1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận hoàn kiếm, hà nội

138 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2ĐỖ NGỌC THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN HÓA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI Chuyên ngành :

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỖ NGỌC THIỆN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN HÓA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỖ NGỌC THIỆN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN HÓA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM - HÀ NỘI

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Vũ Bích Hiền

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

Tôi cũng xin được cảm ơn tới Ban Giám hiệu, cùng toàn thể các đồng chí cán bộ, giáo viên các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn các em học sinh cũng như các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài trường đã nhiệt tình ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Thiện

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong công trình nào khác.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Đỗ Ngọc Thiện

Trang 6

Kết quả đánh giá phẩm chất học sinh các trường tiểu họcquận Hoàn Kiếm

Thực trạng thực hiện phân công giảng dạy cho giáo viên theo yêu cầu phân hóa học sinh ở trường tiển học quận HoànKiếm Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên theo yêu cầu phân hóa học sinh ở trường tiểnhọc quận

56575758

60Bảng 2.8

Thực trạng quản lý quản lý cơ sở vật chất đáp ứng dạy họcphân hóa học sinh ở trường tiển học quận Hoàn Kiếm

Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng về mức độ cần thiết của cácbiện pháp quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở các

63666973

101Bảng 3.2 Kết quả kiểm chứng về mức độ khả thi của các biện pháp

quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở các trường

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đổ 3.1 Biểu đồ tính cấp thiết các biện pháp 102Biểu đổ 3.2 Biểu đồ tính khả thi của các biện pháp 103

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN HÓA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học phân hóa và quản lý hoạt động dạy học phân hoá học sinh 7

1.1.1 Trên thế giới 7

1.1.2 Ở Việt Nam 10

1.2 Một số khái niệm cơ bản 12

1.2.1 Quản lý 12

1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 14

1.2.3 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học 15

1.2.4 Dạy học phân hóa học sinh và quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh 18

1.3 Mục đích, hình thức, tính ưu việt của hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở trường tiểu học 19

1.3.1 Mục đích 19

1.3.2 Các hình thức cơ bản của dạy học phân hóa học sinh 20

1.3.3 Tính ưu việt của dạy học phân hóa học sinh 20

1.3.4 Đặc điểm dạy học phân hoá ở tiểu học 22

1.4 Nội dung quản lý dạy học phân hóa học sinh ở trường tiểu học 26

1.4.1 Phân cấp quản lý trong dạy học phân hóa đối tượng học sinh ở trường tiểu học 27

1.4.2 Quản lý hoạt động dạy phân hóa đối tượng học sinh tiểu học

29 1.4.3 Quản lý hoạt động học theo quan điểm phân hóa đối tượng học sinh tiểu học 32

1.4.4 Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học phân hóa đối tượng học sinh tiểu học 34

Trang 9

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động dạy học phân

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

PHÂN HÓA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN HOÀN KIẾM 41

2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng 41

2.1.1 Mục đích khảo sát 41

2.1.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 41

2.1.3 Công cụ khảo sát và đối tượng khảo sát 41

2.1.4 Cách xử lý kết quả khảo sát 42

2.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục quận Hoàn Kiếm 42

2.2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm 42

2.2.2 Khái quát về tình hình giáo dục quận Hoàn Kiếm 45

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở trường tiểu học quận Hoàn Kiếm 47

2.3.1 Thực trạng hoạt động dạy phân hóa học sinh của giáo viên

47 2.3.2 Thực trạng hoạt động học của học sinh theo yêu cầu phân hóa

52 2.3.3 Thực trạng kết quả dạy học phân hóa học sinh tiểu học ở trường tiểu học quận Hoàn Kiếm 54

2.4 Thực trạng quản lý dạy học phân hóa học sinh ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm 58

2.4.1 Thực trạng quản lý hoạt động dạy phân hoá đối tượng người học

58 2.4.2 Thực trạng quản lý hoạt động học theo quan điểm phân hóa đối tượng học sinh tiểu học 68

2.4.3 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học phân hóa đối tượng học sinh tiểu học 72

2.5 Đánh giá chung 74

2.5.1 Điểm mạnh và những bất cập hạn chế 74

2.5.2 Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế 77

Trang 10

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN

HÓA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA

BÀN

QUẬN HOÀN KIẾM 79

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học

phân hóa học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận

3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống 79

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả và khả thi 80

3.2.

3.2.1

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học phân hóa

học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức về quản lý hoạt động dạy học

3.2.4 Chỉ đạo giáo viên tăng cường hình thành kĩ năng tự học theo

3.2.5 Tạo điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp

3.2.6 Kiểm tra thường xuyên đối với công tác đánh giá kết quả

học tập của học sinh theo yêu cầu dạy học phân hóa 97

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở trường tiểu

Trang 11

Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết40/QH10 của Quốc hội khóa X thì định hướng đổi mới hoạt động dạy học ởtiểu học hiện nay là: tổ chức các hoạt động dạy học phát huy tính tích cực củahọc sinh; dạy học phân hóa sát đối tượng; giáo viên được tự chủ thực hiện kếhoạch dạy học, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin Đây chính lànhững yếu tố làm cho hoạt động dạy học ở bậc tiểu học nhẹ nhàng hơn, phongphú và hấp dẫn hơn Điều đó làm cho học sinh có hứng thú học tập và biếtcách học mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học Việctriển khai thực hiện dạy học phân hóa học sinh sẽ là một vấn đề rất khó đốivới giáo viên nếu như không có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể của các cấp quản lýgiáo dục, sự hưởng ứng của phụ huynh học sinh và sự tâm huyết, nhiệt tìnhcủa giáo viên.

Thực tiễn cho thấy, việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểuhọc phụ thuộc vào nội dung chương trình, sách giáo khoa, các điều kiệnCSVC của nhà trường và đặc biệt phụ thuộc vào hoạt động dạy của giáoviên, hoạt động học của học sinh và môi trường dạy học Trong đó, việc quản

lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh tiểu học đảm bảo hiệu quả là một vấn

đề hết sức quan trọng

Trang 12

Phân hóa là cách giáo viên phân loại và chia tách người học theo các đặcđiểm khác nhau, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thứcsao cho phù hợp với từng đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao Theo đó, dạy họcphân hóa cần thiết ở mọi bậc học và ngay từ bậc tiểu học Giáo viên tổ chứcdạy học tùy theo phân loại học sinh, nhằm bảo đảm yêu cầu giáo dục phù hợpvới đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhaucủa các em; trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh.Hoàn Kiếm là một quận ở trung tâm của thành phố Hà Nội có lịch sử gắnliền với l ị c h s ử n g hì n n ăm x ây dựng và gìn giữ T h ă n g Lo n g - H à N ộ i Đâycũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch và giáodục quan trọng của thủ đô Hà Nội Trong những năm gần đây, thực hiện chủtrương của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục và hòa nhập với xu thế pháttriển của giáo dục thế giới, giáo dục của Quận nói chung, giáo dục tiểu họcnói riêng đã có nhiều thay đổi tích cực với sự đổi mới từ cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học đến đổi mới chương trình, phương pháp dạy học cho học sinh.Trong vài năm trở lại đây, hoạt động dạy học phân hóa học sinh bậc tiểuhọc trên cả nước nói chung và hoạt động dạy học phân hóa học sinh bậc tiểuhọc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng đã được áp dụng và bước đầu đemđến sự đổi mới trong cách dạy của giáo viên và cách học cho học sinh Tuynhiên, việc áp dụng và quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh bậc tiểuhọc trên địa bàn Quận cũng có những bất cập, điều đó đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng dạy học ở các trường tiểu học Vì vậy, việc lựa chọn đề tài

“Quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội" làm chủ đề nghiên cứu cho Luận văn thạc

sĩ Quản lý Giáo dục là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cao.Kết quả thành công của đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản

lí và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn quậnHoàn Kiếm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh mới

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lí hoạt độngdạy học phân hóa học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận HoànKiếm, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học phân hóahọc sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nhằm nâng caochất lượng giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GDPT trong thờigian tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí quá trình dạy họcphân hóa trong trường tiểu học

- Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và quản lí quá trìnhdạy học phân hóa học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

- Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh

ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh của Hiệu trưởngtrường tiểu học

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Những biện pháp quản lí của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy họcphân hóa học sinh ở trường tiểu học

5 Giả thuyết khoa học

Lý luận và thực tiễn dạy học phân hóa học sinh đã có từ lâu, nhưng sựquan tâm của người quản lý đối với dạy học phân hóa theo đúng mục tiêu của

nó ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chưa cao và còn nhiềuđiểm bất cập Những bất cập đó do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhânkhách quan khác nhau Song bất cập lớn nhất là việc quản lý chưa thúc đẩydạy học phân hóa học sinh, chưa chú trọng phát triển năng lực của từng cánhân

Trang 14

người học và chưa bao quát được toàn bộ hoạt động tương tác của Thầy vàTrò Trong bối cảnh hiện nay, nếu áp dụng những biện pháp quản lý baoquát từ việc nâng cao nhận thức, đổi mới quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạtđộng học theo hướng phân hóa đối tượng người học thì chất lượng dạy học

sẽ được nâng cao rõ rệt

6 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Về nội dung: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp củaHiệu trưởng trong quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở các trườngtiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm Sự phân hoá ở đây chỉ đề cập đến

“phân hoá vi mô” trong lớp học Giáo viên có hình thức, phương pháp dạy họcphù hợp với từng đối tượng người học ở tiểu học, không bàn đến phân hoátrong chương trình như phân ban hay thiết kế các môn học tự chọn như ởTHCS hay THPT

Về Không gian: Đề tài tập trung khảo sát các trường tiểu học trên địa bànquận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Đề tài đã tiến hành khảo sát tổng số 184 cán bộ, giáo viên Trong đó: 36

người là cán bộ quản lý, có 148 giáo viên

Tổ chức tiến hành khảo sát tại 6 trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn

Kiếm: Điện Biên, Trần Nhật Duật, Võ Thị Sáu, Nguyễn Du, Phúc Tân, HồngHà

Về thời gian: Các số liệu tổng hợp, thu thập từ năm 2015 đến năm 2017

7 Các phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Để có cơ sở lý luận làm nền tảng lý thuyết cho quá trình nghiên cứu, tácgiả tiến hành thu thập tài liệu lý luận, nghiên cứu tài liệu, các văn bản phápquy về giáo dục và đào tạo, các công trình khoa học về quản lí giáo dục, quản

lí chuyên môn từ đó phân tích tổng hợp vấn đề từ góc độ lý luận có liên quanđến luận văn

Trang 15

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát các hình thức thể hiệncông tác quản lí của Hiệu trưởng và hoạt động giảng dạy của người GV cáctrường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

- Phương pháp điều tra:

+ Điều tra thu thập số liệu bằng các phiếu, biểu mẫu thống kê về thựctrạng dạy học và quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh trên địa bànquận Hoàn Kiếm

+ Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy,các chuyên gia, các chuyên viên nhằm đánh giá thực trạng một số biện phápquản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh

Quá trình điều tra được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra

Bước 2: Tiến hành điều tra

Bước 3: Thu thập phiếu điều tra và xử lý số liệu

8 Những đóng góp mới của đề tài

Việc nghiên cứu quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở cáctrường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm còn ít tác giả quan tâm nghiêncứu Đề tài đã hệ thống được cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học phânhóa học sinh và khảo sát, đánh giá thực trạng, đồng thời đề xuất được cácbiện pháp quản lí hoạt động dạy học phân hóa có tính khả thi cao, phù hợpvới thực tiễn Điều đó sẽ giúp cho hoạt động dạy học sát đối tượng hơn, côngtác quản lí hoạt động dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn quận HoànKiếm đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểuhọc Đó là những đóng góp mới của đề tài

9 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần nội dung khoa học, phần kết luận và

Trang 16

khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, phụ lục.

Phần nội dung khoa học gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh

ở trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở các

trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở các

trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

PHÂN HÓA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học phân hóa và quản lý hoạt động dạy học phân hoá học sinh

để truyền thụ và tiếp nhận tri thức phải dựa vào sự vật, hiện tượng do HS tựquan sát, tự suy nghĩ mà hình thành nhận thức, không nên dùng quyền uy đểbắt buộc, gò ép học sinh chấp nhận bất kỳ một điều gì Từ đó ông đưa ra cácnguyên tắc dạy học phải dựa vào trực quan; phải phát huy tính tích cực, tựgiác của HS Dạy học cần dựa theo khả năng tiếp thu của HS, phải thiết thực

và phải theo nguyên tắc cá biệt

Ngày nay, những quan điểm của J.A.Cômenxki về phương pháp, nguyêntắc, hình thức tổ chức dạy học vẫn còn ý nghĩa tích cực đối với lý luận dạyhọc hiện đại [15] Đặc biệt nó có thể coi là điểm khởi đầu cho lý thuyết dạyhọc phân hoá – dạy học quan tâm tới tính đặc thù, cá biệt trong nhận thức củahọc sinh

Công trình nghiên cứu của Lev Vygotsky (1934) nhà tâm lý học người

Nga đã đưa ra lý thuyết về vùng phát triển gần nhất Dạy học được gọi là tốt

nếu đi trước sự phát triển và kéo theo sự phát triển Vùng phát triển gần nhất

Trang 18

giúp các nhà giáo dục định nghĩa rõ hơn về tính vừa sức trong dạy học mà

đặc thù của dạy học phân hóa chính là dạy sao cho vừa sức với đối tượng.Mức độ vừa sức sẽ khác nhau ở những học sinh có trình độ nhận thức khácnhau Các em học sinh khá giỏi cần có những nhiệm vụ học tập có tính tháchthức cao Trong khi đó những em có học lực trung bình, dưới trung bình thìcần những bài tập với độ khó vừa phải, cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ phíangười dạy Dạy học phù hợp với mức độ nhận thức của từng học sinh sẽgiúp các em hứng thú, đam mê với việc học, sẽ tạo động lực để các em cốgắng phấn đấu và tiến bộ

Sang đến thế kỷ XX, người ta biết đến công trình nghiên cứu củaGardner, một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard Ông đã xuất bảncuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong

đó ông bàn về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of MultipleIntelligences ) gồm 8 loại trí thông minh Đó là: trí thông minh logic toán học,trí thông minh không gian, trí thông minh vận động, trí thông minh tương tácgiao tiếp, trí thông minh nội tâm, trí thông minh thiên nhiên, trí thông minhngôn ngữ và trí thông minh âm nhạc Ông đã chứng minh cho chúng ta thấyrằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh và sẽ cókiểu thông minh trội hơn trong mỗi người Gardner cũng chỉ ra rằng trong khitrí thông minh của con người rất đa dạng thì thầy cô trong nhà trường thôngthường chỉ bồi dưỡng và đánh giá học sinh thông qua 2 loại trí thông minh làtrí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học Điều này làkhông chính xác và không công bằng đối với người học Trường học có thể

đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thịgiác, giao tiếp… đồng thời lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường

và cùng chịu chung một sự đánh giá và phán xét Nhiều học sinh đã có thểhọc tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của

Trang 19

chúng Nghiên cứu của Gardner đã giúp các nhà giáo dục và nhà trường nhậnthức rõ hơn về tầm quan trọng của dạy học phân hoá, chú ý đến phát triểnnăng lực nổi trội ở từng người học.

Tóm lại các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh được rằng dạy họcphân hoá không chỉ cần thiết ở những bậc học cao (trung học cơ sở, trung học phổ thông, đào tạo nghề ) mà ở mọi lứa tuổi, kể cả tiểu học, phân hoá là rất quan trọng Lý do bởi vì mỗi học sinh là một cá nhân có những sở thích, năng lực, sở trường khác nhau; với những động lực, điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau Các em cần được dạy và học theo cách thức phù hợp, được tạođiều kiện để phát triển tối đa năng lực của mình trong môi trường nhà trường.Nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học thì có thể kể đến nghiên cứukinh điển của các nhà nghiên cứu V.A.Xukhômlinxki cùng với một số tác giảkhác như V.P Xtrêzicodin, G.LGoocscaia, đã đưa ra một số biện pháp QLcủa HT trường phổ thông giúp dạy học hiệu quả như sau:

Việc phân công hợp lý công việc giữa HT và Phó HT phụ trách công tácTrí dục

Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Tổ chức hội thảo khoa học

Dự giờ và phân tích bài học [46]

Nghiên cứu vào cụ thể vấn đề quản lý dạy học phân hoá trong nhàtrường phổ thông thì rất đa dạng Đó có thể là nghiên cứu tìm hiểu sự khácbiệt về giới tính hay khác biệt về các đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhậnthức nói chung Ví dụ, năm 2010 nghiên cứu của Jane Salisbury , Gareth

Rees và Stephen Gorard Tính đến sự phát triển khác biệt của nam và nữ ở nhà trường cho rằng các nhà khoa học từ trước đến nay chưa tìm ra lời giải

thích hoàn toàn thuyết phục về sự khác biệt trong kết quả học tập của nam và

nữ Kết luận này có ý nghĩa quan trọng đối với nghiên cứu về dạy học phân

Trang 20

hoá và khuyến nghị về chính sách quản lý nhà trường đối với các nhà lãnhđạo và quản trị trường học Bài nghiên cứu “Sự phân hoá trong dạy và học:

Từ quan điểm của giáo viên” của các tác giả Stavrou, Theoula Erotocritou;Koutselini, Mary (2016) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Toàn cầu, đãchỉ ra rằng giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc phân loại đối tượng họchọc sinh, thiết kế những chiến lược học tập và chương trình giảng dạy phùhợp với nhu cầu của từng đối tượng người học Tuy nhiên nghiên cứu cũngcho thấy cần có chính sách quản lý giúp các giáo viên kết nối thành mạng lướichuyên môn để có sự hỗ trợ lẫn nhau và khi các giáo viên viên cùng tôn trọngđặc tính cá nhân của từng học sinh thì kết quả học tập của học sinh sẽ đượccải thiện

1.1.2 Ở Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sựnghiệp giáo dục và đào tạo con người Tiếp thu sáng suốt và vận dụng sángtạo tinh hoa văn hóa của dân tộc và thời đại, tư tưởng và quan điểm lý luậncủa Người là một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận cách mạng ViệtNam, làm phong phú thêm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin Trong hệ thống

tư tưởng, quan điểm cách mạng đó, tư tưởng GD của Người có một vị trí vôcùng quan trọng Người đã dày công tìm tòi, phát hiện và giới thiệu cho đấtnước những nét tiến bộ của nền GD kiểu mới của nhân dân lao động - nền GDViệt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo và dân chủ cao, bảo đảm cho

sự phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người

Trong tư tưởng GD của Hồ Chí Minh, nền GD mới và nhà trường mớiphải thực hiện hoạt động dạy và học theo mục tiêu: “Học để làm việc, làmngười, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc

và nhân loại”

Nhà trường phải là nơi “đào tạo các em nên những người công dân hữuích cho nước Việt Nam”, và “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có

Trang 21

của các em” Đây là tư tưởng GD hiện đại, mang tính nhân văn sâu sắc, kếthừa tư tưởng của K.Marx

Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề tới vấn đề nội dung và phương phápgiáo dục phải phù hợp người học, hướng vào lợi ích của người học Vềphương pháp, Người luôn coi trọng vấn đề đối tượng, vấn đề tôn trọng nhữngđặc điếm của người học Người định hướng việc lựa chọn cách thức, phương

pháp dạy trẻ cho phù hợp qua lời dặn “phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của trẻ, chớ nên làm cho chúng hoá ra người già cả” Đặc điểm của đối tượng còn chi phối cả cách viết tài liệu sao cho phù hợp Hồ Chí Minh đã nói “ vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng Tài liệu không thích hợp thì học không có lợi ích gì” Cách tổ chức lớp học cũng phải có sự phù hợp Người phê phán việc mở lớp “lung tung”, lớp học quá đông người học: “Đông quá thì dạy và học ít kết quả, vì trình độ lý luận của người học chênh lệch nên thu nhận không đều [38,

tr.46]

Trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,các nhà GD Việt Nam đã thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mìnhmột cách khoa học về lý luận dạy học, về QL và QL nhà trường nhằm nângcao chất lượng dạy học Chẳng hạn như: Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị MỹLộc với bài giảng “Cơ sở khoa học quản lý” Đặng Quốc Bảo với “Một sốkhái niệm về QLGD” Nguyễn Ngọc Quang với “Những khái niệm cơ bản về

lý luận QLGD” Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo với “QL giáodục” Trần Kiểm với “ Khoa học QL nhà trường phổ thông”

Ngoài ra các tác giả trong nước là những nhà khoa học có nhiều cốnghiến cho sự nghiệp GD như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Phạm Minh Hạc,Nguyễn Kỳ, Thái Duy Tuyên, với các công trình nghiên cứu về giáo dục,hoạt động quản lý trường học và những cơ sở lý luận của quản lý giáo dục,các tác giả đều đã nhấn mạnh đối với hoạt động giáo dục cũng như đối vớicác hoạt động xã hội khác, quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng

Trang 22

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đạihoá với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước côngnghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Bên cạnh đó, cơ hội và thách thứcmới cũng đang đặt ra cho giáo dục sau khi Việt Nam ra nhập WTO Trong xuthế chung của thế giới, nước ta thực hiện việc phân hoá trong giáo dục phổthông bằng đổi mới phương pháp dạy học ở bậc học thấp, thực hiện phươngthức phân ban kết hợp với tự chọn ở những bậc học cao hơn.

Luận án tiến sĩ của Lê Hoàng Hà (2012) về Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá ở trường THPT Việt Nam hiện nay là một trong

những nghiên cứu khá công phu về vấn đề dạy học phân hoá dưới góc độ củakhoa học quản lý Ở mức độ thấp hơn, luận văn thạc sĩ của Phạm Quốc Khánh(2012) cũng quan tâm tới vấn đề dạy học phân hoá nhưng ở bậc THCS với đề

tài Quản lý dạy học theo hướng phân hoá ở trường THCS Chu Văn An thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Tuy nhiên, các biện pháp QLDH theo quan điểm dạy học phân hoá ở hìnhthức vi mô (phân hóa trong lớp học) đối với bậc tiểu học thì dường như chưa

có đề tài nào nghiên cứu Việc thực hiện nghiên cứu đề tài quản lý hoạt độngdạy học phân hóa học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận HoànKiếm, thành phố Hà Nội là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy họcgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội trong giaiđoạn mới

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Quản lý là một trong những khái niệm cơ bản nhất được các nhà khoahọc tiếp cận, luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số kháiniệm sau:

Theo tác giả Hà Thế Ngữ và tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Quản lí là một quátrình định hướng, quá trình có mục tiêu; quản lí là một hệ thống các quá trìnhtác động đến hệ thống nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [39, tr.43]

Trang 23

Theo H.Koontz (Người Mỹ): “Quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằmđảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích củanhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường trong đócon người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất

và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [1, tr.46]

Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mụcđích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuậnlợi và đạt tới mục đích dự kiến” [44, tr.28]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung làkhách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [43, tr.55].Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chứcxét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý.Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quátrình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [2,tr.78]

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu khái quát: Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý trong những điều kiện cụ thể.

Khái niệm quản lý bao hàm một ý nghĩa chung: Là những tác động cótính hướng đích; hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay mộtnhóm xã hội; quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thànhcông việc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức; quản lý là một hoạtđộng thiết yếu, đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được cácmục đích của nhóm; quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêuchung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn làmột Quốc gia; quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức củachủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử

Trang 24

dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệthống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.

1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

* Quản lí giáo dục

Giáo dục là một bộ phận của xã hội, nên quản lí giáo dục là một loạihình quản lí xã hội Dựa trên khái niệm "quản lí" các nhà nghiên cứu về giáodục đã đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục như sau:

Học giả nổi tiếng M.I Kônđacôp cho rằng: QLGD là tập hợp những biệnpháp tổ chức, cán bộ, kế hoạch, tài chính cung tiêu nhằm đảm bảo vậnhành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục pháttriển và mở rộng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng

Tác giả Đặng Quốc Bảo: "Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là điềuhành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theoyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục,công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho tất cả mọingười Cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốcdân" [2, tr.34]

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lí giáo dục là quá trình tácđộng có tổ chức và mang tính hệ thống của chủ thể quản lí lên đối tượng quản

lí nhằm đưa hoạt động của mỗi cơ sở giáo dục, cũng như toàn bộ hệ thốnggiáo dục đạt tới mục tiêu xác định Đó là những tác động phù hợp quy luậtkhách quan, hướng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

* Quản lí nhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước - xã hội, lànơi trực tiếp làm công tác GD&ĐT và giáo dục thế hệ trẻ Nó nằm trong môitrường xã hội và có tác động qua lại với môi trường đó Theo Nguyễn NgọcQuang “Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý

Trang 25

giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội Do đó quản lý nhà

trường nhất thiết phải vừa có tính nhà nước vừa có tính xã hội” [43, tr.33].Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngành giáodục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [23, tr17]

Hoạt động quản lý nhà trường xét ở tầm vĩ mô là chịu tác động củanhững chủ thể quản lý bên trên nhà trường (các cơ quan quản lý giáo dục cấp

trên) nhằm định hướng, hướng dẫn cho nhà trường phát triển.

Xét ở tầm vi mô, quản lý nhà trường là tác động của đội ngũ CBQL nhàtrường tới quá trình lao động sư phạm của GV, hoạt động học tập nhất là tựhọc của học trò và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học nhằm thực hiệnmục tiêu giáo dục

Tóm lại, từ các định nghĩa trên về quản lý trường học mà các nhà nghiêncứu giáo dục đã nêu, ta có thể thấy rằng: quản lý trường học thực chất là hoạtđộng có định hướng, có kế hoạch của các chủ thể QL nhằm tập hợp và tổ chứccác hoạt động của thầy- trò và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy độngtối đa các nguồn lực giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường

1.2.3 Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học

* Hoạt động dạy học

Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: “Quá trình dạy học là một bộ phậncủa quá trình sư phạm tổng thể, một phương tiện để trau dồi học vấn, pháttriển giáo dục và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua sự tác động qua lạigiữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệthống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thựchành” [39, tr.25]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Dạy học được nghiên cứu theo quan điểm

là một quá trình Dạy học bao gồm hai quá trình đó là quá trình dạy của thầy

Trang 26

và quá trình học của trò Hai quá trình này có mối quan hệ biện chứng, tồn tại

vì nhau, sinh ra vì nhau và thúc đẩy nhau phát triển” [43, tr.46]

Học là quá trình tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa họccủa học sinh, sinh viên biến nó từ kho tàng văn hóa xã hội thành học vấnriêng của bản thân, học sinh, sinh viên sẽ hình thành cho mình một thái độmới trong việc đánh giá các giá trị tinh thần vật chất của thế giới khách quan,một phẩm chất đạo đức mới, dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên Đó làquá trình tự điều khiển tối ưu, sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách

đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện

Dạy học là sự tổ chức điều khiển quá trình học sinh, sinh viên chiếmlĩnh, lĩnh hội tri thức hình thành và phát triển nhân cách Quá trình dạy học cóvai trò chủ đạo được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tậpcủa học sinh giúp học sinh nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Dạy

có chức năng kép là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học.Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt độngkhác trong quá trình Giáo dục và Đào tạo Đây là con đường trực tiếp vàthuận lợi nhất để giúp học sinh, sinh viên lĩnh hội tri thức của loài người.Hoạt động dạy học của giáo viên nhằm cung cấp cho học sinh hệ thống kiếnthức khoa học, bồi dưỡng tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hiện, nâng caotrình độ học vấn, hình thành lối sống văn hoá Mục đích cuối cùng là làm chomỗi học sinh trở thành những người tự chủ, năng động, sáng tạo Như vậy dạyhọc là con đường cơ bản để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể Hoạt động dạyhọc được thực hiện thông qua các thành tố cấu trúc sau đây:

- Mục tiêu dạy học: Là kết quả sư phạm mong đợi đạt được khi kếtthúc quá trình dạy học, hình thành nhân cách ng ười học tương thích yêucầu của xã hội

Trang 27

- Nội dung dạy học: Là những kiến thức cơ bản, toàn diện, cập nhật, hiệnđại thể hiện ở nội dung chương trình sách giáo khoa, giáo án và kế hoạch dạyhọc, bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoạt động sáng tạo.

- Phương pháp dạy học: Là cách thức phối hợp giữa hoạt động dạy vàhoạt động học nhằm đạt được mục tiêu dạy học Việc sử dụng phương phápdạy học phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động dạy học

- Phương tiện dạy học: Bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đếnphức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt

và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

- Kết quả: Là sự phát triển trí tuệ và hình thành các phẩm chất đạo đứccho học sinh

* Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển,kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đạt mục tiêu đề ra Trong toàn

bộ quá trình quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy học là hoạt động cơbản của người Hiệu trưởng Nó chiếm thời gian và công sức rất lớn của ngườihiệu trưởng, bởi vì nhiệm vụ hàng đầu của quản lý hoạt động dạy học là quản

lý có hiệu quả các thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học, cần phải tạo điềukiện và tác động cho sự cộng tác tối ưu giữa giáo viên và học sinh nhằm xácđịnh đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung phù hợp kế hoạch, áp dụng hài hoà cácphương pháp, tận dụng các phương tiện và điều kiện hiện có, tổ chức linhhoạt các hình thức dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý việc chấp hành các quy định (điều

lệ, quy chế, nội quy, chương trình, kế hoạch…) về hoạt động giảng dạy củagiáo viên và hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm cho các hoạt động đóđược diễn ra một cách tự giác, có nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả

Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích,

có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quátrình dạy học nhằm đạt mục tiêu đề ra

Trang 28

Quản lí hoạt động dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học, cho quátrình đó vận hành có khoa học, có tổ chức theo những quy luật khách quan vàđược sự chỉ đạo, giám sát thường xuyên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học Đểquản lí hoạt động dạy học hiệu quả, người Hiệu trưởng phải dựa trên cơ sởpháp lý và cơ sở thực tiễn để điều hành hoạt động:

Cơ sở pháp lý hiện nay đó là Luật Giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học,Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học ban hànhtừng năm, các chương trình, kế hoạch dạy học, …

Cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đấtnước, của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quátrình dạy học trong nhà trường; thực tiễn phát triển về qui mô, chất lượng,CSVC của nhà trường cũng như tình hình đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhânviên hiện có

Nói tóm lại, quản lí hoạt động dạy học là sự tác động có định hướng củachủ thể quản lí (hiệu trưởng) đến đối tượng quản lí (giáo viên, học sinh, )trong hoạt động dạy và học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra trên cơ

sở vận dụng những biện pháp quản lý được xây dựng dựa trên những nguyêntắc xác định

1.2.4 Dạy học phân hóa học sinh và quản lý hoạt động dạy học phân hóa học sinh

* Dạy học phân hóa học sinh

Dạy học phân hóa học sinh là dạy học (cùng một lúc) phù hợp với nhiềuloại trình độ nhận thức khác nhau của HS

Tổ chức hoạt động dạy học phân hóa học sinh là thực hiện nguyên tắcđảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và riêng trong dạy học.Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học cần vận dụng nội dung,phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ phát triển

Trang 29

chung của HS và phù hợp với trình độ phát triển của từng đối tượng HS, đảmbảo để mọi HS có thể phát triển ở mức tối đa so với khả năng của mình.

Nguyên tắc này có liên quan đến những sự hiểu biết của GV về đặc điểmlứa tuổi của học sinh tiểu học và là cơ sở để Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các

kế hoạch, chương trình và nội dung học tập phù hợp với nhiều đối tượng HS.Dạy học vừa sức có nghĩa là đề ra những yêu cầu, nhiệm vụ học tập phù hợpvới giới hạn cao nhất (của “vùng phát triển gần nhất" theo học thuyếtL.X.Vưgôtxki) mà HS có thể hoàn thành được với sự nỗ lực cao nhất về trítuệ và thể lực Để thực hiện nguyên tắc trên, đòi hỏi giáo viên phải có cácbiện pháp như:

- Cần nắm vững đặc điểm chung và đặc điểm riêng của từng HS về cácmặt năng lực nhận thức, trình độ nhận thức hiện có, động cơ, tinh thần và thái

độ học tập của HS tiểu học Sự hiểu biết này là cơ sở để giáo viên lựa chọn,vận dụng nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướngphân hóa có căn cứ kế hoạch và cơ sở thực tiễn

- Coi trọng việc phân hóa học tập và cá thể hóa việc học tập nhằm phùhợp với sự phát triển không đồng đều của HS Do đó, cần nâng cao mức độkhó của các nhiệm vụ học tập và bài làm cho HS khá, giỏi, giúp đỡ HS trungbình bằng cách lôi cuốn các em vào việc học tập thể, bằng cách áp dụng cácbiện pháp khác nhau để nâng dần trình độ, phát huy tính tích cực học tập của

HS, ra những nhiệm vụ và bài làm vừa sức, đối với mọi đối tượng HS ởtrường tiểu học

1.3 Mục đích, hình thức, tính ưu việt của hoạt động dạy học phân hóa học sinh ở trường tiểu học

1.3.1 Mục đích

Mục đích chủ yếu của dạy học phân hóa là: Phát huy tối đa sự trưởng

thành của HS bằng cách đáp ứng nhu cầu của các em và giúp các em tiến bộ

Trang 30

Trong thực tế, kiểu dạy học bao gồm một số kinh nghiệm học tập khác nhau

để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người học

1.3.2 Các hình thức cơ bản của dạy học phân hóa học sinh

Phân hóa theo hứng thú của người học : Căn cứ vào đặc điểm hứng thú

học tập của HS để GV tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá nhận thức

Phân hóa theo nhận thức của người học : Lấy sự phân biệt nhịp độ làm

căn cứ phân hóa Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt độngnày sang hoạt động khác, từ đơn vị kiến thức này sang đơn vị kiến thức khác,

từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác Lớp học có nhiều nhịp độ nhận thứckhác nhau

Phân hóa theo sức học của người học : Căn cứ vào thực chất năng lực,

trình độ của HS để GV tổ chức những tác động sư phạm phù hợp với HS đểkích thích tính tích cực học tập của HS Dựa trên trình độ giỏi, khá, trungbình, yếu, kém mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng

Phân hóa theo động cơ, lợi ích học tập của người học : Đối với những

nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, nghiên cứu, GV cần xác định nhiệm vụ học tậpcao hơn và đưa thêm nhiều nội dung học tập cho HS nhóm này tự học Đốivới nhóm HS có nhu cầu học tập không cao thì GV phải chú ý đến nhiệm vụ,nội dung cơ bản và bổ sung, liên hệ những vấn đề thực tiễn giúp HS tăng sựhứng thú, động cơ học tập

1.3.3 Tính ưu việt của dạy học phân hóa học sinh

Dạy học phân hóa là xu thế dân chủ hóa nền giáo dục, xu thế của thời đại

Dạy học phân hóa là xu thế dân chủ hóa nền giáo dục Hiện nay trên thếgiới dân chủ hóa nền giáo dục đang là xu thế được quan tâm ở nhiều nước Xuthế này nhằm đảm bảo cho đạt được những tầm cao văn hóa, phát huy hếtnăng lực của người học, tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể khắc phụcđược những trở ngại trên bước đường học tập, tạo cơ hội cho mỗi ngườitiếp tục

Trang 31

được học tập và phát triển không ngừng Để thực hiện dân chủ hóa giáo dục,nhà trường phải có một nội dung giáo dục và đào tạo đa dạng, uyển chuyểnkhông cứng nhắc để phù hợp với năng lực và điều kiện rất khác nhau củangười học Nội dung đào tạo phải có phần cứng, phần mềm để mỗi học sinh

có thể tự chọn và phát triển tùy theo sở trường, năng khiếu và điều kiện cụ thểcủa mình cũng như để phù hợp với tính khu vực của từng vùng lãnh thổ

Dạy học phân hóa là xu thế đảm bảo công bằng xã hội

Đảm bảo công bằng là xu hướng của xã hội tiến bộ hiện đại Trong giáodục công bằng có nghĩa là đảm bảo cho mọi công dân có quyền bình đẳng về

cơ hội học tập và cơ hội thành đạt trong học vấn Ngày nay đó không chỉ làmột nguyên tắc đạo đức mà còn là điều kiện để bảo đảm sự phát triển xã hội.Chỉ khi có công bằng trong giáo dục, chỉ khi mọi người cho dù giầu nghèohay sang hèn đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau thì tiềm năng trítuệ của xã hội mới được khai thác hết

Phân hóa trong giáo dục là thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục,bởi lẽ, ở đó, người học được chia thành các nhóm khác nhau, dựa trên nhữngđặc điểm khác nhau về hoàn cảnh, thể lực, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng

để cung ứng những dịch vụ giáo dục phù hợp nhằm phát triển cao nhất nănglực bản thân

Dạy học phân hóa để thực hiện yêu cầu phân luồng trong GDPT

Phân luồng học sinh sau tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông

là yêu cầu khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân Phân hóa trong dạy họctạo tiền đề phân luồng học sinh, một mặt làm cho hệ thống giáo dục có cấu trúchợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác giúp cho họcsinh có thể chủ động lựa chọn con đường tiếp tục học tập, phù hợp với nănglực, hứng thú, hoàn cảnh của các em và yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xãhội

Trang 32

1.3.4 Đặc điểm dạy học phân hoá ở tiểu học

* Đặc điểm của học sinh tiểu học

Theo các nhà tâm lí học [17], [26], [33], …, HS tiểu học có những đặcđiểm tâm lí cơ bản sau đây:

- Về nhận thức

HS tiểu học rất giàu cảm xúc Cảm xúc đó của các em không chỉ chi phốitrong quan hệ đời sống hàng ngày mà còn biểu hiện trong quá trình học tập.Các em tiếp thu kiến thức không chỉ bằng lí trí mà còn dựa nhiều vào cảm

tính và thấm đượm màu sắc tình cảm Chính Usinxki cũng đã nói: “Trẻ em tư duy bằng hình thù, màu sắc, âm thanh và bằng cảm xúc nói chung” HS tiểu

học là lứa tuổi rất hiếu động, ham thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán Các

em rất dễ sao lãng khi GV sử dụng đơn điệu các phương pháp dạy học hoặckhông khuyến khích được các em cùng tham gia

Do đó, GV cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học trong đó đặcbiệt chú trọng đến hoạt động dạy học phân hóa học sinh (PHHS), chú trọngđến phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, chú trọng đến rèn luyện các kĩnăng dạy học theo nhóm cho thành thạo, tạo không khí học tập vui vẻ, hàohứng và khuyến khích sự tập trung học tập của các em Ở lứa tuổi này, sinh línão của trẻ vẫn tiếp tục hình thành Hoạt động dạy học sẽ kích thích mạnh mẽ

sự phát triển các chức năng của não Nhờ đó, đã xuất hiện các điều kiện đểchuyển dần từ tư duy hình tượng - đồ vật sang tư duy trừu tượng - lời

Nét đặc điểm tâm lí HS tiểu học mà các nhà QL, GD tiểu học cần đặcbiệt quan tâm đó là: Mỗi HS tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồnnhiên; Trong mỗi HS tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển; Mỗi HS tiểu học

là một nhân cách đang hình thành và phát triển

- Về tri giác

HS tiểu học tri giác mang tính chung chung, đại thể, ít đi sâu vào chi tiết,

ít đi vào bản chất sự vật và mang tính không chủ định Các em thích quan sátnhững gì có màu sắc sặc sỡ, động đậy đập vào mắt HS thường quên mục đích

Trang 33

quan sát Ở lớp cuối cấp tiểu học, HS từng bước biết tri giác vào bản chất sựvật, biết phân tích, suy luận, nhận xét, phán đoán mỗi khi quan sát sự vật, hiệntượng Sau khi tri giác riêng lẻ, các em đã có năng lực tổng hợp các chi tiết đólại Dạy học chú ý đặc điểm này của trẻ sẽ phát huy được “em nghe thì emquên, em nhìn thì em nhớ, em làm thì em hiểu”.

- Về khả năng chú ý

Sự tập trung chú ý, độ bền vững của chú ý phụ thuộc vào đối tượng vậtthể cần chú ý của HS Cùng một lúc các em chưa chú ý bao quát hết đặc điểmcủa đối tượng, hoặc nhiều đối tượng Từ đó, trong hoạt động dạy học, GV cần

tổ chức cho HS chú ý từng hoạt động riêng lẻ sẽ hiệu quả hơn Chính vì vậy,

GV cần tổ chức thay đổi liên tục các hình thức hoạt động DH trong cùng mộttiết học hoặc có những trò chơi vận động giữa những hoạt động hoặc giữa tiếthọc (1 phút) để tăng sự chú ý cho HS một cách hiệu quả

- Về trí nhớ

HS tiểu học có khả năng nhớ thuộc lòng rất tốt, kể cả những điều chưahiểu biết tận tường Khả năng ghi nhớ tăng dần Tuy nhiên khả năng ghi nhớcủa HS tiểu học có khuynh hướng học thuộc lòng một cách máy móc, học vẹtnhưng chưa áp dụng vào thực tế cụ thể hiệu quả Chính vì vậy, trong quá trìnhdạy học, GV cần chú ý rèn cho HS hiểu được bản chất của sự vật để nhớ vàvận dụng thực hành một cách bền vững

Để giúp HS tiểu học ghi nhớ một khái niệm khoa học, cần dạy cho các

em phân biệt dấu hiệu bản chất, song điều này là vấn đề tương đối phức tạpnhất và là nguyên nhân dẫn đến sai lầm đối với các em

- Về tưởng tượng

Đối với lớp 1, 2, 3, hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, chưa bềnvững Nhưng đối với lớp 4, 5 thì càng bền vững hơn và gần với thực tế hơn.Đặc biệt, lúc này các em đã bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên tri giác

Trang 34

đã có từ trước và dựa trên ngôn ngữ kết hợp với khả năng so sánh, phân tích

và tổng hợp của mình, các em có thể không tạo được biểu tượng kí ức mà còntạo được những biểu tượng mang tính sáng tạo, tổng hợp những đặc điểm mà

em cho rằng là ấn tượng nhất trong suy nghĩ của mình

- Về tư duy và sự phát triển tư duy

Tư duy là quá trình nhận thức quan trọng nhất, là cốt lõi của hoạt độngnhận thức, nó phản ánh các dấu hiệu, các mối liên hệ với quan hệ bản chất cótính quy luật của sự vật và hiện tượng khách quan Tư duy của các em mangtính hình thức, cụ thể của đối tượng, qua các thao tác cụ thể theo kiểu quynạp Vì vậy, đồ dùng dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho trẻ tưduy tốt Để hình thành khái niệm khoa học cần phải dạy cho các em cách xemxét, phân biệt những dấu hiệu, thuộc tính của đối tượng Lứa tuổi tiểu học làgiai đoạn phát triển tư duy cụ thể HS tiểu học bước đầu có khả năng thựchiện việc phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa và những hìnhthức đơn giản của suy luận, phán đoán Khả năng sáng tạo của trẻ có liênquan đến tính độc đáo, khả năng ngôn ngữ, trí thông minh cao và khả năngtưởng tượng tốt

* Đặc điểm của chương trình giáo dục tiểu học

Chương trình giáo dục tiểu học nối tiếp chương trình giáo dục mầm non

và mở đầu cho quá trình giáo dục ở phổ thông Chương trình giáo dục tiểuhọc phải tính đến quá trình giáo dục ở Mẫu giáo, duy trì và phát triển nhữngmặt hiểu biết, thái độ, hành vi và thói quen nói riêng, những nét nhân cách nóichung đã được hình thành ở các em Trước khi vào tiểu học những kỹ năng,hành vi thói quen đã được hình thành ở các em chủ yếu dựa trên sự bắt chước,kinh nghiệm và vốn sống của học sinh còn nghèo nàn, khả năng thích ứng vớicác hoạt động giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ còn rất hạn chế, nănglực nhận thức còn thấp Khi bước vào bậc tiểu học, học sinh phải tham gianhiều hoạt động khác nhau, thực hiện các nội quy, quy định của trường lớp…

Trang 35

Bậc tiểu học mở đầu cho quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông,quá trình giáo dục tiểu học phải xây dựng ở HS phổ thông những cơ sở quantrọng của nhân cách người công dân người lao động tương lai.

Quá trình giáo dục tiểu học, muốn đạt được kết quả thì cần phải trải quamột thời gian lâu dài Kết quả mong muốn của HS qua quá trình giáo dục thểhiện qua việc học sinh đồng thời hình thành được cả ý thức, thái độ, tình cảm,

kỹ năng, hành vi,… Và cần một thời gian dài để đạt được kết quả đó Khi họcsinh có ý thức tự giác thì các em phải có những tri thức cần thiết và niềm tintương ứng, việc hình thành niềm tin phải đòi hỏi HS có trải nghiệm cuộcsống Cũng như vậy để có thái độ, tình cảm đúng đắn và đăc biệt là kỹ năng,thói quen thì cần thời gian dài để học sinh thực hiện, rèn luyện lâu dài, thườngxuyên, liên tục trong mọi tình huống trong quá trình học sinh phải tiến hànhmột cuộc đấu tranh bản thân, giữa động cơ đúng và động cơ sai, giữa nhữngquan niệm, niềm tin, tình cảm cũ và mới Bên cạnh đó những kết quả đạt đượccần phải được củng cố Khắc sâu thì mới trở nên bền vững Trong quá trìnhgiáo dục cũng cho thấy rằng còn những HS có những hành vi, thói quen xấuthường tồn tại dai dẳng, việc khắc phục chúng không phải là dễ dàng

- Về phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học

Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo củahọc sinh; phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng, điều kiện củatừng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác,rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảmđem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh

- Về hình thức tổ chức giáo dục ở tiểu học

Bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trên lớptrong và ngoài nhà trường Các hình thức giáo dục phải cân đối, hài hòagiữa các môn học và các hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm

Trang 36

và cá nhân; đảm bảo chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và điềukiện phát triển năng lực cá nhân của HS.

* Một số lưu ý về dạy học phân hoá ở tiểu học

Do bậc tiểu học là bậc học phổ cập với kiến thức phổ thông, đại trà,chương trình giáo dục của tiểu học chưa phân hoá sâu theo từng lĩnh vực khoahọc Vấn đề phân hoá ở tiểu học tập trung vào phân hoá theo đối tượng ngườihọc - phân hoá vi mô

Sự đặc trưng của dạy học phân hoá ở tiểu học là tập trung vào phươngpháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhậnthức, sở thích, hứng thú của từng đối tượng người học Chiến lược dạy họcphải hướng đến sự phát triển tối đa tư chất vốn có của người học, giúp họ họctập tích cực và say mê

Không giống như THCS và THPT tập trung vào phân hoá trong chươngtrình học, giúp người học định hướng nghề nghiệp thông qua phân ban và hệthống các môn học tự chọn (phân hoá vĩ mô) Ở tiểu học vai trò của ngườigiáo viên trong việc phân loại đối tượng người học và tìm ra chiến lược dạyhọc thích hợp lại quan trọng hơn

Đây là vấn đề quan trọng mà người quản lý nhà trường tiểu học và giáoviên cần phải có nhận thức đầy đủ Tuy nhiên để thực hiện được nó trên thực

tế đòi hỏi không chỉ nhận thức mà còn cả tâm huyết và trách nhiệm của cácnhà giáo dục

1.4 Nội dung quản lý dạy học phân hóa học sinh ở trường tiểu học

Quản lí hoạt động dạy học phân hóa học sinh tiểu học được hiểu là quản

lí hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò hướng vào sát các loạitrình độ nhận thức khác nhau của học sinh tiểu học - tức là phù hợp với mọiđối tượng HS, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Trang 37

1.4.1 Phân cấp quản lý trong dạy học phân hóa đối tượng học sinh ở trường tiểu học

- Sự phân cấp rất cần được thể hiện trong nhà trường, đặc biệt là nâng caovai trò của tổ trưởng bộ môn, làm sao cho tổ trưởng bộ môn cũng thực hiệncông tác quản lý tổ với đầy đủ các chức năng quản lý Trong QLGD cần tránh

đi sâu vào công tác hành chính, sự vụ, càng không nhằm quản lý con người

mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch (trường, tổ) Chỉ có quản

lý công việc thì người làm việc mới tự chủ, sáng tạo và mang lại hiệu quả thực

sự, còn quản lý con người thì họ sẽ làm việc chỉ với mục đích đối phó

- Quản lý nhà trường là quản lý theo mục tiêu chất lượng, tức là phải làmcho chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phùhợp với các đối tượng học sinh cụ thể, các điều kiện học tập cụ thể Điều này,một mặt đòi hỏi Hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình,mặt khác chỉ đạo tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động giáo dục trong nhàtrường, điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác đàotạo, bồi dưỡng… tức là triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm nângcao chất lượng giáo dục

- Phân cấp cụ thể các trường tiểu học:

+ Về tổ chức: Cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi trường tiểu học bao gồm:

1 Ban Giám hiệu (01 hiệu trưởng và 1 hoặc 2 phó hiệu trưởng);

2 Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng;

3.Tổng phụ trách và các viên chức, nhân viên hành chính (Nhân viên kếtoán; Nhân viên thủ quỹ; Nhân viên văn Thư)

+ Về hoạt động: Hiệu trưởng là người tổ chức quản lý và điều hành cáchoạt động và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của trường theo quyđịnh của pháp luật, Điều lệ trường tiểu học và các văn bản khác của ngànhGiáo dục và Đào tạo Về chuyên môn, thì Phó Hiệu trưởng chuyên môn chịu

Trang 38

trách nhiệm phụ trách về hoạt động chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng để nângcao tay nghề cho GV, chỉ đạo bộ phận phục vụ dạy học Tổ trưởng chuyênmôn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khốilớp, là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy củagiáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.

Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ giao một tổ hoặc một cá nhânchủ trì giải quyết Tổ trưởng phải chịu trách nhiệm chính về công việc đượcgiao Trong trường hợp Hiệu trưởng giao công việc đó cho một người phụtrách thì người được giao công việc phải chịu trách nhiệm với Hiệu trưởng.Mỗi giáo viên Giáo viên chịu sự quản lý trực tiếp của Tổ trưởng và thựchiện việc giảng dạy đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạchdạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí họcsinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạtđộng chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáodục đối với lớp mà mình được phân công phụ trách

Khi thực hiện nhiệm vụ cần có sự phối hợp làm việc, giải quyết củanhiều tổ, Ban Giám hiệu có thể phân công một tổ chủ trì hoặc làm đầu mối đểthực hiện Tổ được phân công chủ trì chịu trách nhiệm chính về toàn bộ quátrình xử lý công việc, có trách nhiệm triển khai, phổ biến các vấn đề liên quancho các tổ khác phối hợp; các tổ phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến vềnhững nội dung công việc có liên quan đến lĩnh vực tổ mình phụ trách hoặccung cấp thông tin liên quan đến tổ chủ trì biết để tổ chức thực hiện

Tổ trưởng và các giáo viên, viên chức trong trường giữ mối quan hệđồng nghiệp, hợp tác trong công việc Tổ trưởng là cấp thừa hành các quyếtđịnh quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng giúp thực hiện nhiệm vụ quản

lí hoạt động chuyên môn và phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kếhoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường Cán bộ quản lý nhà

Trang 39

trường, Tổ trưởng phải bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của côngchức, viên chức, nhân viên hành chính và giáo viên trong trường; đề cao tráchnhiệm trong phối hợp công tác, trao đổi thông tin giải quyết công việc vàtrong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.Hiệu trưởng không nên nắm mọi quyền hành trong tay mà cần chia sẻquyền lực để cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia vào quá trình đưa ra cácquyết định liên quan đến nhà trường, tham gia điều hành các hoạt động trongnhà trường Với cách làm này, theo thời gian, Hiệu trưởng sẽ giảm dần vai tròhướng dẫn và mang lại cơ hội cho các thành viên khác phát huy tinh thầntrách nhiệm và năng lực của mình.

1.4.2 Quản lý hoạt động dạy phân hóa đối tượng học sinh tiểu học

* Phân công giảng dạy cho giáo viên theo năng lực, sở trường, phù hợp với quan điểm dạy học phân hóa

Phân công giảng dạy cho GV có liên quan chặt chẽ đến công tác tổ chứcnhân sự Chất lượng dạy học phụ thuộc vào quyết định phân công, phânnhiệm của Hiệu trưởng

Vì vậy, để QL được việc phân công giảng dạy cho GV, trước tiên Hiệutrưởng phải nhận thức được GV tuy có trình độ ngang nhau nhưng năng lực,

sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe khác nhau Việc phân công đúngngười đúng việc sẽ phát huy vai trò cá nhân trong tập thể, tạo điều kiện để họ

tự khẳng định mình Ngoài ra còn giúp họ tự tin, tăng thêm lòng yêu nghề

QL việc phân công giảng dạy là đầu mối quan trọng trong mọi hoạt độngcủa nhà trường Vì thế, người Hiệu trưởng cần nắm thật chắc chất lượng độingũ, hiểu rõ đặc điểm, sàng lọc thông tin, đánh giá chính xác, thận trọng Bêncạnh đó, cần xem xét quyền lợi của HS, tham khảo yêu cầu của phụ huynh HS,nguyện vọng của GV để phân công phù hợp, đáp ứng các yêu cầu trên Việcphân công các GV bộ môn dạy cùng khối lớp nên có cùng những GV đã cóthâm niên về giảng dạy với những GV có kinh nghiệm chưa nhiều

Trang 40

* Chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm soát việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên theo yêu cầu dạy học phân hóa

Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết địnhchất lượng dạy học, gồm các khâu: chuẩn bị từng chương, từng học kì; chuẩn

bị từng tiết dạy/bài soạn; chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học; các hồ

sơ dạy học của GV

QL tốt việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp theo dạy học PHHS, ngườiHiệu trưởng đặc biệt lưu tâm đến những công việc sau đây:

Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ khâuđiều tra, phân tích nhu cầu và hứng thú của người học với môn học, việc điềutra này giúp GV nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫntới việc thích hoặc không thích học môn học để có chiến lược dạy học phù hợp.Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất quy định bài soạn thể hiện tinh thầnphân hóa HS, hướng dẫn việc soạn bài tỉ mỉ, thống nhất nội dung và hình thứcnhưng không rập khuôn, máy móc, tránh sao chép Mục tiêu dạy học theoquan điểm DHPH phải thể hiện rõ về lĩnh vực nhận thức: căn cứ 6 bậc nhậnthức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), trong giáo án phảiđược nêu chi tiết của mục tiêu dạy học tương ứng với bậc 1, bậc 2, bậc 3 Bảođảm tính khoa học, chính xác các nội dung các kiến thức Cần xác định rõ, cụthể hệ thống kĩ năng được hình thành trong bài giảng Cần làm rõ các yêu cầu,nội dung các chuẩn mực giá trị thái độ cần hình thành, củng cố, hoàn thiệntrong quá trình đào tạo nói chung và ở phạm vi bài học nói riêng

Chỉ đạo các bộ phận có liên quan cung cấp sách GV, sách tham khảo,CSVC trường học

Chỉ đạo GV phải biên soạn và nộp đề cương bài soạn về tổ bộ môn

Giao tổ chuyên môn tăng cường kiểm tra giáo án, kiểm tra hồ sơ vàphiếu báo giảng

Ngày đăng: 05/05/2019, 00:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
[2] Đặng Quốc Bảo (2005), Các quan điểm quản lý nhà trường, Bài giảng lớp thạc sỹ QLGD - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quan điểm quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2005
[3] Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý nhà trường, Tập bài giảng các lớp Cao học chuyên ngành QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2009
[4] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tớitương lai: Vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
[5] Nguyễn Thanh Bình (2007), Dạy học phân hóa nhìn từ góc độ của giáo dục học, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2007
[6] Bộ GD&ĐT (2002), Thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ IX
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
[7] C.Mác và Ăngghen toàn tập (1993), tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục, Tàiliệu bài giảng cao học QLGD, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), tập 23, "Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Nguyễn Quốc Chí (2003), "Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục
Tác giả: C.Mác và Ăngghen toàn tập (1993), tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Nguyễn Quốc Chí
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
[9] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa họcquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Hà Nội
Năm: 2010
[11] Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng cao học QLGD, Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục, Trường ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng và quảnlý chất lượng trong giáo dục
[12] Hoàng Chúng (1984), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa họcGD
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 1984
[13] Phạm Khắc Chương (1992), “JAN-Amốt-nhà sư phạm lỗi lạc”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (3), tr.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAN-Amốt-nhà sư phạm lỗi lạc”
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 1992
[14] Nguyễn Thị Kim Dung (2007), Dạy học phân hóa - khái niệm và các khía cạnh thể hiện, Kỷ yếu hội thảo khoa học phân hoá giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học phân hóa - khái niệm và cáckhía cạnh thể hiện
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Dung
Năm: 2007
[15] Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
[19] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI về Giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI vềGiáo dục và đào tạo
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
[20] Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2016
[21] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáodục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
[22] Nguyễn Kế Hào (2011), Dạy và học ở phổ thông trong thời kì đồi mới và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về khoa học giáo dục Việt Nam (tập II) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học ở phổ thông trong thời kì đồi mới và
Tác giả: Nguyễn Kế Hào
Năm: 2011
[23] Nguyễn Kế Hào (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứatuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
[24] Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận
Tác giả: Trần Hiệp
Nhà XB: Nxb Khoahọc Xã hội
Năm: 1996
[25] Đoàn Duy Hinh (2007), Phân hóa trong dạy học ở bậc trung học trên thế giới, Kỷ yếu hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân hóa trong dạy học ở bậc trung học trên thếgiới
Tác giả: Đoàn Duy Hinh
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w