Thị trường thuốc ngày càng phong phú cả về số lượng và chủng loại theo số liệu của Cục Quản lý Dược, hiện có khoảng 22615 số đăng ký thuốc lưu hành còn hiệu lực, trong đó có khoảng 11923
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ NGỌC HIẾU
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
HÀ NỘI, NĂM 2019
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LÊ NGỌC HIẾU
PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354
NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62720412
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng
HÀ NỘI, NĂM 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2019
Lê Ngọc Hiếu
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, của các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS Đỗ Xuân Thắng, người thầy kính trọng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp này Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý kinh tế Dược trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi phương pháp nghiên cứu khoa học và nhiều kiến thức chuyên ngành quí báu Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học và toàn thể các thầy cô giáo, các phòng ban Trường đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám đốc, Ban kế hoạch tổng hợp, các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, khoa Dược - Bệnh Quân y 354 tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này
Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2019
Lê Ngọc Hiếu
Trang 5MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Danh mục thuốc 3
1.1.1 Khái niệm Danh mục thuốc 3
1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện 3
1.1.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc trong DMT Bệnh viện 3
1.1.4 Các bước cụ thể xây dựng DMT Bệnh viện 4
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng danh mục thuốc 4
1.2 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc 7
1.3 Thực trạng phân tích Danh mục thuốc 11
1.3.1 Phân tích danh mục thuốc trên thế giới 11
1.3.2 Phân tích danh mục thuốc tại Việt Nam 12
1.4 Vài nét về Bệnh viện Quân y 354 16
1.4.1 Tổ chức biên chế Bệnh viện Quân y 354 16
1.4.2 Một số kết quả thu được của Bệnh viện Quân y 354 năm 2017 16
1.4.3 Mô hình Bệnh tật của Bệnh viện Quân y 354 17
1.4.4 Mô hình tổ chức khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 18
1.4.5 Giới thiệu về Hội đồng thuốc và điều trị Bệnh viện Quân y 354 19
1.5 Tính cấp thiết của đề tài 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 21
2.2.1 Xác định biến số nghiên cứu 21
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.3 Mẫu nghiên cứu: 25
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 26
Trang 62.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 26
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1 Mô tả cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017 ……… 34
3.1.1 Cơ cấu danh mục thuốc theo thuốc tân dược và thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu…… 34
3.1.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 34
3.1.3 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ 37
3.1.4 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước theo nhóm tác dụng dược lý 38
3.1.5 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo tên Biệt dược gốc, generic và thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền 40
3.1.6 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thuốc đơn thành phần, đa thành phần…… 41
3.1.7 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo đường dùng 42
3.1.8 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC 44
3.1.9 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng hạng A trong từng nhóm tác dụng dược lý…… 44
3.1.10 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm V, E, N 46
3.1.11 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC/VEN 46
3.1.12 Cơ cấu danh mục thuốc theo hình thức mua sắm 47
3.2 Phân tích một số tồn tại trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2017 49
3.2.1 Vấn đề trong danh mục thuốc sử dụng so với danh mục thuốc trúng thầu… ……….49
3.2.2 Cơ cấu nhóm thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 49
3.2.3 Bất cập trong sử dụng thuốc đa thành phần 51
3.2.4 Phân tích bất cập trong sử dụng thuốc biệt dược gốc: 53
3.2.5 Bất cập trong sử dụng danh mục thuốc theo Thông tư 10 55
3.2.6 Bất cập trong sử dụng nhóm thuốc AN 58
Trang 7Chương 4 BÀN LUẬN 61
4.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quân y 354 năm 2017 61 4.2 Về một số vấn đề tồn tại trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Quân y 354 năm 2017 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
E-Thuốc tối cần, thuốc thiết yếu, thuốc không thiết yếu
Organization Tổ chức y tế thế giới
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Một số hướng dẫn thực hiện phân loại VEN 9
Bảng 1.2 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Quân y 354 năm 2017 17
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1 21
Bảng 2.4 Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 2 23
Bảng 2.5 Ma trận ABC/VEN 30
Bảng 3.6 Cơ cấu DMT theo thuốc tân dược và thuốc cổ truyền, 34
thuốc dược liệu 34
Bảng 3.7 Tỉ lệ thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý 34
Bảng 3.8 Tỉ lệ thuốc SXTN, thuốc NK 37
Bảng 3.9 Tỉ lệ thuốc SXTN theo nhóm TDDL 38
Bảng 3.10 Tỉ lệ thuốc Biệt dược gốc, generic và thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền 41
Bảng 3.11 Tỉ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần 41
Bảng 3.12 Tỉ lệ thuốc đường tiêm, uống, đường dùng khác 42
Bảng 3.13 Tỉ lệ nhóm thuốc tiêm, tiêm truyền trong từng nhóm TDDL 42
Bảng 3.14 Tỉ lệ thuốc hạng A , B, C 44
Bảng 3.15 Tỷ lệ thuốc hạng A theo từng nhóm TDDL 44
Bảng 3.16 Tỉ lệ thuốc nhóm V, E, N 46
Bảng 3.17 Tỉ lệ các nhóm thuốc theo ma trận ABC/VEN 46
Bảng 3.18 Cơ cấu DMT theo hình thức mua sắm 47
Bảng 3.19 Danh mục các thuốc mua theo hình thức khác 48
Bảng 3.20 Tỷ lệ % các thuốc sử dụng so với trúng thầu 49
Bảng 3.21 Tỷ lệ thuốc TT không SD theo nhóm TDDL 49
Bảng 3.22 Cơ cấu nhóm TDDL trong thuốc đa thành phần 51
Bảng 3.23 Thuốc đa thành phần chưa hợp lý 53
Bảng 3.24 Cơ cấu thuốc BDG có trong TT11 sửa đổi 53
Bảng 3.25 Cơ cấu thuốc BDG có khả năng thay thế 54
Bảng 3.26 Chênh lệch chi phí giữa thuốc BDG và thuốc generic thay thế 54
Bảng 3.27 Phân loại DMT sử dụng theo thông tư 10 56
Trang 10Bảng 3.28 Danh mục hoạt chất của thuốc NK có thể thay thế được 56Bảng 3.29 Chênh lệch chi phí giữa thuốc NK và thuốc SXTN có khả năng thay thế 58Bảng 3.30 Tỉ lệ từng nhóm TDDL trong nhóm AN 58Bảng 3.31 Phân tích 10 thuốc có chi phí cao nhất trong nhóm AN 60
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng DMT……….……….….5 Hình 2.2 Tóm tắt nội dung nghiên cứu…… ……….25
Trang 111
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xây dựng danh mục thuốc là một vấn đề rất quan trọng với các cơ sở khám chữa bệnh, có một danh mục thuốc tốt sẽ định hướng cho việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả và kinh tế của toàn Bệnh viện
Trên thực tế, việc lựa chọn một Danh mục thuốc đáp ứng được yêu cầu
về chuyên môn và đạt được hiệu quả - chi phí gặp rất nhiều khó khăn Thống
kê cho thấy rằng tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại các Bệnh viện chiếm tỉ trọng lớn trên tổng giá trị tiền viện phí trong Bệnh viện Trong đó một số tiền lớn là việc sử dụng thuốc chưa hợp lý, vẫn còn thuốc chưa phù hợp với nhu cầu điều trị trong đó cũng có một phần của công tác cung ứng thuốc chưa thực sự tốt Thị trường thuốc ngày càng phong phú cả về số lượng và chủng loại theo
số liệu của Cục Quản lý Dược, hiện có khoảng 22615 số đăng ký thuốc lưu hành còn hiệu lực, trong đó có khoảng 11923 số đăng ký thuốc nước ngoài và 10692
số đăng ký thuốc sản xuất trong nước, đây cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn xây dựng được một Danh mục thuốc thực sự hiệu quả
Để giải quyết các vấn đề bất cập trên, Danh mục thuốc của cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng được yêu cầu đó là đủ thuốc về chủng loại, số lượng và tính sẵn có trong bối cảnh nhiều biến động về mô hình bệnh tật, khả năng cung ứng của các đơn vị, các văn bản pháp qui và nguồn kinh phí Bằng việc phân tích các vấn đề liên quan đến Danh mục thuốc được sử dụng tìm nguyên nhân và vấn đề tồn tại để rút ra kinh nghiệm cho việc xây dựng Danh mục thuốc những năm tiếp theo
Vì những lí do trên, việc cung cấp một danh mục thuốc đầy đủ, khoa học phù hợp đối với từng Bệnh viện là rất cần thiết Danh mục thuốc phù hợp sẽ đem lại lợi ích lớn trong công tác khám chữa bệnh, giúp cho việc mua sắm, cấp phát được dễ dàng, lưu trữ thuận tiện, đảm bảo cung ứng thuốc đạt chất lượng góp phần thành công và nâng cao chất lượng điều trị của Bệnh viện
Trang 12Bệnh viện Quân y 354 là Bệnh viện hạng I của Quân Đội, phục vụ cấp cứu
và điều trị cho bộ đội, nhân dân trên địa bàn hoặc các nhiệm vụ y tế đột xuất của Quân Đội và Nhà nước Hàng năm, Bệnh viện sử dụng một số lượng lớn thuốc, hóa chất, bông băng và vật tư y tế tiêu hao Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có
đề tài nghiên cứu nào về phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện Quân y 354 cũng như đánh giá tính hiệu quả của việc xây dựng DMT Bệnh viện
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017” nhằm xác định
những vấn đề hợp lí, vấn đề tồn tại, phát sinh của Danh mục thuốc được sử dụng, làm cơ sở cho HĐT&ĐT xây dựng, lựa chọn Danh mục thuốc năm tiếp theo đáp ứng cho nhu cầu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả Để đạt được mục đích đó, đề tài đã phân tích DMT với 2 mục tiêu:
1 Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017
2 Phân tích một số tồn tại trong danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm
2017
Trang 133
Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Danh mục thuốc
1.1.1 Khái niệm Danh mục thuốc
Danh mục thuốc là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh, phù hợp với MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng Bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh Những thuốc này trong phạm vi không gian, thời gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn sẵn có với số lượng cần thiết, chất lượng đảm bảo, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải chăng
1.1.2 Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện
- DMT Bệnh viện phải thống nhất với DMT thiết yếu của WHO, DMT chủ yếu của Bộ Y tế
- Đảm bảo phù hợp với mô hình bệnh tật, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, căn cứ vào các hướng dẫn điều trị chuẩn đã được xây dựng và áp dụng tại Bệnh viện, đáp ứng được các phương pháp mới kỹ thuật mới, phù hợp với phạm
vi chuyên môn, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước [3]
1.1.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc trong DMT Bệnh viện
- Chỉ chọn các thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng
- Thuốc lựa chọn phải có sẵn ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong điều kiện bảo quản và sử dụng nhất định
- Khi có hai hay nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng
- Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần so sánh tổng chi phí cho toàn bộ quá trình điều trị chứ không phải chỉ tính chi phí theo đơn vị của từng thuốc Khi
Trang 14- Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất Những thuốc ở dạng
đa thành phần phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạtchất đáp ứng nhu cầu điều trị của nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất
- Thuốc ghi tên Generic hoặc tên chung quốc tế, tránh đề cập đến tên Biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [3]
1.1.4 Các bước cụ thể xây dựng DMT Bệnh viện
- Bước 1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng trong đó có áp dụng phân tích ABC – VEN để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc
- Bước 2: Đánh giá các thuốc được đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan
- Bước 3: Xây dựng DMT và phân loại DMT theo nhóm điều trị, theo phân loại VEN
- Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng DMT [3]
Sau khi hoàn thiện DMT Bệnh viện, Bệnh viện tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng DMT, định kỳ hàng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung DMT
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng danh mục thuốc
Muốn xây dựng được một danh mục thuốc bệnh viện tốt thì cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng danh mục thuốc các yếu tố ảnh hưởng đó là:
Trang 155
Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng DMT
1.1.5.1 Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và có khí hậu nhiệt đới các vùng miền cũng có sự khác biệt về thời tiết Do đó Việt Nam sẽ có một MHBT đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang phát triển và tương đối phong phú [6]
Cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi với đa gánh nặng, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến nhất kể cả trong qua khứ, hiện tại và tương lai Tuy nhiên gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm
đã giảm và một số bệnh lây nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại, tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia tăng, tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh, một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường Điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng Đây là thách thức lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam trong thời gian tới, đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tăng cường nỗ lực phòng, chống các bệnh này và tổ chức cung ứng các dịch vụ y
tế tương ứng
Mô hình bệnh tật của bệnh viện
Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng DMT
Hướng dẫn điều trị chuẩn
Trình độ chuyên môn
kỹ thuật
Nguồn kinh phí
Trang 166
Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng MHBT của bệnh viện cũng chịu sự ảnh hưởng của MHBT chung trong cả nước mặc dù mỗi bệnh viện có tổ chức nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau, với các đặc điểm dân cư địa lý khác nhau, đặc biệt là sự phân chia chức năng nhiệm vụ trong các tuyến y tế khác nhau cho nên MHBT cũng có những đặc trưng riêng Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có hai loại MHBT bệnh viện: là MHBT của Bệnh viện đa khoa và MHBT của Bệnh viện chuyên khoa
Hướng dẫn điều trị chuẩn là văn bản chuyên môn có tính pháp lý Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị mỗi loại bệnh DMT cần được xây dựng dựa trên phác đồ điều trị của các bệnh thường gặp trong MHBT của bệnh viện
DMT thiết yếu, DMT chủ yếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tại Việt Nam hiện đang áp dụng DMT thiết yếu thuốc tân dược lần thứ
VI ban hành kèm theo Thông tư số 45/TT-BYT ngày 26/12/2013 gồm 466 hoạt chất tân dược [4] DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay
là danh mục các thuốc tân dược được ban hành kèm theo Thông tư BYT ngày 17/11/2014 gồm 1064 thuốc tân dược, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu [5] và DMT cổ truyền ban hành theo Thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 17/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế gồm 127 chế phẩm cổ truyền và 300 vị thuốc
40/2014/TT-cổ truyền [7], danh mục này được xây dựng dựa trên DMT thiết yếu hiện hành
của Việt Nam và của WHO
1.1.5.2 Nguồn kinh phí
Đối với các Bệnh viện công lập hiện nay nguồn kinh phí chủ yếu là: Nguồn kinh phí trên cấp, nguồn kinh phí từ quỹ BHYT và nguồn thu hợp pháp của bệnh viện Tùy mỗi bệnh viện và theo từng chuyên khoa, đa khoa, hạng bệnh viện đễ xây dựng danh mục thuốc cho đơn vị Chủ trương các Bệnh Viện chuyển sang cơ chế tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các cơ sở khám chữa bệnh Chính vì vậy, ngoài
Trang 177
đảm bảo yếu tố an toàn, hiệu quả, việc điều trị cần được cân nhắc phù hợp với nguồn kinh phí hiện có tại bệnh viện
1.1.5.3 Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Các bệnh viện thực hiện được các kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của thầy thuốc và khả năng phân hạng bệnh viện mà các danh mục thuốc cũng khác nhau để đáp ứng nhu cầu điều trị Hiện nay, Bộ Y tế ban hành TT 40/TT- BYT/2014 quy định về phạm vi sử dụng danh mục thuốc chủ yếu thuốc theo phân tuyến bệnh viện [5], Thông tư 05/2015/TT-BYT ban hành ngày 17/3/2015, Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT [7] Do đó, HĐT&ĐT cần dựa vào phân hạng của bệnh viện, các kỹ thuật đã đạt được, có kế hoạch
triển khai để lựa chọn xây dựng DMT phù hợp
1.2 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
Theo WHO, các phương pháp chính để làm rõ các vấn đề sử dụng thuốc tại
Bệnh viện đó là:
- Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: Những dữ liệu thu được từ đối tượng được sử dụng thuốc, tìm kiếm các vấn đề liên quan, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường không có đủ thông tin để điều chỉnh sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán
- Các phương pháp định tính: Tập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các vấn đề, bộ câu hỏi là những công cụ hữu ích để xác định nguyên nhân của vấn
đề sử dụng thuốc
- Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: Phương pháp này liên quan đến các dữ liệutổng hợp mà không phải trên từng cá thể, dữ liệu có thể thu thập dễ dàng Phương pháp phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích nhóm điều trị Những phương pháp này sẽ được dùng để xác định phần lớn các vấn đề liên quan đến
sử dụng thuốc [30]
Trang 188
Trong các phương pháp trên, phân tích DMT bao gồm phân tích ABC, VEN, nhóm điều trị là giải pháp hữu ích và cần được áp dụng để xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
Khái niệm phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn chi phí về thuốc của Bệnh viện [3], [30]
Phương pháp phân tích VEN
Các bước thực hiện phân tích VEN theo Bộ Y tế
Bước 1: Từng thành viên hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N Bước 2: Tập hợp và thống nhất kết quả hội đồng
Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp
Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc không có nhu cầu điều trị
Bước 5: Xem xét lại số lượng mua dự kiến, mua thuốc nhóm V, E trước nhóm N
và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn
Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho củanhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N [3]
Tiêu chí phân loại V, E, N
Theo WHO việc phân loại các thuốc vào nhóm N khá dễ dàng, nhưng khó để phân loại nhóm V và E.Đôi khi có thể phân loại thành thuốc thiết yếu
và không thiết yếu.Trong đó thuốc thiết yếu là thuốc đảm bảo đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của đa số bệnh nhân Một số hướng dẫn thực hiện phân loại VEN [33]
Trang 19Thiết yếu (E)
Không thiết yếu (N)
Tần suất bệnh lý
Số BN được điều trị trung bình 1
<1%
Mức độ nặng của bệnh
Hiệu quả điều trị của thuốc
Điều trị được bệnh nhẹ, giảm
Hiệu quả điều trị không rõ ràng Không
bao giờ Hiếm khi Có thể
Ý nghĩa của phân tích VEN
Phân tích VEN là một phương pháp đặc biệt giúp cho nhà quản lý Bệnh viện đưa ra ưu tiên mua sắm và dự trữ thuốc [31]
Trang 2010
Kết quả phân tích VEN giúp xác định những chính sách ưu tiên cho việc lựa chọn mua sắm, sử dụng thuốc, quản lý hàng tồn kho và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp
Về lựa chọn thuốc: Thuốc V, E nên ưu tiên lựa chọn đặc biệt khi Ngân sách hạn hẹp
Về mua sắm thuốc: Các thuốc V, E cần phải kiểm soát thường xuyên khi đặt hàng và dự trữ thường xuyên nhóm này, giảm dự trữ thuốc không cần thiết Nếu ngân sách hạn hẹp thì việc sử dụng phân tích VEN được dùng để đảm bảo
số lượng các thuốc V, E được mua đầy đủ trước tiên
Về sử dụng thuốc:Theo dõi kiểm soát sử dụng thuốc, đưa ra các kiến nghị
về sử dụngthuốc V và E, xem xét sử dụng thuốc không thiết yếu
Về dự trữ: Chú ý đặc biệt lưu trữ các thuốc V, E có một lượng tồn kho an toàn nhất định, tránh trường hợp thiếu thuốc
Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN
Phân tích ABC kết hợp với phân tích VEN để xác định mối quan hệ giữa thuốc có chi phí cao nhưng có độ ưu tiên thấp, để hạn chế hoặc xóa bỏ thuốc nhóm N nhưng chi phí thuộc nhóm A Sự kết hợp phân tích ABC, VEN tạo thành ma trận ABC/VEN
Phương pháp phân tích nhóm tác dụng dược lý
Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm TDDL giúp, xác định những nhóm TDDL nào có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và nhiều nhất Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý, các thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể Từ đó HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm TDDL và thuốc điều trị thay thế
Trang 2111
1.3 Thực trạng phân tích Danh mục thuốc
1.3.1 Phân tích danh mục thuốc trên thế giới
Phân tích ABC là công cụ có ý nghĩa, rất quan trọng trong lựa chọn mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý giúp cho Bệnh viện tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể và được áp dụng phổ biến trên thế giới, các bệnh viện trên thế giới do có quy trình cụ thể, các bước dễ thực hiện, có nhiều phần mềm hỗ trợ phân tích Phương pháp này được áp dụng ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và một nước khác
Tại Pháp phân tích ABC được thực hiện qua nhiều giai đoạn, đầu tiên là các thuốc đắt tiền (60-80% ngân sách) để thực hiện tốt hợp đồng mua bán Sau
đó đến các thuốc đặc biệt (15% ngân sách) là các thuốc chỉ có mặt tại Bệnh viện được HĐT&ĐT lựa chọn, khó thay đổi về giá
Tại Indonesia năm 2012 sử dụng phân tích ABC đối với các thuốc được mua năm 2010 cho thấy chi phí cho thuốc mê cao nhất và đã đưa ra được đề xuất, và lựa chọn thuốc gây mê đảm bảo hiệu quả nhưng tiết kiệm chi phí Tại
Ấn Độ sử dụng phân tích ABC để phân tích một DMTBV nhằm xác định các nhóm cần kiểm soát nghiêm ngặt trong danh mục Kết quả thu được các thuốc theo nhóm A, B, C chiếm 13,8%, 21,9%, 64,4% về số khoản mục và 70%, 20%, 10% về giá trị trong toàn bộ ngân sách thuốc từ đó chỉ ra các thuốc cần kiểm soát hoặc thay thế
Phương pháp phân tích VEN được áp dụng nhiều quốc gia trên thế giới, khác với phân tích ABC muốn phân tích VEN phải thành lập một hội đồng chuyên gia yêu cầu sự đồng thuận trong quan điểm phân loại thuốc rất cao Đối với các Bệnh viện đa khoa đây là một vấn đề rất khó khăn, vì với cùng một thuốc nhưng đối với các chuyên khoa khác nhau thì mức độ cấp thiết là khác nhau
Tại Uganda, bằng cách sử dụng phân tích VEN đã đưa ra danh mục thuốc, vật tư thiết yếu để mua sắm cho quốc gia [32]
Trang 2212
Kết hợp phân tích ABC và phân tích VEN được ma trận ABC/VEN (hay ABC/VED) có thể mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát lựa chọn và mua thuốc
Kết quả phân tích VEN các thuốc nhóm V, E, N chiếm 12,1%, 59,4%, 28,5% về số khoản mục đã sử dụng 17,1%, 72,4%, 10,5% toàn bộ ngân sách thuốc trong một nghiên cứu tại Ấn Độ Từ kết quả đó Bệnh viện có cơ sở để tối
ưu hóa nguồn lực tại khoa Dược, sử dụng ngân sách hiệu quả hơn
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại một Bệnh viện điều trị nhiễm khuẩn ruột, sử dụng phân tích ABC/VEN theo hướng dẫn của MSH (trung tâm khoa học quản lý Hoa Kỳ), kết quả phân tích VEN cho thấy các Bệnh viện nhiễm khuẩn đường ruột sử dụng 49,5% nhóm thuốc V (tối cần), 41,2% nhóm E (thiết yếu) và 9,3% nhóm N (không thiết yếu) Theo kết quả này, rõ ràng là nên xem xét lại cấu trúc của các loại thuốc mua theo định hướng gia tăng ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng của các loại thuốc tối cần và thiết yếu [34]
1.3.2 Phân tích danh mục thuốc tại Việt Nam
Tại Việt Nam việc phân tích ABC đã được qui định tại thông tư số 21/ 2013/TT-BYT, là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn
đề sử dụng thuốc, và dữ liệu quan trọng để HĐT&ĐT xây dựng DMT của Bệnh viện
Theo khảo sát của tác giã Vũ Thị Thu Hương tại các Bệnh viện đa khoa các tuyến hầu hết HĐT&ĐT chưa hiểu hoặc chưa biết sử dụng các phương pháp ABC, VEN [22]
Nghiên cứu danh mục thuốc tại 7 bệnh viện tuyến trung ương cho kết quả
số khoản mục thuốc chiếm khoảng 70% tổng giá trị sử dụng (nhóm A) nằm trong khoảng từ 11,2% đến 12,7% tổng số khoản mục thuốc Số khoản mục thuốc nhóm B chiếm 16,0% -17,4% và số khoản mục thuốc nhóm C chiếm khoảng 69,9% -72,8% tổng số khoản mục [22]
Trang 2313
Tiến sĩ Nguyễn Trung Hà áp dụng phân tích ABC thu được kết quả, hạng
A, B, C chiếm lần lượt 10,3%, 13,6%, 76,1% số khoản mục tương ứng với 70,1%, 19,7%, 10,2% chi phí Như vậy, sử dụng thuốc tại Bệnh viện theo phân loại ABC còn thiếu cân đối, số khoản mục nhóm A thấp [21]
Kết quả phân tích ABC năm 2016 của Bệnh viện Bạch Mai thu được thuốc hạng A, B, C chiếm 15,7%, 20,9%, 63,4% số khoản mục và 79,9%, 15,1%, 5% giá trị Kết quả phân tích ma trận ABC-VEN trên danh mục thuốc sử dụng thu được kết quả nhóm AE có giá trị sử dụng cao nhất 47,1%, nhóm AN chiếm 1,3% SKM và 6,7% tổng giá trị sử dụng [24]
Theo kết quả nghiên cứu của Lương Quốc Tuấn năm 2016 tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tỉ lệ thuốc hạng A, B, C chiếm 19,45%, 23,28%, 57,27% SKM và 79,98%, 15,02%, 5% về giá trị sử dụng [28]
Kết quả nghiên cứu của Bùi Hoàng Dương tại Bệnh viện đa khoa Hà Tỉnh năm 2016 theo phương pháp phân tích A, B, C thu được thuốc hạng A, B, C chiếm 17,17%, 21,24%, 61,59% SKM và 79,92%, 15,05%, 5,02% giá trị [19]
Một nghiên cứu sử dụng phân tích ABC/VEN để đánh giá sự cải thiện sau can thiệp cải thiện chất lượng DMT tại Bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy, sau can thiệp số lượng khoản mục thuốc đắt tiền hoặc tối cần đã giảm từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 10% sau can thiệp Nhóm thuốc sử dụng kinh phí lớn
và cần thiết trong điều trị đã giảm từ 57,3% xuống 45,5% Đặc biệt 30,9% (tương ứng với 167 hoạt chất) đã được HĐT&ĐT loại khỏi DMT bệnh viện [29]
Phương pháp phân tích nhóm tác dụng dược lý
Về sử dụng thuốc kháng sinh
Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh năm 2011 chi phí cho kháng sinh gần 6 nghìn tỉ đồng chiếm 31% [25] Con số này phản ánh thực trạng chi phí cho việcdùng thuốc kháng sinh trong điều trị là một gánh nặng kinh tế đối với ngân sách quốc gia dành cho y tế
Trang 2414
Nhóm kháng sinh là nhóm sử dụng nhiều nhất trong phân tích sử dụng thuốc tại 38 Bệnh viện trong một nghiên cứu khác trong cả nước năm 2009 trong đó Bệnh viện Trung ương 25,7%, tuyến tỉnh 32%, tuyến huyện 43,1% về giá trị [22]
Kết quả nghiên cứu của Bùi Hoàng Dương tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh năm 2016 Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 39,88% giá trị thuốc sử dụng tại Bệnh viện [19]
Tại Bệnh viện Bạch Mai kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc năm 2016 cho kết quả tỉ lệ sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 14,3% SKM và 25,4% giá trị sử dụng [24]
Các nghiên cứu trên cho thấy thuốc kháng sinh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, kết quả này cho thấy MHBT tại Việt Nam
có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến
Về sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc phòng chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [1]
Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng về chủng loại và số lượng như: các nhóm thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh và các nhóm thuốc khác Giá trị tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tăng mạnh qua các năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng [1]
Thuốc sản xuất trong nước chiếm gần 43% các mặt hàng trúng thầu, trong
đó chủ yếu là thuốc do các Công ty của Việt Nam sản xuất [25]
Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam trên tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của các bệnh viện chiếm 38,7% Trong đó bệnh viện tuyến trung ương (11,9%), bệnh viện tỉnh/thành phố (33,9%), bệnh viện huyện chiếm
Trang 2515
(61.5%) [2] Điều này cho thấy các Bệnh viện tuyến trung ương là tuyến cuối điều trị các bệnh nặng đã được chuyển tuyến nên yêu cầu về thuốc điều trị là những thuốc có tác dụng mạnh nên sử dụng thuốc có nguồn gốc nhập khẩu cao hơn Tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016 thuốc sản xuất trong nước chiếm 22,9% về SKM và 4,3% giá trị [24]
Về sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Kết quả phân tích cơ cấu thuốc Biệt dược gốc, thuốc generic của Vũ Thị Thu Hương tại 36 bệnh viện trong cả nước cho thấy không có sự khác biệt cả về tỷ lệ số
lượng và giá trị sử dụng các thuốc này giữa các tuyến BV [22]
Tuyến TW thuốc generic chiếm 32,6% - 35,1% SKM, 21,1% - 31,2% giá trị, tại các Bệnh viện tuyến tỉnh, chiếm 22,4% - 46% SKM, 12,1% - 38,1% giá trị, Bệnh viện tuyến huyện 35,5% - 47,8% SKM, 17,8% - 21,8% giá trị Như vậy, bệnh viện tuyến huyện sử dụng thuốc generic với số SKM thuốc cao nhất nhưng chiếm giá trị thấp nhất Bệnh viện tuyến TW chiếm tỉ lệ cao về SKM và giá trị
Các thuốc Generic tập trung vào các nhóm kháng sinh, vitamin dạng đơn chất, dịch truyền được sản xuất trong nước hoặc liên doanh sản xuất trong nước
và một số thuốc Generic nhập khẩu thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, tim mạch
Tại Bệnh viện Bạch Mai kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc năm 2016 cho kết quả tỉ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc chiếm 33,2% về SKM và 61% về giá trị [24]
Theo kết quả nghiên cứu của Lương Quốc Tuấn năm 2016 tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An thu được tỉ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc chiếm 27,26% về SKM và 29,7% về giá trị [28]
Kết quả nghiên cứu của Bùi Hoàng Dương tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh năm 2016 cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc chiếm 15,2% SKM và 21,84% về giá trị [19]
Trang 2616
1.4 Vài nét về Bệnh viện Quân y 354
1.4.1 Tổ chức biên chế Bệnh viện Quân y 354
Giám đốc Bệnh viện là người lãnh đạo và điều hành cao nhất trong Bệnh viện Các Phó giám đốc được phân công phụ trách các lĩnh vực chuyên môn, kế hoạch, tài chính Chính uỷ Bệnh viện phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị trong Bệnh viện
- Dưới Ban Giám đốc có các Hội đồng tư vấn như: Hội đồng Khoa học kỹ thuật, Hội đồng thuốc và điều trị
Bệnh viện có 3 khối: Khối cơ quan, Khối lâm sàng, Khối cận lâm sàng Các khối trong Bệnh viện có sự quan hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
1.4.2 Một số kết quả thu được của Bệnh viện Quân y 354 năm 2017
1.4.2.1 Công tác thu dung khám chữa bệnh
Số giường qui định: 350, hiện tại Bệnh viện triển khai: 500 giường bệnh Tổng số khám bệnh: 273.115 lượt Bệnh nhân tăng 13,98% so với năm 2016 Trong đó đối tượng Quân chiếm 7,47%, Bảo hiểm Quân đội 2,47%, Chính sách 0,024%, còn lại là đối tượng Bảo hiểm y tế dân và dịch vụ y tế Số cán bộ cao cấp: Thượng, đại tá và cấp tướng (tại chức): 1.978 lượt Bệnh nhân [17]
Tổng số thu dung điều trị: 21.340 Bệnh nhân, tăng 2.952 người so với năm 2016,
tỷ lệ sử dụng giường bệnh: 154,75% tăng 0,09% so với năm 2016, tỷ lệ khỏi ra viện: 76,11% tăng 3,43% so với năm 2016, tỷ lệ chuyển viện: 0,99% tăng0,13%
so với năm 2016 Ngày nằm điều trị khỏi trung bình: 10,3 ngày giảm 0,8 ngày
so với năm 2016 [17]
1.4.2.2 Hoạt động về chuyên môn kỹ thuật
Duy trì các kỹ thuật và nâng cao chất lượng kỹ thuật đang triển khai:
- Ngoại chấn thương: kết xương bằng đinh nội tủy có chốt ngang và không
có chốt ngang, kết xương bằng nẹp vít, phẫu thuật lấy máu tụ trong hộp sọ, thay
Trang 2717
khớp háng toàn phần và bán phần có xi măng và không có xi măng và các kỹ thuật chuyên ngành chấn thương như: Tái tạo dây dây chằng khớp gối qua nội soi, thay khớp háng, thay chỏm xương đùi, phẫu thuật nội soi khớp, cố định cột sống, phẫu thuật nối mạch máu thần kinh ngoại vi [17]
- Ngoại bụng - tiết niệu: Cắt đại tràng, trực tràng nội soi nối máy, cắt đại tràng, trực tràng mở nối máy, cắt u bàng quang, K tuyến tiền liệt nội soi, tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng năng lượng Laser, phẫu thuật nội soi cắt bướu giáp lành tính qua đường nách [17]
- Phụ sản: phẫu thuật cắt tử cung bán phần và toàn bộ, chửa ngoài tử cung,
u nang buồng trứng, phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng, phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung chưa vỡ và mới vỡ, gỡ dính và thông tắc vòi trứng điều trị
vô sinh
Nội khoa: Các kỹ thuật triển khai đều đảm bảo an toàn, không có tai biến, tai nạn
Phát triển kỹ thuật mới
- Trong năm đã phát triển kỹ thuật mới: Phẫu thuật cột sống, bơm xi măng cột sống, phẫu thuật nội soi màng phổi, cắt tử cung bán phần, toàn phần nội soi lấy qua đường âm đạo, chụp, nong và đặt stent động mạch vành, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, nút mạch điều trị u gan, nút mạch điều trị u xơ tử cung, nút mạch điều trị u phì đại tiền liệt tuyết [17]
1.4.3 Mô hình Bệnh tật của Bệnh viện Quân y 354
Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Quân y 354 năm 2017 được trình bày trong
1 Bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng 4548 21,31
Trang 2818
bệnh án
Tỉ lệ %
1.4.4 Mô hình tổ chức khoa Dược Bệnh viện Quân y 354
Khoa Dược Bệnh viện Quân y 354 thuộc khối khoa Cận lâm sàng, trực thuộc Giám đốc Bệnh viện
Hoạt động của khoa Dược nhằm đảm bảo cung cấp thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế
Lãnh đạo khoa Dược gồm 1 chủ nhiệm khoa và 1phó chủ nhiệm khoa có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của toàn khoa theo quy chế công tác khoa Dược của Bệnh viện Quân đội
- Nhiệm vụ của các Bộ phận trong khoa Dược:
+ Tổ pha chế: Pha chế các thuốc dùng ngoài
+ Tổ hành chính: Là tổ được biên chế đông nhất trong các tổ với 10 nhân viên, có 3
DSĐH, 6 DSTH và 1 Công vụ Tổ hành chính thực hiện các công tác:
Dược chính: Thực hiện các chế độ qui định của Dược Bệnh viện
Thống kê: Tập hợp số lượng thuốc ngoại trú và nội trú dùng hàng ngày
Dược lâm sàng: Thông tin thuốc
Trang 2919
+ Tổ kho: Đảm bảo theo đúng quy định về cấp phát thuốc thường, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần Quản lý xuất nhập, bảo quản theo đúng quy chế, tổ kho gồm 1 DSĐH, 7 DSTH
+ Tổ đông y: Biên chế gồm 01 DSĐH và 9 DSTH
+ Quầy thuốc dịch vụ: 01 DSĐH và 6 DSTH
1.4.5 Giới thiệu về Hội đồng thuốc và điều trị Bệnh viện Quân y 354
Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện Quân y 354 được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Bệnh viện Quân y 354 và đã qua các lần kiện toàn Các thành viên Hội đồng là Ban Giám đốc Bệnh viện, chủ nhiệm khoa Dược, Trưởng Ban kế hoạch tổng hợp và chủ nhiệm một số khoa lâm sàng chủ chốt
Nhiệm vụ của Hội đồng [15]:
- Xây dựng các qui định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
1.5 Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm điều đó được thể hiện trong nghị quyết Số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, ra ngày 25 tháng 10 năm 2017 Để thực hiện mục tiêu này việc quan tâm đến chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế là rất quan trọng Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện là công tác cung ứng đảm bảo thuốc Trong đó hoạt động lựa chọn, xây dựng DMT là hoạt động đầu tiên trong chu trình cung ứng thuốc, là cơ sở để mua sắm, tồn trữ và sử dụng thuốc trong bệnh viện Việc lựa chọn được một DMT hợp lý là một trong các yếu tố mang tính quyết định trong việc sử dụng
Trang 3020
thuốc hợp lý an toàn trong bệnh viện Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng DMT tại các bệnh viện thường không được quan tâm, đánh giá Hơn thế nữa, DMT không hợp lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách và tính kịp thời trong cung ứng thuốc
HĐT&ĐT chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện, bao gồm xây dựng và duy trì DMT, biên soạn và liên tục cập nhật các thuốc trong danh mục Nhiệm vụ quan trọng của HĐT&ĐT là xác định các thuốc để thay thế, dựa trên hiệu quả và độ an toàn của thuốc, giảm thiểu các lãng phí trong điều trị và tối đa hóa hiệu quả/chi phí
Bệnh viện Quân y 354 được thành lập từ năm 1949, là một bệnh viện đa khoa hạng I của Quân Đội được giao nhiệm vụ tham gia cấp cứu cho Bộ Đội và Nhân dân Hàng năm, bệnh viện sử dụng một lượng thuốc lớn phục vụ công tác khám chữa bệnh và các nhiệm vụ khác do Quân Đội và Nhà nước giao cho Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về phân tích danh mục thuốc tại Bệnh viện Quân y 354 cũng như đánh giá tính hiệu quả của việc xây
dựng DMT Bệnh viện, do đó việc thực hiện đề tài: “Phân tích danh mục thuốc
sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017” là một đề tài cấp thiết, mang tính
thời sự giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị có cái nhìn khách quan về thực trạng DMT sử dụng của Bệnh viện từ đó có sự điều chỉnh kịp thời
Trang 3121
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Danh mục thuốc trúng thầu của Bệnh viện năm 2017
- Danh mục thuốc trúng thầu sử dụng của Bệnh viện năm 2017
Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 30 tháng 6 năm 2017 đến 30 tháng 6 năm 2018
(thời gian thực hiện hợp đồng của gói thầu mua thuốc năm 2017)
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Quân y 354
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Xác định biến số nghiên cứu
Để phục vụ nội dung nghiên cứu theo mục tiêu 1 của đề tài, chúng tôi xác
định các biến số nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2.3
Bảng 2.3 Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1 STT Tên biến Khái niệm/Định nghĩa Giá trị biến Cách thức thu thập
1 Nhóm thuốc
Thuốc theo nhóm căn cứ
TT 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014, Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015
Biến phân loại:
1= Thuốc tân dược 2=Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
Báo cáo sử dụng
2 Nhóm tác
dụng dược lý
Nhóm TDDL căn cứ (Thông tư 40/2014/TT-BYT)
Biến Phân loại:
27 nhóm tác dụng dược lý
Báo cáo sử dụng
3 Nguồn gốc
xuất xứ
Thuốc theo nguồn gốc xuất xứ căn cứ theo số đăng ký của thuốc để chia thuốc thành 2 loại:
- Thuốc có nguồn gốc SXTN: do các công ty
dược phẩm/liên doanh tại Việt Nam sản xuất
- Thuốc NK: do các công
Biến phân loại:
1=Thuốc có nguồn gốc SXTN
2=Thuốc NK
Báo cáo sử dụng
Trang 3222
STT Tên biến Khái niệm/Định nghĩa Giá trị biến Cách thức thu thập
ty nước ngoài sản xuất
đã có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn và hiệu quả
Thuốc generic là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc
Biến phân loại:
1 = Thuốc biệt dược
2 = Thuốc generic
Báo cáo sử dụng
5 Thành phần
thuốc
Các nhóm thuốc theo thành phần (số hoạt chất trong công thức có hoạt tính):
2=Thuốc đa thành phần
Báo cáo sử dụng
6 Đường dùng
Các nhóm thuốc theo đường dùng: tiêm truyền, đường uống, đường dùng khác
Biến phân loại:
1=Thuốc dùng đường tiêm 2=Thuốc dùng đường uống 3=Thuốc có đường dùng khác
Báo cáo sử dụng
Trang 33DMT trúng thầu là những thuốc nằm trong các quyết định trúng thầu năm 2017
Biến phân loại:
1=Thuốc được sử dụng
2=Thuốc không được sử dụng
Báo cáo sử dụng, danh mục thuốc trúng thầu
8 Thuốc theo
nhóm VEN
Căn cứ DMT VEN được khoa Dược thông qua Hội đồng thuốc và điều trị
Thuốc nhóm V: Sống còn, thuốc nhóm E: thiết yếu, thuốc nhóm N: không thiết yếu
Biến phân loại:
1= Thuốc nhóm V 2= Thuốc nhóm E 3= Thuốc nhóm N
- Báo cáo sử dụng
Thuốc mua theo đấu thầu:
nằm trong danh mục trúng thầu
Biến phân loại:
1=Thuốc mua theo đấu thầu
2=Mua theo hình thức khác
- Báo cáo sử dụng
- DMT trúng thầu
DMT trúng thầu là những thuốc nằm trong các quyết định trúng thầu năm 2017
Biến phân loại:
1=Thuốc được sử dụng
2=Thuốc không được sử dụng
- Báo cáo sử dụng
- DMT trúng thầu
Nội dung các biến số nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2.4
Bảng 2.4 Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 2
TT Tên biến Khái niệm/Định nghĩa Phân loại
biến Cách thức thu thập
1 Thuốc phối hợp
Hợp lý:
Thuốc đa thành phần phối hợp theo đúng quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT
Biến phân loại:
1=Hợp lý 2=Không hợp lý
- Báo cáo sử dụng
Trang 3424
TT Tên biến Khái niệm/Định nghĩa Phân loại
biến
Cách thức thu thập
Không hợp lý:
Thuốc đa thành phần phối hợp không theo quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT
Biến phân loại:
1=Thuốc biệt dược gốc thay thế được 2= Thuốc biệt dược gốc không thay thế
- Báo cáo sử dụng
- DMT trúng thầu
Biến phân loại:
1=Thuốc
NK thay thế được 2= Thuốc
NK không thay thế
- Báo cáo sử dụng
- DMT trúng thầu
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang
- Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu được tóm tắt trong Hình 2.2
Trang 3525
Hình 2.2 Thiết kế nghiên cứu
Hình 2.2 Tóm tắt nội dung nghiên cứu
2.2.3 Mẫu nghiên cứu:
a Tiêu chuẩn lựa chọn:
Toàn bộ danh mục thuốc sử dụng từ 30/06/2017 đến 30/06/2018
b Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các vị thuốc y học cổ truyền
- Thuốc tự pha chế tại Bệnh viện
Kết quả Bàn luận Kết luận, kiến nghị
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Quân y 354 năm 2017
Phân tích một số tồn tại DMT sử dụng
- Cơ cấu thuốc theo nhóm tác
dụng dược lý
- Cơ cấu theo nguồn gốc xuất xứ
- Cơ cấu thuốc theo gói thầu
- Vấn đề trong sử dụng thuốc thuộc Thông tư 10
- Vấn đề trong sử dụng thuốc nhóm AN
-
Mô tả cơ cấu DMT sử
dụng
Trang 362.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Bước 1: Dữ liệu nghiên cứu được cập nhật vào Biểu mẫu thu thập số liệu
(Phụ lục 1- Bảng Danh mục các thuốc sử dụng tại bệnh viện Quân y 354 theo kết quả trúng thầu năm 2017) được lấy từ Phần mềm của Khoa Dược với các
tiêu đề như sau:
Hoạt chất
Nồng
độ
hàm lượng
Đường dùng
Đơn
vị tính
Nước sản xuất
Đơn giá
Số lượng
GTSD (thành tiền)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (9) x
(10)
Bước 2: Phân tích số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu
a Cơ cấu DMT theo thuốc tân dược và thuốc cổ truyền, thuốc dược liêu: Căn cứ theo Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ trưởng Bộ
Y tế Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập chia DMT thành các nhóm: thuốc Generic, thuốc BDG, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu[8] Sau
Trang 3727
đó phân loại DMT thành 2 nhóm sau:
1 Nhóm tân dược: Gồm các thuốc Generic và thuốc BDG gốc
2 Nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
b Cơ cấu DMT theo nhóm TDDL: Chia các hoạt chất (cột 4- Phụ lục 1) thành các nhóm TDDL khác nhau căn cứ theo TT40/2014/TT-BYT [5]
c Cơ cấu DMT theo nguồn gốc xuất xứ: Dựa vào dữ liệu nước sản xuất của
từng thuốc (cột 8- Phụ lục 1), phân thành 2 nhóm:
1 Thuốc sản xuất trong nước (Việt Nam)
2 Thuốc nhập khẩu (Tên Nước sản xuất)
d Cơ cấu DMT theo thuốc BDG và thuốc Generic: Trong đề tài này, thuốc
BDG được tra cứu theo danh mục BDG do BYT công bố trên Website của Cục Quản lý Dược Việt Nam (www.dav.gov.vn) từ đợt 1 đến đợt 15 Thuốc Generic
là các thuốc không nằm trong danh sách BDG theo công bố của Cục Quản lý
Dược [9]
1 Biệt dược gốc
2 Generic
e Cơ cấu DMT theo thành phần thuốc: Căn cứ vào số lượng hoạt chất của từng
thuốc (cột 4 - Phụ lục 1), những thuốc có 01 hoạt chất có hoạt tính là thuốc đơn thành phần, còn lại là thuốc đa thành phần:
Trang 3828
2 Thuốc mua theo hình thức khác
Bước 3: Tính tổng số khoản mục, giá trị sử dụng từng biến số, tính tỷ lệ phần
trăm giá trị số liệu
Bước 4: Với các nhóm TDDL sắp xếp lại theo thứ tự từ cao xuống thấp theo giá
trị tiền thuốc sử dụng
h Phân tích ABC
Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và được tiến hành phân tích ABC với các bước:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: Gồm N sản phẩm
Bước 2: Điền các Thông tin sau cho mỗi sản phẩm:
Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i=1.2.3….N)
Số lượng các sản phẩm: qi
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm ci = gi x qi
Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C = ci
Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản
phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x100/C
Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần
Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): Bắt đầu
với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75%-80% tổng giá trị tiền (có k từ 75%)
0-Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15%-20% tổng giá trị tiền (có k từ 90%)
Trang 3975-29
Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5%-10% tổng giá trị tiền (có k > 90%) Thông thường sản phẩm hạng A chiếm 10% – 20% tổng sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C
i Cơ cấu DMT theo nhóm TDDL thuốc hạng A: Chia các hoạt chất (cột 4- Phụ
lục 1) thành các nhóm TDDL khác nhau căn cứ theo TT40/2014/TT-BYT [5]
j Phân tích VEN
Việc phân tích VEN theo quy trình như hướng dẫn trong TT21 [3] có thể gây mất thời gian và khó đạt được sự đồng thuận Được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện, quy trình phân tích VEN DMT sử dụng tại Bệnh viện Quân y
354 được tiến hành như sau:
Bước 1: Thành lập nhóm phân tích VEN là các thành viên Khoa Dược bao
gồm: Lãnh đạo Khoa Dược, các dược sỹ có trình độ đại học và trên đại học
Bước 2: Tiến hành phân loại theo tiêu chuẩn như sau:
- Các thuốc sống còn (Vital -V): Các thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản
- Các thuốc thiết yếu (Essential-E): Gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nhân nặng nhưng không nhất thiết phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản
- Các thuốc không thiết yếu (Non Essential-N): Gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho
Bước 3: Thuốc được phân loại vào các nhóm nếu có trên 50% thành viên thống
nhất ý kiến và đề xuất danh mục VEN
k Phân tích kết hợp ABC/VEN:
- Phân loại các thuốc V-E-N trong nhóm A thu được các nhóm nhỏ AV, AE,
AN Tiến hành tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ
Làm tương tự với các thuốc nhóm B và nhóm C thu được ma trận ABC/VEN
Trang 40* Đối với các biến thuộc mục tiêu 2: Phân tích một số tồn tại trong danh
mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện
- Vấn đề trong DMT sử dụng so với DMT trúng thầu
a Theo các quy định hiện nay trong lĩnh vực đấu thầu và cung ứng thuốc, các cơ sở y tế phải cam kết với mỗi thuốc phải sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc trúng thầu Để khảo sát tỷ lệ phần trăm thuốc sử dụng so với trúng thầu, chúng tôi thực hiện như sau:
Bước 1: Từ DMT trúng thầu của gói thầu năm 2017, thêm cột số lượng sử
dụng để có dữ liệu nhưPhụ lục 2- Bảng Danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng
năm 2017,với các tiêu đề như sau:
TT Mã
Hoạt
chất
Tên thuốc
Hoạt chất
Nồng
độ
hàm lượng
Đường dùng
Đơn
vị tính
Nước sản xuất
Đơn giá
Số lượng trúng thầu (SLTT)
Số lượng
sử dụng (SLSD)
Bước 2 Tại mỗi khoản mục tính tỷ lệ SLSD so với SLTT theo công thức:
Tỷ lệ % SLSD/SLTT = SL sử dụng của KM
Bước 3 Phân tỷ lệ % SLSD/SLTT của mỗi khoản mục thành các khoảng:>0 và
<80%, ≥80% và ≤120%,>120% SKM có tỷ % bằng 0 là SKM thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng
b Cơ cấu DMT theo nhóm TDDL thuốc trúng thầu nhưng không sử dụng: chia các hoạt chất thành các nhóm TDDL khác nhau căn cứ theo TT40/2014/TT-BYT