Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn. Mà khó khănc lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt với không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn của các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải không ngừng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng. Chính vì vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn, đồng thời là khâu quan trọng nhất trong hệ thống kế toán vì thực chất của quá trình hạch toán quá trình sản xuất chính là hạch toán chi phí và giá thành. Công ty TNHH Bảo Lâm là một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn, đa dạng về quy cách, mẫu mã, chủng loại…vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề rất phức tạp.
Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn. Mà khó khănc lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt với không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn của các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải không ngừng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu quan trọng. Chính vì vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn, đồng thời là khâu quan trọng nhất trong hệ thống kế toán vì thực chất của quá trình hạch toán quá trình sản xuất chính là hạch toán chi phí và giá thành. Công ty TNHH Bảo Lâm là một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với số lượng lớn, đa dạng về quy cách, mẫu mã, chủng loại…vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề rất phức tạp. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty, sau khi tìm hểu thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã lựa chọn đề tài: “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm” để đi sâu nghiên cứu. Với mục đích vận dụng lý luận về hạch toán kế toán vào thực tiễn công tác chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Bảo Lâm từ đó phân tích những điểm còn tồn tại, đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán đơn vị. Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được thể hiện ở 3 phần: Chương I :Đặc điểm kinh doanh, tổ chức quản lý kinh doanh của công ty TNHH Bảo Lâm. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm. Chương III: Phương hướng hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ của các cán bộ của các cán bộ của phòng Kế toán-tài vụ công ty, đặc biệt được Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Ngọc, nhưng do thời gian và kiến thức của bản thân có hạn, nhất là bước đầu tiếp cận với thực tế nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong h muốn và chân thành tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn và cán bộ phòng kế toán tài vụ của công ty TNHH Bảo Lâm đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu: Là tìm hiểu chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm, so sánh với kiến thức đã học để đưa ra giải pháp hoàn thiện về kế toán chi phí và giá thành tại công ty. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu tháng 11 năm 2011 của công ty TNHH Bảo Lâm về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát, phương pháp so sánh và đối chiếu là cơ sở để phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luân với thực tiễn. Đặc biệt là thu thập số liệu từ phân xưởng từ phòng kế toán để so sánh đối chiếu với lý luận chung. 4. Đóng góp của đề tài Đề tài giúp em so sánh được giữa kiến thức lý luận đã học và kiến thức thực tế về công tác kế toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm. Mặt khác cũng với các giải pháp mà em đề xuất trong đề tài này, em hi vọng sẽ đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm trong tương lai. Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH BẢO LÂM I. Đặc điểm kinh doanh, tổ chức quản lý 1.Tổng quan về công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trước năm 1996, công ty TNHH Bảo Lâm , tiền thân là Hợp tác xã Bà Triệu, kinh doanh các vật liệu cót ép, gỗ dán. Để phù hợp với đà phát triển kinh tế xã hội, nhằm mở rộng khả năng kinh doanh, Hợp tác xã Bà Triệu tiến thành tổ hợp Bảo Lâm, chuyên kinh doanh các mặt hàng gỗ dán, trang trí nội thất, bàn ghế sắt, trang thiết bị trường học. Luật doanh nghiệp ra đời tạo sự thông thoáng trong kinh doanh, do vậy đầu năm 2001 Tổ hợp Bảo Lâm chuyển thành công ty TNHH Bảo Lâm. Công ty TNHH Bảo Lâm được thành lập theo quyết định số 01020011591 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 11 tháng 12 năm 2000. Tên giao dịch : Công ty TNHH Bảo Lâm Tên giao dịch quốc tế : BAO LAM COMPANY LIMITED Tên viết tắt : BAO LAM CO ., LTD Địa chỉ : Số 13 Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điệ thoại : 04. 9718840 Fax: 04. 9719691 Email : Sale@Baolam.vn _web:www.Baolam.vn Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán Nhà máy sản xuất : Khu CN Vĩnh Tuy, Q.Hoàng Mai, Hà Nội Vốn điều lệ : 16.500.000.000 (Mười sáu tỷ năm trăm triệu đồng) Vốn lưu động hiện có : 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng) Giám đốc công ty : Bà Nguyễn Thị Thanh Bình Công ty TNHH Bảo Lâm được thành lập từ năm 1991, là một doanh nghiệp sản xuất tư nhân, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng với đôi ngũ chuyên gia kỹ thuật giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề, dây chuyền máy móc thiết bị ngoại nhập từ : Hàn Quốc, Bỉ, Italia, Trung Quốc, với công nghệ tiến tiến, kỹ năng hoàn hảo và trang thiết bị kiểm định hiện đại của Nhật, Đức. Trải qua quá trình phấn đấu không ngừng, đến nay Công ty đã có 3 xưởng sản xuất ,có văn phòng đại diện tại Hà Nội và các cửa hàng trong nội thành, các đại lý cấp 1 và cấp 2 tại các tỉnh, thành trong cả nước. * Trụ sở chính : Khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Q. Hoàng Mai- Hà Nội * Xưởng sản xuất 1 : Khu Công nghiệp Vĩnh Tuy – Q . Hoàng Mai- Hà Nội Tổng diện tích 5800 m² nhà xưởng *Xưởng sản xuất 2 : Km18,Quốc lộ 6-Xã Biên Giang – Q. Hà Đông – Hà Nội Tổng diện tích 10.000m² nhà xưởng *Xưởng sản xuất 3 : Nhà máy cơ khí Thủy Lợi –Đường Giải Phóng - Hà Nội *Đại Lý 1: Công ty TNHH thương mại tổng hợp Sơn Nam Địa chỉ :13 Hàn Thuyên – Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội *Đại Lý 2: Công ty TNHH Thịnh Phát Địa chỉ : 32 Vĩnh Hưng –Q.Hoàng Mai- Hà Nội Công ty TNHH Bảo Lâm hiện đang hoạt động trên tổng số hơn 30000m² mặt bằng nhà xưởng sản xuất. Để nhấn mạnh thêm đà phát triển, công ty mở rộng đầu tư thêm dây chuyền chế biến ván dăm, ván sợi MDF, chế biến gỗ công nghiệp và gỗ nội thất cao cấp, đẩy mạnh mở rộng hợp tác làm ăn với nước ngoài trong thời gian tới. Hiện tại công ty đã và đang phát triển mạnh trong lĩnh vực nội thất trường học và hướng tới phát triển rộng lớn hơn ở thị trường trong và ngoài nước. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán - Tại xưởng sản xuất Khu Công nghiệp Vĩnh Tuy: Công ty tập trung phát triển mạnh trong mọi lĩnh vực, nhất là về nôi thất trường học, bệnh viện và các dự án.Vì thế nhiệm vụ chính của công ty tại đây là: + Tổ chức sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. + Tại đây các sản phẩm sẽ được sản xuất và đưa vào tổ hoàn thiện, chuyển qua kho thành phẩm để xuất hàng đi các đại lý, cửa hàng. + Nhập thiết bị máy móc, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất tại Công ty, trong đó bao gồm cả xưởng sản xuất tại Biên Giang. - Tại xưởng sản xuất Biên Giang: Công ty tập trung đan các loại ghế nhựa giả mây, sơn tĩnh điện các mặt hàng bằng sắt. Ngoài ra xưởng còn sản xuất cơ khí hỗ trợ xưởng Vĩnh Tuy các mặt hàng chủ lực, tiêu thụ chính của Công ty. Đồng thời nhập máy móc, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất do xưởng Vĩnh Tuy chuyển vào. - Tại Nhà máy cơ khí Thủy Lợi: Sản xuất các mặt hàng cơ khí, hỗ trợ phát triển mảng nội thất trường học của Công ty được hoàn thiện hơn. 1.3 Những thành tích đã đạt được Ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng Công ty TNHH Bảo Lâm đã trở nên phổ biến và ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực nội thất. Mặc dù gặp không ít khó khăn song với sự cố gắng và nhiệt huyết của toàn thể các cán bộ quản lý cũng như đội ngũ công nhân viên, Công ty đã đạt được mục tiêu ban đầu về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công ty đã có những thành tựu đáng mừng: - Ngày 11 tháng 10 năm 2007 Công ty đạt Huy Chương Vàng và Chứng nhận Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao theo Quyết định số 1428/QĐ- LLH - Ngày 11 tháng 11 năm 2007 Công ty đạt Chứng chỉ chất lượng ISO 9001- 2000 theo Quyết định số 219360 Giá trị sản xuất – kinh doanh của Công ty tăng trưởng vững chắc hàng năm. Hoạt động tài chính lành mạnh đảm bảo đúng luật, tuân thủ các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ của Công ty 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán Công ty có chức năng trực tiếp sản xuất và kinh doanh trang thiết bị phục vụ nội thất gia đình, cơ quan, xí nghiệp, khách sạn, đặc biệt là “nội thất trường học”, các trường học và trường bán trú bao gồm: bàn ghế, giường tủ… làm bằng sắt, inox, gỗ dán. Ngành nghề kinh doanh của công ty : - Sản xuất và mua bán gỗ dán, hàng trang trí nội thất, bàn ghế sắt. - Sản xuất và mua bán ván ép nhân tạo, bao bì cao cấp. - Sản xuất và mua bán trang thiết bị trường học. - Kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách. - Kinh doanh một số ngành nghề khác theo quy định của pháp luật Trong những năm qua, đơn vị đã không ngừng phát triển, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh và cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt. - Bàn ghế học sinh bảng Hàn Quốc: phục vụ cho các trường tiểu học, phổ thông, cao đẳng, đại học. - Các loại khung bàn dùng trong khu công nghiệp: Công ty nhận cung cấp cho Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Khu Công nghiệp Tứ Kỳ- Hải Dương… - Các loại ghế da, ghế giả mây: Cung cấp cho các quán ăn cao cấp, quán café… - Các loại gỗ dán : Sản xuất chủ yếu để phục vụ cho Công ty sản xuất ra bàn ghế các loại, ngoài ra còn bán cho các công ty khác kinh doanh về mạt hàng làm từ gỗ dán. Tại các tổ sản xuất của các phân xưởng, các sản phẩm được chế tạo, sản xuất, đưa vào các tổ để hoàn thiện và cuối cùng sẽ được chuyển qua kho thành phẩm để xuất hàng đi các đại lý, cửa hàng. Ngoài ra công ty còn có bộ phận bán hàng chuyên nghiệp trực tiếp hoặc qua điện thoại. Khách hàng có thể dặt hàng qua điện thoại, nhân viên bán hàng ghi vào sổ sau đó sẽ kiểm tra hàng và chuyển hàng cho khách nhanh nhất. Tất cả các bộ phận, từ sản xuất, bảo hành, vận chuyển, bán hàng… đều phải kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán Công ty TNHH Bảo Lâm là công ty nội thất về trường học, bệnh viện, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với quy trình công nghệ khác nhau. Để minh họa thêm về thực tế quy trình sản xuất sản phẩm của công ty em xin trình bày quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí. Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí * Phương pháp lựa chọn vật tư để sản xuất : - Thép định hình được nhập từ Công ty liên doanh Đài Nam - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Đúng chủng loại theo mẫu mã đã thiết kế. - Thép định hình nhập về Bảo Lâm không bị han rỉ, cong vênh, bẹp méo, rạn nứt, không bị vỡ mạch hàn khi uốn. - Thép ống định hình : tròn, vuông, chữ nhật đều được bảo quản tốt cả trong lòng ống lẫn ngoài, không bị han rỉ, rỗ, xước, nứt, tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật : Yêu cầu kỹ thuật : Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vật tư Phân xưởng tạo phôi Các PX gia công cơ I K.C.S Bán thành phẩm PX rèn, gò hàn, đột dập PX Nhiệt luyện PX Mạ-Điện Hóa PX Sơn-Tĩnh Điện K.C.S Bán thành phẩm PX Lắp ráp, hoàn chỉnh K.C.S SP hoàn chỉnh PX bao gói, bảo quản Kho Sản phẩm hoàn chỉnh 7 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán Mặt ngoài > = ∇ 4 Mặt ngoài > = ∇ 4 Mối hàn lồi > = 1 mm Mối hàn lồi > = 1 mm * Dung sai cho phép của ống thép : + Dung sai kích thước mặt cắt : + 2% + Dung sai độ dày thành ống : + 5% * Mối hàn thành ống : phải ngấu, vững chắc, bền, đẹp. Thử nghiệm thực tế : cắt 1 đoạn ống thép định hình ra : đập bẹp, nếu mối hàn không nứt toác (bong mối hàn ra) là mối hàn đảm bảo. Do vậy : trong quá trình uốn ống → Sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. * Thép định hình được sản xuất trên máy uốn và hàn tự động (hàn cao tần) trên dây chuyền tự động và được nhập từ Đài loan. * Phương án công nghệ ưu việt của cơ khí Bảo Lâm : - Với dây chuyển cấp phôi tự động, thép định hình được đưa vào máy đo - cắt - đếm phôi sản phẩm. Theo băng chuyền, được chuyển sang máy tiện đầu ống → máy uốn đơn → máy uốn kép của Đài loan để định hình sản phẩm theo thiết kế. Qua máy uốn định hình, đảm bảo chất lượng thép định hình không bị bẹp, méo, xước, vặn vỏ đỗ; tạo nên sản phẩm hoàn mỹ, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Tiếp theo Bán sản phẩm theo băng chuyền qua các nguyên công với đồ gá chuyên dùng để gia công : tiện, phay, bào, khoan, hàn, mài . với thiết bị hàn : hàn điểm, hàn đứng, hàn trong lớp khí bảo vệ . Với thiết bị chuyên dùng được nhập từ Đài loan và Italy, tạo mối hàn liên kết vững chắc, bền, đẹp. Qua mỗi nguyên công đều được phòng KCS kiểm định chất lượng bán sản phẩm. - Theo băng chuyền, bán sản phẩm được chuyền đến phân xưởng lắp ráp và hoàn chỉnh sản phẩm. Ở phân xưởng lắp ráp đều được sử dụng súng hơi của Nhật với tiêu chuẩn kỹ thuật : “ Lực vặn” đã được quy định, đảm bảo khi lắp ráp bulông, êcu, ốc vít, các chi tiết trong kết cấu lắp ráp đủ lực xiết chặt theo yêu cầu kỹ thuật, không bị trờn ren, cháy hỏng sản phẩm. - Sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh được băng chuyền dẫn đến bộ phận : KCS của cơ khí Bảo Lâm để kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa. Với đội ngũ kỹ sư và KCS lành nghề, với trang thiết bị kiểm định hiện đại của Nhật và Đức sản phẩm đã được đánh giá một cách khách quan, trung thực trước khi xuất ra khỏi nhà máy. Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán - Với dụng cụ : Thước vạch, căn mẫu, ca líp hàn, ca líp nút, thước cặp, panme, các loại đồng hồ chuyên dùng, máy thử độ bền kéo ( δk) độ bền nén ( δn), máy thử tải trọng sản phẩm, các sản phẩm đã được đánh giá một cách chính xác, đảm bảo chất lượng sản phẩm. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Công ty TNHH Bảo Lâm tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và tổ chức theo mô hình tực tuyến chức năng: Đứng đầu là Giám đốc công ty, giúp việc cho Giám đốc là hai phó giám đốc, một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một phó giám đốc phụ trách kinh doanh và hệ thống các phòng chức năng như : phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài vụ, phòng kinh doanh và kỹ thuật, phòng bán hàng . Hiện nay bộ máy tổ chức của Công ty gồm : - Ban giám đốc - Phòng kế hoạch và sản xuất kinh doanh - Phòng kế toán tổng hợp - Phòng kỹ thuật công nghệ sản xuất - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm - Khối sản xuất được tổ chức thành 07 phân xưởng sản xuất, bao gồm: + Phân xưởng gia công + Phân xưởng nhuộm, mạ, điện hóa + Phân xưởng sơn tĩnh điện + Phân xưởng rèn, gò, hàn, đột dập. + Phân xưởng nhiệt luyện + Phân xưởng lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm + Phân xưởng đóng gói, bảo quản. Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 Trường Đại học Lao Động – Xã hội Khoa Kế Toán Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sv: Ngô Thị Thương – Lớp Đ4KT9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giám Đốc Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phòng Bán hàng Phòng Kế Toán Tài vụ Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kinh Doanh & Kỹ Thuật Phòng Quản Đốc Kho Thành phẩm Kho Nguyên Vật Liệu PX Sơn Tĩnh Điện Các Tổ Sản Xuất PX Gia Công PX Nhiệt Luyện PX Nhuộm Mạ Điện Hóa Các Tổ Sản Xuất Các Tổ Sản Xuất Các Tổ Sản Xuất PX Rèn GòHàn Đột Dập Đột Dập PX Lắp Ráp Hoàn chỉnh PX Bao Gói, Bảo quản Các Tổ Sản Xuất Các Tổ Sản Xuất Các Tổ Sản Xuất 10 . CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO LÂM I. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất 1. Phân loại chi phí. doanh của công ty TNHH Bảo Lâm. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bảo Lâm. Chương