ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Phí Thị Hiếu2 TS Phạm Thị Tâm
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành
trẻ em ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
Bằng” là do bản thân tôi thực hiện Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giảNguyễn Thu Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ củarất nhiều tập thể, cá nhân.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS TS Phí Thị Hiếu và TS Phạm Thị Tâm đã tận tình hướng dẫn trong
việc định hướng về nội dung đề tài, phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp đỡtác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong BanGiám hiệu, khoa Tâm lý - Giáo dục, phòng Đào tạo, trường Đại học Sư phạm -Đại học Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo trực tiếpgiảng dạy đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè vàđồng nghiệp thường xuyên động viên tác giả trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với thời gian và kinh nghiệm nghiêncứu còn hạn chế, nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếusót, tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo,cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiệnhơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giảNguyễn Thu Hằng
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Giới hạn nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNGCHỐNG BẠO HÀNH TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Quản lí 12
1.2.2 Bạo hành 12
1.2.3 Trẻ em ở các trường mầm non 12
1.2.4 Bạo hành trẻ em ở các trường mầm non 13
1.2.5 Phòng chống bạo hành, phòng chống bạo hành trẻ em ở các trườngmầm non 14
1.2.6 Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầmnon 15
Trang 61.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường
mầm non 16
1.3.2 Mục tiêu phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non 18
1.3.3 Nội dung phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non 19
1.3.4 Các lực lượng phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non 20
1.4 Lý luận về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non 22
1.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non với công tác quản lý phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non 22
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non 24
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻem ở trường mầm non 29
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 34
2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 34
2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 35
2.2 Thực trạng nhận thức về bạo hành trẻ em và phòng chống bạo hành trẻem ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 36
2.2.1 Thực trạng bạo hành trẻ em ở các trường mầm non thành phố Cao Bằng
362.2.2 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV thành phố Cao Bằng về hànhvi bạo hành trẻ em và tầm quan trọng của hoạt động phòng chống bạo hànhtrẻ em ở trường mầm non 39
Trang 72.3 Thực trạng phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non thành
512.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống bạo hànhtrẻ em ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng 54
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng
552.6 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động phòng chống bạo hành trẻ emvà quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm nontrên địa bàn thành phố Cao Bằng 58
2.6.1 Một số kết quả đạt được 58
2.6.2 Một số tồn tại, hạn chế 58
Kết luận chương 2 59
Trang 8Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO BẰNG, TỈNH CAO BẰNG 61
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 61
Trang 93.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 61
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 61
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 62
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện 62
3.2 Các biện pháp quản lý phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầmnon trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 62
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về hànhvi bạo hành trẻ em và tầm quan trọng của hoạt động phòng chống bạo hànhtrẻ em ở trường mầm non 62
3.2.2 Tăng cường kỷ cương, nề nếp, giám sát chặt chẽ các hoạt động củanhà trường để phòng chống các hành vi bạo hành trẻ em 65
3.2.3 Lãnh đạo ngành giáo dục ở địa phương và cán bộ quản lý giáo dục quantâm hơn nữa tới đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên mầm non
673.2.4 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạtđộng phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non 69
3.2.5 Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao đạo đức nhàgiáo cho giáo viên mầm non 71
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống bạo hành trẻem ở trường mầm non 73
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất 75
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 76
3.4.1 Mục đích, đối tượng khảo nghiệm 76
3.4.2 Nội dung và cách tiến hành khảo nghiệm 76
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 76
Kết luận chương 3 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB : Cán bộ
CBQL : Cán bộ quản lý
CBQLGD : Cán bộ quản lý giáo dụcCSGD : Cơ sở giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạoGDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên
MN : Mầm nonNV : Nhân viên
PCBH : Phòng chống bạo hành PCBHTE : Phòng chống bạo hành trẻSL : Số lượng
TB : Trung bình
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng ứng xử của CBQL, GV khi trẻ mắc lỗi hoặc không nghe lời 37Bảng 2.2 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về những hành vi bạo
hành trẻ em trong nhà trường 39Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mức độ phù hợp của
những hình thức giáo dục trẻ em ở trường mầm non 41
Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em trong trường mầm non 43
Bảng 2.5 Thực trạng xác định mục tiêu hoạt động phòng chống bạo hànhtrẻ em ở các trường mầm non thành phố Cao Bằng 44Bảng 2.6 Thực trạng thực hiện nội dung phòng chống bạo hành trẻ em ở
các trường mầm non thành phố Cao Bằng 45Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động phòng chống bạo
hành trẻ em tại các trường mầm non trên địa bàn thành phốCao Bằng 47Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức thực hiện phòng chống bạo hành trẻ em ở các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng 50Bảng 2.9 Thực trạng chỉ đạo thực hiện phòng chống bạo hành trẻ em ở các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng 52Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống bạo hành
trẻ em ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng 54Bảng 2.11 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động phòng
chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non trên địa bàn thànhphố Cao Bằng 56Bảng 3.1 Kết quả thăm dò ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 76
Bảng 3.2 Kết quả thăm dò ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 77
Trang 12MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên khắp cả nước, tất cả các bậc học đã và đang tích cựcthực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm nonđược xác định trong Nghị quyết là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm,hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốtcho trẻ bước vào lớp 1 ” [13] Bên cạnh đó, Luật trẻ em năm 2016 chínhthức có hiệu lực từ 1/6/2017 đề cao tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyềnvà lợi ích của trẻ em trên nhiều lĩnh vực [21].
Lứa tuổi Mẫu giáo có vị trí đặc biệt quan trọng, là thời kỳ vàng trong sựphát triển nhân cách của trẻ em Ở lứa tuổi này, trẻ cần được tiếp nhận, giáodục các giá trị, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tạo cơ sở chosự phát triển nhân cách ở những lứa tuổi tiếp theo Những tổn thương về thểchất và tinh thần mà lứa tuổi này gặp phải có thể để lại hậu quả và trở thànhnỗi ám ảnh các em trong suốt cuộc đời.
Hiện nay, bạo hành trẻ em đang là vấn đề nhức nhối trên toàn thế giớinói chung và ở Việt Nam nói riêng Bạo hành để lại hậu quả nặng nề cả về thểchất lẫn tinh thần cho nạn nhân.
Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ sau khi bị bạo hành đều có những rối loạnvề tâm lý, hành vi; trẻ trở nên sợ hãi và mất niềm tin vào các mối quan hệ vớimọi người xung quanh…Gần đây có nhiều vụ bạo hành trẻ em gây chấn độngdư luận Chỉ cần gõ từ khóa “bạo hành trẻ em”, trong vòng 0,47 giây cho kếtquả là 16.000.000 bài viết về vấn đề này Chỉ vì trẻ không chịu ngủ trưa, hiếuđộng, biếng ăn hoặc ăn chậm, làm vương vãi thức ăn mà nhiều trẻ mầm nonbị cô giáo, bảo mẫu và cả cha mẹ, người thân bạo hành dã man gây thươngtích nặng cho trẻ.
Trang 13Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồngLiên hợp quốc (UNICEF), có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị chamẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạtbằng bạo lực.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam trung bìnhmỗi năm có trên 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức nghiêm trọng, cầnđược hỗ trợ, can thiệp [27].
Trước tình hình đó, ngày 16 tháng 05 năm 2017, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc đã ra Chỉ thị 18/CT-Ttg về việc tăng cường giải phápphòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em Chỉ thị đã xác định rõ vai trò của cácBộ, Ngành liên quan, trong đó Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ “chỉ đạo, hướng dẫncác cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; rà soátcác tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,thân thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường giáo dục kiếnthức về giới và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên vàhọc sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực,xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩmquyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em” [9].
Tuy nhiên, ở nhiều trường Mầm non, hoạt động phòng chống bạo hànhtrẻ em chưa được quan tâm Ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, dư luậnlo lắng và phẫn nộ khi thời gian gần đây có những vụ bạo hành trẻ em như:Nhốt trẻ vào nhà vệ sinh, phạt trẻ đứng úp mặt vào tường, đánh, mắng trẻ
Vì những lý do trình bày trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt
động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non trên địa bànthành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 14Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phòngchống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao
Trang 15Bằng, tỉnh Cao Bằng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chốngbạo hành trẻ em ở các trường mầm non, từ đó góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động giáo dục của các nhà trường mầm non thuộc thành phố Cao Bằng,tỉnh Cao Bằng.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở cáctrường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống bạohành trẻ em ở các trường mầm non.
4.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng chốngbạo hành trẻ em ở các trường mầm non thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
4.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻem ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao
5 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trườngmầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng nhiều năm qua đã được quan tâmvà đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hộivà nhu cầu gửi trẻ của của người dân, các cơ sở giáo dục ngoài công lập đãtăng nhanh thì công tác quản lý trên bộc lộ nhiều bất cập gây nhiều dư luậnbức xúc trong nhân dân Nếu có những biện pháp quản lý hoạt động phù hợpthì sẽ nâng cao hiệu quả phòng chống bạo hành trẻ em trong các trường mầmnon.
6 Giới hạn nghiên cứu
Trang 16Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạohành trẻ em của Hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Cao Bằng.
Trang 17Nghiên cứu được triển khai tại 12 trường mầm non trên địa bàn thành phốCao Bằng, tỉnh Cao Bằng bao gồm các trường mầm non: 1-6, 3-10, 19-5,Sông Bằng, Sông Hiến, Đề Thám, Hưng Đạo, Vĩnh Quang, Hòa Chung,Duyệt Trung, Chu Trinh, Bản Ngần năm học 2018-2019.
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóalý thuyết để thu thập và tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau có liên quanđến bạo hành trẻ mầm non, quản lý hoạt động phòng chống bạo hành như:sách, báo, tạp chí, luận án, trang web , từ đó phân tích và tổng hợp các vấnđề nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng các mẫu phiếu điều tra dành cho CBQLGD, GV nhằm thuthập số liệu về thực trạng hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em và quản lýhoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non trên địa bànthành phố Cao Bằng.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là CBQLGD, giáo viên và nhân viên của cáctrường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Chủ đềphỏng vấn là công tác quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ tại trườngmình công tác.
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Các sản phẩm được nghiên cứu là Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụnăm học của Hiệu trưởng và Kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc giáodục trẻ em của giáo viên tại 12 trường mầm non được khảo sát.
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo nghiệm tính cần thiết vàkhả thi của các biện pháp đề xuất.
Trang 187.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu
Sử dụng các công thức thống kê trong toán học để xử lý và phân tíchcác số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục; luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành
trẻ em ở các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em
ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em
ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNGBẠO HÀNH TRẺ EM Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Bạo hành nói chung và bạo hành trẻ em trong nhà trường nói riêng làvấn đề mang tính toàn cầu, nó xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.Về mặt bản chất, đây chính là bạo lực học đường.
Trên thế giới đã có các tác giả nghiên cứu vấn đề chăm sóc giáo dục trẻnói chung và phòng chống bạo hành, tai nạn thương tích cho trẻ mầm non nóiriêng Nghiên cứu về tác động của trình độ đào tạo của giáo viên với chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ của 2 tác giả Ramela Kelley và Gregory Camilly(2007) đã cho thấy rằng, những giáo viên có trình độ cao hơn (trình độ cửnhân) thì có tác động tích cực đến chất lượng CSGD trẻ Nghiên cứu này chỉra ảnh hưởng và kết quả CSGD trẻ của những giáo viên có trình độ cử nhânthì khác đáng kể so với kết quả CSGD trẻ từ giáo viên có trình độ thấp hơn[23].
Nghiên cứu của 2 tác giả Andrew J và Robert C Pianta cũng chỉ ramối quan hệ giữa đặc điểm của giáo viên và điều kiện lớp học với hoạtđộng chăm sóc trẻ Các tác giả này chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vựcđào tạo và điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ vàchương trình CSGD trẻ có tác động gián tiếp đến việc học tập và pháttriển thể chất của trẻ [1].
Công trình nghiên cứu của tác giả William Fowler vào năm 1980 chỉ ranhững yếu tố nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ giúp phát triển tốt thể chấtvà tình cảm - xã hội cho trẻ.
Tháng 12 năm 2013, UNICEP đã tổ chức Hội thảo về “Nghiên cứu
Trang 20gây ra các hình thức bạo lực với trẻ, đồng thời đề xuất những giải pháp canthiệp của quốc gia trong phòng, chống bạo lực Nghiên cứu được thực hiện ở 4khu vực trên thế giới, trong đó có: Nam Phi (tại Zimbabwe, Đông Á (tại ViệtNam), Mỹ La tinh (tại Pêru), Nam Âu (tại Italia).
Tại một số quốc gia cũng đề cập tới tình trạng bạo lực trẻ em: “Tiếpxúc trẻ em bị bạo hành trong gia đình và xã hội”, Gayla Margolin và Elana B.Gordis, trường Đại học Nam Califonia (Tạp chí Annual reviews); “Báo cáo vềnghiên cứu bạo hành trẻ em trong trường học ở Kosovo” (UNICEF/9-2005);“Bạo lực trẻ em trường học” (Tổ chức Plan International - Thailan); “Bạo lựctrẻ em trong nhà trường và môi trường giáo dục” (Mariella Furrer(UNICEF/11-2006); Bạo lực trẻ em trong trường học ở Lebanon, Morocco vàYemen” (Tổ chức Save the Children - Sweden); “Bạo lực trẻ em trong trườnghọc ở Trung Đông và Bắc Phi - tình trạng, nguyên nhân và giải pháp”(UNICEF/2005) [dẫn theo 18].
Bạo hành, xâm hại trẻ em gây hậu quả trước mắt và lâu dài trong suốtcuộc đời Nghiên cứu ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho thấy tống thiệthại do bạo lực, xâm hại trẻ em gây ra, đặc biệt do các vấn đề sức khỏe và cáchành vi nguy cơ cao về sức khỏe, ước tính 206 tỉ USD, xấp xỉ 2% tổng GDPcủa khu vực này Điều tra MICs (Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụnữ) của Thái Lan cho thấy 75,2% trẻ em độ tuổi 1-14 đã từng bị phạt về thểchất và tâm lý Ở Philippines, cứ 5 trẻ em thì 3 em cho biết đã từng bị bạohành thể chất thời thơ ấu và 60% xảy ra ở nhà Tại Campuchia, hơn một nửatrẻ em bị cha mẹ, họ hàng, bạn tình hoặc người trong thôn xóm bạo hành thểchất trước khi tròn 18 tuối và cứ 4 trẻ em thì có 1 em bị bạo hành về tình cảm.
Phân tích số liệu của Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam cho thấy bạolực trong trường học, gồm cả thể chất và ngôn ngữ, do cả giáo viên lẫn bạn bègây ra, là lý do phổ biến nhất khiến trẻ em không thích đi học, đồng thời liênhệ mật thiết với kết quả kém về toán học, kém tự tin và tự trọng.
Trang 21Như vậy, trên thế giới đã có các nghiên cứu về bạo hành trẻ em, phòngtránh tai nạn thương tích cho trẻ em ở trường mầm non, tuy nhiên vẫn cònvắng bóng những nghiên cứu về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻở trường mầm non.
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay ở Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á và trên thế giớiđã tiến hành nhiều diễn đàn, các cuộc khảo sát, các công trình nghiên cứu vềtình trạng bạo hành đối với trẻ em.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là nướcthứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền Trẻem năm 1990 Bên cạnh đó, Hệ thống pháp luật và chính sách phòng, chốngbạo lực, xâm hại trẻ em ở nước ta đã được ban hành khá đầy đủ Tuy nhiên,hiện nay bạo lực thân thể trẻ em vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội.Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng trên 2000 trẻ em bị bạo lực, xâm hạicần được hỗ trợ, can thiệp.
Theo kết quả khảo sát của Tổ chức tầm nhìn thế giới, phỏng vấn họcsinh tại 2 tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, có 44% trẻ em bị bạo lực, trong đó23% bị đánh, tát, đòn roi Báo cáo về can thiệp và hỗ trợ theo đường dây nóng18001567 phản ánh về bạo lực trẻ em thì trong 689 ca bạo lực trẻ em, có đến06/10 ca bạo lực thân thể, trong đó có 4 ca bạo lực gia đình, 2 ca bạo lực họcđường Số liệu thống kê được báo cáo tại Hội nghị châu Á Thái Bình Dươnglần thứ 2 về phòng chống tai nạn thương tích diễn ra tại Hà Nội, trong 3 năm2005 - 2007 trung bình mỗi năm ở nước ta có 475 trường hợp tử vong do tự tửvà 114 trường hợp tử vong trẻ em do bạo hành [18].
Qua các số liệu thống kê cho thấy, sự xâm hại và bạo lực đối với trẻ emtrong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường họctăng 13 lần so với chục năm về trước Tuy nhiên trên thực tế, cho đến naychúng ta chưa có một con số thống kê cụ thể về các vụ bạo hành trẻ em trong
Trang 22nhà trường mà chỉ có một vài số liệu thống kê chưa đầy đủ trong các báo cáoliên quan đến các vụ bạo hành trẻ em trong trường học diễn ra ở một số tỉnh,thành trong cả nước Bạo hành, xâm hại trẻ em đã và đang đặt ra nhiều vấn đềtrong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đối với toàn xã hội Trẻ em là nhóm dễbị tổn thương nhất trong xã hội Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được hưởngsự chăm sóc về thể chất và tinh thần, được phát triển trong môi trường lànhmạnh, an toàn Vì thế, hậu quả của việc trẻ bị bạo hành về thể chất không chỉảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tổn thương tinh thần, trí tuệ, sự phát triểntoàn diện và tương lai của trẻ em, của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Năm 2003, UNICEF và Trần Vân Anh khi nghiên cứu “Sự tham giacủa trẻ em về giáo dục môi trường và bảo vệ trẻ em” đã tiến hành tham vấnvới trẻ em tại 3 thành phố và 9 tỉnh Kết quả nghiên cứu về vấn đề này đã chỉra rằng có sự tồn tại của bạo lực trong môi trường học đường Nhiều trẻ emtrong mẫu nghiên cứu này cảm thấy rằng thầy cô giáo không phải lúc nàocũng dạy tốt, thường không công bằng hoặc bắt các em phải chịu đựng nhữnghình thức xâm hại vô lý, khắc nghiệt về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Cũng từ năm 2003, UNICEF cùng với Uỷ ban Dân số Giáo dục Trẻem, Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển và Plan International đã và đang tiếnhành một số nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ bạo lực và lạm dụng trẻ em ởViệt Nam Một nghiên cứu tiến hành trên 2800 người (chủ yếu là trẻ em) ở 3tỉnh thành: An Giang, Lào Cai, Hà Nội trong đó cho thấy trừng phạt thân thểlà hình thức bạo lực phổ biến ở gia đình và trường học.
Tháng 5/2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo “Bạo hànhtrẻ em trong gia đình và nhà trường hiện nay - thực trạng và giải pháp” - doViện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâmtư vấn FDC tổ chức với nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả: “Cần phảingăn chặn bạo hành trẻ em trong nhà trường để con em chúng ta được pháttriển lành mạnh” (Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm FDC); “Bạo
Trang 23hành trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học - đôi điều suy nghĩ” (Nguyễn ThịKim Bắc, Trung tâm Tư vấn FDC); “Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhàtrường” (Lê Thị Ngọc Dung, Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ ChíMinh); “Một số vấn đề bạo hành trẻ em trong nhà trường và gia đình hiệnnay” (Nguyễn Thị Mỹ Linh); “Thực trạng bạo lực trẻ em ở nước ta hiện nay-giải pháp“ (Nguyễn Hải Hữu) Các bài viết đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân,hậu quả và các giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em Theo các tácgiả, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bạo hành trẻ em ở các lứa tuổi, đặc biệtđối với lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học là do quan niệm sai lầm trong việc giáodục con và nhận thức hạn chế về vai trò, trách nhiệm của người làm cha mẹ,làm công tác giáo dục; thiếu hiểu biết, thiếu chuyên môn dẫn tới thiếu kỹnăng nuôi dạy, giáo dục trẻ; hoặc do hoàn cảnh sống…Bên cạnh đó là sự bấtcập trong quản lý giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; sự lơ là, thiếuquan tâm của xã hội đối với tình trạng bạo hành ở lứa tuổi này Đồng thời, cáctác giả chỉ dẫn cho các bậc cha mẹ và giáo viên mầm non, tiểu học nhữngphương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về phòng tránh tai nạnthương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non như: Sáng kiến kinh nghiệm"Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong trườngmầm non'' của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015) [22] đã đề xuất 05 biện phápđể nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trườngmầm non, bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng tránh tai nạn thươngtích cho trẻ; nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh tai nạnthương tích cho trẻ; Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dụcphòng tránh tai nạn thương tích qua các hoạt động; Chỉ đạo giáo viên cho trẻtiếp cận với công nghệ thông tin nhằm phòng tránh tai nạn thương tích; Tuyêntruyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích với các bậc phụhuynh học sinh Theo tác giả, việc áp dụng các biện pháp đó sẽ mang lại 03
Trang 24lợi ích: Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về một số tai nạn thường xảy ra cho trẻđể từ đó có kỹ năng trong việc sơ cứu ban đầu cũng như cách phòng chống tainạn thương tích cho trẻ; Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tainạn thương tích, đồ dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ xảy ra tai nạnthương tích cũng như có một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạnthương tích xảy ra cho bản thân và bạn bè xung quanh; Tăng cường nhận thứccủa phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợpvới giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích [22].
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Quản lý hoạt động phòng chống tai nạn thươngtích cho trẻ ở các trường mầm non” của tác giả Phạm Ngân Hà (2017) đã hệthống hóa các vấn đề lý luận và đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạnthương tích cho trẻ trong trường mầm non [15].
Trong sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giáo dục kỹ năngphòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non A xãNgọc Hồi" của tác giả Trịnh Thị Lan Ngọc (2014) đã đề xuất những phươngpháp giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ hiệu quả, từ đólàm tiền đề cho việc giáo dục những kỹ năng sống khác, đồng thời nâng caosự tự tin trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên Tác giả cònđề xuất phương pháp giúp hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết trong độtuổi của trẻ, để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểmthường trực xung quanh trẻ, giúp trẻ nhận biết được điều nên làm và không nênlàm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, đồng thời đưa ra các biện pháp giúp trẻ tựtin, có phản ứng nhanh để vượt qua các mối nguy hiểm của cuộc sống [19].
Các công trình nghiên cứu của tác giả trình bày trên đã đề cập một sốnội dung liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em ở trường mầm non,các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên, chưa cócông trình nào đi sâu nghiên cứu về phòng chống bạo hành cho trẻ mầm non.Vì thế, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý phòng chống bạo hành
Trang 25cho trẻ mầm non, đặc biệt là ở những vùng khó khăn là vấn đề quan trọng,bức thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ em.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Bạo hành không chỉ là dùng bạo lực gây tổn thương thân thể, gâythương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm danhdự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sang chấn tâm lý”.
1.2.3 Trẻ em ở các trường mầm non
Khái niệm trẻ em theo góc độ tâm lý học lứa tuổi có thể hiểu là mộtgiai đoạn phát triển của đời người (từ lúc sinh ra đến khi chết), bao gồmnhững người trong độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi Khái niệm trẻ em theo góc độ luậthọc không phải là một khái niệm mới, nó được ghi nhận qua các Điều ướcquốc tế và cả pháp luật trong nước Theo quy định tại Điều 1 Công ước Quốctế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày20/11/1989 có ghi nhận: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩalà người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quyđịnh tuổi thành niên sớm hơn” Còn theo pháp luật Việt Nam, độ tuổi trẻ emđược xác định cụ thể trong văn bản riêng về trẻ em đó là Luật trẻ em, Điều 1quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” [21].
Trẻ em ở các trường mầm non là trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổiđược nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, được nuôi
Trang 26dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non doBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [4].
1.2.4 Bạo hành trẻ em ở các trường mầm non
Bạo hành trẻ em ở các trường mầm non là những hành vi thô bạo biểuhiện trạng thái tâm lý tức giận, lăng nhục về tinh thần, xúc phạm danh dự,nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em của cô giáo/nhân viên trong trường, cóthể gây thương tích và gây nên những sang chấn tâm lý ở trẻ.
Bạo hành trẻ em ở trường mầm non có 2 hình thức chính là bạo hành vềthể xác và bạo hành về tinh thần.
- Bạo hành về thể xác/thân thể: là hành vi ngược đãi, đánh đập trẻ củagiáo viên/nhân viên trường mầm non gây tổn thương trên thân thể của trẻ.
Bạo hành thân thể có nhiều mức độ khác nhau.
Mức độ nhẹ: Giáo viên cấu, véo hoặc tát làm trẻ đau, hậu quả gây ra làtrên thân thể trẻ xuất hiện vết bầm tím hoặc vết hằn trên da.
Mức độ vừa: Giáo viên dùng các dụng cụ như: thước, roi, để đánhđập trẻ Hậu quả làm cho trẻ đau đớn, để lại những vết bầm tím trên da và gâytâm lý hoảng loạn cho trẻ.
Mức độ nặng: Giáo viên sử dụng tay chân kết hợp các vật dụng đánhđập trẻ gây ra những vết thương lớn, vết thương bên trong như gẫy xương ,và nặng hơn có thể gây tử vong cho trẻ.
- Bạo hành về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãihay sỉ nhục làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Bạo hành về tinh thần được chia làm 2 loại:
Bạo hành trực tiếp: Trẻ là nạn nhân trực tiếp mà giáo viên chửi mắng,sỉ nhục, dùng từ ngữ thô lỗ làm ảnh hưởng tới nhân phẩm và tâm lý của trẻ.
Bạo hành gián tiếp: Trẻ là người phải chứng kiến những hành vi bạohành của giáo viên với các bạn khác trong lớp học.
Trang 27Nhưng với bất kì hình thức bạo hành nào thì những hành vi bạo hànhcủa giáo viên cũng gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề cho trẻ.
Những trẻ bị bạo hành sẽ ngại giao tiếp, tạo khoảng cách trong giaotiếp với người lớn, nhất là đối với giáo viên trong trường học Trẻ bị bạo hànhcó tâm lý sợ sệt và hình thành suy nghĩ không tốt về giáo viên.
Những hành động bạo hành của giáo viên có thể gây nên sự chống đốingầm hoặc phòng vệ ở trẻ, khiến trẻ phát triển tính chống đối, ngang bướng, ítnói, lầm lì, thiếu tự tin Đặc biệt, trẻ có thể học theo cô giáo và sau này cóhành vi bạo lực với người khác.
Ngoài ra, trẻ bị bạo hành còn chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt sinh lý,chịu những tổn thương cơ thể từ việc bạo hành Nhiều trường hợp bạo hànhcó thể làm trẻ bị tổn thương nghiêm trọng như gẫy xương, gây di chứng cogiật, chậm phát triển.
1.2.5 Phòng chống bạo hành, phòng chống bạo hành trẻ em ở các trườngmầm non
* Phòng chống bạo hành
Phòng chống bạo hành là ngăn chặn kịp thời hành vi bạo hành hoặcnguy cơ gây ra hành vi bạo hành, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp phápcủa tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo hành.
Phòng chống bạo hành không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời chonhững người có nguy cơ bị bạo hành mà việc hiểu biết những quy định về vấnđề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xungquanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ bảnthân Với trẻ em là nạn nhân của bạo hành thì việc phòng, chống bạo hành làmột cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trườngtốt cho sự phát triển nhân cách.
* Phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non
Phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non là hệ thống biệnpháp của nhà quản lý, giáo viên trường mầm non, cha mẹ trẻ em và các lực
Trang 28lượng khác (chính quyền địa phương, ngành giáo dục ) phối hợp với nhautrong công tác bảo vệ trẻ để ngăn ngừa và chống lại những hành vi bạo lựcthân thể hoặc xâm hại tinh thần trẻ em, tạo môi trường an toàn cho trẻ thamgia các hoạt động vui chơi, học tập.
Phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non có vai trò quan trọngđối với sự phát triển toàn diện mặt nhân cách của trẻ Phòng chống bạo hànhtốt giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, trẻ không bị tổn hại về thể chất và tinhthần, giúp cho việc thực hiện các vận động được chính xác, nhanh nhẹn Sựkhoẻ mạnh về cơ thể giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốthơn, trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làmhành trang để trải nghiệm cuộc sống.
Hơn nữa, phòng chống bạo hành trẻ em sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngônngữ vì ngôn ngữ là phương tiện của tư duy trừu tượng, nếu không có ngônngữ thì sẽ không phát triển được tư duy.
Ngoài ra, phòng chống bạo hành trẻ em giúp trẻ được sống trong mộtmôi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được nhữngtình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của giáo viên và mọi người.Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡngười khác.
1.2.6 Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầmnon
Từ các khái niệm: bạo hành, trẻ em ở trường mầm non, bạo hành trẻ emở trường mầm non, phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non, chúngtôi hiểu: Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầmnon là những biện pháp mà nhà quản lý sử dụng nhằm ngăn chặn, xử lý kịpthời các biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận, hành vi thô bạo của giáoviên/nhân viên và những nguy cơ, hành vi vi phạm khác có thể gây ra nhữngtổn thương về mặt thể chất và tinh thần cho trẻ em trong trường mầm non.
Trang 291.3 Lý luận về phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non
1.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trườngmầm non
Trong nhiều năm qua Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hànhnhiều luật, nghị định, kế hoạch hành động và đầu tư nguồn lực cho chăm sóc,bảo vệ và ngăn chặn bạo hành trẻ em.
Từ năm học 2007-2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyếtđịnh số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 quy định về đạo đức nhà giáo,là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học đượcxã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại vàgiám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vữngvàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, tích cực học tập,không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, cólối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noitheo Năm học 2009-2010 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng,chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non Trong những nămhọc tiếp theo, thực hiện Nghị định số / 2080 1 7 / N Đ-CP n gày 17 tháng 7 năm2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, Bộ GD&ĐT đã ban hành các vănbản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo về GDMN như:
Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20 tháng 2 năm 2017 của Bộ GD&ĐT vềviệc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục;
Chỉ thị số 1 73 7/ C T -B GDĐ T n gày 07 tháng 5 năm 2018 của BộGD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo;thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở;
Trang 30Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ GD&ĐTvề việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sởgiáo dục;
Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 quy định quy tắc ứngxử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dụcthường xuyên.
Quyết định số 1555/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Hành động quốcgia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020, trong đó có chỉ tiêu: “số trẻ em bị bạo lựcgiảm 20% vào năm 2015 và giảm 40% vào năm 2020” Trong Quyết định này,Thủ tướng cũng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợpvới các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiệnChương trình phòng, chống bạo lực đối với trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt vớimục tiêu “giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại” ngày 22/12/2015 của Thủtướng Chính phủ tại Quyết định số 2361/QĐ-TTg Đặc biệt Luật Trẻ em mớiđược Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016 đã thể hiện rõ quyết tâm của ViệtNam trong giải quyết vấn đề này và đã được cụ thể hóa trong các Điều 25“Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tìnhdục”; Điều 26 “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bịbóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làmcông việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; khôngbị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách vàsự phát triển toàn diện của trẻ em”; Điều 27 “Trẻ em có quyền được bảo vệdưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sựphát triển toàn diện của trẻ em” và Điều 28 “Trẻ em có quyền được bảo vệdưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt” [26].
- Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007;
Trang 31- Ngày 25-4-2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trìnhmục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, trong đó có đề án hỗ trợ pháttriển hệ thống bảo vệ trẻ em Theo đó, Chính phủ sẽ bố trí ngân sách hỗ trợtrường hợp trẻ em có nguy cơ cao và trẻ em bị xâm hại, gồm cả chi phí để trẻem tiếp cận tốt nhất các dịch vụ về y tế, trị liệu tâm lý, giáo dục
- Tháng 12-2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp vớiVăn phòng Chính phủ chính thức công bố số điện thoại khẩn 111 - Tổng đàiđiện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em Đây là một trong các biện pháp mạnh mẽ từphía các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ trẻ em sau hàng loạt vụ xâm hại,bạo lực đối với trẻ em xảy ra.
- Bộ GDĐT đã ra Quyết định Số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12năm 2017 ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đườngtrong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thườngxuyên giai đoạn 2017-2021 Ngày 10/8/2018 đã ban hành Chỉ thị số 2919/CT-BGDDT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục,trong đó chỉ đạo Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khucông nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệuquả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắcphục tình trạng thiếu giáo viên Và gần đây nhất ngày 10/4/2019 Bộ GD&ĐTphối hợp với Trung ương Đoàn làm việc bàn về các giải pháp phòng, chốngbạo lực học đường.
Thực hiện các văn bản quy phạm trên là điều kiện đảm bảo an toàn,phòng chống bạo hành trẻ em, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác nuôi dạytrẻ ở trường mầm non.
1.3.2 Mục tiêu phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non hướng đếncác mục tiêu sau:
Trang 32Đảm bảo cho trẻ em ở trường mầm non được bảo vệ, được sống trongmôi trường an toàn và thân thiện; chủ động ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơgây tổn hại cho trẻ.
Đảm bảo sự phát triển về thể chất cho trẻ, trong đó thể hiện tập trung ởphát triển sức khỏe, các phẩm chất, tố chất vận động và các giác quan.
Đảm bảo sự phát triển về ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xãhội trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay mặt tinh thần sẽ giúp trẻ tìmhiểu thế giới xung quanh được tốt hơn Từ đó, trẻ tích lũy được vốn kiến thức,kỹ năng để có thêm kinh nghiệm làm hành trang cho cuộc sống Hơn nữa việcphòng chống bạo hành trong trường mầm non giúp trẻ phát triển về mặt ngônngữ Mà ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì tưduy cũng không phát triển.
Đảm bảo sự phát triển cho trẻ về mặt tình cảm xã hội Trẻ sống trongmột môi trường an toàn, trẻ sẽ cảm nhận được những tình cảm, sự yêuthương, quan tâm, chăm sóc của người lớn, qua đó trẻ biết yêu quý trân trọngmọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác Không chỉ thế còn giúp trẻphát triển về mặt thẩm mỹ Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có nhữnghành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chínhmình và cho cả mọi người.
Đảm bảo tạo cơ sở tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốtcho những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ.
Như vậy, phòng chống bạo hành có vai trò hết sức to lớn đối với sựphát triển của trẻ, là nhiệm vụ quan trọng mà cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên trường mầm non cần quan tâm để đảm bảo an toàn cho trẻ.
1.3.3 Nội dung phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Để phòng chống bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em ở trường mầmnon, các cán bộ quản lý giáo dục cần nghiêm túc thực hiện các công việc sau:
Trang 33- Triển khai thực hiện Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/2/2017 của BộGiáo dục và Đào tạo về tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong cáccơ sở giáo dục; công văn số 1563/BGDĐT-GDMN ngày 18/4/2017 của Bộgiáo dục và Đào tạo về việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dụcmầm non tới công chức, viên chức, người lao động ở các cấp quản lý giáo dụcvà các văn bản pháp lý khác có liên quan đến công tác phòng chống bạo hànhtrẻ em.
- Xây dựng mục tiêu phòng chống bạo hành trẻ em- Xác định các hình thức, hành vi bạo hành trẻ em
- Ngăn ngừa hành vi bạo hành thể chất (đánh đập, xâm phạm cơ thể của trẻ)
- Ngăn ngừa những hành vi bạo hành tinh thần (mắng chửi, đe dọa, xúcphạm trẻ…)
- Trang bị kỹ năng phòng chống bạo hành cho trẻ trong các hoạt độngphù hợp
- Xử lý các hành vi bạo hành trẻ ở trường mầm non để răn đe - Phối hợp giữa các lực lượng để phòng chống bạo hành trẻ em
1.3.4 Các lực lượng phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Việc phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non cần sự tham giacủa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, cụ thể là:
- Chính quyền địa phương thu hút sự quan tâm, hiệp lực của cộng đồngxã hội; tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao nhà trường để ngăn chặn hiệu quảnhững nguy cơ bạo hành trẻ và nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻmầm non.
- Sở giáo dục đào tạo ban hành các văn bản, hướng dẫn các đơn vị giáodục thực hiện tốt việc phòng chống bạo hành trẻ em trong nhà trường, yêu cầucác cơ sở giáo dục chủ động đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm xâydựng trường học an toàn, chủ động phát hiện các trường hợp bị bạo hành,
Trang 34cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan thẩm quyền để điều tra, xử lý,đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non Bên cạnh đó, Sở có thể tổ chứcbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, hun đúc lòng yêu nghề cho đội ngũ giáoviên theo sự phân công chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Phòng giáo dục và đào tạo tiến hành rà soát các cơ sở giáo dục mầmnon trên địa bàn, kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho công tác chăm sóc giáodục trẻ và việc chấp hành quy định của pháp luật để phòng ngừa, ngăn chặn,xử lý những vi phạm về bạo hành trẻ em Thiết lập đường dây nóng để kịpthời tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân, của cha mẹ trẻ về các hành vikhông đúng chuẩn mực sư phạm của đội ngũ CBQL, GV, NV đối với trẻ.
- Nhà trường đảm bảo về cơ sở vật chất, xây dựng trường mầm non lấytrẻ làm trung tâm Quán triệt, tuyên truyền tới đội ngũ giáo viên, nhân viêntuyệt đối không có hành vi bạo hành trẻ Xây dựng kế hoạch phòng chống bạohành trẻ trong trường mầm non, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sátvà xử lý các hoạt động trong nhà trường
- Giáo viên là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày phảiluôn trau dồi đạo đức nhà giáo, yêu nghề, tham gia các lớp bồi dưỡng và tựbồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm xử lý tình huống Nắmvững kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, tích hợp nội dung giáo dụcphòng chống bạo hành vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để trẻ cónhững hiểu biết ban đầu về bạo hành thể chất và tinh thần; hướng dẫn cáccháu cách nhận biết và kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị bạo hành.
- Gia đình là môi trường gần gũi nhất với trẻ, do đó cha mẹ phải có ýthức nâng cao nhận thức cho bản thân về Luật Trẻ em và quyền của trẻ em,trở thành những tấm gương cho con mình noi theo, phối hợp chặt chẽ với nhàtrường, giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, phòng chốngbạo hành trẻ nói riêng.
Trang 351.4 Lý luận về quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trườngmầm non
1.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non với công tác quản lý phòng chống bạohành trẻ em ở trường mầm non
Theo Điều lệ Trường mầm non Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sungđiểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số14/2008/ QĐBGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và đã đượcsửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 củaBộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non đãquy định: Hiệu trưởng trường mầm non là người đứng đầu đơn vị cơ sở củangành GDMN, là người chịu trách nhiệm trước đảng bộ chính quyền địaphương và cấp trên về quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường theođường lối của Đảng, phương hướng nhiệm vụ của ngành.
Hiệu trưởng trường MN có vị trí quyết định trong việc đưa nhà trườngtiến tới các mục tiêu về giáo dục và chịu trách nhiệm cao nhất về hành chínhcũng như về chuyên môn trong nhà trường.
Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường: Phân tích tình hình, xác địnhmục tiêu phát triển nhà trường trong từng năm; xác định hoạt động, nguồn lựcđể đạt các mục tiêu phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường vàđịa phương, chú ý đối tượng trẻ mầm non có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
Quản trị hoạt động giáo dục trẻ: chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dụctrẻ phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa tiềm năng, hướng tới sựphát triển toàn diện của từng trẻ.
Trang 36Quản trị tổ chức, hành chính và nhân sự trong nhà trường: Chỉ đạo, phâncông, phân cấp, phân quyền cho các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và cácthành viên của trường thực hiện nhiệm vụ; tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bồidưỡng, tạo động lực phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộquản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Quản trị tài chính, tài sản trong nhà trường: Chỉ đạo lập dự toán, thựchiện thu chi, báo cáo, kiểm tra, công khai tài chính, minh bạch, đúng quyđịnh; huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, tài sản nhằm phục vụcông tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Quản trị chất lượng nhà trường: Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng,tổ chức tự đánh giá, tham gia kiểm định, cải tiến và thực hiện trách nhiệm giảitrình về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng trường mầm non cần có các năng lực sau:Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ:Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, vệ sinh, phòng chống bạolực học đường; xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, thân thiện, dân chủ.
Xây dựng môi trường giáo dục trẻ an toàn, lành mạnh: Tổ chức xâydựng môi trường giáo dục an toàn, sáng - xanh - sạch - đẹp; phòng chống bạolực học đường, bệnh tật, tai nạn thương tích cho trẻ; tạo điều kiện cho trẻ vuichơi và trải nghiệm.
Xây dựng văn hóa nhà trường thân thiện, dân chủ: Chỉ đạo, tổ chức xâydựng và duy trì môi trường văn hóa thân thiện, dân chủ, phù hợp với yêu cầunuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Năng lực phát triển quan hệ xã hội: Tổ chức các hoạt động xây dựng vàphát triển mối quan hệ giữa nhà trường với các bên liên quan trong nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, phát triển nhà trường và cộng đồng.
Trang 37Phát triển mối quan hệ với cha mẹ trẻ: Xây dựng và phát triển mốiquan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình trẻ; tư vấn, hỗ trợ và huyđộng cha mẹ trẻ tích cực phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ.
Phát triển mối quan hệ với chính quyền địa phương, cộng đồng: Tổchức tham gia xây dựng phát triển địa phương; tham mưu, vận động chínhquyền, huy động các lực lượng trong cộng đồng, xã hội hỗ trợ, phối hợp vớinhà trường thực hiện công tác giáo dục mầm non; tham gia phát triển mạnglưới chia sẻ tri thức và thực tiễn quản lý giáo dục mầm non.
Như vậy, hiệu trưởng là chủ thể quản lý hoạt động phòng chống bạohành trẻ em trong trường mầm non Hiệu trưởng là người lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống bạo hành cho trẻ nóiriêng và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung.
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trườngmầm non
1.4.2.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ởtrường mầm non
- Kế hoạch quản lý phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non làmột loạt các công việc dự định làm, được sắp xếp một cách hệ thống, hướngvào một mục đích chung và dự kiến thời gian thực hiện nhằm phòng chốngbạo hành trẻ em trong nhà trường.
- Lập kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý, nóchi phối toàn bộ quá trình giúp cho công tác của cán bộ quản lý, giáo viên,nhân viên nhà trường có định hướng, có mục tiêu cụ thể Xây dựng kế hoạchhoạt động phòng chống bạo hành trẻ em phải xuất phát từ điều kiện thực tếbên trong và bên ngoài nhà trường và thực tế tại địa phương.
Trang 38- Kế hoạch phòng chống bạo hành trẻ mầm non cần được xây dựng vàođầu năm học, cho mỗi học kì và cho từng hoạt động Trong kế hoạch phảiđảm bảo mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể ở trường mầm non, nhằm đảm bảoquy định về chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ để hình thành và phát triển chotrẻ những phẩm chất và năng lực chung để trẻ phát triển một cách tốt nhất.
- Lập kế hoạch là một mắt xích quan trọng của quá trình quản lý, là mộtchức năng quan trọng của người quản lý Chất lượng của kế hoạch và hiệuquả thực hiện kế hoạch quyết định sự thành công của một tổ chức Có thể nói,lập kế hoạch phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non là hoạt độngquyết định chính, đảm bảo sự thành công của hoạt động phòng chống bạohành trẻ em trong trường mầm non.
- Người quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra những hoạt động phòng chốngbạo hành trẻ em thông qua việc thăm lớp, dự giờ.
- Lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống bạo hành trẻ em làviệc xây dựng các văn bản có tính hệ thống, đảm bảo sự nhất quán Nội dungphải hướng tới mục tiêu phòng chống bạo hành trẻ em Kế hoạch phải mangtính xuyên suốt, không dồn ép và phải có mức độ phù hợp hài hòa với toàn bộhoạt động chung trong nhà trường.
- Trong nội dung kế hoạch quản lý phòng chống bạo hành trẻ em, nhàquản lý cần:
+ Xác định mục tiêu quản lý phòng chống bạo hành trẻ em, bao gồmcác mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, tương ứng với các loại kế hoạchquản lý.
+ Xác định các nguy cơ gây ra hành vi bạo hành trẻ em trong nhàtrường (ví dụ, những hạn chế về tính cách, khí chất, đạo đức, năng lực sưphạm của giáo viên ).
+ Xác định các lực lượng tham gia phòng chống bạo hành trẻ em trongnhà trường và hình thức phối hợp với các lực lượng đó.
Trang 39+ Xác định phương pháp (phương pháp hành chính tổ chức, phươngpháp kinh tế, phương pháp tâm lý - xã hội) phòng chống bạo hành trẻ phù hợpvới điều kiện thực tế của nhà trường và đặc điểm của đội ngũ giáo viên.
+ Dự kiến kế hoạch thăm lớp dự giờ, kiểm tra đột xuất các hoạt độngchăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên để nắm bắt việc thực hiện các nội quy củanhà trường, của ngành ở đội ngũ giáo viên nhằm ngăn ngừa hành vi bạo hànhtrẻ
+ Dự kiến các hoạt động bồi dưỡng giáo viên nâng cao đạo đức nhà giáo,năng lực sư phạm cho giáo viên, từ đó ngăn ngừa các hành vi bạo hành trẻ
+ Dự kiến phương án xử lý khi có bạo hành xảy tra trong nhà trường
1.4.2.2 Tổ chức hoạt động phòng chống bạo hành trẻ mầm non
- Tổ chức hoạt động phòng chống bạo hành cho trẻ là chức năng đượchoàn thành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hóa mục đích, mục tiêu phòngchống bạo hành cho trẻ được liên kết thống nhất, cùng nhau thực hiện côngviệc và đạt hiệu quả nhất định.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, người quản lý phải ràsoát lại các mục tiêu, kiểm tra tiến độ và ứng biến linh hoạt để đảm bảo pháthuy tối đa nội lực và tranh thủ tốt nhất các nguồn lực từ bên ngoài Cuộc họptriển khai kế hoach như vậy phải được tiến hành ngay từ đầu năm học để cánbộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu được mục tiêu, kế hoạch để hoạtđộng phòng chống bạo hành trẻ em cho trẻ được thực hiện có hiệu quả.
- Nội dung tổ chức hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trườngmầm non bao gồm:
+ Thành lập ban phòng chống bạo hành trẻ trong trường mầm non
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ/giáo viên/nhân viên thamgia hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em
+ Xác lập cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong hoạt động phòngchống bạo hành trẻ em
Trang 40+ Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về công tácphòng chống bạo hành trẻ em cho trẻ.
+ Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận, trao đổi kinh nghiệm vềhoạt động phòng chống bạo hành trẻ em.
+ Đảm bảo các điều kiện để thực hiện có hiệu quả hoạt động phòngchống bạo hành trẻ em
+ Đảm bảo sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trongphòng chống bạo hành trẻ em.
1.4.2.3 Chỉ đạo hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non
Chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trườngmầm non là quá trình tác động có chủ đích, có ảnh hưởng của cán bộ quản lítrường mầm non tới hành vi, thái độ của những người thực hiện hoạt độngnày nhằm biến những yêu cầu chung của công tác phòng chống bạo hành trẻem thành nhu cầu của họ và những đối tượng khác tham gia công tác phòngchống bạo hành trẻ em Trên cơ sở đó, động viên và khích lệ mọi người tíchcực, chủ động và tự giác phát huy tối đa khả năng để thực hiện và hoàn thànhnhiệm vụ phòng chống bạo hành với chất lượng cao Đồng thời giám sát, điềuchỉnh và hỗ trợ mọi đối tượng quản lí thực hiện các nhiệm vụ được giao; racác quyết định quản lí và thúc đẩy các hoạt động phòng chống bạo hành pháttriển Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động phòng chống bạo hànhtrẻ em, hiệu trưởng trường mầm non cần:
- Chỉ đạo tập thể sư phạm nhà trường học tập, nghiên cứu các văn bảnhướng dẫn hoạt động phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hạitrẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non trong các cơ sở giáo dục ; nghiêncứu các điều kiện cụ thể của địa phương và nhà trường để vận dụng thực hiệnhoạt động phòng chống bạo hành trẻ mầm non một cách hiệu quả.
- Chỉ đạo quán triệt thực hiện mục tiêu phòng chống bạo hành trẻ emtheo các văn bản chỉ đạo của ngành.