BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 ------PHẠM VĂN NHUẬN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
- -PHẠM VĂN NHUẬN
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
PHẠM VĂN NHUẬN
QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số : 8.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN MÃ
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2,tác giả đã hoàn thành đề tài “Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sởhuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo định hướng chương trình giáo dục phổthông mới"
Trong quá trình học tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng,các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Chủ nhiệm khoa, cácthầy, cô giáo trong khoa Quản lý giáo dục; Phòng Sau đại học và các thầy, côgiáo trong và ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy,giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc nhất tớiPGS – TS Nguyễn Văn Mã - người thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức
về khoa học QLGD, phương pháp nghiên cứu khoa học và tận tuỵ chỉ bảo, giúp
đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành Luận văn này
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Huyện uỷ, HĐND,UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu và một số giáo viênmột số trường THCS trong huyện; bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã quantâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luậnvăn
Dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong Luận vănchắc chắn không thể tránh khỏi, kính mong sự góp ý, chỉ bảo của các quý thầy,
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằngmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tintrích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi hoàn toàn chịutrách nhiệm!
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ
Trang 54 CNTT Công nghệ thông tin
5 CSTĐ Chiến sĩ thi đua
11 GDTX- HN Giáo dục thường xuyên- hướng nghiệp
12 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
7 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7
1.1.1 Ở nước ngoài 7
1.1.2 Ở trong nước 8
1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.2.1 Quản lý 10
1.2.2 Quản lý nhà nước, quản lý giáo dục 12
1.2.3 Giáo viên, Giáo viên trung học cơ sở 16
1.2.4 Bồi dưỡng, Bồi dưỡng giáo viên 17
1.2.5 Quản lí bồi dưỡng giáo viên 18
1.3 Bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở 19
1.3.1 Ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên 19
1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở 20
1.3.3 Nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở 21
1.3.4 Hình thức bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở 24
1.4 Những định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 24
1.5 Nội dung quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở 28
1.5.1 Khảo sát, nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng 28
1.5.2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên 28
1.5.3 Quản lí nội dung và các hình thức bồi dưỡng bồi dưỡng 30
1.5.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên 32
1.5.5 Quản lí các điều kiện cho bồi dưỡng giáo viên 32
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
34 1.6.1 Yếu tố chủ quan 34
1.6.2 Yếu tố khách quan 35
Kết luận chương 1 35
Trang 7Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 36
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Gia Lộc , tỉnh Hải Dương 36
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 36
2.1.2 Sự phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 37
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 43
2.2.1 Mục đích khảo sát 43
2.2.2 Nội dung khảo sát 44
2.2.3 Địa bàn khảo sát 44
2.3 Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 44
2.3.1 Thực trạng xây dựng mục tiêu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 44
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 46
2.3.3 Thực trạng về hình thức bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo định hướng chương trình GDPT mới 48
2.3.4 Thực trạng về các điều kiện phục vụ cho bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
50 2.3.5 Kết quả bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 51
Trang 82.4 Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 52
2.4.1 Thực trạng về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo địnhhướng chương trình giáo dục phổ thông mới 522.4.2 Thực trạng việc quản lí nội dung và hình thức bồi dưỡng giáo viêntheo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới .54
2.4.3 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viêntrung học cơ sở theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thôngmới 552.4.4 Thực trạng việc quản lí các điều kiện phục vụ bồi dưỡng giáoviên trung học cơ sở theo định hướng của chương trình giáo dục phổthông mới 562.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sởhuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo định hướng chương trình giáo dục phổthông mới 58
2.5.1 Yếu tố chủ quan 58
2.5.2 Yếu tố khách quan 58
2.6 Đánh giá chung 59
2.6.1 Những điểm mạnh 59
2.6.2 Những điểm còn hạn chế 60
2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 61
Kết luận chương 2 .62
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN GIA LỘC, HẢI DƯƠNG THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA
Trang 9CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 63
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 633.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu 63
3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 63
3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp và khả thi .64
Trang 103.2 Các biện pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới 64
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương về định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
64 3.2.2 Chú trọng việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 67
3.2.3 Quản lý việc triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 68
3.2.4 Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới cho hiệu quả hơn
70 3.3.5 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 73
3.4 Mối liên hệ giữa các biện pháp 74
3.5 Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp 75
3.5.1 Phương pháp khảo nghiệm
75 3.5.2 Kết quả khảo nghiệm
76 Kết luận chương 3 78
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT 83
Trang 11DANH MỤC BẢNGBảng 2.1 Mạng lưới trường trung học cơ sở năm học 2017 - 2018 37Bảng 2.2 Quy mô phát triển các trường trung học cơ sở giai đoạn 2015 -2018 38Bảng 2.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các trường
trung học cơ sở 39
Bảng 2.4 Thống kê về phòng học các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương 40Bảng 2.5 Xếp loại hạnh kiểm học sinh các trường trung học cơ sở huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương 40Bảng 2.6 Xếp loại học lực học sinh các trường trung học cơ sở huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương 41Bảng 2.7 Thực trạng xây dựng mục tiêu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 45Bảng 2.8 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 47Bảng 2.9 Thực trạng về hình thức bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo
định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 49Bảng 2.10 Thực trạng các điều kiện phục vụ cho bồi dưỡng giáo viên trung học
cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 50Bảng 2.11 Thực trạng về kết quả bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo định
hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 52Bảng 2.12 Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 53
Bảng 2.13 Thực trạng việc quản lí nội dung và hình thức bồi dưỡng giáo viên
trung học cơ sở theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 54
Bảng 2.14 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên
trung học cơ sở theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 55
Bảng 2.15 Thực trạng quản lí các điều kiện phụ vụ bồi dưỡng giáo viên trung
học cơ sở theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới 57
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý
bồi dưỡng GVTHCS theo định hướng chương trình GDPT mới đã đề xuất 76
Trang 12Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý
BDGV THCS đáp ứng chương trình GDPT mới đã đề xuất 77
Trang 131
Trang 141 Lý do chọn đề tài.
MỞ ĐẦU
1.1 Vai trò của giáo viên trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục chịu sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố trong
đó giáo viên chính là yếu tố có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả GD
Michael Barber - Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, từng là cố vấn củacựu thủ tướng Anh nói rằng: Chính phủ Anh đã thay đổi nhiều lần mọi khía cạnhcủa chính sách GD như cấp vốn nhiều hơn cho các trường học, thay đổi các tiêuchuẩn giáo trình, kiểm tra và đánh giá, vai trò của chính quyền các cấp đối vớiGD nhưng chỉ duy nhất có một thứ không thay đổi đó là chất lượng GD, là kếtquả học tập của học sinh Vậy nguyên nhân từ đâu? Ông cho rằng vấn đề nângcao chất lượng GD không phải nằm trong việc chi nhiều tiền mà là ở chính ngườiGV
Tại Hội nghị quốc tế về GD lần thứ 45 họp tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ) bàn về
GD cho thế kỷ XXI cũng nhấn mạnh: “Muốn có một nền GD tốt, cần phải cónhững giáo viên tốt”
Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 2 khoá VIII cũng khẳngđịnh: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hộitôn vinh’’ [9]
Các nghiên cứu tại Tennessee và Dallas (Mỹ) đã chỉ ra rằng, nếu bạn nhậnnhững HS có khả năng trung bình và giao các em này cho những GV nằm trongtốp 20% GV giỏi nhất, các em cuối cùng sẽ lọt vào 10% những HS có thành tíchtốt nhất Còn nếu giao những HS này cho những GV nằm trong tốp 20% GVkém nhất, các em sẽ có kết quả học tập thấp, đứng ở vị trí cuối lớp Như vậy,chất lượng GV ảnh hưởng tới thành tích học tập của HS nhiều hơn sự ảnh hưởngcủa các yếu tố khác
Hiện nay, pháp luật ở Việt Nam và nhiều Quốc gia trên thế giới đều coi
“phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” và xác định rõ: Nhà giáo giữ vaitrò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục Mức độ đề cao vai trò
Trang 15của nhà giáo có khác nhau phụ thuộc vào quan điểm và chính sách của từngquốc gia, tuy nhiên phát triển đất nước mà không coi trọng xây dựng đội ngũ tríthức và không có những người thầy giỏi thì chỉ là ảo tưởng.
Điều 15 - Luật giáo dục Việt Nam (2005) và Luật giáo dục Việt Nam sửađổi (2015) cũng đã xác định rất rõ vai trò của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai tròquyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [22]
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, trường trung học cơ sở có vị trí rấtquan trọng, là điểm tựa, là cầu nối giữa bậc GD tiểu học và bậc trung học phổthông, trung học chuyên nghiệp Sau bốn năm học ở trường THCS, HS hìnhthành được nền tảng cơ bản nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủnghĩa, có học vấn phổ thông cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về một số nghềnghiệp, có thể tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.Chính vì vậy, trường THCS có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mụctiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Để nâng cao chất lượng GD của trường THCS, đáp ứng yêu cầutrên, ngành giáo dục và đào tạo phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó
có việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV trường THCS
1.2 Quan điểm và nội dung đổi mới giáo dục trung học cơ sở yêu cầucần thiết phải bồi dưỡng giáo viên
Đổi mới GD phổ thông nước ta hiện nay với định hướng và yêu cầuchuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực củangười học bằng việc đổi mới phương pháp, tăng cường thực hành, thực nghiệm,dạy học phân hóa, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,
Quan điểm và nội dung đổi mới giáo dục THCS là nhằm giúp học sinhduy trì và nâng cao các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học,
tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, hoàn chỉnh kiếnthức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặcbước vào cuộc sống lao động
Trang 16Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS cần làm tốt công tác bồidưỡng đội ngũ GV, cần khảo sát và đánh giá lại năng lực nghề nghiệp một cáchchính xác và khách quan, đối chiếu với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổthông mới mới để thấy rõ những năng lực nghề nghiệp còn yếu của GV, các nộidung chuyên môn cần bổ sung từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng cho GV.
1.3 Hiện nay năng lực dạy học và vấn đề bồi dưỡng giáo viên còn chưa tốt
Đội ngũ giáo viên mang yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục
Do vậy, phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia,nâng cao chất lượng giáo viên được xem là khâu đột phá, trọng tâm của côngcuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông
Hiện nay, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục, năng lực của đội ngũgiáo viên phổ thông chưa đáp ứng được cả về lượng và chất Nếu chương trìnhgiáo dục phổ thông mới triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầuchuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực củangười học bằng việc dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, trải nghiệm, thì nănglực của đội ngũ giáo viên phổ thông đang đứng trước những thách thức mới
Trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên THCS đã đáp ứng được yêucầu vừa tăng về quy mô, vừa nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phươngpháp dạy học, phát huy nội lực để phát triển giáo dục, song chất lượng tay nghềchưa thực sự đồng đều ở các vùng miền khác nhau Việc quản lý bồi dưỡng độingũ giáo viên theo định hướng đổi mới GD ở từng địa phương chưa đáp ứng kịpvới những đòi hỏi của phát triển giáo dục, nhất là năng lực dạy học và giáo dụccủa GV trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh THCS cònchưa tốt
Cùng với giáo dục THCS của tỉnh Hải Dương, giáo dục THCS Huyện GiaLộc trong nhiều năm qua mặc dù đã có những bước tiến rõ rệt, nhất là công tácxây dựng, phát triển, quản lý và bồi dưỡng GV Nhưng trước yêu cầu theo địnhhướng của chương trình GDPT mới thì năng lực dạy học của đội ngũ GV THCS
Trang 17trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương còn nhiều bất cập Qua việc dự giờnhiều GV trên địa bàn huyện Gia Lộc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên mônliên trường thấy rằng, tuy giáo viên đã có những thay đổi về phương pháp đểđáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (dạy học theo chủ đề, dạy họctheo chủ đề tích hợp, dạy học tích hợp hoạt động trải nghiệm, …) nhưng số giáoviên có năng lực chưa vững chắc còn chiếm tỉ lệ khá cao.
Trước thực tế và yêu cầu theo định hướng của trương trình GDPT mới đốivới đội ngũ GV THCS như hiện nay, nhất thiết phải có những giải pháp mangtính chiến lược và những biện pháp cụ thể nhằm quản lý, xây dựng và phát triểnđội ngũ GV THCS của huyện Gia Lộc đáp ứng các yêu cầu theo định hướng củachương trình GDPT mới, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dụcTHCS huyện nhà, đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ của ngành giáo dục
Vấn đề quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV THCS nhằm đáp ứng yêu cầuChuẩn nghề nghiệp GV THCS đã được một số tác giả nghiên cứu và đưa ranhững nguyên lý, lý luận cơ bản làm cơ sở và tạo điều kiện cho các nhà quản lý
có cách nhìn tổng thể, toàn diện hơn Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề bồidưỡng giáo viên đáp ứng các yêu cầu theo định hướng của chương trình GDPTmới trên địa bàn huyện Gia Lộc chưa có Chính vì vậy tác giả lựa chọn vànghiên cứu vấn đề “Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện GiaLộc, tỉnh Hải Dương theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới"
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản
lý bồi dưỡng giáo viên THCS của huyện Gia Lộc theo định hướng chương trìnhgiáo dục phổ thông mới
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Bồi dưỡng giáo viên THCS
- Đối tượng nghiên cứu
Trang 18Quản lý bồi dưỡng GV THCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo địnhhướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác bồi dưỡng GVTHCS huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dươngchưa đáp ứng được các yêu cầu theo định hướng của chương trình GDPT mới.Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng GVTHCS khoa học, hợp lýtheo định hướng của chương trình GDPT mới, phù hợp với thực tế sẽ góp phầnnâng cao năng lực nghề nghiệp cho GVTHCS ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng GVTHCS
Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng GVTHCS và thực trạngquản lý bồi dưỡng GVTHCS các trường THCS huyện Gia Lộc theo định hướngcủa chương trình GDPT mới
Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng GVTHCS huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương theo định hướng của chương GDPT mới
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Chủ thể quản lý
Phòng GD – ĐT huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
- Phạm vi khảo sát
Khảo sát 05 trường THCS của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương Điều tra số liệu từ năm 2015 đến 2017
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến quản lý BDGV và các nộidung về QLGD có liên quan để xác định cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra bằng bảng hỏi về hoạt động quản lýbồi dưỡng GV ở 05 trường THCS trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Trang 19Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn chuyên gia, ….
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý bồidưỡng GV có hiệu quả
7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng các công thức thống kê để xử lí các số liệu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS
Chương 2 Thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở các trường THCShuyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo định hướng chương trình giáo dục phổthông mới
Chương 3 Biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới
Trang 20Tiến sĩ Raja Roy Singh - nhà giáo dục nổi tiếng Ấn Độ, chuyên gia giáodục của UNESCO ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương khi nói về tầm quantrọng của người GV, đội ngũ GV trong bối cảnh giáo dục đang đi vào thế kỷXXI đã viết “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặcbiệt trong việc định hướng lại giáo dục Chất lượng của một hệ thống giáo dụckhông thể vượt qua chất lượng của các giáo viên trong hệ thống đó” Bởi vậy,vai trò và sứ mệnh của GV là đặc biệt quan trọng Muốn vậy, GV phải thườngxuyên bồi bổ kiến thức bằng cách học suốt đời [24]
Còn M.I.Calinin - Nhà giáo dục nổi tiếng cũng đã từng nói: “Nếu GVkhông chịu bồi bổ tri thức, năng lực và nghị lực của mình thì cuối cùng các bạn
sẽ không còn cái gì cả Người GV một mặt phải cho đi, mặt khác phải như đámbọt biển hút lấy, giữ lấy cho mình tất cả những cái gì tốt đẹp nhất trong nhândân, trong cuộc sống, trong khoa học và rồi lại đem cho trẻ những cái tốt đẹpnhất đó”
Tác phẩm “Giáo viên rèn luyện tâm lý” của Jacques Nimie đã khẳng địnhviệc đào tạo GV không chỉ làm ở các trường sư phạm là đủ mà còn trong cuộcsống nghề nghiệp sau này của mình, người GV phải luôn luôn tự rèn luyện bảnthân mình
Các tác phẩm: “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông”của N.M.Iacôplep, hay tác phẩm: “Tự đào tạo để dạy học” của Patrice Pelpel,
Trang 21“Một số vấn đề về đào tạo giáo viên” của Michen Develay, … cũng đã đưa ranhững vấn đề cơ bản việc dạy và việc học, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo đối với GV phổ thông và các phương pháp thực hiện Đó đều là những
cơ sở khoa học của vấn đề bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GV, trực tiếp liênquan đến mục tiêu, nội dung bồi dưỡng và phương pháp dạy trong bồi dưỡng
1.1.2 Ở trong nước
Thực hiện Nghị quyết số 29 - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóaXII, năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” Trongnhững năm qua, nhiều giải pháp nhằm phát triển đội ngũ GV các cấp học, bậchọc đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi Đặc biệt từ khi có chủ trương củaĐảng và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình GDPT thì một số dự
án, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đội ngũ GV ở các cấp học,bậc học đã được thực hiện Những năm gần đây, đã có nhiều bài viết của nhiềutác giả bàn về vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ GV ở các cấp học, ngànhhọc Trong các bài viết đó, các tác giả đã đề cập đến vai trò, vị trí của đội ngũnhà giáo, đến yêu cầu về chất lượng đội ngũ trong đổi mới GD Đồng thời cũngđưa ra một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mớiGDPT hiện nay Việc tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các cấp học,bậc học trong giai đoạn mới đảm bảo các yêu cầu của đổi mới GD là việc làmhết sức cần thiết Quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ GV là một yêu cầukhách quan, một việc làm phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
Các tác giả Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức, Phạm MinhHạc, Trần Bá Hoành, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy Tuyên, ĐinhQuang Báo, …đã đưa ra nhiều quan điểm về năng lực và năng lực nghề trongquá trình đào tạo sư phạm và bồi dưỡng GV
Phạm Minh Hạc trong cuốn “Tâm lí học” cho rằng, dựa vào chức năngđặc trưng của người thầy giáo là dạy học và giáo dục để xác định cấu trúc nănglực dạy học Trong đó năng lực dạy học bao gồm: Năng lực hiểu HS, tri thức và
Trang 22tầm hiểu biết của người thầy giáo, năng lực chế biến tài liệu học tập, nắm vững
kĩ thuật dạy học và năng lực ngôn ngữ [13]
Những nghiên cứu về bồi dưỡng GV cũng đã có nhiều thành tựu Đầunhững năm 60 của thế kỉ XX, Viện khoa học giáo dục Việt Nam ra đời cùng với
nó là trung tâm nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng GV Từ đóđến nay đã có nhiều công trình và nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như:
“Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên” của Lê Trần Lâm, “Về nghiệp vụ sư phạm chosinh viên” của Nguyễn Quang Uẩn Tiêu biểu là cuốn: “Vấn đề giáo viên-Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn” của Trần Bá Hoành (2006) đã dành mộtphần lớn nói về công tác đào tạo bồi dưỡng GV ở Việt Nam cũng như nhữngkinh nghiệm nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng GV ở một số nước châu Á, ĐôngNam Á và ở Anh,…
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết được đăng tải trên báo Giáo dục vàthời đại, tạp chí chí Giáo dục, tạp chí Khoa học giáo dục và các hội thảo khoahọc bàn về các vấn đề tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV Những nghiên cứu này
đã giới thiệu những đóng góp to lớn của công tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêucầu đổi mới chương trình GDPT hiện nay
Một số bài viết tiêu biểu như:
+ Một số giải pháp bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới nền giáo dụccủa Nguyễn Đức Vũ Kỉ yếu Hội thảo kỉ niệm 60 năm ngành sư phạm ViệtNam Bộ GD&ĐT - Hà Nội 10/2006 [5]
+ Phát triển năng lực nghề nghiệp của GV phổ thông qua nghiên cứu bàihọc - Hội thảo khoa học quốc tế do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức 12/2009.[6]
+ Giáo viên - yếu tố quyết định chất lượng học tập của học sinh của tácgiả Nguyễn Thị Kim Dung (Tạp chí Giáo dục số 232, năm 2010) [27]
+ Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ
GV THPT miền núi của Nguyễn Tiến Phúc (Tạp chí Giáo dục số 240, năm2010) [28]
Trang 23+ Luận văn thạc sĩ "Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viêncủa hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh"của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Quế [20]
Qua các công trình khoa học đã được công bố cho thấy các nghiên cứu vềxây dựng, phát triển đội ngũ GV phổ thông được triển khai ở nhiều bình diệnkhác nhau Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề phát triển và bồi dưỡngđội ngũ GV ở các cơ sở GD Tuy vậy, những nghiên cứu trong quản lý BDGVđáp ứng các yêu cầu theo định hướng của chương trình GDPT mới còn ít
1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đưa ra những quan điểm tươngđối đồng nhất về khái niệm quản lý theo cách tiếp cận ở các góc độ kinh tế, xãhội, giáo dục, khác nhau
Theo Frederick Winslow Taylor Nhà khoa học người Mỹ (1856 1915) “Quản lý là khoa học đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy xã hội pháttriển” Ông cho rằng: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn ngườikhác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốtnhất và rẻ nhất" [25]
-Theo Henry Fayol - Nhà nghiên cứu người Pháp (1841 - 1925): Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kếhoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Ông khẳng định "Khi con người laođộng hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họphải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mụctiêu của tổ chức" [29]
Còn H.Koontz (người Mỹ) lại khẳng định: "Quản lý là một hoạt độngthiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động mỗi cá nhân nhằm đạtđược các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành mộtmôi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
Trang 24thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [21]
Từ các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu trong nước cũng cónhững khái niệm khác nhau về “quản lý”
Theo Từ điển tiếng Việt: "Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những yêucầu nhất định, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhấtđịnh; Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cánhân nhằm đạt được các mục đích quản lý, bao hàm việc thiết kế một môitrường mà trong đó con người cùng làm việc" [23]
Trên phương diện hoạt động của một tổ chức, Nguyễn Ngọc Quang chorằng "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đếnngười lao động nói chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được nhữngmục tiêu dự kiến" [19]
Trần Khánh Đức khẳng định "Quản lý là hoạt động có ý thức của conngười nhằm phối hợp hành động của một nhóm người, hay một cộng đồngngười để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất." [10]
Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì quản lý là: "Quá trìnhđạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kếhoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, (lãnh đạo) và kiểm tra” [8]
Theo Đặng Quốc Bảo: Thuật ngữ "Quản lý" (Tiếng Việt gốc Hán) lột tảđược bản chất của hoạt động này trong thực tiễn, nó bao gồm hai quá trình tíchhợp vào nhau, gắn kết với nhau Quá trình "Quản" gồm sự coi sóc, giữ gìn, duytrì hệ ở trạng thái "ổn định"; quá trình "Lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới
hệ, đưa hệ vào thế "phát triển" Quản lý là ổn định và phát triển hệ thống Ngườiquản lý phải luôn xác định và phối hợp tốt, sao cho trong "Quản" phải có "Lý"
và trong "Lý" phải có "Quản", làm cho trạng thái của hệ thống quản lý luônđược ở trạng thái "cân bằng động" [7]
Theo Trần Kiểm “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao chomục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [16]
Trang 25Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quátrình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trìnhtác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mụctiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mới mongmuốn” [12]
Có thể thấy rằng, khái niệm quản lý được diễn đạt theo nhiều nghĩa khácnhau tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau Từ đó
ta có thể hiểu khái niệm quản lí như sau: “Quản lý là quá trình tác động có địnhhướng phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lýnhằm khai thác và tận dụng hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của đối tượngquản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động”
1.2.2 Quản lý nhà nước, quản lý giáo dục
* Quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời vàtồn tại của nhà nước
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả
bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên cácphương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Như vậy, theo cách hiểu này quản
lý nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: Lập pháp, hànhpháp, tư pháp
Quản lý nhà nước có các đặc điểm sau đây:
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhànước được trao quyền lực công gồm: Quyền lập pháp, quyền hành pháp vàquyền tư pháp
- Đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống vàhoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- Quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…
Trang 26- Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định
và phát triển bền vững trong xã hội
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hànhcủa hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêucầu nhiệm vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung cònthực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chínhnhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ củamình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chứcthuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, banhành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp còn đồngnghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước với các đặc điểm sau đây:
1 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện
ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiệnnhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng làvăn bản quản lý hành chính nhà nước Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản
lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chínhsách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật;dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơquan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thểtriển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm ápdụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bêntham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới tronghoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng nhữngthông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệthống của bộ máy hành chính nhà nước
Trang 27tổ chức nội bộ của các cơ quan nhà nước, hoạt động quản lý được tiến hành bởicác bộ…Trong những trường hợp này quyền năng hành pháp cũng thể hiện rõnét và nếu xét về bản chất thì tương đồng với hoạt động hành pháp của các cơquan hành chính nhà nước.
3 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổchức chặt chẽ
Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơquan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương tới địaphương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo,điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết,phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp, tránh được
sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau Tuy nhiên,
do mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế – xã hội,nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo sự năngđộng sáng tạo trong quản lý điều hành, bộ máy hành chính còn được tổ chứctheo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho chínhquyền địa phương
4 Hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chấp hành và điều
Trang 28hành
Tính chấp hành và điều hành của hoạt động QLNN thể hiện trong việcnhững hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đíchthực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản
lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực
Trang 29tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quyđịnh pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật.
Như vậy, qua phân tích trên, có thể hiểu rằng: Quản lí nhà nước là mộtdạng đặc biệt của quản lý, được sử dụng các quyền lực nhà nước như lập pháphành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó,Quản lí nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức cao, và có mụctiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu, hơn cả là Quản línhà nước ở Việt Nam mang nguyên tắc tập trung dân chủ Quản lí nhà nướckhông có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý và nóluôn đảm bảo tính liên tục, ổn định trong tổ chức
* Quản lý giáo dục
M.I Kônđacôp, một học giả nổi tiếng cho rằng: QLGD là tập hợp nhữngbiện pháp tổ chức, cán bộ, kế hoạch, tài chính, nhằm đảm bảo vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mởrộng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng [18]
Theo P.V.Khuđôminxky: QLGD là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhauđến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo sự phát triểntoàn diện và hài hoà của họ [15]
Đặng Quốc Bảo cho rằng: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điềuhành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theoyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục,công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho tất cả mọi người Chonên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân [7]
Theo Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mụcđích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằmlàm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiệnđược những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là
Trang 30quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiếntiến lên trạng thái mới về chất [14]
Còn theo Trần Kiểm: Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tựgiác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủthể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống ở các cấp khác nhau (từ Trungương đến địa phương) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu pháttriển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội [17]
Như vậy, từ những quan điểm trên ta có thể hiểu: QLGD là quá trình tácđộng có tổ chức và mang tính hệ thống của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm đưa hoạt động của mỗi cơ sở GD, cũng như toàn bộ hệ thống GD đạttới mục tiêu xác định Đó là những tác động phù hợp quy luật khách quan,hướng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3 Giáo viên, Giáo viên trung học cơ sở
* Giáo viên
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo là những "nhà sư phạm, nhàkhoa học, nhà hoạt động chính trị- xã hội" có nhiệm vụ giảng dạy giáo dục HS,SV; đồng thời họ phải có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức Người GVphải ý thức được trách nhiệm công dân, phải nắm được chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước Trong quá trình đào tạo, GV vừa là khách thể quản lý vàcũng là chủ thể quản lý của quá trình đó
Từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội, 1994 địnhnghĩa: Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương
Tại điều 70, Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửađổi năm 2009 đã đưa ra định nghĩa pháp lý đầy đủ về nhà giáo: Nhà giáo làngười làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáodục
* Giáo viên trung học cơ sở
Luật Giáo dục cũng đã quy định cụ thể về tên gọi đối với từng đối tượng nhà
Trang 31giáo theo cấp, bậc giảng dạy và công tác Cụ thể:
Giáo viên dạy ở cấp THCS gọi là giáo viên THCS
1.2.4 Bồi dưỡng, Bồi dưỡng giáo viên
* Bồi dưỡng
Theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998: “Bồi dưỡng là làm tăng thêm nănglực hoặc phẩm chất” Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ nghề nghiệp Quátrình này diễn ra khi cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc
kỹ năng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp
Theo Nguyễn Minh Đường: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhậtkiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc họcthường được xác nhận bằng một chứng chỉ [11]
Theo UNESCO: Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp Quá trìnhnày chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹnăng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghềnghiệp
Từ các quan niệm trên, ta thấy rằng: Bồi dưỡng là hoạt động đảm bảonăng lực của đội ngũ luôn phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của hệ thốngtrong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, giúp chuyển
hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới
Như vậy, theo nghĩa rộng BD là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hìnhthành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng
và mục đích đã chọn Còn theo nghĩa hẹp thì BD có thể hiểu là quá trình cậpnhật kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu, nhằm mục đích nâng cao vàhoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể nào đó
* Bồi dưỡng giáo viên
Theo Vũ Ngọc Khánh: “Bồi dưỡng GV là quá trình đào tạo và hoànthiện năng lực sư phạm của GV Đây là hoạt động đào tạo lại giúp giáo viêncập nhật được kiến thức khoa học chuyên ngành, tiếp thu kinh nghiệm giáo
Trang 32dục tiên tiến, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm”.
Bồi dưỡng GV thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng caotrình độ chuyên môn, phẩm chất nhà giáo, năng lực dạy học và giáo dục
Mục đích bồi dưỡng GV nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyênmôn, họ có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng sưphạm sẵn có nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và dạyhọc Bồi dưỡng GV là bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt hoặc đã lạc hậu,cập nhật thêm những tri thức mới về lĩnh vực của khoa học giáo dục nhằm nângcao trình độ mọi mặt cho đội ngũ nhà giáo để đáp ứng những yêu cầu ngày càngcao của sự phát triển giáo dục Bồi dưỡng GV được xem là việc đào tạo lại, đổimới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, các thuật ngữ này thể hiện tinhthần đào tạo liên tục trước và trong khi làm việc
1.2.5 Quản lí bồi dưỡng giáo viên
Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV
học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao khả năng nghiệp vụ, phù hợp vớihoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa học kỹthuật và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài” trong thời kì đổi mới
Căn cứ vào các chức năng cơ bản của QLGD như: Kế hoạch hóa, tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá, quản lý bồi dưỡng GV bao gồm:
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng GV: Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên của chutrình quản lý Nội dung chủ yếu là xác định mục tiêu đối với hoạt động bồidưỡng, xác định và đảm bảo các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng GV,lựa chọn các phương án, biện pháp, thời gian, thời điểm tốt nhất phù hợp vớiđiều kiện thực tế để tiến hành hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt nhất
+ Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng: Tổ chức là chức năng đượctiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu bồidưỡng GV được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực Qua việc tổ chức triển
Trang 33khai mà tạo ra mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, các bộ phận liên quantrong hoạt động bồi dưỡng GV được liên kết thành một bộ máy thống nhất, chặtchẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực phục vụ cho công tác bồidưỡng Phương pháp làm việc của CBQL có ý nghĩa quyết định việc chuyển hóa
kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GV thành hiện thực
+ Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng GV Sau khi lập
kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống là cốt lõi củacông tác quản lý Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổchức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao đểđạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng GV
+ Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung vàtrong quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nói riêng Kiểm tra nhằm thiết lập mốiquan hệ ngược, là nhận thông tin phản hồi của đối tượng quản lý và là khâukhông thể thiếu trong quản lý Muốn biết quyết định quản lý có phù hợp không,
có hiệu lực không thì phải kiểm tra Thông qua kiểm tra, CBQL đánh giá đượcthành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nộidung phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp, đúng hướng
Từ những cơ sở lý luận nêu trên ta có thể khái quát: Quản lý công tác bồidưỡng GV là một trong những hoạt động của QLGD, là quá trình tác động có ýthức của chủ thể QLGD tới khách thể quản lý, tạo cơ hội cho GV tham gia vàocác hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cậpnhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm, đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT
1.3 Bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
1.3.1 Ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Luật giáo dục (Điều 15) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trongviệc đảm bảo chất lượng giáo dục” Như vậy, chất lượng giáo dục của nhà
Trang 34trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định Do đó việc bồi dưỡng, pháttriển đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhàtrường Việc bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện vừa đáp ứng yêucầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài sẽ góp phần thực hiện thànhcông chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước
Chất lượng đội ngũ nhà giáo trong mỗi nhà trường được thể hiện ở nhiềumặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩmchất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Thầygiáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng về các
bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung Cùng với sự phát triểncủa đất nước, nền giáo dục nước nhà cũng có những đổi mới Những xu hướngđổi mới sâu sắc từ quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng của giáo dục đến nộidung và phương pháp giáo dục, Sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầubồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó Sự phát triển vũ bãocủa khoa học- công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn bồi dưỡng, cập nhậtthông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
Mục tiêu bồi dưỡng GV là nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cậpnhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp Bất kỳ loại hình bồi dưỡng nào đều khôngngoài mục tiêu là nâng cao trình độ hiện có của mỗi GV, nhằm nâng cao chấtlượng GD, đáp ứng yêu cầu của xã hội
Tùy đối tượng, hoàn cảnh và yêu cầu đặt ra mà công tác bồi dưỡng GVnhằm thực hiện các mục tiêu sau:
+ Bồi dưỡng để chuẩn hóa trình độ được đào tạo (bồi dưỡng chuẩn hóa).+ Bồi dưỡng để cập nhật kiến thức (bồi dưỡng thường xuyên)
+ Bồi dưỡng để dạy theo chương trình và SGK mới (bồi dưỡng thay sách).+ Bồi dưỡng để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn sau chuẩn về
Trang 35đào tạo
+ Bồi dưỡng GV nhằm bổ sung những thiếu hụt về tri thức trên cơ sở nuôidưỡng những tri thức cũ còn phù hợp với yêu cầu mới, điều chỉnh, sửa đổinhững tri thức đã bị lạc hậu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để tiếp tụccông tác tốt hơn
1.3.3 Nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
Nội dung của bồi dưỡng GV là tiếp nối những tri thức đã được đào tạo
ở trình độ ban đầu chứ không phải là sự bắt đầu Do đó nội dung bồi dưỡngphải phù hợp với mục tiêu và hình thức của từng loại hình bồi dưỡng
- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì
Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì là một loại hình học tập thườngxuyên, liên tục để cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục cho GV một cáchthường xuyên, chương trình này mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựngđội ngũ GV ngày càng giỏi về chuyên môn, thường xuyên trau dồi về phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống
- Bồi dưỡng chuẩn hóa
Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn chưa đạt tiêu chuẩn để đạtđược chuẩn theo quy định
Theo Luật Giáo dục 2009, Điều 77 mục 1 quy định: Trình độ chuẩn đượcđào tạo của nhà giáo được quy định như sau: “Có bằng tốt nghiệp trung cấp sưphạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; Có bằng tốt nghiệp caođẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡngnghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; Có bằng tốt nghiệp đạihọc sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông”
- Bồi dưỡng trên chuẩn
Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn đã đạt chuẩn để đạt trênchuẩn như quy định trình độ chuẩn hóa của GV trung học được ghi tại Điều 31
Trang 36của Điều lệ trường trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Trình độ chuẩnđược đào tạo của giáo viên trung học quy định: Tốt nghiệp cao đẳng sư phạmđối với giáo viên trung học cơ sở Tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viênTHPT Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quy định được nhà trường, cơ quanquản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn, giáoviên có trình độ trên chuẩn được nhà trường, cơ quan quả lý giáo dục tạo điềukiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục Người tốtnghiệp trường cao đẳng, trường đại học chưa qua đào tạo sự phạm muốn trởthành giáo viên trung học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tại cáckhoa, trường cao đẳng sư phạm hoặc đại học sư phạm”
- Bồi dưỡng GV dạy chương trình và sách giáo khoa mới
Đây là loại hình bồi dưỡng cho GV về mục tiêu, nội dung, phương pháp
và cách kiểm tra đánh giá kết quả để họ thực hiện chương trình và sách giáokhoa mới nhằm để giáo viên nắm được:
- Nội dung giáo dục của cấp THCS là một bộ phận của nội dung chươngtrình phổ thông mang tính chỉnh thể;
- Sự phối hợp liên môn nhằm hỗ trợ việc học tập các môn học, tránh sựtrùng lặp;
- Nội dung dạy học theo hướng lựa chọn những kiến thức cơ sở cho việctiếp tục học lên, thiết thực phục vụ cuộc sống hiện đại;
- PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, giúp cho HShình thành và phát triển phương pháp tự học, chủ động trong việc phát hiện vàgiải quyết vấn đề;
- Yêu cầu coi trọng phương tiện dạy học, thiết bị và đồ dùng dạy học với
tư cách là công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một loại hình bồi dưỡng thường xuyêncho GV, tổ chức các hoạt động GD, đổi mới PPDH, thực hiện quy chế chuyên
Trang 37môn, phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các hình thức:
Tự học tập, nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn, sách giáo khoa;
Tổ chức giảng dạy, trao đổi chuyên môn các tiết khó, bài khó;
Dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm đồng nghiệp;
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn;
Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học sư phạm
+ Đối tượng tham gia bồi dưỡng là những người đã qua đào tạo và đangcông tác tại các cơ sở GD Tùy theo mục tiêu, loại hình bồi dưỡng mà đối tượngbồi dưỡng có thể khác nhau Người được bồi dưỡng là GV đang đứng lớp tại cáctrường THCS trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Phần lớn người được bồidưỡng đã được đào tạo đạt trình độ CĐSP Các thầy giáo, cô giáo THCS đều lànhững người ham học, ham làm, ít bảo thủ, thích tìm tòi, đổi mới Các thầy côgiáo THCS đều là những người biết chia sẻ và thích chia sẻ
+ Thời gian bồi dưỡng là ngắn hạn, nếu là dài hạn thì được chia theochu kỳ hay theo học kỳ Tùy theo nội dung bồi dưỡng để bố trí thời gian phùhợp với từng nội dung cần bồi dưỡng Thời điểm bồi dưỡng cũng tùy thuộcvào đối tượng và nội dung bồi dưỡng Bồi dưỡng nâng cao trình độ (chuẩnhóa hoặc trên chuẩn), có thể bồi dưỡng tập trung mỗi tháng một lần; bồidưỡng thay sách, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho GV thường được tổ chứcvào thời gian hè; bồi dưỡng thường xuyên có thể tổ chức mỗi tháng một đếnhai lần
+ Phương pháp bồi dưỡng đòi hỏi phải linh hoạt, mềm dẻo, tiếp cận vớiphương pháp dạy học cho người lớn và tập trung vào cách dạy tự học Phươngtiện bồi dưỡng cũng rất phong phú, đa dạng, có thể sử dụng và khai thác từnhiều kênh thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng
GV Đặc biệt với loại hình tự bồi dưỡng, bồi dưỡng từ xa càng cần phải khaithác những tiến bộ khoa học trong công tác bồi dưỡng
Trang 381.3.4 Hình thức bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở
Thường có ba hình thức bồi dưỡng GV phổ biến là:
- Bồi dưỡng tại chỗ: Tức là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà GV
đang công tác thông qua: Thuyết trình một chủ đề ngắn; mời chuyên gia về trìnhbày, báo cáo; hoạt động thực tiễn (Dự giờ, hội giảng, thi GV giỏi, thảo luận,thực hành, tham quan học tập kinh nghiệm, …)
- Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khóa hay theo từng đợt tại cơ sởđào tạo hay cơ sở bồi dưỡng GV hoặc theo cụm trường
- Tự BD: Thông qua các phương tiện, công nghệ thông tin để hỗ trợ tự bồidưỡng Trong bồi dưỡng cũng như trong dạy học, việc tự học, tự bồi dưỡng (nộilực) chỉ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của thầy, của tổ chức(ngoại lực) và có sự tác động đúng hướng của quản lý
1.4 Những định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.Đại hội XI của Đảng đã nhận định “Chất lượng GD&ĐT chưa đáp ứngyêu cầu phát triển Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy môvới nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung,phương pháp dạy và học lạc hậu; cơ cấu GD chưa hợp lý giữa các lĩnh vực,ngành nghề đào tạo ”
Chương trình GD hiện hành được xây dựng nhằm cung cấp những kiếnthức cho người học, nó được hiểu như là một “sản phẩm” chứa các nội dung cầnchuyển giao cho học sinh, mô tả nội dung giáo viên cần dạy cho học sinh Kiếnthức thường được trình bày theo từng khối riêng biệt Như vậy, việc học tập của
HS nhấn mạnh vào ghi nhớ và tái hiện kiến thức sẵn có
Chương trình GDPT mới xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, chú ýtới đầu ra cần đạt, các năng lực cần cho cuộc sống, học tập và tham gia có hiệuquả trong xã hội Kết quả đầu ra cần đạt là cơ sở để xác định, lựa chọn, tổ chứccác kinh nghiệm học tập
Trang 39Chương trình GDPT mới chú ý tới tính tổng thể, tính kết hợp và tích hợpkiến thức Đồng thời không chú trọng tới việc cung cấp nhiều kiến thức của cáckhoa học bộ môn mà chú ý lựa chọn, tổ chức các nội dung học tập một cách hợp
lí, tạo cơ sở cho việc phát triển các năng lực cho học sinh
Định hướng chương trình GDPT mới được thể hiện cụ thể ở những điểm
Trang 40sau:
- Mục tiêu chương trình: Thể hiện rõ yêu cầu phát triển năng lực ngườihọc Mục tiêu được cụ thể hóa thành những năng lực người học cần đạt sauGDPT và sau từng cấp học, qua mục tiêu chương trình của từng môn học cũngnhư các hoạt động GD
- Nội dung: Nội dung chương trình mới đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa,hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt Nội dung GD được lựachọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn với thựctiễn Việt nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Quan điểm tích hợp được chú trọng trong cấu trúc nội dung chươngtrình, nó được thể hiện qua việc xây dựng các môn học tích hợp; các lĩnh vựchọc tập; đưa ra các “chủ đề học tập” rộng, liên môn và gắn với những vấn đềthực tiễn, những vấn đề mang tính toàn cầu Sự tích hợp có thể thực hiện trong
“nội bộ” môn học hoặc giữa các kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác
+ Chương trình mang tính tổng thể, các năng lực chung được chú trọng,được phản ánh xuyên suốt trong chương trình các cấp, lớp học và giữa các lĩnhvực học tập/ môn học và thể hiện sự kế thừa, phát triển, gắn kết Năng lực nàyđược thể hiện trong chương trình từng cấp với mức độ “tăng dần”, mỗi môn họcđều có nội dung yêu cầu để góp phần phát triển năng lực
+ Nội dung chương trình thể hiện sự phân hóa, hướng tới từng cá nhânngười học Có những nội dung được hướng dẫn cụ thể riêng cho các đối tượng;
có phần nội dung “tự chọn” đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, khuynh hướng,
sở thích cá nhân người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa tiềm