1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị nâng cao chất lượng hoạt động hội nông dân huyện nga sơn, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2017 2020

42 315 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 385,5 KB

Nội dung

Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án 121 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức cho Hội viên nông dân 25 2 Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nô

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA,

Trang 2

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong đề an là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được tríchdẫn đúng quy định Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác củatôi và chưa được triển khai trong thực tiễn.

Tác giả

Đỗ Xuân Thái

Trang 3

2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án 12

1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ

nhận thức cho Hội viên nông dân

25

2) Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

26

3) Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ hội cơ sở

29

3.1- Phân công trách nhiệm thực hiện đề án: 30

3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án: 32

Trang 4

4.3 Những thuận lợi, khó khăn và tính khả thi của đề án 33

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân

do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam1 HộiNông dân huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua, dưới sự lãnhđạo của cấp ủy Đảng, sự quan tâm của chính quyền, MTTQ và các ban ngành

1 - Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam

Trang 5

đoàn thể, các cấp Hội Nông dân và toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân tronghuyện đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn, đóng vai trò quan trọngtrong việc tổ chức vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế

xã hội, xây dựng nông thôn mới Công tác chăm lo xây dựng tổ chức Hội Nôngdân huyện Nga Sơn ngày càng vững mạnh, xứng đáng với vai trò là người tổchức, hướng dẫn và đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nôngdân

Tổ chức cơ sở Hội có vị trí, vai trò rất quan trọng đó là nền tảng của Hội, lànơi rèn luyện, giáo dục, kết nạp hội viên, là cầu nối giữa Đảng với nông dân; vậnđộng, giáo dục hội viên, nông dân ở cơ sở phát huy quyền làm chủ, tích cựchọc tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dântham gia xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; chăm lo, bảo vệquyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân Phương thức hoạt độngcủa Hội nông dân cơ sở được thể hiện thông qua công tác vận động, tuyêntruyền, phổ biến kiến thức cho cán bộ, hội viên, nông dân Các hoạt động của hộiđều được tổ chức triển khai ở cơ sở; chính vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạtđộng của Hội Nông dân cơ sở là cần thiết và có ý nghĩa sống còn đối với tổ chứcHội

Trong những năm qua hoạt động của hội nông dân ở cơ sở không ngừng đổimới về nội dung phương thức hoạt động và đã đạt được những kết quả toàn diệntrên tất cả các mặt; công tác tuyên truyền, vận động có nhiều chuyển biến tíchcực và đã có được kết quả khá; Hội đã khẳng định rõ hơn vai trò và vị thế củamình, xứng đáng là chỗ dựa của Đảng, chính quyền và của nông dân trongviệc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương Tổ chức

cơ sở Hội đã thực sự là nòng cốt trong các phong trào nông dân Nổi bật làphong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã thu hút được đông đảo nôngdân tham gia; góp phần vào việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội của từng cơ sở

Tuy vậy, ở một số cơ sở Hội hoạt động còn mang tính hình thức Cáchoạt động cụ thể đến hội viên chưa được thường xuyên, chưa tạo được phongtrào thi đua sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân Chưa có sự phối hợpchặt chẽ với các ngành có liên quan để thúc đẩy phát triển sản xuất nông

Trang 6

nghiệp trên địa bàn huyện Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởngmới thực hiện ở bề rộng mà chưa có chiều sâu

Tồn tại trên chủ yếu do đội ngũ cán bộ Hội ở nhiều cơ sở, trình độ nănglực hạn chế; nội dung, phương thức hoạt động của Hội còn đơn điệu, mờ nhạt;một số cơ sở Đảng chưa quan tâm đến công tác quy hoạch, bồi dưỡng và đàotạo cán bộ Hội Nông dân; một số đơn vị chính quyền cơ sở chưa thực sự tạođiều kiện để tổ chức Hội Nông dân tham gia vào giải quyết khiếu nại, tố cáocủa nông dân Việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chậm, chưa đồng bộ

Xuất phát từ các lý do trên việc xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017- 2020” là cần thiết góp phần nâng cao vai trò, vị thế là trung tâm lòng cốt cho

phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới; đáp ứng với yêu cầu hộinhập quốc tế và khu vực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn

2 Mục tiêu của đề án

2.1 Mục tiêu chung

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng Hộivững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, thực sự là

trung tâm và nòng cốt trong phong trào “Nga Sơn chung sức xây dựng

nông thôn mới” vận động hội viên nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương; tham gia xâydựng Đảng, chính quyền vững mạnh; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của hội viên nông dân; trú trọng xây dựng đội ngũ làm cán bộ Hộivững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn phong cách làm việc tốt hiệuquả

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân để hộiviên, nông dân nắm được những chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, Điều lệ Hội Nông dân ViệtNam, các quy định của địa phương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ củangười công dân và hội viên

Trang 7

+ Hàng năm có 100% cán bộ Hội, 100% trở lên hội viên được tuyêntruyền, học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, Chỉ thị, Nghị quyết Đại hộiHội Nông dân các cấp.

+ Có 100% cơ sở Hội, 100% chi hội quản lý, sử dụng báo Nông thônngày nay và một số ấn phẩm của báo có hiệu quả

+ 95% số cơ sở Hội xây dựng được các mô hình văn hóa, xã hội tronghội viên nhằm tập hợp, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên, hội viên tíchcực làm nòng cốt trong công tác tuyên tuyền ở địa phương

+ 100% Hội Nông dân cơ sở nắm chắc tình hình tư tưởng của nôngdân, phản ánh kịp thời với cấp ủy Đảng và Hội cấp trên theo định kỳ

- Nâng cao chất lượng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh toàndiện, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, nghiệp vụcông tác Hội cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp đạt chuẩn theo quy định,nhằm đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới

+ 100% hộ nông dân có hội viên; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạtthường xuyên đạt 95% trở lên

+ 100% cơ sở Hội xếp loại khá và vững mạnh, không có cơ sở trungbình 100% cơ sở, chi hội có quỹ: cấp cơ sở thấp nhất là 10.000.000 triệuđồng/cơ sở; chi hội đạt bình quân từ 100.000đ trở lên/hội viên

+ 100% Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở có trình độ chuyên môn đạtchuẩn theo quy định; hàng năm cán bộ chi hội được bồi dưỡng, tập huấnnghiệp vụ công tác Hội

- Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong nông dân,góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xãhội của huyện trong công cuộc xây dựng nông thôn mới

+ Hàng năm có 85% trở lên hộ nông dân đăng ký phấn đấu, trên 75% số hộđăng ký đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

+ Hàng năm có trên 95% số hộ hội viên nông dân đăng ký phấn đấu,85% trở lên số hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

+ 100% Hội Nông dân cơ sở tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn,

hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất có hiệu quả

Trang 8

+ Quỹ hỗ trợ nông dân tăng trưởng từ 20% trở lên/năm.

+ Hàng năm phối hợp dạy nghề từ 150 - 200 lao động nông thôn; trong

đó tỷ lệ được đào tạo có việc làm đạt trên 70%

+ Tỷ lệ hộ hội viên nghèo thoát nghèo 10%/năm so với số hộ hội viênnghèo Mỗi chi hội nhận giúp đỡ từ 2-3 hội viên nghèo (Trong đó ít nhất có

1 hội viên nghèo được giúp thoát nghèo)

+ Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp và hòa giải trongnông dân; thực hiện không có tình trạng khiếu kiện đông người và vượt cấptrong hội viên nông dân

+ Giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách phục vụ sản xuất, ansinh xã hội trong nông dân, nông thôn; phấn đấu 100% cán bộ, hội viênnông dân thuộc đối tượng đều được hưởng cơ chế, chính sách của Nhànước, địa phương

+ Phấn đấu đến năm 2020 có 90% hộ gia đình hội viên nông dân đượccung cấp kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế hộ gia đình

Trang 9

B NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1 Cơ sở/ căn cứ xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Một số khái niệm

a Quan niệm về Hội nông dân cơ sở

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân

do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; kể từkhi thành lập (ngày 14/10/1930), trải qua các thời kỳ cách mạng với nhiều tên gọikhác nhau và từ năm 1988 đến nay là Hội Nông dân Việt Nam Vấn đề nôngnghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng trongcác giai đoạn cách mạng; Đại hội lần thứ V Đảng xác định tạp trung phát triểnnông nghiệp; coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VI coi trọng nông nghiệp, nông dân, nông thôn là mặt trận hàng đầu; Đạihội Đảng toàn lần thứ IX: Đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nôngnghiệp và nông thôn, tiếp tục và phát triển đưa nông nghiệp lên một tiến độmới; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tập trung khuyến khích phát triểnnông lâm ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa vàgiải quyết vấn đề nông dân, nông thôn

Trong giai đoạn 2005-2010 Đảng đặc biệt quan tâm phát triển nôngnghiệp, nông dân, nông thôn và đáng chú ý nhất là ngày 05/8/2008 BCHTrung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26 – NQ/TW “Về nông nghiệp,nông dân, nông thôn” và Kết luận số 61, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thưTrung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dânViệt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựnggiai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”;

Tổ chức Hội Nông dân cấp huyện là nơi tập hợp, vận động, giáo dục hộiviên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, nănglực về mọi mặt; Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước

và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng,hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dântrong sản xuất, kinh doanh và đời sống Những đơn vị kinh tế nông, lâm trường,

Trang 10

hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ chức Hội Nông dân và được Hội cấp trêntrực tiếp xem xét, quyết định thì thành lập tổ chức Hội phù hợp.

Phương thức hoạt động của Hội Nông dân được thể hiện thông qua công tácvận động, tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cán bộ, hội viên nông dân, baogồm các hoạt động: tuyên truyền giáo dục, làm lòng cốt trong các phong trào thiđua; Nâng cao chất lượng hội viên; xem xét, quyết định kết nạp hội viên; bồidưỡng cán bộ Hội; duy trì nề nếp sinh hoạt với nội dung thiết thực; xây dựngquỹ Hội, thu nộp hội phí đúng quy định; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn,

hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; tham gia xây dựng đảng,chính quyền trong sạch vững mạnh

b Khái niệm chất lượng

Chất lượng là một khái niệm rộng, khó định nghĩa cũng như khái niệm vănhóa và uy tín Theo Westley và Minterberg (1991) ý định đưa ra một quan niệmchính xác cho khái niệm này là không khả thi Theo ý kiến của nhiều nhà nghiêncứu, quan niệm của E Sallis (1993) là khả dĩ hơn cả khi phân biệt theo chủnghĩa tuyệt đối và tương đối Chất lượng theo nghĩa tuyệt đối là chất lượng cao,chất lượng cao nhất, Hiểu theo nghĩa này không thực tiễn và trong thực tế rất ít

cơ sở đào tạo có thể cung cấp được sản phẩm đầu ra chất lượng cao Quan niệmchất lượng theo nghĩa tương đối xem xét sản phẩm, dịch vụ theo những thuộctính mà người ta gắn cho nó Theo quan niệm này: Sản phẩm, dịch vụ có chấtlượng khi chúng đạt được chuẩn mực được quy định từ trước mà cơ sở tạo ra nótheo yêu cầu của khách hàng, nó làm hài lòng, vượt nhu cầu và mong muốn củangười sử dụng

c Quan niệm về chất lượng hoạt động của Hội nông dân cấp huyện

Từ khái niệm về chất lượng ở trên chúng ta có thể hiểu chất lượng hoạtđộng Hội Nông dân cấp huyện gắn liền với hiệu quả hay kết quả hoạt động HộiNông dân cấp huyện Nói đến hiệu quả hoạt động tức là nói đến mục tiêu đã đạtđược ở mức độ nào Chất lượng hoạt động của Hội Nông dân thể hiện trình độ,tính chuyên nghiệp của cán bộ hội Chất lượng hoạt động Hội Nông dân huyệnđược đánh giá bởi toàn bộ kết quả, hiệu quả đạt được trong quá trình tổ chứcthực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo không gian, thời gian

Trang 11

nhất định, phù hợp với sự phát triển và thông qua mức độ hài lòng của đối tượnghưởng lợi đó là hội viên và nông dân.

d Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động Hội nông dân cấp huyện

Từ cách hiểu về chất lượng hoạt động của Hội nông dân cơ sở như đã trìnhbày ở trên có thể xác định hai tiêu chí đánh giá như sau:

- Tiêu chí 1: Đánh giá chất lượng hoạt động Hội nông dân cấp huyện thôngqua kết quả các mặt hoạt động của Hội so với mục tiêu đề ra Kết quả này ngoàiviệc thể hiện ở số lượng ra tăng còn thể hiện ở mức độ ảnh hưởng ngày càng cao

từ các hoạt động của Hội đối với các đối tượng được hưởng lợi

- Tiêu chí 2: Đánh giá chất lượng hoạt động của Hội nông dân cấp huyệnthông qua năng lực hoạt động của các hội viên (thể hiện ở thái độ tích cực, sựhiểu biết và kỹ năng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Hội nông dân cấphuyện)

1.1.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân cấp huyện

Nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân cấp huyện là làm thế nào đểkết quả hoạt động của Hội Nông dân ở cấp huyện được rõ hơn, nổi bật hơn nữa;nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nông dân cơ sở chính là nâng cao về sốlượng, hiệu quả những hoạt động đó, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra gồm cácnội dung:

- Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hộiviên, nông dân nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

- Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội Nông dân cơ sở vững mạnhtoàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức đáp ứng yêu cầu phát triển

Nâng cao hiệu quả các phong trào nông dân tham gia phát triển kinh tế

-xã hội ở nông thôn

- Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nôngdân phát triển sản xuất

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân đáp ứng yêu cầunhiệm vụ của tổ chức Hội và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

Trong những năm qua Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Hội Nôngdân các cấp rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đã

Trang 12

ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, Quyết định, Chương trình, Kếhoạch, văn bản hướng dẫn nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nôngdân , nông thôn Dưới đây là những văn bản làm căn cứ để xây dựng đề án: 1- Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.2- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng;

3- Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng “Về đổi mới, kiện toàn

tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mớ tổ chức bộ máy nhànước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”;

3- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) của Đảng “Về tiếp tục đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”;4- Nghị quyết số 26 – NQ/TW, ngày 05/8/2008 của BCH Trung ươngĐảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”;

5- Chỉ thị số 59 – CT/TW, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về “Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội Nông dânViệt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn”;

6- Kết luận số 61, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

Đề án”Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong pháttriển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dânViệt Nam giai đoạn 2010 – 2020”;

7- Kết luận số 62 – KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếptục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thểchính trị - xã hội”;

8- Quyết định số 673/QĐ – TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chínhphủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thựchiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nôngthôn, giai đoạn 2011 – 2020;

9- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VI, Nghị quyết Đại hội đại biểuHội Nông dân Việt Nam lần thứ VI;

10- Nghị quyết số 06-NQ/HNDTW, ngày 19/7/2010 của Ban Chấp hànhTrung ương Hội Nông dân Việt Nam (Khóa V) về tiếp tục xây dựng tổ chứcHội nông dân các cấp vững mạnh;

Trang 13

11- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI;

16- Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa lần thứVIII, nhiệm kỳ 2013 – 2018; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dânhuyện Nga Sơn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2012 – 2017;

18- Hướng dẫn số 413-HD/HNDTW ngày 29/5/2012 của Trung ươngHội Nông dân Việt Nam về đánh giá chất lượng cơ sở Hội

1.3 Cơ sở thực tiễn

Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã trải qua IX kỳ Đại hội, mỗi nhiệm kỳcủa Đại hội đều đề ra nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội và phong trào nôngdân trong huyện là khâu then chốt Cùng với việc tập trung xây dựng tổchức Hội vững mạnh, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã tuyên truyềnvận động cán bộ, hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôiphù hợp với từng địa phương; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập; tham gia thựchiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư”, xây dựng gia đình nông dân văn hóa Năm 1995, các cấp Hội nôngdân trong huyện đã triển khai thực hiện “Phong trào nông dân thi đua sảnxuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàuchính đáng” trong hội viên, nông dân Sau 20 năm triển khai thực hiện, đã

có hàng trăm ngàn lượt hộ nông dân đăng ký phấn đấu và đạt danh hiệu hộsản xuất kinh doanh giỏi các cấp

Hội Nông dân các cấp đã chủ động phối hợp triển khai các chươngtrình, dự án về khuyến nông, khuyến ngư; phát triển ngành nghề nông thôn;nước sạch, vệ sinh môi trường…, xây dựng các mô hình trình diễn, tậphuấn chuyển giao Khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông dân Liên kết vớicác doanh nghiệp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất thông qua việc tổchức các hoạt động dịch vụ như cung ứng thức ăn chăn nuôi, phát triểnchăn nuôi xây dựng hầm Bioga để đảm bảo vệ sinh môi trường

Hỗ trợ nông dân vay vốn và hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quảtrong phát triển sản xuất, kinh doanh Năm 2003, các cấp Hội phối hợp vớiNgân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính

Trang 14

sách khác vay vốn, đến nay dư nợ đạt trên 35 tỷ đồng cho gần 2 ngàn lượt

hộ vay

Tổ chức các hoạt động xóa đói giảm nghèo vận động nông dân tươngtrợ, giúp đỡ nhau tại cộng đồng về vật tư, giống, vốn… để phát triển sảnxuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện có hiệu quảchương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo Thông qua các hoạt độnggiúp đỡ ngày công lao động, cho vay con giống, vốn không lấy lãi; hội viêntrong toàn huyện đã giúp đỡ 213 hộ hội viên nghèo, khó khăn với 1.153ngày công lao động, cùng với lương thực và nhiều loại cây, con giống, chovay không lấy lãi số tiền 135 triệu đồng để phát triển sản xuất

Thông qua các phong trào thi đua của Hội, hội viên nông dân tích cựclao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần củanông dân được cải thiện rõ rệt, an ninh lương thực được đảm bảo; khẳngđịnh vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền vậnđộng cán bộ, hội viên tích cực tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh địa phương

2 Nội dung thực hiện đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

Nga Sơn là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hoá,thuộc vùng Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý: Từ 19056’23” đến 200 04’10” độ vĩBắc; Từ 1050 54’45” đến 200 04’30” độ kinh Đông; Phía Bắc giáp huyện KimSơn và Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc, Phía Đônggiáp biển Đông, Phía Tây giáp với huyện Hà Trung và Thị xã Bỉm Sơn

Thị trấn Nga Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện cách thànhphố Thanh Hoá 40 km về phía Đông Bắc, cách thị xã Bỉm Sơn khoảng 10 km

về phía Đông Nam, cách thị trấn Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khoảng 17 km vềphía Nam

Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và một thị trấnhuyện lỵ Nga Sơn ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng với cáchuyện ven biển, có đường quốc lộ, hệ thống đường tỉnh lộ chạy qua và đượcbao quanh bởi hai con sông Lèn và sông Hoạt nên rất thuận lợi cho giao lưu

Trang 15

kinh tế, văn hoá với các huyện trong và ngoài tỉnh cũng như các địa phươngtrong cả nước.

Dân số trung bình của huyện năm 2011 là 136.040 người, năm 2013 là136.341 người, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân là 0,755%/năm Quátrình đô thị hóa diễn ra chậm, tỷ lệ dân cư đô thị chiếm khoảng 2,0% dân số

và ổn định trong những năm gần đây Tỷ lệ nam, nữ trong cơ cấu dân số củahuyện hiện khá cân bằng, nữ chiếm 48,8% tổng dân số, tuy nhiên tỷ lệ namgiới có chiều hướng tăng dần mỗi năm tăng 1,1% Mật độ dân số năm 2013 là

859 người/km2 gấp 2,8 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh (mật độ dân sốcủa tỉnh là 306 người/km2) Hầu hết các xã, thị trấn đều có mật độ dân số caohơn mức trung bình, trong đó đáng chú ý là xã Nga Bạch mật độ cao hơn 2,9lần, tương tự thị trấn Nga Sơn 2,8 lần, xã Nga Liên 2 lần, Nga Thanh 1,8 lần

- Về kinh tế: Trong những năm gần đây bên cạnh những thuận lợi là cơbản song cũng gặp không ít những khó khăn như: tình hình kinh tế thế giớikhôi phục chậm, thời tiết diễn biến phức tạp, nước mặn xâm nhập trên diệnrộng Giá vật tư, nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, giá cói và các mặt hàng xuấtkhẩu từ cói giảm mạnh, thị trường xuất khẩu hàng cói không ổn định Mặc dù

từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế của địa phương có tốc độ tăng trưởng khá,song do xuất phát điểm thấp nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứngvới tiềm năng phát triển của huyện; thu nhập dân cư thấp, đời sống của cáctầng lớp dân cư còn nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuấtkinh doanh và đời sống nhân dân

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 là

15,15%/năm Cơ cấu giữa các ngành chuyển biến tích cực năm 2013: Nông

-Lâm - Thuỷ sản 37,7% (giảm 3,4%); Công nghiệp - Xây dựng 29,2% (tăng3,3%); Dịch vụ 33,1 % (tăng 0,1% so với năm 2010) Thu nhập bình quân đầungười năm 2013 đạt 1,66 triệu đồng tăng 7,1 triệu đồng so năm 2010 Thungân sách nhà nước trên địa bàn năm 2013 đạt 131 tỷ đồng, tăng 34,9 tỷ đồng

so năm 2010

Trang 16

Cơ cấu thành phần kinh tế của huyện chuyển dịch theo đúng quy luật,kinh tế ngoài quốc doanh với 142 doanh nghiệp Toàn huyện hiện có 912trang trại, trong đó có 74 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT và 1.250 hộ nông dân có thu nhập trên 50 triệu đồng/hộ/năm.Các hợp tác xã không ngừng được củng cố về tổ chức và phương thức hoạtđộng, có 23/27 hợp tác xã hoạt động ở mức trung bình và khá.

Hội Nông dân huyện Nga Sơn hiện có 27 tổ chức cơ sở Hội (26 xã,01thị trấn) và 235 chi hội theo địa bàn thôn, xóm với 19.000 hội viên/=95,4% hộ nông thôn có hội viên Tổng số cán bộ chuyên trách cấp huyện là

5 đồng chí (5/5 đồng chí là đảng viên), 4 đồng chí có trình độ đại học,1đồng chí là thạc sỹ, trình độ lý luận chính trị, Trung cấp là 2 đồng chí, 2đồng chí cao cấp; tổng số cán bộ chuyên trách cấp cơ sở (Chủ tịch HộiNông dân xã, thị trấn) là 27 đồng chí, trong đó 13 đồng chí có trình độ đạihọc, có 13/27 đồng chí có trình độ lý luận chính trị: trung cấp; Chủ tịch Hộinông dân cơ sở tham gia cấp ủy là 27/27 đồng chí = 100 %, là đại biểuHĐND 20/27 đồng chí = 74% Đội ngũ cán bộ của Hội đảm bảo tiêu chuẩntheo quy định, có ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng

tạo trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân

Thực tiễn hoạt động của Hội Nông dân huyện cho thấy: Công tác xâydựng tổ chức Hội vững mạnh luôn gắn với việc nâng cao chất lượng độingũ cán bộ Hội Nông dân các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chứcHội trong tình hình mới Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công táctuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện có hiệu quả các môhình phát triển sản xuất và các mô hình thi đua yêu nước, nhằm chăm lo,bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân cũngchính là công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh Chính vì vậy, để xácđịnh được thực trạng trình độ, năng lực, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, điềuhành, lãnh đạo tổ chức Hội cơ sở và chất lượng đội ngũ cán bộ Hội thì phải

đi sâu vào việc tổng hợp, phân tích kết quả công tác Hội và phong tràonông dân của các cấp Hội Nông dân huyện Nga Sơn từ năm 2010 đến nay,

để làm cơ sở cho giai đoạn 2017 - 2020

2.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án

Trang 17

Trong những năm qua các cấp Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã pháthuy tốt truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù chịu khó, tiết kiệm, tự lực,

tự cường, sáng tạo trong lao động, sản xuất Người nông dân có gắn kếtchặt chẽ nhiều đời trong cộng đồng dân cư; nông dân, nông thôn là nơi lưugiữ các bản sắc văn hóa dân tộc, nông dân chiếm gần 85,99% dân số củahuyện; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới củađất nước, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnhvực, khai thác tiềm năng thế mạnh như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, laođộng, vốn, tiếp thu khoa học và công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu câytrồng vật nuôi, tiếp cận thị trường góp phần quan trọng trong phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới Đời sống vậtchất, văn hoá tinh thần của nông dân từng bước được nâng lên rõ rệt, ýthức chính trị, trình độ dân trí từng bước được nâng cao Thu nhập bìnhquân của người dân khu vực nông thôn ước đạt 18 triệu đồng/năm; vị thếchính trị của giai cấp nông dân ngày càng được củng cố và nâng cao, khẳngđịnh rõ nét là chủ thể trong phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựngnông thôn mới

Tuy nhiên, do đặc điểm và tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, điềukiện phát triển sản xuất, đời sống của một bộ phận lớn nông dân, nông thôncòn nhiều khó khăn, thiếu thốn Việc giải quyết cơ chế, chính sách (đất đai,

hỗ trợ sản xuất, an sinh xã hội ) cho nông dân ở một số địa phương cònthiếu thống nhất, chưa phù hợp gây bức xúc trong nông dân Tỷ lệ lao độngnông thôn qua đào tạo có việc làm còn thấp Sự phân hoá giàu, nghèo ngàycàng có khoảng cách lớn giữa các xã, thị trấn trong huyện (nhất là các xãđiều kiện phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn như: Đường giao thôngkhông thuận lợi, độc canh cây lúa, không được hưởng ưu đãi của thiênnhiên ban tặng) Tệ nạn xã hội ở nông thôn có chiều hướng gia tăng vàngày một phức tạp hơn Cùng với những khó khăn trên, vẫn còn tồn tạinhững hạn chế về đặc điểm, tư tưởng, nhận thức của người nông dân đó là: Còn một bộ phận nông dân mang nặng tính tư hữu (tư hữu ruộng đất,nhà ở, tư hữu trong nền sản xuất tự cung, tự cấp, tư hữu trong lợi ích); sựkết nối lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích xã hội còn ít; tính bảo thủ,

Trang 18

trì trệ vẫn còn khá nặng nề; tiếp cận khoa học kỹ thuật, xu thế phát triểncủa xã hội chậm và dè dặt; tính kỷ luật đồng tâm trong sản xuất còn thấp.Đây là mặt hạn chế cơ bản của người nông dân, đồng thời cũng là rào cảntrong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phátđộng, triển khai các phong trào thi đua trong công tác Hội và phong tràonông dân.

Hội Nông dân huyện Nga Sơn là tổ chức chính trị - xã hội trong hệthống chính trị của huyện, đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng, hợppháp của giai cấp nông dân trong huyện Hội có chức năng tập hợp, vậnđộng, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tậpnâng cao trình độ năng lực về mọi mặt; đại diện cho giai cấp nông dântham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc;chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổchức hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống

Tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân huyện gồm: Chủ tịch phụ tráchchung và là chủ tài khoản của cơ quan, công tác tổ chức, các phong trào thiđua; 01 Phó chủ tịch phụ trách Quỹ Hỗ trợ nông dân, công tác Kiểm tra,Kinh tế - xã hội, Tuyên Huấn và phụ trách phong trào 3 xã,1thị trấn; 3 đồngchí cán bộ chuyên trách phụ trách phong trào 23 xã Hệ thống tổ chức Hộiđược tổ chức tại 27 cơ sở Hội (Xã, thị trấn); 235 chi hội theo địa bàn dân

cư (Thôn, xóm) Đội ngũ cán bộ Hội chuyên trách cấp cơ sở trong toànhuyện có 33 người, Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp hiện có 356người (Cấp huyện 31 người); Ban Thường vụ hiện có 88 người (Cấp huyện

7 người và cấp cơ sở 81 người)

Những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Nông dân tỉnhThanh Hóa và Huyện ủy Nga Sơn, các cấp Hội Nông dân huyện đã triểnkhai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân,vận động cán bộ, hội viên tích cực tham gia các chương trình, dự án pháttriển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới Các hoạt động của tổ chứcHội đã mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, thu hút nông dân tham gia

tổ chức Hội, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; năng lực hoạtđộng của tổ chức Hội được nâng lên Hoạt động Hội đã góp phần quan

Trang 19

trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương cụ thể là:

* Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông dân:

Được các cấp Hội xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọnghàng đầu; nội dung tuyên truyền bám sát vào chủ trương, đường lối củaĐảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chính sách liên quan đếnnông nghiệp, nông dân, nông thôn; các chương trình giảm nghèo; chươngtrình xây dựng nông thôn mới; các Chỉ thị, Nghị quyết, Điều lệ của Hội;các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, của huyện; thực hiệncuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đãđược triển khai sâu rộng đến các cấp Hội và hội viên, nông dân với nhiềuhình thức phong phú, hiệu quả Hình thức tuyên truyền ngày càng được đổimới, đa dạng, phong phú như: Sinh hoạt chi hội thường kỳ, sinh hoạtchuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ; nâng cao chất lượng hoạt động các loạihình câu lạc bộ nông dân, tổ chức tham quan học tập mô hình; các gươngđiển hình tiên tiến trong các lĩnh vực trên các phương tiện thông tin đạichúng của huyện và địa phương; hệ thống báo, bản tin của Hội

Tổ chức các cuộc thi viết, thi dưới hình thức sân khấu hoá như: Thi

“Tìm hiểu Hội Nông dân Việt Nam 80 năm xây dựng và trưởng thành”, thiGiải Bóng chuyền “Bông lúa vàng”, cuộc thi Hội thi "Nhà nông đua tài",Hội thi “Nông dân với pháp luật", Hội thi “Nông dân với Chương trìnhMục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” và các cuộc thi do Trung ươngHội Nông dân Việt Nam, các ngành, đoàn thể phát động Hoạt động tuyêntruyền đã thu hút 100% cán bộ Hội và trên 85% hội viên tham gia 100%

cơ sở và chi hội có báo nông thôn ngày nay, bản tin nông dân Thanh Hóa.Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhậnthức cho hội viên nông dân về vai trò, vị trí của tổ chức Hội, của giai cấpnông dân, trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước; nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chínhsách, pháp luật của Nhà nước, ý thức xây dựng Đảng, xây dựng Chínhquyền, tích cực thi đua lao động sản xuất, tham gia các cuộc vận động xã

Trang 20

hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Từ đó, cán bộ, hội viên ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sựđiều hành của chính quyền, gắn bó chặt chẽ, mật thiết với tổ chức Hội

* Công tác xây dựng tổ chức - kiểm tra:

Xác định công tác xây dựng tổ chức Hội là nhiệm vụ trọng tâm, có ýnghĩa then chốt quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức Hội và phongtrào nông dân, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Hội Nông dân huyện đã tậptrung đổi mới công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng tổ chức Hội, hướngmạnh các hoạt động về cơ sở, tích cực phát triển hội viên mới, nâng caonăng lực của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu của tổ chức Hội Xây dựng

và ban hành các Quy chế hoạt động, Hướng dẫn công tác thi đua khenthưởng (Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại cơ sở, chi hội) Công tác kết nạp hộiviên mới và nâng cao chất lượng hội viên được các cấp Hội quan tâm chỉđạo, từ năm 2010 đến nay đã kết nạp được 7.823 hội viên mới, nâng tổng

số hội viên toàn huyện lên 19.000 hội viên (chiếm 95,4% hộ nông dân cóhội viên) Nội dung, hình thức hoạt động của các chi hội cơ bản bám sátnhiệm vụ chính trị của địa phương Chất lượng hoạt động của các cơ sởHội được nâng lên rõ rệt (đến năm 2014 toàn huyện có 9 cơ sở Hội, 89 chihội đạt xuất sắc; 2 cơ sở Hội và 15 chi hội đạt khá; nhưng vẫn còn 10 chihội trung bình) Công tác quy hoạch, kiện toàn cán bộ được quan tâm, BanThường vụ Hội nông dân các cấp đã tham mưu với các cấp ủy Đảng quyhoạch đội ngũ cán bộ Hội các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (từnăm 2013 - tháng 02/ 2015 đã kiện toàn bầu bổ sung 19 ủy viên Ban chấphành, 8ủy viên Ban thường vụ, 5 chức danh Chủ tịch và 6 phó chủ tịch Hội

cơ sở) Hàng năm có trên 80% cán bộ cơ sở, trên 75% cán bộ chi hội đượctập huấn nghiệp vụ và các chuyên đề, chuyên sâu theo lĩnh vực, nghiệp vụkết hợp với thực hành để nâng cao kỹ năng điều hành sinh hoạt cho cán bộhội Đội ngũ cán bộ BCH các cấp từng bước được trẻ hoá, chất lượng caohơn những năm trước đây (cấp huyện tuổi đời bình quân là 42 tuổi, cấp cơ

sở tuổi đời bình quân là 47 tuổi)

Ban kiểm tra các cấp được kiện toàn đi vào hoạt động nề nếp Hàngnăm các cấp Hội tổ chức kiểm tra đúng theo Điều lệ quy định (huyện kiểm

Trang 21

tra 100% xã, thị trấn và 50% chi hội; xã, thị trấn kiểm tra 100% chi hội)với các nội dung: kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội, Chỉ thị, Nghị quyết,chương trình công tác của Hội; việc sử dụng tài chính, quỹ hội, Quỹ hỗ trợnông dân, các loại phí ủy thác Thông qua kiểm tra, giám sát đã phát hiệnnhững tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động Hội và triểnkhai các phong trào nông dân, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp đểkhắc phục những thiếu sót, hạn chế để các cấp tổ chức hoạt động của Hộiđạt hiệu quả cao hơn.

Tập trung xây dựng nguồn quỹ Hội ở cơ sở, đến tháng 12/2014 tổng sốquỹ hội toàn huyện đạt gần 1.045 triệu đồng (bình quân đạt 55.000đ/hộiviên); thông qua nguồn Quỹ hội đã hỗ trợ tích cực cho hội viên nghèo vayvới lãi thấp để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và thăm hỏi động viênhội viên lúc khó khăn, hoạn nạn, qua đời ; Quỹ Hỗ trợ nông dân, tổngnguồn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn huyện là 1,2 tỷ đồng đã cho 68 hộ vay, đểphát triển các mô hình kinh tế như: Đầu tư phát triển trang trại, gia trạichăn nuôi trâu, bò cày kéo, kết hợp sinh sản nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủyđiện

* Các phong trào thi đua của Hội:

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúpnhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được các cấp Hội Nông dân tronghuyện phát triển phong trào rộng khắp, bền vững cả về quy mô và chấtlượng, thu hút hàng chục ngàn hộ nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm,tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, kinh

tế trang trại, gia trại Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dânsản xuất kinh doanh giỏi điển hình tiên tiến ở khắp các địa phương tronghuyện Hội Nông dân huyện phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triểnnông thôn chỉ đạo, đánh giá tổng kết phong trào theo định kỳ 5 năm 1 lần ởcấp huyện và cơ sở

Để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh Hội Nông dân cáccấp phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tạo vốn cho nông dân vay;phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kiến thức sản xuất hàng hóa về kỹ thuật

về trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho hội viên nông dân; thực

Ngày đăng: 30/04/2019, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w