Bằng chứng rõ ràng: là bằng chứng chứng tỏ rằng tàu, thiết bị của tàu hoặc thuyền viên trên tàu không thực sự thỏa mãn các yêu cầu của Công ước tương ứng hoặc thuyền viên và thuyền trưở
Trang 1KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CẢNG BIỂN
Câu 1: Trình bày các định nghĩa về Chứng cứ rõ ràng, Khiếm khuyết, Lưu giữ, Kiểm tra, Kiểm tra chi tiết?
1 Bằng chứng rõ ràng: là bằng chứng chứng tỏ rằng tàu, thiết bị của tàu hoặc thuyền
viên trên tàu không thực sự thỏa mãn các yêu cầu của Công ước tương ứng hoặc thuyền viên và thuyền trưởng không quen với các quy trình quan trọng trên tàu liên quan đến an toàn tàu, ngăn ngừa ô nhiễm
2 Khiếm khuyết: là tình trạng kỹ thuật, vận hành của tàu biển, GCN và hồ sơ của tàu
biển, bố trí định biên và thuyền viên không tuân thủ quy định của điều ước quốc tế về
an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà Việt Nam là thành viên được phát hiện trong quá trình kiểm tra tàu biển
3 Lưu giữ tàu biển là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển không cho phép tàu
biển rời cảng khi phát hiện các khiếm khuyết nghiêm trọng của tàu biển và yêu cầu thuyền trưởng khắc phục trước khi cho phép tàu biển rời cảng
4 Kiểm tra ban đầu là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển lên tàu biển kiểm
tra thực tế tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị, thuyền viên, các Giấy chứng nhận và các tài liệu có liên quan của tàu biển
5 Kiểm tra chi tiết là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra tàu biển khi
có các bằng chứng rõ ràng như đã nêu ở trên để khẳng định rằng tàu, thiết bị và thuyền viên trên tàu không thực sự thỏa mãn với các đặc tính ghi trong các giấy chứng nhận
Câu 2: Trình bày các định nghĩa về Thanh tra viên của Chính phủ, Tổ chức được công nhận, Đình chỉ hoạt động, Tàu dưới tiêu chuẩn, Giấy chứng nhận?
1 Thanh tra viên của chính quyền cảng (PSCO): Người được cơ quan có thẩm
quyền của Thành viên Công ước tương ứng ủy quyền hoàn toàn để tiến hành những kiểm tra của chính quyền cảng và chịu trách nhiệm cá nhân đối với Thành viên đó
- Theo Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định: Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển (hay còn gọi là thanh tra viên của chính quyền cảng – PSCO) là công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam được cấp Thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để thực hiện việc kiểm tra các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải,
Trang 2phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải trên tàu biển nước ngoài neo, đậu trong vùng nước cảng biển của Việt Nam
2 Tổ chức được công nhận: Tổ chức thỏa mãn các điều kiệu được nêu tại Nghị quyết
A.739(18), sửa đổi bởi Nghị quyết MSC.208(81) và đã được Chính quyền hành chính của quốc gia tàu treo cờ ủy quyền để thực hiện các dịch vụ đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cần thiết cho tàu biển mang cờ của quốc gia mình
3 Đình chỉ hoạt động: Hình thức cấm một tàu tiếp tục hoạt động vì đã có một hoặc
nhiều khiếm khuyết, đơn lẻ hoặc tổng hợp, mà nếu tàu tiếp tục khai thác sẽ rất nguy hiểm
4 Tàu dưới tiêu chuẩn: là tàu biển có thân vỏ, máy móc, trang thiết bị, quy trình vận
hành, khai thác hoặc thuyền viên dưới tiêu chuẩn của công ước có liên quan, bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau:
a) Thiếu trang thiết bị theo quy định của công ước;
b) Trang thiết bị bố trí không tuân thủ theo quy định của công ước;
c) Tàu biển hoặc trang thiết bị hư hỏng nghiêm trọng do bảo dưỡng không đúng quy định;
d) Thuyền viên vận hành trang thiết bị không phù hợp với quy trình khai thác cơ bản; đ) Định biên không phù hợp hoặc thuyền viên có Giấy chứng nhận không phù hợp
5 Giấy chứng nhận có hiệu lực: là GCN được cấp trực tiếp bởi một quốc gia thành
viên của Công ước hoặc bởi một tổ chức được công nhận do thành viên của Công ước
ủy quyền, bao gồm các ngày chính xác và có hiệu lực, thỏa mãn các yêu cầu của Công ước liên quan và phù hợp với các đặc trưng của tàu biển, thuyền viên, trang thiết bị tàu
Câu 3: Trình bày vai trò và nhiệm vụ của PSC? (40Đ)
Tất cả các quốc gia đều có quyền kiểm tra những con tàu treo cờ nước ngoài khi chúng vào cảng của mình, để đảm bảo rằng những con tàu đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của IMO/ILO về an toàn và bảo vệ môi trường Và hoạt động kiểm tra này được gọi là Kiểm tra Nhà nước Cảng biển – PSC
Kiểm tra Nhà nước Cảng biển: Là việc một thanh tra viên được ủy quyền hợp
pháp bởi Chính phủ của Quốc gia có cảng (PSCO) thực hiện thanh tra đối với một
Trang 3con tàu nước ngoài Nhằm xác minh xem con tàu đó có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu/tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế hay không Nếu cần thiết thì sẽ thực thi các biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng con tàu đó đáp ứng các yêu cầu/tiêu chuẩn theo
Công ước Quốc tế
Việc Kiểm tra Nhà nước Cảng biển này nhằm làm tăng cường hơn nữa vai trò của
các quốc gia treo cờ, mục tiêu chính là cải thiện điều kiện an toàn tàu và loại bỏ
những tàu không đủ tiêu chuẩn (đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải), đồng thời ngăn ngừa việc tàu làm ô nhiễm môi trường
Kiểm tra Nhà nước cảng biển được dùng như một công cụ cho bất kì quốc gia nào để:
- Kiểm soát tiêu chuẩn an toàn;
- Bảo vệ lãnh thổ của họ trước các nguy cơ về mất an toàn và ô nhiêm môi trường;
- Không cho các tàu dưới tiêu chuẩn vào vùng biển của họ
Để đảm bảo sự thống nhất trong thủ tục và tiêu chuẩn kiểm tra, cũng như để giải quyết triệt để các khiếm khuyết (tránh tình trạng tạo ra “nơi trú ẩn” cho các tàu dưới tiêu chuẩn), tại một số khu vực trên thế giới các quốc gia đã thành lập tổ chức Kiểm soát của chính quyền cảng theo khu vực và ký kết “Bản ghi nhớ về kiểm soát của Chính quyền cảng”
“Bản ghi nhớ về kiểm soát của Chính quyền cảng” được thỏa thuận nhằm thiết lập các quy định về:
- Đào tạo các thanh tra viên;
- Thủ tục kiểm tra;
- Thỏa thuận chung về các bằng chứng rõ ràng để lưu giữ tàu;
- Hệ thống dữ liệu để trao đổi thông tin về các tàu được kiểm tra, số tàu phải được kiểm tra ở mỗi quốc gia so với số tàu ghé vào
PSC bao gồm việc thực hiện sự thực hiện kiểm tra đối với con tàu khi nó ghé vào cảng của quốc gia cảng biển về một số phương diện khác nhau như: đáp ứng các tiêu chuẩn
an toàn sinh mạng và tài sản trên tàu, ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, điều kiện sinh hoạt và làm việc trên tàu
Câu 4: Nêu các Nghị quyết, quy định của IMO, ILO làm cơ sở pháp lý để PSC kiểm tra tàu?
Trang 4Theo Thông tư 07/2018/TT – BGTVT quy định về việc Kiểm tra tàu biển được áp dụng các quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bao gồm:
1 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS) và sửa đổi; Nghị
định thư 1988 liên quan đến Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi (SOLAS Protocol 1988);
2 Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 (LOADLINES); Nghị định thư 1988 liên quan
đến Công ước quốc tế về mạn khô 1966 (LOAD LINES Protocol 1988);
3 Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973 (MARPOL)
và các sửa đổi; Nghị định thư 1978 và 1997 liên quan đến Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973;
4 Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên
1978 (STCW) và các sửa đổi;
5 Công ước quốc tế về đo dung tích của tàu biển 1969 (TONNAGE);
6 Công ước quốc tế về hệ thống kiểm soát chống hà độc hại của tàu biển 2001 (AFS);
7 Công ước Lao động hàng hải 2006 (MLC);
8 Công ước quốc tế về quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển 1972 (COLREG)
Ngoài ra còn có các Công ước:
1 Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu, CLC 1969;
2 Công ước số 147 của ILO về vận chuyển hàng hóa trên biển (các tiêu chuẩn tối
thiểu)
Câu 5: Nêu các yêu cầu về chuyên môn của PSCO?
PSCO phải là người có kinh nghiệm có đủ khả năng như Thanh tra viên của Quốc gia tàu treo cờ, đồng thời phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh với các thuyền viên
chính
Theo điều 7 Thông tư số 54/2013/TT-BGTVT, được sửa đổi bổ sung bởi thông tư
33/2017/TT-BGTVT, quy định về các tiêu chuẩn của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển như sau:
1 Yêu cầu hiểu biết:
Trang 5a) Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải;
c) Chức năng, hoạt động của Tổ chức Hàng hải quốc tế, các tổ chức kiểm tra nhà nước cảng biển
2 Yêu cầu trình độ:
a) Tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: điều khiển tàu biển, máy tàu biển, điện -
vô tuyến điện tàu thủy, thiết kế tàu biển bậc đại học trở lên;
b) Là Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3000 GT hoặc tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên và có thời gian đảm nhận chức danh tối thiểu 12 tháng hoặc là đăng kiểm viên tàu biển hoặc công chức, viên chức của Cục
Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải làm Công tác an toàn hàng hải, thanh tra hàng
hải có thời gian công tác tối thiểu 07 năm;
c) Ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ B2 theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại
ngữ hoặc chứng chỉ quốc tế TOEIC đạt từ 600 điểm hoặc IELTS đạt từ 5.5 điểm trở lên hoặc TOEFL CBT đạt từ 173 điểm trở lên hoặc TOEFL PBT 500 điểm trở lên hoặc TOEFL IBT 61 điểm trở lên hoặc có bằng cử nhân Anh văn;
d) Tin học văn phòng;
đ) Hoàn thành các khóa huấn luyện về nghiệp vụ kiểm tra tàu biển do Cục Hàng hải
Việt Nam tổ chức hoặc cử đi đào tạo ở nước ngoài;
e) Đạt yêu cầu trong các kỳ sát hạch do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức;
g) Có tối thiểu 45 lượt thực tập kiểm tra tàu biển nước ngoài được Giám đốc Cảng
vụ hàng hải nơi thực tập xác nhận theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này
3 Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đảm nhiệm công việc được phân công Câu 6: Nêu các yêu cầu đào tạo đối với PSCO?
Trang 6- Việc đào tạo các PSCO phải bao gồm những kiến thức về các quy định của các Công ước áp dụng phù hợp cho việc thực hiện kiểm tra của Chính quyền cảng, có lưu
ý đến các Giáo trình chuẩn của IMO về công tác kiểm tra của Chính quyền cảng
- Trong việc đưa ra các yêu cầu về chứng nhận và đào tạo PSCO, Chính quyền hành chính phải quan tâm đến các tài liệu thỏa thuận quốc tế phù hợp cho việc kiểm tra của Chính quyền cảng và các kiểu tàu khác nhau có thể vào các cảng đó
- Các PSCO thực hiện kiểm tra các yêu cầu khai thác phải được đào tạo có đủ khả năng như Thuyền trưởng hoặc máy trưởng có kinh nghiệm đi biển hoặc có khả năng chuyên môn được đào tạo ở một trường đại học kiên quan đến lĩnh vực hàng hải được Chính quyền hành chính công nhận và có khả năng chuyên môn để đảm bảo đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoặc là Thanh tra viên đủ năng lực của Chính quyền hành chính có mức độ kinh nghiệm và được đào tạo tương đương, để thực hiện các kiểm tra các yêu cầu về khai thác tương ứng
- Phải tổ chức các cuộc hội thảo định kỳ cho các PSCO để cập nhật những kiến thức liên quan đến việc kiểm tra của Chính quyền cảng
PSCO phải mang theo tài liệu nhận dạng cá nhân để chứng minh rõ ràng là được Chính quyền cảng ủy quyền thực hiện kiểm tra PSCO phải trình tài liệu nhận dạng này cho Thuyền trưởng nếu được yêu cầu
Hàng năm, các PSC MOU trên thế giới đều tổ chức các khóa huấn luyện và thảo luận cho các PSCO nhằm bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các PSCO của các chính quyền hàng hải trong MOU
Câu 7: Trình bày các quy định chung về thủ tục kiểm tra của chính quyền cảng?
- Theo quy định của các Công ước áp dụng, quốc gia Thành viên Công ước có thể cử các PSCO của mình tiến hành kiểm tra tàu nước ngoài đến cảng của nước mình
- Các cuộc kiểm tra như vậy có thể tiến hành trên cơ sở sau:
1 Thành viên đó thấy cần thiết;
2 Theo yêu cầu hoặc trên cơ sở các thông tin liên quan đến tàu do quốc gia Thành viên khác cung cấp; hoặc
Trang 73 Thông tin liên quan đến tàu do thuyền viên trên tàu, tổ chức chuyên môn, hiệp hội,
tổ chức công đoàn hoặc một cá nhân quan tâm đến an toàn tàu, thuyền viên và hành khách trên tàu, hoặc việc bảo vệ môi trường biển cung cấp
- Ngược lại, các Thành viên có thể giao việc kiểm tra và thanh tra các tàu treo cờ của mình cho các Thanh tra viên được chỉ định cho mục đích này hoặc cho các tổ chức được công nhận, họ phải nhận thấy rằng theo Công ước áp dụng, các tàu nước ngoài phải chịu kiểm tra của Chính quyền cảng, bao gồm việc lên tàu, kiểm tra, hành động khắc phục và lưu giữ nếu có thể chỉ được thực hiện bởi các Thanh tra viên được Chính quyền cảng ủy quyền hoàn thành Việc ủy quyền cho các PSCO này cso thể là ủy quyền chung hoặc trong từng trường hợp cụ thể
- Mọi cố gắng phải được thực hiện để tránh tàu bị lưu giữ hoặc chậm trễ vô lý, nếu một tàu bị lưu giữ hoặc làm chậm trễ vô lý sẽ có quyền đòi bồi thường cho bất kỳ mất mát hoặc hư hỏng nào mà tàu phải chịu
Câu 8: Trình bày các cơ sở chọn tàu kiểm tra PSC?
Hàng ngày, ở trung tâm MOU, dựa trên cơ sở dữ liệu máy tính, người ta đã chọn sẵn các tàu sẽ được kiểm tra tại các cảng thuộc MOU Đó là các con tày thuộc các diện sau:
- Các tàu thuộc diên kiểm tra theo Chế độ kiểm tra tàu mới NIR (New Inspection Regime)
- Các tàu mặc dù được phép rời cảng của một quốc gia thành viên của MOU nhưng
có các khiếm khuyết được yêu cầu sửa chữa tại cảng đến hoặc đã hết hạn cho phép sửa chữa
- Các tàu bị Hoa tiêu, Chính quyền cảng thông báo là có các khiếm khuyết có thể làm ảnh hưởng đến an toàn
- Các tàu được cấp giấy chứng nhận của Tổ chức mà Tổ chức ấy không được quốc gia cảng biển công nhận
- Các tàu chở hàng nguy hiểm hoặc hàng có thể gây ô nhiễm nhưng đã báo cáo không chính xác về tình trạng hàng hóa, thông tin về tàu, hành trình của tàu cho Chính quyền cảng và nước ven biển
- Các tàu nằm trong diện ấn định mở rộng kiểm tra
Trang 8- Các tàu đang bị xử lý treo của cơ quan phân cấp tàu vì lý do an toàn
- Các tàu bị tai nạn sự cố trong cảng hoặc trên đường ghé vào cảng
Câu 9: Trình bày lý lịch rủi ro của tàu?
Hệ thống chấm điểm để xác định tàu được kiểm tra hiện có của Tokyo-MOU sẽ được thay thế bằng lý lịch rủi ro của tàu (Ship Risk Profile) Lý lịch rủi ro của mỗi tàu được xác định dựa trên các yếu tố sau đây và sử dụng dữ liệu lịch sử về kiểm tra tàu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong khoảng thời gian 3 năm:
- Việc thực hiện chức năng của quốc gia tàu mang cờ quốc tịch (quốc gia nằm trong danh sách “đen”, “xám” hay “trắng” của Tokyo-MOU, tình trạng thực hiện Chương trình đánh giá tự nguyện theo quy định của IMO (VIMSAS)
- Đặc trưng của tàu: kiểu tàu, tuổi tàu
- Việc thực hiện chức năng của tổ chức đăng kiểm tàu
- Việc thực hiện chức năng của công ty quản lý tàu (công ty chịu trách nhiệm thực hiện hệ thống quản lý an toàn (ISM) đối với tàu)
- Lịch sử của các đợt kiểm tra PSC mà tàu đã thực hiện: số lượng khiếm khuyết, số lần tàu bị lưu giữ
Câu 10: Trình bày khung cửa sổ thời gian kiểm tra tàu và kế hoạch lựa chọn tàu
để kiểm tra?
Khung cửa sổ thời gian kiểm tra dưới đây được áp dụng cho tàu phụ thuộc vào mức độ rủi ro của tàu:
Lý lịch rủi ro của tàu Khung cửa sổ thời gian kiểm tra tàu
tính từ đợt kiểm tra trước
Chu kỳ cửa sổ thời gian kiểm tra sẽ được ấn định lại cho tàu sau mỗi đợt kiểm tra
Có 2 loại ưu tiên kiểm tra tàu:
- Ưu tiên I: tàu phải được kiểm tra, khung cửa sổ thời gian kiểm tra của tàu đã bị
đóng
Trang 9- Ưu tiên II: tàu có thể được kiểm tra, tàu đang ở trong khung cửa sổ thời gian kiểm
tra
Trong trường hợp có bất kỳ yếu tố đặc biệt nào (chẳng hạn như tàu thực hiện chức năng dưới mức tiêu chuẩn) được nhận biết đối với một tàu cụ thể, thì tàu đó sẽ được
“ưu tiên” kiểm tra ngay, không phải theo hệ thống kiểm tra mới được trình bày ở trên
Câu 11: Trình bày các chiến dịch kiểm tra hàng năm của PSC?
Hàng năm, các thành viên của PSC MOU khu vực thường thực hiện các chiến dịch kiểm tra tập trung CIC (Concentrated Inpsection Campaign) trong một khoảng thời gian thông thường là 3 tháng Trong các chiến dịch như vậy, một số vấn đề được đặc biệt chú ý trong các đợt kiểm tra trên tàu
Các chiến dịch sẽ được thông báo trước trong các văn bản của tổ chức PSC MOU hoặc trên các trang Web của họ
Chiến dịch kiểm tra tập trung những năm gần đây của Tokyo-MOU:
không gian kín của tàu
Câu 12: Trình bày bằng chứng để thực hiện kiểm tra chi tiết của PSC?
Nếu có bằng chứng rõ ràng về việc tàu tạo ra nguy cơ đe dọa an toàn và/hoặc môi trường, PSCOs có quyền giữ tàu trong cảng cho tới khi các khiếm khuyết được khắc phục và kiểm tra lại Chính quyền cảng có thể cử thanh tra viên của họ thực hiện việc kiểm tra lại hoặc yêu cầu thuyền trưởng phải trình biên bản xác nhận việc khắc phục của tổ chức phân cấp tàu
Và bằng chứng để thực hiện “kiểm tra chi tiết” có thể bao gồm một trong số những vấn đề dưới đây:
- Thiếu trang thiết bị hoặc hệ thống quan trọng theo quy định của Công ước;
- Giấy chứng nhận không hợp lệ;
Trang 10- Tài liệu theo quy định của Công ước như sổ tay, ấn phẩm hàng hải, hải đồ, nhật ký không có trên tàu, không đầy đủ, không được cập nhật, không được bảo quan thỏa đáng;
- Hư hỏng hoặc khiếm khuyết lớn đối với thân tàu hoặc các kết cấu liên quan;
- Có các khiếm khuyết lớn đối với các trang thiết bị an toàn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường hoặc nghi khí hàng hải;
- Có chứng cứ rõ ràng là thành viên không thành thạo với các hoạt động chủ yếu trên tàu;
- Có thông tin hoặc bằng chứng là các thành viên chủ chốt trên tàu không có khả năng trao đổi thông tin với nhau hoặc với những người khác trên tàu;
- Không thực hiện các quy trình hủy bỏ thích hợp đối với các báo động sự cố sai đã phát ra;
- Có báo cáo hoặc phản ánh là tàu không tuân thủ các quy định liên quan
Câu 13: Nêu công tác kiểm tra chi tiết buồng máy? (40Đ)
- Sau khi thực hiện kiểm tra ban đầu, PSCO sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết và đánh giá trạng thái của hệ thống máy, cũng như các thiết bị điện có khả năng cung cấp thường
xuyên năng lượng cho chân vịt và cho việc hoạt động của các máy phụ
- Khi kiểm tra buồng máy, PSCO cần hình thành cảm nhận về điều kiện bảo dưỡng
+ Hệ thống van đóng nhanh bị hỏng hoặc tắc,
+ các thanh điều khiển hoặc cơ cấu ngừng máy không nối được hoặc không làm việc được,
+ mất các tay quay van,
+ có hiện tượng rò rỉ hơi nước, dầu,
+ mất vệ sinh ở đỉnh két và la canh hoặc ăn mòn lớn các bệ máy
Là những chứng cứ chứng minh việc tổ chức hệ thống bảo dưỡng trên tàu là không phù hợp
Một số lượng lớn các hạng mục sửa chữa tạm thời, (bao gồm cả các giá đỡ ống hoặc các hộp xi măng) sẽ minh chứng cho việc tàu đã không được sửa chữa chắc chắn
- Sẽ không thể quyết định được trạng thái của máy nếu không tiến hành hoạt động thử Các khiếm khuyết chung như:
Trang 11+ rò rỉ ở nồi hơi hoặc ống thông hơi của nồi hơi
PSCO phải tiến hành kiểm tra nhật ký buồng máy và điều tra việc ghi chép các hư hỏng và sự cố của máy, đồng thời yêu cầu thử hoạt động máy
- Nếu một máy phát điện không thực hiện được chức năng của mình => PSCO có thể kiểm tra xem công suất máy còn lại có đảm bảo cho các hoạt động quan trọng và sự cố hay không, và đồng thời nên tiến hành thử hoạt động
- Nếu có chứng cứ về sự cẩu thả => PSCO có thể mở rộng phạm vi kiểm tra của mình, thí dụ như thử hoạt động hệ thống máy lái chính và phụ, thiết bị bảo vệ quá tốc, thiết bị bảo vệ quá tải hệ thống điện
- Lưu ý trong quá trình phát hiện ra một hoặc nhiều các khiếm khuyết kể trên (có thể
là những trạng thái dưới tiêu chuẩn), thì việc kết hợp để đánh giá sẽ phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và trong từng trường hợp cụ thể
Câu 14: Nêu công tác kiểm tra mạn khô, phương tiện cứu sinh? (40Đ)
1 Điều kiện ấn định mạn khô
PSCO có thể đã kết luận việc kiểm tra vỏ tàu là không cần thiết, nhưng nếu trên cơ sở quan sát boong thấy không thỏa mãn, ví dụ như khiếm khuyết về trang bị đóng hầm hàng, các ống dẫn khí và thành quây hầm hàng bị ăn mòn thì PSCO có thể sẽ kiểm tra
kỹ các điều kiện về ấn định mạn khô, đặc biệt chú ý đến các thiết bị đóng kín hầm hàng, biện pháp thoát nước mặt boong và trang bị liên quan đến bảo vệ thuyền viên
2 Phương tiện cứu sinh
- Hiệu quả của các thiết bị cứu sinh phụ thuộc rất lớn vào việc bảo quản tốt của thuyền viên và sử dụng chúng trong các lần thực tập theo quy định
Trang 12- Sự suy giảm theo thời gian kể từ lần kiểm tra cuối cùng hoặc sự sai sót của GCN an toàn trang thiết bị có thể là yếu tố quan trọng đánh giá mức độ của sự suy giảm thiết
bị, nếu nó không được thuyền viên kiểm tra định kỳ
- Một phần thiếu sót đối với thiết bị theo yêu cầu của một Công ước hay các hư hỏng ngẫu nhiên như việc các xuồng cứu sinh hỏng => PSCO sẽ chú ý đến các chứng cứ về việc bỏ đi hoặc gây trở ngại đến thiết bị hạ xuồng (bao gồm các việc như tích tụ sơn, kẹt chốt, thiếu mỡ bôi trơn, tình trạng của puli, dây hạ và dây giữ, dây chằng buộc ở mặt boong chứa hàng không phù hợp)
- Nếu các dấu hiệu như vậy là rõ ràng => PSCO sẽ phải thực hiện kiểm tra chi tiết đối với tất cả các trang thiết bị cứu sinh
+ Việc kiểm tra như vậy có thể bao gồm hạ xuồng, kiểm tra về sự sẵn sàng của bè cứu sinh, số lượng và trạng thái của các phao áo, phao tròn và đảm bảo rằng các loại pháo hiệu vẫn còn trong thời hạn sử dụng
+ Tuy nhiên cũng không phải chi tiết như kiểm tra để cấp mới GCN an toàn trang thiết
bị mà tập trung chủ yếu vào việc rời tàu an toàn, nhưng trong trường hợp thật cần thiết
có thể thực hiện kiểm tra GCN an toàn trang thiết bị
+ Yêu cầu và chức năng của đèn ngoài mạn, các biện pháp báo động cho thuyền viên
và hành khách, chiếu sáng các đường đến trạm tập trung và rời tàu cần được coi trọng trong quá trình kiểm tra
Câu 15: Nêu công tác kiểm tra quy tắc tránh va trên biển, thiết bị an toàn vô tuyến điện?
1 Quy tắc tránh va trên biển
Một khía cạnh quan trọng về đảm bảo an toàn sinh mạng con người trên biển là tuân thủ đầy đủ quy tắc tránh va Dựa vào việc quan sát trên boong, PSCO sẽ xem xét sự cần thiết kiểm tra chi tiết các đèn, chiếu sáng của chúng và các thiết bị tín hiệu âm thanh và cấp cứu
2 Thiết bị an toàn vô tuyến điện
Hiệu lực của Giấy chứng nhận an toàn Vô tuyến điện tàu hàng và Danh mục trang thiết bị đính kèm (mẫu R) có thể được chấp nhận như bằng chứng về việc trang bị và hiệu quả của các thiết bị, nhưng PSCO cần kiểm tra để khẳng định rằng tàu có người