Nguyên nhân khách quan:...53 Kết luận chương 2:...54 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁN
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Cúc
liệu, kết quả trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tếcủa đơn vị thực tập Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Cúc
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại: 3
1.1.1 Khái niệm: 3
1.1.2 Đặc điểm: 3
1.1.3 Vai trò: 4
1.1.3.1 Đối với Ngân hàng: 5
1.1.3.2 Đối với khách hàng: 5
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế: 6
1.1.4 Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại: 7
1.1.4.2 Quy định đối với bên chi trả: 7
1.1.4.3 Quy định đối với bên thụ hưởng: 8
1.1.4.4 Quy định đối với ngân hàng: 8
1.1.5 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: 9
1.1.5.1 Hình thức Séc: 10
1.1.5.1.1 Séc chuyển khoản 11
1.1.5.1.2 Séc bảo chi 14
1.1.5.2 Hình thức Ủy nhiệm chi - Lệnh chi: 15
1.1.5.3 Hình thức Ủy nhiệm thu - Nhờ thu: 17
Trang 31.1.5.4 Hình thức Thẻ ngân hàng: 20
1.1.5.4.1 Thẻ ghi nợ: 20
1.1.5.4.2 Thẻ ký quỹ thanh toán: 20
1.1.5.4.3 Thẻ tín dụng: 21
1.1.5.5 Hình thức Thư tín dụng: 23
1.2 Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại:25 1.2.1 Khái niệm: 25
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt: 26
1.2.3 Sự cần thiết phát triển thanh toán không dùng tiền mặt: 26
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt: .27
1.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô: 27
1.3.2 Môi trường pháp lý: 28
1.3.3 Yếu tố tâm lý: 28
1.3.4 Trình độ công nghệ: 28
1.3.5 Yếu tố con người: 29
1.3.6 Quy mô ngân hàng: 29
Kết luận chương 1: 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG 31
2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 31
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 31
Trang 42.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Công thương Việt Nam hay
VietinBank): 31
2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công nghiệp hải Dương: 31
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 33
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 34
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015: 36
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn: 36
2.1.3.2 Tình hình cho vay: 37
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh: 39
2.2 Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 39
2.2.1 Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh: 39
2.2.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh: 42
2.2.2.1 Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi - Lệnh chi: 44
2.2.2.2 Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu - Nhờ thu: 45
2.2.2.3 Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng: 47
2.3 Đánh giá chung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 49
2.3.1 Những kết quả đạt được: 49
Trang 52.3.1.3 Ngày càng nâng cao chất lương thanh toán không dùng tiền
mặt: 50
2.3.1.4 Mở rộng mạng lưới thanh toán: 50
2.3.2 Những khó khăn còn tồn tại: 51
2.3.3 Nguyên nhân của những khó khăn: 52
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan: 52
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan: 53
Kết luận chương 2: 54
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG 56
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 56
3.1.1 Định hướng phát triển thanh toán không dungf tiền mặt của ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 56
3.1.2 Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 56
3.2 Các giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 57
3.2.1 Giải pháp chung: 57
3.2.1.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên: 57
3.2.1.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đổi mới công nghệ: 59
Trang 63.2.1.4 Tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng: 60
3.2.2 Giải pháp giải quyết khó khăn còn tồn tại của từng hình thức thanh toán: 63
3.2.2.1 Về Séc: 63
3.2.2.2 Về Ủy nhiệm chi - Lệnh chi: 64
3.2.2.3 Về Ủy nhiệm thu - Nhờ thu: 65
3.2.2.4 Về Thẻ Ngân hàng: 65
3.3 Một số kiến nghị: 66
3.3.1 Đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 66
3.3.2 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam:
69
3.3.3 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương: 71
Kết luận chương 3: 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN Khu công nghiệp
NHCT Ngân hàng Công thương
NHTM Ngân hàng thương mại
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Thanh toán không dùng tiền mặt là một bộ phận không thể thiếu được trongnền kinh tế thị trường Đó là sự đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất và lưuthông hàng hóa
Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, luôn đòi hỏi phải có những thay đổitrong phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa: Từ việc trao đổi hàng hóa thôngqua chính bản thân hàng hóa đó, rồi đến vật ngang giá (những sản phẩm có tính phổbiến, dễ chấp nhận: đồng tiền kim loại như vàng , bạc) Khi nền sản xuất hàng hóaphát triển hơn nữa, thì việc sử dụng tiền vàng có rất nhiều bất tiện (nặng, khó vậnchuyển khi mua một khối lượng hàng hóa lớn, nhà nước phải dự trữ một khối lượngvàng lớn) Do vậy tiền giấy đã ra đời, rất tiện cho việc chia nhỏ, lưu thông, cất giữ.Đây cũng là hình thức tiền tệ hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, nóchính là tiền pháp định của mỗi quốc gia
Nhưng khi nền kinh tế trên thế giới đã có những thay đổi lớn như hiện nay, cảthế giới như một nền kinh tế khổng lồ, thống nhất, không giới hạn về danh giới địa
lý, trong đó mỗi quốc gia “không thể” tự tách mình ra khỏi Sự gắn kết đó có được
là nhờ một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cụ thể là mạng internet toàn cầu
Do vậy đòi hỏi phải có hình thức tiền tệ mới, thỏa mãn yêu cầu: gọn nhẹ, bảo đảm,
an toàn, dễ dàng trong thanh toán ở mọi lúc mọi nơi, mà lại sinh lời Đó chính làhình thức “thanh toán kín bằng điện tử” hay còn gọi bởi thuật ngữ “thanh toánkhông dùng tiền mặt”
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt có trong lưuthông, giảm chi phí trong các khâu in ấn, kiểm đếm, vận chuyển giảm được chi phílao động xã hội, đảm bảo cho các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội được tập trung
và phân phối nhanh, đáp ứng có hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, từ đó thúcđẩy sản xuất hàng hóa phát triển
Vì những lợi ích trên của thanh toán không dùng tiền mặt nên tôi chọn đề tài
Trang 9thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương” làm đề tài tìm hiểu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài lấy quy trình TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namchi nhánh KCN Hải Dương làm đối tượng nghiên cứu
2.2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như các văn bản pháp luật liên quanđến TTKDTM của Ngân hàng thương mại; nghiên cứu thực trạng TTKDTM tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Hải Dương; từ đó đưa racác giải pháp nhằm phát triển TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Công thương ViệtNam chi nhánh KCN Hải Dương
3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam chi nhánh KCN Hải Dương giai đoạn 2013 – 2015
4 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phân tích…nhằm làm rõvấn đề nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài:
Ngoài phần LỜI MỞ ĐẦU thì Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương.
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm:
TKDTM là một hình thức thanh toán tiền, hàng hóa dịch vụ của khách hàngthông qua vai trò trung gian của Ngân hàng bằng cách trích từ tài khoản này chuyểntrả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản
Như vậy TTKDTM là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng Ngân hàng chỉthực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế,đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng
TTKDTM thông thường gồm có 3 bên:
Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng
Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ
Các trung gian thanh toán là các NHTM phục vụ bên mua hàng và bên bán
Đặc điểm thứ hai trong TTKDTM là tiền tệ và hàng hóa vận động ngược nhau.Việc thanh toán không phải thực hiện bằng cách trao trả trực tiếp tiền - hàng giữangười mua và người bán mà được thực hiện bằng các trích chuyển vốn từ tài khoảntiền gửi người mua sang tài khoản tiền gửi người bán sau khi hàng hóa đã hoặc đangvận chuyển từ người bán sang người mua
Đặc điểm thứ ba của thanh toán không dùng tiền mặt là mỗi khoản thanh toán
Trang 11toán Người trả tiền có thể là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người nộp thuế,trả nợ hoặc chuyển nhượng một khoản tiền nào đó Người trả tiền đóng vai trò quyếtđịnh trong thanh toán Người trả tiền có nhiệm vụ trả đúng hạn số tiền phải trả, tôntrọng các thủ tục cần thiết như lập, nộp chứng từ thanh toán theo mẫu và theo nhữngthời hạn quy định, hoặc được thỏa thuận trước Người trả tiền có quyền từ chốithanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định thỏathuận giữa các bên Người thụ hưởng là người được hưởng một khoản tiền nào đó
do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ, hoặc do luật định, hoặc do thiện chí của ngườikhác Nếu người thụ hưởng là người bán hàng hay cung ứng dịch vụ thì cơ sở đểthanh toán là các chứng từ liên quan đến giao nhận hàng và cung ứng dịch vụ Nếungười nhận tiền là chủ nợ thì cơ sở thanh toán là các hợp đồng tín dụng hay khế ướcnhận nợ… Bên thứ ba tham gia vào thanh toán là các trung gian thanh toán, chính làcác NHTM Đây là các tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người trả tiền,người thụ hưởng và hưởng lệ phí thanh toán Các Ngân hàng có trách nhiệm:
Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục thanh toán, giám sát khả năng chi trả củakhách hàng, cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại giấy tờ thanh toán cần thiết theokhách hàng theo chế độ quy định
Thông báo và đối chiếu thường xuyên với các chủ tài khoản về số dư tàikhoản tiền gửi
Khi nhận được các chứng từ thanh toán do khách hàng gửi tới, Ngân hàngphải kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán
và có quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền Ngân hàng phải thanhtoán kịp thời, chính xác và đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng Nếu do thiếusót gây hại cho khách hàng thì Ngân hàng phải bồi thường vật chất cho bên bị hại
và tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật
Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phícung cấp dịch vụ phù hợp với quy định của Thống đốc NHNN
Trang 121.1.3 Vai trò:
TTKDTM có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong cơ chếthị trường hiện nay:
Thứ nhất, TTKDTM phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội, bởi tiền tệ vừa
là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất
Thứ hai, TTKDTM được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông
Thứ ba, TTKDTM tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quátrình sản xuất và lưu thông của nền kinh tế
Thứ tư, TTKDTM tạo điều kiện cho Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng tậptrung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
1.1.3.1 Đối với Ngân hàng:
Cung cấp dịch vụ TTKDTM mặt cho khách hàng và nền kinh tế tạo điều kiệncho các Ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ Từ đó thay đổi cơ cấu thu nhậptrong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sựphát triển bền vững
Hoạt động TTKDTM mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các Ngân hàngthương mại, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toáncủa các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán Đồng thời kíchthích các hoạt động dịch vụ Ngân hàng liên quan phát triển: dịch vụ thẻ, dịch vụchuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến Đây cũng chính là điều kiện để thu hút,hấp dẫn khách hàng quan hệ với Ngân hàng
Thông qua hoạt động TTKDTM, Ngân hàng nắm được những thông tin vềtình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là những thông tin có ý nghĩa quantrọng đối với hoạt động tín dụng
1.1.3.2 Đối với khách hàng:
Thanh toán qua Ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việctăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vậnchuyển, chi phí kiểm đếm…) Từ đó, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm,
Trang 13Sử dụng các hình thức TTKDTM bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, antoàn, và bảo mật cho khách hàng Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ ứngdụng công nghệ thông tin của các NHTM trong hoạt động thanh toán ngày càngcao Cụ thể: chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch có thể được thựchiện ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, côngnghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online Đây là tiện ích dịch vụ thanh toán nóichung và TTKDTM nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.
Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán(nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọntrong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp.Đối với khách hàng là doanh nghiệp, TTKDTM sẽ đẩy nhanh tốc độ thanhtoán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh,đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro
1.1.3.3 Đối với nền kinh tế:
Hiệu quả hoạt động TTKDTM mang tính vĩ mô, có ý nghĩa kinh tế - xã hội cao:Thứ nhất, TTKDTM tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khai thác tốt chứcnăng trung gian thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệcho nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế
Thứ hai, TTKDTM tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiếnhành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa
Cuối cùng, TTKDTM góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trênthị trường, hạn chế lạm phát, lưu thông tiền tê, ổn định giá trị đồng tiền; tạo điềukiện cho ngân hàng nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ,kiểm soát các giao dịch TTKDTM giữa các Ngân hàng khác hệ thống, thườngxuyên nắm được khối lượng chu chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, nâng cao hiệulực thi hành chính sách tiền tệ quốc gia
Trang 141.1.4 Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại:
TTKDTM có tác dụng to lớn với nề kinh tế Tuy nhiên, việc TTKDTM quaNgân hàng phải được tuân thủ theo các quy định chặt chẽ nhằm tạo điều kiện tổchức công tác thanh toán được an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, chính xác CácThông tư, Quyết định của Chính phủ và Thống đốc NHNN là những văn bản pháp
lý điều chỉnh hoạt động thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam
1.1.4.1 Quy định chung:
Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang,công dân Việt Nam và người nước ngoại hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đượcquyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng dịch
vụ thanh toán phải tuân theo những quy định và hướng dẫn của tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức nộp lĩnh tiền ở tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (chính là các Ngân hàng) phải kiểm soátcác chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và thanh toán, đảm bảolập đúng thủ tục quy định, dấu và chữ kí trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đãđăng kí tại ngân hàng hoặc đúng với chữ kí điện tử do ngân hàng cấp, khả năngthanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên chứng rừ hay không?
Tuỳ theo từng quan hệ giao dịch mua bán, cung ứng dịch vụ với nhau mà kháchhàng có thể lựa chọn một trong số các dịch vụ thanh toán mà Ngân hàng cung cấp
1.1.4.2 Quy định đối với bên chi trả:
Để đảm bảo việc thanh toán đúng theo quy định của pháp luật, các chủ tàikhoản (bên trả tiền) phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Trongtrường hợp chi quá số dư (nếu không được phép) hoặc chậm trễ trong thanh toán sẽ
bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Trang 15Khi thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, người trả tiền phải sử dụng đúng cácchứng từ theo mẫu quy định, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp đồng thời chịu tráchnhiệm về những sai sót, nội dung trên giấy tờ thanh toán của người được chủ tàikhoản ủy quyền kí thay.
Phát hành Séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệmtrả số tiền truy đòi theo quy định tại Điều 41 Nghị định 159/2003/NĐ-CP về cungứng và sử dụng Séc phải bị sử lý như sau:
Nếu vi phạm lần thứ nhất thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm gửithông báo cảnh cáo đến người ký phát
Nếu tái phạm lần hai thì người thanh toán có trách nhiệm đình chỉ tạm thờiquyền ký phát Séc của người tái phạm trong vòng 03 tháng, không cung ứng Séctrắng trong thời hạn nói trên, đồng thời thu hồi những Séc trắng đã cung ứng chongười tái phạm
Nếu tái phạm lần thứ ba thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm đìnhchỉ vĩnh viễn quyền ký phát Séc của người tái phạm, thu hồi toàn bộ Séc trắng đãcung ứng cho người tái phạm, đồng thời thồn báo tên, địa chỉ, số chứng minh thưnhân dân (hoặc giấy tờ có hiệu lực tương tự theo quy định của pháp luật), số tiềnkhông đủ khả năng thanh toán trên Séc của người đó cho NHNN
1.1.4.3 Quy định đối với bên thụ hưởng:
Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ đúng theo hợp đồng đã ký, bên thụhưởng có quyền yêu cầu bên chi trả thanh toán, hình thức có thẻ là Séc, Ủy nhiệmthu, Thư tín dụng,…
Nếu thanh toán bằng Séc thì người thụ hưởng khi nhận Séc phải kiểm tra tínhhợp lệ, hợp pháp của tờ Séc (ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên tờ Séc, không sửachữa, tẩy xóa trên tờ Séc) Nêu thiếu một trong các yếu tố đó sẽ không hợp lên vàkhông có giá trị thanh toán Nếu Séc đã quá hiệu lực thanh toán như hết thời hạnngười thụ hưởng phải yêu cầu người phát hành đổi tờ Séc quá hạn
Trang 16Đối với hình thức Ủy nhiệm thu, Thư tín dụng, bên thụ hưởng chỉ được trảtiền khi xuất trình hóa đơn, chứng từ giao hàng theo đúng hợp đồng đã kí kết, bênbán phải nộp các giấy tờ thanh toán cho ngân hàng theo đúng thời hạn quy định.
1.1.4.4 Quy định đối với ngân hàng:
Theo các văn bản pháp luật của Chính phủ và Thống đốc NHNN thì ngânhàng phải tuân thủ các quy định sau:
Thứ nhất, Ngân hàng cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại mẫu giấy tờ thanhtoán cho khách hàng
Thứ hai, Ngân hàng phải có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng trong thanhtoán, thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của chủ tài khoản, tor chức thanh toán kịpthời, chính xác, an toàn tài sản
Thứ ba, Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các chứng từ vềhình thức và nội dung, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp và khớp đúng
Thứ tư, Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát khả năng chi trả của chủ tàikhoản, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm
Thứ năm, Ngân hàng được quyền từ chối thực hiện thanh toán nếu chứng từthanh toán không hợp lệ, hợp pháp, tài khoản của khách hàng không đủ số dư hoặcnội dung thanh toán không phù hợp quy định của pháp luật
Thứ sáu, Ngân hàng phải duy trì khả năng thanh toán của mình, đảm bảo thanhtoán chính xác, kịp thời, đầy đủ Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệthại cho khách hàng nếu thanh toán chậm trễ do lỗi của ngân hàng gây ra
Và cuối cùng, khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàngđược thu phí dịch vụ theo quy định của Thống đốc NHNN
1.1.5 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:
Theo Nghị định 64/CP của Chính phủ và Quyết định 226/2002/QĐ-NHNNcủa Thống đốc NHNN thì có 5 hình thức thanh toán được áp dụng trong thanh toántiền hàng hóa, dịch vụ là:
Trang 17Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi - Lệnh chi
Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu - Nhờ thu
Hình thức thanh toán bằng Thẻ ngân hàng
Hình thức thanh toán bằng Thư tín dung
Mỗi hình thức có nội dung kinh tế và các thức thanh toán khác nhau
Trang 18Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành về quy chế phát hành sử dụng Séc
do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 09/05/1996 và tiếp đến là nghị định 159/CP quyđịnh rõ ở Việt Nam được phép lưu hành loại Séc vô danh và Séc ký danh, trong đóSéc vô danh được chuyển nhượng tự do, còn Séc ký danh được phép chuyểnnhượng thông qua thủ tục ký hậu chuyển nhượng Trừ trường hợp người phát hànhSéc đã ghi cụm từ “không được phép chuyển nhượng” hoặc trên tờ Séc ghi “khôngtiếp tục chuyển nhượng” Nghị định 30/CP và nghị định 159/CP ra đời đã đánh dấumột bước chuyển biến có ý nghĩa kinh tế lớn trong việc sử dụng Séc ở Việt Nam.Theo Nghị định này, Séc không còn là một công cụ chuyển khoản đơn thuần màcòn phát huy được vai trò là công cụ lưu thông
Séc được dùng để thanh toán trực tiếp tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua(người chi trả) và người bán (người thụ hưởng), nộp thuế trả nợ hoặc để rút tiềnmặt tại các chi nhánh Ngân hàng Tất cả khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàngđều có quyền sử dụng Séc để thanh toán Trong hình thức thanh toán bằng Séc, việctrả tiền do người trả tiền khởi xướng và kết thúc bằng việc ghi số tiền trên tờ Sécvào tài khoản của người nhận tiền
Thời hạn hiệu lực của Séc là 30 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành Sécđến ngày người thụ hưởng nộp Séc vào Ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngàylễ) Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày chủ nhật, ngày lễ thì thời hạn được lùivào ngày làm việc tiếp theo sau ngày chủ nhật, ngày lễ đó
Trang 19Tờ Séc phải có đủ các yếu tố và nội dung quy định, không bị tẩy xóa, sửachữa, số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.
Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán
Không có lệnh đình chỉ thanh toán
Chữ ký và dấu (nếu có) của người phát hành Séc phải khớp đúng với mẫu đãđăng ký tại Ngân hàng
Không ký phát hành Séc vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản ủyquyền
Tài khoản tiền gửi của Chủ tài khoản đủ số dư để thanh toán
Các chữ ký chuyển nhượng (đối với Séc ký danh) phải liên tục
Ở Việt Nam hiện nay, Séc có nhiều loại nhưng Séc dùng trong TTKDTM gồm
có Séc chuyển khoản và Séc bảo chi
1.1.5.1.1 Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là loại Séc do người chi trả ký phát hành để trao trực tiếpcho người cung cấp khi nhận hàng hoá, dịch vụ cung ứng Để phân biệt với các loạiSéc khác, khi viết Séc chuyển khoản người người viết phải gạch hai đường gạchsong song chéo góc ở phía trên, bên phải hoặc ghi từ “chuyển khoản’’ ở mặt trướccủa tờ Séc
Séc chuyển khoản được dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tạicùng một chi nhánh Ngân hàng Nếu thanh toán khác chi nhánh Ngân hàng thì các chinhánh Ngân hàng đó phải tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố
Về nguyên tắc, Séc thanh toán chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số
dư tài khoản tiền gửi hiện có tại Ngân hàng Trường hợp có nhiều tờ Séc nộp vàoNgân hàng tại cùng một thời điểm nhưng số dư tài khoản tiền gửi không đủ để thanhtoán tất cả những tờ Séc đó thì Ngân hàng phải ưu tiên thanh toán theo thứ tự các tờséc phát hành trước sẽ được thanh toán trước Nếu tài khoản tiền gửi không đủ tiền đểthanh toán (Séc phát hành quá số dư tài khoản tiền gửi), Séc sẽ bị Ngân hàng từ chốithanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ Séc đó và những khoản
Trang 20Phạm vi thanh toán Séc chuyển khoảngồm thanh toán cùng một tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán (hai bên chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán) và thanh toán khác tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán (hai bên chi trả và thụ hưởng mở tài khoản ở hai tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán khác nhau có tham gia thanh toán bù trừ)
Để đảm bảo quy định người chi trả phải có đủ tiền để trả cho người thụ hưởng thìkhi kế toán Séc chuyển khoản phải thực hiện nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi có sau.Quy trình thanh toán Séc chuyển khoản
1) Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chinhánh Ngân hàng
Người chi trả (ký
phát Séc)
(1b) (1a)
Tổ chức cungứng dịch vụthanh toán
Trang 21Chú thích:
1a- Người chi trả tiền phát hành Séc và giao cho người thụ hưởng Séc
1b- Người thụ hưởng Séc trao hàng cho người chi trả
2 - Người thụ hưởng tiếp nhận Séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của
tờ Séc, lập 3 liên bảng lê nộp Séc vào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xinthanh toán
3- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm tra tờ Séc, nếu đủ điều kiện thì tiếnhành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo có cho người thụ hưởng Séc.2) Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai Ngân hàngkhác nhau có tham gia thanh toán bù trừ:
Chú thích:
1- Người trả tiền phát hành Séc và giao cho người thụ hưởng
2a- Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của tờ Séc lập 3 liên bảng kênộp Séc cùng các tờ Séc nộp vào Ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán
2b - Cũng có thể người thụ hưởng nộp Séc trực tiếp vào tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán phục vụ người chi trả
3 - Ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển Séc và bảng kê nộp Sécsang tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ngân hàng ) phục vụ người chi trả trongphiên giao hoán chứng từ thanh toán bù trừ
Ngân hàngphục vụ người thụhưởng
2a
2b 3
5
4
Trang 224- Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của
tờ séc và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản sẽ tiến hành trích tài khoản củangười trả tiền để chuyển sang ngân hàng phục vụ bên bán qua TTBT
5- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng nhận chuyển tiền qua TTBT từ Ngânhàng phục vụ người trả tiền sẽ hạch toán thu tiền cho người bán và gửi báo có chongười bán
1.1.5.1.2 Séc bảo chi
Trong quá trình thanh toán, nếu các chủ thể thanh toán không tín nhiệm lẫnnhau về khả năng chi trả, hoặc người trả tiền đã có Quyết định xử phạt của Ngânhàng về việc phát hành Séc chuyển khoản quá số dư thì người thụ hưởng có quyềnyêu cầu người trả tiền sử dụng Séc bảo chi để thanh toán
Séc bảo chi là một loại Séc thanh toán được Ngân hàng đảm bảo khả năng chitrả bằng cách trích số tiền trên Séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tàikhoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ Séc đó, hoặc bảo chi Séckhông cần lưu kí
Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn Séc chuyển khoản Ngoài việcđược sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánhNgân hàng, hoặc hai chi nhánh Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địabàn tỉnh, thành phố, Séc bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa khách hàng
mở tài khoản tại các chi nhánh Ngân hàng trong cùng hệ thống trong phạm vi cảnước
Do Séc đã được Ngân hàng đảm bảo chi trả nên khi khách hàng nộp Séc vàoNgân hàng phục vụ bên thụ hưởng thì Ngân hàng này sau khi kiểm tra tính hợppháp, hợp lệ của tờ Séc có thể ghi Có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng Nếu
do sơ suất khi kiểm tra, sau này phát hiện tờ Séc không hợp lệ thì Ngân hàng phục
vụ bên thụ hưởng phải chịu trách nhiệm
Quy trình thanh toán Séc bảo chi: Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tàikhoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng
Trang 23Chú thích:
1- Người trả tiền làm thủ tục bảo chi Séc
- Người trả tiền lập 2 liên giấy “Yêu cầu bảo chi Séc” kèm tờ Séc đã ghi đầy
đủ các yếu tố nộp vào Ngân hàng để xin bảo chi Séc
- Ngân hàng đối chiếu giấy “Yêu cầu bảo chi Séc” và tờ Séc, số dư tài khoảncủa người phát hành, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tiền từ tài khoản gửichuyển vào tài khoản đảm bảo thanh toán Séc Sau đó đóng dấu “bảo chi” lên tờ Séc
và giao Séc cho khách hàng
2- Người trả tiền giao Séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa, dịch vụ.3- Người thụ hưởng lập bảng kê kèm các tờ Séc nộp vào Ngân hàng xin thanhtoán
4- Ngân hàng kiểm tra ký hiệu mật trên Séc và các yếu tố cần thiết khác tiếnhành ghi Có vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo Có cho họ
1.1.5.2 Hình thức Ủy nhiệm chi - Lệnh chi:
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn củaNgân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tàikhoản của mình để trả cho người thụ hưởng
Điều kiện áp dụng:
Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặcchuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng
4 3
2
1
Trang 24Trong hình thức thanh toán Ủy nhiệm chi, người trả tiền chủ động khởi xướngviệc thanh toán bằng cách lập 4 liên Ủy nhiệm chi nộp vào Ngân hàng phục vụmình để trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho bên phụ hưởng Trên Ủynhiệm chi, bên trả tiền phải ghi đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nộidung giữ các liên Ủy nhiệm chi và ký tên đóng dấu lên tất cả các liên Ủy nhiệm chi(phần chữ kí chủ tài khoản và kế toán trưởng).
Khi nhận được Ủy nhiệm chi, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục
vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản củakhách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ
Quy trình thanh toán:
1) Uỷ nhiệm chi thanh toán cùng Ngân hàng
Chú thích:
1 - Người mua gửi lệnh chi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
2 - Người bán giao hàng cho người mua
3 - Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua
4 - Ngân hàng gửi báo có cho người bán
2) Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở TK ở hai Ngân hàng khácnhau, ủy nhiệm chi (UNC) trở thành phương tiện chuyển tiền
Người thụ hưởng(người bán)
Người chi trả
4 2
3
Ngân hàng
Trang 25Chú thích:
1a – Người bán giao hàng cho người mua
1b- Người trả tiền lập 4 liên UNC nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để trích
TK của mình trả tiền cho người thụ hưởng
2ab- Ngân hàng kiểm tra thủ tục lập UNC, số dư TKTG của người mua, nếu
đủ điều kiện thanh toán thì tiến hành trích TKTG của người trả tiền, báo Nợ cho họ
và chuyển tiền sang Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho ngườithụ hưởng
3-Khi nhận được chứng từ thanh toán do Ngân hàng phục vụ người trả tiềnchuyển đến, Ngân hàng phục vụ ngườu thụ hưởng dùng các liên UNC để ghi Có TKngười bán và báo Có cho người bán
Trường hợp bên thụ hưởng không có TKTG thì Ngân hàng phục vụ bên thụhưởng ghi Có TK chuyển tiền phải trả và báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền
1.1.5.3 Hình thức Ủy nhiệm thu - Nhờ thu:
Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vàoNgân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch
vụ đã cung ứng cho người mua
- Điều kiện áp dụng và nội dung thanh toán:
3
Trang 26Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể mở
TK trong cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng hệthống hay khác hệ thống Các chủ thể thanh toán phải thoả thuận thống nhất dùnghình thức thanh toán ủy nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghitrong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bảncho Ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các ủynhiệm thu
Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập 4 liên
ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào Ngân hàngphục vụ mình hay nộp trực tiếp vào Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu
hộ tiền Bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên, đóng dấu đơn
vị lên tất cả các liên ủy nhiệm thu Để thu nhanh tiền hàng, dịch vụ, bên thụ hưởng
có thể ghi rõ trên UNT yêu cầu Ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển tiền bằngđiện hay Fax và bên thụ hưởng chịu phí tổn
Khi nhận được giấy UNT, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phụ vụbên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng đểhoàn tất việc thanh toán
- Quy trình thanh toán Ủy nhiệm thu:
1) Uỷ nhiệm thu thanh toán cùng Ngân hàng
4
Người thụ hưởng(người bán)
Trang 271 - Người bán giao hàng cho người mua
2 - Người bán lập uỷ nhiệm thu gửi Ngân hàng
3 - Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua
4 - Ngân hàng gửi báo có cho người bán
2) Uỷ nhiệm thu thanh toán giữa hai Ngân hàng cùng hệ thống
2- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ dongười thụ hưởng gửi đến sẽ tiền hành ký tên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi ủy nhiệmthu và gửi bộ chứng từ này cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền
3- Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểmtra các yếu tố cần thiết là làm thủ tục trích TKTG của bên trả tiền và báo Nợ cho họ.4- Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến Ngân hàng phục vụngười thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng
5 3
4 2
Trang 285- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào TK của người thụ hưởng
và báo Có cho họ
Hình thức thanh toán UNT có thể xảy ra tình trạng chậm trả Đó là trường hợpkhi UNT về đến Ngân hàng phục vụ người trả tiền nhưngTK của người trả tiềnkhông có hoặc không đủ số dư để thanh toán Khi đó Ngân hàng phục vụ chủ thể trảtiền sẽ lưu UNT vào hồ sơ giấy UNT quá hạn chưa thanh toán để theo dõi thanhtoán Khi TKTG của bên trả tiền có đủ tiền để thanh toán thì ghi ngày thanh toán lêntrên UNT để thực hiện thanh toán và tiến hành tính phạt chậm trả đối với người trảtiền
1.1.5.4 Hình thức Thẻ ngân hàng:
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán chokhách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiềnmặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động( ATM).Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuậttin học ứng dụng trong Ngân hàng Thẻ thanh toán có nhiều loại, nhưng có một sốloại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam
1.1.5.4.1 Thẻ ghi nợ:
Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanhtoán thẻ Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư TKTG của chủ sở hữu thẻ tại Ngân hàng
và hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định
Thẻ này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thanhtoán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do Giám đốc Ngân hàng phát hànhthẻ xem xét và quyết định
1.1.5.4.2 Thẻ ký quỹ thanh toán:
Để được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vàoTK
Trang 29quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ Loại thẻ này áp dụng rộngrãi cho mọi khách hàng.
1.1.5.4.3 Thẻ tín dụng:
Áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay.Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ,khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã đượcNgân hàng chấp thuận
Các chủ thể tham gia thanh toán thẻ, gồm có:
Ngân hàng phát hành thẻ: Là Ngân hàng bán thẻ cho khách hàng chịu tráchnhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng thẻ trả cho người thụ hưởng Ngân hàngphát hành thẻ có thể ủy nhiệm cho một số chi nhánh Ngân hàng phát hành và quản
Quy trình thanh toán thẻ được cụ thể hóa theo sơ đồ sau đây:
2
Trang 30Chú thích:
1a- Khách hàng lập và gửi đến Ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị cấp thẻthanh toán (nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng nộp thêm UNC trích TKTGcủa mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào TK thẻ thanh toán tại Ngân hàngphát hành thẻ)
1b - Căn cứ giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủtục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu đủ điều kiệnNgân hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp thẻ cho khách hàng và hướng dẫnkhách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán
Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối về mật mã sửdụng thẻ của khách hàng
2 - Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ để kiểm tra, đưathẻ vào máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanhtoán (gồm 3 liên) Nếu chủ thẻ rút tiền mặt thì sẽ rút tại các máy ATM
3 - Cơ sở tiếp nhận trả thẻ và 1 liên biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ
4 - Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi choNgân hàng đại lý thanh toán để thanh toán
5 - Nhận được biên lai thanh toán kèm theo bảng kê biên lai thanh toán do cơ
6
5 4
3
Trang 31hàng đại lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho cơ sở tiếp nhận thanhtoán bằng thẻ.
6 - Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ(qua thủ tục thanh toán giữa các Ngân hàng)
Người sử dụng thẻ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lýthanh toán hoặc tại các quầy trả tiền mặt tự động, mỗi lần rút không quá 5 triệuđồng và mỗi ngày thẻ được rút tiền mặt 1 lần
Nếu mất thẻ, người sử dụng thẻ phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngânhàng phát thẻ biết để thông qua Ngân hàng đại lý thanh toán báo cho cơ sở tiếpnhận thanh toán thẻ biết
Khi sử dụng hết hạn mức hoặc hết thời hạn sử dụng của thẻ, nếu có nhu cầu,người sử dụng thẻ phải đến Ngân hàng phát hành thẻ để làm thủ tục sử dụng tiếp.Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày viết hóa đơn cung ứng hàng hóadịch vụ, người tiếp nhận thanh toán thẻ phải nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý đểđòi tiền Quá thời hạn trên, Ngân hàng không nhận thanh toán
Trong phạm vi 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán Ngânhàng đại lý phải thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán thẻ
1.1.5.5 Hình thức Thư tín dụng:
Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trảcho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trênthư tín dụng
So với các chứng từ thanh toán khác như séc, UNC, UNT các điều kiện ghitrên thư tín dụng tương đối chặt chẽ, hầu như phản ánh đầy đủ những cam kết thanhtoán trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã ký
Điều kiện áp dụng:
Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng dịch vụ giữa hai bên mua bán
mở tài khoản ở hai Ngân hàng cùng hệ thống trong trường hợp thiếu tín nhiệm lẫnnhau về mặt tài chính, hoặc việc mua bán không xảy ra một cách thường xuyên
Trang 32Chú thích:
1 - Bên trả tiền làm thủ tục mở thư tín dụng bằng cách lập 5 liên giấy mở thưtín dụng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích TK tiền gửi (hoặc vay Ngân hàng)một số tiền bằng tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ đặt mua để lưu ký vào một TK riênggọi là “TK đảm bảo thanh toán thư tín dụng”
2 - Ngân hàng phục vụ bên trả tiền mở thư tín dụng cho người trả tiền vàchuyển ngay 2 liên thư tín dụng cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để báocho người thụ hưởng biết
3 - Khi nhận được 2 liên giấy mở thư tín dụng do Ngân hàng phục vụ bên trảtiền gửi đển, Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm tra thủ tục mở thưtín dụng ký hiệu mật, dấu, chữ ký của Ngân hàng mở thư tín dụng Sau đó ghi ngàynhận, ký tên đóng dấu đơn vị lên các liên giấy mở thư tín dụng và gửi một liên chobên thụ hưởng để làm căn cứ giao hàng (còn một liên lưu lại và mở sổ theo dõi thưtín dụng đến)
4a - Bên thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng nếuđầy đủ các yếu tố cần thiết thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hóađơn giao hàng
5 3
6
2 1
7
Trang 334b - Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng, bên thụ hưởng lập 4 liên bảng
kê hóa đơn, chứng từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để xin thanhtoán
5 - Khi nhận được bộ chứng từ do bên thụ hưởng nộp vào, Ngân hàng kiểm trathủ tục lập bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng, kiểm tra thời hạn hiệu lực của thưtín dụng, số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán, sau đó tiến hành ghi có vào TK
và báo Có cho người thụ hưởng
6 - Căn cứ bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng, Ngân hàng bên thụ hưởnglập lệnh chuyển Nợ chuyển tiền điện tử để ghi Nợ TK chuyển tiền điên tử đi và gửicho Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để thanh toán
7 - Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tất toán tài khoản thư tín dụng
Trường hợp các chủ thể thanh toán mở TK ở hai Ngân hàng khác hệ thống thìthư tín dụng chỉ được thực hiện trong trường hợp trên địa bàn của người thụ hưởng
có Ngân hàng cùng hệ thống với Ngân hàng mở thư tín dụng và các Ngân hàng này
có tham gia thanh toán bù trừ với nhau
1.2 Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại:
1.2.1 Khái niệm:
Tiền mặt theo nghĩa hẹp đó là tiền do NHTƯ phát hành ra và nằm trong taycông chúng hay ngoài hệ thống Ngân hàng Còn theo nghĩa rộng, tiền mặt có thểđược hiểu là những thứ có thể sử dụng trực tiếp để thanh toán các giao dịch và baogồm cả tiền gửi Ngân hàng Như vậy, trong trường hợp này, khái niệm tiền mặtđược dùng để chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm cácđồng tiền do NHTƯ phát hành ra và được công chúng giữ để chi tiêu, tiền gửi ở tàikhoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kì hạn, có thể rút bất cứ lúc nào bằngcách viết giấy rút tiền mặt hay Séc
Đối với các NHTM, khái niệm tiền mặt bao gồm các đồng tiền cất trong kétsắt và sô dư của họ tại NHTƯ
Trang 34Tiền mặt là hình thức tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưuthông và cất giữ được thực hiện mà không càn sự tham gia của các đinh chế tàichính trung gian đặc thù.
Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, được hiểu một các khái quát nhất
là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhấtđịnh Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận trong việc thanh toán đểnhận hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc trả nợ
TTKDTM là cách thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà đượctiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoảncủa người thụ hưởng mở tại Ngân hàng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông quavai trò trung gian của Ngân hàng
TTKDTM còn được định nghĩa là sự chuyển dịch giá trị từ tài khoản này sangtài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán của các tổ chức tín dụng để thanhtoán việc mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của người thanh toán
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:
Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTKDTM (ATM, POS,…)
Số lượng thẻ thanh toán phát hành
Doanh số thanh toán từ thẻ, tỷ lệ POS trên tổng số thẻ, số lượng máy POS
Doanh số thanh toán qua Ngân hàng của khách hàng trên tổng số khách hàng
Doanh số rút tiền mặt tại ATM
Số lượng đơn vị, công nhân viên… được trả lương qua thẻ
Tỷ lệ TTKDTM trên tổng số tiền gửi không kì hạn
Doanh thu từ hoạt động TTKDTM
1.2.3 Sự cần thiết phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:
Trong giai đoạn nề kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống Ngân hàng phát triểnmạnh, cùng với đó là những ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin, tự độnghóa,… có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã và đang được sử dụng
Trang 35thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanhtoán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giátrị và khối lượng lớn như là phương tiện thanh toán dùng trong việc chi trả thanhtoán đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nước và các doanh nghiệp hoạt độngxuất nhập khẩu, thanh toán quốc tê… Các hoạt động thương mại dịch vụ, hàng hóangày càng diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách
Vì vậy TTKDTM cần thiết được mở rộng phát triển vì:
Thứ nhất, TTKDTM có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, tích tụ cácnguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng trong dân cư
Thứ hai, TTKDTM phục vụ tích cực cho quá trình tái sản xuất, thực hiện sựtuần hoàn vốn tiền tệ, làm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho nền kinh tế
Thứ ba, TTKDTM còn giúp tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các cá nhân,các tổ chức kinh tế
Thứ tư, TTKDTM giúp NHTƯ quản lý, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyênlượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế Sử dụng chính sách tiền tệ để quản lýlượng tiền cung ứng cho nền kinh tế
Thứ năm, TTKDTM giúp Ngân hàng giảm bớt nguy cơ mất khả năng thanhtoán
Thứ sáu, công tác TTKDTM càng phát triển bao nhiều thì càng có ý nghĩaquan trọng trong việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông bấy nhiêu.Thứ bảy, TTKDTM an toàn, thuận lợi, nhanh chóng và chính xác
Và cuối cùng TTKDTM nâng có sức cạnh tranh cho Ngân hàng qua việc nângcao chất lượng dịch vụ thanh toán cho Ngân hàng, tạo nguồn thu nhập cho Ngânhàng trong việc thu phí dịch vụ, đồng thời tạo được nguồn vốn cho vay ngắn hạn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:
1.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô:
Hoạt động của Ngân hàng rất nhạy cảm với các yếu tố của môi trường kinh tế
Trang 36Ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống Khi môi trường kinh tế vĩ môkhông ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng, từ đótác động gián tiếp tới TTKDTM.
Môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định như hiện nay: tình hình lạm pháttrong nước tăng cao, thị trường chứng khoán trong nước sụt giảm mạnh, đô thị hóađất canh tác dẫn đến khủng hoảng về lương thực… Để kiềm chế làm phát, NHNN
đã đưa ra chính sách thắt chặt tiềm tệ bằng cách tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, siết chặttín dụng phi sản xuất,… Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn kinh doanhchung của các NHTM, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng này.Đây là nguyên nhân dẫn đến sụt giảm hoạt động TTKDTM
Ngược lại, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triểncủa TTKDTM Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụvới khối lượng lớn Các cá nhân, doanh nghiệp sẽ có xu hướng ưa chuộng việc sửdụng Ngân hàng như là một trung gian thanh toán bởi vì Ngân hàng cung cấp cáctiện ích cho các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vậnchuyển bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồngthời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn
1.3.2 Môi trường pháp lý:
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kìquan trọng trong nền kinh tế, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủthông qua NHNN nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ pháp luật Hiện nay, Ngân hàng
đã có những luật riêng: luật NHNN, Luật Tổ cức tín dụng… Do đó đã tạo đượchành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống Ngân hàng hoạt động và phát triển
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định, các tổ chức kinh tế vàdân cư có điều kiện phát triển kinh tế Do đó, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng và
tỷ trọng thanh toán qua Ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hútđược lượng tiền mặt ngoài xã hội Từ đó, Ngân hàng có thêm nguồn vốn để đầu tưvào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm
Trang 371.3.3 Yếu tố tâm lý:
Tâm lý chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc Trongmột nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, con người có xu hướng thích tiền mặt, do đóTTKDTM là không phổ biến, hạn chế tới TTKDTM của các Ngân hàng Ngược lại,trong nền kinh tế sản xuất lớn hiện đại, hoạt động TTKDTM rất phát triển Hơn nữatrình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại” khi sử dụng các phương tiện hiện đại
có mức độ phức tạp cao, do đó TTKDTM không phát triển
1.3.4 Trình độ công nghệ:
Công nghệ Ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt dộngkinh doanh nói chung và TTKDTM nói riêng của các Ngân hàng hiện nay Côngnghê Ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn, thuhút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triểnkinh tế, phát triển nhanh trên con đường CNH-HĐH
Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán
sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phítrong thanh toán Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanhtoán có thể được thực hiện trên các chương trình phần mềm máy tính chính xác, antoàn, nhanh chóng và tiện lợi Các Ngân hàng có thể mở rộng các dịch vụ của mìnhqua các trang Web Đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụNgân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp
Công nghệ hiện đại cho phép các Ngân hàng vươn xa hơn, liên kết với nhau đểcùng sử dụng mạng công nghệ, tạo cơ hôi cho các Ngân hàng mở rộng phạm vi hoạtđộng của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong TTKDTM và cả trongnhững mặt hoạt động khác của Ngân hàng
1.3.5 Yếu tố con người:
Các Ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kĩ thuật cao vào lĩnh vực hoạtđộng của mình, yếu tố cong người không mất đi vai trò của mình mà ngược lại càng
Trang 38trong hệ thống Ngân hàng, nhưng một công nghệ hiện đại nhất cũng không thể thaythế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt trong những vấn đề cần tới tư duysáng tạo của con người mà không máy móc nào có được Vì vậy, yếu tố con người làđiều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.
1.3.6 Quy mô ngân hàng:
Nếu quy mô của Ngân hàng lớn, mức tập trung của Ngân hàng cao thì việchiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, trong đó có TTKDTM diễn ra càng nhanhchóng, vì việc ứng dụng khoa học công nghệ đòi hỏi phải đầu tư với chi phí ban đầukhá lớn
Trang 39Kết luận chương 1:
Chúng ta có thể thấy rằng TTKDTM có vị trái, vai trò quan trọng như thế nàođối với sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng và của tonà bộ nền kinh tế nóichung Vì vậy các Ngân hàng cần nhận biết được thực trạng hoạt động của mình,nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội, sự phát triển của đất nước để ngày càng hoànthiện hơn, phát triển hơn và nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán, nhất làTTKDTM, đưa đất nước đi lên và hội nhập với thế giới Hơn thế nữa với công nghệđiện tử ngày càng hiện đại chắc chắn sẽ có những hình thức TTKDTM mới đượchoàn thiện hơn, hiệu quả hơn
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG
2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương:
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương:
2.1.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Công thương Việt Nam hay VietinBank):
NHCT Việt Nam được thành lập năm 1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàngNhà nước Việt Nam, là một trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất củaViệt Nam
Hệ thống mạng lưới của Ngân hàng Công thương Việt nam gồm trụ sở chính,
2 văn phòng đại diện, 2 sở giao dịch lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), hơn
140 chi nhánh và các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm
NHCT Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các ngân hàng Châu á,Hiệp hội các Ngân hàng việt Nam, Hiệp Hội thanh toán Viễn thông liên ngân hàngtoàn cầu, Hiệp hội thẻ Visa/Master, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,Hiệp hội các định chế tài chính cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công nghiệp hải Dương:
Tên: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh khucông nghiệp Hải Dương (gọi tắt là NHCT chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương)
Địa chỉ: số 9 đường Đức Minh, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương,tỉnh Hải Dương
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu công nghiệp Hải Dương là chinhánh cấp 2 được thành lập tháng 9/2004 Kể từ ngày 10/07/2006 được nâng cấpthành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam theo Quyết định