Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở tỉnh ninh bình (Trang 125)

Việc tổ chức chấm bài và đánh giá kết quả của 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo các thang như sau: Điểm giỏi (9 – 10 điểm), khá (điểm 7 – 8), trung bình (điểm 5 – 6), yến, kém (điểm 4 trở xuống).

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA

Lớp Số

HS

Kết quả thực nghiệm

Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

SL % SL % SL % SL %

Thực nghiệm (7B) 42 9 21.5 25 59.5 8 19 0 0

Đối chứng (7C) 42 1 2.4 18 42.9 19 45.2 4 9.5

Qua bảng số liệu cho ta thấy kết quả nhận thức của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ các biện pháp dạy học mà luận văn đưa ra có tác động tốt đến quá trình nhận thức của học sinh giúp các em nắm chắc kiến thức hơn.

Sau khi chấm bài, chúng tôi đã tiến hành họp để rút kinh nghiệm với giáo viên dạy, tổ bộ môn, đại diện ban giám hiệu nhà trường và đưa ra một số ý kiến.

Về nội dung bài dạy, cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều đảm bảo yêu cầu của một giờ học, song ở lớp thực nghiệm, giáo viên không chỉ giành thời gian khắc sâu kiến thức cơ bản mà còn đi sâu, nhấn mạnh những nội dung lịch sử địa phương mà có tác dụng giáo dục truyền thống đối với học sinh. Vì vậy, học sinh không chỉ hứng thú hơn với giờ học mà thái độ, tình cảm của các em cũng thay đổi. Các em sôi nổi, chủ động tìm hiểu những vấn đề về địa phương mà các em vừa được học.

Về phương pháp giảng dạy, ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác nhau. Ở lớp đối chứng giáo viên dạy học bình thường theo phương pháp truyền thống, không đi sâu, nhấn mạnh đến những nội dung có tác dụng giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước. Trong quá trình dạy học giáo viên làm việc là chủ yếu, học sinh thụ động nghe và ghi chép. Thêm vào đó, giáo viên không chú trọng đến công tác thực hành trong dạy

học lịch sử địa phương, không tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh thảo luận và trình bày quan điểm của mình. Giờ học diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt. Học sinh không những không nắm được kiến thức mà ngược lại những nội dung trong bài không hề để lại ấn tượng gì trong óc các em, các em thấy bình thường, thờ ơ với những vấn đề đó. Do vậy, kết quả học tập không cao. Trong tổng số 42 bài, có 19 bài khá, giỏi; 19 bài trung bình; 4 bài yếu kém.

Còn ở lớp thực nghiệm, giáo viên đã nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung, sử dụng các biện pháp như luận văn đã đề xuất, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh tài liệu về lịch sử địa phương mà còn gợi mở cho học sinh những tài liệu khác có liên quan đến bài học để học sinh tự tìm hiểu. Trong quá trình dạy giáo viên cho học sinh trao đổi, thảo luận, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các hiện tượng, nhân vật lịch sử. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh chăm chú nghe giảng, hứng thú học tập trên tinh thần chủ động khám phá, tích cực, không khí lớp học sôi nổi. Quan trọng nhất vẫn là thông qua dạy học, đặc biệt là trong dạy học lịch sử địa phương, chúng tôi muốn giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc hơn những kiến thức lịch sử địa phương, từ đó giáo dục cho các em truyền thống dân tộc, trong đó có truyền thống yêu quê hương đất nước. Vì thế trong bài thực nghiệm, giáo viên đã cố gắng đi vào mục đích đó. Giáo viên nhấn mạnh đến những vấn đề nổi bật ở địa phương mình ví như quá trình dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng, cách mạng Tháng 8 ở Ninh Bình… những làng nghề thủ công truyền thống, những danh nhân là tấm gương cho thế hệ sau… sẽ làm cho các em thấy tự hào và thêm yêu quê hương, đất nước mình. Và tình yêu sâu đậm sẽ biến thành hành động cụ thể: không ngừng phấn đấu đạt kết quả cao

trong học tập, đồng thời biết tu dưỡng, rèn luyện, để cống hiến hết khả năng, sức lực của bản thân cho quê hương thêm giàu đẹp.

Có thể nói những phương pháp trong giờ thực nghiệm đã đem lại hiệu quả trên cả ba mặt: về kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm. Chính vì vậy kết quả ở lớp thực nghiệm là trong tổng số 42 bài thu được, có tới 34 bài đạt loại khá giỏi, 8 bài trung bình và không có bài yếu kém.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của các biện pháp giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương mà luận văn đưa ra. Song đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa phác họa, định hướng. Công tác giáo dục có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc vào người giáo viên. Vì vậy đối với mỗi người giáo viên hay những sinh viên sư phạm trong tương lai có thể trở thành giáo viên, trước hết phải nắm vững phương pháp nghiên cứu và hiểu sâu về kiến thức lịch sử địa phương, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện khả năng, nghiệp vụ sư phạm, có ý thức nâng cao hiệu quả bài học.

Tiểu kết chương 2.

Nội dung kiến thức lịch sử địa phương cần cung cấp để tiến hành giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh ở trường THCS tỉnh Ninh Bình khá phong phú. Tuy nhiên không phải bất kỳ nội dung nào cũng

có thể cung cấp để tiến hành giáo dục mà người giáo viên phải lựa chọn nội dung nào để tiến hành giảng dạy cho học sinh phù hợp với từng lớp học, cấp học. Những kiến thức được lựa chọn để dạy học thể hiện toàn diện các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, thông qua đó giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của các em với quê hương mình.

Giống như các bài học lịch sử khác, bài học lịch sử địa phương được tổ chức dưới hai hình thức chủ yếu là bài nội khóa và bài ngoại khóa.

Trong quá trình dạy học các bài lịch sử địa phương, tùy thuộc vào nội dung từng bài mà người giáo viên lựa hình thức, biện pháp dạy học phù hợp để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trên thực tế, hình thức và biện pháp dạy học bài lịch sử địa phương chưa phong phú, giáo viên chủ yếu là thuyết trình và thiếu công cụ hỗ trợ cho bài giảng thêm sinh động nên hiệu quả giáo dục còn thấp, học sinh cảm thấy nhàm chán, thiếu hứng thú trong giờ học lịch sử địa phương. Vì vậy cần thiết phải có những biện pháp dạy học thu hút và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đặc biệt là những biện pháp trong dạy học ngoại khóa như đã được đề xuất trong luận văn sẽ đem lại luồng sinh khí mới cho không khí học tập thiếu sức sống của những bài lịch sử địa phương buồn tẻ. Nhưng để các hoạt động dạy học ngoại khóa đem lại hiệu quả giáo dục cao, yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, chu đáo và đặc biệt cần sự tâm huyết của người giáo viên đối với bài giảng.

Nói tóm lại, việc lựa chọn các hình thức và biện pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh là điều hết sức quan trọng vì nó không chỉ góp phần cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn kích thích sự phát triển, óc tư duy và năng lực nhận thức độc lập và sáng tạo. Đồng thời có tác dụng giáo dục đạo đức và sáng tạo. Đồng thời có tác dụng giáo dục đạo

đức, tư tưởng, tình cảm và truyền thống dân tộc trong đó có truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định được giả thuyết khoa học của luận văn là đúng và rút ra một số kết luận sau:

1. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, quá trình “toàn cầu hoá” diễn ra nhanh chóng, tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đặt biệt là truyền thống yêu quê hương, đất nước trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bởi cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ, những phẩm chất tốt đẹp của con người trong thời đại mới ngày càng bị mai một và mất đi bản sắc dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay - những chủ nhân tương lai của đất nước đang dần vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ với quá khứ lịch sử. Thực trạng đáng báo động trên như một hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà sư phạm, các nhà cải cách giáo dục, các nhà hoạch định chính sách giáo dục và toàn xã hội sự cần thiết phải giáo dục truyền thống, đặc biệt là truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh. Đây cũng là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo đối với chiến lược phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ XXI.

2. Môn lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng được xem là có ưu thế trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời, có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử dân tộc. Thông qua dạy học lịch sử địa phương, các em không chỉ nắm vững, hiểu sâu về lịch sử, con người, vùng đất, nơi mình sinh sống mà còn là cầu nối để giúp các em hiểu sâu về lịch sử dân tộc – làm hành trang không thể thiếu của các em trong cuộc sống. Trên cơ sở đó hình thành trong các em niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù lao động, thông minh sáng tạo, niềm tự hào về quê hương, đất nước mình. Và cũng chính niềm tự hào đó làm các em thêm gắn bó, thêm yêu mảnh đất quê hương. Từ đó có ý thức cũng như trách nhiệm bảo vệ quê hương, sống xứng đáng với thế hệ cha ông đi trước đã đổ mồ hôi, xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước như hôm nay. Đây là

chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của bộ môn lịch sử trong đó có dạy học lịch sử địa phương.

3. Để giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học lịch sử địa phương nói riêng đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên. Họ phải là những người có định hướng giáo dục rõ ràng, có phương pháp dạy học tốt. Đặc biệt họ phải là những người “truyền lửa” truyền tình yêu quê hương, đất nước cho các em. Để làm được điều này, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung kiến thức lịch sử địa phương để giáo dục cho học sinh là nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ. Trong thực tế dạy học lịch sử có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhưng trong luận văn này chúng tôi chỉ đưa ra những biện pháp mà có tác dụng hơn trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương với hai hình thức chủ yếu là bài học nội khoá và hoạt động ngoại khoá.

Tuy nhiên, trong dạy học không có biện pháp nào là “vạn năng” mà các biện pháp thường kết hợp, hỗ trợ nhau. Những biện pháp sư phạm mà luận văn đưa ra chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu, mang tính chất định hướng cho việc giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước trong dạy học lịch sử địa phương. Do đó khi dạy học người giáo viên không chỉ có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức lịch sử địa phương mà còn là người biết vận dụng các phương pháp một cách phù hợp, khéo léo. Điều quan trọng là người giáo viên phải có tâm huyết, trách nhiệm và lòng yêu nghề.

Trên cơ sở kết quả đạt được của luận văn, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, trong dạy học lịch sử, đặc biệt là lịch sử địa phương không chỉ đơn thuần là dạy học kiến thức mà đồng thời còn phải giáo dục đạo đức,

tư tưởng, tình cảm cho học sinh, giáo dục cho các em truyền thống yêu quê hương, đất nước - một phẩm chất không thể thiếu được của con người Việt Nam trong thời đại mới. Tuy nhiên, việc giáo dục học sinh trong dạy học lịch sử địa phương không phải chỉ trong một bài, ở một khối lớp mà phảỉ được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hiệu quả ở tất cả các bài học lịch sử nói chung.

Thứ hai, để đạt hiệu quả cao trong dạy học lịch sử địa phương phụ thuộc vào chất lượng dạy học. Mà trước tiên phải là thay đổi suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận của giáo viên dạy sử trong dạy học lịch sử địa phương, không coi đây là những tiết học cho qua hoặc sử dụng để dạy bù. Tiếp đó là việc chuẩn bị của giáo viên một cách chu đáo, kỹ lưỡng. Ngoài các tài liệu được cung cấp, cần tìm hiểu thêm các kiến thức về lịch sử địa phương kết hợp với phương pháp dạy học hợp lý thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao. Song điều này không chỉ phụ thuộc vào người giáo viên còn cần hơn nữa là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các ban ngành có liên quan, đặc biệt là của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức biên soạn bài lịch sử địa phương phù hợp với các cấp học, lớp học để vừa đảm bảo cung cấp kiến thức lịch sử địa phương, vừa có tác dụng giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh. Đồng thời cần phải có những biện pháp kiểm tra, đánh giá chặt chẽ việc dạy và học lịch sử địa phương ở trường. Có thể tổ chức thi giáo viên giỏi bằng các tiết dạy lịch sử địa phương.

Thứ ba, trong dạy học lịch sử địa phương mặc dù thời lượng ít, song tác dụng giáo dục là rất lớn. Đặc biệt là nếu được giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá như: kể chuyện lịch sử địa phương, thi tìm hiểu về lịch sử địa phương, tham gia lễ hội truyền thống tại địa phương, dạ hội lịch sử địa phương. Tuy đây là những hình thức khó tổ chức nhưng lại rất bổ ích và phù hợp với tâm lý học sinh, khiến các em cảm thấy hào hứng và thích thú với lịch sử địa phương hơn. Vì vậy

muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học lịch sử địa phương cần kết hợp chặt chẽ giữa dạy bài nội khoá và hoạt động ngoại khoá, phải để cho những hoạt động ngoại khoá này thực sự hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Vân Anh (2014), Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

2. Bách khoa từ điển Xô Viết (1993), Matxcơva.

3. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo thời kỳ đổi mới – chủ trương và thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng (1970), Cuộc vận động cách mạng Tháng Tám ở Ninh Bình, Ninh Bình.

5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2007), Ninh Bình 185 năm – lịch sử và phát triển, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

6. Bảo tàng Ninh Bình – Sở Văn hóa thông tin Ninh Bình (2000), Khu di tích căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, Ninh Bình.

7. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình (1995), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Ninh Bình.

8. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình (1994), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, Ninh Bình.

9. Bộ GD&ĐT (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở tỉnh ninh bình (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w