1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề phát triển khả năng sang tao trong hoạt động tao hinh

71 4,7K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 416 KB

Nội dung

sáng tạo, phát triển tình yêu với cái đẹp, thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượngphong phú của trẻ.Trên cơ sở tiếp thu chuyên đề “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em trong hoạt động t

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nềnmóng đầu riên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam đầuthế kỉ XXI, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcnhư: chủ động, thích ứng, sáng tạo và hợp tác Một trong những mục tiêu giáodục trẻ mẫu giáo là phát triển một số giá trị, nét tính cách phẩm chất và năng lựcnhư mạnh dạn, tự tin, tự lực sáng tạo, linh hoạt, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hợptác…tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị tốt cho trẻvào học lớp một và các bậc học sau có kết quả Cùng với sự phát triển của xã hộitrong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp giáo dục mầmnon đòi hỏi có những hướng đi nhất định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,thực hiện mục tiêu GDMN đã đề ra Một trong những nhân tố quyết định đến chấtlượng giáo dục mầm non là tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầmnon

Trong số các hoạt động của trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là một hoạtđộng thể hiện rất rõ các đặc điểm sự phát triển tâm lý, sự sáng tạo và trí tưởngtượng của trẻ Đây là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ Với sự phongphú của các thể loại như vẽ, nặn, , chắp ghép, xếp dán …,hoạt động tạo hình giúpcho trẻ mẫu giáo không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xungquanh mà còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩa của bảnthân Những sản phẩm nghệ thuật của trẻ rất ngây thơ và “trẻ con”, nhưng trongcái non nớt ấy là cả sự tưởng tượng diệu kỳ, tự do tìm kiếm, thử nghiệm và nhờ

đó mà thoả mãn những nhu cầu khám phá cái chưa biết, nhu cầu tạo ra cái đẹpđang không ngừng nảy sinh và phát triển ở trẻ Chính vì vậy, hoạt động tạo hình

là mảnh đất mầu mỡ để ươm mầm và nẩy nở những mầm mống đầu tiên của tính

Trang 2

sáng tạo, phát triển tình yêu với cái đẹp, thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượngphong phú của trẻ.

Trên cơ sở tiếp thu chuyên đề “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ em

trong hoạt động tạo hình.” cùng với việc tìm hiểu các tài liệu và thực tiễn việc

tổ chức hoạt động tạo hình ở một số trường mầm non thành phốThanh Hóa, từ đó

có thể đưa ra một số kết luận về những phương pháp tổ chức giáo dục nhằm pháttriển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ Từ tìm hiểu về lí luận vàthực tiễn em đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻtrong hoạt động tạo hình, những cách thức và tiêu chuẩn cần thiết để đánh giá khảnăng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non

Trong giới hạn của bài điều kiện em xin trình bày một số vấn đề như sau:

1 Phân tích về lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ởtrường mầm non nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ

2 Đánh giá hình thức, phương thức và hiệu quả của việc phát triển khả năng sángtạo của trẻ ở trường mầm non

3 Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạtđộng tạo hình ở trường mầm non

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO TRONG TẠO HÌNH CỦA TRẺ EM

1 Lý luận về hoạt động tạo hình của trẻ em lứa tuổi mầm non

1.1 Khái niệm hoạt động tạo hình

Trong Từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê đã giải thích tạo hình là tạo racác hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối

Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằmđạt được một mục đích nhất định trong đời sống xã hội

Từ hai khái niệm trên, tác giả Nguyễn Thị Yến Phương trong luận án tiến sĩcủa mình đã đưa ra khái niệm “Hoạt động tạo hình” như sau:

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sángtạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đócon người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quyluật của cái đẹp, gửi gắm vào đó tình cảm và tâm hồn người nghệ sĩ

1.2 Đặc điểm của hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật mà bản chất của nó là sángtạo ra cái đẹp Đây cũng là hoạt động chỉ có trong xã hội loài người, nó đượctruyền từ đời này sang đời khác như một bản năng vốn có của con người Hoạtđộng tạo hình luôn phát triển cùng sự phát triển của xã hội loài người nhằm thỏamãn những nhu cầu về cái đẹp của con người trên hai lĩnh vực: - Đưa cái đẹpvào cuộc sống

- Tạo ra các tác phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ đồng thời nâng caochất lượng cuộc sống của con người

Trang 4

Hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo đặc biệt vì trong đó conngười không chỉ phản ánh thế giới xung quanh mà còn thể hiện cả thái độ với thếgiới đó, tức là nó mang cái nhìn chủ quan, độc đáo của riêng người sáng tác Hoạtđộng tạo hình không chỉ nhằm thể hiện, trình bày những cái xảy ra mà nó còn chútrọng tới cái tất yếu xảy ra Thông qua hoạt động tạo hình, con người phản ánhthế giới không phải bằng khái niệm, quy luật, định luật mà bằng các hình tượngnghệ thuật: đường nét, màu sắc, hình khối, mối tương quan tỷ lệ…

1.3 Vai trò của hoạt động tạo hình trong đời sống nói chung và trong đời sống của trẻ em nói riêng

1.3.1 Vai trò của hoạt động tạo hình trong đời sống của con người

* Hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức

Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hìnhtượng Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đốitượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình thành về các đối tượng đó, từ đó xâydựng các biểu tượng, hình tượng Từ đó, khẳng định hoạt động tạo hình là mộttrong những hoạt động tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ

Trong quá trình tri giác các đối tượng miêu tả, các tính chất, các thuộc tínhcủa các sự vật hiện tượng như màu sắc, hình dạng, kích thước, tỷ lệ,…được trẻtích cực ghi nhận, đối chiếu với các chuẩn mực cảm giác mà trẻ đã biết, để tiếp

đó được trẻ phân loại, bổ sung và hình thành những biểu tượng, dần dần đếnnhững hình tượng mang tính nghệ thuật Qúa trình này đòi hỏi hoạt động nỗ lựccác thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa…

Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩncảm giác, tri giác, màu, kích thước, hình khối, tỷ lệ… Nhờ quá trình quan sát đốitượng miêu tả mà trẻ thường xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìmhiểu, khám phá những điều chưa biết về các sự vật hiện tượng Từ đó, trẻ tích lũy

Trang 5

được một lượng lớn các thông tin hình ảnh cùng những hiểu biết về các sự vật,hiện tượng trong cuộc sống xung quanh Chính trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc vềcác đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng mà trẻ có dịp nắm biết về cácmối quan hệ có tính chất quy luật của mọi vật trong thế giới xung quanh.

Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốnbiểu tượng đã tích lũy được để “ nhào nặn ”, “ chế biến ” thành những hình tượngmới Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động tạo hình làm cho các biểutượng được hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới, bổ sung

và trở thành phong phú hơn Như vậy là, chính nhờ hoạt động tạo hình mà hiểubiết của trẻ về thế giới xung quanh luôn được tăng lên, ngày càng trở nên giàu cóhơn cả về lượng lẫn về chất

Quá trình vẽ, nặn, xếp dán, thiết kế chắp ghép đòi hỏi trẻ phải luôn tìmhiểu, khám phá, phát hiện ra tính chất của các loại vật liệu cũng như khả năng tạohình, khả năng tạo ra sức truyền cảm của chúng Trong quá trình tạo hình trẻđược lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu như những công cụlao động của con người Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển trítuệ và nhân cách

* Hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kỹ nănggiao tiếp xã hội

Hoạt động tạo hình có một vai trò lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻnhỏ Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩnmực thẩm mỹ - đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm tronggiao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hộiqua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả

Quá trình tạo hình của trẻ mầm non thường và có thể được tổ chức như mộthoạt động cùng nhau tạo nên sản phẩm chung Sự tương tác, hợp tác trong các

Trang 6

đức như: tính kiên trì, thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vượt khó đểđạt mục đích, thói quen biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc

và điều hòa giữa lợi ích chung với lợi ích của cá nhân Hoạt động tạo hình chính

là môi trường lý tưởng để hình thành ở trẻ ý thức lao động, hình thành hứng thú,lòng yêu lao động và thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động, với người laođộng

* Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

Ở lứa tuổi mầm non, các nhà giáo dục có thể thông qua rất nhiều các hoạtđộng như: hoạt động vui chơi, hoạt động âm nhạc, hoạt động văn học, làm quenvới toán…nhằm giúp cho trẻ biết cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, trong laođộng, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và biết tự sáng tạo ra cái đẹp trongcuộc sống của mình Trong đó, hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động

có ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt độngtạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, trigiác thẩm mỹ: việc quan sát, tìm hiểu các sự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra cácđặc điểm thẩm mỹ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc…), nhận ra được những nét độcđáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả

Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả lànhững yếu tố kích thích sự xuất hiện những rung động, những xúc cảm thẩm mỹ(cảm xúc về vẻ đẹp của hình, màu, nhịp điệu, vẻ cân đối, hài hòa…) Từ các xúccảm thẩm mỹ mà hình thành nên những tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ,giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật Sựphối hợp của khả năng tri giác thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ với yếu tố tình cảmthẩm mỹ với thái độ thẩm mỹ sẽ làm cho quá trình tiếp xúc, quan sát, tìm hiểucác đối tượng miêu tả trong tạo hình thực sự trở thành môt quá trình cảm thụthẩm mỹ

Trang 7

Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình (vẽ, nặn, xếp hình, xé, dán…) làđiều kiện thuận lợi cho trẻ vận dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tíchlũy được để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hìnhcủa trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệthuật Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trựcquan ( đường nét, hình dạng, màu sắc) sẽ làm cho cảm xúc thẩm mỹ của trẻ ngàycàng trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càngphong phú hơn.

* Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất của trẻ

Hoạt động tạo hình cũng có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển thể chấtcủa trẻ Những giờ hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ, trong bầu khôngkhí thoải mái sinh động sẽ tạo cho trẻ niềm vui sướng Chính sự vui vẻ, phấn khởinày tác động rất tích cực tới hoạt động của tim mạch, điều hòa hoạt động của hệthần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể Mặt khác, nhờ có hoạt độngtạo hình mà kỹ năng vận động tinh của trẻ ngày càng trở nên thuần thục và tinhkhéo hơn, góp phần rèn luyện sự vận động và phối hợp các cơ nhỏ của bàn tay,ngón tay Ngoài ra, hoạt động tạo hình còn được ví như những biện pháp tâm lí trịliệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và điều trị cho những trẻ emkhuyết tật, những trẻ em mắc một số bệnh có nguồn gốc tinh thần

* Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ bước vào trườngphổ thông

Hoạt động tạo hình chính là một môi trường, một phương tiện để hìnhthành ở trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập trong trường phổ thông.Trong hoạt động tạo hình, trẻ được bối dưỡng khả năng độc lập tổ chức một quátrình hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn để tạo nên các sản phẩm vật thể

Hoạt động tạo hình giúp hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và

Trang 8

một vốn kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kỹ thuật để giúp trẻnhanh chóng làm quen với các môn học mới mẻ ở trường phổ thông.

Hoạt động tạo hình giúp phát triển khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạtđộng của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, từ

đó giúp cho việc học viết ở trường phổ thông sẽ đạt kết quả tốt Hoạt động tạohình góp phần chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ bước vào trường phổ thông

Tóm lại, hoạt động tạo hình có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triểntoàn diện nhân cách trẻ Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phải làm sao để

tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả, mang lại những giá trị quý báu chonhững mầm non tương lai

1.4 Hoạt động tạo hình của trẻ em lứa tuổi mầm non

1.4.1 Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ em lứa tuổi mầm non

Hoạt động tạo hình là hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nó cũng như các hoạtđộng sáng tạo nghệ thuật khác như: Âm nhạc, văn thơ, kịch, điện ảnh… đều lànhững hoạt động sáng tạo tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa xãhội Hoạt động tạo hình là một loại hoạt động sáng tạo đặc biệt trong đó conngười không chỉ nhận thức được cái đẹp của thế giới xung quanh mà còn cải tạo

nó theo quy luật của cái đẹp

Tạo hình là một loại nghệ thuật rất hấp dẫn đối với trẻ em Có thể nóikhông có em nhỏ nào lại không thích ngắm nhìn những bức tranh , những đồ chơiđẹp Đặc biệt trẻ thích tự mình vẽ, nặn, xé dán ra những con người, con vật haynhững đồ vật, khung cảnh mà mình thích Chúng ta thường hay bắt gặp những

“hoạ sĩ” tí hon say sưa ngồi vẽ hàng giờ đồng hồ Chúng vẽ la liệt ở khắp mọi nơitrên giấy, trên bảng, trên sàn và bằng các phương tiện: phấn, que, bút than, bútchì, bút mực

Trang 9

Hoạt động tạo hình của trẻ lứa tuổi mẫu giáo bao gồm: các loại hình hoạtđộng như: vẽ, nặn, xé dán, làm mô hình Những hoạt động này đã tạo cho trẻxem xét sự vật mà mình định thể hiện và nghiên cứu sự vật một cách tỉ mỉ là qúatrình trẻ phản ánh những ấn tượng từ cuộc sống xung quanh cùng những suynghĩ, tình cảm của trẻ bằng các chất liệu nghệ thuật khác nhau, các phương tiệnkhác nhau thông qua hiện tượng mang tính nghệ thuật Nhưng hoạt động tạo hìnhcủa trẻ mẫu giáo chưa phải là hoạt động sáng tạo thực thụ, nó không nhằm mụcđích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo thế giới hiện thực mà kếtquả lớn nhất của nó là sự biến đổi, phát triển chính bản thân chủ thể hoạt động.

Cũng như hoạt động ngôn ngữ, mối quan tâm chính của hoạt động tạo hìnhcủa trẻ tập chung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chưa phải là giá trị nghệ thuậtthực sự của tác phẩm Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới người xem mà chỉ cốgắng truyền đạt suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình trước những gì được miêu tảbằng con mặt tạo hình của trẻ thơ Khi quan sát quá trình tạo hình của trẻ trên tiếthọc chúng ta thấy nếu không diễn tả thành công bằng hình tượng tạo hình về đốitượng miêu tả thì trẻ sẽ tích cực bù đắp bằng âm thanh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ…bên cạnh đó do sự chú tâm vào ý tưởng tạo hình mà trẻ thường hài lòng vớinhững hình vẽ, sơ đồ đơn giản

Hoạt động tạo hình mang tính sáng tạo rất cao, trong hoạt động này không nhữngbao gồm việc sử dụng các vật thể sẵn có mà còn bao gồm cả việc làm ra cái gì đómới mẻ, bao gồm cả sự chế tạo ra một sản phẩm nhất định như bức vẽ, nặn…bằng cách thực hiện dự kiến nảy ra trong óc đứa trẻ Mặc dù hoạt động tạo hìnhcủa trẻ mẫu giáo còn rất đơn giản và không hoàn hảo, song trong đó đang nảysinh mầm mống của những nét đặc trưng sau này sẽ phát triển hơn nữa trong hìnhthức cao hơn của hoạt động con người, đang phát triển khả năng hình dung trướcđược cái gì cần phải làm và xuất hiện nguyện vọng sáng tạo cái mới

Trang 10

Tóm lại, hoạt động tạo hình của trẻ em lứa tuổi mầm non cũng là một hoạtđộng sáng tạo nghệ thuật nhưng nó không nhằm mục đích tạo ra những sản phẩmphục vụ xã hội, cải tạo hiên thực Mục đích lớn nhất của nó là tạo ra sự biến đổi,phát triển của chính bản thân các em.

1.4.2 Các phương tiện biểu cảm trong hoạt động tạo hình của trẻ MN

Mỗi loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng, nếu như ngôn ngữ của âmthanh là giai điệu, tiết tấu, ngôn ngữ văn học là những câu văn, câu thơ giàu cảmxúc mang tính biểu cảm thì ngôn ngữ của hoạt động tạo hình là đường nét, hìnhkhối, màu sắc, bố cục…

Hình thức được thể hiện qua ngôn ngữ của hội hoạ, một tác phẩm có hìnhthức thể hiện tốt là tác phẩm được hoạ sỹ sử dụng ngôn ngữ hội hoạ một cáchsáng tạo, thể hiện được nội dung của chủ đề, tạo cho tác phẩm một bố cục đẹp có

sự kết hợp phong phú hài hoà giữa hình mảng đậm nhạt, đường nét, màu sắc thuhút người xem Phương tiện biểu cảm mà trẻ sử dụng trong hoạt động sáng tạonghệ thuật tạo hình bao gồm:

Đường nét, hình dạng: Đường nét, hình dạng là những dấu hiệu đầu tiêngiúp trẻ nhận ra và hiểu được mối liên hệ giữa vật thật và hình ảnh biểu đạt nó.Đường nét cũng chính là những kí hiệu, quy ước để biểu hiện hình dáng của conngười, đồ vật và tình cảm của người vẽ

Khác với người hoạ sĩ khi dựng hình họ luôn suy tính lựa chọn từng yếu tốcẩn thận để tạo nên hình tượng Còn trẻ mẫu giáo lại thường tạo nên hình tượng

từ những chi tiết ngẫu nhiên nào đó mà chúng liên hệ từ những đường nét, hìnhthù méo mó, lộn xộn rồi bổ sung, làm cho đối tượng miêu tả của mình đầy đủ hơnbằng các âm thanh, lời nói, thái độ rồi các tên gọi…

Các hình vẽ ban đầu của trẻ thường gồm các đường nét ban đầu rời rạc,đơn giản mang tính khái quát Dần dần các đường nét hình thù được dính kết mộtcách có chủ định và cùng với sự tăng lên của vốn hiểu biết hình vẽ sẽ phức tạp

Trang 11

dần lên bởi sự bổ sung các chi tiết đường nét thể hiện ở sự liên kết hợp lí của cácyếu tố vào một chỉnh thể chọn vẹn tương đối chính xác, ở tính mềm mại, liên tụccủa các đường nét tạo nên dáng vẻ sinh động thể hiện trạng thái vận động của sựvật cũng như suy nghĩ, thái độ và tình cảm của trẻ.

Màu sắc: Màu sắc là phương tiện biểu cảm gây ấn tượng mạnh trong nghệthuật hội hoạ nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói riêng nhất là đối với kiểu tư duytrực quan hình tượng như trẻ mẫu giáo

Bố cục: Bố cục là sự sắp xếp các hình mảng đậm nhạt, màu sắc một cáchcân đối hợp lí trên khuôn khổ của giấy vẽ, thể hiện được nội dung và ý đồ của cáctác giả Trong những bức vẽ vad cắt dán các hình hay nặn các con vật, đồ vật trẻmấu gíáo không sao chụp cách sắp xếp không gian như trong thực tế mà luôn tìmcách bố trí hình ảnh của các sự vật trong phạm vi tờ giấy cho phù hợp với nộidung mà chúng suy nghĩ

Tóm lại, để hoạt động tạo hình một cách có kết quả đòi hỏi không chỉ hiểubiết về đường nét, hình dạng, màu sắc mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc sửdụng các phương pháp, biện pháp của giáo viên và sự lựa chọn góc độ nhìn vàkhả năng và khả năng cảm nhận của trẻ, vẻ đẹp của thế giới xung quanh, đồngthời vào khả năng tưởng tượng sáng tạo biến đổi hình tượng và xúc cảm của trẻtrên cơ sở tính linh hoạt, thành thạo của các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình

2 Sự phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non

2.1 Khái niệm sáng tạo

“Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến tiến bộ khoa học kĩthuật mà còn đến toàn bộ xã hội nói chung, và dân tộc nào biết nhận ra nhân cáchsáng tạo một cách tốt nhất , biết phát huy phát triển họ và biết tạo ra một cách tốt

Trang 12

Do đó ,tính sáng tạo được coi như một phẩm chất quan trọng không thể thiếuđược của người lao động mới

Sáng tạo là một vấn đề được các nhà khoa học ở nhiều nước và nhiều lĩnh vựcquan tâm nghiên cứu ở thế giới có các nhà tâm lí như: P.A Rudich, X.L.Rubinstein, M,Vecgâmor… Ở Việt Nam có một số tên tuổi như: Nguyễn Huy Tú,Đức Uy, GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn, …

Quan điểm duy tâm thì “sự sáng tạo là trạng thái tâm linh quyến rũ”(Platon) Thuyết phân tâm học của S.Freud cho rằng bản năng, đặc biệt là bảnnăng tình dục là nguyên nhân, động lực của mọi hoạt động con người kể cả hoạtđộng sáng tạo Các quan điểm này đều hoàn toàn sai lầm vì không nhìn thấy đượcbản chất cũng như hoạt động tích cực của con người trong quá trình sáng tạo

Quan điểm Macxit thì “tất cả các sức mạnh tinh thần của con người, kể cảnhững tưởng tượng cũng như trình độ điêu luyện có được trong học tập và trongthực tiễn cần có thể thực hiện ý định sáng tạo đều tham gia quá trình sáng tạo.”Các khả năng hoạt động sáng tại là tuỳ thuộc vào các quan hệ xã hội

L.X.Vưgotxki trong cuốn “Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu niên”

có đưa ra quan niệm: Chúng ta gọi hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt động nàocủa con người tạo ra được một cái gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy làmột vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảmchỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người

Theo Từ điển Tiếng Việt: Nói đến sáng tạo là nói đến việc làm ra cái mớichưa ai làm, hoặc là việc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó

Trong cuốn khơi dậy tiềm năng sáng tạo của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chorằng: sáng tạo có nghĩa là tìm ra cái mới không bị gò bó và phụ thuộc vào cái cósẵn Như óc sáng tạo, áp dụng có sáng tạo kinh gnhiệm của người nước ngoài

Nhìn chung tất cả những quan điểm của các nhà nghiên cứu đã trình bày ởtrên về sáng tạo đều nhấn mạnh đến cái mới và ý nghĩa xã hội của sản phẩm sáng

Trang 13

tạo Tuy mỗi tác giả phân tích vấn đề theo một hướng khác nhau, mặc dù có nhiềuđiểm khác biệt, song hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt độngsáng tạo, sản phẩm sáng tạo đối với sự phát triển con người và xã hội Hay nóicách khác sáng tạo là tạo ra cái mới - đó là quá trình con người vận dụng nhữngkinh nghiệm của bản thân, độc lập đưa ra những ý tưởng mới lạ hoặc cải tạo vàbiến đổi những sản phẩm có sẵn để tạo ra những sản phẩm mới nhằm phục vụcho lợi ích chính đáng của bản thân và xã hội

2.2 Ý nghĩa của hoạt động sáng tạo

Sáng tạo là một vấn đề rất quan trọng, không có sáng tạo xã hội không phát

triển được, cho nên có nhiều quan niệm cho rằng “Sáng tạo là cuộc sống, cuộc

sống là sáng tạo”

Sáng tạo là cơ chế của sự phát triển xã hội và cũng là sản phẩm của sựphát triển đó Sáng tạo tạo ra sự phát triển của xã hội và sự phát triển này đượcbiểu hiện trong mỗi con người, trong hoạt động của con người và xã hội nóichung Hoạt động sáng tạo có ý nghĩa to lớn đối với mỗi con người, nó tạo ra sựbiến đổi các chức năng tâm lý như: khả năng tư duy, tưởng tượng, trí nhớ Đó lànhững chức năng tâm lý cơ bản của con người, tạo ra trạng thái tâm lý tích cực ,làm cho con người tìm cách tiến lên, nó giúp cho sự phát triển nhân cách của conngười đặc biệt là với trẻ em (nhân cách trẻ em chưa được phát triển một cách toàndiện)

Như vậy, hoạt động sáng tạo không chỉ ảnh hưởng tích cực đến nhân cách

của mỗi cá nhân mà nó còn là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển, “Xã hội nào

thúc đẩy được sự sáng tạo của con người càng nhiều thì xã hội đó phát triển càng mạnh"

Trang 14

2.3 Đặc điểm khả năng sáng tạo của trẻ em

Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn Sángtạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bềnvững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi Sự sáng tạo của trẻ emlại khác, thường bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không cótính chủ đích Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tìnhhuống và thường kém bền vững

Thực tiễn đã cho chúng ta thấy rằng sự sáng tạo dễ xuất hiện ở trẻ và đơngiản hơn người lớn nghĩ rất nhiều Trẻ 2 - 3 tuổi nghe người lớn nói một điều gì

đó, sau đó nó ứng dụng phù hợp với một ngữ cảnh, biết “cải biến” hoặc “cắtmay” cho phù hợp với tình huống để đạt mục đích đã được các nhà nghiên cứutâm lý trẻ em coi là hành vi sáng tạo Sự sáng tạo của trẻ trải dài trên một phổhành vi từ đơn giản đến phức tạp

Nhiều người quá hào phóng với hình phạt, chê bai trẻ và tiết kiệm quá đángnhững lời khen, sự khuyến khích Điều này làm mất đi chất xúc tác kỳ diệu nuôidưỡng hành vi sáng tạo ở trẻ

Người lớn không yêu cầu cao, không giao cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi

sự mạo hiểm, sáng tạo Điều này dẫn đến hệ quả là, làm trẻ có nguy cơ thiếu hụt

sự trải nghiệm cần thiết, ngăn trở trẻ nỗ lực tìm kiếm các giải pháp sáng tạo

Nhiều khi người lớn vì sợ trẻ gặp nguy hiểm mà vô tình ngăn cản nhữnghành vi mạo hiểm cần thiết… để rèn luyện bản lĩnh sáng tạo cho trẻ làm chúngmất cơ hội để trải nghiệm, trở nên thụ động và kém tự tin

Như vậy, có thể chính người lớn với những cách suy nghĩ, ứng xử khônghợp lý, có gốc rễ từ yếu tố tâm lý, văn hoá, lịch sử xã hội… là nguyên nhân chínhđang ngăn cản sự phát triển tính sáng tạo của trẻ

Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên, có cách làm việc tự do, không cần ghi nhớ,

Trang 15

chỉ còn lại những yếu tố rời rạc thì óc tưởng tượng sẽ móc ghép theo cách riêng,thế là có sáng tạo Sáng tác của trẻ ít khi nghiền ngẫm lâu về tác phẩm của mình,phần lớn trẻ sáng tác liền một mạch Trẻ giải quyết nhu cầu sáng tạo của mìnhnhanh chóng và triệt để những tình cảm đang tràn ngập trong lòng trẻ Qua đó, tathấy trẻ em ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò,trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh Vì vậy đây là giai đoạn tối

ưu, là giai đoạn vàng để hình thành và phát triển sự sáng tạo cho trẻ

Mọi trẻ em đều tiểm ẩn năng lực sáng tạo, nhưng sáng tạo của trẻ emkhông giống với sáng tạo của người lớn, sự sáng tạo chính là khi trẻ bắt đầu táitạo , bắt chước mô phỏng một điều gì đó và thường không có tính chủ đích Sựsáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tính huống và thường kémbền vững

Sự sáng tạo của trẻ em bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu có trước, một nhucầu cấp bách tự nhiên và là điều kiện tồn tại của trẻ Trẻ không bao giờ sáng tạocái gì nó chưa biết, không hiểu và không có hứng thú

Sáng tạo của trẻ không mang tính chất tổng hợp các lĩnh vực trí tuệ, tình cảm,

ý chí và đặc biệt là tưởng tượng, sáng tạo Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên, có cáchlàm việc tự do, không cần thuật nhớ, không cần bắt chước, bất kì chỗ nào thiếu trínhớ, những kỉ niệm bị rạn nứt chỉ còn lại yếu tô rời rạc thì óc tưởng tượng sẽ mócghép theo cách riêng Thế là sáng tạo

Chúng ta thấy rằng, so với người lớn thì tri thức và kinh nghiệm của trẻ còn ít, trítưởng tượng nghèo nàn, hứng thú đơn giản hơn, Nhưng do sự dễ dãi, sự mộc mạccủa trí tưởng tượng nên trẻ sống trong thế giới tưởng tượng và tin vào sản phẩmcủa tưởng tượng nhiều hơn Trẻ có thể thể hiện bất cứ một tưởng tượng nào củamình thành những hình tượng và hành động sinh động

Khi sáng tác trẻ ít nghiền ngẫm lâu về tác phẩm của mình, phần lớn trẻ sáng

Trang 16

để những tình cảm tràn ngập trong lòng của nó Sản phẩm sáng tạo của trẻ có thểkhông sáng tạo nhưng ưu thế là chúng được nảy sinh trong quá trình sáng tạo củatrẻ.

Tầm nhìn và thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế nên hầu như trẻ chưabiết phân tích các mối liên hệ khác nhau các sáng tác của chúng còn mang tínhước lệ và rất ngây thơ Song ở trẻ mẫu giáo đã mang trong mình những mầmmống sáng tạo nhất định

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập cảm xúc, phát triển trí tò mò, trí tưởngtượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, làmảnh đất mầu mỡ nhất để gieo “mầm” sáng tạo

2.4 Hoạt động tạo hình và sự phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ

2.4.1 Nguồn gốc sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình của trẻ em

* Một số thành phần tâm lí cơ bản trong hoạt động tạo hình của trẻ em: Cóbốn yếu tố quan trọng: Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng

-Vưgotxki coi tri giác là quá trình quan trọng ban đầu, là nền tảng hỗ trợcho hoạt động tư duy Tri giác trong tạo hình:

Nhìn: Bằng mắt nhưng khác bình thường Nhìn bình thường là quá trìnhnắm bắt các đặc điểm của sự vật, hiện tượng Nhìn trong tạo hình là quá trình liênquan chặt chẽ đến xúc cảm, tình cảm, cái nhìn thẩm mĩ Cái nhìn trong tạo hình làcái nhìn hình tượng: Vừa phân tích tỏng hợp để tìm ra cái bản chất vừa tìm ra mốiliên hệ giữa các bộ phận trong chỉnh thể, vừa phát hiện ra caí độc đáo, thú vị

Cảm xúc: là nền tảng để chủ thể tiến hành các hoạt động nghệ thuật, xúccảm tình cảm không phải tự nhiên mà có mà nó phải nảy sinh trong hoàn cảnh vachạm, đối diện với thực tiễn Nó kích thích tính tích cực của tư duy

Trang 17

Tưởng tượng: Là quá trình xây dựng hình ảnh mới có mục đích và khá tíchcực tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật đôi khi khó phân biệt được hoặckhông chủ định vì nó bị dẫn dắt bởi cảm xúc

* Cơ sở của sự hình thành khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình củatrẻ em

Nhìn chung, sự sáng tạo xuất hiện từ rất sớm, sáng tạo mang tính nghệthuật của trẻ em là phổ biến và đơn giản Tuy nhiên có nhiều quan điểm khácnhau, trong đó nói nhiều đến quan điểm: Coi cội nguồn, cơ sở để hình thành khảnăng sáng tạo xuất hiện từ bên trong (bẩm sinh) Do đó không thể điều khiểnđược, không nên can thiệp Cơ sở của sự sáng tạo là cuộc sống và nền văn hoánghệ thuật xung quanh trẻ, có 2 quan điểm:

- Có thể chỉ là môi trường sư phạm, môi trường nghệ thuật người ta tạo racho trẻ

- Chú trọng những tác động trực tiếp tới trẻ (chú trọng tới những phươngpháp tác động )

Tóm lại, trong cơ sở, nguồn gốc của sự hình thành sáng tạo của trẻ em có

sự tổng hợp, hoà quyện của nhiều yếu tố: Cơ sở trò chơi, cơ sở hoạt động nghệthuật, hoạt động giao tiếp

2.4.2 Ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo nói chung và sự phát triển khả năng sáng tạo nói riêng

Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và giáo dụcnhân cách cho trẻ Thông qua sản phẩm hoạt động tạo hình, trẻ thể hiện đượcnhững suy nghĩ và đặc điểm tâm lí của bản bản thân, nhà giáo dục sẽ dựa trên cơ

sở phân tích, đánh giá các sản phẩm đó để phân loại được các kiểu nhân cách haykiểu tâm lí của trẻ Hiện nay trên thế giới, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã có

Trang 18

các công trình nghiên cứu về tranh vẽ của trẻ để từ đó đưa ra được những biệnpháp giáo dục nhân cách phù hợp.

Đối với sự phát triển nhận thức và trí tuệ, thông qua các hoạt động cắt, dán,

vẽ, nặn, trẻ hình thành được những thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổnghợp đồng thời phát triển được trí tưởng tượng phong phú của bản thân Tưởngtượng là một trong những thuộc tính tâm lí cơ bản là cơ sở quan trọng cho quátrình sáng tạo

Đối với sự phát triển ngôn ngữ, hoạt động tạo hình là một trong những hoạtđộng không chỉ nâng cao khả năng ngôn ngữ nói mà còn nâng cao ngôn ngữ tạohình cho trẻ Ngôn ngữ tạo hình là một phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng

và có ý nghĩa đặc biệt là đối với những trẻ có xu hướng rụt rè, nhút nhát hay cócác vấn đề khiếm khuyết về ngôn ngữ nói Đồng thời khi diễn đạt nội dung tạohình của sản phẩm mà mình đã tạo ra, vốn ngôn ngữ mạch lạc của trẻ sẽ pháttriển và khả năng sử dụng ngôn ngữ biểu cảm sẽ tăng lên rõ rệt

Đối với sự phát triển xúc cảm tình cảm, hoạt động tạo hình giúp trẻ cóđược những cảm xúc thẩm mỹ rất tích cực Việc làm quen với các tác phẩm nghệthuật giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên, của cuộc sống xung quanhthông qua các đường nét, màu sắc, hình ảnh và mong muốn được tái tạo lại đượcnhững nét đẹp đó thông qua các tác phẩm của mình

Thông qua hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹnăng như: kỹ năng cầm bút, kỹ năng vẽ, kỹ năng nặn xé dán…

Như vậy đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động tạo hình có một vai trò vôcùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ Nhà giáo dục phải nắmđược các đặc điểm phát triển của trẻ để có thể tổ chức các hoạt động tạo hìnhnhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn tâm lí tình cảm

Trang 19

2.4.3 Những cơ sở của sự hình thành khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ em

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nhưng nhìn chung sự sáng tạomang tính chất biểu hiện là phổ biến Các ý kiến này được chia thành 2 quanđiểm lớn:

Quan điểm thứ nhất coi cơ sở, cội nguồn hình thành khả năng sáng tạo làsức mạnh tự sinh từ bên trong như bẩm sinh di truyền, cho nên sự xuất hiện vàkết quả của hoạt động sáng tạo phụ thuộc vào hoạt động tự phát Vì thế, quá trìnhphát triển khả năng sáng tạo của trẻ là quá trình không điều kiển được và khôngcần sự điều khiển của người lớn

Quan điểm thứ hai lại tìm thấy cơ sở nguồn gốc sáng tạo của trẻ em là cuộcsống và nền văn hoá xã hội xung quanh trẻ đặc biệt là điều kiện sư phạm Điềukiện sư phạm được tách ra 2 nhóm: nhóm 1 là tạo môi trường mang tính chấtnghệ thuật và nhóm 2 là chú trọng tác động trực tiếp với những qui trình chặt chẽ

Sau này có nhiều nhà khoa học khác cũng nghiên cứu về khả năng sáng tạocủa trẻ em trong hoạt động tạo hình nhưng đa phần đều đi theo quan điểm thứ 2.Phần lớn các công trình nghiên cứu đều cho rằng cơ sở đầu tiên là sự bắt chướctrong trò chơi Đó là cội nguồn nhưng không phải sự bắt chước nào cũng dẫn đếnsáng tạo

Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, A Lêonchiev cho rằng cần phải tạo

môi trường có sự tác động, “Các nhà giáo dục không nên quên rằng hoạt động

nghệ thuật được bồi dưỡng trên cơ sở động cơ nghệ thuaatjchuws không chỉ là động cơ khoa học”.

Theo ông, cơ sở ban đầu để tạo ra hoạt động sáng tạo cho trẻ đó là sự táitạo tức là tiếp thu văn hóa tạo hình và vận dụng nó Có thể dạy trẻ tái tạo theokhuôn mẫu hay dạy trẻ tái tạo bằng cách tìm hiểu các mẫu có sẵn, song không lặp

Trang 20

lại chúng mà biển đổi linh hoạt để tạo nên hình tượng mới, phương thức hànhđộng mới.

Và ông cho rằng cơ sở của sự sáng tạo không phải nảy sinh trong quá trìnhhọc mà nó hình thành trong quá trình chơi Trong các hình thức chơi có hình thứcchơi mang tính bắt chước nhưng mang tính phát triển đó là trò chơi đóng kịch.Trò chơi đóng kịch không chỉ đơn thuần là sắm vai, thể hiện hình tượng nhân vậtchung chung mà đòi hỏi trẻ phải tưởng tượng, thể hiện hình tượng cụ thể

Trong loại trò chơi không phải thể hiện nội dung trẻ phải quan tâm đếnchất lượng của sự thể hiện vai diễn cụ thể Thể hiện cả nét đặc trưng ngoại hìnhbên ngoài đến cách thể hiện nội tâm, cử chỉ, nét mặt…

Ngoài trò chơi đóng kịch Lêonchiev còn đưa ra 1 loại trò chơi nữa là tròchơi bịa đặt mang tính chất giả tưởng, chơi trong giả tưởng các tình huống tưởngtượng

Chơi không phải là cơ sở duy nhất của sáng tạo nghệ thuật

2.4.4 Mối quan hệ giữa khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình với định hướng giá trị nhân cách của trẻ

Định hướng giá trị nhân cách có vai trò to lớn trong việc con người tiếp thunhững chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, hình thành nên giá trị của mình Địnhhướng giá trị nhân cách cũng ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo thể hiện ở sự nỗlực của cá nhân

Định hướng giá trị nhân cách trong quá trình hoạt động có ý nghĩa là đứatrẻ coi cái gì là có giá trị, cái gì là trẻ quan tâm Khi nghiên cứu tính sáng tạotrong hoạt động tạo hình của trẻ em, người ta thấy rằng có những đứa trẻ đạt hiệuquả cao trong đề tài này, có đứa trẻ đạt hiệu quả cao trong đề tài khác Nếu nộidung của hoạt động tạo hình phù hợp với nội dung của định hướng giá trị nhân

Trang 21

cách ở trẻ thì mọi đứa trẻ sẽ đạt thành tích cao trong hoạt động sáng tạo Cụ thể

có các kiểu giá trị nhân cách:

1 Định hướng giá trị chức năng

2 Định hướng giá trị tuân thủ quy định

3 Định hướng giá trị quan hệ

4 Định hướng giá trị giao tiếp

Ở nhóm trẻ loại 3: Ban đầu trẻ quan tâm đến mối quan hệ giữa người vớingười trong phạm vi xã hội nhỏ của nó và dựa vào nội dung hoạt động tạo hình

có sự quan sát, suy nghĩ và bước đầu thể hiện thông tin bên trong Đồng thờitrong ngôn ngữ nói chúng thường cố gắng chọn những từ chỉ xúc cảm, tình cảm

để đưa ra suy nghĩ riêng của mình, bắt đầu đã có sự bứt phá ra không vi phạmquy định

Ở nhóm trẻ thứ 4: Trẻ thông minh, tương tác, nội tâm phát triển hơn Tranh

vẽ có sự phân hoá ở trình độ cao do chính kinh nghiệm và nhu cầu giá trị cũngnhư hình thức đối với đối tượng giao tiếp, không chỉ là mối quan hệ quảng cáocác hoạt động Nội dung tranh vẽ của trẻ thường có những sự kiện trong cộngđồng, thông tin công cộng, trẻ nghe ngóng nhiều hơn, tiếp thu thông tin nhiều

Trang 22

hơn, vốn từ phong phú hơn và từ ngữ của chúng ban đầu hướng vào giá trị xã hội.

Nó dễ dàng vượt ra những nội dung tạo hình người ta cho trong chương trình

Ở nhóm trẻ thứ 5: Loại này trẻ mầm non không nhiều lắm Nội dung tạohình: Khả năng lựa chọn nội dung của những trẻ này khá phong phú, ở trong đềtài chúng tưởng tượng đã có cái gì đó liên quan đến quá trình tưởng tượng đến thếgiới bên ngoài như chính cuộc phiêu lưu… hình ảnh này chúng được tiếp cận trêntivi, phim hoạt hình, phim khoa học… thậm chí là hiện tượng thiên nhiên Vàkhông phải ai cũng thích những sản phẩm tạo hình của trẻ loại này vì những thứchúng quan tâm đến quá viển vông, lãng mạn Người ta không cho phép vàkhông muốn trẻ con có đặc điểm đó

2.4.5 Một số quan điểm về phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng: Trong hoạt động tạo hìnhcủa trẻ mầm non đều có sự sáng tạo và đó là một hiện tượng xã hội Nhiều nhàkhoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã nghiên cứu về tranh vẽ của trẻ em.Một số đông tác giả cho rằng: Khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ

em không kém người lớn và thậm chí có tác giả còn nói rằng sự sáng tạo này xuấthiện ở mọi trẻ em

Học thuyết của Piagie: Nói về sự phát triển trí tuệ, nhận thức nhưng qua đómầm mống sáng tạo đã phát triển như thế nào? Ông chia các thời kỳ trong sự pháttriển trẻ em:

- Thời kỳ giác động (nhỏ - 2 tuổi)

- Thời kỳ tiền thao tác ( 2 - 7 tuổi)

- Thời kỳ thao tác (7 -11 tuổi)

Vưgotxki: Lý thuyết về vùng phát triển gần Ông khẳng định về sự pháttriển của trẻ em, phát triển khả năng sáng tạo không thể tách rời mối quan hệ với

Trang 23

thế giới xung quanh, xã hội Trẻ có thể tự kiến tạo nên hiểu biết của mình mộtcách rất chủ động, tích cưc, sáng tạo ở trên mức bình thường mang tính đại trà.Mọi sự phát triển trong đó có sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em phảiđược thực hiện thông qua chính hoạt động trong đó vui chơi là hoạt động nềntảng để tạo nên điều đó Sự sáng tạo không thể tự mình trẻ tách ra mà cần có sựtương tác, phối hợp và cùng nhau chia sẻ Chính gợi ý của Vưgotxki đã gợi ý ranhững hoạt động của các nhà sư phạm hiện nay có các phương pháp giáo dục:học cộng tác, học theo dự án nhóm là hình thức học có thể đẩy người học tớivùng phát triển gần nhất.

Theo Kerserrsenschâynhêrơ chúng ta có thể phân chia toàn bộ quá trìnhphát triển sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ làm 4 giai đoạn như sau: Giaiđoạn sơ đồ: Ở giai đoạn này trẻ vẽ những hình sơ đồ về sự vật, không phụ thuộcvào diễn tả giống thật vì giai đoạn này trẻ vẽ theo trí nhớ, vẽ điều mà trẻ biết về

sự vật chứ không phải cái mà trẻ nhìn thấy Ở giai đoạn này trẻ vữ theo trí nhớkhông giống thật, mang tính chất phi lí Ban đầu trẻ vẽ mà không có ý định gì cả,như sau đó trẻ ngắm nghía những đường nét do mình vẽ ra và giải thích thế nàythế kia Nói chung tranh vẽ của trẻ giai đoạn này dường như một sự liệt kê haynói một cách khác là sự kể lại, sự mô tả bằng đồ hoạ về sự vật

Giai đoạn nảy sinh ý thức về hình thức và đường nét: giai đoạn này trẻkhông chỉ liệt kê các dấu hiệu cụ thể của đối tượng được miêu tả mà cả diễn tảnhững tương quan hình thức giữa các bộ phận Tranh của trẻ vừa mang tính chất

sơ đồ vừa xuất hiện mầm mống của cách miêu tả giống hiện thực Hình vẽ của trẻ

ở giai đoạn này không tách biệt với giai đoạn trước nhưng hình vẽ của trẻ đượcđặc trưng bởi số lượng chi tiết nhiều hơn, xếp đặt giống thật hơn

Giai đoạn miêu tả giống thật: Giai đoạn này hình vẽ sơ đồ đã hoàn toànbiến đổi khỏi bức tranh của trẻ

Trang 24

Giai đoạn miêu tả tạo hình những bộ phận riêng biệt: Trong giai đoạn nàytrẻ biết miêu tả đồ vật bằng cách diễn tả ánh sáng và bóng tối, phép phối cảnhxuất hiện.

2.4.5 Các giai đoạn của hoạt động sáng tạo.

Có rất nhiều quan điểm bàn về các giai đoạn của hoạt động sáng tạo

Theo M.A.Block chia quá trình sáng tạo làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn xuất hiện ý đồ, ý tưởng, giả thuyết sáng tạo

- Giai đoạn chứng minh giả thuyết

- Giai đoạn thực hiện

Theo tác giả I.X.Xumbaev chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành cảm hứng, tưởng tượng

- Giai đoạn sắp đặt logic

- Giai đoạn thực hiện ý tưởng

Theo A.N Luck chia làm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn tích luỹ tri thức, kỹ năng cần thiết

- Giai đoạn tập trung, tìm kiếm, bổ sung thông tin

- Giai đoạn nung nấu, thai nghén vấn đề, nhiệm vụ

- Giai đoạn linh cảm

- Giai đoạn kiểm tra

Hiện nay theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thì quá trình sáng tạo được chiathành các giai đoạn như:

- Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn con người tích luỹ tri thức, nhận thức vấn đề,tìm phương tiện phương pháp để giải quyết vấn đề Hoạt động nhận thức là giaiđoạn chủ yếu của giai đoạn này

- Giai đoạn phát sinh: đây là giai đoạn nung nấu, thai nghén vấn đề Nhiều nhàkhoa học cho rằng linh cảm (trức giác) đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn này

Trang 25

tuy nhiên không phải tất cả linh cảm đều đúng Vì vậy sau khi linh cảm xuất hiệnphải kiểm tra lại.

- Giai đoạn phát minh: là kết quả của giai đoạn phát sinh (chủ yếu được thực hiệnbằng trực giác), Ở đây vấn đề bất ngờ được giải quyết và nó được thể hiện mộtcách rõ nét bằng việc giải phóng trạng thái căng thẳng của chủ thể Có thể xemđây là đỉnh điểm của sáng tạo

- Giai đoạn thực hiện ,kiểm tra: Triển khai các bước mà chúng ta đã sắp đặt theođúng trình tự và trên cơ sở đó có thể kiểm tra, đánh giá

3 Giáo dục và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình 3.1 Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

- Khái niệm: Phương pháp là cách thức, con đường, cách thực hiện để đạt

được một mục đích nào đó hoặc để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.

- Yêu cầu: + Phương pháp phải phù hợp với trẻ và phải xây dựng dựa vào

quá trình hoạt động của trẻ

+ Tạo được hứng thú cho trẻ, không áp đặt, gò bó trẻ

+ Phương pháp phải hướng tới đạt được mục đích và nhiệm vụdạy tạo hình cho trẻ

* Phương pháp quan sát

Khái niệm: Phương pháp quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích

cực, được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hoặc tiến hành độc lậpcủa trẻ nhằm giúp trẻ rút ra những nhận xét về đặc điểm, hình dáng, cấu trúc, màusắc của đồ vật, sự vật hiện tượng, con người…

* Cách quan sát:

- Trình tự quan sát: Đi từ bao quát đến chi tiết; từ cái chung, cái lớn, cáitổng thể trước, sau đó mới đến cái riêng, cái chi tiết của từng bộ phận và đối

Trang 26

Sử dụng vật thật:

Dễ gây ấn tượng, dễ thu hút trẻ

Nên chọn vật thật đơn giản về hình dáng, cấu trúc, quan sát từ nhiều phía,chú ý đến tính thẩm mỹ

Không nên SD vật thật là những gì làm mất sự tập trung của trẻ (Con vật và

Cách hướng dẫn của cô:

Trang 27

Dạy trẻ tạo hình dáng đối tượng dựa trên vốn kinh nghiệm, khả năng củatrẻ.

Phát huy tính tích cực của trẻ nên sử dụng các câu hỏi: “Nên bắt đầu vẽcái gì? Tiếp theo vẽ cái gì? ”

Kết luận: Phương pháp quan sát quan trọng đối với HĐTH - cô giáo cần

phát triển ở trẻ năng lực quan sát để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ

* Phương pháp dùng lời

Lời của cô

- Đàm thoại: ĐT là nói và trả lời của cô và trẻ nhằm gợi mở, kiểm tra, củng

cố kiến thức cho trẻ

- Lời nói khi HD trẻ QS, nhận xét phải sinh động, hấp dẫn và gợi cảmxúc Để HD trẻ các kỹ năng, thao tác tạo hình, gợi trí nhớ về biểu tượng đã đượctri giác và lôi cuốn trẻ hứng thú, tập trung vào giờ học

- Lời nói khi làm mẫu phải ngắn gọn, dễ hiểu, gắn liền với thao tác để gây

ấn tượng và lôi cuốn trẻ chú ý về cấu trúc, màu sắc, bố cục…

- Lời nói khi tổ chức đánh giá phải gây được cho trẻ niềm vui sướng, hânhoan chờ đón giờ học sau

- Câu hỏi phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, phải phù hợp vớithông tin và ngữ cảnh, thái độ tình cảm và thao tác hành động để thu hút trẻ chú ý

và tạo xúc cảm thẩm mỹ

Các câu hỏi có thể là:

Câu hỏi để trẻ nói ra những hiểu biết về những điều được nhìn thấy

Câu hỏi gợi lại trí nhớ của trẻ

Câu hỏi gợi cách tạo hình

Lời giải thích giảng giải

Giải thích giảng giải là dùng lời nói để giảng cho trẻ hiểu thật rõ, thật

Trang 28

Lời giảng giải phải luôn được kết hợp với câu hỏi gợi mở đẻ trẻ cùngquan sát và trao đổi với cô, có thể kết hợp với động tác tay của trẻ để giúp trẻhình dung ra cách tạo hình.

Lời của văn học nghệ thuật

Là các tác phẩm văn học nghệ thuật trong đó các đối tượng được miêu tảmột cách sinh động giàu hình ảnh, gợi xúc cảm tích cực đối với trẻ

Lựa chọn các tác phẩm có liên quan đến bài học, đặc biệt các câu đố được

sử dụng nhiều vì đối tượng được miêu tả cô đọng, ngắn gọn kích thích và gâyđược hứng thú để trẻ đoán và tái hiện đối tượng.VD: Quả gì cong cong – Xếpthành một nải – Nải xếp thành buồng – Khi chín vàng thơm – ăn ngon, ngọt lắm.Hay: “…Cái mỏ tí hon – Cái chân bé xíu – Lông vàng mát dịu – Mắt đen sángngời…”

* Phương pháp luyện tập thực hành (là dạng hoạt động mang tính tự do)

* Khái niệm: Là phương pháp HD trẻ thực hành và luyện tập các kỹ năng

tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng cụ tạo hình

Mục đích: Củng cố, bổ sung, mở rộng và làm phong phú biểu tượng, làm

xuất hiện mầm mống sáng tạo, nâng cao khả năng tìm tòi và hình thành thị hiếuthẩm mỹ cho trẻ

Nội dung:

- Luyện tập cho trẻ quan sát, nhận xét, đánh giá

- Luyện tập củng cố kỹ năng tạo hình

- LTập để nâng cao khả năng tìm tòi, để làm xuất hiện cái mới, cái độcđáo

Cách tiến hành:

- Hướng dẫn trẻ thực hành trên các loại tiết

Trang 29

+ Tiết mẫu: Cô làm mẫu từ 1 – 2 lần giúp trẻ nắm được thứ tự cách làm

và kỹ năng tạo hình cần đạt, cần kết hợp với phương pháp dùng lời để hướng dẫnlàm mẫu

+ Tiết đề tài và ý thích: HD trẻ lựa chọn được chủ để miêu tả và thể hiệnxúc cảm, rèn luyện kỹ năng tạo hình

- Hướng dẫn luyện tập

Cô đến với từng trẻ góp ý HD cách làm, cách sắp xếp các bộ phận, chitiết… (MGB: Cho trẻ làm động tác tay không)

Sau giờ học cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm

Trong hoạt động góc và ở mọi lúc mọi nơi gợi ý để trẻ tự lựa chọn vàhoạt động tạo hình theo ý thích nhằm rèn luyện các kỹ năng tạo hình đã được họccho trẻ

* Đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ

Khái niệm: Là phương pháp tổ chức nhận xét đánh giá sản phẩm tạo hình

của trẻ dựa trên yêu cầu của giờ học

Vai trò: Là khâu quan trọng của quá trình dạy trẻ tạo hình và là khâu cuối

cùng của giờ học giúp trẻ thấy được ưu điểm và hạn chế trong cách thể hiện sảnphẩm, tạo tâm thế tích cực tham gia hoạt động lần sau

Khi đánh giá cần phải hiểu trẻ định miêu tả cái gì? sản phẩm thể hiện trẻ

vẽ được cái gì? Muốn miêu tả được điều gì để thấy được cái hay, sự trong sáng,tính độc đáo trong tâm hồn

- Trưng bày sản phẩm: bàn, giá, dây, góc tạo hình

- Tổ chức nhận xét đánh giá:

MGB: Cô cùng trẻ tập đánh giá

MGN, MGL: Trẻ tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn bằng hệ thốngcâu hỏi tại sao? Vì sao? Hoặc được tổ chức dưới hình thức trò chơi

Trang 30

Lời nhận xét của GV phải nhẹ nhàng, tránh phê bình để giúp trẻ nhận rađược ưu nhược điểm của sản phẩm nhắm phát triển khả năng tri giác thẩm mỹ.

*Biện pháp trò chơi

SD nhằm hỗ trợ một cách linh hoạt cho tất cả các phương pháp khác

TC chủ yếu mang tính học tập, các tình huống chủ yếu gây hứng thú , kíchthích các liên tưởng tích cực của trẻ

Các trò chơi có tính chất đóng kịch có tác dụng làm hình thành động cơ,nhu cầu thể hiện và kích thích hoạt động tưởng tượng, hình thành ý đồ sáng tạo,khơi dậy niềm say mê hoạt động tạo hình ở trẻ VD:

Tóm lại: Muốn HĐTH của trẻ đạt được kết quả cao, GV MN cần phải vận

dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy học

3.2 Một số phương pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình

- Tìm kiếm và phát hiện những suy nghĩ mới, kịp thời chia sẻ và phổ biếnkinh nghiệm đó, để cho trẻ biết rằng: mình có thể suy nghĩ bằng nhiều cách khácnhau Trong quá trình tìm kiếm đấy, giáo viên cần chú ý quá trình hoạt động vàphương thức hoạt động sáng tạo chứ không nên chú ý đến sản phẩm

- Tạo niềm tin cho trẻ vào bản thân để giúp trẻ đánh giá được suy nghĩ củamình

Trang 31

- Luôn đặt ra các vấn đề, các tình huống để trẻ tìm ra cách giải quyết Vấn

đề đó, phải tạo cơ hội cho trẻ trao đổi, thảo luận cùng nhau thử nghiệm, kiểm tra,đánh giá các phương án giải quyết

Đưa trẻ vào các tình huống đòi hỏi khả năng phê bình Khi tổ chức các hoạtđộng, phải đặt ra mục đích phải làm nhu thế nào đó để đưa trẻ đến sự so sánh,phân biệt, đánh giá được chất lượng, giá trị của quá trình hoạt động, sản phẩmhoạt động

3.2.2 Một số biện pháp dẫn dắt trẻ đến hoạt động sáng tạo

- Biện pháp 1: Tôn vinh sự sáng tạo của các cá nhân sáng tạo, tuyên truyền

về sáng tạo và các cá nhân sáng tạo trong cộng động của trẻ

Tôn vinh để hình thành hiểu biết về con người, tác phẩm, hình thành xúccảm, tình cảm với các kiểu hoạt động, lao động sáng tạo

- Biện pháp 2: Đánh giá cao sự sáng tạo của trẻ

+ Cho phép trẻ tự do trong suy nghĩ, hành động, lựa chọn

+ Cho trẻ biết tầm quan trọng của sự sáng tạo, mỗi người đều có thể sángtạo, mục đích sự sáng tạo của mọi người trong đời sống xung quanh nó

+ Tập cho trẻ chú ý đến quá trình, cách thức hoạt động của chính mìnhcũng như chính người khác chứ không trông đợi vào kết quả cuối cùng

- Biện pháp 3: Trở thành bạn đồng hành với đứa trẻ

Trong hoạt động nghệ thuật mà đặc biệt là trong hoạt động tạo hình, nêntránh hiện tượng tạo ra một thủ lĩnh, ngay cả trong việc đánh giá, nhận xét trẻcũng không chỉ có những bạn luôn luôn nhất, không nên coi cách của mình làluôn luôn đúng

- Biện pháp 4: Tạo môi trường thuận lợi

Môi trường bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần

Trang 32

+ Môi trường vật chất: khi tạo góc trong hoạt động tạo hình cũng như cáchoạt động khác để phát huy tính sáng tạo cho trẻ việc tạo ra không gian và thờigian là rất quan trọng Để có được thời gian hợp lí, đòi hỏi giáo viên cần phảibình tĩnh và kiên trì để trẻ suy nghĩ Còn không gian, không đòi hỏi quá chặt chẽ,trật tự quá mức trong nghệ thuật

+ Môi trường về mặt tâm lí: Trẻ luôn luôn tự mình lựa chọn, quyết định.Cần động viên, hỗ trợ trẻ để hình thành xúc cảm tích cực cho trẻ

- Biện pháp 5: Tạo dựng và phối hợp nhiều hình thức hoạt động

3.3 Đánh giá khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non

* Mục đích đánh giá

- Cô và trẻ cùng nhau cảm nhận được niềm vui khi được làm việc và thểhiện

- Để cô và trẻ hiểu nhau cũng như giữa trẻ với trẻ

- Trẻ hiểu được chính mình và tự tin trong quá trình hoạt động

- Chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm văn hóa tạo hình cũng như khả năng sángtạo

Trang 33

Tùy theo kinh nghiệm của trẻ, sự tự tin của trẻ mà phối hợp đánh giá củacác lực lượng

* Các khía cạnh đánh giá

Nếu chúng ta đánh giá hoạt động tạo hình hay dùng sản phẩm hoạt độngtạo hình để đánh giá các hoạt động khác thì chúng ta có thể đưa ra sự đánh giá vềmặt trình độ, về năng lực và về giá trị đạt được của sản phẩm

+ Thái độ, hứng thú, biểu hiện của sự hưởng ứng

Biểu hiện sự sáng tạo của trẻ:

- Nắm bắt nhanh các hình ảnh, hình tượng bằng thị giác

- Trí nhớ tốt, phân tích, để lưu giữ hình ảnh lâu bền và có hệ thống

- Trẻ thích xem tranh, “đọc” truyện tranh

Những năng lực này được bộ lộ trong tạo hình là những trẻ:

- Linh lợi, thích khám phá, tìm hiểu, thường đặt ra nhiều thắc mắc

- Có sự lựa chọn đề tài the cách của mình tức là chúng có suy nghĩ độc lập

và không dễ nghe lời cũng như khó tuân thủ những thông lệ

- Trẻ có nhiều sang kiến, hay bịa đặt, tạo ra sự hư cấu và có ve bảo thủ vìchúng thường là “độc nhất vô nhị”

- Sự ngăn nắp trong quá trình làm việc it được trẻ quan tâm, trẻ dễ buồnchán với những trật tự quá nghiêm ngặt

- Sự nhanh trí trong hoạt động

Trang 34

- Sự tương tác giữa trẻ với người xung quanh Trẻ thích hoạt động vớingười lớn tuổi hơn đặc biệt là với người lớn vì họ cung cấp cho trẻ nhiều thôngtin cần thiết, nên đôi khi trẻ sao nhãn với các bạn.

- Trẻ hiểu nhanh hơn những trẻ khác về ý nghĩa của quá trình hoạt động vàkết quả của nó, cho nên trẻ nhanh hơn trong việc tìm ra phương thức tạo nên sảnphẩm của mình

+ Chất lượng sản phẩm tạo hình

- Sự thể hiện bằng các phương tiện biểu cảm (đường nét, màu sắc, tínhnhịp điệu…) chúng ta cần có những hiểu biết về ngôn ngữ tạo hình và khả năngtạo hình của trẻ, chúng ta cần đưa ra các mức độ để đánh giá Qua chất lượng sảnphẩm chúng ta đánh giá phong cách riêng

- Mức độ tương ứng giữa kết quả của sản phẩm tạo hình với nhưngc chuẩnmực nhất định

Tóm lại, khi đánh giá thái độ, năng lực, sản phẩm tạo hình, chúng ta dựavào các tiêu chí sau:

- Sự linh hoạt

- Sự đa dạng

- Sự độc đáo

- Sự tỉ mỉ

Trang 35

2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng nhằm tìm hiểu về phương pháp,biện pháp, hình thức tổ chức hướng dẫn hoạt động tạo hình của giáo viên và kếtquả hoạt động của trẻ nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu

2.2 Vài nét về khách thể và đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 trường mầm non là trường mầm nonSOS Thanh Hóa và trường mầm non Hoa Mai- Thành phố Thanh Hóa

2.3 Nội dung điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra tìm hiểu ở các nội dung sau:

- Thực trạng nội dung chương trình tổ chức hoạt động tạo hình trongchương trình giáo dục mầm non

- Thực trạng quá trình tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính sángtạo cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Ngày đăng: 20/05/2019, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Văn Huyên (2001), Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con gnười Việt Nam trong thế kỷ mới, Viện văn hoá và NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con gnười ViệtNam trong thế kỷ mới
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: NXB Văn hoá – Thông tin
Năm: 2001
3. Michael Michalko (2007), Đột phá sức sáng tạo – Bí mật những thiên tài sáng tạo, NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đột phá sức sáng tạo – Bí mật những thiên tài sángtạo
Tác giả: Michael Michalko
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2007
4. Lê Thanh Thuỷ (1996), Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi, Luận án TS, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo tronghoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi
Tác giả: Lê Thanh Thuỷ
Năm: 1996
5. Lê Thanh Thuỷ (1999), Những Điều kiện nhằm nâng cao khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Điều kiện nhằm nâng cao khả năng sáng tạotrong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo
Tác giả: Lê Thanh Thuỷ
Năm: 1999
6. Lê Thanh Thuỷ (2002), Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em trong hoạt động tạo hình, Tạp chí Giáo dục, Số 22, tháng 2/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em trong hoạtđộng tạo hình
Tác giả: Lê Thanh Thuỷ
Năm: 2002
7. Lê Thanh Thuỷ (2004), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầmnon
Tác giả: Lê Thanh Thuỷ
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2004
8. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học sáng tạo
Tác giả: Đức Uy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
9. Vưgôtxky.L.X (1985), Trí tưởng tượng sáng tạo ở tuổi thiếu nhi, NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trí tưởng tượng sáng tạo ở tuổi thiếu nhi
Tác giả: Vưgôtxky.L.X
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 1985
10. Vưgôtxky.L.X (1995), Tâm lý học nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nghệ thuật
Tác giả: Vưgôtxky.L.X
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w