1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phổ vinh, tỉnh nghệ an

99 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Muốn đạt được mục tiêu đó thì cần chú ý tớichất lượng của tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trong ngày của trẻ baogồm Đón trẻ: thê dục sáng; tiết học; Chơi, hoạt động ở các góc; hoạ

Trang 1

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non

có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhâncách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mục tiêu của giáo dục mầmnon là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thấm mỹ, hình thànhnhững yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một Muốnđạt được mục tiêu trên, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao chấtlượng hoạt động giáo dục trẻ trong các nhà trường, bởi vì đó chính là nhân tốquyết định trực tiếp đến việc hoàn thành mục tiêu của bậc học cũng như quyếtđinh sự tồn tại của các cơ sở mầm non

Đế giáo dục mầm non phát triển một cách bền vững, người hiệu trưởngcần có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực quản lý và tổ chức các mặt hoạtđộng phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục do mình phụ trách Người hiệutrưởng có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo các hoạt động giáo dụctrong nhà trường theo hướng phát triên nhằm đạt được mục tiêu cũng nhưnhiệm vụ của ngành học và xã hội giao phó

Từ năm 2009 Bộ Giáo dục đào tạo đã có thông tư số 17/2009/TT-BGDĐTngày 25 tháng 7 năm 2009 ban hành chương trình GDMN và tổ chức thựchiện thí điểm ở một số tỉnh thành trong đó có tỉnh Nghệ An Năm học 2009 —

2010 phòng Giáo dục đào tạo Thành phố Vinh đã chỉ đạo thực hiện chươngtrình GDMN theo thông tư 17 ở diện đại trà 27/27 trường Sau 3 năm thựchiện chương trình, phòng giáo dục đã có đánh giá sơ bộ: Đa số trẻ đã đượchọc tập trong môi trường csvc tương đối đầy đủ, có các đồ dùng trang thiết

bị theo hướng hiện đại, 100% trẻ được học bán trú 2 buổi/ ngày; được tiếp cậnđầy đủ các chuyên đề cũng như các phần mềm ứng dụng CNTT nhằm pháttriển toàn diện trên mọi mặt Tuy nhiên, chất lượng hoạt động giáo dục trong

Trang 2

các trường mầm non Thành phố Vinh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứngđược với yêu cầu đối mới của bậc học Do vậy, việc nâng cao chất lượng hoạtđộng giáo dục trong các trường mầm non là một vấn đề hết sức cấp bách đặcbiệt trong bối cảnh hiện nay Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đang chỉ đạocho 12/27 trường MN trong thành phố Vinh xây dựng trường thực hiện chấtlượng giáo dục cao.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên

cứu: “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm

non trên địa bàn thành phổ Vinh, tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích nghiên cứu

Đe xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độnggiáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh NghệAn

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thế nghiên cửu

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non

3.2 Đoi tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địabàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầmnon trên địa bàn thành phố Vinh nếu đề xuất và thực hiện được một số biệnpháp quản lý có tính khoa học và khả thi

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cúu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận vê quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trườngmầm non

Trang 3

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ của các trirừngmầm non trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản lýhoạt động giáo dục trẻ ở các truờng mầm non trên địa bàn Thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa bàn khảo sát: 6 truờng mầm non công lập trên địa bàn Thành PhốVinh

- Thời gian khảo sát: Từ tháng 11/2012 đến tháng 05/ 2013

- Thời gian áp dụng các giải pháp đirợc đề xuất: từ 2013 đến 2015

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phuơng pháp phân tích- tổng hợp; Phân loại- hệ thống hoácác vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cúu thực tiễn

Đê xây dụng cơ sở thục tiễn của đề tài:

- Phuơng pháp điều tra bằng an két

- Phuơng pháp quan sát, dụ giờ các hoạt động giáo dục

- Phuơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: hồ sơ quản lý hoạt độnggiáo dục

- Phuơng pháp lấy ý kiến chuyên gia:

- Phuơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

6.3 Phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu đirợc.

7 Đóng góp mói của luận văn

Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về các hoạt động giáo dục vàquản lý hoạt động giáo dục trẻ ở truờng mâm non

Đã làm rõ thục trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các truờng mầm nontrên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trang 4

Đề ra một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầmnon trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

8 Dự kiến cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dục trẻ ở các trường mầm

non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo duc trẻ ở các trường mầm

non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường

mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Trang 5

CHƯƠNG 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG GIẢO DỤC TRẺ Ở

CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tống quan về nghiên cứu vấn đề

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật, chấtlượng hoạt động giáo dục luôn đóng một vai trò chủ đạo, then chốt trong việcđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Để có được nguồn nhân lực chấtlượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triên của xã hội, việc nâng cao chất lượnghoạt động giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, trong đó bậc họcmầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triểnnhân cách của mỗi con người Người ta ví “tầm hồn trẻ như một trang giấytrắng”, chúng ta vẽ lên trang giấy trắng như thế nào thì kết qủa sẽ như thế đó.Trên báo nhân dân số 5526 ngày 1/6/1969 có bài viết của Bác về thiếu niên,nhi đồng có tựa đề: “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niênnhi đồng” Người đã khẳng định “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương laicủa nước nhà Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm VỊ1 của toànĐảng, toàn dân”, thấm nhuần lời dạy của Bác chúng ta phải luôn quan tâmđến chất lượng giáo dục trẻ ngay từ bậc học mầm non, bởi đó là cả một thế hệcủa tương lai đất nước

Những năm gần đây phong trào xây dựng trường MN đạt chuẩn quốcgia ngày càng phát triển, do đó chất lượng CSGD trẻ ngày một tốt hơn.GDMN tồn tại với đủ các quy mô trường, lớp, nhóm, với các loại hình cônglập, bán công, dân lập, tư thục GDMN ngày càng đáp ứng được lòng tin vàyêu cầu của xã hội

Trong những năm qua (từ 1995 trở lại đây) vấn đề quản lý bậc họcinầm non đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều công trình nghiên

Trang 6

cứu ở các cấp độ khác nhau đã đuợc thực hiện: đề tài cấp Nhà nirức và cấp

Bộ, một số luận văn tiến sỹ, thạc sỹ

Đề tài cấp Bộ: Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất luợng chăm sócgiáo dục trẻ của truờng mầm non (Phạm Thị Châu, truờng Cao đẳng su phạmnhà trẻ - Mau giáo TW1 năm 1995) đề tài đã đề cập một số biện pháp chỉ đạochuyên môn của Ban giám hiệu và các cấp quản lý nhằm góp phần nâng caochất luợng chăm sóc và giáo dục trẻ Tuy vậy đề tài chua chú ý tập trung cácbiện pháp có tính toàn diện mà Hiệu truởng truờng mầm non phải vận dụng

đế nâng cao chất hrợng chăm sóc giáo dục trẻ

Nguyễn Thị Hoài An: "Biện pháp quản lý cơ sở mầm non Hà Nội nhằmnâng cao chất luựng chăm sóc giáo dục trẻ" Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dụcnăm 1999 Công trình nghiên círu này đề cập các biện pháp quản lý truờng tuthục, một loại hình GDMN xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Thị Dung: “Một số biện quản lý chất luợng trirờng trọng điểmtrên địa bàn tỉnh Nghệ An” Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2003);

Đề tài đã chỉ ra đuợc một số biện pháp quản lý chất luợng truờng trọng diêmtrên địa bàn tỉnh Nghệ An nên chua đi sâu nghiên cứu chất lirợng giáo dục cáctrirờng mầm non

Nguyễn Thị Thuờng: “Một số giải pháp nâng cao chất luợng đội ngũcán bộ quản lý các truờng Mầm non huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2010

Hà Thị Hoa: “Một số giải pháp nâng cao chất lirợng đội ngũ cán bộquản lý các trirờng Mầm non huyện Mirờng Lát, tỉnh Thanh Hóa” Luận vănthạc sỹ khoa học giáo dục năm 2011

Nguyên Thị Đào: “Một sô giải pháp nâng cao chất luợng đội ngũ cán

bộ quản lý các trirờng Mầm non huyện Thanh Chirưng, tỉnh Nghệ An” Luậnvăn thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2012

Trang 7

Qua đó chúng ta thấy các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục trẻ

ở các trường MN hầu như chưa được đề cập đến Đặc biệt là các biện phápquản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn Thành phốVinh

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp nỗ lực hoạt độngcủa cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào nỗ lực của

mỗi cá nhân, mỗi tổ chức Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tưong đoi lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo đế điều hòa những hoạt động cả nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thê sản xuất khác với sự vận động của những khỉ quan độc lập của nó Một người độc tẩu vĩ cầm tự mình điều khiến lẩy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [11] Theo quan điếm này thì trong quá trình lao động con

Trang 8

người phải có sự phân công, họp tác với nhau, sự tổ chức phân công lao động

đó chính là một chức năng quản lý, như vậy quản lý là một chức năng xã hội,xuất hiện và phát triển cùng với xã hội

- Theo Bách khoa toàn thư (Liên Xô cũ): “Quản lý là chức năng của

những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau, nó bảo toàn cấutrúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động Quản lý bao gồm nhữngcông việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện công việc

và đạt được mục đích”

- Theo Từ điến Tiếng Việt 1998: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo

những yêu cầu nhất định”

- Henri Fayol (người Pháp), người đặt nền móng cho lý luận tố chức cổ

điển: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”

- Theo Taylor F w (người Mỹ), “Quản lý là biết được chính xác điều

bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành côngviệc một cách tốt và rẻ nhất”

Có nhiều cách khác nhau định nghĩa về quản lý, theo nghĩa rộng thìquản lý là hoạt động có mục đích của con người, nếu xét quản lý với tư cách

là một hành động, các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc

Bảo định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tô chức, có hướng đích của chủ thế quản lý tới đoi tưọng quản lý nhằm đạt được mục tiêu để ra” [11]

Vậy quản lý là hệ thống các tác động có định hướng của chủ thể quản

lý đến khách thế quản lý trong mỗi tổ chức nhằm làm cho tổ chức hoạt động

và đạt được mục tiêu đặt ra Quản lý là sự tác động, điều khiển, chỉ huy,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạtđược mục đích đề ra Quản lý còn là một quá trình tác động có mục đích vào

Trang 9

hệ thống nhằm làm thay đổi hệ thống, thông qua các chức năng kế hoạch, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra để thực hiện hoạt động quản lý.

1.2.1.2 Chức năng quản lý

Xét dưới góc độ hoạt động thì quản lý có 4 chức năng cơ bản:

- Chức năng lập kế hoạch:

Dự kiến các hoạt động của một quá trình, một giai đoạn hoạt động hợp

lý và các điều kiện, những tình huống dự báo sẽ xảy ra và biện pháp giảiquyết các tình huống đó

- Chức năng tổ chức:

Sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức để thực hiệncác mục tiêu đặt ra Do có chức năng này mà chủ thể quản lý có thể phối hợp,phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có Hiệu quả đạt được nhiều hay ít,thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào năng lực và phong cách của chủthê quản lý, phụ thuộc vào việc sử dụng, huy động các nguồn lực cũng nhưtạo động lực và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân trong tổ chức

- Chức năng chỉ đạo:

Là sự chỉ huy, hướng dẫn, tác động đê bộ máy hoạt động, đây chính làquá trình tác động của chủ thể quản lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơcấu của tố chức đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng Thực hiệntốt chức năng này người quản lý phải biết phối hợp, gắn kết giữa các thànhviên lại với nhau, có hình thức, phương pháp động viên khích lệ để họ hoànthành những nhiệm vụ nhất định đê đạt được mục tiêu của tố chức, xong trongquá trình hoạt động có điều chỉnh và thúc đây

- Chức năng kiêm tra:

Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng của quản lý, lãnh đạo màkhông kiểm tra thì coi như không lãnh đạo Kiểm tra nhằm nắm tình hình hoạt

Trang 10

động của bộ máy, từ đó điều chỉnh hoạt động của bộ máy theo mong muốncủa nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

1.2.2 Iloạí động giáo dục

1.2.2.1 Hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

ơ trường mầm non có hai loại hoạt động cơ bản: Hoạt động chăm sóc

và hoạt động giáo dục Hai hoạt động này được diến ra song song, hỗ trợ lẫnnhau Nó được trải đều vào hoạt động hàng ngày của trẻ

a) Hoạt động chăm sóc bao gồm các hoạt động như ăn, ngủ, vệ sinh.Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, đồng thời tập cho trẻmột số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ trạngthái sảng khoái, vui vẻ

- Trong giờ ăn: Phải đảm bảo đủ suất ăn và chất lượng ăn theo khẩuphần cho trẻ Trước khi ăn phải vệ sinh mặt mũi tay chân, quần áo gọn gàngsạch sẽ Trong và sau giờ ăn giáo dục trẻ các thói quen, hành vi văn minhtrong ăn uống

- Trong hoạt động vệ sinh: Vệ sinh thân thê cần được tố chức hợp lý.Những trẻ nhỏ cần được sự giúp đỡ của cô, cần rèn cho trẻ các thói quen vệsinh phù hợp với từng độ tuổi, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, đồdùng trước giơ vệ sinh một cách đầy đủ, đúng yêu cầu

- Hoạt động ngủ: Phòng ngủ phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm vềmùa đông Trước khi ngủ tránh cho trẻ hoạt động mạnh, hoặc quá sợ hãi, cóthê hát ru cho trẻ ngủ Khi trẻ ngủ phải luôn theo dõi giấc ngủ của trẻ

Trang 11

b) Hoạt động giáo dục bao gồm: Hoạt động học (Hoạt động chơi tập cóchủ đích, hoạt động chung), hoạt động chơi (hoạt động vui chơi, hoạt độnggóc, hoạt động ngoài trời), hoạt động ngày hội, ngày lễ, hoạt động lao động.

- Hoạt động chơi: Giáo viên cần tổ chức cho trẻ những trò chơi phù hợpvới độ tuổi, chuơng trình lịch trình Chú ý cung cấp đầy đủ đồ chơi, tạo điềukiện cho trẻ được tìm hiểu, khám phá các hiện tượng thiên nhiên, các sự vậtdiễn ra bên ngoài môi trường thiên nhiên có xung quanh trẻ cần tạo cho trẻtâm thế thoải mãi, ý thức kỷ luật quan sát trẻ chơi, tạo tình huống cho trẻchơi và chơi cùng trẻ khi cần thiết

- Hoạt động học: Tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái, tránh gò bó, áp đặtkhiến cho trẻ khó tiếp thu tri thức Trong quá trình thực hiện tiết học giáo viênnên động viên kịp thời tính tích cực của trẻ Giờ học phải đảm bảo phươngchâm học mà chơi, chơi mà học, chú ý đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ, tạo cáctình huống đê trẻ giải quyết và đưa ra các câu trả lời khác nhau

- Hoạt động lao động: Là các hoạt động mà cá nhân trẻ và các bạn cùngnhau họp tác để hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên, người lớn giao cho,

ví dụ như: Nhặt lá, lau cây, tưới cây, sắp xếp bàn ghế trước và sau khi hoạtđộng Trong qúa trình tổ chức giáo viên cần nêu ra nhiệm vụ cụ thể cho trẻbiết, động viên, khuyến khích trẻ tự giác làm việc để hoàn thành nhiệm vụ

- Hoạt động ngày hội, ngày lễ: Là các hoạt động được tổ chức kỷ niệmvào các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ýnghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ

1.2.2.2 Chất lượng và chất lượng hoạt động giáo dục

Chất lượng nói lên cái bản chất, cái giá trị của một sự vật hiện tượngxung quanh chúng ta, nó làm cho sự vật này khác với sự vật kia Vậy chấtlượng giáo dục là gì?

Từ cách nhìn khác nhau, mỗi nhóm người hay mỗi người cũng có thể cónhiều cách hiếu khác nhau về chất lượng giáo dục Chăng hạn như: giáo viên

Trang 12

đánh giá chất lượng học tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiếnthức kỹ năng, phương pháp và thái độ học tập của cá nhân Học sinh có thểđánh giá chất lượng học tập bằng việc nắm vững kiến thức và vận dụng vàothực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài thi Cha mẹ học sinh đánh giá chấtlượng bằng điểm số kiêm tra - thi, xếp loại Người sử dụng sản phẩm đào tạothì đánh giá chất lượng bang khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, khảnăng thích ứng với môi trường

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đản (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), chấtlượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cánhân và xã hội, trước mắt và lâu dài Khái niệm trên được đúc kết từ nhiềugóc độ khác nhau Dưới góc độ quản lý thì chất lượng giáo dục có được khingười học nắm được các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, chuẩn mực, thái

độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyến cấp,vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động Còn dưới góc độ giáo dục họcthì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triểncủa cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vàocác lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, văn hóa - thế thao

Như vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục

Đối với giáo dục mầm non, chất lượng giáo dục cũng là sự phù họp vóimục tiêu giáo dục mầm non, được cụ thể hóa ở mục tiêu của Chương trìnhGDMN (được đo bằng kết quả mong đợi của trẻ theo từng độ tuổi) và bộchuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Muốn đạt được mục tiêu đó thì cần chú ý tớichất lượng của tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trong ngày của trẻ baogồm (Đón trẻ: thê dục sáng; tiết học; Chơi, hoạt động ở các góc; hoạt ngoàitrời, hoạt động ăn, ngủ; hoạt động chiều); sao cho đảm bảo thực hiện đượcmục tiêu chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non, đảm bảo phù họp với sự tăngtrưởng và phát triển của độ tuổi, sự cân đối hài hoà giữa nuôi và dạy (chămsóc - giáo dục), đảm bảo sự điều hoà giữa hoạt động và nghỉ ngơi, trình tự

Trang 13

hoạt động ổn định, phải phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và khí hậutừng vùng, từng mùa.

Trong trường mầm non mỗi một hoạt động giáo dục đều hướng tói việcđạt được mục tiêu, kết quả mong đợi của trẻ ở các độ tuối thông qua việc thựchiện nội dung giáo dục theo yêu cầu của chương trình GDMN Ví dụ: Đe đạtđược mục tiêu chương trình ở lĩnh vực phát triển tình cảm — xã hội là “Trẻ có

ý thức về bản thân ’ thì giáo viên phải thông qua hoạt động khám phá khoahọc đẻ dạy trẻ nắm được các nội dung như: Tên, tuổi, giới tính, sở thích, khảnăng của bản thân, điểm giống nhau của mình với người khác, vị trí và tráchnhiệm của bản thân trong gia đình và lóp học, ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏecủa bản thân

Để đạt được chất lượng hoạt động giáo dục, chúng ta cần bám sát vàonội dung chương trình của từng độ tuổi, triến khai vào các hoạt động hàngngày của trẻ để trẻ được học, được chơi dưới nhiều hình thức phong phú, tạođược sự hứng thú, tò mò, thích tìm hiểu khám phá, hoạt động tích cực từ đótạo cho trẻ sự tự tin trong giao tiếp, tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng nội dunghọc tập một cách thoải mái, góp phần tích cực vào hình thành và phát triểnnhân cách của mỗi cá nhân trẻ

1.2.2.3 Quản lý hoạt động giảo dục trẻ ở trường mầm non

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non là quá trình tác động

có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tới các yếu tố có liên quan đếnhoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáodục trẻ

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ có thể:

- Theo chức năng quản lý: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ; Tổchức hoạt động giáo dục trẻ; Chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ; Kiếm tra, đánhgiá hoạt động giáo dục trẻ

Trang 14

- Theo quan điểm hệ thống: Quản lý yếu tố đầu vào (đội ngũ giáo viên,csvc, thiết bị dạy học, số lượng trẻ), quản lý quá trình giáo dục trẻ, quản lýkết quả hoạt động giáo dục trẻ.

- Hoặc: Quản lý hoạt động giáo dục trẻ của GV mầm non; Quản lý trẻ

và kết quả hoạt động giáo dục trẻ mầm non; Quản lý các điều kiện cần đê đảmbảo chất lượng hoạt động giáo dục trẻ

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận thứ 3 để xem xétnội dung quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ

1.2.2.4 Biện pháp quản lỷ

Biện pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện mang tính điềukiện, do con người sáng tạo ra, nó có thê được sử dụng đế tiến hành một hoạtđộng hướng đích nào đó nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng

Biện pháp quản lý là tổ hợp các phương pháp tiến hành của chủ thểquản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý.Các biện pháp quản lý phải có mục tiêu xác định rõ ràng, cụ thể, có cơ sởkhoa học và tính thực tiễn, biện pháp có tính khả thi và đạt được mục tiêu đềra

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Hiệu trưởng là những cáchthức cụ thể mà người Hiệu trưởng tiến hành đế tác động đến hoạt động giáodục trẻ của đội ngũ giáo viên nhằm đạt được mục tiêu quản lý chuyên môncủa nhà trường đề ra Người hiệu trưởng phải có các biện pháp quản lý mangtính đồng bộ thì mới đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhàtrường

1.3 Một số vấn đề về hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

1.3.1 Mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non

1.3.1.1 Mục tiêu giảo dục mầm non

(Điều 21-22 Luật Giáo dục, sửa đổi 2009) đã chỉ rõ GDMN là bộphận trong hệ thống giáo dục quốc dân GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng

Trang 15

chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi.

Mục tiêu chung của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thấm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn

bị cho trẻ em vào lớp Một Mục tiêu cụ thể cho các độ tuổi được trình bàytheo các lĩnh vực phát triển như sau:

a) Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuối nhà trẻ

a 1 Phát triển thể chất

+ Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triến cân đối Cân nặng và chiều cao nằm trongkênh A

+ Thực hiện được các vận động cơ bản

+ Thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non

+ Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân

a 2 Phát triên nhận thức

+ Thích tìm hiểu thế giới xung quanh

+ Có sự nhạy cảm của các giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác,thị giác

+ Nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi

+ Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triên tư duy trực quan - hành

a 3 Phát triển ngôn ngữ

+ Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác

I Diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói

+ Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản

a 4 Phát triên tình cảm xã hội

I Mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi

+ Biêt được một sô việc được phép làm và không được phép làm

+ Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kể

Trang 16

chuyện, vẽ, nặn, lắp ghép, xếp hình

+ Thích tự làm một số công việc đơn giản

b) Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo

b.l Phát triến thể chất

+ Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối Cân nặng và chiều cao nằm trongkênh A

+ Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế

+ Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng,biết định hướng trong không gian

+ Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo

+ Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệsinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn

+ Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hội

b 3 Phát triền ngôn ngữ

+ Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp

+ Có khả năng diễn đạt bằng lòi nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc,tình cảm của mình và của người khác

+ Có một số biêu tượng về việc đọc và việc viết đê vào học lớp 1

b 4 Phát triên tình cảm xã hội

+ Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lê phép trong giao tiêp

+ Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phự họp vói các đốitượng và hoàn cảnh cụ thể

Trang 17

+ Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt Có ý thức tự phục vụ,kiên trì thực hiện công việc được giao.

+ Yêu quý gia đình, trường lóp mầm non vá nơi sinh sống

+ Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi

I Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường

1.3.1.2 Chương trình giáo dục mầm non

Chương trình GDMN là văn bản pháp quy do Bộ GD&ĐT ký ban hành,trong đó quy định mục tiêu GDMN; Ke hoạch thực hiện; Nội dung; Kết quảmong đợi; Các hoạt động giáo dục; Hình thức tổ chức và phương pháp giáodục; Đánh giá sự phát triển của trẻ Chương trình GDMN là căn cư pháp lýcho việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động cs - GD trẻ ở tất cả các cơ sởGDMN trong cả nước Việt Nam

Chương trình giáo dục mầm non hiện nay trên cả nước đang thực hiện có 3loại: Chương trình GDMN mới dành cho vùng khó; Chương trình GDMNvùng dân tộc thiểu số; Chương trình GDMN (Còn được gợi là chương trìnhGDMN mới) được ban hành theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) dành cho các vùngcòn lại Chương trình GDMN mới được trình bày gồm 3 phần:

Phần 1: Những vấn đề chung bao gồm các nội dung:

- Mục tiêu của chương trình giáo dục

- Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình

Trang 18

- Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sựphát triển của trẻ.

- Cấu trúc chương trình

- Quy định về hướng dẫn thực hiện chương trình

Phần 2: Chương trình giáo dục nhà trẻ

Phần 3: Chương trình giáo dục mẫu giáo

1.3.2 Nội dung các hoạt động giáo dục trẻ mầm non

1.3.2.1 Nội dung các hoạt động giáo dục trẻ ở dộ tu oi nhà trẻ

Hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường là những hoạt động mà giáoviên tổ chức để giáo dục trẻ Có thể tống hợp các hoạt động giáo dục đối với

độ tuổi nhà trẻ như sau:

a) Hoạt động giao lưu cảm xúc

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với người thân, tạo cảmxúc hớn hở, luyện tập và phát triển các giác quan, hình thành mối quan hệ banđầu với những người gần gũi Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ dưỏi 12 thángtuổi

b) Hoạt động với đồ vật

Hoạt động này đáp ứng nhu cầu của trẻ về tìm hiểu thế giới đồ vật xungquanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, pháttriển lời nói, phát triển các giác quan Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ từ 12đến 36 tháng tuổi

c) Hoạt động chơi

Hoạt động này đáp ímg nhu cầu của trẻ về vận động và khám phá thế giớixung quanh, hình thành mối quan hệ với những người gần gũi Ở độ tuổi này, trẻ cóthẻ chơi thao tác vai (chơi phản ánh sinh hoạt), trò chơi có yếu tố vận động, trò chơidân gian

Trang 19

d) Hoạt động chưi - tập có chủ định

Đây là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới

sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Hoạt động này được tổ chức nhằmphát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội vànhững yếu tố ban đầu về thẩm mĩ

1.3.2.2 Nội dung các hoạt động giáo dục mẫu giáo

Hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo cơ bản cũng gần giống với độ tuổi nhàtrẻ nhưng ở mức độ cao hơn Có các hoạt động cụ thể như sau:

a) Hoạt động chơi

Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Trẻ

có thể chơi với các loại trò chơi cơ bản sau:

- Trò chơi đóng vai theo chủ đề

- Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng

- Trò chơi đóng kịch

- Trò chơi học tập

- Trò chơi vận động

- Trò chơi dân gian

- Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại

b) Hoạt động chung có mục đích học tập (còn được gợi là hoạt động

học)

Hoạt động chung có mục đích học được tố chức theo các lĩnh vực pháttriển có chủ định, kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên Hoạtđộng chung có mục đích học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thứchọc mà chơi

c) Hoạt động lao động

Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sảnphâm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục Hoạt động lao

Trang 20

động đối với trẻ mẫu giáo gồm: lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, laođộng tập thể.

d) Hoạt động ngày hội ngày lễ: Bao gồm các hoạt động tổ chức cho trẻtham gia, chào mừng nhân các ngày hội, ngày lễ: Ngày hội đến trường của bé,Tết Trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quân đội nhân dân ViệtNam 22/12, ngày tết cổ truyền của dân tộc, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngàytổng kết năm học và Quốc tế thiếu nhi 1/6

1.3.3 Phương pháp và hình thức to chức hoạt động giáo dục

1.3.3.1 Phương pháp tô chức hoạt động giáo dục a) Nhỏm phưong pháp tô chức hoạt động giáo dục trẻ nhà trẻ

a 1) Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm: Dùng cử chỉ vỗ về,vuốt ve gần gũi cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻnhững cảm xúc an toàn, tin cậy, thoả mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúcvới người thân và môi trường xung quanh

a.2) Nhóm phương pháp trực quan - minh họa

Dùng phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh), hànhđộng mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của cácgiác quan, thoả mãn nhu cầu tiếp nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài.Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp vóilời nói với các minh hoạ phù hợp

a.3) Nhóm phương pháp thực hành

- Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi: Tổ chức cho trẻ thao tác trựctiếp với đồ chơi, đồ vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên (sờ mó, cầm nắm,lắc, mở đóng, xếp cạnh nhau, xếp chồng lên nhau) đế tiếp nhận thông tin,nhận thức và hình thành các hành vi, kỹ năng

- Trò chơi: Sử dụng các yếu tô chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp đế kíchthích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triểnlời nói và vận động phù hợp

Trang 21

- Luyện tập: Tổ chức cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại các câu nói, động tác,hành vi, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với yêu cầu nội dung giáo dục và hứng thúcủa trẻ Lời nói của cô cần hướng đến giúp trẻ dễ dàng thực hiện các hànhđộng, động tác luyện tập.

a.4) Nhóm phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kê chuyện, giải

thích)

Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng với các

cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giaotiếp với người xung quanh; bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với ngườikhác bằng lời nói và hành động cụ thể Lời nói và câu hỏi của người lớn cầnngắn gọn, rõ ràng, dễ hiếu phù hợp với kinh nghiệm của trẻ

Đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ dùng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp là chủ yếu

a 5) Nhóm phương pháp đánh giá, nêu gương

ơ lứa tuổi nhỏ, người lớn khen, nêu gương, tỏ thái độ đồng tình, khích

lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ là chủ yếu Có thể tỏ thái độkhông đồng tình, nhắc nhở khi cần thiết nhưng cần nhẹ nhàng, khéo léo

Giáo viên phối hợp các phương pháp tạo ra sức mạnh tống hợp tấc độngđến các mặt phát trién của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan (nghe,nhìn, sờ ), sử dụng lời nói và tích cực hoạt động để phát triển; tăng cường giaotiếp, hướng dẫn cá nhân bằng lời nói, cử chỉ và hành động; chú trọng sử dụngphương pháp tác động bằng tình cảm và thực hành Giáo viên luôn là tấm gươngcho trẻ noi theo

b) Các nhỏm phưong pháp to chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo

b 1) Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng vàphối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dân của giáo viên, hành động đôi vớicác đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâuvào nhau, ) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy

Trang 22

- Phương pháp dùng trò chơi: sử dụng các loại trò chơi với các yếu tốchơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giảiquyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thểnhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm đê giải quyếtvấn đề đặt ra

- Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác,lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức

và kỹ năng đã được thu nhận

b.2) Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh hoạ)

Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng,phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên,

mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm,điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằmtăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ

b.3) Nhóm phương pháp dùng lời nói

Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyên, kê chuyện,giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suynghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sựkiện bằng lời nói Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần vớikinh nghiệm sống của trẻ

b.4) Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

Phương pháp dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp vói lời nói thích hợp đếkhuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ

vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động

b.5) Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

Trang 23

Nêu gương: Sư dụng các hình thức khen cho phù hợp, đúng lúc, đúngchỗ Biểu dương trẻ là chính nhưng không lạm dụng.

Đánh giá: Thê hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của ngườilớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đó đưa ra nhậnxét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụngcác hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ

1.3.3.2 Hình thức tô chức hoạt động giáo dục

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non được phân loại theocác cách tiếp cận sau đây:

a) Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:

- Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ

- Tổ chức lễ, hội: Tố chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quantrọng trong năm hên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vuicho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ,Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8.3), Tet thiếu nhi (ngày1/6), Ngày ra trường )

b) Theo vị trí không gian, có các hình thức:

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

1.4.1 Quản lý hoại động giáo dục trẻ của GVMN

1.4.1.1 Quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ của Gĩ TiẩN

Ke hoạch là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trườngmầm non Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định

Trang 24

chất lượng hiệu quả của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Trên cơ sở phươnghướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể cúa trường hiệu trưởnghướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch củanhóm lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biệnpháp rõ ràng, hợp lý và các điều kiện đê đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu trưởng quản lý việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ của giáoviên cần tập trung vào vào một số công việc như sau:

+ Đầu năm học Hiệu trưởng cần có chỉ đạo về thời gian thực hiệnchương trình, dự kiến nội dung, hoạt động giáo dục các lĩnh vực phát triển,các chủ đề thực hiện trong năm theo từng độ tuổi Tố chuyên môn sẽ xâydựng kế hoạch giáo dục trẻ theo khối lớp, từ đó mỗi nhóm lớp phải xây dựng

kế hoạch giáo dục cho trẻ của lớp mình dựa vào kế hoạch chung Ban giámhiệu và tổ chuyên môn sẽ duyệt bản kế hoạch đó

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch từng hoạt động, dựa trên nhữngyêu cầu, quy định chung đảm bảo sự thống nhất về nội dung hình thức hoạtđộng với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu

+ Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu Chương trình giáo dục, tài liệu thamkhảo, sách thiết kế các hoạt động giáo dục theo lứa tuổi Cũng như nghiên cứumức độ phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp đế xác định mục đích, nội dung,lựa chọn hình thức tố chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp

+ Tổ chức những buổi thảo luận về từng kế hoạch hoạt động giáo dục,thống nhất nội dung và hình thức cải tiến nội dung, phương pháp, trao đổikinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động với những nội dung khó triển khai

+ Hiệu trưởng, hiệu phó và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyênkiểm tra, theo dõi việc chuẩn bị hoạt động giáo dục của giáo viên bằng cáchkiếm tra kê hoạch hoạt động, kiêm tra hồ sơ và kê hoạch thực hiện hoạt độnggiáo dục

Trang 25

1.4.1.2 Quản lỷ việc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ của giáo viên mầm non

Đẻ giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ đạt kết quả thì Hiệutrưởng cần có định hướng, chỉ đạo công tác thực hiện kế hoạch giáo dục trẻmột cách bài bản, phù hợp Khi kế hoạch đã được duyệt thì các giáo viên phảithực hiện theo kế hoạch đã đặt ra, nếu có sự thay đổi, điều chỉnh phải báo cáocho Hiệu trưởng để có sự thống nhất

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục theo các chủ

đề trong năm, theo phân phối thời gian của chương trình Thời gian thực họccủa trẻ cả năm phải đạt 35 tuần, trừ các ngày nghỉ và thời gian luyện tập

Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, mang tínhpháp lệnh Người Hiệu trưởng cần phải yêu cầu đội ngũ GVMN thực hiệnnghiêm chỉnh, không được thay đổi thêm, bớt làm sai lệch Chương trình giáodục trẻ Trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục, Hiệutrưởng phải là người nắm vững nhất Chương trình chăm sóc giáo dục, nộidung từng công việc, người thực hiện và thời gian thực hiện

Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục của giáo viên:Thực hiện các hoạt động giáo dục ở trường mầm non giữ vai trò quyết địnhchất lượng giáo dục mầm non.Vì thế Hiệu trưởng cần tìm mọi biện pháp tácđộng trực tiếp đến chất lượng thực hiện hoạt động giáo dục của giáo viên, xâydựng các tiêu chuấn để quản lý các hoạt động giáo dục dựa trên những quyđịnh của ngành và hoàn cảnh riêng của nhà trường

- Hiệu trưởng sử dụng tiêu chuân đánh giá các hoạt động giáo dục đêkiếm tra, điều chỉnh và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục

- Hiệu trưởng cần tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên.Việc giáoviên thường xuyên dự giờ lân nhau sẽ cung cấp cho Hiệu trưởng những thôngtin về thực hiện hoạt động giáo dục, làm cho những đánh giá có độ tin cậy

cao

Trang 26

- Cùng với việc kiểm tra trực tiếp hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng cầnchú ý đến các hình thức kiểm tra gián tiếp khác như quan sát, đàm thoại vớitrẻ, phỏng vấn Cha, mẹ trẻ và trao đổi với giáo viên về tình hình thực hiện cáchoạt động giáo dục trong nhà trường.

Kiếm tra hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của giáo viên làphương tiện phản ánh khách quan công tác chuyên môn và năng lực sư phạmcủa người giáo viên giúp cho Hiệu trưởng nắm chắc tình hình dạy học củagiáo viên trong nhà trường Kiếm tra hồ sơ chuyên môn trong các cơ sở giáodục mầm non cần tập trung vào kế hoạch chuyên môn năm học, tập kế hoạchbài soạn, phiếu đánh giá trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dưỡng chuyên môn vàtài liệu tham khảo, sách hướng dẫn thực hiện chương trình và các hoạt độnggiáo dục Để giúp giúp giáo viên xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn

có chất lượng, Hiệu trưởng quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ

sơ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá việcthực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên trong trường, đồng thờiđánh giá năng lực sư phạm của giáo viên và chất lượng giáo dục của trẻ, làmcăn cứ theo dõi trong quá trình quản lý

1.4.1.3 Kiếm tra, đánh giá việc thực hiện kể hoạch giáo dục

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục trong nhà trường làmột việc làm hết sức quan trọng Qua kiểm tra Hiệu trưởng sẽ phát hiện ranhững mặt mạnh, mặt yếu, đê ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thê

và cá nhân khi tiến hành thực hiện kế hoạch Quá trình kiểm tra sẽ góp phầnhình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗicán bộ giáo viên Trong trường mầm non kiếm tra, đánh giá việc thực hiện kếhoạch giáo dục rất quan trọng Bao gồm các nội dung sau:

- Kiếm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dungcông việc và việc thực hiện kế hạch giáo dục giúp họ làm tốt công việc chămsóc, giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiện mục

Trang 27

tiêu giáo dục một cách đồng bộ Công tác tiến hành kiểm tra đó là: Kiểm tra

kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; Kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp; Kiểmtra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục

+ Kiểm tra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên, là kiểmtra giáo án soạn bài lên lớp của giáo viên từ đó đánh giá kế hoạch đó có đạtđirợc mục tiêu độ tuổi, nội dung chương trình cũng như mức độ phù hợp vớichủ đề và khả năng nhận thức của trẻ như thế nào?

+ Kiếm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp tức là kiêm tra các nội dungcông tác quản lý nhóm lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trẻ mà giáo viên

đề ra

+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục có đúng với

kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay không, quá trìnhtriển khai các hoạt động như thế nào, sử dụng các biện pháp và hình thức tổchức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới? khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thứccủa trẻ đạt được mức độ nào? Từ đó có thể đánh giá hoạt động giáo dục màgiáo viên thực hiện

1.4.2 Ouản lý trẻ và kết quả giáo dục trẻ

1.4.2.1 Ouản lý công tác phát triến so ỉuợng trẻ mầm non.

Duy trì và phát triển số lượng trẻ đến trường mầm non là một trongnhững mục tiêu quan trọng hàng đầu đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhàtrường, đáp ứng nhu cầu của xã hội và chuẩn bị những tiền đề cần thiết chotrẻ vào trường phổ thông Vì vậy người Hiệu trương cần quản lý tốt công tácphát triển số lượng trong nhà trường Để làm tốt công tác phát triên số lượngtức là người hiệu trưởng cần quản lý, chỉ đạo công tác điều tra cơ bản đê biếtđược số trẻ các độ tuổi trên địa bàn, nắm chắc số trẻ đến trường và không đếntrường; hàng năm cần xây dựng kế hoạch phát triên sô lượng trẻ dựa vào điềukiện csvc của nhà trường đảm bảo có tính khả thi

Trang 28

Có kế hoạch nâng cấp, cải tạo csvc, đầu tư mua sắm các trang thiết bị,

đồ dùng đồ chơi và từng bước hiện đại hóa đáp ứng mở rộng quy mô trườnglớp; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với nhu cầu trẻ ra lớpngày càng cao của xã hội

Làm tốt công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân, tham mưu cáccấp ủy Đảng, chính quyền phối họp triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp.Đặc biệt ưu tiên tuyển sinh trẻ mẫu giáo 5 tuổi Trong đó đảm bảo huy động

tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt từ 22 - 25%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 85 - 90%đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh được giao,

Lập danh sách trẻ theo độ tuổi, có đầy đủ các thông tin về cá nhân và giađình trẻ đê phục vụ cho công tác quản lý trẻ trong nhà trường

Tóm lại, chỉ đạo thực hiện công tác phát triển số lượng là công việcthường xuyên phải làm của cán bộ quản lý trường mầm non số lượng trẻ đếntrường không thuần túy là con số mang tính định lượng mà còn phản ánh chấtlượng giáo dục của mỗi nhà trường

1.4.2.2 Quản lý kết quả hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

Quản lý kết quả hoạt động giáo dục chính là quản lý kết quả đánh giá,khảo sát trẻ qua từng giai đoạn từng kỳ của năm học Sở dĩ người Hiệu trưởngphải quản lý kết quả hoạt động giáo dục, vì nó giúp cho người Hiệu trưởngnắm được chất lượng thực tế của đơn vị, đối chiếu với mục tiêu kế hoạch đặt racủa đơn vị, cũng như mục tiêu chương trình từ đó có các biện pháp quản lý kịpthời để điều chỉnh kết quả hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Đầu năm học, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch năm học, xác địnhmục tiêu cần đạt của đơn vị, chỉ tiêu giáo dục của trẻ từng độ tuổi trong toàntrường từ đó để giáo viên xác định nhiệm vụ trọng tâm, hướng phấn đấu nhằmđạt được các chi tiêu đó

Ở trường mầm non, mỗi độ tuổi có các chuẩn quy định trong từng lĩnhvực phải đạt được, các nhà trường thường tố chức khảo sát, đánh giá chất

Trang 29

lượng giáo dục 3 lần/ năm gồm: đầu năm, giữa năm và cuối năm Riêng vớitrẻ 5 tuổi được đánh giá theo bộ chuẩn phát triển gồm 120 chỉ số, trên 4 lĩnhvực và 28 chuấn để nắm được mức độ hiểu biết cũng như các chuân của trẻđạt được trong từng giai đoạn từ đó có các biện pháp giáo dục thích hợptương ứng với mỗi trẻ.

Để làm tốt công tác quản lý kết quả hoạt động giáo dục trẻ, ngay từ đầunăm ban giám hiệu nhà trường phải hướng dẫn cụ thể các nội dung, chỉ đạogiáo viên năm rõ các chuẩn, mục tiêu chương trình của từng độ tuổi và kếtquả mong đợi, xây dựng các biểu bảng đánh giá trẻ theo tìmg độ tuồi để giáoviên nắm chắc, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng lóp, tìmg tổ chuyên môn và cánhân mỗi giáo viên từ đó khuyến khích giáo viên phát huy tối đa các biện phápgiáo dục nhằm kích thích khả năng tích cực hoạt động của trẻ giúp trẻ tiếp thu,lĩnh hội các nội dung giáo dục đê đạt được mục tiêu chương trình đề ra

Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục của giáo viên,hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhóm, lớp kiểm tra các điềukiện cơ sở vật chất- kỹ thuật, đồng thời có kế hoạch mua sắm những thiết bịthiếu và đề ra những quy định quản lý sử dụng thiết bị dạy học có hiện có

1.4.3 Quản lý các điều kiện cần tliiết đảm hảo chất lượng hoạt động giáo dục trẻ

1.4.3.1 Quản lý đội ngũ giáo viên mầm non

Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vìthế quản lý đội ngũ giáo viên mầm non là một nhiệm vụ được đặt lên hàngđầu Đê làm tốt công tác này, người Hiệu trưởng cần quản lý tốt số lượng vàchất lượng đội ngũ giáo viên

Để quản lý tốt về số lượng đội ngũ giáo viên thì hàng năm, ngay từ đầunăm học hiệu trưởng cân thống kê sô lượng đội ngũ giáo viên của trườngmình Có kế hoạch phát triển số lượng giáo viên để đảm bảo định biên giáoviên trên lớp theo đúng quy định Để đạt được kết quả đó Hiệu trưởng cần

Trang 30

làm tốt công tác tham mưu với các cấp, lập đề án phát triển dựa vào điều kiệnthực tế của đơn vị, đảm bảo tính khả thi đế được thành phố bố trí bổ sung hayluân chuyển giáo viên đảm bảo số lượng định biên giáo viên cho nhà trường,đảm bảo công tác CSGD trẻ được duy trì và phát triển.

Đe quản lý tốt về chất lượng đội ngũ giáo viên thì Hiệu trưởng cầnquản lý tốt một số nội dung:

- Quản lý tốt hồ sơ công chức, nắm được trình độ, năng lực của cá nhânmỗi đồng chí giáo viên, cập nhật kịp thời những thay đổi về trình độ đào tạochuyên môn, nghiệp vụ, kết quả đánh giá qua các kỳ kiểm tra, thanh tra, hộithi theo dõi và nắm được quá trình phấn đấu, cống hiến của mỗi đồng chígiáo viên

- Quản lý các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ baogồm những mặt: Bồi dưỡng chính trị tư tưởng, bồi dưỡng trình độ chuyênmôn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng thực hiện chuyên đề Để thực hiện cáchoạt động bồi dưỡng nêu trên, Hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo, bố tríthời gian, nhân lực cân đối hợp lý đê giáo viên đi học tập nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ mà không ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáodục trẻ hàng ngày, có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trungvào những vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đềmới theo chỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lýluận và có kỹ năng thực hành chuyên đề tốt về hình thức tổ chức, tổ chứccho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm các trường tiên tiến điển hìnhtrong tỉnh hoặc các trường ngoài địa phương, tổ chức trao đối tọa đàm, nghecác ý kiến tư vấn của chuyên gia Hiệu trưởng cũng cần quan tâm tạo điềukiện về thời gian và kinh phí để động viên giáo viên, luôn phát huy phongtrào nâng cao tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ củamình

Trang 31

- Quản lý giờ giấc, ý thức chấp hành nội quy, quy chế chuyên môn củađơn vị đặt ra đối với mỗi giáo viên Quản lý việc thực hiện chế độ sinh hoạtmột ngày của trẻ, kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ, hồ sơ quản lý trẻ

Tóm lại, làm tốt công tác quản lý đội ngũ giáo viên, tức là đã gián tiếpquản lý chất luợng chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm đạt được mục tiêu chất lượnggiáo dục trẻ đề ra

1.4.3.2 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục trẻ

Mục tiêu: Tạo điều kiện đầy đủ co sở vật chất, đồ chơi, đồ dùng dạyhọc, tài liệu chuyên môn nhằm giúp giáo viên nâng cao hiệu quả thực hiệnchương trình cũng như hiệu quả giáo dục

Để làm tốt mặt công tác này người Hiệu trưởng phải nắm được cácnhóm cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm: phòng học, các phòng chức năng;thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu, học liệu phục vụ hoạt động giáodục trẻ trong từng nhóm lớp cũng như trong toàn trường: Nắm vững nhữngnội dung co bản của quản lý csvc và TBDH là:

- Xây dựng và bố sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoànchỉnh csvc và TBDH ở trường mầm non

- Duy trì bảo quản csvc và TBDH của từng nhóm lớp và của toàntrường

+ Trường học khang trang sạch đẹp, có vườn hoa, sân chơi, bãi tập vàcác phòng hoạt động chuyên môn

Trang 32

+ Luôn được Đảng, chính quyền, ngành quan tâm cả về vật chất lẫntinh thần.

+ Có sự đoàn kết, hợp tác cộng đồng trách nhiệm trong quá trình chămsóc giáo dục trẻ

+ Tạo bầu không khí dân chủ Tạo các cơ hội cho giáo viên được thểhiện năng lực, được học tập, được giao lưu

+ Có đầy đủ những trang thiết bị, phương tiện cần thiết để phục vụ chocác hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

+ Cuộc sống của giáo viên được đảm bảo bằng đồng lương hàng tháng,bằng bảo hiểm xã hội

+ Một cơ chế quản lý khoa học và có hiệu quả

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

Đe nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, người quản lý phải quantâm đến phát triển về số lượng, chất lượng của đội ngũ CBQL, GVMN; Tăngcường csvc, trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục trong nhà trường;Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch huy động số lượng trẻ; Quản lý sát sao quá trìnhthực hiện các hoạt động giáo dục; Quản lý kết quả hoạt động giáo dục trẻmầm non

Đe làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ởtrường mầm non đề tài đã nêu ra và phân tích một số khái niệm liên quan như:Quản lý, quản lý giáo dục đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụcủa GDMN trong giai đoạn hiện nay đẻ phân tích một cách sâu sắc và toàndiện những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng hoạt giáo dục ở trường

MN Song bên cạnh đó, để có cơ sở chắc chắn, khoa học hơn cần phải nghiên

Trang 33

cứu cơ sở thực tiễn đế xây dựng biện pháp, vì vậy đề tài tiếp tục nghiên cứuphần thực trạng về chất lượng hoạt động giáo dục trường MN thành phố Vinh,tỉnh Nghệ an tại chương 2.

Trang 34

CHƯƠNG 2 THựC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHÓ VINH

TỈNH NGHẸ AN 2.1 Khái quát về tình hình kỉnh tế - xã hội và giáo dục mầm non của thành phố Vinh, Nghệ An

km về phía Tây

21.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòngcủa tỉnh Nghệ An, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.Chính vì vậy, ngày 30 tháng 9 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtQuyết định số 239/2005/QĐ-TTg Đề án phát triển Thành phố Vinh, TỉnhNghệ An trở thành trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung Bộ Nhiệm vụ

và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Vinh trong giaiđoạn đến năm 2020 đảm bảo được chức năng:

- Đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về pháttriển kinh tế của Tỉnh và của vùng Bắc Trung Bộ

- Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - côngnghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng

Trang 35

- Trung tâm công nghiệp của vùng đối với sự phát triển công nghiệpchung của vùng Bắc Trung bộ.

- Trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnhtrên phạm vi vùng Bắc Trung Bộ

- Đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của Bắc Trung Bộ, cảnước và quốc tế

Với những chức năng trên, các quan điểm phát triển đối với Thành phốVinh, yêu cầu đối với Thành phố Vinh phải có tầm nhìn xa, hướng tới vănminh hiện đại, phải giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá và

đô thị hoá đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ Vinh có nguồn nhânlực, vị trí địa lý và là đô thị lớn cúa vùng, gắn với yêu cầu phát triển của TỉnhNghệ An và vùng Bắc Trung Bộ Vì vậy phát triển kinh tế của thành phố Vinh

có điều kiện để phát triển hòa nhập và hợp tác kinh tế quốc tế với quan điếmkhai thác nội lực với việc tập trung đầu tư của Tỉnh, Trung ương đê xây dựngcác công trình quy mô vùng và thu hút đầu tư từ các tỉnh, thành phố lớn vànước ngoài Gắn phát triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng đô thị và pháttriển kết cấu hạ tầng Gắn phát triển kinh tế với phát triên các lĩnh vực xã hội

và đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực là lợi thế so sánh chủ yếu đểphát triển các ngành và lĩnh vực Phát triên kinh tế song song với phát triển xãhội và bảo vệ môi trường sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế, kết hợp với đảm bảo

an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Công tác thu hút đầu tư được quan tâm đúng mức Chủ động và thayđổi phương thức tiếp cận để vận động, tạo điều kiện cho các nhà đàu tư vàotìm hiểu và tiếp xúc đầu tư trên địa bàn Phát triển mối quan hệ đối ngoại vớicác thành phố trong và ngoài nước 72 dự án đước câp phép đầu tư với tống

số vốn đăng ký đạt 9.147 tỷ đồng Triển khai thực hiện dự án cải tạo nâng cấp

hệ thống thoát nước với tổng vốn đầu tư 13,6 triệu EURO, dự án khu hên hợp

Trang 36

xử lý chất thải rắn với quy mô 53 ha, tổng vốn đầu tư 3 triệu EURO và 2,5triệu USD, dự án phát triển đô thị Vinh bằng nguồn vốn WB với tổng vốn đầu

tư 125 triệu USD và nhiều dự án khác

Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2050/ chỉ tiêu 1900-2000, táng bìnhquân 26,2 tỷ đồng, đảm bảo các khoản chi thường xuyên kịp thời, đúng quyđịnh

Thực hiện đề án “Phát triến thành phổ Vinh trở thành trung tâm kinh

tế, vãn hóa vùng Bắc Trung Bộ ” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ

nay đến năm 2025, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính đẻ có diệntích 250 km2 Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồmthành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Namhuyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên Ranh giới thành phố mới sẽ

là là phía Bắc là đường Nam cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam làsông Lam và phía Đông là biển Đông

2.1.3 Tình hình giáo dục mầm non của thành pho Vinh

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế xã hội, chiến lược xây dựng con người của đất nước Đảng bộThành phố Vinh đã đề ra mục tiêu phương hướng phát triển giáo dục đó là:

“Thực hiện có hiệu quả các chương trình đề án về giáo dục và đào tạo Nângcao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáodục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở, chuẩn bị tốt các điều kiện đểtriển khai thực hiện phố cập bậc trung học trong phạm vi rộng” Với mục tiêuchung của ngành giáo dục và đào tạo là:

- Tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tiếp tục thựchiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các bậchọc, cấp học, 'ngành học, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục hướngnghiệp và dạy nghề phổ thông, củng cố mạng lưới trường học, mở rộng quy

Trang 37

mô hợp lý, thực hiện phổ cập giáo dục, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầuhọc tập của nhân dân.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục cóphẩm chất chính trị và đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa

- Thực hiện đường lối đối mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phân đấu

vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứngyêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển các lĩnhvực kinh tế - xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong thế kỷ XXI Giáo dục mầm non Thành phố Vinh đã và đang tựkhẳng định được mình, từng bước đi vào thế ốn định và có những sự pháttriển vững chắc cả về quy mô giáo dục, số lượng trẻ đến lớp và chất lượnggiáo dục

về quy mô mạng lưới trường lớp: Giáo dục mầm non thành phố Vinhnăm học 2012-2013 với quy mô gồm 44 trường (trong đó có 27 trường cônglập, 5 trường dân lập và 12 trường tư thục) Đã thực hiện huy động được2.157 cháu nhà trẻ đạt 14.5% và 12.399 cháu mẫu giáo đạt 84.1% (tỷ lệ cháumẫu giáo lớn hơn tỷ lệ huy động năm học 2011 - 2012 là 0.4%, tỷ lệ cháu nhàtrẻ thấp hơn là 0.2%), trong đó tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt99.9% Nhìn chung số lượng mẫu giáo trong các trường mầm non của thànhphố Vinh đã phát triển tương đối nhanh so với các năm trước

Trên cơ sở các chỉ tiêu chung của ngành giáo dục thành phố và báo cáotổng kết năm học của các đơn vị trường mầm non thì mầm non thành phố

Trang 38

Vinh đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu cơ bản và ốn định về mạng lưới trường,lớp và huy động trẻ ra lớp, số trẻ mẫu giáo tăng nhanh, hệ thống giáo dục

định

về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường lớp mầm non:Trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ mặc dù cơ sở vật chất của một sốtrường còn thiếu thốn, trình độ giáo viên chưa đồng đều Song ngành giáodục mầm non thành phố luôn xác định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trongtrường mầm non, luôn là hàng đầu cần đặc biệt phải quan tâm Chính vì vậytrong những năm qua, ngành học mầm non luôn có những biện pháp tích cực

để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dụcmầm non như: Giao chỉ tiêu kế hoạch tố chức bán trú, đưa chỉ tiêu chất lượngvào tiêu chí đánh giá thi đua, kiêm tra liên ngành giáo dục y tế, hướng dẫntuyên truyền vận động mở các lớp tập huấn

Giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả cao chương trìnhgiáo dục mầm non mới và Đe án phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổigiai đoạn 2010 - 2015 100% trường mầm non thực hiện theo chương trìnhgiáo dục mầm non mới Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm tốt khá đạt90%, đạt yêu cầu 10% Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi được theo dõi, đánh giá theo

bộ chuẩn 100%; có trên 85% trẻ đạt các chuẩn

Thực hiện tốt các chuyên đề do sở giáo dục và phòng giáo dục chỉ đạonhư chuyên đề: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tổ chức các hoạt độngtrải nghiệm cho trẻ mẫu giáo, tố chức tốt các hoạt động tập thể, các hội thi, tròchơi dân gian giúp trẻ phát triển về nhận thức và kỹ năng sống

Cơ sở vật chất của các trường đều có sân chơi và đồ chơi ngoài trời chotrẻ chơi, có đầy đủ đồ dùng dạy học tối thiểu theo thông tư 02/2010/TT -BGDĐT và đồ chơi tự tạo cho trẻ học tập Các trường mầm non đã đưa nội

Trang 39

dung ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục trẻ và thực hiện mộtcách khá hiệu quả.

Tóm lại: Qua số liệu về quy mô trường lớp, với sự phát triển gia tăng sốtrẻ, số lượng giáo viên mầm non, chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, có thểkhẳng định Ngành học mầm non thành phố Vinh được xã hội hóa cao, thểhiện sinh động nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, thu hút được ngàycàng đông số trẻ trong độ tuổi ra lớp, tao niềm tin trong nhân dân và đóng gópkhông nhỏ cho sự nghiệp phổ cập giáo dục tiểu học Thành phố Vinh có 55trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó bậc học mầm non có 25 trường Giáo dục

- Đào tạo thành phố Vinh đã và đang từng bước khẳng định Vinh là trung tâmgiáo dục và đào tạo của vùng Bắc Trung Bộ

2.2 Giới thiệu về quá trình nghiên cứu thực trạng

2.2.1 Mục đỉcli nghiên cứu thực trạng

Làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầmnon trên địa bàn thành phố Vinh Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế vànguyên nhân của chúng, làm căn cứ thực tiễn đế đề xuất các biện pháp quản

lý ở chương 3 luận văn

2.2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm nontrên địa bàn thành phố Vinh

- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trườngmầm non trên địa bàn thành phố Vinh

2.2.3 Đoi tượng, địa bàn khảo sát

Ngày đăng: 30/12/2015, 08:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w