Để công tác hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả trong việc giải quyếtcác mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, ngày 20 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong Đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ
dàng và được trích dẫn đúng quy định Đề án này phù hợp với vị trí,
chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa được triển khai thực hiện
trong thực tiễn
TÁC GIẢ
Trịnh Quốc Long
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Họ và tên học viên: Trịnh Quốc Long
Mã số học viên: AP152343 Chức vụ: Phó trưởng Phòng Tổng hợp - Kế hoạch Đơn vị công tác: Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Lớp cao cấp lý luận chính trị: K66 - B24 Thanh Hóa
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được tríchdẫn đúng quy định Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác củatôi và chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn
Tác giả
Trịnh Quốc Long
Trang 3
2.1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của hòa giải ở cơ sở 07
2.1.3.3 Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về hòa
giải ở cơ sở
10
2.2.1 Thực trạng hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 132.2.1.1 Thực trạng pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại Thanh Hóa 132.2.1.2 Thực trạng về tổ chức hòa giải ở cơ sở 162.2.1.3 Thực trạng hoạt động hòa giải ở cơ sở 172.2.1.4 Đánh giá chung về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thanh Hóa 19 2.2.2 Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án 222.2.2.1 Xây dựng, củng cố, kiện toàn các Tổ hoà giải ở cơ sở 222.2.2.2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở 232.2.2.3 Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hoà giải ở
Trang 42.3.3.1 Thời gian thực hiện 27
Trang 5Phần 1 MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Xã hội bao giờ cũng có các mối quan hệ phong phú, đan chéo khôngkém phần phức tạp Nếu ứng xử không tốt các mối quan hệ đó sẽ làm phátsinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội Do vậy để giữ gìn ổn định trật
tự xã hội, mỗi cá nhân, con người, tổ chức phải luôn lấy “hoà làm trọng”, coiđối nhân xử thế là những lẽ sống ở đời, đồng thời đề cao những nét văn hoá
“tình làng nghĩa xóm”, “đạo vợ nghĩa chồng”, “anh em như thể chân tay”,
“chị ngã em nâng” để duy trì tốt các mối quan hệ trong xã hội, chủ yếu là 3mối quan hệ “đối với người”, “đối với việc”, “đối với mình”
Phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, đoàn kết, tương thân, tương
ái trong cộng đồng dân cư, nâng cao kết quả giải quyết những mâu thuẫn,tranh chấp, vi phạm pháp luật trong nhân dân, góp phần giữ gìn, an toàn xãhội, giảm bớt khiếu nại Những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọngcông tác hoà giải cơ sở, coi đây là một trong những yếu tố bảo đảm cho pháttriển kinh tế, ổn định về xã hội Và thực tế cho thấy, ở những địa phương làmtốt công tác hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo
đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân Ngược lại, ởnhững nơi coi nhẹ công tác hòa giải, mâu thuẫn xã hội phát sinh, tranh chấptrong cộng đồng dân cư có chiều hướng tăng, dẫn đến tình hình mất ổn địnhchính trị, trật tự kỷ cương và an toàn xã hội
Để công tác hòa giải ở cơ sở phát huy hiệu quả trong việc giải quyếtcác mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, ngày 20 tháng 6 năm
2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa XIII đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở, khắc phục những hạn chế vềmặt pháp lý trong Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trước đây(như: Một số quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể, chưa nêu rõtrách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhândân các cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quy định rõ ràng, chưaquy định các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động hòa giải cơ
sở, chưa quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên ), tạo cơ sở
Trang 6
pháp lý đầy đủ, toàn diện và thống nhất điều chỉnh về tổ chức và hoạt độngcủa Tổ hòa giải và các tổ chức hòa giải thích hợp khác trong cộng đồng dân
cư Tiếp đó, để thể chế hóa hoạt động hòa giải ở cơ sở, ngày 27 tháng 02 năm
2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; ngày 18 tháng 11 năm
2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam banhành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫnphối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; ngày 30tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp banhành Thông tư liên tịch số 100/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán,quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện côngtác hòa giải ở cơ sở bảo đảm tốt hơn hiệu lực thi hành pháp luật trong hoạtđộng hòa giải cơ sở; nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành
và toàn xã hội đối với công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao hiệu quả sự phốihợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan Tư pháp các cấp trong côngtác hòa giải cơ sở
Nghiên cứu để đưa pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở vào cuộcsống là vô cùng cần thiết, nhất là với một tỉnh đất rộng, người đông nhưThanh Hóa Để tạo đà cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành một số văn bản pháp luậtquan trọng như: Chỉ thị số 08/CT-CT ngày 28 tháng 01 năm 2005 về việccủng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnhThanh Hóa; Quyết định số 4463/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2009 phêduyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hòagiải ở cơ sở”; Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2016 vềviệc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực phổ biến, giáodục pháp luật và lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của
Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 2448/QĐ-UBNDngày 07 tháng 7 năm 2016 về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩnhóa trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và lĩnh vực hòa giải ở cơ sởthuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Thanh Hóa; Kếhoạch triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở Nhờ vậy, công tác hòa giải
Trang 7
ở cơ sở những năm gần đây ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả, đúng phápluật góp phần giảm thiểu số vụ việc tranh chấp phải đưa lên cơ quan cóthẩm quyền và tòa án giải quyết, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, cộngđồng, xã hội ổn định, phát triển.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên công tác hòa
giải ở cơ sở tại Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đó là: Một số địaphương chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải nênthiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho côngtác hòa giải, chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hòa giải, chưatheo dõi sự biến động để củng cố, kiện toàn kịp thời; việc chia, tách, thành lậpmới các Tổ hòa giải chưa phù hợp; kinh phí, chế độ chính sách dành cho hòagiải viên ở cơ sở còn rất hạn chế; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làmcông tác hòa giải có nơi còn chưa được thường xuyên; năng lực của một bộphận làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải còn chưa đảm bảo; sự phốihợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác hòa giải ở cơ sở đôi lúc cònchưa chặt chẽ
Đi tìm câu trả lời “Vì sao có những hạn chế trên”, chúng tôi nhận thứcvấn đề cốt lõi là chưa có biện pháp đảm bảo hữu hiệu để Luật Hòa giải ở cơ
sở thực sự đi vào cuộc sống Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản liên quan
đã quy định rất rõ vấn đề tổ chức, hoạt động cũng như vấn đề chế độ hỗ trợcho công tác hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở Tuy nhiên, thực tiễn cho thấykhó đảm bảo được các quyền này của hòa giải viên và Tổ hòa giải ở cơ sởmột cách đầy đủ do ngân sách địa phương chưa bố trí được Trong khi đó,
Luật Hòa giải ở cơ sở nêu rõ “Ngân sách Trung ương chi bổ sung cho các địa
phương chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở” (Khoản 1, Điều 6), nhưng thực tế việc này chưa triển khai
Như vậy, quay về với thực tiễn “có thực mới vực được đạo” Hòa giảiviên nếu cứ “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” thì dù có nhiệt tình đến mấy sẽ
có lúc hoạt động phải cầm chừng, khó đáp ứng được so với thực tế nhu cầucủa xã hội Và đã đến lúc, các cấp, các ngành nói chung và tại Thanh Hóa nóiriêng cần quan tâm đến vấn đề “chính danh” hơn nữa cho Hòa giải viên,không chỉ là việc ghi tên trong quyết định mà việc bầu, công nhận, miễn
Trang 8
nhiệm hòa giải viên phải đảm bảo theo Luật để khẳng định rõ niềm tin, sự kỳvọng của nhân dân vào tổ chức tự quản này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên lựa chọn đề án: “Nângcao chất lượng hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiệnnay” làm đề án tốt nghiệp
- Về hoạt động: Thường xuyên nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng hòa giải ở cơ sở, phấn đấu 100% những việc vi phạm pháp luật và tranhchấp nhỏ trong nhân dân được tiến hành hòa giải ở cơ sở kịp thời, đúng quyđịnh của pháp luật; tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 97% trở lên
Trang 9- Đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công táchòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa.
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề án:
Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ 01/01/2014đến 31/12/2016
Trang 10
2.1.2 Cơ sở pháp lý
Đề án được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp lý chủ yếu sau:
- Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thưTrung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổbiến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ,nhân dân
- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chínhtrị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20 tháng 6năm 2012
- Luật Hòa giải ở cơ sở số 35/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013
- Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13 ngày 09 tháng 6năm 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày
22 tháng 6 năm 2015
- Luật Ngân sách nhà nước số 85/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015
- Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chínhphủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
- Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18tháng 11 năm 2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về
Trang 11
hòa giải ở cơ sở.
- Thông tư liên tịch số 100/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc lập dưtoán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiệncông tác hòa giải ở cơ sở
2.1.3 Lý luận về hòa giải ở cơ sở
2.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm hòa giải ở cơ sở
a) Khái niệm hoà giải ở cơ sở:
Hiện nay Pháp luật các quốc gia rất đề cao hòa giải ở cơ sở, nhưng têngọi của các tổ chức đó được sử dụng rất khác nhau:
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gọi với tên là “Hòa giải nhân dân” theo
đó “Hòa giải nhân dân là quá trình một Ủy ban nhân dân thuyết phục các
bên liên quan đến một mâu thuẫn đạt được một thỏa thuận hòa giải trên cơ
sở thương lượng bình đẳng và tự do ý chí và mang lại một kết quả là giải quyết mâu thuẫn giữa các bên” [59, tr.2].
Sigapore lại gọi là hòa giải cộng đồng, theo đó: “Hòa giải bao gồm
việc thực hiện bất cứ hành động nào nhằm xúc tiến việc trao đổi và giải quyết tranh chấp; tập hợp các bên tranh chấp lại với nhau vì mục đích nêu trên, theo yêu cầu của một bên tranh chấp hoặc do Giám đốc chủ động tiến hành
và tiếp tục giải quyết các vấn đề trọng tâm của việc trao đổi và giải quyết đó” [32, tr.1]
Tại Việt Nam nhằm đề cao hoạt động nơi cơ sở, nơi cộng đồng dân cư,làng xóm với lối sống tình làng nghĩa xóm nên gọi với tên là hòa giải ở cơ sở.Hoạt động hòa giải ở Việt nam xuất phát từ thực trạng tại cơ sở, hiện nay yêucầu tự quản trong nhân dân được đặt lên hàng đầu nên hoạt động hòa giải ở cơ
sở không tổ chức theo mô hình có quá trình tham gia của Ủy ban nhân dânhoặc thông qua Trung tâm hòa giải như ở một số nước ở trên Tại khoản 1,Điều 2, Luật Hòa giải ở cơ sở của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định hòa giải ở cơ sở “là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên
đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật” [44].
b) Đặc điểm hoà giải ở cơ sở:
Trang 12
Hoạt động hòa giải ở cơ sở qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hànhpháp luật tại cơ sở trong thời gian qua có thể thấy hòa giải ở cơ sở có một sốđặc điểm sau:
- Về bản chất của quá trình hòa giải: Hòa giải cơ sở là việc giải quyếtmâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật giữa các bên về quyền và lợi ích.Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba làmtrung gian, giúp họ đạt được một thỏa thuận, giải quyết được những bất đồng
- Về chủ thể thực hiện hòa giải ở cơ sở: Hoà giải viên tại các Tổ hoàgiải Tổ hoà giải hiện nay không phải là một tổ chức chính quyền mà là một tổchức quần chúng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và được thành lập theođơn vị dân cư ở cơ sở: xóm, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư Việchoà giải, giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật và tranhchấp nhỏ trong nhân dân do hoà giải viên các tổ hoà giải thực hiện Và hòagiải viên trực tiếp tham gia trong quan hệ hòa giải, nhưng có vai trò trung lập
và độc lập với các bên tranh chấp Hoà giải viên chỉ có quyền giải thích,thuyết phục, cảm hóa hai bên tranh chấp thỏa thuận, tự nguyện chấm dứttranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột mà không được áp đặt hoặc can thiệp vàonội dung thỏa thuận của các bên
- Nội dung thỏa thuận của các bên tranh chấp bảo đảm phù hợp vớichính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốtđẹp của nhân dân; dù cho thỏa thuận đó thể hiện ý chí tự nguyện của các bêntranh chấp, nhưng nội dung của thỏa thuận đó không phù hợp với quy địnhcủa pháp luật, trái đạo đức xã hội, thì sẽ không được công nhận
- Về chủ thể của quan hệ hoà giải ở cơ sở: Chính là các bên tranh chấp
vì họ chính là chủ thể của các tranh chấp, các mâu thuẫn, nên họ có toànquyền định đoạt để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp đó, chứ không phải
là ai khác Đây có thể nói là một trong những đặc điểm nổi trội của hoạt độnghòa giải ở cơ sở, đặc biệt đề cao quyền tự định đoạt của các bên tranh chấptrong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật
- Về nguyên tắc hoà giải ở cơ sở: Điều 4, Luật Hòa giải ở cơ sở đã đưa
ra 6 nguyên tắc cơ bản trong hoà giải, trong đó một trong những nguyên tắc
nền tảng, quan trọng nhất trong hoạt động hòa giải là “tôn trọng sự tự nguyện
Trang 13
của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở” [44].
Nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền tự nguyện tham gia, tự nguyện quyếtđịnh và tự nguyện chấm dứt các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên
- Về phương pháp hòa giải hoà giải ở cơ sở: Trên cơ sở pháp luật, đạođức xã hội và bằng uy tín của mình, hòa giải viên giải thích, thuyết phục, giáodục, cảm hóa, động viên các bên tranh chấp tự hoà giải, đi đến thoả thuận giảiquyết tranh chấp, mâu thuẫn và những bất đồng với phương châm kiên trì vàbền bỉ không có giới hạn
- Về mục đích của hoà giải ở cơ sở là hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phụccác bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau nhữngviệc vi phạm pháp luật và tranh chấp ngay từ ban đầu nhằm phát huy tinh thầnđoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng
họ và cộng đồng dân cư; xây dựng tình làng, nghĩa xóm, giữ gìn đoàn kết
trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyềnthống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế viphạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế, xã hội
Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu hoà giải ở cơ sở là việc Hoàgiải viên vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội để giải thích, hướng dẫn, thuyếtphục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhaunhững mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhândân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư
2.1.3.2 Vai trò của hòa giải ở cơ sở
Với hiệu quả thiết thực của mình, công tác hoà giải ở cơ sở thực sự cóvai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng ở cơ sở
Thứ nhất, việc hoà giải các vi phạm pháp luật và các tranh chấp, mâu
thuẫn, bất đồng giữa các thành viên trong gia đình, giữa các cá nhân trongcộng đồng dân cư đã góp phần giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng
cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình vàcộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư
Trang 14
Thứ hai, hoạt động hoà giải ở cơ sở góp phần tích cực trong việc hạnchế đơn thư khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, kéo dài Mỗi vụ việc xảy ra ở
cơ sở nếu được hoà giải, giải quyết kịp thời sẽ tiết kiệm được thời gian, côngsức, tiền bạc của chính các bên tranh chấp, cũng như của các cơ quan nhànước như chính quyền địa phương, toà án
Thứ ba, hoạt động hoà giải ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân Bằng việc vận dụng những quyđịnh của pháp luật để giải thích, phân tích, thuyết phục các bên tranh chấp, tổviên tổ hoà giải góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và quan trọng hơn cảmhóa, giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho các bên
Tóm lại, hòa giải ở cơ sở là một hoạt động rất quan trọng nhằm giảiquyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư, qua
đó giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạmpháp luật và tội phạm ở cơ sở thông qua việc phát hiện và giải quyết nhữngmâu thuẫn, tranh chấp, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạođiều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường công tác quản lý xãhội ở cơ sở
2.1.3.3 Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về hòa giải ở cơ sở
Trước cách mạng tháng Tám, thuật ngữ hoà giải ở cơ sở chưa xuất hiệntuy nhiên đã có khá nhiều hương ước, khoán ước quy định về hoà giải và đã
có nhiều quy định tiến bộ liên quan đến hoạt động hoà giải hay hoạt động tựquản nơi làng xã Sau này, thời kỳ đầu thế kỷ XX, hoạt động hoà giải đã cónhiều tiến bộ, theo đó đã nhập thành Hội đồng hoà giải để giải quyết các kiệncáo về dân sự hay thương sự
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công (1945), Nhà nước ta đã banhành các văn bản pháp luật quy định về hòa giải như Sắc lệnh số 13/SL ngày24/01/1946, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.Theo đó: Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ hoà giải tất cả các việc về dân sự,thương sự
Từ năm 1961 - 1981, sau khi Bộ Tư pháp giải thể (1961) nhiệm vụquản lý công tác hoà giải của Bộ Tư pháp được chuyển giao sang cho Toà án
Trang 15
nhân dân tối cao thực hiện Tòa án nhân dân tối cao đã ra Thông tư số 02-TCngày 26/02/1964 về việc xây dựng Tổ hòa giải và kiện toàn Tổ tư pháp xã,khu phố
Cuối năm 1981, Bộ Tư pháp được thành lập lại theo Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) đượcgiao nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn hoạt động của Tổ hoà giải từ Toà ánnhân dân tối cao chuyển sang Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 08/TT ngày 06-01-1982 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn hệ thống các cơ quan tư pháp địaphương, đặc biệt là tư pháp huyện và xã Các cơ quan tư pháp này trực tiếpquản lý và hướng dẫn hoạt động hoà giải Từ năm 1982 đến năm 1987, các Tổhoà giải đã được thành lập ở các thôn, xóm, ấp, tổ dân phố trong phạm vi cảnước Hoạt động hoà giải được tiến hành rộng rãi ở cơ sở và đã góp phầnquan trọng vào việc ngăn ngừa và giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấptrong nhân dân
Từ năm 1988 đến năm 1992, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, tổ chức
và hoạt động của Tổ hoà giải ở nhiều cơ sở bị giảm sút, có nơi một số tổ hoàgiải bị tan rã và hầu như không hoạt động hoặc có hoạt động, nhưng hiệu quảkhông cao Nguyên nhân chính là do các Phòng Tư pháp cấp huyện bị giải thể
do việc tinh giản biên chế Trong khi đó, Tư pháp xã lại không có cán bộchuyên trách và Sở Tư pháp không đủ lực lượng cán bộ để đảm đương nhiệm
vụ xây dựng tổ chức và hướng dẫn hoạt động hoà giải đến từng thôn, xã
Từ năm 1992 - 1997, hoạt động hòa giải từng bước được củng cố và pháttriển Bộ Tư pháp đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trước đây giải thểPhòng Tư pháp khẩn trương thành lập lại; củng cố, kiện toàn Tư pháp xã, đểquản lý và hướng dẫn hoạt động hoà giải ở cơ sở Và chế định hòa giải chính
thức được ghi nhận tại Điều 127 Hiến pháp năm 1992 “Ở cơ sở, thành lập các
tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật” [34].
Từ 1998 đến nay, tiếp thu những quan niệm, những tư tưởng về hòagiải, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này đã nhậnthức rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác hòa giải ở cơ sở và luôncoi việc khuyến khích, tăng cường công tác hòa giải là một chủ trương nhất
Trang 16
quán trong quản lý xã hội Và theo thời gian, các quy định pháp luật về hòagiải ở cơ sở đã được hình thành một hệ thống và công tác quản lý hòa giải ở
cơ sở cũng trở nên hoàn thiện hơn, phù hợp hơn
Trên cơ sở Hiến pháp, ngày 25/12/1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hộithông qua Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hòagiải ở cơ sở và tiếp đó ngày 18/10/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Hai văn bảnquy phạm pháp luật trên được ban hành đã đánh dấu bước phát triển quantrọng của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tụccủng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ tổ viên Tổ hoà giải và tăng cường vai trò,trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác, cơ quannhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang và công dân đối với công tác hoà giải ở
cơ sở Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phươngđược thành lập, hoạt động trên phạm vi cả nước; các Tổ hoà giải đã thành lậpđược kiện toàn và thành lập các Tổ hoà giải mới theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên, qua triển khai thi hành Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòagiải ở cơ sở và một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ
sở còn bộc lộ nhiều hạn chế: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hòagiải ở cơ sở chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ Một số luật, pháp lệnh chuyênngành như Luật Đất đai cũng có các quy định liên quan đến hòa giải ở cơ sở
có những điểm khác với quy định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòagiải ở cơ sở dẫn đến sự không thống nhất, đồng bộ trong thực tiễn tổ chức vàhoạt động hòa giải ở cơ sở; một số quy định trong Pháp lệnh về tổ chức vàhoạt động hòa giải ở cơ sở còn chưa rõ ràng, cụ thể, chưa nêu rõ trách nhiệmcủa các tổ chức đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân…) vìvậy đã gây khó khăn cho hoạt động của Tổ hòa giải và hòa giải viên, làm ảnhhưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động hòa giải
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ngày 20/6/2013, Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Hoà giải ở cơ sở số35/2013/QH13 Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2014/NĐ-CPngày 27 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
Trang 17
hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính ban hànhThông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sáchNhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở Những văn bản pháp luật này
có nhiều quy định mới so với trước đây như: Mở rộng phạm vi hòa giải theohướng loại trừ, chỉ quy định những việc không tiến hành hoà giải; bổ sungthêm một số chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở;sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, thủ tục bầu, công nhận hòa giải viên, quyền
và nghĩa vụ của hòa giải viên, của tổ trưởng Tổ hòa giải; đề cao vai trò nòngcốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong côngtác hòa giải ở cơ sở… đã tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi choviệc thực hiện, tổ chức thực hiện công tác hoà giải cơ sở, không can thiệp sâu,nhiều vào hoạt động hoà giải cơ sở, để hoạt động hòa giải cơ sở trở thực sự làhoạt động tự quản của nhân dân, do nhân dân tự quyết định
Nhìn chung, hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về hòa giải ở cơ sởtrong những năm qua đang từng bước hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất theohướng mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng
và quản lý nhà nước Quyền lợi của hòa giải viên, của các bên tranh chấp ngàycàng được bảo vệ hơn Và theo đó trách nhiệm, nghĩa vụ đặt ra với hòa giảiviên, với tổ trưởng Tổ hòa giải, với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hòagiải cũng ngày càng nặng nề hơn Tuy nhiên với những quy định mới nhằm đềcao dân chủ trong hoạt động hòa giải ở cơ sở tin rằng sẽ là chìa khóa vạn năng
để chúng ta có thể giải quyết mọi khó khăn trong đời sống hiện nay
2.2 NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1 Thực trạng hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.2.1.1 Thực trạng pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh Bắc Miền Trung với diện tích 11.130km2 vớidân số 3476,6 nghìn người (số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm2013), trong đó có 6 dân tộc cùng sống chung với người kinh được phân bổtrên 27 huyện, thị xã, thành phố, trên 6.000 thôn, bản, khối phố Là tỉnh cóđiều kiện tự nhiên phân bố thành 3 vùng rõ rệt với 10 huyện, thị xã, thành phốthuộc vùng đồng bằng trung du gần 2 triệu dân/tổng số dân; 11 huyện miền
Trang 18
núi với 6 dân tộc anh em có tổng số dân trên 1 triệu người và 6 huyện vùngbiển với trên 1 triệu dân.
Để quản lý các tổ chức hoà giải nhằm phát huy hết vai trò của công tácnày tại địa phương, đồng thời để các hoạt động hòa giải ngày càng hiệu quảhơn, trên cơ sở Pháp lệnh Hòa giải ở cơ sở và Luật Hòa giải ở cơ sở, trongnhững năm qua tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liênquan đến hoạt động hòa giải ở cơ sở Trong đó nổi bật là Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 28/01/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa về củng cố, nâng caochất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Chỉ thị đãnêu rõ vai trò quan trọng của hoạt động hòa giải ở cơ sở đồng thời nhìn nhận
rõ một số tồn tại trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Đồng thời, yêucầu các cấp, các ngành cần tiến hành một số nhiệm vụ để kiện toàn tổ chức vànâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở như: Xây dựng kế hoạch tuyêntruyền, phổ biến một cách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả Pháp lệnh tổ chức vàhoạt động hoà giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ;tăng thời lượng thoả đáng trong các chuyên trang, chuyên mục về Nhà nước
và pháp luật tại các cơ quan thông tin đại chúng để phản ánh hoạt động củacông tác hoà giải ở cơ sở; xây dựng kế hoạch khảo sát thực tế, nghiên cứu vàhướng dẫn xây dựng mô hình tổ hoà giải cho phù hợp với điều kiện, phongtục, tập quán ở mỗi địa phương; kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạtđộng của các tổ hoà giải ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí cho các tổ hoà giải hoạtđộng; tổ chức các lớp tập huấn cho hoà giải viên; in ấn tài liệu, sổ tay công táchoà giải ở cơ sở Qua đó công tác hòa giải ở cơ sở đã được triển khai tạiThanh Hóa tương đối tốt, đặc biệt tại một số địa bàn như: Thành phố ThanhHóa, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Yên Định, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số UBND ngày 15/12/2009 phê duyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn tổ chức và
4463/QĐ-nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở” Theo đó tập trung rà soát,
đánh giá, phân loại cụ thể Tổ hòa giải ở cơ sở, xây dựng, củng cố, kiện toàn
tổ chức hòa giải ở cơ sở để mỗi thôn, bản, khối phố, cụm dân cư thành lậpmột Tổ hoà giải ở cơ sở Đồng thời triển khai lồng ghép hoạt động hòa giải ở
cơ sở trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở cơ sở do Mặt trận Tổ
Trang 19
quốc Việt Nam phát động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hoàgiải cho tổ trưởng và tổ viên Tổ hoà giải ở cơ sở; tăng cường công tác quản lýđối với hoạt động hòa giải nhằm khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả lựclượng làm công tác hòa giải ở cơ sở; phát hành thường xuyên và cung cấp tàiliệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hòa giải; hướng dẫn kỹ năng, phươngpháp hòa giải dưới các hình thức phù hợp, dễ hiểu, trao đổi kinh nghiệm vềcông tác hòa giải cho tổ trưởng và tổ viên Tổ hòa giải ở cơ sở; tổ chức thi hòagiải viên giỏi.…
Cùng với văn bản quan trọng liên quan trực tiếp đến tổ chức, hoạt độnghòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh ở trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đãban hành một số văn pháp luật liên quan mang tính chất hỗ trợ trong đó cónhiều nội dung liên quan đến nguồn kinh phí, đến việc bồi dưỡng, nâng caokiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở như: Quyết định
số 3713/QĐ-UBND ngày 19/10/2009 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án
“Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tácphổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đấtnước” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2012; Quyết định số2344/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng
cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” trên địabàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2016; Quyết định số 2591/QĐ-UBNDngày 27/7/2010 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Củng cố kiện
toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hòa giải ở cơ sở từ năm 2010 - 2015”
Với những văn bản pháp luật quan trọng như trên Thanh Hóa đã xâydựng nên một hành lành lang pháp lý khá “đặc biệt” để Tổ hòa giải ở cơ sởđược củng cố, mở rộng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng phát triển Vàthực tế để triển khai thực hiện Đề án “Củng cố kiện toàn về tổ chức, nâng caohiệu quả hòa giải ở cơ sở”; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhThanh Hóa đã ban hành nhiều Kế hoạch, văn bản hướng dẫn, tổ chức thựchiện phù hợp, gắn liền với cơ sở và triển khai thống nhất, hiệu quả trên địabàn như: Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 10/3/2013 về tổ chức cuộc thi
“Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm
Trang 20
2013; Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 31/12/2013 triển khai thực hiện LuậtHòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 07tháng 7 năm 2016 về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa tronglĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩmquyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa; Quyết định
số 2448/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2016 về việc công bố thủ tục hànhchính được chuẩn hóa trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và lĩnh vựchòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnhThanh Hóa Trên cơ sở đó, các huyện, thị xã, thành phố cũng đã khẩn trươngban hành văn bản triển khai thực hiện góp phần nâng cao kiến thức và hiểubiết pháp luật trực tiếp cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở, đồng thời gián tiếpqua các kênh tuyên truyền, các hình thức tuyên truyền để người dân ThanhHóa tiếp cận pháp luật về ý nghĩa, vị trí của hòa giải ở cơ sở và hình thành ýthức chấp hành pháp luật, giữ gìn được tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kếttương thân, tương ái trong cộng đồng, hạn chế các vụ, việc khiếu kiện vượtcấp, giảm bớt các vụ việc phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án giảiquyết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của nhân dân và nhà nước
Như vậy, với việc xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
và văn bản mang tính hành chính quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ
sở tương đối đồng bộ, phù hợp, được triển khai rộng trên địa bàn tỉnh, ThanhHóa đã khẳng định sự ưu tiên của mình trong việc củng cố, kiện toàn lại tổchức hòa giải ở cơ sở cũng như việc chú trọng nâng cao chất lượng hòa giải ở
cơ sở Tạo cho công tác hòa giải ở cơ sở của Thanh Hóa có một hành langpháp lý khá an toàn, phù hợp với thực tiễn, đồng bộ để phát triển
2.2.1.2 Thực trạng về tổ chức hòa giải ở cơ sở
Từ 01 tháng 01 năm 2014 đến nay, trên cơ sở triển khai thi hành Luậthòa giải ở cơ sở, Thanh Hóa đã chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thành lập, kiệntoàn Tổ hòa giải theo đúng quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở Toàn tỉnh có5.571 Tổ hòa giải với 34.659 hòa giải viên Mỗi Tổ hòa giải có từ 4 - 7 người,
đa số các tổ trưởng Tổ hòa giải do trưởng thôn, bản, khu phố hoặc Trưởngban công tác Mặt trận đảm nhận, các thành viên khác gồm trưởng các đoànthể như Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, người cao