1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT CHO TRẺ 5 6 TUỔI

156 1,2K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi” được lựa chọn nghiên cứu.. Nếugiáo viên mầ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

ššš VĂN THU HIỀN

LẬP KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

ššš VĂN THU HIỀN

LẬP KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng

dẫn Th.s Vũ Thị Diệu Thúy người đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo cho chúng em

không chỉ về kiến thức mà còn về phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình chúng em nghiên cứu và triển khai đề tài.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học Hoa Lư, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non đã nhiệt tình giảng dạy cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài NCKH.

Đồng thời chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và các cô giáo cùng các cháu Trường mầm non Phú Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

và Trường mầm non Yên Lâm, huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp

đỡ chúng em tiến hành nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng

đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của khóa luận Do lần đầu nghiên cứu và thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Ninh Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2017

Người thực hiện

Văn Thu Hiền

Trang 4

TB : Trung bình

TTN : Trước thực nghiệm

STN : Sau thực nghiệm

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

3.1 Khách thể nghiên cứu 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

7.2.1 Phương pháp điều tra 3

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 3

7.2.3 Phương pháp quan sát 3

7.2.4 Phương pháp đàm thoại 4

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm 4

7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 4

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học 4

8 Cấu trúc của khoá luận 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 5

1.1 Cơ sở lí luận về việc hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi 5

1.1.1 Khái niệm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi 5

1.1.1.1 Khái niệm thực vật 5

1.1.1.2 Khái niệm biểu tượng thực vật 6

1.1.1.2 Khái niệm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi 7

1.1.2 Đặc điểm nhận thức về thế giới thực vật của trẻ 5 - 6 tuổi 7

Trang 6

1.1.3 Nội dung và yêu cầu cần đạt trong việc cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá thế giới

thực vật 10

1.1.3.1 Nội dung 11

1.1.3.2 Yêu cầu 15

1.2 Cơ sở lí luận về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng về thực vật 17

1.2.1 Khái niệm lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học 17

1.2.1.1 Khái niệm khám phá khoa học 17

1.2.1.2 Khái niệm lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học 17

1.2.2 Vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với việc hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi 18

1.2.3 Đặc điểm giờ học khám phá khoa học về môi trường xung quanh 19

1.2.4 Cấu trúc hoạt động cho trẻ khám phá khoa học 20

1.2.4.1 Loại tiết tìm hiểu, khám phá về một đối tượng 20

1.2.4.2 Loại tiết khám phá về nhiều đối tượng 22

1.2.4.3 Loại tiết hình thành khái niệm sơ đẳng và phân nhóm phân loại đối tượng .24

Kết luận chương 1 27

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 28

2.1 Mục đích điều tra thực trạng 28

2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian điều tra 28

2.3 Nội dung điều tra 28

2.4 Cách tiến hành điều tra 28

2.5 Tiêu chí đánh giá việc hình thành biểu tượng thực vật của trẻ 5 - 6 tuổi 29

2.5.1 Tiêu chí đánh giá 29

2.5.2 Thang đánh giá 29

2.5.2 Cách đánh giá 31

2.5.3 Tổ chức đánh giá trẻ 31

Trang 7

2.6 Phân tích kết quả khảo sát trẻ 32

2.6.1 Nhận thức của giáo viên về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi 32

2.6.1.1 Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi 32

KPKH nhằm hình thành BTTV cho trẻ 5 - 6 tuổi 32

2.6.1.2 Nhận thức của giáo viên về những biểu tượng thực vật cần hình thành cho trẻ 5 – 6 tuổi 33

2.6.1.3 Nhận thức của giáo viên về các hoạt động hình thành biếu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi 34

2.6.2 Quá trình lập kế hoạch tổ chức hoạt động học giúp trẻ 5-6 tuổi hình thành biểu tượng thực vật 36

2.6.2.1.Các nguồn tài liệu mà GVMN sử dụng để lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi 36

Bảng 2.4: Các nguồn tài liệu 36

2.6.2.2 Việc thực hiện trình tự tổ chức các hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi 37

2.6.2.3 Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động khám phá hoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi 40

2.6.2.4 Một số kinh nghiệm tổ chức hiệu quả giờ hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi của GVMN 43

2.6.3 Mức độ hình thành biểu tượng thực vật của trẻ 5 – 6 tuổi 45

2.6.3.1 Đánh giá khả năng nhận biết chính xác về các biểu tượng thực vật 45

2.6.3.2 Đánh giá khả năng nhận biết sự đa dạng của thực vật 50

2.6.3.3: Đánh giá khả năng khái quát các biểu tượng thực vật của trẻ 54

2.6.3.4 So sánh mức độ hình thành BTTV của trẻ ở 2 lớp 59

2.7 Nguyên nhân của thực trạng 60

Kết luận chương 2 62

Trang 8

Chương 3: LẬP KẾ HOẠCH TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

VÀ THỰC NGHIỆM 63

3.1 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi 63

3.1.1 Những nguyên tắc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi 63

3.1.1.1 Việc lập kế hoạch góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu dạy trẻ khám phá khoa học nói riêng 63

3.1.1.2 Việc lập kế hoạch phải đảm bảo phù hợp với nội dung dạy trẻ khám phá thực vật 64

3.1.1.3 Việc lập kế hoạch phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ 5-6 tuổi về môi trường xung quanh 64

3.1.1.4 Việc lập kế hoạch phải phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ trong quá trình học 65

3.1.2 Quy trình lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi 66

3.1.2.1 Xác định đề tài, nội dung tích hợp 66

3.1.2.2 Xác định mục đích yêu cầu 67

3.1.2.3 Xác định việc chuẩn bị giờ học 69

3.1.2.4 Xác định các bước tiến hành giờ học 70

3.1.3 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi 70

3.1.3.1 Giờ học KPKH về rau 70

3.1.3.2 Giờ học KPKH về quả 70

3.2 Thực nghiệm sư phạm 71

3.2.1 Mục dích thực nghiệm 71

3.2.2 Nội dung thực nghiệm 71

3.2.3 Mẫu thực nghiệm 71

3.2.4 Thời gian thực nghiệm 71

Trang 9

3.2.5 Tiêu chí và thang đánh giá: 72

3.2.6 Quy trình tổ chức thực nghiệm 72

3.2.7 Kết quả thực nghiệm 72

3.2.7.1 Mức độ hình thành BTTV của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực nghiệm 72

3.2.7.2 Mức độ hình thành BTTV cho trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm 73

3.2.7.2.1 Đánh giá tính chính xác về các biểu tượng TV 73

3.2.7.2.2 Đánh giá sự đa dạng của biểu tượng TV 75

3.2.7.2.3 Đánh giá khả năng khái quát các biểu tượng TV 76

3.2.7.2.4 So sánh mức độ hình thành biểu tượng thực vật 78

3.2.7.2.5 So sánh mức độ hình thành BTTV của trẻ 5 – 6 tuổi TTN và STN 79

Kết luận chương 3 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

1 Kết luận 83

2 Kiến nghị 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Mức độ cần thiết của việc lập kế hoạch tố chức hoạt động KPKH

nhằm hình thành BTTV cho trẻ 5 - 6 tuổi 36

Bảng 2.2 Biểu tượng thực vật cần hình thành cho trẻ 37

Bảng 2.3: Các hoạt động hình thành BTTV cho trẻ 5-6 tuổi 38

Bảng 2.4: Các nguồn tài liệu 40

Bảng: 2.5 Trình tự tổ chức các hoạt động khám phá khoa học 42

Bảng 2.6.1: Tính chính xác về các biểu tượng thực vật 49

Biểu đồ 2.1: Tính chính xác về các biểu tượng thực vật 49

Bảng 2.6.2 Khả năng nhận biết sự đa dạng về biểu tượng thực vật 54

Biểu đồ 2.2: Sự đa dạng về biểu tượng thực vật 54

Bảng 2.6.3 Khả năng khái quát các biểu tượng thực vật của trẻ 58

Biểu đồ 2.3: Khả năng khái quát các biểu tượng thực vật 58

Bảng 2.6.3.4: So sánh mức độ hình thành BTTV của 2 lớp 63

Biểu đồ 2.4: So sánh mức độ hình thành BTTV cho trẻ theo điểm tổng 63

Bảng 3.1: Xếp loại mức độ hình thành BTTV của hai nhóm trẻ ( tính theo số trẻ) .76

Biểu đồ 3.1: Xếp loại mức độ hình thành BTTV của hai nhóm TTN (theo số trẻ) .76

Bảng 3.2.Tính chính xác về các BTTV của trẻ STN (theo điểm TBC của bài tập 1) .77

Biểu đồ 3.2.Tính chính xác về các BTTV của trẻ STN (theo điểm TBC của bài tập 1) 78

3.2.7.2.2 Đánh giá sự đa dạng của biểu tượng TV 79

Bảng 3.3 Sự đa dạng của BTTV của trẻ STN (theo điểm TBC của bài tập 2) 79

Biểu đồ 3.3 Sự đa dạng của BTTV của trẻ STN (theo điểm TBC của bài tập 2 ).79 Bảng 3.4 Khả năng khái quát các BTTV của trẻ STN (theo điểm TBC của bài tập 3) 80

Trang 11

Biểu đồ 3.4 Khả năng khái quát các BTTV của trẻ STN (theo điểm TBC của bàitập 3) 80Bảng 3.5: Xếp loại mức độ hình thành BTTV của hai nhóm STN ( tính theo số trẻ) 82Biểu đồ 3.5: Xếp loại mức độ hình thành BTTV của hai nhóm STN (tính theo sốtrẻ) 82Bảng 3.6 Xếp loại mức độ hình thành BTTV của trẻ ( tính theo số trẻ) 83Biểu đồ 3.6: Xếp loại mức độ hình thành BTTV của trẻ (tính theo số trẻ) 84

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

GDMN là bậc học đầu tiên có vị trí vô cùng quan trọng, là nền tảng cơbản trong hệ thống giáo dục quốc dân Chương trình giáo dục mầm non mới yêucầu trẻ ở trường mầm non được tham gia rất nhiều hoạt động: Hoạt động vuichơi, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động học tập…Thông qua cácchủ đề giáo dục khác nhau, qua đó giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách

Thế giới thực vật là một phần không thể thiếu của thiên nhiên kỳ thú,chúng vừa gần gũi thân quen lại vừa đa dạng, phong phú, mới lạ, luôn là đốitượng khám phá thú vị đối với trẻ mầm non Thế giới đó hiện hữu bao quanh trẻ,thân thiết thôi thúc trẻ tìm tòi khám phá giúp trẻ tích luỹ, làm giàu các biểutượng về các đối tượng trong thế giới thực vật như cỏ cây, hoa, lá, củ, quả,…lànhững đối tượng có thực trong thế giới tự nhiên chúng rất đẹp, sống động, gầngũi và đáng yêu nhưng cũng ẩn chứa bao bí mật mà trẻ muốn khám phá, đồngthời hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá…và có ý thức chămsóc, bảo vệ các đối tượng đó

Trẻ em lứa tuổi mầm non có tâm hồn nhạy cảm, óc quan sát tinh tế, đặcbiệt là trẻ có tấm lòng yêu thương trân trọng mọi thứ xung quanh Trẻ rất tò mò,ham tìm hiểu và có nhu cầu cao trong việc khám phá sự vật hiện tượng trong thếgiới xung quanh Chính vì thế mà việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học nhằmhình thành biểu tượng cho trẻ về thế giới xung quanh nói chung và về thế giớithực vật nói riêng là một yếu tố vô cung quan trọng giúp trẻ tích lũy được vốnkinh nghiệm cho mình Một nội dung kỳ thú, một trí tưởng tượng giàu có lànhững gì lôi cuốn sự chú ý của trẻ đem đến cho đứa trẻ niềm vui trong cuộcsống đồng thời nó cũng là bài học giáo dục trẻ trên đường đời

Hiện nay việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN) đòi hỏigiáo viên phải chủ động khi chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là việc lập kế hoạch

tổ chức hoạt động để giáo dục trẻ Tuy vậy, phần lớn giáo viên vẫn chưa quantâm đến việc lập kế hoạch tố chức hoạt động khám phá khoa học phù hợp giúp

Trang 13

trẻ hình thành biểu tượng về thực vật trong môi trường xung quanh một cáchhiệu quả

Do vậy, hiệu quả giáo dục trẻ còn có những hạn chế nhất định, chưa tạo

cơ hội cho trẻ được khám phá khoa học về thế giới thực vật để từ đó giúp trẻhình thành biểu tượng một cách chính xác nhất

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Lập kế hoạch tổ chức hoạt động

khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi”

được lựa chọn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động khámphá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi và mức độhình thành biểu tượng thực vật của trẻ 5 - 6 tuổi, từ đó lập kế hoạch tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi,góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ ở trường mầm non

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểutượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểutượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

4 Giả thuyết khoa học

Hiệu quả của việc hình thành biểu tượng về thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi phụthuộc nhiều vào việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học Nếugiáo viên mầm non xây dựng và tổ chức hợp lý những kế hoạch hoạt động khámphá khoa học phù hợp với khả năng và nhu cầu nhận thức của trẻ sẽ giúp trẻhình thành biểu tượng về thực vật một cách chính xác và hiệu quả

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 14

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vệc lập kế hoạch tổ chức hoạt độngkhám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi.

5.2 Điều tra thực trạng việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phákhoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

5.3 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thànhbiểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

5.4 Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khảthi của các kế hoạch đã thiết kế

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau :

- 60 trẻ 5 - 6 tuổi: trường MN Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình

- 20 GVMN đã và đang giảng dạy ở các lớp 5 - 6 tuổi thuộc trường Mầmnon Phú Lộc và trường Mầm non Quỳnh Lưu huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

- Hoạt động giáo dục: Giờ học khám phá khoa học

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017

7 Phương pháp nghiên cứu.

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài

- Phân tích, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề nghiên cứu

có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra

Dùng phiếu điều tra ( Anket) nhằm đánh giá nhận thức, thái độ của giáoviên mầm non đối với việc hình thành biểu tượng thực vật và lập kế hoạch tổchức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ

5 - 6 tuổi

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hìnhthành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

7.2.3 Phương pháp quan sát

Trang 15

- Quan sát việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thànhbiểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Quan sát biểu hiện, mức độ hình thành BTTV của trẻ 5 - 6 tuổi

7.2.4 Phương pháp đàm thoại

- Trao đổi với giáo viên mầm non về những vấn đề có liên quan đến việc

tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình biểu tượng thực vật cho trẻ

7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Thực nghiệm để tổng kết kinh nghiệm và đánh giá tính khả thi của kếhoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thựcvật cho trẻ 5 - 6 tuổi mà đề tài đã xây dựng

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê và phần mềm excel để sử lý số liệu thu được quakhảo sát thực trạng và tổ chức thực nghiệm sư phạm

8 Cấu trúc của khoá luận

Trang 16

1.1.1 Khái niệm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi

1.1.1.1 Khái niệm thực vật

TV là một phần quan trọng của môi trường tự nhiên hữu sinh, nó là cơ thểsống có khả năng dinh dưỡng, hô hấp, sinh sản, phát triển Để thực hiện chứcnăng sống, các loại TV có các cơ quan tương ứng như rễ, thân, cành, lá, hoa,quả Các bộ phận này của các loại TV sẽ khác nhau về kích thước, màu sắc, hìnhdạng, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện sống; vào sự chăm sóc, bảo vệ của conngười; có sự thay đổi trong quá trình phát triển;…Chất diệp lục của TV, vớichức năng quang hợp, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hóahọc, trở thành nguồn năng lượng cho hầu hết mọi sinh vật trên trái đất Nó cóvai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người nóichung và trẻ em nói riêng Nó tác động trực tiếp tới đời sống con người: TVkhông những là chiếc máy điều hòa không khí mà còn là nguồn thực phẩmkhông thể thiếu trong mỗi bữa ăn của con người, là vật trang trí làm cho cuộcsống luôn tươi đẹp, nó giúp cân bằng hệ sinh thái trong môi trường sống của conngười, là nguồn gen quý hiếm,…Chính sự tác động đó đã làm cho đứa trẻ mongmuốn tìm hiểu và khám phá về TV để trả lời cho những câu hỏi “ tại sao?”, “như thế nào?”…

Hoạt động làm quen với TGTV là một trong những hoạt động rất cần thiếtcho trẻ ở trường MN Hoạt động này góp phần tích cực vào việc phát triển nhâncách toàn diện ở trẻ MN như: trí tuệ, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ và thể chất Cụ thể:

Làm quen với TGTV giúp trẻ có những biểu tượng: đặc điểm, tính chất,cấu tạo, biết các mối quan hệ của đối tượng này và đối tượng khác hay biết mối

Trang 17

quan hệ của đối tượng với con người,…Quá trình hình thành biểu tượng giúp trẻhình thành các thao tác trí tuệ như: quan sát, phân tích, so sánh, khái quát, trừutượng, phân nhóm thực vật,…được hình thành Nó đồng thời giúp trẻ có vốn từphong phú, biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để phân tích đối tượng Đặc biệt, nógiáo dục trẻ có tình cảm với đối tượng và qua đó biết yêu quý, bảo vệ, thậm chíbiết sáng tạo ra cái đẹp đối với đối tượng.

Tóm lại, TV có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người Vìthế, chúng ta cần phải giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của TV để từ đó trẻ biếtchăm sóc, bảo vệ môi trường Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, việc cho trẻ tìm hiểu chủ đề

TV nhằm giúp trẻ có một số biểu tượng ban đầu về TV

Như vậy, TGTV là phương tiện mà thông qua đó có thể giáo dục toàndiện cho trẻ Để phát huy tối đa tác dụng của TGTV thì trong quá trình tổ chứchoạt động này nhà giáo dục phải tổ chức những hoạt động thích hợp để pháttriển nhận thức cho trẻ.[2]; [7]; [8];[11]

1.1.1.2 Khái niệm biểu tượng thực vật

Biểu tượng là một khái niệm một phạm trù được nhiều nhà khoa học quantâm nghiên cứu Đứng ở góc độ khác nhau quan điểm sẽ khác nhau và có cácđịnh nghĩa khác nhau về nó

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng ( triết học Mác – Lê nin)

thì: Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn

trực quan sinh động Đó là hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnhcòn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tácđộng vào các giác quan Biểu tượng được hình thành nhờ sự phối hợp, bổ sunglẫn cho nhau của các giác quan nhưng đã có sự tham gia của các yếu tố phântích, tổng hợp và ít nhiều mang tính chất trừu tượng hóa

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học họ cho rằng: biểu tượng là nhữnghình ảnh của sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh được hình thành trên cơ

sở các cảm giác, tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay lànhững hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước

Trang 18

Như vậy từ hai khái niệm của triết học và tâm lí học chúng tôi thống nhất

sử dụng khái niệm BTTV như sau: BTTV là tất cả những hình ảnh của TV đượcgiữ lại trong trí nhớ của con người khi chúng không còn đang trực tiếp tác độngvào giác quan của trẻ Nó là quá trình phân tích, tổng hợp và khái quát hìnhtượng của TV do tri giác tạo ra giúp trẻ nắm được thông tin về: tên gọi, màu sắc,đặc điểm, cấu tạo của TV, biết mối quan hệ của thực vật với động vật và conngười, qua đó, giúp trẻ ghi nhớ thông tin một cách chính xác, phong phú vàlogic.[7];[8];[19]

1.1.1.2 Khái niệm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Hình thành BTTV là cung cấp cho trẻ các kiến thức về TGTV thông quacác hoạt động trong ngày như: hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, hoạtđộng học, hoạt động sinh hoạt,…nhằm trang bị cho trẻ tri thức về TV như: têngọi, đặc điểm, cấu tạo, sinh sản, môi trường sống,…từ đó hình thành thái độ tíchcực của trẻ đối với thực vật

1.1.2 Đặc điểm nhận thức về thế giới thực vật của trẻ 5 - 6 tuổi

Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản, vốn có ở conngười và phát triển mạnh ở lứa tuổi mầm non đặc biệt đối với trẻ 5 – 6 tuổi Ởlứa tuổi này ý thức bản ngã đã được hình thành trẻ có khả năng nhận biết giớitính của mình và biết thể hiện như thế nào cho phù hợp Mặt khác ở độ tuổi nàybắt đầu xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ đây là bước đệm để trẻ chuyểnsang tư duy logic, nhờ nó mà trẻ có thể khám phá các mối liên hệ phức tạp bêntrong của các sự vật hiện tượng xung quanh nói chung và của thế giới TV nóiriêng Do đó nhu cầu muốn được tìm hiểu, khám phá TGTV của trẻ ngày càngđược nâng cao

Biểu hiện đầu tiên là muốn có những biểu tượng về TGTV bằng những nỗlực nhận thức đầu tiên của trẻ Nhu cầu đó thể hiện trong câu hỏi của trẻ và câuhỏi ấy thường hỏi về nguồn gốc, đặc điểm của đối tượng mà trẻ muốn khám phánhư: “Tại sao?”, “Để làm gì?”, “Từ đâu?”, Qua đó giúp trẻ làm quen với nhữngmàu sắc, đặc điểm, cấu tạo, bên trong TGTV Từ đó trẻ thu thập được nhiềukiến thức mới, mở rộng tầm nhìn để chính xác hoá những kinh nghiệm cá nhân

Trang 19

- Nhu cầu ham hiểu biết đã kích thích hứng thú nhận thức của trẻ Nó thểhiện ở mong muốn biết cái mới, làm rõ cái chưa biết về đặc điểm, tính chất củathế giới TV muốn tìm hiểu bản chất của thế giới ấy và mối quan hệ của chúngvới con người và TV Mặt khác, hứng thú nhận thức thôi thúc trẻ tìm ra sựphong phú, đa dạng của TGTV, những điều mà trẻ chưa biết đồng thời giúp trẻ

có thể dùng lời nói để diễn đạt một cách chính xác hơn về TGTV

Trẻ 5 - 6 tuổi khả năng tập trung, chú ý của trẻ bền vững hơn, ghi nhớ củatrẻ có chủ định hơn nên khả năng khám phá TGTV ở trẻ cũng tốt hơn giúp chovốn hiểu biết của trẻ về TGTV ngày càng phong phú Đây là cơ sở để trẻ có thểtiến hành các thao tác so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của một vàiđối tượng, phân nhóm đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét Nhờ vậy khảnăng tổng hợp, khái quát những dấu hiệu bên ngoài của TGTV được trẻ thựchiện tương đối tốt

Nhận thức của trẻ mang nặng trực quan, cảm tính: Do khả năng nhậnthức, kinh nghiệm và mức độ tích lũy tri thức của trẻ về TGTV còn hạn chế nên

sự nhận thức của trẻ về đặc điểm, cấu tạo, nhiều khi chưa chính xác thườngtheo cách nghĩ riêng và theo tình cảm của mình Nhận thức của trẻ về TGTVthường mang tính nhận mặt: gọi đúng tên đối tượng, màu sắc, cấu tạo, nhưngkhông giải thích được tại sao mình biết; chưa tách được các dấu hiệu đặc trưngcủa chúng Khi được hướng dẫn thì trẻ nhận biết được các thuộc tính bên ngoàicủa TV còn các dấu hiệu bên trong thuộc về bản chất thì trẻ chưa nhận ra đượcnhư: cách sử dụng, sinh sản, của chúng

Kết quả nhận thức về TGTV của trẻ chủ yếu thông qua hoạt động trựctiếp hoặc gián tiếp với đối tượng:

+ Trẻ học qua việc sử dụng các giác quan: Trẻ nhận thức về TGTV chủyếu thông qua những tiếp xúc trực tiếp bằng cảm giác và tri giác Sử dụng thịgiác, trẻ có hiểu biết về màu sắc, hình dạng, kích thước, cấu tạo bên ngoài của

TV Sử dụng xúc giác, trẻ có hiểu biết về độ mềm, cứng; nhẵn hay sần sùi, trạngthái bề mặt của TV Sử dụng thính giác, giúp trẻ có hiểu biết về âm thanh như:tiếng lá cây xào xạc, Sử dụng khứu giác, vị giác giúp trẻ nhận biết được mùi vị

Trang 20

của các món ăn từ TV Theo sự phát triển của cơ thể các giác quan của trẻ ngàycàng trở nên tinh nhạy hơn Vì vậy hệ thống biểu tượng của trẻ về TGTV ngàycàng chính xác hơn.

+ Trẻ học qua tư duy suy luận: Để giải thích những đặc điểm, cấutạo bên trong và diễn đạt một cách chính xác về TGTV trẻ cần phải huy độngvốn kiến thức, kinh nghiệm có sẵn để phán đoán, suy luận Nhưng những kếtluận, cách diễn đạt của trẻ nêu ra có thể chưa hoàn toàn chính xác, còn rất ngâythơ, nghộ nghĩnh Đôi khi trẻ còn lẫn lộn các thuộc tính bản chất về TGTV.Song song với quá trình tích lũy kinh nghiệm, biểu tượng cùng sự phát triển tưduy, những suy luận của trẻ dần trở nên chính xác hơn

+ Trẻ học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành: Trong TGTV cónhững kiến thức mà trẻ không thể nhận biết được bằng quan sát thông thường

Để có thể nhận biết các dấu hiệu đặc trưng nhưng không biểu hiện rõ nét hay cácmối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của TV thì cách nhanh và chính xác nhất

là thử nghiệm và thí nghiệm Ví dụ như: Gieo hạt vào bông ẩm trẻ biết hạt đó cónảy mầm được hay không và nảy mầm như thế nào; gieo hạt vào các môi trườngkhác trẻ biết mối quan hệ giữa sự nảy mầm của hạt với các yếu tố môi trường.Học bằng cách này trẻ vừa sử dụng các giác quan, vừa thực hiện các hành độngtác động vào đối tượng, những biểu tượng về TV mà trẻ thu được nhờ đó trở nêntoàn diện, sâu sắc hơn

+ Trẻ học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm với cô, bạn bè và mọi ngườixung quanh Bằng tư duy và giao tiếp ngôn ngữ, trẻ thu được kinh nghiệm và kếthợp các kiến thức mới vào kiến thức có sẵn để làm phong phú vốn hiểu biết, vốnkinh nghiệm của mình về TGTV Trong quá trình học, trẻ nói và chia sẻ nhữnghiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè và những người xung quanh, đồng thờitrẻ có thể nêu thắc mắc, đặt câu hỏi để nghe thông tin từ những người khác Việccùng nhau chơi, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ nhận thức cũng là cách chia

sẻ kinh nghiệm và giúp trẻ học hỏi lẫn nhau Qua đó nhận thức của trẻ về TGTVngày càng có hiệu quả

Trang 21

Việc học của trẻ sẽ hiệu quả hơn, cũng như sự phát triển nhận thức của trẻ

về TGTV sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nếu trẻ được tham gia vào các hoạtđộng học phù hợp với trình độ, khả năng của mình Vì vậy các yêu cầu, nộidung, phương pháp, hình thức dạy học khi cho trẻ làm quen với TGTV cần phùhợp với trình độ, khả năng nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi GV cần nắm đượctrình độ, khả năng cũng như “ vùng phát triển gần nhất” của trẻ để có các tácđộng phù hợp.[7];[8];[11];[20]

1.1.3 Nội dung và yêu cầu cần đạt trong việc cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá thế giới thực vật.

TGTV là một bộ phận của MTXQ mà trẻ cần được tìm hiểu, khám phá.Hoạt động làm quen với TGTV là hoạt động mà trẻ được tiếp xúc, làm quen đểthỏa mãn nhu cầu mong muốn, khao khát tìm hiểu và khám phá chúng giúp trẻ hiểuhơn về TV và có thái độ, hành động tích cực, phù hợp để tác động vào chúng

Đối với trẻ em, TGTV là những gì thân quen, gần gũi nó không chỉ lànhững người bạn xung quanh trẻ mà nó còn làm cho trẻ thêm yêu thích cây cỏ,hoa trái trong thiên nhiên hơn Thế giới ấy càng gần gũi với trẻ hơn khi nó xuấthiện nhiều trong bữa ăn, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong hoạt độngvui chơi, thậm chí trong mọi hoạt động của trẻ Càng lớn trẻ càng hiểu thêm về ýnghĩa của thực vật đối với cuộc sống của mình TGTV phong phú, hấp dẫnmuôn màu muôn vẻ chính vì thế luôn gợi lên trong đầu trẻ những câu hỏi: Đây

là cây gì? Tại sao cây lại có màu xanh? Hay cây có tác dụng gì?

Vì vậy, việc tổ chức hoạt động làm quen với TGTV sẽ giúp trẻ trả lờiđược các câu hỏi đó

Ở trường MN, trẻ được tìm hiểu, khám phá TGTV thông qua nhiều hìnhthức khác nhau như: tiết học, hoạt động vui chơi, lao động trong thiên nhiên,tham quan, sinh hoạt hàng ngày,… Trong đó, tiết học là hình thức cơ bản để trẻđược khám phá TGTV một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện

Nội dung của chủ điểm TGTV mà trẻ 5 – 6 tuổi được làm quen bao gồm:một số loại cây, một số loại rau quả, một số loại hoa, một số cây lương thực

Trang 22

Tùy vào đặc điểm của từng vùng miền ở từng địa phương để lựa chọn đối tượngphù hợp cho trẻ làm quen.

Địa điểm tổ chức cho trẻ làm quen với TGTV phong phú, đa dạng Tùythuộc đối tượng và mục đích của hoạt động Có thể tiến hành tại lớp học đặc biệt

là góc thiên nhiên hay có thể ở sân trường, vườn trường,…

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, đặc điểm hoạt động làm quen với TGTV đều mangnhững nét của độ tuổi MN Tuy nhiên, ở trong mỗi đặc điểm chung lại mangmột số nét riêng phù hợp với độ tuổi.[11];[19];[10];[27]

1.1.3.1 Nội dung

Cần giúp trẻ biết TV là một cơ thể sống, có khả năng dinh dưỡng, hô hấp,sinh sản và phát triển Để thực hiện chức năng sống các loại TV có cơ quantương ứng như rễ, thân, lá, hoa quả Các bộ phận này của mỗi loại thực vật sẽkhác nhau về kích thước, hình dạng, màu sắc và phần lớn nó phụ thuộc vào điềukiện sống Tất cả các bộ phận của thực vật cũng thay đổi trong quá trình pháttriển và phụ thuộc vào sự chăm sóc, bảo vệ của con người.[2];[8];[11]

a) Cây

- Tên gọi

- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước,…

- Cấu tạo: rễ, thân, cành, lá, hoa, quả,

- Nơi sống

- Biết cấu tạo của cây phù hợp với môi trường sống (sự khác biệt của một

số loại cây, lá, Giữa ban ngày và ban đêm, với các mùa trong năm); sự phùhợp giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận

- Điều kiện sống: đất, nước, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, sự chăm sóccủa con người,

- Tác dụng của cây xanh

- Cách chăm sóc, bảo vệ

- Biết các loại thân cây: đứng/leo/bò; nhận biết các loại lá theo màu sắc,hình dạng, kích thước, cấu tạo, trạng thái (non/ già, tươi/khô, )

Trang 23

- Sự sinh trưởng và phát triển: mọc từ hạt, lá, thân, cành, quả, củ Quátrình phát triển diễn ra theo trình tự, có tính chu kỳ, không đảo ngược trong thờigian Cây cần có thời gian và các điều kiện khác để phát triển.

- Biết khả năng thích nghi của 1 số cây với nơi sống, điều kiện sống Câycần có thời gian để thích nghi với điều kiện sống

- So sánh các cặp/nhóm

- Phân nhóm theo cấu tạo, nơi sống, sinh sản, tác dụng,

- Giáo dục trẻ ý thức/cách thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cây trồng vàmôi trường sống của cây xanh

b) Rễ

- Tên gọi

- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước

- Cấu tạo: rễ chính và rễ bên

- Tác dụng của rễ: giúp cây bám chặt váo đất và hút chất dinh dưỡng nuôi cây

- So sánh các cặp/ nhóm

- Phân nhóm theo cấu tạo, hình dạng, màu sắc

- Giáo dục cho trẻ cách ý thức chăm sóc

c) Thân, cành

- Tên gọi

- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước,

- Cấu tạo: thân chính, cành, chồi non, chồi nách

- So sánh các cặp/nhóm

- Phân nhóm theo cấu tạo, hình dạng, kích thước

- Giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ: không bẻ cành, hái lá

d) Lá

- Tên gọi

- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước…

- Cấu tạo: cuống lá, gân lá, phiến lá Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi làbụng, mặt dưới gọi là lưng Biết cấu tạo phù hợp với chức năng của lá Biết cấu

Trang 24

tạo của lá phù hợp với môi trường sống (nhiều nước/ít nước; ban ngày/banđêm ).

- Biết một số loại lá biến dạng: lá gai (xương rồng ), lá bắt mồi (nắp ấm,bẫy côn trùng ), lá móc (mướp, bầu )

- Nơi mọc: thân, cành

- Tác dụng: với cây: là bộ phận giúp cây thở, thoát hơi nước, tạo chất dinhdưỡng từ ánh sáng mặt trời, bảo vệ cây, nâng đỡ, sinh sản, bẫy thức ăn ; vớicon người: thuốc, thức ăn, cảnh đẹp, điều hòa không khí ; với động vật: thức

ăn, nơi ở; với môi trường: ổn định khí hậu, giảm thiên tai

- Sự phát triển: chồi, lá non, lá già Quá trình phát triển diễn ra theo trình

tự, có tính chu kỳ, không đảo ngược trong thời gian

- So sánh các cặp/nhóm lá

- Phân nhóm: theo hình dạng (tròn, dài, tim ); màu sắc (xanh, vàng, tía,đốm ); theo cấu tạo lá: mặt lá (lá kim, lá rộng, lá vảy ), mép lá (lá nguyên, lárăng cưa, lá thùy); theo cuống lá (lá đơn, lá kép)

- Cách chăm sóc, bảo vệ: tưới cây, lau lá

- Phân nhóm theo cấu tạo, nơi sống, sự phát triển, tác dụng, ý nghĩa

- Có thể cắm hoa tươi vào lọ, chăm sóc lọ hoa

- Giáo dục cho trẻ có ý thức/cách thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn hoa

f) Quả

- Tên gọi

Trang 25

- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước, hương, vị

- Cấu tạo vỏ ngoài, bên trong vỏ

- Tác dụng

- Cách sử dụng

- Biết 1 số loại quả có tên gọi khác: hạt (lúa), bắp (ngô), củ (lạc)

- Phân biệt quả - nải - chùm

- Biết một số loại quả đặc trưng theo mùa, vùng miền

- Biết quá trình hình thành và phát triển của quả: từ hoa - quả non - quảchín theo trình tự, có tính chu kỳ, không đảo ngược trong thời gian

- Biết chức năng chính của quả: tạo hạt để mọc thành cây mới

- Biết sự phong phú của các loại quả: quả kép (mít), quả giả (sung, vả, ngái )

- So sánh các cặp/nhóm

- Phân nhóm quả theo màu sắc; hình dạng; vị; cấu tạo; kích thước; tácdụng; cách ăn; nơi trồng; mùa vụ

- Dạy trẻ biết lợi ích của các loại quả, trẻ thích ăn các loại quả

- Giáo dục trẻ có thói quen ăn quả đảm bảo vệ sinh, bỏ vỏ hạt đúng nơiquy định

g) Hạt

- Tên gọi

- Đặc điểm: Màu sắc, hình dạng, kích thước của hạt

- Cấu tạo: Vỏ hạt, mắt hạt

Biết quá trình hình thành và phát triển của hạt: Hạt nảy mầm thành cây

-ra quả - hạt, cách bảo quản hạt

- So sánh cặp/nhóm

- Phân nhóm theo cấu tạo, màu sắc, hình dạng, kích thước,

- Giáo dục trẻ thích gieo trồng, chăm sóc cây từ hạt

h) Rau

- Tên gọi

- Đặc điểm: màu sắc, hình dạng, kích thước của các bộ phận Biết cấutạo phù hợp với sự phát triển của rau, nơi sống, cách sơ chế khi sử dụng

Trang 26

- Tác dụng: cung cấp nước, vitamin, khoáng, chất xơ

- Biết các loại rau đặc trưng cho từng mùa, vùng miền

- Biết tác dụng của một số loại rau theo màu sắc, cấu tạo: rau sẫm màunhiều tiền vitamin A; rau ăn lá, ăn quả nhiều vitamin C, chất xơ; rau ăn củ, ănquả nhiều đường, nước

- Biết trình tự sử dụng rau: lựa chọn - sơ chế - chế biến - trình bày - thưởng thức

- Một số món ăn chế biến từ rau

- So sánh cặp/nhóm rau

- Phân nhóm theo tác dụng (ăn lá/quả/củ/hoa/gia vị); mùa; nơi sống; cấu tạo

- Thích và ăn hết suất rau trong các bữa ăn

- Có ý thức/cách thức chăm sóc, bảo vệ cây rau

Việc khám phá sự đa dạng của thực vật cùng loài và khác loài, cùng môitrường sống và ở các môi trường khác nhau; khám phá đặc điểm giống nhau vàkhác nhau của TV cùng loài, cùng môi trường sống và những TV khác loài,khác môi trường sống giúp trẻ phân nhóm TV theo các dấu hiệu: cấu tạo, môitrường sống, công dụng, cách chế biến (cách ăn)

Khám phá mối quan hệ giữa cấu tạo của TV với chức năng sử dụngchúng, giữa TV với ĐV và với chính TV Ví dụ: Cây cao to, có nhiều lá hoặc lá

to trồng để lấy bóng mát, đây cũng là nơi để các loài chim và côn trùng làm tổ,nơi kiếm ăn của một số loài chim

Khám phá mối quan hệ giữa TV với các yếu tố môi trường: đất, ánh sáng,không khí, nước, các chất khoáng, thời tiết, khí hậu,…Việc chăm sóc cây chính

là để thỏa mãn các nhu cầu sống của TV

Khám phá các loại cây sinh sống ở nhiều vùng miền, sự thích nghi của

TV đối với khí hậu, môi trường sống (vùng sa mạc, các nước khí hậu lạnh)

Khám phá sự sinh sản (bằng hạt, bằng cành, bằng rễ, bằng lá) và sự pháttriển của cây, sự thay đổi của TV theo mùa, quá trình trồng và chăm sóc cây…

1.1.3.2 Yêu cầu

Dựa vào các nội dung trên, có thể xác định yêu cầu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi khi khám phá chủ đề TGTV:

Trang 27

a) Kiến thức

Tiếp tục củng cố, làm chính xác, khái quát hóa và mở rộng biểu tượng củatrẻ về TV: đặc điểm, cấu tạo cơ bản, đặc trưng của các loài trong TGTV; sựphong phú, đa dạng, quá trình phát triển và nhu cầu, mối quan hệ của TV vớimối trường sống, với con người

b) Kĩ năng

+ Quan sát nhiều đối tượng cùng lúc

+ So sánh theo từng cặp hoặc nhóm đối tượng

+ Phân nhóm phân loại theo những dấu hiệu tiêu biểu và đặt tên cho nó.+ Phán đoán, suy luận dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có

Cụ thể:

* Cây: So sánh các cặp / nhóm cây

Phân nhóm theo cấu tạo, nới sống, sinh sản, tác dụng,…

* Hoa: So sánh các cặp / nhóm

Phân nhóm theo cấu tạo, nơi sống, sự phát triển, tác dụng, ý nghĩa,…

Có thể cắm hoa tươi vào lọ, chăm sóc lọ hoa

+ Muốn và có một số kĩ năng chăm sóc TV

+ Có thói quen vệ sinh văn minh, bảo vệ môi trường

+ Có kĩ năng làm việc nhóm bạn bè: hợp tác, thỏa thuận, luân phiên,…

Ví dụ:

Trang 28

* Cây: Giáo dục trẻ ý thức / cách thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cây trồngmôi trường sống của cây.

* Hoa: Giáo dục cho trẻ có ý thức / cách thức chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn

* Quả: Khuyến khích trẻ thích ăn các loại quả Giáo dục trẻ có thói quen

ăn quả đảm bảo vệ sinh, bỏ hạt đúng nơi quy định

* Rau: Thích và ăn hết suất rau trong các bữa ăn

Có ý thức / cách thức chăm sóc, bảo vệ cây rau,…

Như vậy, một trong những yêu cầu cơ bản khi tổ chức hoạt động KPKH lànhằm hình thành BTTV cho trẻ, để trẻ nắm được đầy đủ, chính xác về cácBTTV và làm cho vốn biểu tượng của trẻ trở nên phong phú hơn Qua đó pháttriển khả năng chú ý, ghi nhớ một cách logic của trẻ thuận lợi cho trẻ chuẩn bịvào học trường phổ thông.[2];[8];[11];[5]

1.2 Cơ sở lí luận về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng về thực vật.

1.2.1 Khái niệm lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học

1.2.1.1 Khái niệm khám phá khoa học

Khám phá là tìm thấy, phát hiện ra cái ẩn giấu, bí mật Âm mưu đã bịkhám phá Khám phá bí mật của tự nhiên

Khoa học là hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thựctiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoàicũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cảitạo thế giới hiện thực

Như vậy, KPKH là hoạt động tìm kiếm, phát hiện ra những cái mới, cái

ẩn giấu về các hiện tượng trong giới tự nhiên, trong xã hội, trong chính conngười nhằm tích luỹ tri thức, kinh nghiệm giúp con người có khả năng cải tại thế

giới.[7];[8];[11].

1.2.1.2 Khái niệm lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học

Trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ, cần đặt ra mục đích,xác định các nhiệm vụ cụ thể và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho trẻ hoạt độngtrong môi trường đó Mặc dù trẻ có thể tự phát triển trong môi trường hoạt động mà

Trang 29

giáo viên đã chuẩn bị sẵn cho chúng nhưng không thể chờ một kết quả đặc biệt nhưmong muốn nếu không lập kế hoạch tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ.

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học là xây dựng bản thiết kế tổng hợp cho hoạt động giáo dục trẻ được sắp xếp theo thời gian chặt chẽ, bắt đầu

từ việc xác định mục tiêu giáo dục, phác họa quy trình cần thiết để thực hiện nội dung giáo dục, xác định các phương pháp và cách thức đánh giá hoạt động đó.

Lập kế hoạch là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả hoạtđộng KPKH về MTXQ cho trẻ Điều này được thể hiện ở chỗ:

+ Lập kế hoạch sẽ giúp cho việc tổ chức hoạt động KPKH của trẻ có hệthống, với sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, phương pháp tổ chức, điều kiệnhoạt động và dự kiến việc đánh giá kết quả

+ Việc lập kế hoạch đảm bảo cho sự vận động và phát triển của quá trình

tổ chức hoạt động KPKH khi hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ một cách hợp

lí theo thời gian thông qua việc nâng cao dần mục đích yêu cầu đối với trẻ, mởrộng việc thực hiện nhiệm vụ, nội dung hoạt động và sử dụng các phương pháp,biện pháp phù hợp với đối tượng nhận thức và khả năng của trẻ

Như vậy, việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động KPKH là đảm bảo cho việcthực hiện chương trình giáo dục trẻ, để từ đó giúp trẻ làm quen với MTXQ mộtcách dễ dàng và có hiệu quả.[5]; [28]

1.2.2 Vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với việc hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

Hoạt động KPKH về MTXQ là hoạt động thực sự hấp dẫn làm thỏa mãnnhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn Qua đónhằm giúp trẻ 5 – 6 tuổi phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn

đề, tích lũy vốn hiểu biết đặc biệt là BTTV trong cuộc sống xung quanh và hìnhthành ở trẻ thái độ tích cực đối với TGTV để cung cấp cho trẻ hệ thống kiếnthức đơn giản, chính xác, cần thiết về sự vật, hiện tượng xung quanh

Hoạt động KPKH phát triển và rèn luyện cho trẻ các kĩ năng nhận thức vàhình thành BTTV cho trẻ Trong các hoạt động KPKH trẻ được tích cực sử dụngcác giác quan (thị giác, thính giác, vị giác…) nhờ vậy mà cơ quan qảm giác của

Trang 30

trẻ phát triển và khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy và chính xác hơn Mặtkhác thông qua các hoạt động KPKH trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, nhữngbiểu tượng đơn giản về đặc điểm, màu sắc, cấu tạo, chức năng, nơi sống…của

TV trong MTXQ từ đó làm giàu vốn biểu tượng của trẻ giúp cho vốn biểu tượngcủa trẻ trở nên phong phú hơn

Với những đặc trưng cơ bản của hoạt động KPKH, nó góp phần quantrọng trong việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông, trẻ học được các kĩ năngnhận thức cơ bản, rèn khả năng tập trung chú ý, ghí nhớ, học cách kiên trì, biếtkiềm chế, học cách tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức một cách tự nguyện…

Việc tổ chức hoạt động KPKH không những giúp trẻ hình thành biểutượng mới mà còn rèn luyện, củng cố các biểu tượng cần thiết cho trẻ, nâng cao

sự hiểu biết của trẻ về các biểu tượng và phát triển khả năng chú ý có chủ định,ghi nhớ, rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ tính tíchcực tự giác của trẻ trong học tập…

Như vậy, hoạt động KPKH đối với việc hình thành BTTV cho trẻ 5 - 6tuổi là hình thức rất ưu việt giúp trẻ nâng cao hiểu biết về TGTV Thông quahoạt động KPKH trẻ được cung cấp vốn biểu tượng phong phú, hơn nữa nó cònhình thành cho trẻ những BTTV mới trong cuộc sống xung quanh Vì thế việc tổchức hoạt động KPKH có tính chất quan trọng quyết định sự thành công nhằmhình thành BTTV cho trẻ.[7];[8];[11];[28]

1.2.3 Đặc điểm giờ học khám phá khoa học về môi trường xung quanh

* Đặc điểm chung của giờ học

- Các giờ học được tổ chức trong những thời gian nhất định và được lập

kế hoạch từ trước dựa trên chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN

- Quan điểm tổ chức giờ học là giáo dục tích hợp, tích cực hóa hoạt độngcủa trẻ, trẻ được đặt ở vị trí trung tâm, là chủ thể của quá trình lĩnh hội tri thức,giáo viên là người điều khiển tạo điều kiện giúp trẻ tích cực hoạt động chiếmlĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và giáo dục thái độ đúng cho trẻ

Trang 31

- Giờ học được phân ra nhiều loại khác nhau dựa vào nguồn tri thức vềMTXQ Trong các giờ học có loại giờ học cung cấp tri thức mới, có loại giờ họccủng cố và có loại giờ học tổng kết.

- Giờ học được tổ chức ở mọi lứa tuổi với nội dung yêu cầu ngày càng caodần theo lứa tuổi Với trẻ 5 - 6 tuổi, giờ học nhằm hình thành tư duy trực quanhình tượng, bước đầu tiếp cận tri thức khái quát và tìm hiểu đặc điểm mang tínhbản chất của đối tượng, thiết lập mối quan hệ và sự phụ thuộc của đối tượng vớiMTXQ; phát triển tư duy logic đơn giản: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa [7];[8];[11]

* Giờ học cho trẻ mẫu giáo KPKH về MTXQ:

Có 3 loại giờ học cho trẻ mẫu giáo KPKH về MTXQ

- Tiết học tìm hiểu, khám phá về một đối tượng

- Tiết học khám phá nhiều đối tượng

- Tiết học hình thành khái niệm sơ đẳng và phân nhóm đối tượng

1.2.4 Cấu trúc hoạt động cho trẻ khám phá khoa học

1.2.4.1 Loại tiết tìm hiểu, khám phá về một đối tượng

* Điều kiện thực hiện

Trẻ phải có những biểu tượng cụ thể về đối tượng nhất định; trẻ cần phải

có một số kĩ năng so sánh, nhận xét, đánh giá

* Đặc điểm nhận diện

Tìm hiểu, khám phá về một đối tượng : TV như: cây/rau/hoa/quả…, mộtphương tiện giao thông cụ thể, một loài động vật: trong gia đình, trong rừng,dưới nước…

Trang 32

+ Trước khi tiến hành giờ học cần tạo cho trẻ định hướng, quan tâm, chú

ý và có nhu vầu tìm hiểu và khám phá đối tượng đó Qua đó, trẻ sẽ tự bổ sungcho mình những tri thức về đối tượng và có được biểu tượng về đối tượng đó

+ Dạy trẻ những bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi có liên quan đếnviệc thực hiện giờ học

- Lựa chọn đối tượng nhận thức và đồ dùng trực quan:

+ Các đồ dùng trực quan: tranh ảnh, phim ảnh, mô hình, sa bàn, đồ chơi:

2; Khám phá: Cho trẻ tiếp xúc, trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết

mà trẻ đã có Với những đặc điểm, dấu hiệu mà nhiều trẻ chưa biết có thể hướngdẫn trẻ quan sát vật thật (hoặc tranh, ảnh, mô hình ) thử nghiệm, làm thí nghiệmhoặc nghe cô đọc sách, kể chuyện Về một số mối liên hệ và quan hệ cô nên đặtcâu hỏi cho trẻ suy luận

3; Mở rộng:

- Mở rộng các biểu tượng về chính đối tượng đó

- Mở rộng các đối tượng có liên quan đến đối tượng đó

4; Khái quát: Cô khái quát các dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng của đối tượng.5; Củng cố: Tổ chức các trò chơi nhằm củng cố các đặc điểm của đốitượng mà trẻ đã khám phá hoặc cho trẻ hát, múa, giải đáp câu đố về đối tượnghoặc các hoạt động tạo hình như tô màu, vẽ bộ phận còn thiếu, nặn xé – dán…

6; Kết thúc

Lưu ý: Xen kẽ giáo dục

* Yêu cầu khi tiến hành

Có thể chọn 1 trong ba cách tiếp xúc với đối tượng:

+ Tập thể: Cả lớp cùng quan sát, chú ý đối tượng cô đã định

Trang 33

+ Nhóm: Chia lớp thành các nhóm đưa ra các tình huống có vấn đề nhằmgiúp trẻ tìm ra đặc điểm đặc trưng, và đưa ra nhận xét của mình về quan hệ, sựphát triển của đối tượng đó.

+ Cá nhân: Sau khi cho trẻ đi thăm quan/xem phim/ tranh/ ảnh,… mỗi trẻ

sẽ tự phát hiện và nêu ra đặc điểm đặc trưng cơ bản của đối tượng đó

Giáo viên sử dụng các câu hỏi khái quát và câu hỏi kích thích trẻ suynghĩ, phán đoán và suy luận.[7];[8];[11];[5]

1.2.4.2 Loại tiết khám phá về nhiều đối tượng

* Điều kiện thực hiện

Trẻ phải có những biểu tượng cụ thể về một số đối tượng nhất định; trẻcần phải có một số kĩ năng so sánh, nhận xét, đánh giá

* Đặc điểm nhận diện

Tìm hiểu, khám phá về nhiều đối tượng: TV như: cây/rau/hoa/quả…, một

số phương tiện giao thông cụ thể, một số con vật trong gia đình/trong rừng/dướinước…

- Giúp trẻ tích lũy tri thức

+ Trước khi tiến hành giờ học cần tạo cho trẻ định hướng, quan tâm, chú

ý và có nhu vầu tìm hiểu và khám phá một số đối tượng đó Qua đó, trẻ sẽ tự bổsung cho mình những tri thức về những đối tượng và có được biểu tượng phongphú về một số đối tượng

+ Dạy trẻ những bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi có liên quan đếnviệc thực hiện giờ học

- Lựa chọn đối tượng nhận thức và đồ dùng trực quan:

Trang 34

+ Các đồ dùng trực quan: tranh ảnh, phim ảnh, mô hình, sa bàn, đồ chơi:

2; Khám phá: GV tổ chức cho trẻ trò chuyện, chia sẻ sự hiểu biết mà trẻ

đã có, xem tranh ảnh, mô hình, băng đĩa, quan sát, thí nghiệm,… mở rộng kiếnthức ngay ở từng đối tượng

3; So sánh: Hướng dẫn trẻ tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau củacác đối tượng

4; Mở rộng về các đối tượng khác cũng loại

5; Khái quát: Cô khái quát các dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng chung củacác đối tượng

6; Củng cố: Tổ chức các trò chơi nhằm củng cố các đặc điểm của một sốđối tượng hoặc cho trẻ hát múa, giải đáp câu đố về đối tượng hoặc các hoạt độngtạo hình như tô màu, vẽ bộ phận còn thiếu, nặn xé – dán…

Nên tổ chức các trò chơi phân nhóm đối tượng theo dấu hiệu đơn giản.7; Kết thúc

Lưu ý: Xen kẽ giáo dục

- Phương án 2:

Tổ chức KPKH về MTXQ thông qua hoạt động chơi, tạo hình, âm nhạc…Chỉ thực hiện khi trẻ tích lũy tương đối đầy đủ, chính xác biểu tượng về các đốitượng; biết chơi các dạng trò chơi, biết thực hiện các dạng hoạt động tạo hình…

Tổ chức tiết học theo phương án này sẽ sinh động, hấp dẫn và hiệu quảhơn GV chuẩn bị đủ các đồ chơi, học liệu cần thiết; xử lý linh hoạt các tìnhhuống xảy ra Các trò chơi, hoạt động theo phương án này phải củng cố đượckiến thức về các đối tượng; hoạt động động và tĩnh phải hài hòa, cân đối; kếthợp chơi tập thể/nhóm/cá nhân

Trang 35

* Yêu cầu khi tiến hành

Có thể chọn 1 trong ba cách tiếp xúc với đối tượng:

+ Tập thể: Cả lớp cùng quan sát, nhận xét những đối tượng cô đã định.+ Nhóm: Chia lớp thành các nhóm đưa tương ứng và đưa ra câu hỏi đểcác nhóm cùng thảo luận về các đối tượng mà cô giới thiệu và đua ra lời nhậnxét chung nhất cho từng đối tượng

+ Cá nhân: Sau khi cho trẻ đi thăm quan/xem phim/ tranh/ ảnh… mỗi trẻ

sẽ đưa ra nhận xét về những đối tượng mà mình quan sát được

Giáo viên sử dụng các câu hỏi khái quát và câu hỏi kích thích trẻ suynghĩ, phán đoán và suy luận

Có thể tổ chức theo phương án 2 nếu trẻ thực hiện được

- Phương án 2:

Tổ chức KPKH thông qua hoạt động chơi, tạo hình, âm nhạc…Chỉ thựchiện khi trẻ tích lũy tương đối đầy đủ, chính xác biểu tượng về các đối tượng;biết chơi các dạng trò chơi, biết thực hiện các dạng hoạt động tạo hình… Tổchức tiết học theo phương án này sẽ sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn

GV chuẩn bị đủ các đồ chơi, học liệu cần thiết; xử lý linh hoạt các tìnhhuống xảy ra Các trò chơi, hoạt động theo phương án này phải củng cố đượckiến thức về các đối tượng; hoạt động động và tĩnh phải hài hòa, cân đối; kếthợp chơi tập thể/nhóm/cá nhân.[7];[8];[11];[5]

1.2.4.3 Loại tiết hình thành khái niệm sơ đẳng và phân nhóm phân loại đối tượng

* Điều kiện thực hiện

Trẻ phải có những biểu tượng cụ thể về các nhóm đối tượng nhất định;trẻ cần phải có một số kĩ năng như nhận xét, so sánh, tổng hợp, khái quát

Trang 36

+ Phát triển kĩ năng so sánh theo nhóm, kĩ năng khái quát hóa.

* Chuẩn bị

- Giúp trẻ tích lũy tri thức:

+ Trước khi tiến hành giờ học, cần định hướng trẻ quan tâm chú ý, có nhucầu cần tìm hiểu các đối tượng cần phân nhóm Nhờ vậy, trẻ sẽ tự bổ sung trithức cho mình về đối tượng, có biểu tượng phong phú về các nhóm đối tượng…

+ Dạy trẻ những bài hát, bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi có liên quanđến việc thực hiện giờ học

- Lựa chọn đối tượng nhận thức và đồ dùng trực quan:

+ Các đồ dùng trực quan: tranh ảnh, phim ảnh, mô hình, sa bàn, đồ chơi:

số lượng, đặc điểm, lúc sử dụng…

+ Các phương tiện hỗ trợ : xắc xô, que chỉ…

* Cấu trúc tiết học

- Phương án 1:

1; Ổn định tổ chức, khơi gợi hứng thú, tập trung chú ý vào bài học

2; Khám phá: Cho trẻ tiếp xúc với lần lượt các nhóm đối tượng để nhậnxét đặc điểm đặc trưng chung của 2 – 4 nhóm ( mỗi nhóm 2 - 6 đối tượng); mởrộng kiến thức ngay ở từng nhóm Cho trẻ tự đặt tên nhóm và kể tên các đốitượng của mỗi nhóm

Lưu ý: Khái niệm sơ đẳng cần trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác.3; So sánh: Trẻ so sánh các nhóm với nhau

4; Mở rộng:

+ Các cách phân nhóm khác

+ Các nhóm đối tượng khác

5; Khái quát: Cô khái quát các đặc trưng chung của các nhóm

6; Củng cố: Tổ chức các hoạt động phân nhóm: trò chơi, tạo hình, thơ,truyện, bài hát, câu đố…

7; Kết thúc

Lưu ý: Xen kẽ giáo dục

- Phương án 2:

Trang 37

Tổ chức KPKH thông qua hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc…Chỉthực hiện khi trẻ tích lũy tương đối đầy đủ, chính xác biểu tượng về các đốitượng; biết chơi các dạng trò chơi, biết thực hiện các dạng hoạt động tạo hình…

Tổ chức tiết học theo phương án này sẽ sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn

GV chuẩn bị đủ các đồ chơi, học liệu cần thiết; xử lý linh hoạt các tìnhhuống xảy ra Các trò chơi, hoạt động theo phương án này phải củng cố đượckiến thức về các đối tượng; hoạt động động và tĩnh phải hài hòa, cân đối; kếthợp chơi tập thể/nhóm/cá nhân…

* Yêu cầu khi tiến hành

Có thể chọn 1 trong 3 cách tiếp xúc và nhận xét đối tượng:

+ Tập thể: Cả lớp cùng quan sát, nhận xét những nhóm đối tượng cô đã định.+ Nhóm: Chia lớp thành các nhóm tương ứng với các nhóm đối tượng,mỗi nhóm xem và thảo luận về một nhóm đối tượng…Cho trẻ bốc thăm, tìmnhóm đối tượng để xem và thảo luận, nhận xét

+ Cá nhân: Sau khi cho trẻ đi thăm quan/xem phim/ triển lãm… Mỗi trẻchọn cho mình một bức tranh/ vật thật về đối tượng mình thích; sau đó tự cho trẻlập nhóm, gợi ý những trẻ có tranh cùng nhóm lên để trò chuyện, nhận xét

Câu hỏi có thể do cô đưa ra hoặc do các nhóm tự đặt câu hỏi cho nhau.Câu hỏi phải có tính khái quát cao

Có thể tổ chức theo phương án 2 nếu trẻ thực hiện được

Đề tài nghiên cứu và lập kế hoạch hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ

5 - 6 tuổi theo cả 3 loại tiết học.[7];[8];[11];[5]

Trang 38

Kết luận chương 1

Việc tổ chức hoạt động KPKH nhằm hình thành BTTV là một việc làmđúng đắn và rất cần thiết, giúp trẻ tích lũy thêm vốn biểu tượng về TV xungquanh để từ đó trẻ có thể vận dụng những kiến thức mà mình có được vào thực

tế cuộc sống

Mặt khác, hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành BTTV cho trẻ

5 – 6 tuổi được tuân theo những quy tắc nhất định với nội dung và yêu cầu phùhợp với lứa tuổi tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất từ đólàm giàu thêm sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh nói chung và vốnBTTV phong phú, đa dạng nói riêng Thông qua việc tổ chức hoạt động KPKHhình thành biểu tượng về TGTV, trẻ được cung cấp những kiến thức về những loạithực vật xung quanh mình với những góc tiếp cận khác nhau, và biết vận dụngnhững hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống

Lập kế hoạch tổ chức hoạt động KPKH nhằm hình thành BTTV cho trẻ

5 – 6 tuổi là việc làm có ý nghĩa rất lớn Bởi đây là hình thức phù hợp nhất làmphong phú vốn biểu tượng của trẻ về TV, giúp trẻ tích lũy được biểu tượng mộtcách chính xác, khoa học nhất với cấu trúc rõ ràng, mục tiêu cụ thể và cách tổchức phù hợp với năng lực nhận thức của trẻ

Như vậy, việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động KPKH nhằm hình thànhBTV cho trẻ 5 - 6 tuổi là hình thức rất ưu việt giúp trẻ nâng cao hiểu biết vềTGTV Thông qua việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động KPKH trẻ được cungcấp vốn biểu tượng phong phú, hơn nữa nó còn hình thành cho trẻ những BTTVmới trong cuộc sống xung quanh Vì thế việc lập kế hoạch tổ chức hoạt độngKPKH có tính chất quan trọng quyết định sự thành công nhằm hình thành BTTVcho trẻ, để từ đó giúp trẻ làm quen với MTXQ một cách dễ dàng và có hiệu quả

Trang 39

Chương 2:

THỰC TRẠNG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG THỰC VẬT CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 2.1 Mục đích điều tra thực trạng

Tìm hiểu thực trạng việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoahọc nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi và mức độ hình thànhbiểu tượng thực vật của trẻ dựa trên kết quả điều tra xác lập cơ sở thực tiễn choviệc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểutượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian điều tra

Điều tra thực trạng được tiến hành trên 20 GV đã và đang giảng dạy ởcác lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi thuộc trường mầm non Quỳnh Lưu và trường mầmnon Phú Lộc, 60 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thuộc trường mầm non Quỳnh Lưu

- Thời gian điều tra: Từ tháng 12/2016 đến tháng 2/2017

2.3 Nội dung điều tra

- Nhận thức của giáo viên về việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động khámphá khoa học nhằm hình thành biểu tượng thực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm hình thành biểu tượngthực vật cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Mức độ hình thành biểu tượng thực vật của trẻ 5 - 6 tuổi

2.4 Cách tiến hành điều tra

Trang 40

- Đàm thoại: Tiến hành đàm thoại, trao đổi ý kiến với ban giám hiệu nhàtrường mầm non, giáo viên mầm non, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm làm rõ cácnội dung cần khảo sát, đồng thời xác định rõ nguyên nhân của thực trạng.

- Nghiên cứu sản phẩm: Kế hoạch tổ chức hoạt động KPKH hình thànhBTTV cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN

Bước 2: Xử lí kết quả khảo sát

Bước 3: Nhận xét ưu điểm, hạn chế của thực trạng và rút ra nguyên nhân

2.5 Tiêu chí đánh giá việc hình thành biểu tượng thực vật của trẻ 5 - 6 tuổi

2.5.1 Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí 1: Tính chính xác về các biểu tượng thực vật

Trẻ nhận biết đúng và diễn đạt bằng lời nói về tên gọi, màu sắc, cấu tạo,

sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng, thức ăn, nơi sống, sự thích nghi với môitrường, quá trình phát triển, vòng đời, tác dụng, cách chăm sóc bảo vệ TV

Tiêu chí 2: Sự đa dạng của biểu tượng thực vật

Trẻ có biểu tượng phong phú về các loại TV: cùng loài, khác loài; cùngmôi trường sống, khác môi trường sống, cách sinh sản và diễn đạt được bằng lờinói

Tiêu chí 3: Khả năng khái quát các biểu tượng thực vật

Trẻ biết phân nhóm, phân loại TV dựa vào sự giống và khác nhau về màusắc, hình dạng, kích thước, cấu tạo, môi trường sống, sự thích nghi, sinh sản, tácdụng, cách sử dụng, cách chăm sóc, bảo vệ,…; biết giải thích về cơ sở phânnhóm phân loại, biết đặt tên nhóm

2.5.2 Thang đánh giá

Tiêu chí 1: Tính chính xác về các biểu tượng thực vật

Trẻ nhận biết đúng và diễn đạt được bằng lời nói về:

- Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng: 1,5 điểm

Ngày đăng: 04/05/2019, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đào Thanh Âm (chủ biên), Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2007), Giáo dục học mầm non – tập 3, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dụchọc mầm non – tập 3
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên), Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
5. Đinh Thị Thư (2014), Lập kế hoạch tổ chức hoạt động học nhằm rèn luyện kỹ năng phân nhóm phân loại thực vật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Khoá luận tốt nghiệp đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động học nhằm rèn luyện kỹnăng phân nhóm phân loại thực vật cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Tác giả: Đinh Thị Thư
Năm: 2014
8. Hoàng Thị Phương (2009), Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quenvới MTXQ
Tác giả: Hoàng Thị Phương
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
9. Hoàng Thị Phương, Phương pháp cho trẻ làm quen với MTXQ theo hướng tích cực, Tạp chí giáo dục số 87 tháng 5 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ làm quen với MTXQ theo hướng tíchcực
13. Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Kim Anh, Đinh văn Vang (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục mầm non, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương phápnghiên cứu khoa học Giáo dục mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Kim Anh, Đinh văn Vang
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
15. Nguyễn Thị Ánh Tuyết ( 1998), TLH trẻ em trước tuổi học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: TLH trẻ em trước tuổi học
Nhà XB: NXB Giáo dục
16. Nguyễn Thị Hải Yến (2013), Thiết kế trò chơi học tập rèn kỹ năng phân nhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh, Khoá luận tốt nghiệp đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế trò chơi học tập rèn kỹ năng phânnhóm, phân loại cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động khám phá môitrường xung quanh
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
Năm: 2013
18. Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Quang Uẩn (1992), Tâm lý học, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1992), Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1992
21. Trần Thị Trọng, Phạm Thị Sửu ( 1996), Chương trình CSGD MG và hướng dẫn thực hiện ( 5 – 6 tuổi), NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình CSGD MG và hướngdẫn thực hiện ( 5 – 6 tuổi)
Nhà XB: NXB giáo dục
23. TS.Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non 5 - 6 tuổi, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non 5 - 6 tuổi
Tác giả: TS.Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thu Hương, PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
29. Website : http://www.mamnon.com.vn, htttp: // www.google.com.vn Link
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (1990) – Quyết định số 55 QĐ về việc: Quy định mục tiêu đào tạo Nhà trẻ - mẫu giáo Khác
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (1990) – Quyết định số 55 QĐ về việc: Quy định mục tiêu đào tạo Nhà trẻ - mẫu giáo Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo trung tâm nghiên cứu GDMN – Vụ GDMN ( 2001), Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Khác
6. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Khác
7. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2008), Giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non KPKH về MTXQ, NXB Giáo dục Khác
11. Lê Thị Ninh (1990), Phương pháp cho trẻ LQVMTXQ, NXB Hà Nội Khác
12. Nguyễn Ánh Tuyết (1994), TLH trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi, NXB Hà Nội Khác
14. Nguyễn Ngọc Châm, Trần Lan Hương, Nguyễn Thanh Thủy (2012), Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ Mẫu giáo, NXB HN Khác
17. Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w