sản xuất kinh doanh

+ Do việc khấu hao và quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định.

Khấu hao tài sản cố định hàng năm là một nội dung quan trọng để quản

lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Thông quakhấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ thấy được tình hình tăng giảm vốn

cố định, hiện trạng tài sản cố định trong năm, từ đó đưa ra được các quyếtđịnh đúng đắn trong đầu tư đổi mới, thay thế tài sản cố định phục vụ cho mụcđích phát triển lâu dài trong tương lai

Về nguyên tắc mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tàisản cố định (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) Nếu khấu hao thấphơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi tài sản cố địnhhết thời hạn sử dụng Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làmgiảm lợi nhuận của doanh nghiệp Hơn nữa việc khấu hao không đủ khônghợp lý sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố địnhkhông phù hợp với yêu cầu thực tế về tài sản cố định của doanh nghiệp

Chính vì vậy mà việc khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp có vaitrò quan trọng bởi nếu khấu hao tài sản cố định được thực hiện đầy đủ và hợp

Trang 33

lý sẽ giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu vừa sửdụng quỹ khấu hao để tái đầu tư vào tài sản cố định có hiệu quả cao nhất.

+ Do huy động nguồn vốn của doanh nghiệp không hợp lý dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao.

Nếu doanh nghiệp huy động nguồn vốn không hợp lý không nhữngdoanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao mà còn không đảm bảo

an toàn về mặt tài chính, dễ bị mất vốn khi gặp phải những rủi ro trongkinh doanh

Ngược lại, nếu doanh nghiệp huy động nguồn vốn đầu tư hợp lý một mặtgiúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn một cách tốt nhất, mặtkhác tạo ra sự ổn định trong nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định, đảm bảokhả năng tự chủ về tài chính, hạn chế và phân tán bớt rủi ro cho doanh nghiệptrong kinh doanh đồng thời phát huy tối đa ưu điểm của nguồn vốn được huyđộng

Như vậy việc lựa chọn phương thức huy động vốn sao cho phù hợp đốivới doanh nghiệp là rất cần thiết

+Do trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Nếu trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệuquả sẽ có tác dụng tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, tăng doanh thu và lợi nhuận từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện

bổ xung thêm số vốn kinh doanh của mình và số vốn cố định nhờ đó cũngtăng lên

Nhưng khi trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếukém sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài nhiều năm, từ đó sẽ làm cho doanhnghiệp dần bị mất vốn kinh doanh, kéo theo số vốn cố định của doanh nghiệpgiảm xuống

1.2.4.2 Các nhân tố khách quan:

Ngày đăng: 03/10/2018, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w