1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh

10 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 77 KB

Nội dung

Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ học văn: Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là có được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi đối tượng học sinh chủ động tích cực học tập,

Trang 1

Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh

Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn văn không còn nhiều Đa số các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn

và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống Vì sao vậy? Giải pháp nào góp phần tăng thêm sự hứng thú, lôi cuốn đối với người học?

I Đặt vấn đề

Thực trạng

Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn văn không còn nhiều Không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ Qua thực tế, tôi nhận thấy đa số các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống Một phần do chính các em, nhưng một phần cũng là do thiếu chất văn trong giờ văn, hay nói cách khác là chưa tạo được những giờ học thực sự hứng thú lôi cuốn người học

Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách Văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học sinh Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng

Nắm được điểm yếu đó của học sinh, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ để phát huy năng lực chủ động sáng tạo của cá nhân học sinh

II Giải pháp thực hiện

1 Một số hình thức tổ chức nhóm và việc quản lý nhóm học tập:

1.1 Đối với giáo viên:

a Cần nắm quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ:

+ Bước 1: Thành lập nhóm

Cách hình thành nhóm học sinh ở đây rất linh hoạt Tuỳ thuộc vào từng tiết học, phạm vi của vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng đơn vị nhóm có cơ cấu khác nhau Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lí, giới tính và sức học của các

Trang 2

thành viên trong nhóm Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng Nhiệm vụ của nhóm trưởng là đôn đốc các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày; vị trí này không nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung của cả nhóm

+ Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm

Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh cùng trao đổi, tìm tòi, học hỏi lẫn nhau Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh có liên quan đến văn bản sẽ học Đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản (học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình)

+ Bước 3: Kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh

Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian

Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một cá nhân làm việc Mặt khác thông qua quá trình kiểm tra để gợi

mở cho học sinh, hướng vấn đề thảo luận đi vào trọng tâm

+ Bước 4: Báo cáo kết quả:

Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày trên giấy lớn hoặc trình bày miệng Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến

+ Bước 5: Kết luận vấn đề:

Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc

b Quản lí nhóm học tập:

Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí học sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm Trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống

1.2 Đối với học sinh:

Trang 3

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn

Để quá trình hoạt động chung đạt hiệu quả, tất yếu mỗi thành viên cần có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể (phân công nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày phải có sự thay đổi, luân phiên nhau) Để tiết kiệm thời gian, trưởng nhóm phân công mỗi thành viên phụ trách một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất ý kiến, xây dựng phần cấu trúc trình bày của nhóm Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao Với môi trường tập thể - lớp học, học sinh phải luôn hướng đến thái độ hợp tác, trao đổi tích cực

2 Cách tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ:

2.1 Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ học văn:

Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là có được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi đối tượng học sinh chủ động tích cực học tập, một vấn đề đưa ra phải tác động tới nhiều đối tượng học sinh, phải có nhiều học sinh được suy nghĩ và trình bày ra điều mình nghĩ Chính vì vậy trong một tiết học, giáo viên cần suy nghĩ để chọn phần nào, câu hỏi nào dành cho việc hoạt động nhóm, không nên quá lạm dụng hình thức này

sẽ dẫn đến nhàm chán, rơi vào bệnh hình thức Giáo viên cần phải xác định hình thức nhóm

Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:

- Chia nhóm theo số lượng: Quy mô nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao cần đến ít hay nhiều người

+ Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau

+ Nhóm lớn: nhóm theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới

- Chia nhóm theo tính chất:

+ Nhóm ngẫu nhiên: được chia theo một cách ngẫu nhiên, không tính đến đặc điểm của người trong nhóm

+ Nhóm hỗn hợp: gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau (thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc

+ Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa chọn bạn cùng sở thích, có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó tạo thành một nhóm (Giáo viên

Trang 4

thường giao việc cho học sinh thực hiện ở nhà)

Tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi kiến thức bài học, của vấn đề giáo viên đưa ra, vấn đề được chọn để nhóm làm việc nên hướng tới mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần đạt và quy định thời gian làm việc

Nếu vấn đề nhỏ thì chỉ thảo luận trong nhóm nhỏ khoảng 2-3 học sinh (theo từng cặp hoặc theo một bàn học) trong thời gian ngắn

Ví dụ:

* Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận vấn đề : Mị có thái độ gì khi thấy dòng nước mắt rơi trên má A Phủ? ( Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài)

* Hoặc thảo luận về cách dùng một từ, ngữ: Em hiểu “giọt nước mắt vầng trăng” là gì ? Tại sao tác giả không viết cụ thể ra ? (Đàn ghita của Lorca)

- Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhanh, có thể không ghi ra giấy; - Giáo viên gọi 1 đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét

- Giáo viên đúc kết ghi bảng

Nếu vấn đề được thảo luận liên quan đến kiến thức toàn bài thì nhóm có số lượng thành viên và thời gian nhiều hơn (theo 1 hoặc 2 bàn học)

Ví dụ:

* Văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV / AIDS”: Ở phần luyện tập, giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trả lời câu hỏi: - “Vì sao việc phòng chống HIV? AIDS có ý nghĩa quan trong với mọi quốc gia như vậy ?”

* Văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh): - Nêu ý nghĩa 2 khổ thơ đầu Theo em đây có phải là

2 khổ thơ hay nhất trong bài không ?

- Giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận: có thể ghi nội dung ra giấy để trình bày, các nhóm khác nhận xét

- Giáo viên đúc kết nhận xét

Khi chuyển sang phần luyện tập, phần lớn giáo viên cho học sinh về nhà thực hiện vào

vở bài soạn với 1 hoặc 2 câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa hoặc trong sách bài tập Hướng giải quyết của tôi là ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy ở một số văn bản; đó là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phần luyện tập đạt kết quả bằng các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và làm việc theo nhóm (thi đua giữa các nhóm) kích thích hứng thú học tập của học sinh

Ví dụ:

Trang 5

* Giảng văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh - Ngữ văn 11), phần luyện tập tôi đưa ra 6 câu hỏi để củng cố, cách thực hiện:

Có thể chia lớp thành 2 nhóm (theo 2 dãy bàn hoặc theo tổ), tuỳ theo cách sắp xếp dãy bàn trong lớp học và chỉ định linh hoạt của giáo viên Dãy 1 chọn câu hỏi và trả lời, giáo viên đưa đáp án đối chiếu Tiếp theo dãy 2 chọn câu hỏi và trả lời, giáo viên đưa đáp án đối chiếu (nếu đúng cả lớp vỗ tay khen thưởng) Và cứ tiếp tục cho đến hết 6 câu hỏi (6 câu hỏi được liên kết ẩn dưới 6 hình ảnh để các nhóm lựa chọn và trả lời, câu hỏi nào đã chọn sẽ được thoát khỏi màn hình) Cuối cùng giáo viên nhận xét và biểu dương các nhóm

* Dùng hình ảnh để củng cố nội dung bài học (khi ứng dụng công nghệ thông tin), bằng những hình ảnh tĩnh, động liên quan đến nội dung bài học kích thích sự hứng thú của học sinh, tự suy luận nêu vấn đề từ hình ảnh đó

Ví dụ:

- Học văn bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV / AIDS ”(Ngữ văn 12), khi tìm hiểu đến tác hại của căn bệnh HIV / AIDS đối với những người chung quanh nhất là đối với trẻ em, phụ nữ; cho học sinh xem đoạn phim, giáo viên nêu câu hỏi: “Hình ảnh trong đoạn phim gợi cho em những suy nghĩ gì ?” (học sinh thảo luận nhóm để đưa ra những suy nghĩ của mình, được nhóm thống nhất và trình bày trước lớp theo yêu cầu của giáo viên)

- Học văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử - Ngữ văn 11), giáo viên truyền cho học sinh sự cảm thụ và hiểu nội dung, hình thức nghệ thuật của bài thơ dựa vào lợi thế của việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua hình ảnh, đoạn phim tư liệu về sông

Hương, thôn Vĩ Dạ, về những cô gái Huế với vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu

Việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng khẳng định được tính hiệu quả trong dạy học ở trường phổ thông Dùng hình ảnh, âm thanh thông qua phần mềm trình diễn PowerPoint để thiết kế bài giảng làm giàu thêm hoặc cụ thể hoá kiến thức cơ bản sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ (tình cảm, sự hứng thú )

Tổ chức hoạt động nhóm sử dụng phiếu học tập:

Phiếu học tập là một trong những công cụ nhằm tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, kĩ năng, nhiều đối tượng và chữa những lỗi cơ bản, phổ biến Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn những công việc phát cho học sinh yêu cầu tự lực hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết học

Mỗi phiếu học tập giáo viên có thể giao câu hỏi cho học sinh, nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề Điều quan trọng là qua công tác độc lập với phiếu học tập, học sinh được phát triển kĩ năng tư duy, làm tăng hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực

Trang 6

PHIẾU HỌC TẬP

- Tên học sinh trong nhóm:

- Nội dung thảo luận:

- Phần trả lời:

+ Sử dụng phiếu học tập với những câu hỏi trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức vừa học:

* Nhóm tổ chức hoạt động trao đổi, thảo luận: Nếu vấn đề đã được chuẩn bị trước thì nhóm có thể hội ý nhanh để có được sự thống nhất cuối cùng Nếu là vấn đề mới, nhóm

sẽ cùng nhau bàn bạc thảo luận trong thời gian quy định cụ thể của giáo viên Nhóm trưởng điều hành quá trình làm việc của nhóm, cùng nhóm xây dựng đề cương trình bày

* Nhóm trình bày vấn đề: Trong thời gian quy định, nếu nhóm nào đã hoàn thành trước, giáo viên có thể ưu tiên để nhóm trình bày Sau đó có thể gọi bất kì nhóm nào lên trình bày tiếp theo Một thành viên đại diện nhóm trình bày bài viết của nhóm phải kết hợp hài hoà giữa kiến thức và phong cách trình bày, đảm bảo đúng thời gian

* Đóng góp ý kiến: Sau phần trình bày của nhóm, tất cả các thành viên của lớp có quyền đặt câu hỏi phát vấn và nhận xét nhóm bạn Giáo viên cần khuyến khích bằng hình thức thưởng điểm cho những học sinh có những câu hỏi hay và đáp án chính xác;

- Giáo viên đưa đáp án (ở màn hình, ở bảng phụ ) để học sinh đối chiếu;

- Giáo viên đúc kết vấn đề và nhận xét chung

* Đánh giá cho điểm: Giáo viên thu phiếu học tập, đánh giá cho điểm với các yêu cầu: + Kiến thức đầy đủ, khoa học; có liên hệ, mở rộng

+ Phong cách trình bày

+ Thời gian

Qua các bước trên giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ để học sinh tiếp tục phát huy tinh thần học tập, thấy được thiếu sót, rút kinh nghiệm, định hướng để hoạt động lần sau đạt kết quả cao hơn

Thảo luận nhóm với chủ đề cho trước:

Nhóm có thời gian chuẩn bị trước ở nhà (giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm ở tiết trước) Thường là những kiến thức liên quan đến tác giả, phần khái quát văn học, tìm

Trang 7

hiểu một tác phẩm văn học để tiết kiệm được thời gian ở lớp Điều này phải tuỳ từng trường hợp cụ thể

Cách thảo luận nhóm với chủ đề cho trước là phân chia theo nhóm tình bạn, nhóm kinh nghiệm (chỉ là cách gọi tên, đó có thể là nhóm đã được chia để học ở nhà theo địa bàn dân cư) Giáo viên thông báo số lượng người trong nhóm và cùng nhau sưu tầm, tìm hiểu đề tài mà giáo viên đã giao cho nhóm

Ví dụ: Trước khi học đến tác phẩm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du - Ngữ văn 10), giáo viên định hướng giao việc cho học sinh về nhà sưu tầm và tìm hiểu các vấn đề:

+ Tiểu sử, thân thế của Nguyễn Du;

+ Sự nghiệp sáng tác

* Trước khi học bài thơ “Chiều tối” (trích trong tập “Nhật kí trong tù” - Hồ Chí Minh - Ngữ văn 11), để giúp các em tiếp cận hiểu thêm về các bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù”, chắc chắn ở lớp sẽ không có thời gian tìm hiểu nhiều, giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Sưu tầm thêm một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù”;

+ Sưu tầm những bài thơ của Bác về cảnh lao tù

Khi học đến những văn bản này giáo viên khỏi mất thời gian nhiều mà học sinh đã sưu tầm, tìm hiểu ở nhà, giảng đến phần nào giáo viên yêu cầu nhóm đó lên trình bày, có như thế học sinh nhớ và hiểu bài học hơn

3 Kết quả đạt được:

- Giáo viên:

+ Rút ra được những kĩ năng cần thiết trong khi tổ chức và quản lí điều hành hoạt động của nhóm;

+ Biết được đặc điểm của mỗi học sinh, ghi nhận thành tích của học sinh tích cực nhất;

+ Động viên, biểu dương khi các em nói hay, diễn đạt tốt Khuyến khích những học sinh còn rụt rè, tạo cơ hội cho các em đó hoà mình vào trong công việc của nhóm;

+ Tránh phê phán hay phủ nhận ý kiến của học sinh;

+ Giáo viên thực hiện vai trò trợ giúp;

+ Giáo viên tổng kết

Trang 8

- Học sinh:

+ Bằng hoạt động thảo luận trong nhóm nhỏ, nội dung bài học được nắm vững hơn hoàn toàn qua con đường độc lập suy nghĩ và hợp tác hoạt động có cọ xát trong trao đổi, thảo luận với các thành viên khác;

+ Học sinh nắm vững nội dung bài học, vừa bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề của nhóm mình đang làm và của cả nhóm bạn; + Không nản, kiên trì làm cho xong bài tập (có phần thi đua giữa các nhóm);

+ Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học theo cách nói của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem; từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn

III KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài Giáo viên phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng

là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập

Việc dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy phân môn Văn học là một cách thức

để thực hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra, tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có ở mỗi học sinh

Học tập thông qua hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt bởi phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể Từ đó thể hiện tinh thần dạy học tích cực góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp - một yêu cầu mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trí Phải, ngày 6 tháng 4 năm 2013

Người thực hiện

VŨ THỊ THÚY PHƯỢNG

Trang 9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trí Phải, ngày 6 tháng 4 năm 2013

ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến…Sở GD & ĐT Cà Mau……….

- Họ và tên: Vũ Thị Thúy Phượng

- Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn

Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm……2013…… như sau:

1 Tên sáng kiến:

Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh

2 Sự cần thiết ( lý do nghiên cứu ):

Thực tế những năm gần đây học sinh yêu thích môn Ngữ văn không nhiều, thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do cách dạy của giáo viên Người giáo viên phải có giải pháp để làm cho các em yêu thích môn học này Vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp qua đề tài: Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh

3 Nội dung cơ bản của sáng kiến:

Sáng kiến đề cập đến những kinh nghiệm trong Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn.

4 Phạm vi áp dụng:

Áp dụng đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn, và học sinh trung học phổ thông.

5 Hiệu quả đạt được:

Sáng kiến rất có hiệu quả trong việc giúp cho giáo viên chủ nhiệm có những kinh nghiệm quý báu để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Ngữ văn

NGƯỜI ĐĂNG KÝ

VŨ THỊ THÚY PHƯỢNG

Trang 10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trí Phải, ngày 6 tháng 4 năm 2013

BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QỦA SÁNG KIẾN

-Tên sáng kiến: Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.

-Tên cá nhân: Vũ Thị Thúy Phượng.

- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 20 / 8 / 2012 đến ngày: 15 / 5 /2013

1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:

Hiện nay, tình hình học sinh không thích học môn Ngữ văn rất nhiều Với trách nhiệm của một người giáo viên bộ môn mong muốn học sinh của mình yêu thích môn học Ngữ văn, cần có nhiều giải pháp Trong đó hoạt động dạy trên lớp là rất quan trọng, người

nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này.

2 Phạm vi triển khai thực hiện:

Áp dụng đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn, và học sinh trung học phổ thông.

3 Mô tả sáng kiến:

Sáng kiến gồm có ba phần – phần Đặt vấn đề, phần Giải pháp thực hiện, phần Kết luận Người viết dành phần nhiều trong nội dung để trình bày những kinh nghiệm về Thảo luận nhóm để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.

4 Kết quả, hiệu quả mang lại:

Người viết đã áp dụng vào chính những lớp mà mình giảng dạy, và đã đạt được những kết quả

mĩ mãn, như học sinh đã không còn chán học mà hứng thú hơn trong việc học môn Ngữ văn.

5 Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:

Sáng kiến này có thể áp dụng đối với giáo viên bộ môn Ngữ văn và hoc sinh để khơi dậy lòng say mê học tập và giúp các em hứng thú hơn với môn học này.

Ý KIẾN XÁC NHẬN NGƯỜI BÁO CÁO

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

VŨ THỊ THÚY PHƯỢNG

Ngày đăng: 29/12/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w