Từ những lí do trên và thực tế giảng dạy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9”.. Tuy nhiên các tác
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất
kỳ hình thức nào
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Lưu Thị Lan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡtận tình của các Thầy Cô giáo và Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại họcThái Nguyên Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô và cô giáo
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; các thầy cô trong Ban Giám hiệu và các đồng nghiệpTrường THCS Cao Đức, Trường THCS Vạn Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ nhiệttình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu đề tài
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viêntác giả hoàn thành khóa học và luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Lưu Thị Lan
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Giả thuyết khoa học của đề tài 5
7 Cấu trúc đề tài 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Văn bản nghị luận 6
1.1.2 Các năng lực tạo lập văn bản nghị luận 9
1.1.3 Bài tập và hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 12
1.1.4 Đặc điểm năng lực nhận thức của HS lớp 9 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1 Nội dung các bài học về văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn lớp9 15
1.2.2 Hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn lớp 9 và tài liệu tham khảo 19
1.2.3 Thực trạng dạy và học phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 24
Tiểu kết 28
Trang 6Chương 2 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TẠO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HS LỚP 9 29
2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 29
2.1.1 Phù hợp với mục tiêu của môn học 29
2.1.2 Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng và phong phú 29
2.1.3 Phù hợp với thực tiễn dạy học ở THCS, phù hợp với đặc điểm HS THCS
29 2.1.4 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS 30
2.2 Phân loại bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 30
2.3 Đề xuất hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn nghị luận cho HS lớp 9 32
2.3.1 Bài tập tìm hiểu đề 32
2.3.2 Bài tập tìm ý 39
2.3.3 Bài tập lập dàn ý 56
2.3.4 Bài tập dựng đoạn 76
2.3.5 Đọc lại và sửa chữa 81
2.4 Phương hướng vận dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 THCS 87
2.4.1 Vận dụng trong bài đọc - hiểu văn bản 87
2.4.2 Vận dụng trong các bài học lí thuyết về văn bản nghị luận 90
2.4.3 Vận dụng trong các tiết thực hành làm văn 93
2.4.4 Vận dụng trong kiểm tra đánh giá 94
2.4.5 Vận dụng trong việc hỗ trợ HS tự học ở nhà 99
Tiểu kết 104
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 105
3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 105
3.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm 105
3.3 Nội dung thực nghiệm 106
3.4 Hình thức thực nghiệm 106
3.5 Kết quả thực nghiệm 107
Trang 73.5.1 Kết quả thực nghiệm thăm dò 107
3.5.2 Kết quả thực nghiệm dạy học 108
3.6 Kết luận chung về thực nghiệm 111
3.6.1 Về thực nghiệm thăm dò 111
3.6.2 Về thực nghiệm dạy học 111
Tiểu kết 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1 Khảo sát các lỗi HS hay mắc phải trong bài làm văn nghị luận 82
Bảng 3.1 Kết quả bài tập: Tìm hiểu đề 107
Bảng 3.2 Kết quả bài tập: Tìm ý 107
Bảng 3.3 Kết quả các bài tập: Dựng đoạn 108
Bảng 3.4 Kết quả bài tập: Lập dàn ý 108
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng 109
Bảng 3.6 Kết quả điểm bài làm văn ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng .110
Biểu đồ: Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng .109
Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả bài làm văn của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .110
Trang 101.2 Văn nghị luận là một loại văn trong đó người nói, người viết đứng trênmột quan điểm nào đó và dựa vào sự hiểu biết nhất định của mình về xã hội, chính trị,đời sống, văn học, khoa học dùng lí lẽ và dẫn chứng, dùng ngôn ngữ trực tiếp đểtrình bày lập luận, phân tích, giảng giải, so sánh, phê phán nhằm giải quyết một vấn
đề xã hội, đời sống, tư tưởng, văn học, làm cho người đọc người nghe hiểu, có nhậnthức đúng đắn và hành động đúng đắn Văn nghị luận ngày càng có vai trò quan trọngđối với HS, khi nó chiếm phần lớn trong cấu trúc đề thi vào lớp 10 và kì thi trung họcphổ thông quốc gia Hơn nữa học sinh THCS là đối tượng bước đầu tiếp xúc và dầnhình thành kiến thức và những kĩ năng làm văn nghị luận nên việc xây dựng hệ thốngbài tập làm văn nghị luận là cần thiết để củng cố kiến thức và phát triển năng lực làmvăn nghị luận cho HS Văn nghị luận là sản phẩm của tư duy logic, giúp cho pháttriển tư duy, nhận thức trừu tượng, lí tính, khoa học trước một vấn đề đặt ra trongcuộc sống Làm văn nghị luận là rèn luyện tư duy bằng ngôn ngữ, cách trình bày vấn
đề, cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác Do
đó làm văn nghị luận rất cần thiết cho mọi người, đặc biệt trong xã hội ngày nay càngquan trọng đối với HS để khẳng định mình, để hội nhập trở thành một công dân toàncầu Hệ thống bài tập góp phần giúp HS củng cố hình thành các kĩ năng, năng lực làmvăn nghị luận
1.3 Hiện nay chưa có một hệ thống bài tập giúp các em hình thành từng nănglực tạo lập văn bản nghị luận ở Ngữ văn 9 Hệ thống bài tập trong sách giáo khoachưa đủ đáp ứng nhu cầu luyện tập của HS để có thể thành thạo các năng lực làm vănnghị luận Các bài tập nguồn bên ngoài chưa chú trọng việc phát triển từng năng lực,
mà hầu hết tập trung làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh Như vậy rất khó khăncho HS THCS bước đầu làm quen với văn nghị luận, cách tạo lập một bài văn nghịluận Hệ thống bài tập phát triển năng năng lực tạo lập văn bản nghị luận ở THCS sẽgiúp HS phát triển từng năng lực làm văn như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựngđoạn văn nghị luận và cách viết Có hệ thống bài tập thực hành sẽ phát huy đượctính tích cực chủ động của HS, phù hợp với quan điểm dạy học mới hiện nay
Trang 11Từ những lí do trên và thực tế giảng dạy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS lớp 9”.
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu văn nghị luận
Văn nghị luận ở nước ta có từ lâu đời và có giá trị to lớn gắn liền với lịch sử,chính trị và văn học Ở thời kì Trung đại văn học nghị luận được tồn tại dưới cácdạng nghị luận cổ có nguồn gốc Trung Hoa: Chiếu, Biểu, Cáo, Hịch Về nội dungđều là các việc quan trọng, to lớn có sức ảnh hưởng đến quốc gia, xã tắc; Về nghệthuật mang văn phong chính luận, ngôn từ sắc bén, trạng trọng, lập luận chặt chẽ giàusức thuyết phục Có thể kể từ Chiếu dời đô (1010) của Lí Công Uẩn; Hịch tướng sĩ(1285) của Trần Quốc Tuấn; Đại cáo bình Ngô (1428) của Nguyễn Trãi; Trích diễmthi tập (1497) của Hoàng Đức Lương; Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niênhiệu Đại Bảo thứ ba (Bài kí khắc bia năm 1484) của Thân Nhân Trung; Chiếu cầuhiền (1788) của Ngô Thì Nhậm; Ở thế kỉ XX văn nghị luận càng phát triển mạnh
mẽ với tên tuổi các nhà chính luận xuất sắc với những áng văn nghị luận bất hủ, tiêubiểu là Hồ Chí Minh với các tác phẩm chính luận: Bản án chế độ thực dân (1925-1926), Tuyên ngôn độc lập (1945) Bên cạnh đó là các nhà chính luận như Phan BộiChâu với tác phẩm “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư”; Phan Châu Trinh với các tácphẩm: Đạo đức và luân lí đông tây; Đầu Pháp chính phủ thư (Gửi toàn quyền Beausau khi ông đi Nhật về); Huỳnh Thúc Kháng: Bài phú Danh sơn Lương Ngọc; NgôĐức Kế: Luận về chánh học và tà thuyết (Đăng trên báo Hữu Thanh, tháng 9, năm1924) và các nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn như Trường Chinh, Lê Duẩn, PhạmVăn Đồng, Võ Nguyên Giáp cùng biết bao nhà văn viết văn nghị luận nổi tiếng saunày như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh Văn nghị luận được đề cập từ lâu trongchương trình và sách giáo khoa Đó là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc các vấn
đề, các sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống, trong xã hội và trong văn học Từlâu nghị luận đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả
Trong cuốn Làm văn các tác giả Đỗ Ngọc Thống, Phạm Minh Diệu, Nguyễn
Thành Thi đã nghiên cứu về văn nghị luận ở các khía cạnh như: Khái niệm văn nghịluận, đặc điểm của văn nghị luận, cách làm văn nghị luận…
Giáo trình Phương pháp dạy học Văn của Phan Trọng Luận và Trương Dĩnh
đã bàn về phương pháp dạy học các phân môn của Ngữ văn, trong đó ở phần Làm văn
đi sâu vào phương pháp dạy lí thuyết và dạy thực hành
Giáo trình Làm văn của tác giả Đình Cao - Lê A đã nghiên cứu những vấn đề
cơ bản về văn nghị luận và việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, trong đó đi sâuvào nghiên cứu phương pháp và kĩ năng làm văn nghị luận Đó là những kĩ năng phântích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, viết câu, dùng từ
Trang 12Giáo trình Phương pháp dạy và học làm văn của tác giả Mai Thị Kiều
Phượng,
gồm hai phần:
Phần 1: Những vấn đề chung về phương pháp dạy và học làm văn Phần này là
những kiến thức mang tính đại cương của bộ môn, khái quát về những khái niệm cơbản của việc dạy và học môn làm văn ở trường trung học cơ sở Tác giả đã chú trọngđến sự cần thiết và nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy và học môn văn; sau
đó là đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở môn ngữ văn nói chung và phân môn
làm văn nói riêng Phần 2: Phân loại các phương pháp dạy và học làm văn Phần này
đã đi sâu vào các phương pháp từ truyền thống đến hiện đại, từ lý thuyết đến các kinhnghiệm, mẹo luật của người dạy và học môn làm văn Trên tất cả những điều đó, tácgiả đã đề xuất một phương pháp dạy và học làm văn theo định hướng của sự đổi mới.Theo tôi, đây quả là một hướng nghiên cứu và tiếp cận vấn đề rất khoa học của tácgiả Trên cơ sở đó, tác giả công trình đề ra những luận thuyết của mình Riêng ở chỗnày, cuốn sách của TS Mai Thị Kiều Phượng đã thuyết phục được người đọc bởinhững luận điểm, luận cứ và luận chứng được đưa ra một cách có hệ thống, cả từ haihướng tiếp cận là thực tiễn và lý luận Là một cuốn giáo trình bộ môn, đồng thời là
một công trình nghiên cứu khoa học, Giáo trình phương pháp dạy và học làm văn đã
đem đến cho người dạy và học môn làm văn ở cấp THCS những kiến thứ mới mà bảnthân tác giả đã rút ra được từ quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học của mình Và
đó chính là những đóng góp khoa học và thực tiễn của tác giả
Tuy nhiên các tác giả mới chỉ đưa ra các phương pháp dạy và học văn nóichung và văn nghị luận nói riêng chứ chưa có một hệ thống bài tập để phát triển từng
kĩ năng (năng lực) cụ thể trong tạo lập văn bản nghị luận ở THCS
2.2 Hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9
Có thể nói rằng hệ thống bài tập làm văn đã xuất hiện trong các SGK từ khálâu, tất cả các SGK làm văn đều có bài tập làm văn Tuy nhiên việc nghiên cứu vàxây dựng các hệ thống bài tập bổ sung, phát triển từng kĩ năng làm văn nghị luậnchưa được quan tâm nhiều Để phát triển được năng lực làm văn nói chung và nănglực làm văn nghị luận nói riêng cần phải thực hành nhiều, tức là cần có các hệ thốngbài tập phù hợp với từng kĩ năng làm văn
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện
kĩ năng lập ý cho HS THPT ở kiểu bài nghị luận xã hội” (2013) đã đi sâu vào hệ
thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý cho dạng văn nghị luận xã hội Với đề tài nàytác đã đóng góp vào việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý ở THPT
Đề tài Rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cho HS trong dạy học bài “Thao
tác lập luận so sánh” (SGK, Ngữ văn 11) của tác giả Nguyễn Thị Dung và đề tài “Từ thực tế viết văn nghị luận của HSTHPT xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn” của tác giả Nguyễn Thị Li Na đã đưa ra hệ thống bài tập làm
Trang 13lực làm văn nghị luận của HS lớp 9 THCS thông qua đề tài " Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9"
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực làm vănnghị luận cho HS lớp 9 THCS nhằm góp phần rèn luyện cho HS những kĩ nănglàm văn nghị luận, giúp các em làm tốt các bài văn nghị luận hoàn chỉnh, phát huyđược tính chủ động sáng tạo Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữvăn ở Trường THCS, tạo nền tảng tốt cho các em có kiến thức kĩ năng vững vàngcho bậc học THPT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập pháttriển năng lực làm văn nghị luận cho HS THCS
- Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS lớp 9 THCS
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lậpvăn bản nghị luận cho HS lớp 9 ở THCS
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã áp dụng một số phương phápnghiên cứu chủ yếu sau:
Trang 145.1 Phương pháp hồi cứu tư liệu
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các tài liệu trước đó có
đề cập đến văn nghị luận, năng lực viết văn nghị luận, hệ thống bài tập sử dụng trongdạy học văn nghị luận nhằm nghiên cứu lịch sử vấn đề và cơ sở lí luận của đề tài
5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để phân tích , tổng hợp kết quảnghiên cứu lí luận; phân tích, tổng hợp các kết quả khảo sát và thực nghiệm tạitrường THCS
5.3 Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để thống kê các bài tập làm văn nghịluận trong SGK Ngữ văn lớp 9 THCS Thống kê, xử lí các số liệu thu thập được, saukhi khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm
5.4 Phương pháp điều tra khảo sát
Điều tra, trưng cầu ý kiến của GV và HS, khảo sát giáo án, dự giờ giáo viênTHCS để nắm bắt được thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn và cụ thể là vănnghị luận Khảo sát hệ thống bài tập trong SGK Ngữ văn lớp 9 THCS để đánh giáthực trạng và xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với sự phát triển năng lực tạo lậpvăn bản nghị luận
5.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong thực nghiệm dạy học Chúngtôi đã sử dung hệ thống các bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS lớp 9 THCS tại các trường THCS Cao Đức Bắc Ninh, trường THCS Vạn Ninh Bắc Ninh
-6 Giả thuyết khoa học của đề tài
Hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9THCS còn hạn chế, chưa đầy đủ và hệ thống Nếu đề xuất được một hệ thống bài tậpphát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 THCS sẽ góp phần thúcđẩy dạy học và nâng cao chất lượng DH văn nghị luận cho HS lớp 9 THCS
7 Cấu trúc đề tài
Đề tài này gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS lớp 9
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Tài liệu tham khảo
Trang 15NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Văn bản nghị luận
1.1.1.1 Khái niệm văn bản nghị luận
Văn nghị luận là một lĩnh vực lớn của đời sống xã hội, của tư duy về đời sống.Suy cho cùng mọi ý kiến, lí lẽ của con người về con người, cuộc sống, xã hội, thếgiới đều là nghị luận Văn bản nghị luận là một trong loại văn bản được chú trọngtrong chương trình sách giáo khoa ngữ văn phổ thông nói chung và sách giáo khoangữ văn THCS nói riêng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó là nghị luận luận lí” Trong cuốn Làm văn của Lê A - Nguyễn Trí có định nghĩa về văn nghị luận như sau: “Văn nghị luận là một loại văn trong đó người viết
đưa ra những lí lẽ dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thống qua cách thức bàn luận
mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình va hành động theo những điều mà mình đã đề xuất” Hay trong cuốn Làm văn của Đỗ Ngọc Thống có
viết: “Văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý
chí và khát vọng của cả một dân tộc Nói một cách khái quát văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục ”.
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2 có trình bày định nghĩa về văn nghị
luận khá ngắn gọn, đơn giản như sau: “Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác
lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó”.
Như vậy khái niệm về văn nghị luận được trình bày ở nhiều tài liệu khác nhau,các tài liệu đều cố gắng định nghĩa một cách cụ thể, dễ hiểu để độc giả và người học
có thể hình dung rõ ràng về loại văn quan trọng này Nhìn chung các tài liệu đều có
sự thống nhất như sau:
- Là loại văn trong đó người viết bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về mộtvấn đề nào đó và dùng các dẫn chứng, lí lẽ để thuyết phục người đọc, người ngheđồng tình với quan điểm của mình
- Văn nghị luận được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồnvới những lập luận chặt chẽ, mạch lạc và giàu sức thuyết phục
Trang 161.1.1.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận
Nếu như trong văn miêu tả mọi sự vật hiện tượng, con người đều được vẽ rabằng các chi tiết, hình ảnh cụ thể nhờ ngôn ngữ; trong văn tự là trình bày một chuỗicác sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiệnmột ý nghĩa, thì văn nghị luận chủ yếu tác động vào lí trí, trí tuệ của người đọc, ngườinghe Trước một vấn đề nghị luận, người viết (nói) luôn ý thức nhiệm vụ thuyết phụcđối tượng gia tiếp Đây là mục đích cuối cùng của văn bản nghị luận Muốn thực hiệnđược mục đích ấy, quá trình tạo lập văn bản không thể thiếu cách thức lập luận Sứcthuyết phục của văn bản nhiều hay ít, cao hay thấp đều xuất phát từ cách thức lậpluận Lập luận càng chặt chẽ, sức thuyết phục càng cao Vì thế nét riêng của văn bảnnghị luận là sự kết hợp các đặc điểm: lập luận chặt chẽ, sức thuyết phúc cao, tínhcông khai
* Tính lập luận chặt chẽ
Quá trình nghị luận là quá trình người nói (viết) tìm ra cái lí để thuyết phụcngười khác Khái niệm lập luận có thể hiểu là tạo lập cái lí trong văn bản nghị luận.Lập luận nhằm khẳng định hay phủ định một vấn đề nào đó Dù khẳng định hay phủđịnh, dù đồng tình hay bác bỏ, người viết cũng phải làm rõ cái lý Tức là phải trìnhbày, giải thích, chứng mình, phân tích, đánh giá vì vậy lập luận trở thành một đặctrưng quan trọng của văn bản nghị luận Trong văn nghị luận, người viết phải dựa vàocái lí để để thuyết phục người khác Vấn đề là độ tin cây của cái lí đó ở mức nào,cách trình bày cái lí ra sao Mỗi lí lẽ được nêu ra cần phải xác thực, rõ ràng và có hệthống Tất cả phải thể hiện sự thống nhất, hợp logic Lập luận không chặt chẽ sẽ bịđối phương bắt bẻ
Muốn lập luận được chặt chẽ phải kết hợp nhiều thao tác lập luận: thao táclập luận chứng minh, thao tác lập luận giải thích, thao tác lập luận phân tích, thaotác lập luận so sánh, thao tác lập luận bình luận, thao tác tập luận bác bỏ Quá trìnhnghị luận là quá trình người viết (người nói) tìm ra cái lý để thuyết phục ngườikhác Mỗi lí lẽ đều phải xác thực, rõ ràng và có hệ thống Tất cả phải thể hiện sựthống nhất và hợp logic
* Tính thuyết phục cao
Văn nghị luận là loại văn bản vận dụng kiểu tư duy logic Việc chọn lọc vàtrình bày lí lẽ, dẫn chứng phải hợp lí Khi lí lẽ được làm sáng tỏ thì người nghe tựnhiên chấp nhận quan điểm của mình đưa ra, điều đó chứng tỏ vấn đề đã được thuyếtphục thành công Sức thuyết phục của văn bản nghị luận được thể hiện ở thái độ “tâmphục, khẩu phục”, đối tượng giao tiếp hoàn toàn chấp nhận và bằng lòng với những lí
lẽ, dẫn chứng của người viết (người nói) đưa ra
Ngoài việc chú ý đến cái lí là chủ yếu, người viết còn phải chú ý đến cái tình.Tình cảm trong văn nghị luận là một phương diện rất quan trọng Tình cảm và lí lẽ
Trang 17Tính công khai còn được thể hiện qua thái độ của người viết đối với vấn đềđang được bàn tới Tác phẩm nghị luận xuất hiện công khai trước cộng đồng, ở nhữngthời điểm và địa điểm khác nhau, thậm chí ở những thời điểm quyết định vận mệnhcủa quốc gia, dân tộc Do đó ngôn ngữ được sử dụng trong văn nghị luận không chấpnhận cách nói tùy tiện của khẩu ngữ hay cách nói đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật.
Nó cũng không cho phép sử dụng tiếng địa phương, tiếng lóng những điều này gópphần thể hiện sự trang trọng của các tác phẩm nghị luận
Về nội dung: “Trong văn nghị luận, những yếu tố về nội dung là những khái
niệm phán đoán hợp thành những lí lẽ, dẫn chứng, vận dụng những quy tắc của tư duy logic, tạo nên những luận điểm, luận cứ, tuân theo những hình thức suy luận và những quy luật cơ bản của tư duy logic” [2, tr.6] Mỗi bài văn nghị luận cần phải có
một hệ thống luận điểm, hệ thống luận điểm này phải làm sao thể hiện được quanđiểm của người viết và tính lập luận chặt chẽ được cụ thể hóa b ằng các luận cứ vàlập luận
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luậnđiểm khai triển, luận điểm kết luận Hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sởcủa nội dung văn bản Bài nghị luận nào nêu được luận đề mà không xây dựng được
hệ thống luận điểm coi như chưa giải quyết được vấn đề, bài làm như vậy thực chất
là chưa có nội dung, không thuyết phục được người khác theo quan điểm, ý kiếncủa mình
Các yêu cầu đối với luận điểm:
+ Luận điểm phải được tổ chức hợp logic và có tính hệ thống
+ Luận điểm phải cân đối hài hòa
+ Luận điểm phải có tính mục đích cao
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm Luận điểm làkết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó
+ Có hai loại luận cứ: Luận cứ được lấy từ trong đời sống thực tế và luận cứđược lấy từ văn học dùng để làm dẫn chứng Luận cứ phải chân thực, xác đáng vàtoàn diện Luận cứ trả lời cho các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làmgì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
Trang 18+ Lí lẽ là điều nêu ra làm căn cứ để quyết định đúng sai, trái phải Các lí lẽthường được nêu ra trong văn nghị luận là các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã đượccông nhận
+ Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất chặt chẽ, khăng khít Luận cứ là
sự triển khai của luận điểm, phục vụ cho mục đích của luận điểm, và ngược lại luậnđiểm được công nhận là đúng đắn phải dựa vào luận cứ
- Lập luận: Trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ một cách chặt chẽ, rànhmạch, logic nhằm làm thuyết phục người đọc người nghe theo quan điểm của mình
+ Cấu trúc của một lập luận: Luận điểm + Luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) -> Kết luận
+ Một số phương pháp lập luận thường được dùng trong văn nghị luận là:Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp lập luận nhân quả,phương pháp loại suy, phương pháp so sánh
+ Những điểm lưu ý khi lập luận:
Lập luận phải chặt chẽ
Lập luận phải sắc bén
Lập luận phải nắm vững quan điểm lịch sử và có tính khoa học
1.1.2 Các năng lực tạo lập văn bản nghị luận
1.1.2.1 Năng lực là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, phầnlớn định nghĩa về năng lực của các tài liệu nước ngoài quy năng lực vào phạm trù khảnăng (ability, capacity, possibility) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới
(OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu
phức hợp trong một bối cảnh cụ thể”.
Hay theo cách hiểu thông thường: Năng lực là sự kết hợp giữa tư duy, kĩ năng
và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân tổ chức
để thực hiện thành công nhiệm vụ Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽphản ánh ức mức độ năng lực của người đó
Ở Việt Nam nhiều tài liệu quy năng lực vào phạm trù khác nhau và được địnhnghĩa theo nhiều cách khác nhau, bằng sự lựa chọn loại dấu hiệu khác nhau
- Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì năng lực được định nghĩa: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện hoạt động
nào đó; phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một công việc nào đó với chất lượng cao”.
- Theo cuốn giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm thì “Năng lực
là tập hợp các tính chất của tâm lí cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạothuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”
- Cuốn “Xây dựng chương trình GDPT theo hướng tiếp cận năng lực” của Đỗ Ngọc Thống, năng lực được định nghĩa như sau: “Năng lực có thể định nghĩa như là
Trang 19một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn năng lực Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như kinh nghiệm học sinh những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài chẳng hạn như bạn cùng lớp, thầy
cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác” [9, tr.16].
- Dự thảo Đề án đổi mới CT&SGK giáo dục phổ thông sau 2015 nêu rõ mộttrong những quan điểm nổi bật là phát triển CT theo định hướng năng lực Năng lực
được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định Năng lực thể hiện sự vận dụng
tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thểhiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có,
đó là các năng lực chung cốt lõi Yếu tố năng lực cốt lõi xuyên suốt mọi hoạt động cơ
bản của con người Định hướng xây dựng chương trình GDPT sau 2015 đã xác địnhmột số năng lực chung cốt lõi mà mọi học sinh (HS) Việt Nam đều cần có để thíchứng với nhu cầu phát triển xã hội Các năng lực này liên quan đến nhiều môn học,theo đó, mỗi môn học, với đặc trưng và thế mạnh riêng của mình, sẽ tập trung hướngđến một số năng lực, để cùng với những môn học khác sẽ có mục tiêu hình thành vàphát triển một số năng lực chung cốt lõi cần thiết đối với mỗi HS
Các năng lực chung, cốt lõi được sắp xếp theo các nhóm sau:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực quản lý bản thân
- Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ICT)
Trong định hướng phát triển CT sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn họccông cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảmthụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra, năng lực giaotiếp, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực
Trang 20có thể chia ra làm hai loại: năng lực chung và năng lực riêng biệt Năng lực chung lànăng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xãhội Năng lực chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnhvực hay môn học nào đó Đây là dạng năng lực chuyên sâu, góp phần giúp mọi ngườigiải quyết các việc chuyên môn trong lĩnh vực công tác hẹp của mình.
1.1.2.2 Các năng lực tạo lập văn bản nghị luận
Làm văn là một trong ba phân môn của Ngữ văn Nó góp phần hình thành vàphát triển một số năng lực chuyên biệt như năng lực tạo lập văn bản Năng lực tạo lậpvăn bản là khả năng sắp xếp, tổ chức những từ ngữ cấu trúc có tính liên kết, mạch lạccác ý tưởng một cách logic và thống nhất Hay đó còn là tri thức về hệ thống liên kếtcác đơn vị ngôn ngữ thành các phát ngôn nói và viết
Cuốn Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông của Nguyễn Quốc Siêu có nêu:
“Quá trình làm văn bao gồm bốn khâu, đó là: giai đoạn thu thập, giai đoạn cấu tứ, giai đoạn biểu đạt, giai đoạn sửa chữa Xét về làm văn nghị luận, trong quá trình trên rõ ràng có ba nhân tố cùng vận động, đó là: toàn bộ thế giới và hiện thực cuộc sống (khách thể) được phản ánh, người viết (chủ thể) và văn chương (sản phẩm dung hòa chủ thể và khách thể) Ba nhân tố này trong quá trình vẫn tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cuối cùng toàn bộ tiêu biến trong bài viết hoàn thành” [12, tr.250].
Để viết được một bài văn nghị luận hay, HS cần có những năng lực sau:
- Năng lực nắm bắt vấn đề: HS cần xác định đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu
nghị luận, đồng thời HS cũng phải hiểu sâu, hiểu phong phú về những vấn đề đó, cóthể làm sáng rõ vấn đề Để làm được điều đó HS phải có các năng lực như: năng lựcphân tích, năng lực quan sát, năng lực biểu tượng, năng lực cảm nhận
- Năng lực cấu tứ: Năng lực này giúp HS biết lập ý, lựa chọn cách triển khai ý
cho bài làm của mình HS cần tìm được các luận điểm, luận cứ và sắp xếp chúng theomột trật tự hợp logic, tạo nên những lập luận chặt chẽ, làm sáng tỏ vấn đề Một bàivăn hay không chỉ đủ ý mà đôi khi còn thể hiện sự độc đáo, mới lạ, sáng tạo trong cấu
tứ Để có năng lực này, HS cần có năng lực nắm bắt vấn đề, hiểu rõ logic nội tại củađối tượng nghị luận, có tư duy logic, hệ thống, sáng tạo, có khả năng lập luận sáng rõ,thuyết phục người đọc, người nghe theo quan điểm của mình
- Năng lực hành văn: Hành văn phải đúng phong cách, phù hợp với nội dung
bài viết Người viết phải biết triển khai các luận điểm rõ ràng, hợp logic, mạch lạc;luận cứ phải xác thực, đáng tin cậy; lập luận phải sắc bén, chặt chẽ giàu sức thuyếtphục
Trang 21HS không chỉ diễn đạt đúng mà cần tới diễn đạt hay, có nghệ thuật thể hiện ởviệc sử dụng các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ độc đáo, sáng tạo, câu văn linhhoạt giàu hình ảnh
- Năng lực sửa chữa bài sau khi viết: Người viết phải có khả năng nhận xét, tự
đánh giá chính bài viết của mình, từ đó nhận ra những hạn chế trong bài làm và điềuchỉnh bài viết của mình Sau khi được sửa chữa, bài văn sẽ trau truốt, mạch lạc hơn
Các năng lực này được cụ thể hóa thành các bước bài làm văn nghị luận:
- Bước 1: Tìm hiểu đề
- Bước 2: Tìm ý
- Bước 3: Lập dàn ý
- Bước 4: Viết bài
- Bước 5: Đọc lại và sửa chữa
1.1.3 Bài tập và hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9
1.1.3.1 Khái niệm hệ thống bài tập
Xoay quanh khái niệm về bài tập cũng có những quan niệm, định nghĩa khác
nhau Theo Nguyễn Hữu Châu: “Bài tập (Assigment) là những nhiệm vụ, công việc
được giao cho mỗi nhóm hoặc cá nhân trong khuôn khổ một chương trình học tập nhằm rèn luyện kĩ năng hay tăng cường kiến thức cho người học” [2, tr.19] Theo
định nghĩa này, bài tập được hiểu là dạng bài học mô phỏng lại kiến thức và thao tácthực hành đã được giới thiệu nhằm mục đích vận dụng lí thuyết và rèn luyện kĩ năngcần thiết theo chương trình môn học Theo đó, bài tập được sử dụng chủ yếu tronghoạt động thực hành mà nhiệm vụ giải bài tập là một hình thức thực hành Tuy nhiên,trước xu hướng đổi mới phương pháp dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động,sáng tạo, tự giác trong nhận thức của người học thì phạm vi ứng dụng của bài tậprộng hơn nhiều Nhiều quan điểm hiện nay cho rằng bài tập không chỉ dùng với mụcđích giúp người học vận dụng những tri thức đã học, rèn luyện những kĩ năng tươngứng mà còn giúp họ hình thành tri thức và phát triển các kĩ năng khác
Khái niệm về “Hệ thống bài tập” trong cuốn “từ điển Từ và ngữ Hán Việt”.Khái niệm “hệ thống” được hiểu là: tập hợp những bộ phận có liên liên hệ chặt chẽvới nhau; thứ tự sắp xếp có quy củ; sự liên tục Bản chất cốt lõi của khái niệm “hệthống” được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất là mối quan hệ nội tại có tính logic rất
rõ ràng của từng thành tố riêng biệt với những thành tố bộ phận cùng loại hay có cùngchức năng Như vậy, khái niệm “hệ thống” được hiểu là tập hợp những thành tố cóliên hệ, quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể mới Và hệ thốngbài tập là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau được xếp thành các nhóm (trongmỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hơn) theo một trình tự có chủ đích nhất định
Trang 22Rèn luyện và phát triển kĩ năng cho người học là một mục tiêu rất quan trọngtrong quá trình dạy học Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, để nâng cao năng lựccho bản thân, người học cần lĩnh hội những tri thức đã tiếp thu được và chuyển hóachúng thành các kĩ năng Những kĩ năng này sẽ được vận dụng để giải quyết cácnhiệm vụ, các tình huống xuất hiện trong thực tế cuộc sống Người làm chủ được k ĩnăng phải vừa nắm vững những kiến thức lí thuyết về hành động, phương pháp hànhđộng vừa phải biết vận dụng những điều đó vào thực tế một cách hiệu quả Nghĩa làngười thực hành không chỉ làm tốt mà còn hiểu được nguyên nhân của kết quả tốt
đó là do đâu, tại sao mình lại làm như vậy mà không làm khác đi? Vì kĩ năng đượcthực hiện dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện của
cá nhân (tâm lí, sinh học), thể hiện trình độ các thao tác tư duy, năng lực hành độngnên muốn phát triển kĩ năng cho người học phải bám vào thao tác của hành động,cách thức thực hiện hành động và các tình huống trong thực tế Con đường hiệu quảnhất để phát triển kĩ năng là thực hành, luyện tập Các hoạt động này được cụ thểhóa bằng một hệ thống bài tập và khi thực hiện tốt những yêu cầu của mỗi bài tậpngười học sẽ được trải nghiệm để nắm vững lí thuyết hơn, sẽ có thêm kinh nghiệm,
sự khéo léo trong quá trình thực hiện để đạt được quả nhất định Giải quyết toàn bộnhững yêu cầu của hệ thống bài tập sẽ giúp cho người học phát triển được các kĩnăng tương ứng
Như vậy “Hệ thống bài tập” có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những tìnhhuống học tập để HS phát triển tư duy năng lực, đồng thời bài tập còn là công cụ để
HS củng cố, vận dụng tri thức, kĩ năng đã được học đúng hướng và đúng cách, pháthuy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tự giác trong nhận thức của người học, rènluyện những kĩ năng tương ứng mà còn giúp họ hình thành tri thức và phát triển các
kĩ năng khác
1.1.3.2 Yêu cầu của hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9
Yêu cầu của hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS lớp 9 THCS đảm bảo những nguyên tắc chung của việc xây dựng hệ thống bài tậptrong dạy học Ngữ văn nói chung:
- Phù hợp với mục tiêu môn học
- Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng, tính phong phú
- Phù hợp với thực tiễn dạy học Ngữ văn
- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học
Đồng thời hệ thống bài tập tập trung vào việc phát triển năng lực riêng biệttrong tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 THCS
Trang 231.1.4 Đặc điểm năng lực nhận thức của HS lớp 9
Lứa tuổi THCS (thiếu niên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triểncủa con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành Đây là lứa tuổi có bướcnhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần Đặc biệt, HS lớp 9 là ở cuối giai đoạn thiếu niên đểchuyển lên một giai đoạn trưởng thành - thanh niên Nên các em đang dần hoàn thiệnnhững đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức và nhân cách
1.1.4.1 Đặc điểm tâm lí của HS THCS
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính ngườilớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiệnsống, hoạt động của các em Đặc biệt ở độ tuổi HS lớp 9, các em đang dần hìnhthành và định hình tính người lớn Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triểntính người lớn: sự gia tăng về thể chất, giáo dục, sự ảnh hưởng của gia đình, điều kiệnsống của bản thân tất cả đưa các em có tính độc lập và tự chủ hơn
Đặc biệt trong giai đoạn này các em có sự biến đổi nhiều về sinh lí, rất dễ bịtác động bởi các yếu tố bên ngoài như gia đình, xã hội, nhà trường Các em trải quathời kì dậy thì với nhiều thay đổi về sinh lí và ngoại hình Sự phát dục cùng vớinhững sự chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu niên có một ý nghĩa khôngnhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lí mới: cảm giác về tính người lớn thật sựcủa mình; cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm đến người khác giới
Nói chung đây là một thời kì nhạy cảm và nhiều biến động về mặt tâm lí củacác em Và với đối tượng HS lớp 9, giai đoạn cuối thời kì thiếu niên này các em đãdần ổn định hơn về mặt tâm lí, bắt đầu ổn định về tính cách, có những cảm nhậnriêng, quan điểm riêng về yêu, ghét, cái đẹp
1.1.4.2 Đặc điểm nhận thức của HS lớp 9
Đặc điểm nhận thức của HS lớp 9 cũng có nhiều thay đổi:
Về tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiện tượngphức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trởnên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn
Về trí nhớ: HS THCS, đặc biệt là HS lớp 9 có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớnhững tài liệu trừu tượng, từ ngữ Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớtăng lên Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ýnghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở độ tuổi này
là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõrệt, cách thức ghi nhớ được cải thiện, hiệu suất ghi nhớ được nâng cao
Về hoạt động tư duy và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặcđiểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên Các em có những kĩ năng tổ chứchoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loạinhằm ghi nhớ tài liệu Nhưng hình phần của tưu duy hình tượng - cụ thể vẫn được
Trang 24tiếp tục phát triển, nó giữ vai trò quan trọng của cấu trúc tư duy Ở độ tuổi này tínhphê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề mộtcách có căn cứ Các em không dễ tin như lúc nhỏ, các em biết vận dụng lí luận vàothực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình đểminh họa kiến thức
Sự phát triển năng lực nhận thức của HS là rất cần thiết, bởi trong quá trìnhphát triển các năng lực tạo lập văn nghị luận đòi hỏi HS việc phát triển tư suy logic,nhận thức, khái quát hóa, nêu ý kiến bản thân để giúp HS chủ động tiếp cận và giảiquyết vấn đề
1.1.4.3 Nhu cầu phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS lớp 9
Ở độ tuổi này các em đã bộc lộ sự tự nhận thức tầm quan trọng của việc học đểđịnh hướng nghề nghiệp cho tương lai Trong chương trình làm văn lớp 9, văn nghịluận chiếm một phần vô cùng quan trọng (nó chiếm 16 tiết trong tổng số 24 tiết làmvăn của chương trình ngữ văn 9, tập 2) Đồng thời đây là giai đoạn các em bước vào
kì thi chuyển cấp quan trọng, văn nghị luận chiếm một vị trí quan trọng trong cấu trúc
đề thi
Mặt khác nhiều em có nhu cầu, hứng thú tìm hiểu các vấn đề chính trị, xã hội,kinh tế mang tính thời sự, có tác động đến đời sống của người dân trong nước vàthế giới Đồng thời các em muốn bày tỏ thái độ, quan điểm, nhận định, đánh giá và ýkiến của mình và mong muốn được ghi nhận ý kiến, quan điểm của mình Thực chấtcác em đã tạo lập một văn bản nghị luận để trình bày, bày tỏ ý kiến, quan điểm củamình, và thuyết phục người nghe theo ý kiến quan điểm của mình đưa ra Như vậychính trong bản thân HS đã có sẵn nhu cầu tạo lập văn bản nghị luận
Với nhu cầu phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận của HS, đòi hỏi HSphải có các kiến thức về văn học, về xã hội, có chính kiến bản thân, tư duy tốt đểgiải quyết các vấn đề, phân biệt được tốt - xấu, đúng - sai từ đó hoàn thiện và làmtrong sáng bản thân, xây dựng một xã hội lành mạnh
Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị cho HS lớp
9 THCS có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố các kiến thức và kĩ năng của các em,
đã được học Đồng thời hình thành thêm nhiều năng lực mới, rèn luyện một cách toàndiện cho các em: khả năng giao tiếp tốt hơn thông qua việc phát biểu ý kiến bằng lờivăn rõ ràng, trôi chảy, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, khả năng đánh giá các vấn
đề nhằm hướng tới chân - thiện - mĩ
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nội dung các bài học về văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn lớp9
Các bài học trong phần Làm văn SGK Ngữ văn 9, tập 2 chú trọng đến việc mởrộng và nâng cao kiến thức về văn nghị luận đã được học trong lớp 7, lớp 8, đồng thời
Trang 25cung cấp phương pháp làm các kiểu bài văn nghị luận SGK Ngữ văn 9 đã phân bố tiết dạy về văn bản nghị luận tương ứng với các bài học:
- Bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” [sgk, tr.20] SGK Ngữ
văn 9 tập 2 được cấu trúc với nội dung: Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
+ Phần Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đưa ra mộtngữ liệu, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi (với bốn câu hỏi) nhằm rút ra những kiến
thức của bài học Ngữ liệu: “Bệnh lề mề”.
+ Câu hỏi a: Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đờisống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đềđáng quan tâm cảu hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận
ra hiện tượng ấy?
+ Câu b: Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
+ Câu c: Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả đã phân tích những tác hạicủa bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã được đánh giá hiện tượng đó ra sao?
+ Câu d: Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
+ Nội dung bài học:
- Bài “Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” [ngữ văn
9, tập 2, tr.22] có cấu trúc gồm hai phần: Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
+ Phần Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: đưa ra 3 đề vănvới hai câu hỏi:
Câu a: Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giốngnhau đó
Câu b: Mỗi em tự nghĩ một đề bài tương tự
+ Phần Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống baogồm: 4 bước:
Tìm hiểu đề và tìm ý
Trang 26- Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội [SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.33]
- Bài “Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” [SGK Ngữ văn 9, tập 2,
tr.34], có cấu trúc hai phần:
+ Phần 1: Tìm hiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí SGK đã đưa ra mộtvăn bản ngữ liệu “Tri thức là sức mạnh”, thông qua việc tìm hiểu ngữ liệu bằng cáchtrả lời các câu hỏi HS rút ra được kiến thức của bài: Như thế nào là nghị luận về một
tư tưởng đạo lí, yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một tư tưởngđạo lí
+ Phần 2: Luyện tập
- Trả bài tập làm văn số 5
- Bài “Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí” [SGK Ngữ văn
9, tập 2/51] Trong bài này, HS tìm hiểu các đơn vị kiến thức:
+ Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
+ Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: bao gồm 4 bước:
Đọc lại bài viết và sửa chữa
+ Bố cục của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
+ Phần luyện tập yêu cầu HS lập dàn bài cho đề 7 ở mục I
- Bài “Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)” [SGK Ngữ văn 9, tập
2/61], bao gồm hai phần:
+ Phần 1: Tìm hiểu về bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)+ Phần 2: Luyện tập, HS được rèn luyện về xác định vấn đề nghị luận, xác định các luận điểm chính của bài
- Bài “Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)” [SGK/
64]
Bao gồm ba phần:
Trang 27+ Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
+ Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn bài:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có
phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực
Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích)
Viết bài
Đọc lại bài viết và sửa chữa
+ Luyện tập: Bao gồm chỉ có một bài, yêu cầu của bài tập “Cho đề bài: Suy
nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao Hãy viết phần mở bài và một đoạn phần thân bài”
- Bài “Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
[SGK/68]
- Bài “Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học” (Bài làm ở nhà)
- Bài “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” [SGK Ngữ văn 9, tập 2/76] Bao
gồm hai phần:
+ Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Luyện tập, củng cố thêm các kĩ năng tìm luận điểm
- Bài “Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ” [SGK Ngữ văn 9, tập
2/79], bao gồm ba phần:
+ Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ bao gồm bốn bước:
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn bài
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của
mình (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm vàkhái quát nội dung cảm xúc của nó)
Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ, bài thơ
Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Trang 28STT BÀI HỌC NỘI DUNG BÀI TẬP GHI CHÚ
Trao đổi xem sự việc, hiện tượng nàođáng để viết một bài nghị luận xã hội và
sự việc, hiện tượng nào thì không cần
- Bài “Trả bài tập làm văn số 7” [SGK Ngữ văn 9, tập 2/122]
Qua việc khảo sát SGK Ngữ văn 9, chúng tôi thấy một số vấn đề cần được chú
ý khi đề xuất hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS của mình:
Phần Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 chương trình chỉnh lý, hợp nhấtnăm 2000 có phần lý thuyết và thực hành đan xen nhau Mỗi một bài học luôn baogồm phần bài học là các đơn vị kiến thức và phần luyện tập Bên cạnh việc đưa ranhững lý thuyết của văn nghị luận như: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đờisống, Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một tác phẩm truyện (hay đoạntrích), nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống, cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng, đạo lí, cáchlàm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách làm bài nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ
Về phần luyện tập số lượng các bài tập không nhiều, đa số chỉ đang dừng lại ởviệc vận dụng lí thuyết, bài tập phát hiện và rèn luyện một vài kĩ năng Trong khi đólàm văn cần thực hành tổng hợp, cần đặt cao yêu cầu kĩ năng thực hành
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống bài tập để hình thành và rèn luyện năng
lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS cũng ít được quan tâm Do đặc thù có tính chất
công cụ, SGK cũng chỉ nêu lên những định hướng dạy học làm văn nghị luận giúp
GV và HS tiếp cận, có sự hiểu biết cơ bản về văn bản nghị luận, còn hình thành vàrèn luyện năng lực tạo lập văn bản nghị luận một cách có hệ thống thì SGK vẫn chưa
có điều kiện đi sâu tìm hiểu
1.2.2 Hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn lớp 9 và tài liệu tham khảo
1.2.2.1 Thực trạng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9
BẢNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PTNL TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN 9
Trang 29STT BÀI HỌC NỘI DUNG BÀI TẬP GHI CHÚ
Bài 2 (SGK NV9-II/21):
Một cuộc điều tra 2000 thanh niên nam
ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11đến 15 tuổi: 25% các em đã hút thuốclá; từ 16 đến 20 tuổi: 52%; trên 20tuổi: 80% Tỉ lệ này ngang với cácnước châu Âu Trong số các em hútthuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệuchứng như ho hen, khạc đờm, đaungực, còn trong số những em khônghút thuốc chỉ có không đến 1% có cáctriệu chứng ấy (theo Nguyễn KhắcViện) Hãy cho biết đây có phải là hiệntượng đáng viết một bài văn nghị luậnkhông? Vì sao?
tự trọng của Nguyễn Hiền biểu hiện rasao? Em có thể học tập Nguyễn Hiền ởnhững điểm nào?)
c Phép lập luận chủ yếu trong bài này
là gì? Cách lập luận trong bài có sứcthuyết phục như thế nào?
20
Trang 30STT BÀI HỌC NỘI DUNG BÀI TẬP GHI CHÚ
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?
Đoạn văn nêu lên những ý kiến chínhnào? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm
gì về nhân vật Lão Hạc?
“Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật Ý nghĩa của câu chuyện chủ yếu được phát sáng từ điểm then
chốt này.” (Theo Văn Giá, Chiều sâu
Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện
ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao Hãy
viết phần Mở bài và một đoạn phầnThân bài
7 Nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ
Bài tập: (SGK NV9-II/79)
Ngoài các luận điểm đã nêu về hình
ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho
nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và
nêu thêm các luận điểm khác nữa vềbài thơ đặc sắc này
- Lập dàn ý chi tiết theo các phần Mởbài, Thân bài, Kết bài.)
21
Trang 31Thông qua Bảng hệ thống các bài tập PTNLLV trong SGK NV9-II ta thấy hệ
thống bài tập làm văn trong chương trình SGK đã hướng vào các kĩ năng thực hành
và phải lấy việc rèn luyện các kĩ năng làm mục đích Tên gọi của phần bài tập này đã
có sự thống nhất trong các bài học của chương trình, chỉ có một tên đề mục là “Luyệntập” Hệ thống bài tập này hoàn toàn không có lí thuyết những tri thức cần HS nắmvững đã được tóm tắt khái quát, ngắn gọn với ngôn từ đơn giản, dễ nhớ, dễ học trongphần ghi nhớ ở cuối bài học
Về bài tập luyện tập, ở đây chủ yếu là hai dạng bài tập: bài tập nhận diện và
bài tập tạo lập, chủ yếu là kiểu bài tập khái quát, rèn luyện tổng hợp, gần như yêu cầu
HS hoàn thành cả một bài văn mà không có (hoặc rất ít) kiểu bài tập rèn luyện những
kĩ năng cụ thể, riêng biệt là loại bài tập vừa sức đối với HS Trong hệ thống này bàitập rèn luyện các thao tác, kĩ năng làm văn nghị luận thông qua việc phân tích ngữliệu chiếm phần lớn Loại vài tập này có sự tương thích, ăn khớp và thống nhất vớicách dạy học quy nạp, theo nguyên tắc thực hành trong các bài học làm văn SGK đã
đi từ việc phân tích ngữ liệu để rút ra những kết luận về mục đích yêu cầu, ý nghĩa vànhững việc phải làm cho từng thao tác, kĩ năng làm văn nghị luận cụ thể Đối với HSTHCS, cụ thể là lớp 9, những kiến thức về văn nghị luận không hoàn toàn mới và các
em đã được rèn luyện các kĩ năng về làm văn nghị luận
Tuy nhiên, trên thực tế các em vẫn còn nhiều yếu kém về tất cả các kĩ nănglàm văn, điều này thể hiện rất rõ trên các bài làm của HS, ngay ở cả những bài viếtkhá tốt vẫn tồn tại nhiều thiếu sót không đáng có Vì vậy vẫn rất cần phải có những
hệ thống bài tập riêng cho từng đối tượng HS khác nhau, ở những nơi, những lớp họckhác nhau phù hợp với thực tế và khả năng làm văn của các em Việc sử dụng bài tậplàm văn trong dạy học làm văn đối với đa số các môn học, bài tập là tiêu chuẩn đánhgiá tình hình nắm bắt nội dung bài Đối với dạy học làm văn, vì là môn học thực hànhnên hệ thống bài tập có một vai trò đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học
cả bộ môn Ngữ văn, nó là phần luyện tập cho khâu cuối cùng của cả quá trình họcNgữ văn, đòi hỏi HS phải vận dụng cả năng lực tư duy và năng lực ngôn ngữ để thựchiện một số kĩ năng quan trọng nào đó để chuẩn bị cho việc hoàn thành một bài văn
Vì vậy phải có một hệ thống bài tập vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực thì HSmới có thể thực hiện được, có làm được thì mới thành thạo, thành thạo khiến cho HS
tự tin, tự tin thì sẽ có hứng thú, hứng thú khi học thì sẽ có kết quả tốt Đó chính là conđường thành công của nhiều môn học, cũng là con đường dẫn đến những bài văn đạtchất lượng cao và xa rộng hơn là những công dân có trình độ sử dụng ngôn ngữ tiếngViệt Như vậy có thể khẳng định rằng, chỉ có bài tập làm văn trong SGK thì chưa đủ -
dù là một hệ thống bài tập rất tốt Cho nên rất cần những hệ thống bài tập rèn luyện kĩnăng làm văn mới, riêng biệt cho những đối tượng HS khác nhau
Trang 32Mặt khác theo như khảo sát của chúng tôi, GV và HS rất khó có thể tìm đượcnhững cuốn sách về các dạng bài tập rèn luyện năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS, mà chủ yếu là các dạng sách với các bài làm mẫu tham khảo
Theo như hướng đề xuất và quan niệm của luận văn thì hệ thống bài tập nàyđược xây dựng trên cơ sở khảo sát, xác định những năng lực cần có để tạo lập vănbản nghị luận Hệ thống bài tập mới này quan trọng và cần thiết trước hết vì nó gắnliền với thực tế, gần gũi với HS Nó giúp các em củng cố kiến thức lí thuyết về vănnghị luận, rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, giúp các em nhận ranhững yếu kém của mình và xác định được phương hướng cần phải thực hành, luyệntập thêm Nếu chỉ có các bài tập luyện tập trên lớp thì không đủ cho HS luyện tậpcủng cố, nâng cao kĩ năng, không đủ để thầy cô sửa lỗi và hướng dẫn lại cho từng bàiviết Những vấn đề cần luyện tập thực hành được tập trung lại và xây dựng thành một
hệ thống có sự thống nhất, liên kết chặt chẽ với nhau và trước hết cần tập trung rènluyện những kĩ năng làm văn còn nhiều yếu kém của HS, sửa lỗi và giúp HS nắmvững các kĩ năng như: xác định vấn đề nghị luận; lập lý; lập dàn ý; dựng đoạn; pháthiện sửa chữa những lỗi sai… Hệ thống bài tập này vừa phải có sự thống nhất, pháttriển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, vừa rèn luyện một cách toàn diện các
kĩ năng làm văn, vừa phải có sự phân hóa cho những đối tượng HS khác nhau khi sửdụng cùng một hệ thống bài tập, những HS nào cần tập chung rèn luyện những kĩnăng nào còn yếu kém có thể cho số lượng bài tập nhiều hơn những HS đã vững vàng
kĩ năng hoặc với mức độ yêu cầu khác nhau, linh hoạt cho từng đối tượng Nếu chúng
ta xác định được đúng năng lực, đúng xuất phát điểm và những vấn đề cần rèn luyệncủa HS làm cơ sở để xây dựng, thiết kế được hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng làmvăn bổ sung phù hợp, vừa sức cho HS thì chất lượng làm văn sẽ được cải thiện mộtcách đáng kể Đó cũng là một đóng góp cho hệ thống phương pháp dạy học làm vănmột cách riêng biệt, cụ thể, thể hiện được tâm huyết và năng lực của người GV dạyvăn SGK là sự thể hiện mặt bằng chung về sự phát triển tư duy, nhận thức và tâm lýcủa HS, sự khác biệt SGK không thể bao quát hết được Tuy nhiên, khi thiết kế, xâydựng hệ thống bài tập bổ sung, GV cũng cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa hệthống bài tập trong SGK với hệ thống bài tập mới được xây dựng, giữa chúng phải cómối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, cùng hướng tới một mục đíchchung: Giúp HS nắm vững các kĩ năng làm văn, có trình độ sử dụng ngôn ngữ tiếngViệt để giải quyết một số vấn đề xã hội và các vấn đề văn học Mục đích của mỗi hệthống bài tập bổ sung cũng tùy thuộc vào năng lực của từng đối tượng HS cụ thể vàtùy vào những vấn đề cần sửa chữa, rèn luyện Tóm lại, hệ thống bài tập bổ sung phảiđược xây dựng trên sự thống nhất với những yêu cầu chung của làm văn và với SGK.Nhưng đó là một sự riêng biệt, từ mục đích, yêu cầu, đến nội dung Phương pháp là
Trang 33những cách thức cụ thể và những đóng góp về phương pháp cũng rất cụ thể Hệ thốngbài tập phát triển năng lực tạo lập văn nghị luận có một ý nghĩa đóng góp quan trọng
cả về mặt lí luận và thực tiễn trong dạy học làm văn Về lí luận, đó là một quan niệmmới về hệ thống bài tập và việc thực hiện bài tập trong dạy học làm văn Về thực tiễn,
đó là những hệ thống bài tập rèn luyện các năng lực tạo lập văn bản nghị luận rấtriêng biệt cụ thể, chỉ dành cho những lớp học cụ thể Bổ sung vào hệ thống bài tậpchung những yêu cầu riêng, những vấn đề cần luyện tập riêng cho những đối tượng
HS có trình độ không ngang bằng nhau
1.2.2.2 Đánh giá về hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghi luận cho HS lớp 9
Hiện nay hệ thống bài tập trong SGK đã bám sát vào việc rèn các năng lực tạolập văn nghị luận cho HS theo từng kiểu bài, dạng bài nghị luận Tuy nhiên hệ thốngbài tập đó còn ít về số lượng, chưa phong phú, chưa chú trọng rèn luyện từng kĩ năngriêng biệt, hệ thống bài tập chưa sắp theo mức độ nhận biết của HS, chưa hệ thống vàđặc biệt chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện cho HS
1.2.3 Thực trạng dạy và học phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9
Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp và sáng tạo cao Chính vì vậytập làm văn được coi là một phân môn khó đối với GV và HS Trong đó văn nghịluận thuộc kiểu văn khó dạy và khó học hơn cả, do nó đòi hỏi tổng hợp nhiều về kiếnthức và kĩ năng
1.2.3.1 Thực trạng dạy học tạo lập văn bản nghị luận ở nhà trường THCS
- Khảo sát giáo án của giáo viên (Giáo án khảo sát ở phần phụ lục)
- Phiếu điều tra giáo viên (Phần phụ lục)
* Kết quả khảo sát
Qua khảo sát giáo án chúng tôi thấy:
- Phần mục tiêu bài học, GV xác định còn sơ sài, chung chung chưa chỉ ra đượccần tập trung vào một năng lực nào cụ thể
- Về mặt nội dung: Qua dự giờ và khảo sát giáo án, chúng tôi thấy GV bám sátvào sách giáo khoa, sách giáo viên đề soạn bài Giáo án đi theo các bước lênlớp, bám sát vào trọng tâm của bài học GV đã tổ chức được các hoạt động học
Trang 34để học sinh lĩnh hội được các tri thức Tuy nhiên, hệ thống bài tập luyện tậpcòn chưa đa dạng, chủ yếu là lấy bài tập trong sách giáo khoa Khâu hướngdẫn HS tự ở nhà còn hạn chế, đó là do GV ít giao bài tập bên ngoài cho HS Vìthế hiệu quả giờ học chưa cao HS mới chỉ dừng lại ở bước lĩnh hội các kiếnthức lí thuyết chứ chưa được thực hành nhiều
- Về phương pháp: GV kết hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt,phù hợp với nội dung dạy học và nhận thức của HS Tuy nhiên, hệ thống bàitập còn chưa phong phú, đa dạng, đa số đều là các bài tập được lấy từ sách giáokhoa
Qua khảo sát phiếu điều tra giáo viên, chúng tôi thấy:
Phần lớn GV có tâm lý ngại dạy văn nghị luận, hiệu quả giảng dạy văn nghịluận ở trường THCS không cao, do nhiều nguyên nhân:
- Nhiều GV chưa hiểu bản chất của việc dạy văn nghị luận, không nắm chắcquy trình của từng kiểu loại, nên không có cách hướng dẫn HS thích hợp và đạt hiệuquả cao
- Nhiều GV chưa chú trọng rèn luyện cho HS từng năng lực chuyên biệt nênnăng lực của HS yếu, khi vào bài viết hoàn chỉnh, HS lúng túng và bộc lộ nhiều mặthạn chế của mình
- Nhiều GV chưa có sự đầu tư và tìm hiểu sâu về các vấn đề xã hội Các ví dụ,các dẫn chứng đưa ra chưa gắn với đời sống thực tế, chưa phản ánh tính cập nhật củathời sự
GS Phan Trọng Luận đã phân tích những nguyên nhân về “sự xuống cấp chấtlượng bài văn của HS”: “Nguyên nhân một phần là do thày cô giáo ít rèn học sinh.Dạy văn là rèn người, rèn văn, rèn chữ Giáo viên mà lỏng tay, nhẹ tay thì hậu quả
về sau rất to lớn” Nếu chúng ta đã kì vọng nhiều vào sự đổi mới, từ đổi mớiphương pháp dạy học, đến đổi mới SGK… thì nên chăng cũng có hy vọng về nhữngđiều cụ thể, riêng biệt mà người GV trực tiếp đứng lớp có thể làm được cùng với sựhợp tác và ý thức tự giác của HS, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học
* Kết quả khảo sát
Tổng số phiếu phát ra: 151
Tổng số phiếu thu về: 151
Trang 35Câu hỏi Trả lời
33%67%Câu 2: Em cảm thấy làm bài văn nghị luận khó hay dễ?
A Khó
B Dễ
C Bình thường
902041
59.6%13.2%27.2%Câu 3: Theo em, làm một bài văn nghị luận gồm những bước
nào?
A Tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài
B Tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài
C Tìm hiểu đề, tìm ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa
D Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa
chữa
752137
4.6%3.3%1.3%90.8%Câu 4: Theo em, làm bài văn nghị luận khó nhất ở bước nào?
19.8%33.1%39.7%7.4%Câu 5: Em có thực hiện đầy đủ các bước khi làm bài văn nghị
luận hay không?
A Thường xuyên
B Thỉnh thoảng
C Không bao giờ
408031
26.5%53%20.5%Câu 6: Em có gặp khó khăn trong việc xác định các kiểu nghị
luận hay không?
A Thường xuyên
B Thỉnh thoảng
C Không bao giờ
408031
26.5%53%20.5%Câu 7: Em thấy bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập có
dễ hiểu hay không?
A Có
B Không
9556
63%37%Câu 8: Để viết bài văn nghị luận, các em thường làm như thế
nào?
26
Trang 3634%13%Câu 9: Các em luyện tập làm văn nghị luận thông qua các cách
nào?
A Chỉ làm bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và
bài tập do giáo viên yêu cầu
B Tìm thêm bài tập bên ngoài để làm
13021
86%14%
Câu 10: Trong quá trình làm bài văn nghị luận em hay mắc
phải lỗi nào?
26.5%39.7%19.8%14%Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều HS ngại và có tâm lí
sợ học văn nghị luận Đa số các em đều nắm được các bước làm một bài văn nghịluận, tuy nhiên rất ít học sinh hình thành thói quen làm bài theo các bước Kĩ nănglàm bài trong từng bước còn hạn chế Việc luyện tập thông qua các bài tập còn hạnchế, chủ yếu là làm bài tập theo trách nhiệm chứ chưa định hình được mục đích rènluyện các kĩ năng làm văn nghị luận
Qua việc dự giờ các tiết học chúng tôi còn nhận thấy rằng HS chưa thực sựhứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức tổ chức trên lớp Mộtphần do GV chưa khơi gợi được tinh thần học tập, niềm yêu thích môn học của HS.Chính vì vậy kết quả trong những làm văn trên lớp, bài kiểm tra và thi kết thúc học kìđiểm của các em không cao Dần dần hình tâm lí sợ học văn nghị luận, ngại làm vănnghị luận
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi nhận thấy cần xây dựng một hệ thống bàitập để HS rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận Từ đó củng cố lí thuyết về vănnghị luận, rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, khơi gợi hứng thú, niềmyêu thích bộ môn Đặc biệt còn giúp HS ứng dụng vào trong cuộc sống giao tiếp xãhội hằng ngày, HS tự tin, có đủ năng lực trình bày và bảo vệ quan điểm, ý kiến củamình trước đám đông
Trang 37Tiểu kết
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn chúng tôi nhận thấy rằng việcxây dựng hệ tống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9THCS là rất cần thiết Nó xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu phát triển năng lực của người học
Muốn hình thành và phát triển năng lực tạo lập văn nghị luận cho HS nếu chỉcung cấp kiến thức lí thuyết và thực hành bài tập trong SGK và SBT là chưa đủ Mà
HS cần phải rèn luyện tỉ mỉ từng bước một trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận.Bên cạnh đó việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lậpvăn bản nghị luận cho HS không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người học mà còn phục
vụ nhu cầu cho GV trong quá trình dạy học văn nghị luận lớp 9 THCS, cần có một hệthống bài tập củng cố, rèn luyện từng bước làm văn một cách tỉ mỉ hơn nữa
Kết quả nghiên cứu của chương 1 sẽ làm cơ sở để chúng tôi nghiên cứu và đề
xuất Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho
HS lớp 9 THCS.
Trang 38Chương 2
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TẠO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HS LỚP 9 2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
2.1.1 Phù hợp với mục tiêu của môn học
Ở cấp độ vĩ mô, mục tiêu dạy học Ngữ văn hiện nay là sự cụ thể hóa mục tiêugiáo dục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp Mục tiêu dạy họcNgữ văn cũng được cụ thể hóa ở từng cấp học, lớp học, phân môn Chẳng hạn, ở cấp
THCS: “Mục tiêu trực tiếp, chủ yếu của môn Ngữ văn THCS là hình thành và rèn
luyện cho HS năng lực đọc - hiểu cũng như tạo lập các loại văn bản Chính vì thế, chương trình được đào tạo theo hai trục tích hợp: Đọc văn và Làm văn” [15, tr.10].
Ở cấp độ vi mô, mục tiêu dạy học được cụ thể hóa đến từng bài học, tiết học Phầnđầu mỗi bài học trong sách giáo khoa đều có ghi mục tiêu cần đạt Là một bộ phậncủa quá trình dạy học Ngữ văn, hệ thống bài tập cũng góp một phần vào việc đảm bảothực hiện mục tiêu môn học Các bài tập được xây dựng phải phù hợp với nội dungchương trình và SGK Ngữ văn và phải cùng hướng tới việc hoàn thành mục tiêu mônhọc đã được đặt ra
2.1.2 Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng và phong phú
Hệ thống bài tập Ngữ văn cũng mang đầy đủ các đặc trưng của một hệ thống:
đó là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố có liên quan với nhau và giá trị của một yếu tốđược xác định bởi quan hệ của nó với các yếu tố khác trong cùng một hệ thống (yếu
tố ở đây chính là loại, kiểu, dạng bài tập) Những mối quan hệ giữa các yếu tố trong
hệ thống không phải đơn tuyến, một chiều, theo đường thẳng mà tác động lẫn nhautheo nhiều chiều Bên cạnh đó, giống như các hệ thống khác, hệ thống bài tập nàycũng có tính cấp bậc Mỗi bậc có một tên gọi quy ước như: nhóm (bậc 1), loại (bậc2), kiểu (bậc 3), dạng (bậc 4),
2.1.3 Phù hợp với thực tiễn dạy học ở THCS, phù hợp với đặc điểm HS THCS
Xây dựng hệ thống bài tập Ngữ văn cần xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữvăn ở THPT để có các bài tập đúng đắn, thích hợp cả về tính sư phạm và tính khoahọc Hệ thống bài tập Ngữ văn sẽ giúp HS ý thức hóa và hoàn thiện điều các em đãbiết, đồng thời bổ sung những điều các em chưa biết hoặc chưa nắm chắc, đặc biệtgiúp các em biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức đọc hiểu, tiếng Việt trong bài làmcủa các em
Trang 39đố các em, mà phải chú ý đến tính vừa sức, phù hợp với năng lực của các em.
2.1.4 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
Với tư cách là một biện pháp dạy học tích cực, hệ thống bài tập cần phải đượcxây dựng như là những nhiệm vụ mà HS cần thực hiện trong quá trình học TLV Cácbài tập phải đưa HS vào trạng thái tâm lí tích cực, mong muốn được thực hiện và cókhả năng thực hiện Ngoài ra, các bài tập còn phải có tác dụng tạo sức cho các em.Điều đó có nghĩa là trong hệ thống bài tập cần xây dựng, GV không chỉ chú ý đếnkhả năng vốn có của HS (nghĩa là không chỉ chú ý tới những loại bài tập quen thuộcvới HS), mà còn chú ý tới việc cung cấp thêm một số loại bài tập mới tạo ra sức sángtạo cho HS trong quá trình làm bài
2.2 Phân loại bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9
Dựa vào kết quả tổng hợp tài liệu nghiên cứu trong nước, các tác giả Việt Namthường phân loại bài tập dựa và những tiêu chí sau:
(1) Phân loại theo nội dung: Với cách phân loại này, bài tập thường gắn với tênmôn học như: bài tập toán, bài tập hóa học, bài tập công nghệ Vì vậy, để thiết kếmột hệ thống bài tập đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả trong dạy học, giáo viên vànhà nghiên cứu cần nắm vững mục tiêu và nội dung day học của từng cấp học cũngnhư mối liên hệ logic của môn học đó giữa cấp học Với cách phân loại theo nội dungthì bài tập thường chia ra làm hai loại: bài tập lí thuyết và bài tập thực hành
(2) Phân loại theo độ khó: Bài tập được chia ra làm hai dạng: bài tập cơ bản vàbài tập nâng cao
- Bài tập cơ bản: Đây là bài tập vừa sức với học sinh, nhằm củng cố kiến thức,rèn luyện kĩ năng ở mức độ đơn giản, không đòi hỏi nhiều về tư duy sáng tạo Làmtốt bài tập này, HS nắm vững các tri thức cơ bản của môn học Loại bài tập này giúp
GV xác định mức độ đạt được mà còn phán đoán khả năng phát triển của HS, trên cơ
sở đó định hướng cho HS luyện tập các bài tập nâng cao
- Bài tập nâng cao: Loại bài tập này tương đối khó, được GV sử dụng trong cáctrường chuyên, lớp chọn Bài tập này được biên soạn nhằm mở rộng kiến thức, HSphải vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết nhiệm vụ Bài tập nâng cao chỉ cóhiệu quả khi HS thực hiện tốt các bài tập cơ bản Việc xây dựng và sử dụng bài tậpnâng cao trong dạy học rất quan trọng, rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp
Trang 40vấn đề, phát hiện và bồi dưỡng năng lực sáng tạo ở người học Để sử dụng bài tập cóhiệu quả GV cần căn cứ vào kết quả học tập HS đạt được, mục tiêu của môn học,hướng phát triển của HS
(3) Theo tính chất: Có các dạng bài tập sau:
- Bài tập định tính, bài tập định lượng
- Bài tập lí thuyết, bài tập thực hành
(4) Phân loại bài tập các khâu của quá trình dạy học: Quá trình dạy học baogồm nhiều khâu: Khởi động (giới thiệu bài mới), giảng bài mới, củng cố, luyện tập,
ôn tập, bài tập về nhà, kiểm tra đánh giá kết quả học tập Tương ứng với mỗi khâu
GV có thể sử dụng bài tập ở tất cả các khâu của quá trình dạy học
- Khởi động (giới thiệu bài mới): Sử dụng bài tập ở khâu này có tác dụng địnhhướng, gây hứng thú, tò mò của HS Do vậy thiết kế bài tập ở khâu này thường ngắngọn giúp HS có thể hiểu ngay yêu cầu của nhiệm vụ học tập
- Bài mới: Bài tập được sử dụng trong khâu này rất đa dạng, tuy nhiên khôngphải bài học nào cũng có thể tiến hành được Trong giờ học GV đưa HS vào các tìnhhuống học tập, hướng dẫn HS giải bài tập, qua đó HS hiểu bài nhanh hơn, phát triểntính chủ động, sáng tạo trong học tập Trong nhiều trường hợp để giải một bài tập,trước hết GV phải tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội những kiến thức ban đầu nào đótrên cơ sở đó sử dụng bài tập củng cố kiến thức, đồng thời là phương tiện chiếm lĩnhtri thức mới
- Ôn tập kiến thức: Sử dụng bài tập trong ôn tập giúp người học củng cố nhữngkiến thức đã học đồng thời còn tiếp nhận những kiến thức mới
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Thông qua bài tập GV có thể kiểm trađánh giá mức độ lĩnh hội tri thức, khả năng vận dụng thành thạo các kĩ năng, pháttriển tính sáng tạo trong giải quyết các vấn đề của HS
(5) Phân loại bài tập theo đặc điểm nhận thức của HS: Dựa vào đặc điểm nhậnthức của HS, bài tập được chia ra thành 2 loại: bài tập tái hiện và bài tập sáng tạo
Trong luận văn này, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lựctạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 theo nội dung Các nội dung cũng chính là cácnăng lực cần rèn luyện cho HS để tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 Trongchương trình Ngữ văn 9, HS được tiếp cận với 4 kiểu nghị luận và được chia ra làm 2dạng: nghị luận văn học và nghị luận xã hội Nghị luận xã hội bao gồm: nghị luận vềmột sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về một tư tưởng đạo lí Nghị luận vănhọc bao gồm: nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về mộtđoạn thơ, bài thơ