1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA PISA

87 69 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Pisa chú trọng xem xét, đánh giá năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kỹ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn, đồng thời tìm hiểu cả về động cơ, niềm

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2018

Trang 3

Quý thầy cô trong khoa Vật lý – Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã tận tình dạy dỗ, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết, quý báu

T.S Phùng Việt Hải – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành khóa luận của mình

Ban giám hiệu trường THPT KonTum, tỉnh KonTum, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thủy – giáo viên bộ môn Vật lí đã giúp đỡ, tạo điều kiện giúp tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày tôi học tập tại trường Sư phạm cũng như thời gian tôi hoàn thành khóa luận này

Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành khóa luận này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý tận tình của quý thầy cô và bạn bè

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trà My

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

LÝ LUẬN VỀ PISA VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 4

HỌC SINH THEO PISA 4

1.1 Pisa và mục đích là gì? 4

1.2 Các năng lực hình thành 4

1.2.1 Năng lực Toán học 4

1.2.2 Năng lực Khoa học 5

1.2.3 Năng lực Đọc hiểu 6

1.3 Đặc điểm 10

1.4 Đề thi và mã hóa trong PISA 11

1.4.1 Đề thi PISA 11

1.4.2 Mã hóa trong Pisa 13

1.5 Xây dựng đề thi PISA 15

1.5.1 Tiến trình thực hiện Pisa 15

1.5.2 Cấu trúc đề thi Pisa 15

1.5.3 Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong đề thi Pisa 16

Trang 5

1.6 Tiến trình thực hiện Pisa 19

1.7 Qui trình thiết lập 20

CHƯƠNG 2: 21

THIẾT KẾ BÀI TẬP TIẾP CẬN NĂNG LỰC PISA 21

CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” - VẬT LÍ LỚP 11 21

2.1 Nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” 21

2.1.1 Cấu trúc logic nội dung kiến thức chương 21

2.1.2 Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt được trong chương 21

2.1.2.1 Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng 21

2.2 Xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của pisa chương “cảm ứng điện từ” 26

2.2.1 Ma trận phân bố câu hỏi tình huống 26

2.2.2 Nội dung hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của PISA chương cảm ứng điện từ vật lí lớp 11 27

2.3 Ý tưởng sử dụng các bài tập PISA trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” – vật lí lớp 11 49

2.3.1 Trong hoạt động dạy của giáo viên 49

2.3.2 Trong hoạt động kiểm tra học sinh 53

2.4 Xây dựng phiếu đánh giá thực nghiệm sư phạm 60

CHƯƠNG 3: 63

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 63

3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 63

3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 63

3.4 Phạm vi thực nghiệm sư phạm 63

3.5 Thời điểm thực nghiệm sư phạm 63

3.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 63

3.7 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 64

3.7.1 Phương pháp khảo sát chuyên gia 64

Trang 6

3.7.1.2.Phân tích kết quả điều tra 64

3.7.1.3.Một số ý kiến chuyên gia 69

3.7.2 Thực nghiệm sư phạm 70

3.8 Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình tình huống 1 64

Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình tình huống 2 65

Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình tình huống 3 66

Biểu đồ 3.4 Điểm trung bình tình huống 4 67

Biểu đồ 3.5 Điểm trung bình tình huống 5 67

Biểu đồ 3.6 Điểm trung bình tình huống 6 68

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bếp từ và sơ đồ hoạt động của bếp từ 27

Hình 2.2 Cấu tạo 5 lớp của nồi dùng cho bếp từ 28

Hình 2.3 Máy phát điện xoay chiều công nghiệp 30

Hình 2.4.Cấu tạo máy phát điện xoay chiều đơn giản 30

Hình 2.5.Hoạt động của máy phát điện xoay chiều 31

Hình 2.6.Đồ thị suất điện động máy phát điện xoay chiều đơn giản 32

Hình 2.7 Mô phỏng phanh điện từ 35

Hình 2.8 Sạc điện thoại không dây 36

Hình 2.9 Mô phỏng quá trình sạc không dây 37

Hình 2.10 Nguyên tắc hoạt động của sạc không dây 39

Hình 2.12 Khối kim loại lơ lửng trong vòng đồng 42

Hình 2.13.Sơ đồ mặt cắt ngang mô tả quá trình xảy ra hiện tƣợng cảm ứng điện trong quá trình nấu chảy kim loại 42

Hình 2.14 Máy dò kim loại 44

Hình 2.15 Quá trình hoạt động của máy dò kim loại 45

Hình 2.16 Máy dò kim loại bằng tay 46

Hình 3.1 Ý kiến của chuyên gia 69

Hình 3.2 Ý kiến của chuyên gia 69

Hình 3.3 Lớp học trong tiết bài tập 73

Hình 3.4.Học sinh hăng say làm bài tập 73

Hình 3.5.Học sinh trả lời câu 1 trong bộ tình huống 74

Hình 3.3 Học sinh trả lời câu 5 trong bộ tình huống 74

Hình 3.4.Học sinh trả lời câu 6 trong tình huống 75

Hình 3.5.Học sinh hoàn thành các câu còn lại 75

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo Dục là một vấn đề quan trọng hàng đầu, cấp thiết của mọi quốc gia Giáo dục phải luôn được đổi mới để phù hợp với sự phát triển của xã hội Đặc biệt là khi thực trạng dạy học hiện nay chỉ chú trọng về nội dung khiến cho kiến thức xa rời thực tế, trở thành kiến thức “chết”, không vận dụng được trong thực tế cuộc sống bối cảnh hiện nay Thêm vào đó Nghị quyết TW Đảng lần thứ 9 khoá XI của Đảng chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói chung và nền giáo dục phổ thông nói riêng với mục tiêu cốt lõi là chuyển từ dạy học trang bị kiến thức (Học sinh biết gì?) sang dạy học phát triển năng lực (Học sinh có khả năng làm gì?) sau khi học Vì vậy, những năm gần đây, PISA ra đời, với mục đích đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá, thông qua đó đổi mới giáo dục Pisa chú trọng xem xét, đánh giá năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và

kỹ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn, đồng thời tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân, cũng như các chiến lược học tập của học sinh Việt Nam đã trải qua 2 kì khảo sát PISA (2012 và 2015), nhưng đến nay các công trình nghiên cứu về PISA còn chưa nhiều Có 1 số đề tài được thực hiện ở cấp

độ luận văn thạc sĩ, ví dụ như đề tài “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9” của ThS Trần Thị Nguyệt Minh hay đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực toán học của học sinh lớp 10 theo định hướng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)” của ThS Nguyễn Đức Thành Còn trong phạm vi Đại học Đà Nẵng thì chưa có đề tài nào nghiên cứu kĩ về vấn đề này

Thực trạng hiện nay trong nền giáo dục nước ta đặc biệt ở bậc THCS, THPT là các kiến thức được dạy, được học chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho các bài kiểm tra, đánh giá, thường chỉ ở mức độ vận dụng các công thức rập khuôn, cứng nhắc,

xa rời thực tế, khiến cho học sinh nhàm chán, thường hay đặt ra Bên cạnh đó, việc dạy học hướng đến phát triển năng lực, giải quyết vấn đề đòi hỏi người dạy phải đầu

tư rất nhiều thời gian, công sức, và với thời lượng 45 phút 1 tiết học hiện nay thì ngoài việc hoàn thành với lượng kiến thức khá nặng nhưng không gần gũi với học sinh Mặc dù, các đợi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn luôn được triển khai để đưa

Trang 11

thông tin, phương pháp dạy học đổi mới đến quý thầy cô nhưng việc thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn Một trong những lí do cản trở đó chính là nguồn tài liệu cho giáo viên tham khảo còn khá ít, chưa rõ ràng

Với những tồn tại và yêu đầu đặt ra mang tính thời đại nêu trên thì tôi mong rằng, việc đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá sẽ đặt những viên gạch đầu tiên trong cuộc cách mạng giáo dục trong những năm sắp đến Hiện nay, việc kiểm tra năng lực học sinh bằng các bài tập theo hướng tiếp cận PISA cũng đang nhận được

sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều thạc sĩ, giảng viên, giáo viên, … ở nhiều môn học khác nhau, lĩnh vực khác nhau

Trong phạm vi nghiên cứu của sinh viên Đại học Đà Nẵng thì tôi nhận thấy hướng nghiên cứu này còn chưa sâu và sản phẩm còn khá ít Vì vậy, tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾP

CẬN NĂNG LỰC CỦA PISA CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” – VẬT LÍ 11” để đào sâu vào kiến thức cũng như mong muốn phát triển năng lực của học sinh

ở phần này, đồng thời có thể kết hợp với các bạn sinh viên cùng hướng nghiên cứu

ở các phần kiến thức khác sẽ tạo nên một bộ sản phẩm có chất lượng, dày dặn, đáp

ứng nhu cầu và là nguồn tham khảo cho giáo viên THPT

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về PISA

- Thiết kế được hệ thống bài tập Vật lí đánh giá năng lực học sinh trung học tiếp cận PISA

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về Pisa và việc đánh giá năng lực học sinh theo Pisa

- Nghiên cứu các nội dung kiến thức của chương “cảm ứng điện từ”- vật lí 11

- Xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của Pisa chương “cảm ứng điện từ” –vật lí lớp 11

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của bộ đề kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

- Tiến hành bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống bài tập tiếp cận năng lực cho phù hợp với thực trạng nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Trang 12

- Năng lực Khoa học (chủ yếu là Vật Lý)

- Nội dung kiến thức Vật Lý ở bậc Trung học

 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu kiến thức chương “cảm ứng điện từ” – vật lí lớp 11

- Đề tài nghiện cứu trên lớp 11, 12 trường THPT

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

- Nghiên cứu tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học phát triển năng lực

- Nghiên cứu các tài liệu tập huấn về PISA, các bài báo và các luận văn về PISA

- Nghiên cứu tài liệu giáo khoa Vật lý, cùng với một số môn có liên quan để từ

đó xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực theo chuẩn PISA

Trang 13

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN VỀ PISA VÀ VIỆC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

HỌC SINH THEO PISA

1.1 Pisa và mục đích là gì?

Pisa là cụm từ viết tắt của Programme for International Student Assessment (chương trình đánh giá học sinh quốc tế) Chương trình này được điều phối bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD )

Năng lực Toán học là khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào các tình

huống liên quan đến toán học

Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ):

- Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại)

- Nhóm 2: Kết nối và tích hợp

- Nhóm 3: Tư duy toán học; khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn giấu bên trong các tình huống và các sự kiện Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và của toàn cầu

 Câu hỏi ví dụ:

Mọi người sống trong một khu chung cư quyết định mua cả khu này Họ sẽ cùng nhau thanh toán theo cách mỗi người sẽ trả phần tiền tỉ lệ thuận với diện tích căn hộ mà họ ở

1.Đối với mỗi nhận định sau, hãy đánh dấu vào ô Đúng/Sai

Một người sống trong căn hộ rộng nhất sẽ phải trả nhiều tiền

hơn so với người sống trong căn hộ nhỏ nhất

Trang 14

Nếu ta biết diện tích của hai căn hộ và giá của một trong hai căn

hộ này thì có thể tính toán được giá cả của căn hộ thứ hai

Nếu ta biết giá của khu nhà đó và biết mỗi người chủ sở hữu trả

bao nhiêu tiền, thì có thể tính toán được tổng diện tích của tất cả

các căn hộ

Nếu tổng giá trị của khu nhà giảm xuống 10%, thì mỗi người

chủ sở hữu cũng sẽ phải trả ít hơn 10%

2.Có ba căn hộ nằm trong khu chung cư Căn hộ 1 là căn hộ rộng nhất, có tổng diện tích là 95m2 Căn hộ 2 và 3 có diện tích lần lượt là 85m2 và 70m2 Giá bán cả

3 căn hộ là 300 triệu đồng Vậy chủ nhân của căn hộ 2 phải trả bao nhiêu tiền? Em hãy trình bày lời giải của mình

Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và

dự đoán sự thay đổi

Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận

Năng lực Khoa học được thể hiện ở 3 hình thức:

- Xác định các vấn đề khoa học

- Giải thích hiện tượng một cách khoa học

- Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận

 Câu hỏi ví dụ: BỆNH SÂU RĂNG

Vi khuẩn sống trong miệng chúng ta gây ra bệnh sâu răng Bệnh sâu răng đã trở thành một vấn đề kể từ những năm 1700 khi mà đường luôn có sẵn nhờ vào việc

mở rộng nền công nghiệp mía đường

Ngày nay, chúng ta biết rất nhiều về bệnh sâu răng Ví dụ:

• Vi khuẩn gây ra sâu răng chính là đường

• Đường chuyển thành a-xít

Trang 15

• A-xít phá huỷ bề mặt răng

Câu 1.Vai trò của vi khuẩn trong bệnh sâu răng

A Vi khuẩn sản sinh ra men răng

B Vi khuẩn sản sinh ra đường

C Vi khuẩn sản sinh ra các khoáng chất

D Vi khuẩn sản sinh ra a-xít

Câu 2.Vi khuẩn sản sinh ra:

và tham gia các hoạt động xã hội

“Năng lực Đọc hiểu” mang ý nghĩa sâu và rộng hơn khái niệm “đọc” ở cấp độ đơn giản – đơn thuần là giải mã hoặc đọc thành tiếng Năng lực đọc hiểu ở đây bao gồm nhiều năng lực nhận thức, từ cấp độ đơn giản đến giải mã, kích hoạt các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, và các đơn vị ngôn ngữ/ văn bản lớn hơn, cho đến kiến thức về thế giối xung quanh Nó còn bao gồm các năng lực siêu nhận thức: ý thức

và khả năng sử dụng các chiến lược đọc phù hợp khi đọc một văn bản

Năng lực Đọc hiểu được thể hiện ở 3 cấp độ

1 Cấp độ đơn giản

2 Giải mã, kích hoạt

1 2

Trang 16

3 Năng lực siêu nhận thức: ý thức và khả năng sử dụng các chiến lược đọc phù hợp khi đọc một văn bản

 Bài tập ví dụ: CÁC LOẠI GIÀY CHẠY BỘ

Trung tâm y tế thể thao Lyon (Pháp) suốt 14 năm nay đã và đang nghiên cứu

về những chấn thương của người chơi thể thao trẻ tuổi và những vận động viên chuyên nghiệp Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách tốt nhất là phòng tránh và…mang một đôi giày tốt

Những cú va chạm, ngã, hao mòn và hư hỏng

18% trong tổng số người chơi thể thao thuộc độ tuổi từ 8 đến 12 đã gặp phải những chấn thương vùng gót chân Mô sụn mắt cá chân của một cầu thủ bóng đá không chịu được những sự va chạm, và 25% trong tổng số vận động viên đã nhận thấy đó chính là điểm yếu đặc biệt của mình Mô sụn giữa hai khớp đầu gối cũng có thể bị chấn thương vĩnh viễn nếu như chủ nhân chúng không được chăm sóc cẩn thận từ khi còn là một đứa trẻ (10-12 tuổi ) Thương tổn này có thể gây ra bệnh viêm khớp mãn tính tiền trưởng thành Tương tự, hông người cũng không thể nào tránh khỏi bị tổn thương, đặc biệt khi mệt mỏi, người chơi thể thao có nguy cơ bị rạn hông do ngã hoặc va chạm mạnh

Cũng theo nghiên cứu này, những cầu thủ bóng đá có thâm niên chơi bóng hơn 10 năm có nguy cơ mắc các bệnh về xương ống chân và gai xương gót chân

Đó là căn bệnh “bàn chân người đá bóng”, những bộ phận khá mềm dẻo như lòng bàn chân và các bộ phận xung quanh mắt cá chân bị biến dạng do mang giày chưa đúng cách

Bảo vệ, hỗ trợ, vững chãi, giảm chấn

Nếu giày quá cứng, nó sẽ hạn chế chuyển động của người đi giày Nếu giày quá rộng, nó sẽ làm gia tăng nguy cơ bị chấn thương và bong gân Một đôi giày thể thao tốt cần thỏa mãn bốn tiêu chí sau đây :

Trước tiên, giày phải bảo vệ bàn chân khỏi các tác động bên ngoài: Hạn

chế va chạm với bóng hoặc với cầu thủ khác, có thể di chuyển thoải mái trên các

bề mặt không bằng phẳng và giữ bàn chân ấm và khô thoáng kể cả khi trời có tuyết lạnh và mưa

Giày phải hỗ trợ cho đôi bàn chân, nhất là khớp cổ chân, nhằm tránh bong

gân, sưng tấy và các vấn đề khác, những chấn thương này có thể ảnh hưởng đến khớp gối

Trang 17

Ngoài ra, một đôi giày tốt cũng phải tạo cho người mang một cảm giác vững chãi để họ không bị trượt chân bất kể sàn ướt hay khô

Cuối cùng, đôi giày cần phải hấp thụ lực xảy ra do va chạm tốt, đặc biệt đối

với những người chơi bóng chuyền và bóng chày vì họ phải nhảy cao nhiều

Đôi chân khô thoáng

Để hạn chế những điều kiện nhỏ nhặt nhưng dễ gây thương tổn ví như phỏng rộp hay rạn nứt hoặc nấm sâu, đôi giày cần phải dễ thoát mồ hôi và ngăn chăn hơi

ẩm thẩm từ bên ngoài Chất liệu lí tưởng là da thuộc có tác dụng chống thấm nước giúp giày không bị ướt nhẹp khi ra mưa lần đầu

Dựa vào nội dung bài báo, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Các loại giày chạy bộ

Nhiệm vụ đọc: giải nghĩa văn bản

Format bài đọc: liên tục

Bối cảnh: giáo dục

Ý định của tác giả thể hiện trong văn bản trên là gì?

A.Chất lượng của nhiều đôi giày thể thao đã được cải thiện đáng kể

B.Tốt nhất là không nên chơi bóng đá nếu bạn dưới 12 tuổi

C.Người trẻ tuổi bị nhiều chấn thương hơn do điều kiện thể trạng của họ kém D.Đi một đôi giày thể thao tốt là điều tối quan trọng đối với những người trẻ tuổi chơi thể thao

Thang điểm câu hỏi 1:

Điểm 1: đáp án D

Điểm 0: các đáp án khác

Câu hỏi 2: Các loại giày chạy bộ

Nhiệm vụ đọc: thu thập thông tin

Format bài đọc: liên tục

Bối cảnh: giáo dục

Dựa vào nội dung bài đọc, tại sao giày thể thao không nên quá cứng?

Thang điểm câu hỏi 2:

Điểm 1: Những câu trả lời đề cập đến hạn chế chuyển động Ví dụ:

- Giày cứng hạn chế chuyển động

- Giày cứng khiến việc chạy trở nên khó khăn hơn

Trang 18

Điểm 0: Những câu trả lời cho thấy người viết hiểu sai văn bản hoặc đưa ra ý

kiến không hợp lí hoặc không liên quan Ví dụ :

-Để tránh bị chấn thương

-Giày cứng không hỗ trợ đôi bàn chân

-Bởi vì người đi giày cần hỗ trợ bàn chân và cổ chân

HOẶC :Những câu trả lời chưa đầy đủ và hoặc chưa rõ ràng Ví dụ:

-Nếu không thì những đôi giày đó sẽ không phù hợp

Câu hỏi 3: Các loại giày chạy bộ

Nhiệm vụ đọc: thu thập thông tin

Format bài đọc: liên tục

Bối cảnh: giáo dục

Trong văn bản có một câu như sau : “Một đôi giày thể thao tốt cần thỏa mãn

bốn tiêu chí” Đó là những tiêu chí nào?

Thang điểm câu hỏi 3:

Điểm 1: Những câu trả lời đề cập đến bốn tiêu chí in nghiêng trong văn bản,

mỗi tiêu chí nhắc đến có thể sử dụng trích dẫn trực tiếp, diễn đạt lại hoặc diễn đạt từng tiêu chí một Các tiêu chí có thể được nhắc đến với bất kì trình tự nào Bốn tiêu

chí đó là :

(1) Bảo vệ bàn chân khỏi các tác động bên ngoài

(2) Hỗ trợ cho đôi bàn chân

(3) Vững chãi

(4) Hấp thụ lực

Ví dụ:

 bảo vệ bàn chân khỏi các tác động bên ngoài(1)

Hỗ trợ cho đôi bàn chân (2)

Điểm 0: Các câu trả lời khác Ví dụ :

 Bảo vệ khỏi va chạm của bóng và chân

Trang 19

 Có thể di chuyển tốt trên bề mặt không bằng phẳng

 Giữ đôi chân ấm và khô thoáng

C.Minh họa vấn đề được nhắc tới ở phần trước

D.Đưa ra giải pháp cho vấn đề được nhắc tới ở phần trước

Thang điểm câu hỏi 4:

- PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản

Trang 20

- Cho tới nay, PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia

- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

 Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy

và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”,… Vấn đề Chính sách công được đánh giá thông gia phiếu hỏi Nhà trường

Hiểu biết phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các tình huống Vấn đề Hiểu biết phổ thông được đánh giá thông qua bài test

Học tập suốt đời (lifelong learning) Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học Do vậy PISA sẽ tiến hành đo

cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh Vấn đề Học tập suốt đời được đánh giá thông qua phiếu hỏi học sinh

1.4 Đề thi và mã hóa trong PISA

1.4.1 Đề thi PISA

 Kì thi:

Năm 2000 (kì PISA đầu tiên): bài thi thực hiện trên giấy đánh giá 3 lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học

Trang 21

Năm 2006, PISA có thêm bài thi đánh giá trên máy tính, ngoài 3 lĩnh vực trên

có thêm đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề

Mỗi chu kỳ lại có thêm 1 vài lĩnh vực mới đƣợc phát triển Chu kỳ PISA 2015, bài thi trên máy tính đánh giá các lĩnh vực: Đọc hiểu, Toán học, Khoa học, năng lực giải quyết vấn đề hợp tác, năng lực tài chính, năng lực sử dụng máy tính Riêng lĩnh vực Khoa học, lĩnh vực trọng tâm của kỳ thi PISA 2015, bài thi trên máy tính có nhiều câu hỏi mới hiện đại hơn các câu hỏi thi trên giấy

 Đề thi:

Quyển đề thi PISA (Booklet) bao gồm nhiều bài tập (Unit), mỗi bài tập gồm một hoặc một số câu hỏi (Items) Trung bình mỗi quyển đề thi có khoảng 50-60 câu hỏi Tổng số bài tập trong toàn bộ đề thi PISA sẽ đƣợc chia ra thành các đề thi khác nhau để đảm bảo các học sinh ngồi gần nhau không làm cùng một đề và không thể trao đổi hoặc nhìn bài nhau trong quá trình thi Mỗi đề thi sẽ đánh giá một số nhóm năng lực nào đó của một lĩnh vực nào đó và đƣợc đóng thành "Quyển đề thi PISA"

Đây là một điểm quan trọng trong cách ra đề Nó cho phép các câu hỏi đi sâu hơn (so với việc sử dụng các câu hỏi hoàn toàn riêng rẽ – mỗi câu hỏi lại đặt trong một bối cảnh mới hoàn toàn) Điều này cũng cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ kĩ càng tài liệu (do ít tình huống hơn) mà sau đó có thể đƣợc sử dụng trong đánh giá ở những góc độ khác nhau Nó cũng cho phép thuận lợi hơn trong việc gắn với tình huống thực trong cuộc sống

Việc cho điểm của các câu trong một Unit là độc lập

 Các kiểu câu hỏi đƣợc sử dụng (trong các UNIT):

 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice);

 Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp (Yes- No; True - False complex);

Trang 22

 Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (Close – constructed response question);

 Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question);

 Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho điểm) (Open – constructed` response question);

- Phiếu hỏi học sinh: 01 bộ

1.4.2 Mã hóa trong Pisa

PISA sử dụng thuật ngữ mã hóa, không sử dụng khái niệm chấm bài vì mỗi một mã của câu trả lời được quy ra điểm số tùy theo câu hỏi

Các câu trả lời đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc câu trả lời của một số câu hỏi trả lời ngắn được xây dựng trước sẽ được nhập trực tiếp vào phần mềm nhập dữ liệu Các câu trả lời còn lại sẽ được mã hóa bởi các chuyên gia Tài liệu Hướng dẫn mã hóa sẽ đưa ra các chỉ dẫn và cách thức để giúp cho các chuyên gia

mã hóa được toàn bộ các câu hỏi được yêu cầu Sau khi mã hóa xong, sẽ được nhập vào phần mềm; tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận dữ liệu và chuyển đổi thành điểm cho mỗi học sinh

Nhiều quốc gia mã hóa tiến hành theo quy trình mã hóa trên bài thi trên giấy, một số quốc gia khác sử dụng mã hóa trực tuyến trên Pisa Dữ liệu được mã hóa bởi chuyên gia sau đó sẽ được phân tích và xử lí ngay một cách tự động

Tùy theo mỗi câu hỏi, mỗi mức trên sẽ có một hay một vài mã số được quy định cụ thể trong hướng dẫn chấm điểm

 Mã của các câu hỏi thường là 0, 1, 2, 9 hoặc 0, 1, 9 tùy theo từng câu hỏi Các mã thể hiện mức độ trả lời bao gồm: mức đạt được tối đa cho mỗi câu hỏi và được quy ước gọi là “Mức tối đa”, mức “Không đạt” mô tả các câu trả lời không được chấp nhận và bỏ trống không trả lời Một số câu hỏi có thêm “Mức chưa tối đa” cho những câu trả lời thỏa mãn một phần nào đó Cụ thể:

Trang 23

- Mức tối đa (Mức đầy đủ): Mức cao nhất (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 9 hoặc

mã 2 trong câu có mã 0, 1, 2, 9) Ở đây hiểu là điểm

- Mức chưa tối đa (Mức không đầy đủ) (mã 1 trong câu có mã 0, 1, 2, 9)

- Không đạt: Mã 0, mã 9 Mã 0 khác mã 9 Mã 0: có ghi nhưng sai (không có ý nào đúng hoặc lập luận sai), mã 9: không ghi gì để giấy trắng không trả lời câu hỏi đó

 Mã hai chữ số: 00, 01… 21, 22 …

– Chữ số đầu tiên cho biết mức độ trả lời Chữ số thứ hai được sử dụng để mã hóa đặc tính hay xu hướng của câu trả lời

– Mã hóa sử dụng hai chữ số có hai ưu điểm chính:

 Thứ 1, chúng ta sẽ thu được nhiều thông tin hơn về việc hiểu và nhận thức chưa đúng của học sinh, các lỗi thường gặp và các cách tiếp cận khác nhau khi học sinh giải một bài toán hay trả lời hoặc đưa ra lập luận

 Thứ 2, việc mã hóa hai chữ số sẽ cho phép biểu diễn các mã theo một cách

có cấu trúc hơn, xác định rõ ràng mức độ phân cấp của các nhóm mã

 Sau đó các Mã sẽ được chuyển sang điểm (Score) theo hệ thống và thang đánh giá của OECD

Hướng dẫn mã hóa:

- Phải khớp với mục đích câu hỏi

- Phải có một mô tả chính xác – mô tả-của mỗi loại mã hóa

- Phải nhằm mục đích bao quát tất cả các loại câu trả lời

Các nguyên tắc chung khi mã hóa:

 Lỗi chính tả và ngữ pháp: Các lỗi về chính tả và ngữ pháp sẽ được bỏ qua nếu như các lỗi này không nghiêm trọng đến mức làm khó hiểu cho người chấm Đây là việc đánh giá kỹ năng về khoa học, toán học và khả năng hiểu văn bản của PISA chứ không phải là một bài kiểm tra về viết câu hay ngữ văn

 Những lỗi tính toán nhỏ:

- Không nên „trừ điểm‟ cho mọi lỗi mà bạn thấy

- Hãy làm rõ về tầm quan trọng của việc tính toán cho những câu hỏi này

- Đối với một số câu hỏi, tính toán chính xác là một yêu cầu

- Đối với các câu hỏi khác, tính toán chỉ là yếu tố phụ so với mục đích chính của câu hỏi

Trang 24

1.5 Xây dựng đề thi PISA

1.5.1 Tiến trình thực hiện Pisa

Việc thực hiện PISA bao gồm khâu thiết kế bài kiểm tra và chọn trường thực nghiệm Nhìn chung, các bước tiến hành thiết kế bài kiểm tra qua các kì PISA được diễn ra như sau :

1 Lập đề cương

2 Phát triển dữ liệu

3 Thu thập dữ liệu từ các nước

4 Đánh giá dữ liệu quốc gia

5 Gửi bản mẫu thử nghiệm

6 Chuyển ngữ bản mẫu

7 Tập huấn cho giáo viên chấm điểm

8 Thử nghiệm tại các nước thành viên

9 Chuẩn bị văn bản chính thức bằng tiếng Anh và tiếng Pháp

10 Công bố công trình nghiên cứu chính thức

11 Tập huấn chính thức cho giáo viên chấm điểm

12 Chính thức tiến hành ở các nước thành viên

 Việc chọn trường thực nghiệm bao gồm các bước như sau:

1 Xác định thời lượng của bài kiểm tra và độ tuổi của học sinh

2 Xác định nguồn nhu cầu nơi thực nghiệm

3 Xác định số lượng học sinh sẽ tham gia thực nghiệm

4 Thiết lập và mô tả cấu trúc trường thực nghiệm

5 Xác định trường bị loại

6 Cách xử lí đối với những trường có quy mô nhỏ

7 Phân lớp để tiến hành kiểm tra

8 Xác định số lượng thành viên trong một nhóm thực nghiệm

9 Phân bố thí sinh theo nhóm

10 Chọn trường thí điểm

11 Đánh số trường thí điểm

12 Thiết lập bảng theo dõi

1.5.2 Cấu trúc đề thi Pisa

Mỗi đề thi Pisa bao gồm rất nhiều các nhóm unit (bài tập), mỗi unit được bao gồm 4 phần :

Trang 25

• Một cluster là một phần thi 30 phút Nó là một chuỗi của các unit

• Một unit là một bộ các item chỉ liên quan đến một bối cảnh

• Một item là một câu hỏi riêng lẻ/một nhiệm vụ được mã hoá riêng lẻ

1.5.3 Các kiểu câu hỏi được sử dụng trong đề thi Pisa

– Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple–choice) đơn giản hoặc phức tạp;

Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (close – constructed response question);

Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (short response question); Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (open – constructed response question)

 Câu hỏi PISA dạng Multiple choice (nhiều lựa chọn)

a) Câu hỏi lựa chọn đơn giản

- Yêu cầu của tài liệu:

Mang tính xác thực

Gần gũi với học sinh ở các nước

Thu hút được mối quan tâm của học sinh

Có thể đánh giá được các khái niệm và phương pháp khoa học

Ví dụ : Trên áo của các chị lao công trên đường thường có những đường kẻ to bản nằm ngang màu vàng hoặc màu xanh lục để đảm bảo an toàn cho họ khi làm việc ban đêm Những đường kẻ đó làm bằng

Trang 26

- Câu hỏi phải chọn được 3 phương án nhiễu đáng tin cậy (hợp lý) nhưng chưa chính xác

- Đánh giá một khả năng trong khung năng lực Khoa học PISA

- Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, học sinh dễ đọc và hiểu được

 Cái gì tạo nên một câu hỏi trắc nghiệm tốt

- Phần dẫn được khuyến khích đề cập đến khái niệm, kiến thức, quy trình được đánh giá (tính xác thực mức độ cao)

- Ngôn ngữ mà hầu hết học sinh hiểu được ví dụ:

95% học sinh có thể hiểu tài liệu và câu hỏi

- Một câu trả lời đúng mà rõ ràng là tốt hơn (đúng hơn) các phương án nhiễu

- Các phương án nhiễu phải đáng tin cậy đối với những học sinh „không biết‟

- Các tuỳ chọn (câu trả lời và phương án nhiễu) đưa ra những gợi ý không liên quan để chấp nhận hoặc từ chối

 Câu hỏi phải bao quát như thế nào?

- Bối cảnh, câu hỏi, câu trả lời phải nằm trong khả năng của học sinh

- Bối cảnh, câu hỏi được lựa chọn phải mới, hay và có sức hấp dẫn với học sinh

- Không nên sử dụng quá nhiều từ phủ định trong việc đặt câu hỏi

- Tránh để cho câu trả lời đúng là dài và phức tạp còn các phương án nhiễu thì ngắn và đơn giản hơn

- Rà soát và chỉnh sửa để bảo đảm các đáp án gợi ý là hợp lý

- Các phương án nhiễu phải là những mệnh đề hợp lí nhưng không chính xác

- Các phương án nhiễu phải liên quan đến khoa học được đưa ra trong bối cảnh và không được vượt khỏi phạm vi kiến thức mà học sinh đã được học

b) Câu hỏi lựa chọn phức tạp:

- Cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm, quy trình trong một câu hỏi

- Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệm hoặc quy trình

- Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến bối cảnh

- Nói chung là đối với những câu hỏi dạng này thì học sinh khó giành được điểm hơn

Trang 27

 Câu hỏi đóng (close – constructed response question)

- Dựa trên những kiến thức có sẵn

- Câu hỏi mang tính xác nhận thông tin, không có tính gợi mở

- Có tính chất là câu mở đầu cho một đề tài nào đó

- Trong câu hỏi đóng các phương án trả lời phải là một hệ thống đầy đủ tất cả các khía cạnh của hiện tượng nghiên cứu, phải có mặt các phương án trả lời để người trả lời dễ dàng xác định câu trả lời

 Câu hỏi mở (open – constructed response question)

 Hướng dẫn viết các câu hỏi câu trả lời mở tốt

Câu hỏi và câu trả lời

- Phải viết thế nào cho rõ ràng, không mơ hồ

- Phải viết thế nào để các câu trả lời có thể rơi vào các câu trả lời tiêu chuẩn (đáp án)

- Viết thế nào để tránh những câu trả lời hời hợt, không rơi vào các câu trả lời chuẩn

- Đối với Đọc hiểu thì câu hỏi phải là một câu “hưởng ứng” văn bản

 Hướng dẫn mã hoá

- Phải khớp với Mục đích câu hỏi (thêm vào những mô tả chung mà câu hỏi có

ý định đánh giá)

- Phải có một mô tả chính xác– Mô tả – của mỗi loại mã hoá

- Phải nhằm mục đích bao quát TẤT CẢ các loại câu trả lời

- Phải bao gồm ví dụ về câu trả lời của học sinh – Câu trả lời ví dụ – cho tất cả các loại

 Các yêu cầu

Các câu hỏi dài yêu cầu trả lời mở để đánh giá mang tính so sánh (các câu hỏi chuyên về câu trả lời mở) yêu cầu:

Cán bộ xây dựng đề thi:

• Có kỹ năng xây dựng câu trả lời để:

 Đưa ra tiêu chuẩn mã hoá rõ ràng, không mập mờ

 Phạm vi cho các câu trả lời chính xác là nhỏ – Câu hỏi không quá dài

• Có kỹ năng trong hướng dẫn mã hoá

Cán bộ mã hoá là người:

 Hiểu biết về khung năng lực khoa học – để đánh giá

Trang 28

1.6 Tiến trình thực hiện Pisa

Việc thực hiện PISA bao gồm khâu thiết kế bài kiểm tra và chọn trường thực nghiệm Nhìn chung, các bước tiến hành thiết kế bài kiểm tra qua các kì PISA được diễn ra như sau [2]

1 Lập đề cương

2 Phát triển dữ liệu

3 Thu thập dữ liệu từ các nước

4 Đánh giá dữ liệu quốc gia

5 Gửi bản mẫu thử nghiệm

6 Chuyển ngữ bản mẫu

7 Tập huấn cho giáo viên chấm điểm

8 Thử nghiệm tại các nước thành viên

9 Chuẩn bị văn bản chính thức bằng tiếng Anh và tiếng Pháp

10 Công bố công trình nghiên cứu chính thức

11 Tập huấn chính thức cho giáo viên chấm điểm

12 Chính thức tiến hành ở các nước thành viên

 Việc chọn trường thực nghiệm bao gồm các bước như sau:

1 Xác định thời lượng của bài kiểm tra và độ tuổi của học sinh

2 Xác định nguồn nhu cầu nơi thực nghiệm

3 Xác định số lượng học sinh sẽ tham gia thực nghiệm

4 Thiết lập và mô tả cấu trúc trường thực nghiệm

5 Xác định trường bị loại

6 Cách xử lí đối với những trường có quy mô nhỏ

7 Phân lớp để tiến hành kiểm tra

8 Xác định số lượng thành viên trong một nhóm thực nghiệm

9 Phân bố thí sinh theo nhóm

10 Chọn trường thí điểm

11 Đánh số trường thí điểm

12 Thiết lập bảng theo dõi

Trang 29

1.7 Qui trình thiết lập

Cụ thể hơn, trong bước 5 gồm có 4 bước nhỏ:

Trang 30

CHƯƠNG 2:

THIẾT KẾ BÀI TẬP TIẾP CẬN NĂNG LỰC PISA CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” - VẬT LÍ LỚP 11

2.1 Nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ”

2.1.1 Cấu trúc logic nội dung kiến thức chương

2.1.2 Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cần đạt được trong chương

2.1.2.1 Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng

thông qua một diện tích và

nêu được đơn vị đo từ

thông Nêu được các cách

làm biến đổi từ thông

[Thông hiểu]

 Xét một diện tích S nằm trong từ trường đềuB Gọi nlà vectơ pháp tuyến của mặt

S, là vectơ vuông góc với diện tích mặt S,

có độ dài bằng đơn vị Gọi a là góc tạo bởi vectơ nvới vectơ cảm ứng từ B, thì đại lượng  = BScos gọi là từ thông qua diện tích S đã cho

Dòng điện Fu – cô Năng lượng từ trường

Máy phát điện

Trang 31

 Trong hệ SI, B đo bằng tesla (T), S đo bằng mét vuông (m2), từ thông đo bằng vêbe (Wb) 1 Wb = 1 T 1 m2

 Có ba cách làm biến đổi từ thông :

- Thay đổi độ lớn B của cảm ứng từ B;

- Thay đổi độ lớn của diện tích S ;

- Thay đổi giá trị của góc  (góc hợp bởi vectơ n với vectơ cảm ứng từ B)

Thí nghiệm 1 : Thí nghiệm gồm một nam

châm và một ống dây có mắc một điện kế nhạy để phát hiện dòng điện trong ống dây Khi ống dây và nam châm đứng yên thì trong ống dây không có dòng điện Khi ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau thì trong thời gian chuyển động, trong ống dây có dòng điện

Thí nghiệm cho biết từ trường không sinh

ra dòng điện Nhưng khi số đường sức từ qua ống dây thay đổi thì có dòng điện qua ống dây

Thí nghiệm 2 : Thí nghiệm gồm mạch

điện có một cuộn dây được lồng trong vòng dây có kim điện kế Khi đóng hoặc ngắt mạch điện hoặc dịch chuyển biến trở (dòng điện trong mạch thay đổi) thì trong thời gian dòng điện trong mạch thay đổi, trong vòng dây có dòng điện chạy qua, tức

là khi số đường sức từ xuyên qua ống dây biến đổi thì trong vòng dây xuất hiện dòng điện

Trang 32

- Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch biến thiên

Định luật Len-xơ: Dòng điện cảm ứng xuất

hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại

sự biến thiên từ thông đã sinh ra nó

Định luật Len-xơ có thể diễn đạt theo cách sau:

Khi từ thông qua mạch điện kín biến thiên

do kết quả của một chuyển động nào đó thì thì từ trường sinh ra bởi dòng điện cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên

Trang 33

mạch biến đổi đều theo

thời gian trong các bài

toán

[Thông hiểu]

Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ: Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó

 Dòng điện chạy qua một mạch điện kín gây

ra từ trường Từ trường này gây ra từ thông qua mạch đó Từ thông  tỉ lệ với cường độ i

 = Li

Hệ số tỉ lệ L gọi là độ tự cảm, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch

Trang 34

A, từ thông  đo bằng Wb, độ tự cảm đo bằng henri (H)

2

Nêu được hiện tượng tự

cảm là gì

Tính được suất điện động

tự cảm trong ống dây khi

dòng điện chạy qua nó có

cường độ biến đổi đều

theo thời gian

[Thông hiểu]

 Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của cường độ dòng điện trong mạch đó gây ra

 Công thức tính suất điện động tự cảm:

chạy qua và mọi từ trường

đều mang năng lượng

[Thông hiểu]

 Năng lượng được tích luỹ trong ống dây tự cảm khi có dòng điện chạy qua chính là năng lượng của từ trường tồn tại trong ống dây

 Người ta đã chứng minh được rằng từ trường trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua và mọi từ trường đều mang năng lượng

Trang 35

2.1.2.2 Mục tiêu về Năng lực hướng đến

2.2 Xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của pisa chương “cảm ứng điện từ”

2.2.1 Ma trận phân bố câu hỏi tình huống

2

Máy phát điện

xoay chiều

Vật lí và đời sống Công nghệ

Sáng chế thiết bị

+Hiện tượng cảm ứng điện từ + Suất điện động

+Dòng điện xoay chiều

3

Phanh điện từ Vật lí và đời sống +Hiện tượng cảm ứng điện từ

+Dòng điện Fu – cô và tác dụng gây ra lực hãm

+Hiện tượng cảm ứng + Cuộn dây sơ cấp, cuộn dây thứ cấp

+ Định luật Jun – lenxo

6 Máy dò kim

loại

Vật lí và đời sống Hiện tượng cảm ứng điện từ

Trang 36

2.2.2 Nội dung hệ thống bài tập tiếp cận năng lực của PISA chương cảm ứng điện từ vật lí lớp 11

CÁC TÌNH HUỐNG/BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THEO

HƯỚNG TIẾP CẬN PISA CHỦ ĐỀ: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ – VẬT LÝ 11

TÌNH HUỐNG 1 :BẾP TỪ

Ngày nay công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, những dụng cụ thiết bị trong gia đình nhờ đó mà ngày càng được cải tiến và nâng cao Bếp từ được coi là một bước ngoặt quan trọng Không chỉ được sủ dụng ngày càng phổ biến, nó còn được xếp vào các thiết bị an toàn và nên sử dụng

Thành phần quan trọng nhất trong của bếp từ là mạch công suất và cuộn cảm Các loại nồi có thể sử dụng là các loại nồi làm bằng vật liệu sắt, thép, nhôm Bếp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ Hiệu suất sử dụng của bếp rất cao 90% có thể điều chỉnh mức độ

- Từ trường biến đổi sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng và dòng cảm ứng đó gọi là

dòng điện Fu cô, dòng Fu cô sẽ làm cho đáy nồi sinh nhiệt khá lớn

- Mã hóa 0,1,2,9

Trang 37

Câu 2 : Tại sao khi mua bếp từ lại phải kèm theo nồi ?(NL vận dụng KT vào thực tiễn – mức phân tích)

Trả lời:

- Bếp hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện từ để làm nóng trực tiếp nồi nấu Do đó, nồi nấu bếp từ phải được chế tạo từ các vật liệu như thép, gang, men sắt, thép không gỉ hoặc inox với bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10 cm Chỉ

khi dùng đúng nồi, bếp mới cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tổn thất nhiệt

- Không nên dùng các dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, đồng, nhôm hoặc nồi có đáy cong hay lõm và đường kính nhỏ hơn 10 cm cho bếp từ Các loại nồi này

sẽ không làm nóng được trên bếp từ hoặc có hiệu suất sinh nhiệt thấp; và khi nhiệt lượng tạo ra không đủ có thể khiến cuộn dây của bếp nóng lên, gây nguy hiểm cho bếp (chập mạch, cháy nổ)

- Mã hóa 0,1,2,9

Câu 3 :Cấu tạo của nồi dùng để nấu ăn khi ta sử dụng bếp từ có cấu tạo đáy

khá dày gồm 5 lớp như hình vẽ (NL vận dụng KT vào đời sống – mức giải thích)

Hình 2.2 Cấu tạo 5 lớp của nồi dùng cho bếp từ

Trả lời:

- Tiêu chí khi mua bếp từ là vì bếp có công suất lớn và lượng nhiệt dùng trực tiếp dùng để nấu ăn rất là lớn mà dòng Fu cô là nguyên nhân gây ra lượng nhiệt lớn

đó, dòng điện Fuco phải có cường độ lớn

- Muốn vậy thì hiện tượng cảm ứng xảy ra tại đáy nồi phải mạnh Vì vậy đáy nồi phải nhiều lớp thì hiện tượng cảm ứng mới mạnh được

- Mã hóa 0,1,2,9

Câu 4: Nhiệt lượng sinh ra ít nhiều sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nào ?(NL vận dụng KT vào thực tiễn – mức phân tích )

Trang 38

Câu 5 :Bếp từ Munchen MC 200i công suất định mức là 2100W, đun sôi 2 lít

nước từ 20 độ C đến 95 độ C trong vòng 5,3 phút biết nhiệt dung riêng của nước

H = 95% , Qthực tế = Q H= 630 95% = 598,5 KJ c.Số tiền điện tối đa phải trả là :

A = P.t = 2100 5, 3

60 .30= 16695 W.h= 16,695 KW.h

T = 16,695 1662 = 27747,09 ( đồng)

 Mã hóa 0,1,2,9

Câu 6 : Hãy cho biết ưu, nhược điểm của bếp từ mà em thấy?(NL vận dụng

KT vào thực tiễn – mức độ liên hệ, so sánh, kỹ năng tìm kiếm thông tin)

Trang 39

Nhược điểm:

- Chỉ có những loại nồi làm bằng vật liệu từ mới sử dụng được

- Ảnh hưởng đến sức khỏe và các thiết bị điện tử khác

- Mã hóa 0,1,2,9

TÌNH HUỐNG 2 : MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

Hình 2.3 Máy phát điện xoay chiều công nghiệp

Máy phát điện xoay chiều về cơ bản là một thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng tạo ra xuất điện động xoay chiều hay dòng điện xoay chiều Tuy nhiên ở đây ta đề cập đến máy phát điện xoay chiều đơn giản nhất.Chúng bao gồm các bộ phận sau

Hình 2.4.Cấu tạo máy phát điện xoay chiều đơn giản Câu 1.Hãy dựa vào kênh hình, nêu các bộ phận có trong máy phát điện xoay

chiều đơn giản?(NL tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên – mức độ quan sát,

phân tích)

Trả lời:

- Nam châm vĩnh cửu

- Khung dây bằng kim loại

- Tay quay

Trang 40

 Mã hóa 0,1,2,9

Câu 2: Quan sát video và đọc kênh thông tin sau đề biết được nguyên lí hoạt

động của máy phát điện xoay chiều đơn giản? (NL vận dụng kiến thức vào TT –

mức giải thích)

Hình 2.5.Hoạt động của máy phát điện xoay chiều

Gồm một khung dây hình chữ nhật, 1 tay quay có khả năng quay nhanh Nam châm vĩnh cửu với bề mặt lõm có thể tạo ra từ trường mạnh Hai vành khuyên được nối với khung dây nên quay cùng với khung dây Hai chổi quét B1 và B2 tiếp xúc và dẫn điện tử vành khuyên ra tải, có thể là điện kế hay điện trở sơn Nêu nguyên lí hoạt động của máy phát điện xoay chiều?

 Mã hóa 0,1,2,9

Câu 3.Có mấy cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong máy phát điện ? (NL vận dụng KT vào thực tiễn – mức tổng hợp, phân tích)

Trả lời:

- Nam châm chuyển động cuộn dây đứng yên

- Cuộn dây chuyển động nam châm đứng yên

- Có thể cho cuộn dây và nam châm cùng chuyển động quay nhưng quay ngược chiều nhau

 Mã hóa 0,1,2,9

Câu 4: Dựa vào cách tạo ra dòng điện cảm ứng trong máy phát điện đơn giản,

theo em có mấy loại máy phát điện xoay chiều đơn giản So sánh đặc điểm giữa các

loại máy này (NL vận dụng KT vào thực tiễn – mức tổng hợp, phân tích)

Trả lời:

Ngày đăng: 19/05/2019, 15:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Lê Thị Mỹ Hà (2014), Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực Toán học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực Toán học
Tác giả: Lê Thị Mỹ Hà
Năm: 2014
[2] Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ Thị Kim Chi, Nguyễn Thùy Linh (2009), “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính)”, "Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa, Vũ Thị Kim Chi, Nguyễn Thùy Linh
Năm: 2009
[3] Hoạt động của bếp từ ( http://bepmoi.vn/nguyen-ly-hoat-dong-cua-bep-dien-tu) [4] Nồi đi kèm với bếp từ (https://www.linkedin.com) Link
[5] Cấu tạo nồi bếp từ (https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/noi-inox-3-day-5-day-la-gi-923582) Link
[6] Ƣu và nhƣợc điểm của bếp từ [http://vuabepdep.vn/bai-viet-ve-bep-dien-tu/uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-bep-dien-tu.html] Link
[7] Cấu tạo máy phát điện (https://www.youtube.com/watch?v=TKKPlnOBlK8) [8] Chế tạo máy phát điện (https://www.youtube.com/watch?v=0Br3d6Qhl1E)[9] Phanh điện từ (https://baomoi.com/nu-sinh-truong-huyen-sang-che-phanh-dien-tu/c/20918846.epi) Link
[10]Sạc không dây (https://tiki.vn/tu-van/sac-khong-day-la-gi) Link
[11]Cách làm sạc không dây (https://tutaylam.com/tu-lam-mach-sac-khong-day-don-gian-voi-pin-va-transistor) Link
[12] Làm tan chảy kim loại bằng từ trường biến thiên (https://ducthe.wordpress.com/2012/05/07/su-nong-chay-treo) [13]Máy dò kim loại ( https://maydokimloaiblog.wordpress.com) Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w