1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh lớp 10

166 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Trong khi đó, nội dung dạy học và phương pháp dạy học hiện nay ở nhàtrường phổ thông chưa khai thác triệt đê những tác dụng của văn nghi luận đốivới người học mà mơi chỉ dạy học

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ THÙY

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN

NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ THÙY

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN

NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 10

NGÀNH: LL VÀ PP DẠY HỌC VĂN - TIẾNG VIỆT

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn làtrung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Mọithông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Tác giả

Trần Thị Thùy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đê luận văn hoàn thành và được phép bảo vệ em đã nhận được sự quantâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị

Em xin được bày to lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến:

- Cô giáo PGS TS Nguyễn Thi Thu Thủy - người đã dành nhiều thờigian quy báu đê hương dẫn, góp ý, chia sẻ… giúp em có định hương đúngtrong suốt thời gian thực hiện luận văn

- Các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận văn đã có nhiều góp y

về mặt khoa học đê em hoàn thiện luận văn được tốt hơn

- Các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học Ly luận và phương pháp dạy học

bộ môn Văn - Tiếng Việt đã giúp em có nền tảng kiến thức đê thực hiện luận văn

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình, đồngnghiệp, bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, giúptôi hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Tác giả

Trần Thị Thùy

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sư vấn đề 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Giả thuyết khoa học 9

7 Đóng góp của luận văn 9

8 Cấu trúc luận văn 9

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10

1.1 Cơ sở lí luận 10

1.1.1 Văn nghi luận 10

1.1.2 Năng lực tạo lập văn bản nghi luận 20

1.1.3 Đặc điêm tâm lí của học sinh lớp 10 23

1.2 Cơ sở thực tiễn 25

1.2.1 Nội dung dạy học văn nghi luận trong chương trình Ngư văn 10 25

1.2.2 Thực trạng dạy học văn nghi luận trong chương trình Ngư văn 10 ở trường THPT 25

1.3 Tiểu kết chương 1 34

Trang 6

Chương 2 THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH

LỚP 10 35

2.1 Một số yêu cầu dạy học phát triển năng lực tạo lập văn bản nghi luận trong chương trình Ngư văn 10 35

2.1.1 Yêu cầu về nội dung dạy học 35

2.1.2 Yêu cầu đối với hoạt động dạy của giáo viên 36

2.1.3 Yêu cầu đối với hoạt động học của học sinh 38

2.1.4 Yêu cầu về phương pháp dạy học và kiêm tra đánh giá 38

2.2 Thiết kế các hoạt động dạy học phát triên năng lực tạo lập văn bản nghi luận cho học sinh lớp 10 40

2.2.1 Thiết kế hoạt động học tập trươc lớp học 40

2.2.2 Thiết kế hoạt động học tập trong lớp học 43

2.2.3 Thiết kế hoạt động học tập sau lơp học 77

2.3 Đề xuất kế hoạch dạy học các bài về văn nghi luận trong chương trình Ngư văn 10 80

2.3.1 Kế hoạch dạy học bài: Lập dàn y bài văn nghi luận (Phụ lục) 80

2.3.2 Kế hoạch dạy học bài: Lập luận trong văn nghi luận (Phụ lục) 80

2.3.3 Kế hoạch dạy học bài: Các thao tác nghi luận (Phụ lục) 80

2.3.4 Kế hoạch dạy học bài: Luyện tập viết đoạn văn nghi luận (Phụ lục) 80

2.4 Tiểu kết chương 2 80

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81

3.1 Mục đích thực nghiệm 81

3.2 Phương pháp thực nghiệm 81

3.3 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 81

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 81

3.3.2 Địa bàn thực nghiệm 82

Trang 7

3.4 Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm 82

3.4.1 Nội dung thực nghiệm 82

3.4.2 Cách thức tiến hành thực nghiệm 83

3.4.2 Cách thức tiến hành thực nghiệm 83

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 84

3.5.1 Tổng hợp kết quả dạy học thực nghiệm 84

3.5.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm 87

3.6 Tiểu kết chương 3 93

KẾT LUẬN CHUNG 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thăm do năng lực lập dàn y và viết đoạn văn nghi luận của hai

lớp thực nghiệm và đối chứng 85Bảng 3.2: Kết quả rèn luyện năng lực lập dàn y và viết đoạn văn nghi

luận của hai lớp thực nghiệm và đối chứng 86

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, giáo dục được coi là

quốc sách hàng đầu, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Xã hội ta là

Xã hội chủ nghĩa, mục tiêu chung của nền giáo dục nước ta là: “Nâng caodân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” đê phục vụ đất nướctrong thời đại mới Song mục tiêu cơ bản nhất của giáo dục lại thê hiện ở chỗ:giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, không những cókiến thức mà còn phải giàu năng lực trí tuệ Trong hoàn cảnh đó, việc dạy họctheo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở nhà trường phổ thông đốivới những người làm công tác giáo dục có vi trí hết sức quan trọng Vì vậy, việcđưa vấn đề này vào nhà trường phổ thông như thế nào và bằng cách nào đê

có thê bồi dưỡng, phát triển năng lực cho học sinh thì thật không hề đơn giản.Nền giáo dục Việt Nam hiện nay nói chung tuy đã có nhiều đổi mới về phươngpháp giảng dạy cũng như nội dung chương trình nhưng vẫn còn tồn tại nhiềuphương pháp dạy học cũ, thiếu tính tích cực từ phía người học Vì thế mà

HS chưa phát huy được tối đa năng lực vốn có của bản thân và chưa đáp ứngđược yêu cầu đối với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong công cuộc đổi mới đấtnước

Trong định hướng phát triển chương trình giáo dục, môn Ngư Văn đượccoi là môn học công cụ, theo đó năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lựcthưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tạo lập văn bản là các nănglực mang tính đặc thu của môn học Ngoài ra môn Ngư Văn còn góp phần hìnhthành, rèn luyyện và bồi dưỡng cho học sinh các năng lực giao tiếp, năng lực tưduy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quảnbản thân Việc dạy học phát triên năng lực tạo lập văn bản nghi luận cho họcsinh lớp 10 vơi những đổi mơi trong phương pháp dạy học là nhiệm vụ cần

Trang 11

được chúng ta chu ý, quan tâm và hương tới Nó vừa mang tính thời sự, vừamang tính thực tiễn cao.

Trang 12

1.2 Văn nghi luận giư một vi trí quan trọng trong chương trình Ngư

Văn THPT Nó là một trong những nội dung chính của phần Làm văn trong

bộ môn Ngư Văn và sẽ theo sát các em học sinh trong các kì thi học kì, thihọc sinh năng khiếu, thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng….Văn nghi luận góp phần tổng hợp cho học sinh kiến thức của cả hai phầnTiếng Việt và Văn bản văn học Như vậy cũng có nghĩa là, văn nghi luận cótác dụng rất lơn trong việc phát triên năng lực cho HS: Năng lực đánh giá, lậpluận, phản bác, tạo lập văn bản… đây đều là những năng lực rất cần thiếttrong cuộc sống của mỗi con người Văn nghi luận còn có tác dụng nâng caonăng lực sư dụng ngôn ngư như: lập luận, diễn đạt, phân tích, chứng minh,tổng hợp… góp phần rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp cho HS trongcuộc sống hàng ngày Không chỉ thế, văn nghi luận còn góp phần trang bi cho

HS lập trường tư tưởng, thế giơi quan, nhân sinh quan đúng đăn, giúp họcsinh biết nhìn nhận, đánh giá cuộc sống, biết phân biệt tốt - xấu, đúng - sai,hay - dở, có y thức bài trừ cái xấu, cái ác ra khỏi cuộc sống của mình đê cónhững suy nghĩ và hành động đúng, hoàn thiện bản thân

Trong khi đó, nội dung dạy học và phương pháp dạy học hiện nay ở nhàtrường phổ thông chưa khai thác triệt đê những tác dụng của văn nghi luận đốivới người học mà mơi chỉ dạy học sinh về lí thuyết các kiêu bài, chưa đi sâuvào rèn luyện phát triên một năng lực thực tế và rèn luyện kĩ năng sống cho

HS Bài học trên lơp còn thiếu tính sáng tạo, chưa khơi gợi được sự hứng thú, ymuốn biểu đạt, chưa kích thích được nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, bộc lộ quanđiêm bản thân và đề xuất kiến giải vấn đề bản thân và xã hội

1.3 Trong chương trình SGK Ngư văn 10, tập hai, phần văn nghi luận

có bốn bài được sắp xếp theo một hệ thống: Lập dàn y bài văn nghi luận;Lập luận trong văn nghi luận; Các thao tác nghi luận; Luyện tập viết đoạnvăn nghi luận Cấu trúc này nhằm mục đích giúp học sinh đi từ việc hình

Trang 13

thành các khái niệm ly thuyết đến việc vận dụng ly thuyết vào thực hành làmvăn nghi luận và đi sâu vào hình thành, phát triển năng lực tạo lập văn bảnnghi luận cho học sinh.

Trong thực tế dạy và học ở nhà trường phổ thông, người giáo viên cònchưa chu y nhiều tơi việc dạy các bài về văn nghi luận theo một hệ thống, chưa

có sự móc nối, liên kết giữa các bài, các hoạt động dạy học theo cấu trúc nhưtrên đê tập trung phát triên năng lực tạo lập văn bản nghi luận cho học sinh màvẫn thường dạy riêng lẻ từng bài học rời rạc dẫn đến các kĩ năng làm văn củahọc sinh như: kỹ năng lập dàn y, kỹ năng lập luận, kỹ năng lựa chọn và sư dụngthao tác nghi luận, kỹ năng viết đoạn văn nghi luận … của HS còn yếu, chấtlượng bài viết của các em chưa cao

1.4 Theo các nhà Tâm lí học thì học sinh THPT là lứa tuổi mà trình độphát triên trí tuệ, thê chất, tình cảm, nhân cách… đang phát triển ở mức độ cao

Ở lứa tuổi này năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và các khả năng khác đềugần đạt tơi mức độ hoàn thiện Việc dạy học văn nghi luận trong SGK Ngư văn

10, tập hai theo định hương phát triển năng lực sẽ giúp cho HS phát triển đượcnhững ưu điêm của mình: phát triển tư duy độc lập, tư duy logic, khả năng sángtạo, khả năng khái quát hóa, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc theonhóm … Nhưng trong thực tế, có rất ít giáo viên quan tâm đến việc rèn luyện,phát triển năng lực cho HS mà chỉ đơn thuần là dạy kiến thức lí thuyết mộtcách áp đặt Điều đó khiến các em HS trở nên thụ động tiếp thu những tri thứccủa bài học và nhanh mệt mỏi, không có hứng thu vơi môn học

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh lớp 10” với mong muốn có thê tìm ra

những phương pháp, giải pháp mơi nhằm khăc phục những hạn chế của Dạyhọc văn nghi luận theo phương pháp truyền thống và nhằm rèn luyện, phát triêncác năng lực cần thiết cho học sinh THPT đặc biệt là năng lực tạo lập văn bảnnghi luận, giúp các em hoàn thiện bản thân mình

Trang 14

kì thi học kì, thi học sinh năng khiếu, thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh ĐH - CĐ

… Chính vì thế mà ngay từ khi đưa nội dung này vào chương trình giảng dạy

nó đã tở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học

Có thê kê đến giáo trình Tập làm văn và ngữ pháp (1981) của Nguyễn

Gia Phong và Hữu Tuyên Tài liệu đã nghiên cứu nghi luận về: đặc điêm, tầmquan trọng của nghi luận, phân biệt nghi luận chính tri xã hội và nghi luận vănhọc, các phương pháp nghi luận cơ bản, các kĩ năng phân tích đề, kết cấu

“Nghi luận là một trong ba loại văn cơ bản (miêu tả, kê chuyện hoặc tườngthuật, nghi luận) dùng lí lẽ, dẫn chứng bằng phương pháp bàn luận làm chongười đọc, người nghe hiêu, tin và có thái độ hành động đúng” Kĩ năng phântích đề được tác giả trình bày rất kĩ, nhưng kĩ năng lập ý, lập dàn bài khôngđược nhắc đến trong tài liệu này

Trong cuốn “Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông”, tác giả Nguyễn

Quốc Siêu đã nghiên cứu khái quát về văn nghi luận (khái niệm, phân loại, tácdụng, đặc trưng… ), cách tinh luyện và xác định luận điểm, cách lựa chọn vàvận dụng luận cứ, đưa ra các loại luận chứng, cách sắp xếp cấu trúc logic….Tuy nhiên tài liệu này mơi chỉ nghiên cứu lí thuyết mà chưa đi sâu vào nghiêncứu việc dạy cho HS cách lập dàn y, cách xây dựng lập luận, cách sư dụng cácthao tác nghi luận cụ thê với từng dạng bài nghi luận cho phu hợp và đạt hiệuquả cao

Trang 15

Trong cuốn “Làm văn từ lí thuyết đến thực hành”, tác giả Đỗ Ngọc

Thống đã nghiên cứu một số vấn đề lí thuyết chung về làm văn trong nhàtrường phổ thông và đưa ra một số bài viết liên quan đến chương trình Văn và

Trang 16

tiếng Việt trong nhà trường phổ thông nhưng chưa đi sâu vào việc phân tích,hương dẫn học sinh về cách lập dàn ý, cách xây dựng lập luận, sư dụng cácthao tác nghi luận trong một bài văn nghi luận cụ thể.

Tạ Phong Châu, Đỗ Quang Lưu, Nguyễn Quốc Tuy trong “Tài liệu tham khảo hướng dẫn giảng dạy tập làm văn bậc phổ thông trung học”, (1982) đã đề

cập đến các phương diện của kỹ năng làm dàn y ở chương 3: lợi ích của việclàm dàn ý, phân loại dàn ý, cách làm dàn ý, rèn luyện kĩ năng làm dàn y … Tuynhiên, các tác giả chỉ nêu những kĩ năng làm dàn y cho bài văn nghi luận vănhọc không đề cập đến kỹ năng lập dàn y cho bài văn nghi luận xã hội

Các tác giả Đình Cao - Lê A trong cuốn “Làm văn” đã nghiên cứu một

cách khái quát về văn bản và phong cách của văn bản nghi luận, nghiên cứu vềrèn luyện phương pháp và kĩ năng làm văn nghi luận và nghi luận văn học Ởtài liệu này, các tác giả nghiên cứu sâu hơn về các kĩ năng cần rèn luyện khi dạyhọc làm văn cho HS như: kĩ năng phân tích đề, định hướng làm bài; kĩ nănghuy động kiến thức, tập hợp tài liệu; kĩ năng viết đoạn văn; kĩ năng viết câu …đặc biệt các tác giả đã đề cập đến kĩ năng xây dựng luận điểm và lập dàn y - kếtcấu trong bài văn nghi luận Có thê nói với cách trình bày khoa học, hệ

thống, rõ ràng của các tác giả, cuốn “Làm văn” thực sự là một tài liệu quy giá,

bổ ích cho giáo viên và học sinh phổ thông tham khảo, nghiên cứu và học tập

2.2 Tình hình nghiên cứu dạy học phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh lớp 10

Trong giáo trình “Tâm lí học đại cương” Nguyễn Quang Uẩn, Trần TrọngThủy (2003), các tác giả đã đề cập tới vấn đề nghiên cứu năng lực của học sinhcác cấp học trong đó có cấp THPT Các tác giả chỉ ra cơ sở hình thành năng lực,

sự phát triển năng lực theo độ tuổi, phân loại năng lực và những điều kiện

đê phát triển năng lực cho HS Tuy nhiên giáo trình này mới chỉ nghiên cứuchung chung, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu phát triển năng lực cho học sinhtrong quá trình dạy học từng bộ môn, từng phân môn ở nhà trường phổ thông

Trang 17

Trong giáo trình “Phương pháp dạy học văn” (Tập 1), của Phan TrọngLuận, Trương Dĩnh, các tác giả đã đưa ra hệ thống cấu trúc năng lực cần hìnhthành cho học sinh Theo giáo trình này năng lực HS được chia thành hai nhómlà: năng lực tiếp nhận văn học (năng lực tri giác ngôn ngư nghệ thuật của tácphẩm văn học, năng lực tái hiện hình tượng, năng lực liên tưởng trong tiếpnhận văn bản…) và năng lực sáng tạo văn học (năng lực phát triên về cảm xúcnhân văn thẩm mĩ, năng lực tưởng tượng sáng tạo, năng lực khái quát hóa bằnghình tượng…) Tuy nhiên những năng lực này chủ yếu được hình thành thôngqua các bài dạy về các tác phẩm văn học, các tác giả chưa đề cập đến việc dạyhọc phát triên năng lực tạo lập văn bản trong phân môn Tập làm văn, cụ thê làdạy học phát triển năng lực tạo lập văn bản nghi luận.

Trong cuốn “Phương pháp dạy học Ngư Văn trung học phổ thông nhữngvấn đề cập nhật” của Nguyễn Thanh Hùng, Lê Thi Diệu Hoa, NXB ĐHSP, cáctác giả có đề cập tơi vấn đề phát triển năng lực cho học sinh bằng cách đưa ra

hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm phát triên năng lực cho học HS Các tác giảđưa ra nhiều biện pháp và đề xuất ra một số dạng bài tập trắc nghiệm ở cả baphân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn Tuy nhiên ở tài liệu này cáctác giả vẫn chưa đi sâu nghiên cứu việc định hướng phát triển năng lực học sinhtrong những bài học cụ thê Hơn nữa ở phần Tập làm văn, đề bài thường được

ra dưới hình thức tự luận đê HS thê hiện khả năng viết bài của mình, nên đềxuất phát triển năng lực học sinh trong phân môn Làm văn bằng hệ thống câuhỏi trăc nghiệm có phần chưa hợp lí

Trong cuốn “Tài liệu thí điêm phát triển chương trình giáo dục nhàtrường phổ thông” (2013), của Bộ GD-ĐT đã đánh giá khái quát về chươngtrình, SGK giáo dục phổ thông hiện hành, từ đó đã đưa ra những dự kiến pháttriên chương trình giáo dục ở nhà trường theo hướng phát triển năng lực HS ở

ba bộ môn cụ thê là: Ngư Văn, Toán học và Sinh học Song tài liệu này cũngmơi chỉ đưa ra những quan điêm đổi mơi chung chung, chưa đi sâu vào nghiêncứu việc dạy học phát triên năng lực ở từng dạng bài, từng bài học cụ thê, đặc

Trang 18

Như vậy, đã có rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu về dạy học vănnghi luận trong nhà trường phổ thông Tuy nhiên tất cả các công trình nghiêncứu trên của các tác giả vẫn chưa đi sâu vào việc nghiên cứu Dạy học phát triểnnăng lực học sinh ở từng dạng bài, từng bài học cụ thê Vơi đề tài “Phát triểnnăng lực tạo lập văn bản nghi luận cho học sinh lớp 10” chúng tôi sẽ cố gắngđưa ra những biện pháp dạy học mơi đê góp phần nâng cao chất lượng dạy học,phát huy tối đa năng lực của học sinh và đê góp phần vào việc nghiên cứuphương pháp dạy học một nhóm bài học cụ thê trong chương trình Ngư VănTHPT theo định hướng phát triên năng lực tạo lập văn bản cho học sinh.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về “Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghi luận chohọc sinh lớp 10” nhằm góp phần thê ngiệm định hương dạy học theo hướngmơi, nhằm phát huy năng lực tạo lập văn bản nghi luận của HS, nâng cao chấtlượng dạy học và đáp ứng nhu cầu đổi mơi nền giáo dục của đất nươc

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của nhóm bài văn nghi luậntrong chương trình Ngư văn 10

- Thiết kế các hoạt động dạy học văn nghi luận trong chương trình NgưVăn 10

- Đề xuất kế hoạch dạy học thê nghiệm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu Phát triên năng lực tạo lập văn bản nghi luậncho học sinh lớp 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ cách dạy học văn nghi luậntrong chương trình Ngư Văn 10

Trang 19

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sư dụng các phương pháp:phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp lấy y kiến chuyên gia, phươngpháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra - khảo sát, phương pháp thống kê

- so sánh, phương pháp thực nghiệm

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Chúng tôi sư dụng phương pháp này vào việc nghiên cứu toàn bộ các tàiliệu liên quan đến đề tài Nghiên cứu những thành tựu lí thuyết đã có làm cơ sở

lí luận cho đề tài

5.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo y kiến của giảng viên hướng dẫn, sự góp y của các giáo viênTHPT đê chỉnh sưa, bổ sung và hoàn thiện đề tài

5.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp này được vận dụng đê quan sát trực tiếp các phương phápdạy học được sư dụng trong nhà trường THPT hiện hành

5.4 Phương pháp điều tra - khảo sát

Phương pháp này được sư dụng đê điều tra thực trạng dạy học văn nghiluận (thăm do y kiến của GV và HS; Khảo sát SGK, SGV, bài viết của HS…)

5.5 Phương pháp thống kê - so sánh

Phương pháp này được sư dụng đê so sánh cách dạy học các bài về vănnghi luận truyền thống vơi cách dạy học các bài về văn nghi luận trongchương trình Ngư Văn 10 theo hương phát triển năng lực tạo lập văn bản nghiluận cho HS

5.6 Phương pháp thực nghiệm

Thư nghiệm đê kiêm chứng làm sáng to cơ sở lí luận và tính khả thi của

Trang 20

6 Giả thuyết khoa học

Nếu việc nghiên cứu đề tài “Phát triên năng lực tạo lập văn bản nghi luậncho học sinh lớp 10” của chúng tôi thành công, đề xuất ra được một định hướngdạy học cụ thê về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiêm tra đánh giá và tổchức các hoạt động dạy học hiệu quả đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lựctạo lập văn bản nghi luận cho HS THPT thì năng lực lập dàn ý, xây dựng lậpluận, sư dụng các thao tác nghi luận, cách viết các đoạn văn, bài văn nghi luậncủa HS sẽ được nâng cao, góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượngdạy học văn ở nhà trường THPT

7 Đóng góp của luận văn

- Xác định và lựa chọn một số nội dung lí luận và thực tiễn có y nghĩalàm cơ sở khoa học cho việc đề xuất cách dạy học văn nghi luận chương trìnhNgư văn 10

- Đề xuất những yêu cầu và thiết kế các hoạt động dạy học văn nghi luậntrong chương trình Ngư văn 10

Từ những kết quả nghiên cứu trên, đề xuất của luận văn sẽ góp phần thênghiệm định hướng dạy học mơi và góp phần nâng cao chất lượng dạy học,phát huy năng lực của HS, đáp ứng nhu cầu của xã hội

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn của chúng tôi gồm ba phần: phần Mở đầu, phần Nội dung,phần Kết luận

Phần Nội dung gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Thiết kế các hoạt động dạy học phát triển năng lực tạo lập vănbản nghi luận cho học sinh lớp 10

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục

Trang 21

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Văn nghị luận

* Khái niệm

Theo từ điên thuật ngư văn học thì: “Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn

đề nào đó là nghi luận luận lí”

Cuốn “Kĩ năng làm văn nghi luận” của Nguyễn Quốc Siêu có đưa ra địnhnghĩa về văn nghi luận như sau: “Văn nghi luận là loại văn chương nghi luậnthuyết lí, bởi vậy còn gọi là văn thuyết lí, văn luận lí, văn luận thuyết, văn biệnluận v.v… Nó lấy nghi luận làm cách thức biểu đạt chủ yếu, thông qua cácphương thức lôgic như khái niệm, phán đoán, suy luận đê trực tiếp bày to nhậnthức của con người đối với toàn bộ thế giới” [18]

Một cách khác ta có thê trình bày hàm nghĩa của văn nghi luận như sau:

“Văn nghi luận là loại văn chương nghi sự, luận chứng, phân tích lí lẽ Nó làtên gọi chung một thê loại văn vận dụng các hình thức tư duy lôgic như kháiniệm, phán đoán, suy lí và thông qua việc nêu sự thực, trình bày lí lẽ, phân biệtđúng sai đê tiến hành phân tích luận chứng khoa học đối với khách quan và quyluật bản chất của sự vật, từ đó nhằm biêu đạt tư tưởng, chủ trương, y kiến, quanđiêm của tác giả” [18, tr.6]

Văn nghi luận trong cuộc sống thường ngày ta thường tiếp xúc và vậndụng, nhà mĩ học Chu Quang Tiềm có nói: “Nêu sự thật, trình bày lí lẽ đã trởthành hoạt động xã hội ngày càng phổ biến, ngày càng quan trọng trong đờisống chúng ta Họp thảo luận phải thuyết lí, làm báo cáo phải thuyết lí, viết xãluận phải thuyết lí, soạn sách giáo khoa cũng phải thuyết lí… Tóm lại phàm là ởnhững chỗ phải động não, phàm là ở những nơi phải biện hộ cho mình, thuyếtphục người khác, không thê không thuyết lí” Muốn hoàn thành nhiệm vụ thuyết

lí đó, ngoài cách phát biểu bằng miệng, chủ yếu phải viết thành văn bản nghi

Trang 22

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống trong cuốn “Làm văn” cho rằng: “ Văn nghi

luận là một thê văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, y chí và khátvọng của cả một dân tộc Nói một cách khái quát văn nghi luận là một thê loạinhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điêm của người viết một cáchtrực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống… nhưng lại được trìnhbày bằng một thứ ngôn ngư trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ,mạch lạc, giàu sức thuyết phục…” [21, tr.12]

Trong SGK Ngư Văn lơp 7, tập hai có viết về văn nghi luận như sau:

“Văn nghi luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, ngườinghe một quan điêm, tư tưởng nào đó”.[24, tr 38]

Như vậy, đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn nghi luận,song các định nghĩa trên đều có chung một điêm thống nhất là cho rằng: Vănnghi luận là thê văn người viết dùng những lí lẽ, dẫn chứng chính xác, lập luậnchặt chẽ, lôgic đê kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ, thuyết phục người đọc, ngườinghe tin vào vấn đề mình trình bày đồng thời thê hiện quan điểm, tư tưởng, lậptrường, thái độ của người viết đối vơi vấn đề được trình bày

* Vị trí, vai trò của văn nghị luận

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống trong cuốn “Làm văn từ lí thuyết đến thực hành” cho rằng: “Cùng với việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng

tượng (tư duy hình tượng) của nhóm bài văn sáng tác, văn nghi luận đóng vaitro quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy lôgic cho học sinh Đêlàm sáng to và thuyết phục được người đọc về một vấn đề nào đó của cuộcsống và văn học, lôi kéo họ đồng tình với mình, người viết bài nghi luận phảithực hiện hàng loạt các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quynạp, trìu tượng hóa, so sánh, đối chiếu … cũng như hàng loạt các thao tác nghiluận như: giải thích, chứng minh, bình luận … Không những thế hàng loạt kĩnăng còn được vận dụng đê giải quyết vấn đề trong bài văn nghi luận như: phântích đề, lập ý, dàn ý, huy động kiến thức, lập luận, trình bày, viết đoạn văn, viết

Trang 23

câu, dùng từ … Bài văn nghi luận lại là kết quả tổng hợp của nhiều kiến thứcliên ngành như: văn học, ngôn ngư học, triết học, âm nhạc, hội họa, kiến trúc,sân khấu, điện ảnh …[21]

Ngoài ra, vốn sống, vốn kinh nghiệm xã hội, sự từng trải, và tư tưởng,lập trường chính tri cũng góp phần quan trọng vào kết quả bài viết nghi luận

Không phải ngẫu nhiên mà Phan Kế Bích (1875-1921), trong cuốn “Việt Hán văn khảo” (1918) luận về phép làm văn cho rằng: “Nghi luận phải cần có kiến

thức cao xa, có tưởng rộng rãi thì văn mơi hay, chứ nói những y tứ nông nổihẹp hòi thì là văn chương tầm thường”

Võ Thúc Khanh nêu 24 điều cốt yếu của phép làm văn thì điều số 8 cóghi: “Văn chương nghi luận do ở kiến thức mà ra Kiến thức cao thì nghi luậncũng cao, kiến thức thấp thì nghi luận cũng thấp”

Vơi đặc trưng là tính lôgic, chặt chẽ nhưng văn nghi luận vẫn rất cầnmàu săc chủ quan (tình cảm) Nhưng bài văn nghi luận hay, không chỉ thuyếtphục người nghe bằng lí, bằng y mà còn lôi cuốn người đọc bằng tình cảm chânthực, xúc động [20, tr 18]

Cuốn “Làm văn” của các tác giả Đình Cao - Lê A có viết: “Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng yếu trong quá trình học tập bộ môn văn học Văn nghị luận giúp học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào việc làm văn, rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ Những đề bài nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết, nhằm xây dựng cho họ một phương pháp tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và thái độ đúng trước những vấn đề bàn luận, cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương lai Tóm lại tập làm văn nghị luận góp phần đắc lực vào việc phát triển trí tuệ và nhân cách của

Trang 24

Như vậy ta có thê thấy rằng văn nghi luận có vai tro rất quan trọng trongdạy học Một mặt nó kích thích sự hình thành và phát triên các thao tác tư duy:phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, trừu tượng hóa, so sánh, đối chiếu…các thao tác nghi luận: giải thích, chứng minh, bình luận… Mặt khác nó lại yêucầu HS phải huy động vốn kiến thức của mình từ nhiều lĩnh vực khác nhau đêhoàn thiện bài viết sao cho bài viết thật hay, thuyết phục và chân thực đồng thời

nó góp phần to lớn trong việc phát triên trí tuệ và nhân cách cho học sinh

* Phân loại

Văn nghi luận bao gồm rất nhiều kiểu loại, điều này được quyết định bởi

sự muôn màu muôn vẻ của hình thức vận động vật chất và sự đa dạng của thếgiơi Cũng chính vì vậy, chúng ta có thê phân loại văn nghi luận từ những giác

độ khác nhau:

- Phân loại theo nội dung phản ánh: chính luận, tư tưởng bình luận, vănnghệ bình luận, học thuật luận văn, quân sự bình luận, kinh tế bình luận, thời sựbình luận, thê dục bình luận v.v…

- Phân loại theo hình thức biểu hiện: tạp văn, tiểu luận, đoản bình,chuyên luận, tâm đăc, cảm nghĩ (sau khi đọc tác phẩm), tổng kết, điều tra, báocáo, lời khai mạc, lời bế mạc, bài diễn văn, bài (viết chuẩn bị) nói, báo cáo, lời chúc mừng, lời cảm ơn v.v…

- Phân loại theo giác độ phát biểu: xã luận, bài viết của bình luận viên,bài viết của quan sát viên, bài viết của ban biên tập, tuyên bố, tuyên ngôn, bàiđứng tên v.v…

- Phân loại theo tính chất luận đề: lập luận (luận chứng chứng minh) vàbác luận (nghi luận phản bác hay luận chứng phản bác)

Ngoài ra, dựa vào đề tài nghi luận, văn nghi luận được chia thành haidạng: nghi luận văn học và nghi luận xã hội Đối tượng của nghi luận xã hội

là những vấn đề trong đời sống xã hội nên nghi luận xã hội được chia thànhnghi luận về một tư tưởng đạo lí và nghi luận về một hiện tượng đời sống

Trang 25

Còn đối tượng của nghi luận văn học chủ yếu là kiến thức văn học, các vấn đề

về văn học, đời sống của con người được phản ánh vào trong văn học, các tácphẩm văn chương

* Đặc trưng của văn nghị luận

Đặc trưng chủ yếu của văn nghi luận được biểu hiện ở ba mặt sau:

Thứ nhất, tính triết lí sâu săc:

Bất kê bài văn nghi luận nào cũng đều trình bày lí lẽ, không có lí thìkhông thành văn, thành văn là phải có lí Nêu ra lí lẽ, giải thích rõ lí lẽ, tuyêntruyền lí lẽ chính là tôn chỉ của nó Cái lí trong văn nghi luận còn phải trình bàycho sâu săc, thiết thực đê có thê thực sự vạch ra bản chất của sự vật Cho nêntính triết lí là nội hàm quan trọng của văn nghi luận Du là một tác phẩm đồ sộhay một bài viết ngắn đều phải hàm chứa những lí lẽ sâu săc Lí lẽ có thê lớnlao hay vụn vặt, nhưng đều có tính triết lí Đặc trưng này biêu hiện trong vănchương là: cái lí quán xuyến toàn bộ và cái lí hệ thống toàn bộ

Thứ hai, tính biện luận mạnh mẽ:

Cái lí phải đúng đăn, khoa học, thế nhưng nó không thê hiện tự rõ ràng,

tự hiển hiện Muốn hiêu được cái lí, làm rõ cái lí, phát huy cái lí thì cần phảibiện luận, phải trình bày, phải chứng minh Bởi vậy, tính biện luận đã trở thànhmột đặc tính quan trọng của văn nghi luận Luận là lập luận (nghi luận lập luận,luận chứng chứng minh), biện là bác luận (nghi luận phản bác, luận chứng phảnbác) Quy tụ lại, biện luận nghĩa là sự phân tích, tổng hợp, giảng giải, đi sâuvào những lí lẽ chưa được nhận thức rõ đối vơi tài liệu cần năm vững, và pháthuy mạnh mẽ cái lí đó Biện luận là một quá trình nhận thức, là một hình tháivận động tư duy Người ta có thông qua tư duy chặt chẽ thì độ sâu, độ rộng vàsức mạnh của lí lẽ mơi được thê hiện

Thứ ba, tính thuyết phục lớn lao:

Làm rõ cái lí, mục đích là đê làm cho người đọc tự nhiên được gợi mở,được giáo dục và thông suốt Bởi vậy, tính thuyết phục đã trở thành đặc trưng

Trang 26

thứ ba của văn bản nghi luận Đặc trưng này chỉ rõ: Bất cứ bài văn nghi luậnnào cũng giành thắng lợi bằng cái lí, chinh phục con người bằng cái lí, tình và

lí song song thu hút và gợi mở, khiến người ta tiếp nhận và thuyết phục của cái

lí, có được ánh sáng chân lí Chính vì vậy, ta nói: Văn nghi luận lấy cái đích làthuyết phục người đọc, người nghe

* Phương thức biểu đạt

Mỗi thê loại văn học có nội dung, chức năng, đặc điêm và mục đích khácnhau nên chúng cũng phải có những phương thức biêu đạt khác nhau đê phuhợp vơi thê loại của mình Khác vơi văn miêu tả, văn tự sự và văn thuyết minh,loại bài văn nghi luận nhằm tác động mạnh mẽ vào nhận thức, tư tưởng, tìnhcảm, thái độ… của người đọc, người nghe nên về phương thức biểu đạt của vănnghi luận sẽ có một số đặc điêm sau:

Cách thức lập luận phải chặt chẽ, rõ ràng, trình bày lí lẽ và dẫn chứngmột cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục khi diễn tả những suy nghĩ và nêu ykiến riêng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học

Vẻ đẹp của văn nghi luận thê hiện ở chất trí tuệ, mà chất trí tuệ củavăn nghi luânh lại được thê hiện ở hệ thống luận điểm Khi đưa ra luận điểm,luận điểm đó phải chính xác, có căn cứ, có cơ sở lí thuyết hoặc thực tiễn bởiluận điểm chính là linh hồn của bài văn Nó thê hiện rõ tư tưởng, quan điểm,lập trường, thái độ của người viết đối với vấn đề cần trình bày, thuyết phục

và làm sáng tỏ

Về ngôn ngư của văn bản nghi luận: văn nghi luận ít dùng kiểu câu miêu

tả, trần thuật, nghi vấn mà chủ yếu dùng kiêu câu khẳng định và phủ định đốivới nội dung hầu hết là phán đoán hoặc những nhận xét, đánh giá sâu săc

* Bố cục

Một bài văn nghi luận thường có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kếtbài Đê thực hiện viết bài văn nghi luận phải trải qua các bước: Tìm hiêu đề -phân tích đề, lập dàn y (3 phần), viết đoạn văn, sửa chữa

Trang 27

* Các thao tác lập luận

Đê thực hiện tạo lập một văn bản nghi luận người viết có thê sư dụngmột thao tác lập luận hoặc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận với nhau Cósáu thao tác lập luận chính được sư dụng trong văn nghi luận là: thao tác lậpluận chứng minh, thao tác lập luận giải thích, thao tác lập luận phân tích, thaotác lập luận so sánh, thao tác lập luận bình luận, và thao tác lập luận bác bỏ

* Dạy học văn nghị luận ở trường phổ thông qua các thời kì lịch sử

Văn nghi luận Việt Nam đã hình thành từ xa xưa cùng với sự phát triểncủa tư tưởng và văn hóa giáo dục của dân tộc Việt Nam Nó là phương tiện đăclực góp phần quan trọng vào sự phát triển của quá trình ấy

Cùng vơi việc sáng tác thơ, phú, văn tế đê bộc lộ tâm tư, tình cảm, chíkhí của cá nhân hoặc ca ngợi cảnh đẹp đất nươc, niềm tự hào dân tộc, cha ông

ta đã sư dụng một thê văn có tính chất nghi luận đê bàn về cương thường đạo lí,nhân tình thế thái, mưu sự giúp dân dựng nươc hay diệt trừ nạn ngoại xâm, giưgìn bờ cõi yên vui cho Tổ quốc Văn sách, kinh nghĩa là những thê văn phổbiến có tính chất bắt buộc đối với các sĩ tư và hơn thế, nó còn quyết định conđường khoa bảng và hoạn lộ của họ trong các kì thi cử

Trươc những sự kiện trọng đại của đất nước thì các thê chiếu, biêu, hịch,cáo là những bản văn và có y nghĩa tác động rất lơn Trong gia tài văn hóa nươcnhà, bên cạnh những sáng tác có giá tri trường tồn như bài thơ thần “Nam quốcsơn hà” tương truyền của Ly Thường Kiệt, bài “Thuật hoài” của Phạm NgũLão, bài “Phu sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu hay kiệt tác “TruyệnKiều” của đại thi hào Nguyễn Du,chúng ta phải kê đến những áng văn nghiluận bất hủ như “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình Ngô đại cáo” củaNguyễn Trãi, những văn bản ra đời cách đây hàng sáu, bẩy thế kỉ mà ngày nayđọc lại vẫn thấy âm hưởng của chúng vang dội sang sảng, hùng tráng, lời lẽdõng dạc, mạnh mẽ như những lời nhăn nhủ của cha ông, như những bằng

Trang 28

Ngày nay, do các mặt tư tưởng, chính trị, văn hóa, giáo dục và kinh tế

-xã hội phát triên mạnh mẽ, nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, cả về sốlượng lẫn chất lượng, do thực tiễn đặt ra những vấn đề mới mẻ và cấp thiết,văn nghi luận của ta đã không ngừng phát triên và nâng cao hơn hẳn so vơitrươc kia Nó đã góp phần làm cho bài văn, câu văn Việt Nam thêm sáng sủa,mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, khúc chiết, có khả năng diễn đạt được những tưtưởng, tình cảm lớn lao, đa dạng, tinh tế và phức tạp Về nội dung, về phươngthức biêu hiện cũng như về kết cấu và ngôn ngữ, nó đã tiếp thu được nhữngthành tựu mới của các bộ môn khoa học liên quan như triết học, chính tri học,ngôn ngư học, lôgic học, tâm lí học, giáo dục học v.v… Chúng ta có thêm

những bài văn nghi luận nổi tiếng như: “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh và “Phát xít Đức đã tắt thở, cái nhọt bọc sẽ vỡ mủ” của đồng chí Trường Chinh có sức cổ vũ, động

viên hàng triệu người, chúng đã trở thành những văn kiện lịch sư quy giá

Đê mô tả diện mạo cơ bản của văn nghi luận trong nhà trường, chúng tatạm thời chia ra mấy thời kì sau:

- Thời kì phong kiến

- Thời kì Pháp thuộc

- Thời kì từ 1945 đến trươc cải cách giáo dục

- Thời kì cải cách giáo dục đến

Dươi thời phong kiến, văn nghi luận được thê hiện chủ yếu ở loại Kinhnghĩa, Văn sách, Cáo, Hịch, Văn tế…

Ở thời Pháp thuộc, việc dạy và học văn nghi luận được chia thành haiphần chính là: nội dung và phương pháp

Về nội dung, văn nghi luận được chia thành hai loại lơn là nghi luận luân

lí và nghi luận văn chương

Về phương pháp thì coi trọng thực hành, đưa ra đầu bài và bài làm mẫu

Lí thuyết ngắn gọn, coi trọng tính thi phạm

Trang 29

Thời kì từ 1945 đến trươc cải cách giáo dục, ở miền Nam hàng loạt tácgiả liên tiếp cho ra nhiều cuốn sách về làm văn nghi luận Có thê kê đến một

số tác giả tiêu biểu như: Thẩm Thệ Hà, Phạm Việt Tuyển, Lê Thái Ất, LưHồ…Tuy nhiên tất cả các tài liệu do các tác giả trên viết phần lí thuyết làmvăn đều đơn giản Các tác giả chu y đến cách làm và cho thực hành các đềmẫu, tham khảo các bài mẫu Ở miền Băc, trươc cải cách giáo dục phần lớn

chỉ chu y tới cách xây dựng dàn bài mẫu như: Dàn bài làm văn 10 toàn tập năm 1962, tái bản lần I năm 1970, Dàn bài Tập làm văn 8 PT - năm 1971, Dàn bài Tập làm văn 9 năm 1974, tái bản lần 6 năm 1977, Dàn bài Tập làm văn 10 năm 1974 v.v…Năm 1978, NXB GD cho ra cuốn Dạy học Tập làm văn ở nhà trường phổ thông; năm 1980 phát hành tài liệu Hướng dẫn giảng dạy Tập làm văn bậc PTTH (tập I), năm 1982 (tập 2) của nhóm tác giả

Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu, Tạ Phong Châu, Nguyễn Quốc Túy Cũng thời

gian này Nguyễn Hữu Tuyển và Nguyễn Gia Phong cho ra cuốn Tập làm văn

và ngữ pháp (1981) NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Cùng vơi

những tài liệu trên là những bộ sách ôn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, các

tuyển tập Những bài văn nghị luận chọn lọc hoặc Hướng dẫn ôn thi và làm bài thi vào ĐH… Nhìn chung các tài liệu nêu trên phần lơn chỉ chu y tơi các

dạng bài giải thích, chứng minh, phân tích, ít chu y tơi dạng bài bình giảng,bình luận Loại bài văn học nghi luận không được chu y đúng mức

Về phương pháp chủ yếu vẫn chỉ chu y tới thực hành Lí thuyết văn nghiluận đã băt đầu được đề cập tới (nhất là sau 1980) nhưng nhìn chung vẫn còn

sơ sài, thiếu thống nhất, thiếu hệ thống, kinh nghiệm Tất cả đều thống nhất (về

lí thuyết) chia thành hai loại lớn: nghi luận văn học và nghi luận xã hội Nhưngtrong thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn hai loại này khi ra đề cụ thê Các kĩnăng có được chu y tơi như: phân tích đề, lập dàn ý, diễn đạt, mở, kết bài…nhưng chỉ hướng dẫn mẫu là chính, chưa xây dựng được cơ sở lí thuyết, sựphân chia các kiêu bài nghi luận thiếu thống nhất

Trang 30

Văn nghi luận trong thời kì cải cách cho đến nay: văn nghi luận đượcđưa vào nhà trường từ lơp 8 vơi 3 loại: chứng minh, giải thích, phân tích nhânvật Lớp 9, văn nghi luận được dạy hai loại: bình luận và phân tích tác phẩm.

Lên bậc PTTH, văn nghi luận được chia thành hai loại lớn: nghi luận vănhọc và nghi luận xã hội

Nghi luận xã hội gồm: giải thích, bình luận, chứng minh

Nghi luận văn học gồm: phân tích văn học, bình giảng văn học, bình luậnvăn học, chứng minh văn học

Về tài liệu và sách tham khảo ở giai đoạn này cũng phong phu và đadạng hơn trước rất nhiều, về chất lượng và phương pháp cũng có nhiềuchuyển biến

Trên đây là bức tranh tổng quát về loại văn bản nghi luận trong nhàtrường Việt Nam qua các thời kì lịch sử Từ việc khảo sát bức tranh tổng quátnày, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét như sau:

- Loại văn bản nghi luận có vi trí và y nghĩa quan trọng nên bất kì thờinào nhà trường cũng chu y dạy và học

- Văn bản nghi luận có hai loại lớn là nghi luận văn học và nghi luận xãhội Mặc du hai loại có y nghĩa và tầm quan trọng riêng, nhưng có thê thấy loạinghi luận văn học ngày càng được chu y hơn và đang trở thành loại nghi luận

cơ bản trong nhà trường THPT hiện nay

- Việc dạy và học nghi luận trong nhà trường trươc đây chủ yếu là thựchành, lí thuyết ít và đơn giản Lí thuyết ngày càng hoàn thiện hơn Đến nay, bêncạnh tính chất thực hành tổng hợp, nhiều tác giả đang cố găng xác lập cho loạivăn bản này một cơ sở lí thuyết hợp lí nhất

- Làm văn nghi luận có lịch sư lâu đời nhưng đến nay nó vẫn chưa thực

sự trở thành khoa học trong nhà trường Đến nay, môn học vẫn còn nhiều tồntại chưa được giải quyết triệt đê

Trang 31

1.1.2 Năng lực tạo lập văn bản nghị luận

1.1.2.1 Năng lực

Khái niệm năng lực được nêu lên ở nhiều tài liệu khác nhau Theo cuốn

từ điển tâm lí học (Vũ Dũng, 2000) thì “Năng lực là tập hợp các tính chất hayphẩm chất của tâm lí cá nhân, đóng vai tro là điều kiện bên trong, tạo thuận lợicho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định”

Cuốn “Tài liệu tập huấn thí điêm phát triên chương trình giáo dục nhàtrường PT” đã đưa ra các khái niệm năng lực khác nhau về năng lực Có thêphân làm hai nhóm chính:

- Nhóm thứ nhất: Lấy dấu hiệu tố chất tâm lí đê định nghĩa Ví dụ:

“Năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách phu hợp vơi một yêu cầucủa một hoạt động xác đinh đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt đẹp

- Nhóm thứ hai: Lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hoạt động

đê định nghĩa Ví dụ: “Năng lực là khả năng vận dụng nhưng kiến thức,kinhnghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thu đê hành động một cách phu hợp và cóhiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” Hoặc “Năng lực là khảnăng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối)chúng một cách hợp ly vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệuquả vấn đề đặt ra của cuộc sống”

Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thê kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức một cách hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động

cơ nhằm đáp ứng những yêu cầu phức tạp của một hành động, đảm bảo hànhđộng đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định Biểuhiện của năng lực là biết sư dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có y nghĩa, chứ không phải tiếp thu lượng tri thức rời rạc

Năng lực được chia làm hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt.Theo dạy học định hương phát triển năng lực, HS được hình thành và

Trang 32

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy

- Năng lực quản ly

Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

Nhóm năng lực công cụ:

- Năng lực sư dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ITC)

- Năng lực sư dụng ngôn ngư

- Năng lực tính toán

Đối vơi bộ môn văn năng lực chung cần hương tới hình thành và pháttriên ở HS đó là: Năng lực giao tiếp, năng lực sư dụng ngôn ngư (với bốn nhómnăng lực bộ phận cơ bản là: Nghe, nói, đọc, viết), năng lực tìm hiểu, năng lựcgiải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác… Ngoài ra còn cần pháttriên các năng lực chuyên biệt như: năng lực phân tích - cảm thụ - thưởng thứcvăn học, năng lực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, năng lực tiếp nhận văn bản,năng lực tạo lập văn bản … Vì vậy, GV cần xác định hệ thống năng lực chung

và năng lực chuyên biệt đê khi dạy học Ngư văn hướng tới hình thành và pháttriên các năng lực cần thiết cho các em

Văn học là một môn học vì vậy nó phải thực hiện được một sứ mệnh: thêhiện được mục tiêu của giáo dục, của cấp học thông qua môn học Dạy học Ngưvăn là hình thành và phát triển bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Bốn kĩ năng đóđược thê hiện qua hai yêu cầu cơ bản: đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Bộ GD đã đưa ra địnhhương, giáo dục không chỉ trang bi cho học sinh kiến thức, kĩ năng các mônhọc mà còn cần phát triển những năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt

Trang 33

động, có thê giải quyết được các tình huống trong thực tiễn hay tạo ra được cácsản phẩm mơi Muốn vậy dạy học không được thiên quá nhiều về ly thuyết màcần dành đa số thời gian đê HS được trải nghiệm và vận dụng.

Đê đạt được mục tiêu trên GV cần đổi mơi phương pháp dạy học, đổimơi cách kiêm tra đánh giá theo yêu cầu PTNL

1.1.2.2 Năng lực tạo lập văn bản nghị luận

Văn bản là một chỉnh thê trên câu, gồm một chuỗi các câu, đoạn đượcnói bằng miệng (ngôn bản) hay được ghi lại bằng chư viết (ngôn bản viết), cótính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm, mục đích, có tính hoàn chỉnh vềhình thức, tính liên kết mạch lạc và vận dụng phương thức biêu đạt phu hợpđể thực hiện mục đích giao tiếp

Năng lực tạo lập văn bản chính là khả năng tự tạo nên một chỉnh thê vănbản nói hoặc viết những gì mình suy nghĩ đê đạt được mục đích giao tiếp, nộidung giao tiếp rõ ràng và có thái độ của người giao tiếp Đê tạo lập được văn bản, trươc hết học sinh phải biết suy nghĩ trươc một vấn đề trong cuộc sống haytrong văn học Suy nghĩ đúng, sâu săc và biết dung ngôn ngư tiếng Việt thành thạo đê diễn đạt, trình bày lại những suy nghĩ đó một cách rành mạch, thuyếtphục Đê rèn luyện năng lực tạo lập văn bản cần chu y những kĩ năng cơ bảnnhư: kĩ năng tìm hiểu đề, phân tích đề văn, kĩ năng tìm y và lập dàn y chi tiết cho bài viết, kĩ năng phát triển ý, kĩ năng trình bày… Trong đó mỗi kĩ năng đều

có vai tro riêng cần được rèn luyện thường xuyên, kĩ lưỡng Như vậy, năng lựctạo lập văn bản tuy là năng lực chuyên biệt đặc thu nhưng bao giờ cũng có mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ với năng lực chung, cốt lõi, như năng lực giao tiếp,năng lực thuyết trình, năng lực hợp tác, phê phán …

Hai loại năng lực chung và năng lực chuyên biệt luôn bổ sung, hỗ trợ chonhau Năng lực chính là khả năng con người có thê thực hiện được một côngviệc nào đó Năng lực bao gồm hai yếu tố đó là kiến thức chuyên môn và kỹ

Trang 34

năng nghề nghiệp Người có năng lực sẽ có cơ hội và hoàn thành tốt mọi côngviệc.

Trang 35

Dựa trên khái niệm về năng lực và năng lực tạo lập văn bản thì năng lựctạo lập văn bản nghi luận là khả năng người viết vận dụng tất cả các kĩ năng,hiểu biết của mình về văn nghi luận như: kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, lựa chọnthao tác lập luận phu hợp, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, kĩ năng trìnhbày, diễn đạt … đê hoàn thiện một văn bản nghi luận về một vấn đề nào đó.Nếu người viết biết vận dụng tất cả các kĩ năng trên đê tạo lập văn bản nghiluận thì sẽ có được một văn bản nghi luận hoàn chỉnh, thuyết phục người đọc,người nghe và đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 10

Học sinh THPT, đặc biệt là HS lớp 10 là lứa tuổi đang dần được hoànthiện cả về nhận thức lẫn nhân cách trong hoạt động Khi chuyên từ bậc THCSlên bậc THPT thì môi trường học tập và hoạt động của các em cũng thay đổi.Cũng chính vì thế mà những đòi hỏi về tính năng động, sáng tạo và độc lập caohơn so với các em ở bậc THCS Đó chính là sự phát triển khả năng trí tuệ vềtính chủ động, tính tích cực, tự giác trong quá trình nhận thức

Ở lứa tuổi THPT, các quá trình cảm giác, tri giác của HS THPT đạt đếntrình độ hoàn thiện và tinh tế Đồng thời các năng lực của HS THPT cũng pháttriển, các tư duy được chặt chẽ hơn, đã có hoạt động động não suy nghĩ về cácvấn đề đặt ra

Bên cạnh đó, khả năng ghi nhơ của các em cũng được hoàn thiện hơn

Đó là việc biết sư dụng các biện pháp ghi nhơ bằng các tóm tăt y chính, bằngbảng so sánh, cây ghi nhơ, sơ đồ tư duy… Từ đó giúp cho quá trình lĩnh hội trithức của HS được cụ thê rõ ràng, có chất lượng

Ở lứa tuổi này, ghi nhơ có chủ định giư vai tro chủ đạo trong hoạt độngtrí tuệ của các em Đồng thời vai tro của ghi nhơ lôgic trìu tượng, ghi nhơ y nghĩa ngày một tăng rõ rệt, các em biết sư dụng tốt hơn các phương pháp ghinhơ, so sánh và đối chiếu …

Trang 36

Tư duy của HS THPT đã có những thay đổi quan trọng Tư duy trừutượng phát triên mạnh và chiếm ưu thế trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạtđộng học tập Khả năng tư duy lí luận, tư duy đối lập, sáng tạo rất phát triển.

Trang 37

Các em tư duy chặt chẽ, lôgic, có căn cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phêphán cưa tư duy cũng phát triên Khả năng vận dụng các thao tác tư duy khánhuần nhuyễn và đặt kết quả cao Tuy nhiên, tư duy của hoc sinh vẫn còn nhiềuhạn chế như kết luận vội vàng, thiếu cơ sở thực tế…

Ở các em còn có tính sáng tạo trong tưởng tượng phát triên mạnh Tưởngtượng vừa phong phu về nội dung, vừa mở rộng phạm vi ở nhiều lĩnh vực

Khả năng phát triển trí tuệ của HS THPT còn thê hiện ở sự phong phuvốn từ của các em Cách giao tiếp cũng cởi mở, phong phú, nói năng trôi chảyhơn

Nhu cầu phát triển năng lực trí tuệ của HS là rất cần thiết, bởi vì trongquá trình học tạo lập văn bản nghi luận đòi hỏi ở HS việc phát triên năng lực tưduy lôgic, nhận thức, khái quát hoá … đê giúp HS có thê chủ động tiếp cận vàgiải quyết vấn đề

Bên cạnh đó ở lứa tuổi THPT cũng là thời điêm quan trọng, đó là các emphải đinh hướng cuộc đời với sự quyết định tương lai qua các kỳ thi lơn như tốtnghiệp, tuyên sinh CĐ, ĐH… Chính vì thế, khả năng trí tuệ và nhu cầu pháttriên năng lực của HS THPT là vô cùng cần thiết đê các em có những quyếtđịnh và lựa chọn đúng đắn cho cuộc đời mình

Đê hình thành kĩ năng cho học sinh phải dựa vào các đặc điểm tâm lí.Theo Xcai - nơ, ông nhấn mạnh tới tính tích cực, chủ động của học sinh: “Chủthê phải tích cực hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần theo phương thức nào đấythì sẽ hình thành kĩ năng Theo tâm lí học, hoạt động muốn có kĩ năng thì phảilàm theo một phương thức nhất định và lặp đi lặp lại nhiều lần Do vậy, muốn

có kĩ năng thì phải luyện tập đê đạt sự thành thạo”

Hoạt động luyện viết văn nghi luận có y nghĩa tích cực trong việc rènluyện toàn diện cho học sinh Giáo viên cần đổi mơi nội dung và phương pháprèn luyện đê hoạt động luyện viết có chiều sâu và phát huy được tính tích cực

Trang 38

chủ động của học sinh Giáo viên nên gợi y đê học sinh tự chọn vấn đề nghiluận gần gũi, thường nhật mà học sinh đang quan tâm, suy nghĩ Khuyến khích

Trang 39

học sinh tranh luận, trao đổi và tổ chức lập y trên lớp, chữa bài và giao nhiệm

vụ về nhà, có đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Hoạt động rèn luyện phải

có chiều sâu mơi kích thích được nhu cầu và hứng thu sáng tạo của học sinh,lúc đó dạy học làm văn mơi đạt được mục tiêu đề ra

Tóm lại, ở học sinh THPT, những đặc điểm chung về trí tuệ và năng lực

đã được hình thành và dần được tiếp tục hoàn thiện Những đặc điêm tâm lytrên của HS lớp 10 là cơ sở ly luận quan trọng cho việc dạy học phát triển nănglực tạo lập cho HS lớp 10

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nội dung dạy học văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 10

Văn nghi luận trong chương trình Ngư văn 10 thuộc phân môn Làm văn,gồm có 4 bài, phân làm 4 tiết dạy là: Lập dàn y bài văn nghi luận; Lập luậntrong văn nghi luận; Các thao tác nghi luận và Luyện tập viết đoạn văn nghiluận

Theo cấu trúc và trật tự như trên thì phần Làm văn về văn nghi luận sẽtrang bi cho học sinh lơp 10 các kĩ năng: lập dàn ý, lập luận, lựa chọn và vậndụng thao tác lập luận phu hợp với dạng bài, viết đoạn văn nghi luận … và đềuhương tới mục đích chung nhất là hình thành, phát triển năng lực tạo lập vănbản nghi luận cho học sinh lớp 10

Như vậy, có thê nói nội dung dạy học được lựa chọn tương đối đa dạng

và phong phu ở kiểu bài, gồm cả ly thuyết và thực hành làm văn

1.2.2 Thực trạng dạy học văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn 10 ở trường THPT

1.2.2.1 Thực trạng về tài liệu dạy học

Tài liệu dạy học là nhân tố không thê thiếu trong quá trình dạy học Tàiliệu dạy học bao gồm SGK, SGV và các tài liệu tham khảo khác SGK và SGV

là những tài liệu định hướng cho việc dạy học đi đúng quy trình đê đạt được

Trang 40

mục tiêu, còn tài liệu tham khảo là tài liệu hỗ trợ cho nội dung dạy học, giúpcông việc dạy học đạt kết quả cao.

Ngày đăng: 18/12/2019, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), "Phương pháp dạy học tiếng Việt", NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạyhọc tiếng Việt
Tác giả: Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
2. Lê A (chủ biên), Phạm Thi Huệ, Bui Thi Minh Tâm, Phạm Thi Thanh Tâm, Nguyễn Thi Hồng Vân (2009), Thực hành làm văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành làm văn 10
Tác giả: Lê A (chủ biên), Phạm Thi Huệ, Bui Thi Minh Tâm, Phạm Thi Thanh Tâm, Nguyễn Thi Hồng Vân
Nhà XB: NXB Giáodục Việt Nam
Năm: 2009
3. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữpháp văn bản và việc dạy làm văn
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1985
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 10, 11, 12 NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chương trình SGKNgữ văn 10, 11, 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông cấpTHPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình Giáo dục nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn thí điểm phát triểnchương trình Giáo dục nhà trường phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013
8. Đình Cao - Lê A (1989), Làm văn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm văn
Tác giả: Đình Cao - Lê A
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1989
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khăc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khăc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
10. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1999), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứatuổi và tâm lý học sư phạm, N
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Năm: 1999
11. Nguyễn Thuy Hồng (2007) Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữvăn của học sinh THCS, THPT
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Nguyễn Thanh Hung, Lê Thi Diệu Hoa (2010), Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Ngữvăn THPT những vấn đề cập nhật
Tác giả: Nguyễn Thanh Hung, Lê Thi Diệu Hoa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2010
13. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2010), Phương pháp dạy học Ngữ văn, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Tác giả: Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2010
14. Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh (2008), Muốn viết được bài văn hay, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn viếtđược bài văn hay
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
15. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhàtrường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
16. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngư học, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2002
17. Bảo Quyến (2007), Rèn kỹ năng làm văn nghị luận, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
Tác giả: Bảo Quyến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
18. Nguyễn Quốc Siêu (2005), Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông
Tác giả: Nguyễn Quốc Siêu
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2005
19. Chương - Thi (1954), Phương pháp nghị luận (sách dịch), Tủ sách Thanh Nghệ Tĩnh, Thanh Nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghị luận
Tác giả: Chương - Thi
Năm: 1954
20. Đỗ Ngọc Thống (1997), Làm văn từ lý thuyết đến thực hành, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm văn từ lý thuyết đến thực hành
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 1997

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w