1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ mẫu giáo

134 295 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 249,76 KB

Nội dung

Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sử dụng môi trường chữ viết n

Trang 1

MỤC L

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Các phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp của đề tài 5

9 Cấu trúc của luận văn 5

B PHẦN NỘI DUNG 6

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG CHỮ VIẾT NHẰM THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾTCHO TRẺ 5 -6 TUỔI 6

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về khả năng tiền đọc viết của trẻ ở nước ngoài 6

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về khả năng tiền đọc viết của trẻ ở trong nước 10

1.2 Cơ sở của việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ 14

1.2.1 Cơ sở sinh lý 14

1.2.2 Cơ sở tâm lý 17

1.2.3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 20

1.3 Một số vấn đề lí luận về sử dụng môi trường chữ viết để phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ 22

Trang 2

1.3.1 Một số khái niệm cơ bản 22

1.3.1.1 Môi trường giáo dục 22

1.3.1.2 Môi trường chữ viết 23

1.3.1.3 Khái niệm đọc 24

1.3.1.4 Khái niệm viết 25

1.3.1.4 Khái niệm khả năng tiền đọc viết 27

1.3.1.5Thúc đẩy khả năng tiền đọc viết 29

1.3.2 Đặc điểm quá trình hình thành khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 – 6 tuổi 30

1.3.3 Nhiệm vụ cần thúc đẩy khả năng tiền đọc viết trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 32

1.4 Sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ 35

1.4.1 Ý nghĩa của việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ 35

1.4.2 Tạo môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 37 1.4.2.1 Tạo môi trường chữ viết trong lớp 37

1.4.2.2 Tạo môi trường chữ viết ngoài lớp 40

Kết luận chương 1 41

Chương2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG CHỮ VIẾT NHẰM THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾTCỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 42

2.1 Mục đích điều tra 42

2.2 Đối tượng và phạm vi điều tra 42

2.3 Nội dung điều tra 42

2.4 Phương pháp điều tra 43

2.5 Kết quả điều tra 43

2.5.1 Kết quả điều tra thông tin chung của giáo viên 43

Trang 3

2.5.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc sử dụng môi trường chữ

viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 44

2.5.2.1 Nhận thức của giáo viên về việc chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 – 6 tuổi 44

2.5.2.2 Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ 47

2.5.3 Thực trạng khả năng tiền đọc viết của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 53

2.5.3 1 Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá và bài tập đo khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 -6 tuổi 53

2.5.3.2 Xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng tiền đọc viết trẻ 5 -6 tuổi 53

2.5.3.3 Xây dựng bài tập đo khả năng tiền đọc viết của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 55

2.5.3.4 Thực trạng khả năng tiền đọc viết cuả trẻ 59

2.5.4 Thực trạng môi trường chữ viết ở trường mầm non 62

Kết luận chương 2 68

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG CHỮ VIẾTNHẰM THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾTCHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 69

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 69

3.2 Cơ sở định hướng việc đề xuất các biện pháp sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 69

3.3 Một số biện pháp sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ 70

3.3.1 Biện pháp 1: Cho trẻ tiếp xúc với các ấn phẩm in ấn đa dạng, phong phú kích thích trẻ tham gia vào hoạt động thúc đẩy khả năng tiền đọc – viết 70

Trang 4

3.3.2 Biện pháp 2: Trò chuyện, thảo luận để kích thích trẻ chú ý đến môi

trường xung quanh 75

3.3.3 Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ hoạt động độc lập và có những trải nghiệm với hoạt động đọc, viết qua góc thư viện, góc viết, góc làm quen chữ viết 78

3.3.4 Biện pháp 4: Cho trẻ hoạt động với bức tường từ vựng 82

3.3.5 Biện pháp 5: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm với việc đọc, viết hằng ngày trong môi trường chữ viết 84

3.4 Những điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 86

3.5 Thực nghiệm sư phạm 87

3.5.1 Mục đích thực nghiệm 87

3.5.2 Nội dung thực nghiệm 87

3.5.3 Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm 88

3.5.4 Điều kiện thực hiện 88

3.5.5 Tiến trình thực nghiệm: 88

3.5.6 Cách đánh giá kết quả thực nghiệm 89

3.5.6.1: Các tiêu chí đánh giá: Được trình bày chương 2 luận văn 89

3.5.6.2: Cách thu thập số liệu thực nghiệm 89

3.5.6.3: Cách xử lí số liệu 90

3.5.7 Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm 90

Kết luận chương 3 106

C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNGY

Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò của việc chuẩn

bịkhả năng tiền đọc viết cho trẻ 44

Bảng 2.2: Nhận thức của giáo viên về những nội dung cần trong việc chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ 45

Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về môi trường chữ viết 47

Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc sử dụng môi trườngchữ viêt nhằm phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 - 6 tuổi 48

Bảng 2.5: Mức độ sử dụng môi trường chữ viết để thúc đẩy khả năngtiền đọc viết cho trẻ 5 – 6 tuổi 49

Bảng2 6: Thực trạng việc sử dụng môi trường chữ viết thông quacác hoạt động ở trường mầm non 49

Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng các biện pháp sử dụng môi trường chữ viết nhằm phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ 50

Bảng2 8: Khó khăn khi tạo môi trường chữ viết và sử dụngmôi trường chữ viết xung quanh 52

Bảng 2 9: Kết quả thực trạng khả năng tiền đọc viết của trẻ 60

Bảng 2.10: Kết quả mức độ điểm đạt được của từng trẻ 62

Bảng 3.1: Kết quả đo khả năng tiền đọc viết của trẻ nhóm thực nghiệmvà nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm 90

Bảng 3.2: Kết quả đo khả năng tiền đọc viết của trẻ nhóm thực nghiệmvà nhóm đối chứng sau khi thực nghiệm 91

Bảng 3.3: Kết quả đo khả năng “đọc” hiểu câu truyện của trẻnhóm thực nghiệm và đối chứng 92

Bảng 3.4 : Kết quả đo khả năng nhận biết một số đặc điểm của chữ cái 94

Bảng 3.5: Nhận biết cấu tạo và thái độ khi hoạt động với sách vở 96

Bảng 3.6 : Sử dụng kí hiệu hình ảnh để diễn đạt thông tin 97

Trang 6

Bảng 3.7 : Sử dụng chữ viết để truyền đạt thông tin 99Bảng 3.8 : Sử dụng các quy ước đọc viết 101Bảng 3.9: Thể hiện hành vi của người đọc viết 103Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả các mức độ điểm đạt được sau thực

nghiệmcủa trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm 104

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả khả năng tiền đọc viết của trẻ nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thực nghiệm 90Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả đo khả năng tiền đọc viết của nhóm trẻthực

nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm 91Biểu đồ 3.3: So sánh khả năng “đọc” hiểu câu truyện của trẻnhóm thực

nghiệm và đối chứng 92Biểu đồ 3.4 : So sánh kết quả đo khả năng nhận biết một số đặc điểmcủa

chữ cái của hai nhóm 95Biểu đồ 3.5: Biểu đồ so sánh kết quả khả năng nhận biết cấu tạovà thái độ

khi hoạt động với sách vở của hai nhóm 96Biểu đồ 3.6 : So sánh kết quả sử dụng kí hiệu hình ảnh để diễn đạt thông tin 98Biểu đồ 3.7 : So sánh kết quả khả năng sử dụng chữ viết để truyền đạt thông tin

100Biểu đồ 3.8 : So sánh kết quả khả năng sử dụng các quy ước đọc viết 102Biểu đồ 3.9: So sánh kết quả khả năng thể hiện hành vi của người đọc viết

103Biểu đồ 3.10: so sánh kết quả các mức độ điểm đạt đượccủa nhóm trẻ

thực nghiệm và đối chứng 104

Trang 7

Học đọc học viết là cả một quá trình lâu dài và phức tạp đối với hầu hếtcác trẻ Ngày nay, các nhà khoa học đều cho rằng thời thơ ấu và những nămhọc mẫu giáo là giai đoạn quan trọng cần thiết để phát triển kĩ năng tiền đọcviết cho trẻ , chuẩn bị cho trẻ học tập ở tiểu học Vì vậy chúng ta cần chuẩn bịkhả năng tiền đọc viết cho trẻ trước khi trẻ học đọc, học viết chính thức ở lớpmột Giáo dục mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc viết nhưng chuẩn bịkhả năng tiền đọc viết lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong pháttriển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Đặc biệt là cuối tuổi mẫu giáo, khi trẻ bắtđầu chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập

và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một Nếu trẻ có những kinh nghiệm và sựchuẩn bị cho việc học đọc, học viết thì sẽ tăng cơ hội học tập và mức độ sẵnsàng học đọc, học viết ở tiểu học Đây là nền tảng quan trọng giúp trẻ pháttriển các năng lực học tập sau này

1.2 Phát triển khả năng tiền đọc viết bao gồm chuẩn bị cho trẻ một sốkiến thức, kĩ năng đa dạng, cần thiết chuẩn bị cho việc đọc và viết như cho trẻ

Trang 8

làm quen với hệ thống chữ cái tiếng Việt; cho trẻ làm quen với các biểu tượngđơn vị ngôn ngữ: âm, tiếng, từ, câu; cho trẻ làm quen dần với hành vi đọc viết: ngồi cầm bút viết, tô trên giấy, sử dụng các quy ước đọc viết…trẻ khôngđược phát triển kiến thức, kĩ năng tiền đọc viết này thì sẽ gặp rất nhiều khókhăn khi bước vào tiểu học.

Để thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ, chúng ta không thể áp dụngnội dung, phương pháp, hình thức tiếp thu chính quy như đối với học sinhtiểu học Thời kì sơ khai của sự nhận thức chỉ có thể thông qua sự tự thân trẻtác dụng với môi trường để thực hiện sự nhận biết với môi trường xungquanh Do vậy mà môi trường trẻ sống có chữ viết rất có giá trị giáo dục, cácyếu tố của môi trường đã mang sẵn tính tổng hợp, tính trực quan và hìnhtượng Chữ viết ở khắp mọi nơi xung quanh trẻ , trẻ có thể dễ dàng chú ý khithấy biển quảng cáo, nội quy, tranh truyện , khi xem ti vi vì vậy mà ở trẻ dầndần hình thành các biểu tượng chữ viết một cách tự nhiên Vì lẽ đó, sử dụngmôi trường chữ viết xung quanh trẻ với mục đích giáo dục hướng tới sự pháttriển khả năng tiền đọc viết giúp trẻ thỏa sức, hứng thú khám phá môi trườngchữ viết xung quanh mình qua đó thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ

1.3 Hiện nay, dạy trẻ đọc viết sớm đang là vấn đề có tính thời sự được

sự quan tâm của xã hội với hai luồng quan điểm chính đó là dạy trẻ đọc viếttrước tuổi đến trường tiểu học và luồng ý kiến cho rằng không nên dạy trẻ biếtviết, biết đọc sớm mà chờ tới khi trẻ vào lớp 1 Thực tế cho thấy, dạy trẻ đọc viếtsớm gây ra những tác hại ở trẻ như : trẻ chủ quan, chán học; cách cầm bút sai, tưthế ngồi không đúng đa số trẻ học viết sớm đều không phải là học sinh giỏi Ởcác trường mầm non, cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc chuẩn bị khả năng tiềnđọc viết cho trẻ,nhưng chúng ta chỉ mới chú trọng cho trẻ làm quen với chữ cáiqua các hoạt động chung Nhiều trường mầm non cũng đã bắt đầu sử dụng môitrường chữ viết xung quanh để tổ chức các hoạt động thúc đẩy khả năng tiền

Trang 9

đọc viết cho trẻ Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn Một số giáo viênnhận thức sai lầm rằng không cần phải phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ

mà chỉ cần cho trẻ học thông qua các giờ làm quen với chữ cái hoặc tập viết sớmcho trẻ Giáo viên chú ý tới việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạtđộng có chủ đích mà không chú ý tới việc tận dụng môi trường chữ viết xungquanh trẻ để trẻ tương tác, hoạt động trải nghiệm hàng ngày với chữ viết Giáoviên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ trảinghiệm với môi trường chữ viết xung quanh

Vì những lí do nêu trên,chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài:“Sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ”

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một số biện pháp sử dụng môi trường chữ viết thúc đẩy khảnăng tiền đọc viết của trẻ 5 – 6 tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học đọc,học viết chính thức khi vào lớp 1

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo 5 -6 tuổi

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sử dụng môi trường chữ viết

nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đưa ra các biện pháp khai thác và sử dụng môi trường chữ viếtphù hợp với trẻ ở trường mầm non thì giáo viên sẽ thúc đẩy khả năng tiền đọcviết cho trẻ Đây là cơ sở để trẻ học tập tốt tiếng việt ở trường tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

Trang 10

5.2 Thực trạng việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 -6 tuổi

5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 -6 tuổi.

6 Phạm vi nghiên cứu

- Trong giới hạn đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một sốbiện pháp sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viếtcho trẻ 5 -6 tuổi ở trường mầm non

- Địa bàn nghiên cứu: một số trường mầm non ở thành phố Hà Nội

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:

Đọc, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiêncứu Phương pháp này nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra:

- Sử dụng phiếu anket danh cho giáo viên mầm non nhằm tìm hiểunhận thức của giáo viên mầm non về việc sử dụng môi trường chữ viết nhằmthúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 -6 tuổi

- Sử dụng các bài tập đo khảo sát thực trạng khả năng tiền đọc viết củatrẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

7.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp giáo dục nhằm kiểm tra tínhkhả thi của các biện pháp đó

7.2.3 Phương pháp quan sát

Quan sát môi trường chữ viết ở trường mầm non và quan sát cách tổchức, tiến hành các biện pháp chuẩn bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 – 6tuổi của giáo viên

7.3 Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu

Trang 11

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu , kiểmnghiệm kết quả nghiên cứu

9 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần:

Phần mở đầu

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 - 6 tuổi

Chương 2: Thực trạng việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.

Chương 3: Một số biện pháp sử dụng môi trường chữ viết nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Phần kết luận chung và kiến nghị sư phạm

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 12

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG CHỮ VIẾT

NHẰM THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIỀN ĐỌC VIẾT

CHO TRẺ 5 -6 TUỔI

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về khả năng tiền đọc viết của trẻ

ở nước ngoài

Phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ là một trong những nhiệm vụquan trọng trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Đặc biệt là giai đoạn5-6 tuổi, khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 Sự phát triển khả năng tiền đọc viết củatrẻ ở giai đoạn trước khi đến trường phổ thông có ảnh hưởng sâu sắc đến việchọc tập của trẻ sau này ở trường phổ thông và các cấp học tiếp đó Vì vậy, vấn

đề cho trẻ mẫu giáo làm quen với đọc viết được các nhà khoa học trong vàngoài nước quan tâm nghiên cứu

Khoảng những năm 70-90 của thế kỉ XIX, các trường mẫu giáo củaAnh, Mỹ cấm việc cho trẻ làm quen với chữ viết và các khả năng liên quan tớihoạt động đọc và viết Nhưng tới năm 80 cuối thế kỉ XX, do chất lượng họctập của học sinh lớp một không cao, một số người cho rằng có thể là do sựchuẩn bị chưa tốt các kĩ năng khi học mẫu giáo, nên nhiều nơi ở Anh Mỹ đãbắt đầu áp dụng chương trình chuẩn bị cho trẻ học đọc viết ở trường phổthông Trong khi thực hiện chương trình họ nhận ra rằng việc cần thiết ở đây

là xây dựng cho trẻ một chương trình chuẩn bị khả năng đọc viết phải phù

Trang 13

hợp với lứa tuổi, sự hứng thú của trẻ và thực hiện mang tính tổng thể hơn làviệc cho trẻ nhận biết từng chữ cái riêng biệt.

Theo Sloan.P, Latham.S – các nhà giáo dục người Úc, chuyên gia vềđọc viết, Cutting.B – nhà giáo dục người Mỹ cho rằng: nếu chỉ chú trọng cungcấp cho trẻ về khía cạnh cấu trúc của ngôn ngữ âm học và việc thuộc lòngtừng chữ cái riêng lẻ sẽ tạo cho trẻ thái độ học tập không đúng ví dụ như việchọc không cần phải tư duy suy nghĩ Quá trình học của trẻ sẽ trở nên thụđộng, không sáng tạo, khô cứng, trẻ không còn hứng thú, say mê trong hoạtđộng đọc và viết, chúng được thực hiện khi được yêu cầu Hiện nay, đa số cácnhà giáo dục Mỹ, Úc đã ủng hộ chương trình đọc viết được xây dựng trênquan điểm coi đọc và viết là hành vi trí tuệ.[3]

Dựa trên kết quả đánh giá khả năng đọc vào năm 1931 ở hạt Winnetka,

Bang Illimois – Mỹ (Morphett &Washburne, 1931, in McGill – Franzen, 1992) Người ta thấy rằng thời điểm kì diệu cho sự sẵn sàng học đọc là khi trẻ

được sáu tuổi rưỡi, kết quả này đã được ủng hộ quan điểm chung về sự "sẵnsàng đọc" và ủng hộ quan niệm cho rằng trẻ trong quá trình phát triển tựnhiên của mình sẽ học đọc Như vậy các hoạt động sẵn sàng học đọc và quátrình dạy chính thức trực tiếp là một phần của các lớp học mầm non Các hoạtđộng này bao gồm các bài tập phân biệt qua thị giác và thính giác, tìm các chữcái và âm thanh giống nhau, học tên các chữ cái và tập tô chữ

Tuy nhiên, các nghiên cứu của Lay và Harste, Woodward và Burke(1984) về sự phát triển đọc viết đã cho rằng sự phát triển đọc viết bắt đầu từsớm trước khi trẻ bắt đầu được học một cách chính thức Clay trong bản luận

án tiến sỹ của mình đã nêu ra thuật ngữ " đọc viết ban đầu" để nói đến quá

trình liên tục và phát triển của việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ viết từ khi rađời đến khi trở thành một người độc lập Clay vào năm 1991, đã cho rằng " sựchú ý vào các giá trị chính thức của chữ viết và sự liên hệ của chữ viết với âm

Trang 14

thanh là bước cuối cùng trong quá trình và đây không phải là điểm bắt đầu đểhiểu được ngôn ngữ viết là gì "[43]

Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sớm dạy trẻ đọc viếtđang thu hút được sự quan tâm của xã hội, tiêu biểu là các tác giả Glenn

Doman và Janet Doman với cuốn sách "dạy trẻ đọc viết sớm", họ đã chứng

minh rằng trẻ nhỏ có khả năng học hỏi nhiều hơn cả những gì chúng ta tưởngtượng Glenn Doman đã đưa ra những công trình đặc biệt đáng chú ý khảo sáttại sao trẻ từ 0 – 6 tuổi lại học tốt và nhanh hơn những đứa trẻ ở độ tuổi lớnhơn Cuốn sách đua ra những kĩ năng cơ bản giúp trẻ có khả năng đọc thôngviết thạo Ông đưa ra các dẫn chứng chứng minh trẻ nhỏ muốn học đọc và cóthể học đọc, giai đoạn cho trẻ học đọc tốt nhất là 1 – 5 tuổi Ông cho rằng đây

là giai đoạn mà bộ não của trẻ mở rộng và đón nhận mọi thông tin, trẻ sẽ tiếpthu tất cả các thông tin mà không cần phải nỗ lực phân loại, trẻ có thể học đọcrất dễ dàng và tự nhiên, đồng thời ở giai đoạn này trẻ cũng nên được tiếp cậnnhững thông tin cơ bản về ngôn ngữ viết Cuốn sách giải thích cách bắt đầu và

mở rộng chương trình học đọc, cách tạo ra và sắp xếp các tài liệu cần thiết vàcách phát triển đầy đủ hơn tiềm năng học đọc của trẻ Ông đã đưa ra 10 nguyêntắc cơ bản dạy trẻ học đọc và 5 bước tiến hành dạy trẻ học đọc sớm đó là: đọccác từ riêng lẻ, đọc các từ ghép, đọc cả cụm từ, đọc các câu và đọc cả quyểnsách và hướng dẫn chi tiết cách dạy cho các giai đoạn tuổi [14]

Cuốn sách " Phương án không tuổi – phát triển ngôn ngữ từ trong nôi"

của giáo sư Phùng Đức Toàn cũng đang gây được nhiều sự chú ý của xã hội.Đồng tình với quan điểm của Glenn Doman, ông cũng rất coi trọng việc dạychữ sớm cho trẻ Ông cho rằng thời kì học chữ lí tưởng nhất bắt đầu từ giaiđoạn 0 – 6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 0 -3 tuổi, đây là thời kì trẻ có khảnăng học hỏi nhiều nhất, tiếp thu nhiều nhất Dạy học đọc, học viết sớm có ýnghĩa lớn trong việc khai thác tiềm năng tiềm ẩn trong đứa trẻ Ông cho rằng,

Trang 15

một đứa trẻ không cần thiết phải đi theo con đường cũ học nói trước sau đómới học viết mà nên bắt đầu cả hai loại ngôn ngữ Trẻ nhỏ học chữ diễn ra tựnhiên cũng giống như tiếp thu những kích thích khác từ ngoài môi trường vàdần tới việc đọc Đây là phương pháp tốt để trẻ nắm bắt được công cụ ngônngữ thị giác một cách vô thức Ông đưa ra ba hình thức dạy học ngôn ngữ thịgiác sớm: học chữ trong môi trường ngôn ngữ, học chữ qua trò chơi, học chữqua việc đọc Đồng thời ông chỉ ra rằng dạy trẻ học chữ sớm thông qua cáctrò chơi có thể sẽ thúc đẩy sự phát triển phẩm chất cá tính của trẻ như: pháttriển khả năng chú ý; rèn luyện khả năng quan sát; bồi dưỡng trí nhớ, pháttriển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng của trẻ; vun đắp tính cáchtốtđẹp và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách; bồi dưỡng khả năng và thóiquen tự học [34]

Gần đây, tiến sĩ Robert C.Titzer, một chuyên gia giáo dục trẻ em ở Mỹ

đã đưa ra phương pháp dạy đọc sớm cho trẻ thông qua bộDVD "Your baby can read ".Titzer đã đưa ra những bằng chứng khoa học cho thấy rằng trong

những năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển nhanh và có những tiềm nănglớn Trong giai đoạn này, khi các giác quan thính giác, thị giác và xúc giácđược kích thích đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệsẵn có Tiềm năng của não bộ trẻ là cơ sở của các chiến lược giáo dục sớm,trong đó có việc học ngôn ngữ sớm Chính vì vậy tập đọc ngay từ thời thơ ấu

sẽ dễ dàng hơn nhiều so với bất kì giai đoạn nào khác Ông đưa ra thời điểmdạy trẻ đọc tốt nhất là 1-4 tuổi và theo phương pháp đọc đa giác quan –phương pháp mà qua đó trẻ học bằng nhiều giác quan cùng một lúc

Tóm lại, các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy vấn đề chuẩn

bị khả năng tiền đọc viết cho trẻ rất được quan tâm Các nhà khoa học đềucho rằng trước khi trẻ bắt đầu học viết chính thức, chúng ta cần chuẩn bị chotrẻ các kĩ năng của việc đọc viết Ngày nay, có nhiều công trình nghiên cứu về

Trang 16

khả năng biết đọc, viết sớm của trẻ Tuy nhiên, để trẻ có những khả năng nhưthế, chúng ta không áp dụng dạy chữ cho trẻ giống như các phương pháp ởtiểu học mà các nhà khoa học chủ trương đưa ra các phương pháp đảm bảotính hứng thú, đa dạng và linh hoạt: học chữ qua môi trường, qua các trò chơi,phương pháp đọc đa giác quan…

1.1.2Những công trình nghiên cứu về khả năng tiền đọc viết của trẻ

ở trong nước

Ở nước ta các nhà giáo dục cũng rất quan tâm tới việc chuẩn bị khảnăng đọc viết sớm cho trẻ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng để chuẩn bị cho trẻtới trường phổ thông

Trong giáo trình " Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo"

của tác giả Nguyễn Xuân Khoa – 2003 nêu lên việc day đọc – viết là nhiệm

vụ của trường phổ thông nhưng trường mẫu giáo phải nhận nhiệm vụ chuẩn bịcho trẻ vào trường phổ thông Trong đó nhiệm vụ chủ yếu cho trẻ làm quenvới chữ cái.[22]

Giáo trình "Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non" tác giả Đinh Hồng Thái

( 2011) đưa ra nội dung chuẩn bị khả năng tiền – đọc viết tuổi mầm non,trong đó nêu rõ nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền đọc viết gồm:

- Cho trẻ làm quen với hệ thống chữ viết tiếng việt

- Cho trẻ làm quen dần với các biểu tượng đơn vị ngôn ngữ: âm, tiếng,

từ, câu…

- Cho trẻ làm quen dần với hành vi đọc viết

Tác giả cũng đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy khả năng tiền đọcviết cho trẻ gồm: Đọc truyện tranh, cho trẻ vẽ mô tả và tạo ra câu truyện từcác bức vẽ, tạo môi trường chữ viết, tạo góc thư viện và góc viết.[34]

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1998) trong bài viết:“Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông” có nêu rõ mục đích cho trẻ làm quen với chữ

Trang 17

không chỉ giúp trẻ nhận biết được mặt chữ để phát âm chính xác khi nói màcòn tạo hứng thú cho trẻ học tập tiếng Việt, làm tiền đề cho việc học đọc họcviết ở lớp 1 Nội dung cho trẻ làm quen với chữ bao gồm việc cho trẻ nhậnbiết và phát âm chữ cái tiếng Việt, dạy trẻ nhận biết các chữ cái thông quaviệc tri giác chữ viết bằng âm thanh, dạy trẻ nhận biết các kiểu chữ (in hoa, inthường, viết thường); dạy trẻ làm quen với cách tách âm, ghép âm thông quaviệc cho trẻ làm quen với các kĩ năng ban đầu về tiền đọc viết: cách ngồi,cách cầm bút, cách đọc, mở sách …[36]

Nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo,trong đó có những đề tài nghiên cứu về khả năng tiền đọc viết của trẻ Nổi bật

là luận án tiến sĩ giáo dục củaPhan Thị Lan Anh (2010), “Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non " Tác giả thống kê được một số công trình nghiên cứu về

khả năng tiền đọc viết trong và ngoài nước từ trước tới nay Đặc biệt tác giả

đã đưa ra các trò chơi nhằm phát triển khả năng tiền đọc viết của trẻ Tác giảcũng xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 -

6 tuổi Luận án có giá trị thực tiễn rất lớn TS Nguyễn Như Mai với đề tài

nghiên cứu khoa học" Đánh giá khả năng học đọc của trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị đến trường phổ thông" Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Bùi Kim Tuyến và cộng sự về "Xây dựng nội dung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo " có

đưa ra việc chuẩn bị một số kĩ năng về đọc viết cho trẻ mẫu giáo, trong đó làbiện pháp tạo môi trường chữ viết trong lớp học cũng như việc lập góc sách,góc viết, góc làm sách…

Trong các kỉ yếu hội thảo và tạp chí giáo dục mầm non cũng có nhiềubài viết nói về việc chuẩn bị học đọc, học viết cho trẻ Tất cả đều nhấn mạnhtầm quan trọng chuẩn bị cho trẻ học đọc viết trước khi tới trường phổ thông:

Tác giả Trần Trọng Thủy với bài viết "Trẻ em cần phải được chuẩn bị

Trang 18

cho việc vào lớp 1" trong kỉ yếu hội thảo khoa học 1995, ông cho rằng nhiều

công trình đã chứng minh trẻ mẫu giáo lớn đã có thể ọc đọc, viết, học tính vàgiải được một số bài toán đơn giản Vì vậy, trong việc chuẩn bị cho trẻ vàolớp 1 cần dạy trẻ một số tri thức, kĩ năng riêng ngay từ mẫu giáo lớn

Hà Nguyễn Kim Giang với bài viết “Phát triển hứng thú “đọc” cho trẻ

em tiền học đường ” trong tạp chí nghiên cứu giáo dục số 1/1995 đã nói đến vai

trò của sách đối với việc khơi dậy hứng thú “đọc” ở trẻ; Đặc điểm hứng thú đọcsách của trẻ nhỏ đó là bắt chước mô phỏng, mang tính tập thể; Phương pháp pháttriển hứng thú đọc cho trẻ đó là lựa chọn sách, hướng dẫn trẻ tiếp xúc với tácphẩm qua đó mà giáo viên kích thích hứng thú “đọc” độc lập cho trẻ

Trần Thị Nga có bài viết "Khả năng tích hợp của việc dạy cho trẻ làm quen với chữ viết" trong kỉ yếu hội thảo khoa học 2003 Tác giả cho rằng việc

cho trẻ làm quen với chữ viết phải được tiến hành một cách tích hợp và tự nhiên,bắt đầu từ những ý tưởng, kinh nghiệm gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ

Lê Thị Ánh Tuyết với bài " Cho trẻ làm quen với chữ viết – các quan niệm và thực tiễn " trong tạp chí giáo dục mầm non số 1 – 2003 đã tập hợp các

ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết:

- Vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết, cũng như đối với việc chuẩn bịhọc đọc, học viết cho trẻ mầm non cần được xem là một bộ phận của sự pháttriển ngôn ngữ ở trẻ Cần xác định rõ yêu cầu đạt được trong việc cho trẻ mẫugiáo làm quen với chữ viết trong mối quan hệ với sự phát triển các kĩ năngnghe, nói, tiền biết đọc, biết viết

- Việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ viết đòi hỏi phải có thiết kếhoạt động tích hợp song bên cạnh đó cũng phải tính đến thời gian cho trẻ hoạtđộng có tính chuyên biệt như trẻ trải nghiệm hoạt động đọc viết theo khả năngriêng của mình

- Cần xây dựng các phương tiện học liệu phù hợp góp phần thúc đẩykhả năng tiền biết đọc, biết viết của trẻ như lô tô, bộ chữ, vở tập tô, tập sao

Trang 19

chép chữ…[21]

Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mới 2011 cũngbắt đầu chú trọng đến việc chuẩn bị học đọc, học viết cho trẻ:

- Tư thế đọc - viết: ngồi, cầm bút

- Lợi ích của việc đọc sách

- Nghe đọc sách: nhận biết hướng đọc ( trái phải, trên xuống)

- Nhận biết mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết: người ta có thể viết yhệt những gì nói, mỗi tiếng tương ứng 1 chữ,…

- Hướng viết của chữ ( như đọc), quy trình viết 1chữ cái

- Nhận biết, phát âm chữ cái và các dấu thanh trong chữ - từ có ý nghĩa

- Sao chép, đồ, tô chữ

- Đọc và viết được tên của mình

- Lựa chọn, xem, “đọc sách”: cầm,lật, phân biệt chỗ bắt đầu - kết thúc

- Nhận biết các bộ phận 1 cuốn sách: bìa sách, trang sách, tên sách,

- Biết giữ gìn, bảo vệ sách ( sửa chữa sách hư hỏng….),

- Làm sách.[5]

Tóm lại, trước đây ở Việt Nam, các nhà sư phạm mới chỉ quan tâm chủ

yếu đến việc cho trẻ làm quen với chữ cái trước khi tới trường phổ thông.Ngày nay, chúng ta cũng đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc chuẩn bị khả năngtiền đọc viết cho trẻ Có nhiều công trình nghiên cho thấy sự cần thiết phải

Trang 20

chuẩn bị cho trẻ học đọc và viết trước khi tới trường phổ thông Từ đó, đưa rađược nội dung, và một số biện pháp phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ.Chương trình giáo dục mầm non nước nhà cũng đã quan tâm bắt đầu tới việcchuẩn bị kĩ năng tiền đọc viết cho trẻ Với đề tài này, chúng tôi đưa ra một sốbiện pháp sử dụng môi trường chữ viết xung quanh trẻ để tổ chức cho trẻ cáchoạt động nhằm phát triển khả năng tiên – đọc viết của trẻ Tạo điều kiệnthuận lợi cho việc đọc viết chính thức khi trẻ vào lớp 1.

1.2 Cơ sở của việc sử dụng môi trường chữ viết nhằm phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ

1.2.1 Cơ sở sinh lý

Cơ sở sinh lý đươc coi là cơ sở tự nhiên của phương pháp phát triển ngônngữ cho trẻ nói chung và cũng là cơ sở để chúng ta đưa ra những biện pháp thúcđẩy khả năng tiền – đọc viết của trẻ Đặc điểm sinh lí của trẻ mẫu giáo (5 – 6tuổi) là tiền đề vật chất cho sự phát triển khả năng tiền đọc viết của trẻ

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn nhanh về sức nặng Nhịp điệu ở sự lớn lênhàng năm ở thời kì này không đồng đều Trẻ 5 – 6 tuổi cấu tạo và hoạt độngcủa các cơ quan và hệ cơ quan hoàn thiện dần Sự phát triển cho thấy năng lựclàm việc của trẻ đã tăng lên Các nhà sinh lí và giải phẫu học bộ não của trẻ 5

- 6 tuổi ≈ 1300 gam, chỉ kém một chút so với trọng lượng não của người lớn(não người lớn ≈1400 gam) Với một tỉ lệ rưỡi tế bào thần kinh và hàng vạn tếbào phụ trợ khác trong đại não Đi đôi với việc tăng thêm khối lượng của bộnão là sự hoàn thiện cấu tạo của bộ não Hầu hết các đường dẫn truyền trongbán cầu đại não đã mielin hóa, các thành phần tế bào của võ não đã tăng lên

về kích thước và tiếp tục phân hóa Hoạt động phân tích tổng hợp của các báncầu đại não phát triển mạnh Sự thành lập các đường liên hệ thần kinh tạmthời diễn ra nhanh chóng hơn lứa tuổi 4 – 5 tuổi và sự phân hóa các tín hiệunhận thức cũng được phân hóa chính xác hơn Trẻ đã biểu hiện năng lực trí

Trang 21

tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ, qua quan sát, tập trungchú ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả năng giải quyếtnhững nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo [42]

Phân tích về cơ sở sinh học của việc làm chủ vốn kinh nghiệm lịch sử

xã hội của thế hệ trước, não bộ người gồm hai bán cầu với những chức năngkhông giống nhau Nếu bán cầu não trái điều khiển hoạt động nhận thức và tưduy logic thì bán cầu não phải lại hướng tới tư duy hình tượng Mặt khác, sựlớn khôn, phát triển trưởng thành của trẻ phụ thuộc vào hoạt động thích nghivới môi trường và thế giới hiện thực theo cơ chế đồng hóa và điều ứng ở conngười Cơ chế có mối liên hệ với hoạt động phản xạ diễn ra ở trẻ

Phản xạ không điều kiện ổn định và có sẵn Phản xạ có điều kiện là loạiphản xạ hình thành sau này trong quá trình sống của cá thể trẻ Những phản

xạ này sẽ mất đi nếu không có điều kiện hình thành thuận lợi và sự củng cốkịp thời Phản xạ có điều kiện là hoạt động tín hiệu nhờ hai loại kích thích.Kích thích cụ thể âm thanh, màu sắc, mô hình gọi là tín hiệu thứ nhất Còntín hiệu thứ hai có được ở trẻ nhờ những kích thích trừu tượng như : lời nói,chữ viết, môi trường xã hội, con người Đó chính là điều kiện không thể thiếu

để trẻ mẫu giáo hình thành và củng cố hệ thống tín hiệu thứ hai Muốn mởmang trí lực cho trẻ ở độ tuổi này cần phải hướng dẫn dạy bảo trẻ biết sửdụng ngôn ngữ để giao tiếp Trước 7 tuổi là giai đoạn then chốt để rèn luyệnngôn ngữ cho trẻ Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý học của hoạt động

tư duy Đối với trẻ mẫu giáo tư duy là quá trình phản ánh vào đầu óc trẻnhững sự vật khách quan bên ngoài Nó có đặc điểm là đi từ nhận thức cảmtính đến nhận thức lí tính, tức là sau khi sự vật được tích lũy vào não rất nhiềunhận thức cảm tình nhờ suy luận những nhận thức cảm tính được khái quátlên thành lí tính Đối với con người từ thời thơ ấu đã hình thành hai lối tư duyphổ biến là tư duy thu lượm và tư duy phát tán Chúng có quan hệ với nhau và

Trang 22

dần dần tích tụ trong hình thức biểu đạt của tư duy nhờ ngôn ngữ phát triển.Chỉ khi nào đứa trẻ sử dụng ngôn ngữ để tiếp thu tri thức đời sống trong sách

vở và để suy nghĩ thì lúc ấy mới thực sự có khái quát hóa suy luận và trừutượng hóa theo quy luật logic Như vậy, vai trò của hệ thống tín hiệu thứ haiđược nâng lên cao trong việc thành lập và làm hiện lại những đường liên hệthần kinh tạm thời Tuy nhiên, hệ thống tín hiệu thứ nhất có tầm quan trọnglớn ở lứa tuổi này, cho nên việc tri giác đối tượng trực tiếp hoặc bắt chước sựtrình diễn trực quan các hành động nhằm làm cho kinh nghiệm của trẻ 5 – 6tuổi thêm phong phú và giữ vai trò quan trọng

Thể lực của trẻ phát triển, cấu tạo và hoạt động thần kinh tăng, kinhnghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống cho phép trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bướcsang mối quan hệ đa dạng hơn với những người xung quanh, sang những hìnhthức hoạt động phức tạp hơn, sang việc nhận thức sâu sắc hơn hiện thực xungquanh.[ 8]

Nhờ có cơ quan phân tích mà con người nhận thức được thế giới xungquanh Tuổi mẫu giáo lớn đã có thể trả lời những câu hỏi thông thường về nộidung trẻ nhận biết được nhờ giác quan, nhất là thị giác và thính giác Cơ quanphân tích thị giác là cơ quan nhạy cảm và quan trọng Nó có khả năng thunhận tới 80-90% các thông tin từ ngoài vào não [42] Trẻ có khả năng phânbiệt được một số màu trung gian, khả năng thu nhận và phân biệt kích thích(màu sắc, hình dạng, kích thước ) ngày càng phong phú Như vậy, nhờ cơquan phân tích thị giác mà trẻ tri giác được chính xác chữ cái, phát triển vốn

từ và là cơ sở đầu tiên để trẻ có thể thành công trong việc học đọc, viết.Cơquan phân tích thính giác cũng rất quan trọng trong việc hình thành và pháttriển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là sự phát triển tai nghe, âm vị

Tóm lại, việc phân tích cơ sở sinh lí có vai trò quan trong trong trong

quá trình chuẩn bị khả năng tiền – đọc viết cho trẻ Có thể nói rằng phát triển

Trang 23

khả năng tiền đọc viết để trở thành người biết đọc biết viết có liên quan tớinhững tiềm năng sinh học, nó gắng liền với sự trưởng thành về mặt thần kinhcủa trẻ Trẻ 5 - 6 tuổi não bộ gần hoàn thiện, các cơ quan phân tích thị giác,thính giác, cơ quan hô hấp cũng đã dần ổn định Tất cả đều tạo điều kiện thuậnlợi cho nhà giáo dục đưa ra biện pháp thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ.

1.2.2 Cơ sở tâm lý

Mọi tác động giáo dục của nhà giáo dục đối với nhận thức của trẻ đềuphải dựa trên đặc điểm phát triển tâm lí nói chung và khả năng nhận thức nóiriêng theo từng lứa tuổi của trẻ Để có những biện pháp thúc đẩy khả năngtiền – đọc viết của trẻ trước hết nhà giáo dục cần hiểu rõ đặc điểm phát triểnnhận thức của trẻ

* Đặc điểm chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi

Ở giai đoạn này khả năng phát triển chú ý của trẻ phát triển mạnh mẽ.Những sự thay đổi cơ bản của chú ý ở lứa tuổi này là chỗ trẻ bất đầu biết điềukhiển chú ý của mình, trẻ biết tự giác hướng chú ý của mình vào những đốitượng nhất định, có nghĩa là chú ý có chủ định bắt đầu được hình thành Khảnăng chú ý của trẻ bắt đầu được phát triển trên nền tảng có tính chủ động, biếthướng vào ý thức của mình về các đối tượng cần cho vui chơi, học tập, laođộng Theo A.V.Daparozet " Khả năng chú ý đó ở trẻ có thể kéo dài 37 – 51phút nếu đối tượng đó hấp dẫn, có nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mõham hiểu biết của trẻ" [9] Tuy nhiên, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế.Trẻ thường chú ý tới những đối tượng mà nó gây ra một kích thích mạnh, một

sự ngạc nhiên đối với trẻ Do đó, chúng ta không thể xây dựng việc dạy họccho trẻ trên những bài tập đòi hỏi trẻ phải liên tục tập chung chú ý một cáchcăng thẳng Việc sử dụng các yếu tố chơi, các dạng hoạt động sáng tạo mangtính chất tìm tòi khám phá và việc thay đổi các hình thức hoạt động cho phépduy trì chú ý ở trẻ ở mức cao

Trẻ 5 – 6 tuổi nhạy cảm với ngôn ngữ Trẻ hướng chú ý của mình tới

Trang 24

những đặc điểm ngôn ngữ: giọng điệu, cách pháp âm sự chú ý của trẻ bắtđầu tập trung vào các thuộc tính mới như: không gian, thời gian, tính chất vật

lí, hóa học, cơ học

Trẻ có thể phân phối chú ý của mình lên nhiều đối tượng cùng một lúc(2 – 5 đối tượng) Tuy nhiên khả năng phân phối chú ý này chưa bền vững, dễdao động đặc biệt là một trong những hành động qua quan sát tranh ảnh, môhình [17] Chú ý là một đặc điểm tâm lí vô cùng quan trọng đối với quatrình nhận thức của trẻ Đó là khâu đầu tiên, là cơ sở cho sự tiếp nhận thôngtin bao đầu để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau của quá trình nhận thức:phân tich, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa

* Đặc điểm cảm giác, tri giác của trẻ 5 -6 tuổi

Cảm giác và tri giác đó là hai bậc thang đầu tiên của nhận thức Hoạtđộng tri giác của trẻ phát triển mạnh cho phép trẻ định hướng những thuộctính, mối quan hệ bên ngoài của sự vật hiện tượng Khả năng khái quát bắtđầu được hình thành giúp trẻ hiểu được những thuộc tính và mối quan hệ đặctrưng của các sự vật hiện tượng: màu sắc, hình dạng, kích thước, không gianthời gian

Trẻ 5 -6 tuổi cảm giác, tri giác ngày càng hoàn thiện và nâng cao Cảmgiác của trẻ nhạy cảm hơn, chính xác hơn và có tính chất tự giác (độ nhạycảm của các giác quan tinh nhanh hơn) Đến cuối độ tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu

có khả năng quan sát có hệ thống những hiện tượng tự nhiên, xã hội xungquanh Không như lứatuổi trước khi quan sát trẻ thường tập trung vào nhữngđặc điểm bên ngoài đơn lẻ của đối tượng Ở lứa tuổi này trẻ đã biết hướng sựquan sát của mình vào những đặc điểm bên trong, những mối liên hệ sự vậthiện tượng Chất lượng quan sát cũng được nâng lên rõ rệt Trong quá trìnhquan sát trẻ biết huy động chính xác cơ quan cảm giác: mắt nhìn, tai nghe, tai

sờ, mũi ngửi Cao hơn nữa trẻ biết trẻ biết phân tích, khái quát hóa, trừu tượng

Trang 25

hóa trong qua trình quan sát Trẻ bắt đầu có khả năng tri giác có kế hoạch, có

hệ thống các đối tượng xung quanh Trẻ tri giác chính xác hơn, phân biệt cácđối tượng nhanh hơn Tri giác của trẻ thường gắn liền với hoạt động củachúng Cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động thì tri giác của trẻ càngphát triển và đạt kết quả tốt.[17][39]

* Đặc điểm phát triển trí nhớ

Ở trẻ 5-6 tuổi trí nhớ phát triển mạnh tuy nhiên trí nhớ không chủ địnhvẫn chiếm ưu thế Trẻ thường ghi nhớ những gì gây hứng thú , có sức hấp dẫn,sinh động mang ấn tượng mạnh cho trẻ Trí nhớ của trẻ giai đoạn này vẫnmang đặc trưng của trí nhớ trực quan hành động Những công trình nghiêncứu của tâm lí học đã chỉ ra rằng : tổ chức cho trẻ tiếp xúc với sự vật hiệntượng mà chúng tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắclàm trí nhớ của trẻ phát triển

Trẻ ở lứa tuổi này, ghi nhớ những cái gì mà chúng hiểu hơn cái màchúng không hiểu về nó Đặc biệt ngôn ngữ phát triển giúp cho trí nhớ của trẻ

có những bước phát triển rõ rệt Cuối tuổi mẫu giáo bắt đầu hình thành trí nhớlogic Tuy vậy, trí nhớ máy móc vẫn có vai trò đáng kể trong cuộc sống củatrẻ.[17][39]

* Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trẻ 5 -6 tuổi có bước phát triển mới về tư duy Để giải quyết các bàitoán thực tế trẻ đã huy động vốn kinh nghiệm của mình, biết phân tích, phánđoán so sánh, khái quát để thu nhận thông tin sâu sắc hơn về sự vật, hiệntượng, biết tìm hiểu mối liên hệ phụ thuộc giữa chúng Trẻ giai đoạn này có

cả 3 loại tư duy: tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và

tư duy trừu tượng Trong đó kiểu tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế.Tuy nhiên, kiểu tư duy trực quan hình tượng không đáp ứng được nhu cầunhận thức đang phát triển mạnh nên bên cạnh việc phát triển tư duy trực quan

Trang 26

hình tượng còn xuất hiện một kiểu tư duy mới – đó là tư duy trực quan sơ đồmột kiểu tư duy mới của tư duy trực quan hình tượng Kiểu tư duy này tạo racho trẻ khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan, không bịphụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân trẻ Sự phản ánhnhững mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để lĩnh hội những tri thứcvượt qua ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu những sự vật riêng rẽ với nhữngthuộc tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát Đây là một thànhtựu lớn của sự phát triển tư duy trẻ em Nó cho phép trẻ đi sâu vào mối quan

hệ phức tạp của sự vật, hiện tượng và mở ra khả năng nhìn thấy bản chất của

sư vật, hiện tượng mà tư duy trực quan hình tượng không cho phép Đây làdạng trung gian qua độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng đến một kiểu tưduy mới khác về chất đó là tư duy logic Nhờ có một số yếu tố của tư duylogic được xuất hiện tạo cho trẻ khả năng khái quát hóa, phán đoán, suy luận

và hình thành được một số khái niệm đơn giản.[17][39]

Như vậy, các yếu tố như chú ý, tri giác, trí nhớ, tư duy đều có ảnh

hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung và việc nhà giáodục chuẩn bị khả năng tiền đọc viết của trẻ nói riêng Chẳng hạn, chú ý có chủđịnh được cần đến để phân biệt sự khác biệt giữa các chữ cái và chia ra nhữngphần chi tiết của một từ để mã hóa hoặc giải mã chúng Trẻ cần phải nhớ các

từ theo thứ tự khi chúng giải mã những từ tiếp theo trong một câu Nếu trẻkhông tạo ra một sự chú ý có chủ định để ghi nhớ thì chúng không thể rút ramột ý nghĩa gì của toàn bộ câu Đọc và viết là việc sử dụng các kí hiệu, biểutượng, nếu trẻ không suy nghĩ một cách biểu trưng thì chúng không thể họcthao tác với các chữ cái, từ Vì vậy, nhà giáo dục cần nắm vững đặc điểm lứatuổi của trẻ để có sự định hướng đúng đắn trong việc đưa ra nội dung, phươngtiện, biện pháp thúc đẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ

1.2.3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trang 27

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khảnăng tiền đọc viết của trẻ Trẻ mẫu giáo đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻtrong sinh hoạt hằng ngày, kĩ năng này rất quan trọng Nó là nền tảng để trẻbước vào thế giới đọc viết Vì vậy, đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi là cơ sở không thể thiếu để nhà giáo dục đưa ra các phương pháp thúcđẩy khả năng tiền đọc viết cho trẻ.

Thời kì mẫu giáo là thời kì trẻ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối vớicác hiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạttốc độ khá nhanh và cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ em đều biết sử dụngtiếng mẹ đẻ thành thục trong sinh hoạt hằng ngày

Trẻ nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ Ở tuổi mẫugiáo cơ quan phát âm đã dần hoàn thiện nên trẻ phát ra những âm tương đốichuẩn, kể cả những âm khó Trẻ cũng biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với nộidung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể

Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích lũy được khá phong phú không nhữngchỉ về danh từ mà cả về động từ, tính từ, liên từ Trẻ nắm được vốn từ trongtiếng mẹ đẻ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hằng ngày Cuối tuổi mẫugiáo trẻ có thể sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo, mặc dù quá trình đódiễn ra một cách không có ý thức Sự lĩnh hội ngôn ngữ còn được quyết địnhbởi tính tích cực của bản thân trẻ em đối với ngôn ngữ Những trẻ năng giaotiếp, năng tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ thì không những hiểu được từngữ nắm vững ngữ pháp một cách vững vàng mà trẻ còn "sáng tạo" ra những

từ ngữ, những cách nói chưa hề có trong ngôn ngữ của người lớn Trẻ đã bắtđầu hiểu nghĩa của từ và nguồn gốc của nó trong khi sử dụng.[39]

Ở giai đoạn tuổi này ngôn ngữ mạch lạc cũng bắt đầu phát triển mạnh.Lúc này nhiều trẻ đã biết trình bày ý nghĩ của mình theo một trình tự hợp lý,biết nhấn mạnh những điều chủ yếu để người xung quanh nghe hiểu được một

Trang 28

cách rõ ràng Kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với

sự phát triển tư duy của trẻ Muốn có ngôn ngữ mạch lạc thì những điều trẻđịnh nói ra cần phải được suy nghĩ rõ ràng mạch lạc ngay trong đầu tức là cần

tư duy hỗ trợ Mặt khác, chính ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm tư duy

và nhận thức của trẻ phát triển

Tóm lại, ở tuổi mẫu giáo trẻ đã có khả năng nắm được ý nghĩa của từ

của từ vựng thông dụng, phát âm đúng sự phát âm của người lớn, biết dùngngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Trẻ nói đúng hệ thống ngữ phápphức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương diện cúpháp và về phương diện tu từ, nói năng mạch lạc, thoải mái Đây là điều kiệncần thiết để trẻ bắt đầu học đọc và viết Bởi việc học đọc và viết ban đầu củatrẻ xuất hiện và phát triển trong sự phát triển của ngôn ngữ nói, qua giao tiếp

và trò chuyện

1.3.Một số vấn đề lí luận về sử dụng môi trường chữ viết để phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ

1.3.1 Một số khái niệm cơ bản

1.3.1.1 Môi trường giáo dục

Quan niệm về môi trường giáo dục có nhiều ý kiến khác nhau, lúc đầungười ta quan niệm môi trường giáo dục chỉ dựa vào đặc tính nào đó, khingười ta nói đến môi trường giáo dục như là những điều kiện tạo ra nhữngxúc cảm nhất định về mặt tâm lý (Ksosnichi) Khi như là hệ thống các tìnhhuống trong đó con người đang thích nghi (J Pieter )

Ngày nay, môi trường giáo dục có thể hiểu một cách rộng rãi như "làmột hệ thống gồm bất cứ nhân tố kích thích hay ảnh hưởng nào" hay là cũngđược quan niệm một cách hẹp hơn "coi đó là hệ thống gồm những nhân tốkích thích có ý đồ, có những phương hướng nhằm đạt được mục tiêu giáo dụcnhất định" [24]

Theo từ điển giáo dục học môi trường giáo dục là "tập hợp những

Trang 29

không gian, những hoạt động xã hội và cá nhân, những phương tiện giao lưu,những quá trình phối hợp lại với nhau và tạo điều kiện thuận lợi để đạt đượcnhững kết quả giáo dục hiệu quả nhất "[39]

Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu môi trường giáo dục gồm:

- Hệ thống các phương tiện, điều kiện vật chất mà nhà giáo dục lựachọn để tiến hành hoạt động giáo dục

- Có sự phối hợp điều hòa định hướng của các nhà giáo dục tới các mốiquan hệ xã hội, các phương tiện giao lưu, các đặc điểm phát triển tâm lí cánhân…nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục

1.3.1.2 Môi trường chữ viết

Là một bộ phận nằm trong môi trường giáo dục Môi trường chữ viếtbao gồm tất cả các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học đọc,học viết Đó là sự sắp xếp, bố trí hợp lí chữ viết xung quanh không gian màtrẻ học tập, vui chơi, sinh hoạt và nhằm nuôi dưỡng lòng ham muốn biết đọc,biết viết

Môi trường chữ viết bao gồm mối quan hệ thân thiện, cởi mở gần gũigiữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên Giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở,khuyến khích trẻ khám phá chữ viết môi trường xung quanh, tích cực cho trẻhoạt động độc lập, cho trẻ trải nghiệm với việc học đọc, học viết ban đầuthông qua tương tác với môi trường Khuyến khích phát triển những kiếnthức, kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho việc học đọc, học viết sau này

Môi trường chữ viết bao gồm:

- Sách, vở, giấy bút…những tài liệu, công cụ giúp trẻ tập đọc và tập viết

- Tất cả đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi, sản phẩm của cô và trẻ chứa đựngchữ viết hoặc có tác dụng kích thích trẻ tham ra vào việc đọc, viết ban đầu

- Không gian chứa đựng chữ viết: phòng ốc, hành lang, sân chơi, mảngtường…ở trường mầm non

Trang 30

- Cách bố trí, sắp xếp chữ viết xung quanh môi trương hoạt động củatrẻ theo mục đích giáo dục.

- Cách tổ chức, sắp xếp góc thư viện, góc viết

-Mối quan hệ giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ khi tham gia các hoạt động liênquan tới việc đọc viết ban đầu

1.3.1.3 Khái niệm đọc

Đọc là khả năng tách âm thanh ra khỏi kí hiệu ghi âm và chuyển chúngthành cơ chế lời nói Đối tượng của hành động đọc là các kí hiệu ghi âm, hoạtđộng này bao gồm hai quá trình là: tách âm ra khỏi kí hiệu ghi âm và phátngôn Quá trình phát ngôn có thể thành tiếng hoặc không thành tiếng (lời nói

to và lời nói thầm)

Theo từ điển Tiếng Việt, đọc là:

- Phát thành lời những điều đã được viết theo đúng trình tự

- Tiếp cận nội dung của một tập hợp kí tự, tiếp nhận nội dung của mộttập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào kí hiệu

- Thu lấy thông tin từ một thiết bị nhớ của máy tính (đĩa từ)

- Hiểu thấu bằng cách nhìn vào những biểu hiện bề ngoài (qua ánh mắtđọc được cảm xúc)

Để hình thành được khả năng đọc của con người cần trải qua quá trìnhlâu dài để hoàn thiện cả về mặt thể chất lẫn kĩ năng T.G.Egorop chia việchình thành kĩ năng đọc thành 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Phân tích

Khi bắt đầu bước vào lớp 1 trẻ được học vần, đây chính là việc phântích các chữ cái và đọc từng tiếng theo các âm

- Giai đoạn 2: Tổng hợp (còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành cấutrúc chỉnh thể của hành động) Sang lớp 2, lớp 3 học sinh có khả năng tri giáctoàn bộ từ, phát âm được từ đó, hiểu được ý nghĩa trong cụm từ và câu

- Giai đoạn 3: Tự động hóa Đây là giai đoạn mà người đọc không quan

Trang 31

tâm tới ý nghĩa của từng chữ riêng lẻ, chủ yếu là nội dung, cấu trúc, chủ đề…của câu hoặc văn bản hay còn gọi là chiếm lĩnh văn bản Giai đoạn này xuấthiện ở học sinh lớp 4, lớp 5.[3]

Những thao tác để hình thành nên khả năng học bao gồm:

- Nhận ra kí hiệu và phát âm tương đương Muốn làm được điều này trẻcần có khả năng tri giác toàn bộ, tri giác đúng về hướng, kích thước, số lượngcủa nét chữ; nhận ra và nhớ lại được thứ tự, cách sắp xếp các nét, phát âm các

âm tương đương

- Nhận ra cách kết hợp các âm thành vần Như vậy, trẻ cần phải tri giác

bố cục, quy tắc sắp xếp đúng thứ tự, cách kết hợp nguyên âm, phụ âm mộtcách rõ ràng, trôi chảy không bị tắc nghẽn

- Biết được cách kết hợp vần thành từ, các từ ghép với nhau thành câu

có ýnghĩa Trẻ phải biết được quy tắc đọc như : đọc từ trái qua phải, từ trênxuống dưới Trẻ biết sử dụng dấu câu để phân tách các ý và khi không phát

âm thành tiếng (đọc thầm) vẫn có khả năng hiểu được nội dung Ngoài ra trẻđịnh hướng trong không gian, thời gian tốt sẽ giúp ích cho quá trình đọc Biếtđiều chỉnh được nhịp thở ổn định sẽ giúp trẻ đọc không bị hụt hơi hoặc bị vấptrong các câu dài, tạo hứng thú đọc tốt [18]

Như vậy, đọc là việc chuyển tải chữ viết sang dạng âm thanh hoặc là

hiểu được nội dung văn bản thông qua việc nhận biết, phân biệt những kí hiệuchữ viết Quá trình đọc là một quá trình phức tạp, để hình thành được kĩ năngđọc được trải qua các giai đoạn nhất định: phân tích, tổng hợp, tư động hóa.Bên cạnh đó, có những thao tác hình thành khả năng đọc như: nhận ra kí hiệu

và phát âm tương đương, biết cách kết hợp các âm thành vần, biết kết hợp vầnthành từ Không những thế, nhà giáo dục giúp trẻ cần phải nắm bắt được cácquy tắc đọc từ đó mới hoàn thiện được quá trình đọc của trẻ

1.3.1.4 Khái niệm viết

Trang 32

Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, viết là:

- Vạch những đường nét tạo thành chữ

- Viết chữ là ghi nội dung muốn nói đã được sắp xếp (viết báo, viết sách)

Viết chữ thực chất là quá trình mã hóa các âm vào hệ thống tín hiệu thịgiác Khả năng viết của cá nhân bao gồm cả khả năng đọc, đồng thời có cácthao tác (cử động của bàn tay), khả năng phân tích hệ thống các kí hiệu ghi

âm đã được công nhận Ngoài ra còn có sự phân tích và tổng hợp các âm theonhững trật tự quy tắc đã được mã hóa vào các kí hiệu thị giác Đây là hànhđộng có ý thức, không phải là sự bắt chước đơn thuần trong thực tiễn, bởi vìtrẻ phải biết phân tích các âm theo quy tắc thực tiễn

Về cơ chế của việc viết, ban đầu hình ảnh của chữ viết sẽ được trẻ tiếpthu qua mắt nhìn, từ đó được chuyển lên trung khu viết ở vỏ não Khi truyềnlên, mắt sơ bộ phân tích hình ảnh về chữ viết to, nhỏ, màu sắc, hướng viết nétchữ Ở vỏ não sẽ diễn ra sự phối hợp chặt chẽ giữa hai trung khu nói và viết,phát lệnh cho các cơ và xương tay thi hành

Viết được thể hiện chủ yếu bằng các hoạt động cơ bắp của bàn tay vàngón tay với công cụ và vật liệu để viết (bút, giấy, mực, phấn…).E.N.Socolova viết: “Việc học cách viết dựa trên quy luật chuyển động củabàn tay để viết là: đưa ngòi bút mạnh về phía người và động tác đưa nét lên làhai động tác chung chủ yếu khi viết chữ cái tiếng Nga” Nhận xét này hoàntoàn đúng với tiếng Việt Động tác kéo về phía người hoặc đưa lên có thể tạo

ra các nét phối hợp phức tạp khác Các động tác chuyển động bàn tay viết phùhợp với trình tự thể hiện các nét chữ, trình tự liên kết các nét chữ, nghĩa là cógiai đoạn bắt đầu, kéo dài và kết thúc một chữ cái hoặc một sự liên kết cácchữ cái Do đó, để viết được chữ cần phải có sự kết hợp quy trình thể hiện cácnét chữ với quy trình chuyển động của bàn tay Biết viết phải trải qua quátrình rèn luyện lâu dài Trẻ chỉ có thể viết được khi có sự phối hợp đồng bộ

Trang 33

giữa nhiều bộ phận của cơ thể.[3]

Hoạt động viết chữ ở trẻ bị chi phối bởi các yếu tố cảm xúc – tâm lí.Đối với trẻ, việc “viết” ra những con chữ là một phát minh Quá trình lĩnh hội

và thể hiện chữ viết ở trẻ sẽ diễnra rất nhanh nếu trẻ đến với chữ viết bằngmột tâm lí vui vẻ, phấn khởi và mong đợi Trẻ rất vui khi được tiếp xúc vớithế giới các con chữ và viết được một chữ - M.Goocky gọi là “yếu tố bùng nổtâm lí”, đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt nhưng cũng rất hồn nhiên, sinhđộng khi trẻ tiếp cận với việc viết chữ.[3]

Khả năng viết chữ của mỗi cá nhân bao gồm các yếu tố sau:

- Có thao tác cần thiết: trẻ viết được các chữ cái không nhìn vào mẫucần nhớ lại được định hướng chung về hình thái, kích thước, số nét và hướngđưa nét chữ, nhìn nhận toàn bộ chữ Khi cầm bút phải thả lỏng cổ tay, các cơngón tay không bị co cứng, có sự linh hoạt mềm dẻo để đưa các nét chữ đúngkích thước, khởi động và ngừng đúng lúc

- Trẻ phải tri giác toàn bộ, tạo bố cục từ trái qua phải các chữ theo đúngtrình tự, xác định được mỗi chữ cái trên dòng kẻ

- Trẻ cần hiểu được một kí hiệu trên trang giấy tương ứng với một âmtiết trong lời nói, nhớ lại được hình thái kích thước của kí hiệu đó

- Ngoài ra trẻ còn có khả năng nghe người khác đọc, hiểu được nghĩa

và tái hiện lại [18]

Như vậy, trẻ có thể biết viết khi đã đạt tới một trình độ nhất định về

mặt trí tuệ cũng như vận động Cụ thể là, trẻ có khả năng định hướng trongkhông gian, thời gian, khả năng ghi nhớ có chủ định; thuận dùng một tay tráihoặc phải; tri giác bằng mắt, tai một cách chính xác; biết cách phân tích vànhớ lại được những tri giác ấy Đây là một số kĩ năng cơ bản để trẻ có thể họcviết một cách thuận lợi ở trường phổ thông

1.3.1.4 Khái niệm khả năng tiền đọc viết

Trang 34

Khả năng biết đọc, biết viết là một yếu tố vô cùng quan trọng trongnăng lực của mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nó là cơ sở quantrọng để học sinh lĩnh hội tri thức, trưởng thành trong học vấn và kinh nghiệmsống Trường mầm non không có nhiệm vụ dạy trẻ đọc viết nhưng phải chuẩn

bị những khả năng tiền đọc viết cho trẻ Công việc này được tiến hành suốtgiai đoạn tuổi mầm non, đặc biệt giai đoạn 5 -6 tuổi

Marie Clay nhà giáo dục người New Zealand vào năm 1996 đã đưa rathuật ngữ "khả năng tiền đọc viết" để mô tả hành vi của trẻ nhỏ khi chúng sửdụng sách và các tài liệu dụng cụ đọc viết để bắt chước các hoạt động đọc viếtmặc dù trẻ thực sự không thể đọc và viết theo cách thông thường Tiền đọcviết không phải là một số kĩ năng cô lập mà là một tập hợp các kĩ năng củaquy trình phát triển mà trẻ coi đó như là một phương tiện để đạt được mụctiêu đọc viết Theo Sulzby khả năng tiền đọc viết được coi là những hành viđọc viết xuất hiện trước tiên làm nền tảng cho phát triển thành khả năng đọcviết thông thường [34]

Khái niệm về khả năng tiền đọc viết còn được nhà tâm lí giáo dục họcKatheleee A, tạp chí Young children 8/2003 định nghĩa là "đọc – viết đượcxuất hiện ban đầu ở trẻ, trẻ được phát triển trong sự phát triển của ngôn ngữnói, qua giao tiếp và trò chuyện " Khả năng tiềnđọc viết được coi là sự cốgắng thể hiện đầu tiên của một đứa trẻ để tạo ra và sử dụng chữ viết theochiều hướng có ý nghĩa

Học thuyết của Piaget và Vugotxki đều đề cập đến vấn đề tiền đọc viết

và giúp cho việc giải thích các khái niệm nhận thức đã được hình thành ở trẻ.Theo Piaget tiền đọc viết là khả năng đọc viết được thể hiện ra ở một chừngmực nào đó, trẻ xây dựng những ý tưởng của mình để có thể đọc viết khichúng tham gia một cách tích cực vào những hoạt động có liên quan đến đọcviết Theo Vugotxki khả năng tiền đọc viết của trẻ cũng được phát triển dựa

Trang 35

theo những hành vi mẫu và được người lớn hỗ trợ thông qua việc khuyếnkhích trẻ thay đổi và chọn lọc những ý tưởng của bản thân để làm cho nó phùhợp với quan điểm thông thường.[34]

Một nhóm học giả trường Michigan, Hoa kì đã nhận định "Tiền đọcviết bao gồm các kĩ năng, kiến thức, thái độ và tiền chất phát triển để đọc vàviết " Họ cho rằng, khả năng tiền đọc viết bao gồm ít nhất hai lĩnh vực rõnét: các kĩ năng từ trong ra ngoài và các kĩ năng từ ngoài vào trong Những kĩnăng từ ngoài vào trong được liên kết với những khía cạnh của môi trườngđọc – viết của trẻ em với một cách đặc thù và có thể can thiệp để nâng caokhả năng tiền đọc viết của chúng với các biện pháp tác động phù hợp sẽ dẫnđến thành công.[34]

Như vậy, các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận rằng khả năng tiền đọc viết

là khả năng khởi đầu cho việc đọc và viết trước khi trẻ có thể đọc và viết mộtcách thực thụ Nó được coi như là sự cố gắng nỗ lực đầu tiên của đứa trẻtrong việc thực hiện những hành vi đọc viết Khả năng tiền đọc viết là nềntảng quan trọng cho sự phát triển các năng lực học tập của trẻ sau này, giúptrẻ có nhiều thuận lợi hơn trong lĩnh hội các kiến thức đặc trưng về đọc viết

1.3.1.5 Thúc đẩy khả năng tiền đọc viết

Theo từ điển tiếng việt của Nguyễn Lân "thúc đẩy"có nghĩa là kích thích

tiến lên, đi lên

Thúc đẩy khả năng tiền đọc viết là một quá trình sư phạm kích thíchnhững năng lực có liên quan đến đọc viết ban đầu của trẻ, kích thích nhữngnăng lực nhận thức, kĩ năng, thái độ có liên quan tới hoạt động đọc viết đượcxuất hiện ban đầu ở mỗi con người Qua đó trẻ sẽ có cơ hội biết đọc, biết viếtmột cách nhanh chóng hiệu quả

Thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 -6 tuổi cụ thể là chúng ta kíchthích trẻ hình thành và phát triển một số kiến thức và kĩ năng đa dạng, cần

Trang 36

thiết chuẩn bị cho việc đọc và viết như nhận ra những biểu tượng kí hiệu chữcái; hiểu các câu truyện kể có cấu trúc; biết kể, đọc truyện tranh một cách códiễn cảm và cảm thụ được nội dung cốt truyện; hiểu được chức năng của ngônngữ viết là truyền đạt thông tin; biết sử dụng các quy ước đọc viết thôngthường Nếu trẻ không được khuyến khích và có những biện pháp giáo dụcthúc đẩy những kĩ năng này thì khi bước vào lớp 1 cho dù trẻ được dạy dỗ bàibản đến đâu đi chăng nữa, việc trở thành người biết đọc, biết viết sẽ gặp rấtnhiều khó khăn.

1.3.2 Đặc điểm quá trình hình thành khả năng tiền đọc viết của trẻ 5 – 6 tuổi

Theo Holdaway (1986) quá trình trẻ có khả năng đọc viết thường qua 4giai đoạn Thứ nhất là quan sát những hành vi biết đọc, biết viết của ngườixung quanh Thứ 2, là cộng tác với người tương tác với trẻ, người đó se độngviên khuyến khích giúp đỡ khi trẻ cần Thứ 3, là giai đoạn thực hành Đây làgiai đoạn quan trọng, trẻ được trải nghiệm thực tế những gì chúng biết, đượchọc cùng với kinh nghiệm của bản thân mà không có sự hỗ trợ của người lớn.Thứ 4, là trình diễn đây là giai đoạn trẻ nói về những gì mà chúng đã học, làmđược và tìm được sự đồng tình tán thưởng của người lớn.[20]

Khả năng tiền đọc viết được diễn ra trong giai đoạn giữa thời kì mớisinh và thời kì trẻ bắt đầu lĩnh hội việc dạy học bao gồm học về đọc viết vàchữ in khi đến trường phổ thông Khả năng tiền đọc viết là nền tảng quantrọng cho sự phát triển các năng lực học tập sau này của trẻ, giúp trẻ có nhiềuthuận lợi hơn trong việc lĩnh hội các kiến thức đặc trưng về đọc viết Pháttriển khả năng tiền đọc viết bắt đầu từ giai đoạn rất sớm trong sự phát triểncủa trẻ nhỏ Ban đầu chỉ là những biểu hiện về nhận thức hành vi tưởngchừng không có liên quan, chẳng hạn em bé sơ sinh có thể chơi với quyểnsách bằng cách gặm hay làm nhàu cuốn sách; một em bé tuổi nhà trẻ muốn

Trang 37

được mẹ đọc đi đọc lại một cuốn truyện mà bé yêu thích hay một em bé mẫugiáo có thể đọc một câu truyện bằng trí nhớ của mình hay bằng sự gợi ý củanhững bức tranh…đến những đường viết nguyệch ngoạc, xem xét và phảnứng lại với tất cả chữ in trong mọi tình huống, sự thích thú với những chữ in,nhận biết những ý nghĩa và chỉ ra được những logo, những biển hiệu khác ởlớp học, trên đường phố, nơi công cộng…rồi nhận ra tên gọi của một vài chữcái là những ví dụ của khả năng tiền đọc viết là bộ phận quan trọng của sựphát triển đọc viết của trẻ sau này [34]

Ở giai đoạn này trẻ biết tên gọi, công cụ và cách sử dụng những vậtdụng xung quanh bằng việc tự khám phá hay học hỏi từ người lớn Trong đósách được trẻ rất chú ý, trẻ học cách lật giở từng trang để khám phá nội dungbên trong Sách có nhiều hình vẽ đa dạng về màu sắc luôn thu hút được sựquan tâm của trẻ Trẻ có thể kể lại câu truyện trong sách một cách chính xác

do được nghe cô giáo kể nhiều lần Thậm trí trẻ có thể nhìn vào tranh và kể lạitruyện nhưng chủ yếu là do trẻ nhớ và tưởng tượng và kể lại chứ chưa có khảnăng đọc thực sự Qua đó mà trẻ nhận thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữnói và ngôn ngữ viết và ý nghĩa của chữ viết là dùng để truyền đạt thông tin

Đến thời kì mẫu giáo lớn khả năng tiền đọc viết phát triển mạnh Trẻbiết được mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, trẻ nhận biết chữ viết bằng cáchnhìn vào hình ảnh mà chúng đã biết sau đó quan sát đến chữ minh họa phíadưới Trẻ thích thú khi được hành động như người lớn, trẻ thấy người lớn viết

và bắt chước theo, đầu tiên chỉ là những nét nguệch ngoạc dần dần nét chữ trởnên hoàn chỉnh, chính xác hơn nhờ luyện tập của bản thân và sự hướng dẫncủa người lớn Trẻ bắt đầu từ chỗ bắt chước một cách không có ý thức hànhđộng của người lớn tới việc sáng tạo Chúng có thể vẽ phác, ghép chữ, saochép thậm trí là sáng tác ra những dạng chữ cái của riêng trẻ Trẻ nhận ra têncác chữ cái trong các từ cụ thể vì vậy trẻ biết được cấu tạo của từ, ý nghĩa của

Trang 38

từ đó Ngoài ra trẻ còn có khả năng đọc lại những thông tin tự mình viết rahoặc của người khác…Ngoài ra trẻ đã có thể các kĩ năng làm việc với sách

vở, cách cầm và điều khiển bút nếu được giáo viên chú ý phát triển

1.3.3 Nhiệm vụ cần thúc đẩy khả năng tiền đọc viết trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi

*Nhiệm vụ cần thúc đẩy khả năng tiền đọc

Đọc là một quá trình phức tạp Việc đọc phải được chuẩn bị qua mộtthời gian dài về thể chất, tri giác, nhận thức, xúc cảm/tình cảm và môi trường/kinh nghiệm Mục tiêu của tiền đọc gồm:

- Phát triển hứng thú đến việc học

- Hiểu biết mối liên quan giữa lời nói và chữ viết

- Nhận biết tên chữ cái

- Phát triển vốn từ thị giác

- Phát triển khả năng định hướng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới

- Hiểu các thuật ngữ chỉ dẫn [40]

Hứng thú đến việc đọc:Trẻ bắt đầu hứng thú đến việc đọc khi chúng

nghe và quan sát người khác đọc một cách say mê Chúng còn phát biểu hứngthú khi chúng hiểu rằng có thể biết nhiều hoặc tạo ra cái gì đó từ việc giải mãđược chữ viết

Mối liên quan giữa lời nói và chữ viết:Trước khi trẻ học đọc chúng cần

phải hiểu mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết Khi được nghe đọc sách nhiềulần và thấy những lời nói ra được ghi lại trên tranh vẽ của trẻ, trong các câutruyện của trẻ, trên tờ giấy to trên tường để biết rằng chữ viết có ý nghĩa; giữalời nói và chữ viết có liên quan đến nhau

Phát triển vốn từ thị giác:Để có thể đọc được trẻ cần phải được luyện

tập các từ thị giác Trẻ nhận biết các từ khi nhìn thấy chúng Khi nhìn thấycác chữ viết xung quanh trẻ bắt đầu trở nên có hứng thú muốn biết những chữ

đó nói cái gì hoặc đánh vần chúng như thế nào Khi nhận ra các nhãn mắc ởcác đồ vật quen thuộc hoặc các biểu hiện khi chúng đi dạo chơi ở trẻ phát

Trang 39

triển vốn từ thị giác Giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo vốn từ thị giác của trẻ đượchình thành Những từ có nghĩa đối với trẻ có thể được viết lên tấm thẻ và trẻ

sử dụng chúng theo những cách khác nhau Trẻ có thể viết các từ, sử dụngcon dấu chữ cái để in chữ hoặc tạo ra chữ viết bằng đất nặn Nếu từ có ýnghĩa đối với trẻ và trẻ có cơ hội thực hành bằng một số cách chúng có thểnhận ra từ đó khi lại nhìn thấy

Nhận biết tên chữ cái:Biết tên chữ cái không có nghĩa là trẻ không gặp

khó khăn khi học đọc thường thường trẻ trở nên hứng thú với các chữ cái khichúng tự đặt tên cho các chữ cái Chẳng hạn, khi viết tên trẻ lên giấy, bắt đầuđánh vần tên của trẻ, khi trẻ nhận ra các biển hiệu nhãn mác và các từ ở xungquanh, yêu cầu trẻ tìm chữ cái như thế trong tên của mình hoặc tạo ra một chữ

cụ thể Chữ cái bằng bìa, chữ cái trên các khối xây dưng…là phương tiện hữuích cho trẻ thao tác, phân loại, xếp trình tự và nói về các chữ cái Khi trẻ chơivới các chữ cái sẽ chỉ ra các chữ cái giống nhau và học tên chữ cái

Phát triển định hướng từ trái qua phải, từ trên xuống dưới

Trước khi trẻ có thể đọc được chúng cần phải nhận ra các chữ viết nốitiếp nhau như thế nào trên trang giấy Trẻ cần biết rằng khi đọc cần phải bắtđầu phía trên tờ giấy Trẻ biết được điều đó dần dần khi chúng quan sát ngườilớn đọc Trẻ cần nhiều trải nghiệm với chữ viết trước khi trẻ nhận ra chữ viếtđược viết như thế nào

Nhận biết các thuật ngữ chỉ dẫn: Trẻ nhỏ khi bắt đầu làm quen với

việc đọc thường không phân biệt được giữa từ và chữ cái Trẻ thường khôngbiết âm bắt đầu và âm kết thúc được thể hiện trong từ Trẻ có xu hướng cảmnhận các thuật ngữ chỉ dẫn và cần nhiều ví dụ để kiểm nghiệm ý nghĩa củachúng Các thuật ngữ như "từ", "âm","câu","sau" hoặc bảng chữ cái được chỉ

ra từ thời gian này đến thời gian khác chính xác có nghĩa là gì trong mối quan

hệ với việc đọc

Cung cấp môi trường chữ viết phong phú

Trang 40

Đọc cũng như nói cần có thời gian để phát triển Trẻ chỉ dần dần bắtđầu nhận thức về chữ viết trong môi trường và nó cần thời gian để kếtnốivềsự liên quan giữa những gì được viết và những gì trẻ đã tiếp cận được.Cần tạo các trải nghiệm ngôn ngữ cho trẻ Quá trình này được gọi là tiếp cậntrải nghiệm đối với việc học đọc Cách tiếp cận này là một công nghệ, nó sửdụng ngôn ngữ nói như là tài liệu đối với việc dạy học và nó dựa trên cơ sởhọc thuyết cho rằng trẻ học đọc tốt nhất các từ và các cấu trúc có ý nghĩa đặcbiệt đối với cá nhân trẻ.[40]

*Nhiệm vụ cần thúc đẩy khả năng tiền viết

Đối với trẻ mẫu giáo viết là một phần kinh nghiệm ngôn ngữ trọn vẹn

và được hoàn thiện bởi nhiềuhoạt động của cơ nhỏ được kiểm soát Viết bắtđầu đầu tiên khi trẻ thích thú tạo ra các nét của mình và tiếp tục là một phầntrải nghiệm hàng ngày của trẻ Khi trẻ thể hiện hứng thú viết, vạch lên giấybằng bút chì, bút mực, bút màu, trẻ đã có sẵn một số kinh nghiệm tạo ra cácvòng tròn và nét thẳng và cả hai loại nét được kết hợp trong chữ viết như trẻnhìn thấy khi học đọc

Biểu tượng ban đầu của trẻ về chữ viết Trẻ hiểu rằng con người sửdụng ngôn ngữ viết để biểu đạt thông tin, ý nghĩ, cảm xúc và để giao tiếp; Trẻ

có ý thức và nhu cầu sử dụng các kí hiệu chữ viết để giao tiếp về biểu đạt suynghĩ, cảm xúc của bản thân; Nhận biết và sử dụng các dấu hiệu gợi ý để đoánnghĩa của ngôn ngữ viết, nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của sách vàvăn bản; Có thái độ tích cực đối với sách qua việc lật giở trang sách và giữgìn sách cẩn thận Có hành vi đọc viết ban đầu như cầm sách và các tài liệuviết đúng chiều, đọc và viết từ trên xuống dưới, từ trái qua phải

Các kĩ năng điều khiển và hiểu biết cần thiết để trẻ có thể tiếp cận vớiviệc viết:

- Các kĩ năng điều khiển và sự phối hợp các nhóm cơ nhỏ; kĩ năng phốihợp mắt và tay

- Kĩ năng cầm bút, kĩ năng vẽ những hình cơ bản

Ngày đăng: 20/05/2019, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w