CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN .... BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN CÁC TRƯỜ
Trang 1HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH
THEO CHUẨN GIÁO VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
I I
Trang 2HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH
THEO CHUẨN GIÁO VIÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ANH TUẤN
THÁI NGUYÊN - 2014
I I
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kếtquả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác
Tác giả luận văn
Vũ Đình Sơn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tớiLãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Côgiáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạođiều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường
Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đếnTiến sĩ Trần Anh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúpđỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo UBND, Phòng GD&ĐT, Cánbộ quản lý và giáo viên các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bìnhcùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần chotác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bảnthân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếmkhuyết Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạnđồng nghiệp
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, ngày 20 tháng 8 năm 2014
Tác giả
Vũ Đình Sơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
61.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 8
1.2.1 Giáo viên 8
1.2.2 Giáo viên cốt cán 8
1.2.3 Đội ngũ giáo viên cốt cán 9
1.2.4 Quản lý 10
1.2.5 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 11
1.2.6 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên 13
1.2.7 Chuẩn và chuẩn hóa trong phát triển đội ngũ 13
1.3 Vai trò, chức năng của đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sởtrong giai đoạn hiện nay 15
Trang 61.3.1 Vai trò, chức năng của đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở 15
1.3.2 Vai trò, chức năng của giáo viên cốt cán trường THCS 15
1.4 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực 16
1.4.1 Phát triển nguồn nhân lực 16
1.4.2 Quản lý nguồn nhân lực 17
1.4.3 Nội dung chủ yếu của công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viêncốt cán trường Trung học cơ sở theo quan điểm phát triển nguồnnhân lực 19
1.4.4 Tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán 21
1.5 Nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán theo chuẩnnghề nghiệp giáo viên trung học 21
1.5.1 Khái quát về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 21
1.5.2 Nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán theo chuẩnnghề nghiệp giáo viên trung học 23
1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên cốtcán Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay 24
1.6.1 Các yếu tố về kinh tế - xã hội 24
1.6.2 Các yêu cầu của đổi mới giáo dục Trung học cơ sở 25
1.6.3 Các yếu tố về phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp 25
1.6.4 Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục 25
1.6.5 Các yếu tố về chính sách, về quản lý 26
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨGIÁO VIÊN CỐT CÁN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠSỞ HUYỆN KIẾN XƯƠNG - TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN2010-2013 28
2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục huyệnKiến Xương - tỉnh Thái Bình 28
2.1.1 Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Kiến Xương 28
Trang 72.1.2 Vài nét về GD-ĐT của huyện Kiến Xương 29
2.1.3 Một số định hướng phát triển giáo dục THCS của huyện Kiến Xương
292.2 Thực trạng giáo dục trung học cơ sở huyện Kiến Xương 30
2.2.1 Quy mô trường lớp và cơ sở vật chất trường học 30
2.2.2 Chất lượng giáo dục của các trường 30
2.2.3 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 33
2.2.4 Thực trạng đội ngũ giáo viên cốt cán THCS huyện Kiến Xương 34
2.3 Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán của cáctrường Trung học cơ sở huyện Kiến Xương giai đoạn 2010- 2013 36
2.3.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVCC trườngTHCS huyện Kiến Xương 36
2.3.2 Thực trạng tuyển chọn đội ngũ GVCC 37
2.3.3 Thực trạng về việc sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán 38
2.3.4 Thực trạng đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVCC trườngTHCS huyện Kiến Xương 41
2.3.5 Tác động của đội ngũ GVCC đến hoạt động chuyên môn của độingũ giáo viên THCS huyện Kiến Xương 42
2.4 Nguyên nhân của thực trạng 43
2.4.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về chủ thể quản lý 43
2.4.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về đối tượng quản lý 44
2.4.3 Nhóm nguyên nhân thuộc về điều kiện, môi trường quản lý 46
Tiểu kết chương 2 48
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỐT CÁN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIẾN XƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM CHUẨN HÓA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
493.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp các biện pháp 49
3.2 Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các trườngTrung học cơ sở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình 51
Trang 83.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về vai trò và
phát triển đội ngũ GVCC THCS 51
3.2.2 Biện pháp 2: Quy hoạch đội ngũ giáo viên cốt cán THCS cho toàn huyện đủ về số lượng, cơ cấu và bền vững về chất lượng chuyên môn 53
3.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng quy trình và các tiêu chí tuyển chọn giáoviên cốt cán THCS theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên 56
3.2.4 Biện pháp 4: Chăm lo công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng caochất lượng cho đội ngũ giáo viên cốt cán theo chuẩn nghề nghiệpgiáo viên 58
3.2.5 Biện pháp 5: Tạo cơ chế chính sách ưu đãi, chế độ khen thưởng hợplý và tạo động lực phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán 65
3.2.6 Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, dự giờ độingũ giáo viên cốt cán 68
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 73
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 73
3.3.2 Mối quan hệ giữa chủ thể và các cấp quản lý 73
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 73
3.4.1 Mô tả cách thức khảo nghiệm 73
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm và phân tích 73
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐNGVCC Đội ngũ giáo viên cốt cán
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chất lượng văn hoá của học sinh trường THCS Kiến Xương 31
Bảng 2.2 Kết quả giáo dục đạo đức học sinh trường THCS Kiến Xương 32
Bảng 2.3 Số lượng, chất lượng CBQLtrường THCS Kiến Xương 33
Bảng 2.4 Số lượng, chất lượng giáo viêntrường THCS Kiến Xương 33
Bảng 2.5 Cơ cấu đội ngũ GVCC các trường THCS Kiến Xương 34
Bảng 2.6 Đánh giá năng lực và phẩm chất của đội ngũ GVCC 35
Bảng 2.7 Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp 36
Bảng 2.8 Đánh giá về việc tuyển chọn đội ngũ GVCC bậc THCS huyệnKiến Xương 37
Bảng 2.9 Tiêu chuẩn để tuyển chọn đội ngũ giáo viên cốt cán 38
Bảng 2.10 Nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán 39
Bảng 2.11 Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của Hiệu trưởng 39
Bảng 2.12 Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp 41
Bảng 2.13 Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của giáo viên cốt cán 42
Bảng 2.14 Mức độ ảnh hưởng của giáo viên cốt cán tới các hoạt độngchuyên môn của giáo viên các nhà trường 42
Bảng 2.15 Mức độ ảnh hưởng của chủ thể quản lý 43
Bảng 2.16 Mức độ ảnh hưởng của đối tượng QL 44
Bảng 2.17 Mức độ ảnh hưởng của điều kiện, môi trường QL 46
Bảng 3.1 Kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp 74
Bảng 3.2 Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp 75
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mức độ phẩm chất, năng lực của đội ngũ GVCC trường
THCS huyện Kiến Xương 36Biểu đồ 3.2: Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất 76Sơ đồ 1.1 Quản lý phát triển nguồn nhân lực 17
Trang 12MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục, đào tạo Thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triểnvà nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung,phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nângcao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáodục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹnăng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Xây dựngđội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng têu cầu về chất lượng Đề cao tráchnhiệm của gia đình và xã hội phối hợp cặt chẽ với nhà trường trong giáo dụcthế hệ trẻ Tiếp tục phát triển và nâng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho các cơ sở giáodục, đào tạo Đầu tư hợp lí, có hiệu quả xây dựng một số cơ sở giáo dục, đàotạo đạt trình độ quốc tế” [14].
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 đã xác định Mục tiêutổng quát: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới quản lý cơ chế quản lý giáodục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt Tập trungnâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống,năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng năng lập nghiệp Thực hiệnkiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học Xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh, kết hợp hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đìnhvà xã hội.”
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” chỉ rõ: “Sốlượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậchọc, vùng miền Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có
Trang 13mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế-xã hội ”.
[11]
Trang 14Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010”, với mục tiêu tổng quát:“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá,nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chútrọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâmnghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngàycàng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.”
Theo văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII:“Giữ vững thành tích, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấphọc, chú trọng công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi Xâydựng môi trường giáo dục thân thiện Nâng cao chất lượng và bố trí hợp lí độingũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.”[15]
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bìnhlần thứ XXIV (năm 2010) đã đặt ra mục tiêu “Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáoviên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn vững vàng Phấn đấu có đủsố lượng, đồng bộ về chủng loại giáo viên; 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó60% trên chuẩn về trình độ, 60% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.”[16]
Trong thời gian qua ngành GD-ĐT huyện Kiến Xương đã xây dựng độingũ giáo viên nói chung, giáo viên cốt cán nói riêng đảo bảo về số lượng, đạtchuẩn về bằng cấp, về cơ bản đảm bảo được việc giảng dạy, giáo dục trong cácnhà trường hiện nay Tuy nhiên các trường THCS trên địa bàn một huyện nôngnghiệp, nằm ở xa trung tâm tỉnh, quy mô học sinh phát triển mạnh, truyền thốnghiếu học, tạo ra sức ép về việc học của học sinh ngày càng tăng Thực tế này làmcho đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên cốt cán THCS huyện Kiến Xươngnói riêng trở lên bất cập, bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế, đó là: Số lượng giáo viêncòn thiếu nhiều so với quy định; cơ cấu giáo viên còn mất cân đối giữa các bộmôn, lứa tuổi, giới tính;
Trang 15còn một số giáo viên có trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn; đánh giá giáo viên cònhạn chế; năng lực sư phạm còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của việcđổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Từ thực tế này đặt ra yêu cầu nhất thiết phải xây dựng đội ngũ giáo viêncốt cán đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá vềtrình độ theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viênTHCS, giáo viên trung học phổ thông, góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐTcủa tỉnh Thái Bình nói chung và của huyện Kiến Xương nói riêng
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên cốt cán các trường Trung học cơ sở huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bìnhtheo Chuẩn giáo viên”.
2 Mục đích nghiêncứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên cốt cán các trường THCShuyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình trong những năm qua Những thành công,hạn chế và bài học kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp quản lý phát triển độingũ giáo viên cốt cán các trường THCS huyện Kiến Xương theo quan điểmchuẩn hóa
3 Khách thể và đối tượng nghiêncứu
3.1 Khách thể nghiêncứu
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán ở các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiêncứu
Đội ngũ giáo viên cốt cán các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình
4 Giả thuyết khoahọc
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các trường THCS của tỉnh
Trang 16đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn có những bất cập Nếu cácbiện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVCC được xây dựng trên cơ sở vậndụng, cụ thể hóa các tiêu chuẩn của “chuẩn nghề nghiệp giáo viên” và được
Trang 17triển khai đồng bộ thì sẽ góp phần phát triển đội ngũ GVCC đáp ứng yêu cầu làđầu tầu trong các hoạt động giáo dục của các nhà trường THCS.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận về quản lý phát triển đội ngũ GVCC trường THCS
theo Chuẩn giáo viên
- Đánh giá thực trạng đội ngũ GVCC và công tác quản lý đội ngũ GVCC
các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010- 2013
- Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVCC các trường
THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình theo Chuẩn giáo viên
6 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn việc đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ GVCC
các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2010-2013
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quáthoá trong quá trình khảo cứu các tài liệu nhằm xác định cơ sở lí luận cho giảiquyết vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm tổng kết các kinh nghiệmquản lý ĐNGVCC các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: thu thập thông tin từ đội ngũ cánbộ quản lý và GV của các trường THCS về thực trạng quản lý ĐNGVCC củacác trường
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng xem xét thực trạng và các biệnpháp được đề xuất
Trang 18- Phương pháp khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đưa ra.
7.3 Phương pháp bổ trợ
Phương pháp xử lí số liệu thống kê toán học
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lụcluận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán
trường Trung học cơ sở theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các
trường Trung học cơ sở huyện Kiến Xương- tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013
2010-Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các
trường Trung học cơ sở THCS huyện Kiến Xương- tỉnh Thái Bình theo Chuẩnnghề nghiệp giáo viên
Trang 19Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨGIÁO VIÊN CỐT CÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi bồi dưỡng giáo viên (BDGV)là vấn đề cơ bản phát triển trong phát triển giáo dục Việc tạo mọi điều kiệnthuận lợi để mọi người có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên đểkịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sựphát triển của kinh tế- xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lýgiáo dục
Tại Thái Lan, từ những năm 1998 việc BDGV phổ thông được tiến hànhở các trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản, huấn luyệnkỹ năng nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội [18]
Triều Tiên là một trong những nước có chính sách thiết thực về bồidưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên Tất cả giáo viên đều phải tham gia họctập đầy đủ các nội dung chương trình và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyênmôn theo quy định Nhà nước đã đưa ra hai chương trình lớn được thực thi hiệuquả trong thập kỷ vừa qua Đó là "Chương trình bồi dưỡng giáo viên mới" đểbồi dưỡng giáo viên thực hiện trong 10 năm và "Chương trình trao đổi" để đưagiáo viên đi tập huấn ở nước ngoài [18]
Ở Việt Nam, từ năm 1986, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diệnđể thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đãhết sức coi trọng phát triển giáo dục nhằm tạo động lực phát triển kinh tế- xãhội Bắt đầu từ đây, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã có những chuyển biếntích cực nhằm dần dần chuẩn hóa đội ngũ, mặc dù nguồn ngân sách giáo dụccòn hạn hẹp
Trang 20Hai chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên 1992 -1996 và 1997-2000, bồidưỡng thay sách, các hội thi giáo viên dạy giỏi được tổ chức ở các địaphương, cấp khu vực, quốc gia đã cho phép đúc rút được kinh nghiệm bổ íchvề hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viênphổ thông nói chung và đội ngũ giáo viên THCS nói riêng; đồng thời bộc lộnhiều bất cập về nội dung bồi dưỡng, chương trình, hình thức tổ chức, cơ sởvật chất tài liệu, thời gian, đặc biệt cho thấy những hạn chế trong công tácquản lý của các cấp, dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng chưa cao, chưa đáp ứng sựphát triển của giáo dục.
Những năm qua, các cấp QLGD và các nhà khoa học cũng đã có nhiềunghiên cứu đã đề cập đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GVvà GVCC ở trường phổ thông, đề xuất những giải pháp xây dựng và phát triểnđội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó có cácđề tài:
- Lê Thanh Đạm (2009) "Biện pháp phát triển cán bộ quản lý các trườngTHCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục"
- Vũ Ba Lê (2012) "Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên cốt cán ở cáctrường THPT huyện Ba Vì- Tp Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục"
- Nguyễn Văn Khung (2012) "Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viênTrung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay",
Các công trình nghiên cứu trên đây, cơ bản giải quyết những vấn đề lýluận cũng như thực tiễn về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV, GVCCtrường phổ thông ở một số địa phương Tuy nhiên, vấn đề quản lý phát triểnđội ngũ GVCC theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và quản lý phát triển đội ngũ
Trang 21GVCC các trường THCS huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình thì chưa có tácgiả nào đề cập nghiên cứu.
Do đó, vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán cáctrường THCS huyện Kiến Xương theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhằm nângcao chất lượng cho đội ngũ giáo viên cốt cán cần phải nghiên cứu để đề ranhững biện pháp hữu hiệu và có tính khả thi đáp ứng yêu cầu về nâng cao sốlượng, chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán, đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa giáo dục trong giai đoạn mới
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Giáo viên
1.2.1.1 Giáo viên
Theo Điều 70, Luật Giáo dục (2005), “Nhà giáo là người làm nhiệm vụgiảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác Nhà giáo giảng dạyở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi làgiáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên” [23] Do vậy giáo viênđược hiểu là “nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông và giáo dục nghề nghiệp” Giáo viên trong các cơ sở giáo dục có nhiệmvụ, quyền lợi, vai trò và trách nhiệm được qui định tại Luật Giáo dục, Điều lệvà quy chế trường học
1.2.1.2 Giáo viên trường trung học cơ sở:
Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dụctrong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáoviên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên làm tổngphụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Trình độ đạt chuẩn của giáo viên THCS: có bằng tốt nghiệp CĐSP trở lên
1.2.2 Giáo viên cốt cán
Trang 22Theo Từ điển Tiếng Việt, cốt cán là “Người hoặc bộ phận nòng cốt tạonên sức mạnh, sự vững chắc trong một tổ chức, một phong trào xã hội, chínhtrị, văn hóa ” [28].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Trong bất cứ một tổ chức nào cũng cầnnhững con người nòng cốt, biết thắp lửa, biết dấn thân, biết canh tân các hoạt
động của tổ chức Ở nhà trường, lớp người này gọi là giáo viên cốt cán Ngườigiáo viên cốt cán là người thầy thực hiện hài hòa 3 sứ mệnh sau đây: Ngườitruyền đạo; Người thụ nghiệp; Người giải hoặc Đó là những người miệt mài
đi quảng bá một hệ giá trị sư phạm tiên tiến, biết hiện thực g iá trị này vàothực tiễn qua việc góp sức ươm trồng cho hệ giá trị này mỗi ngày một nảynở tốt tươi trong phạm vi nhà trường, địa phương và có khả năng hóa giảicho học trò, cho đồng nghiệp những điều vướng mắc về kiến thức về chuyênmôn mà mình phụ trách” [1]
Như vậy có thể hiểu: Giáo viên cốt cán là những người có trình độ, nănglực sư phạm cao, phẩm chất chính trị tốt và làm nòng cốt về chuyên môn trongmột cơ sở giáo dục
1.2.3 Đội ngũ giáo viên cốt cán
Khái niệm “cốt cán” được sử dụng để chỉ người, hoặc bộ phận nòng cốttạo nên sự vững mạnh của một tổ chức, một phong trào Thông thường hơn,được sử dụng để chỉ một bộ phận người có vai trò chính, quan trọng trong mộtđội ngũ nhiều người cùng chung chức năng, nhiệm vụ Các giáo viên được tổchức, tập hợp thành một “đội ngũ giáo viên”
Theo đó, đội ngũ giáo viên là tập hợp những nhà giáo giảng dạy ở cơ sởgiáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có chung nhiệmvụ, vai trò và trách nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã được quy địnhtại Luật giáo dục, Điều lệ và Quy chế trường học.
Với cách hiểu nêu trên, có thể khẳng định:
Trang 23Đội ngũ giáo viên cốt cán là tập hợp những nhà giáo - những người có
vai trò nòng cốt trong đội ngũ giáo viên để tạo nên sức mạnh, sự vững chắccủa đội ngũ giáo viên góp phần thực hiện tốt vai trò giảng dạy trong cơ sở giáodục và hỗ trợ đồng nghiệp trưởng thành hơn về chuyên môn và nghiệp vụ nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục đã được quy định tại Luật giáo dục, Điều lệ vàQuy chế trường học.
Đội ngũ giáo viên cốt cá
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang lại định nghĩa: “Quản lý là tác động cómục đích, kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nóichung là khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến” [25]
Trang 24Như vậy, từ các định nghĩa trên về quản lý có thể rút ra nhận xét như sau:- Về bản chất của hoạt động quản lý gồm hai bộ phận đó là chủ thể quảnlý và khách thể quản lý Hai bộ phận này có quan hệ thống nhất với nhau.
- Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay nhóm người có chức năngquản lý, điều hành tổ chức, làm cho tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu đềra Khách thể quản lý là những người thực hiện nhiệm vụ trong tổ chức, chịu sựtác động, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung
Chủ thể quản lý làm nảy sinh tác động quản lý, còn khách thể quản lýsản sinh ra các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị sử dụng, đáp ứng nhucầu con người, đáp ứng mục đích chủ thể quản lý
1.2.5 Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.5.1 Khái niệm quản lý giáo dục
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng cơ bản đều thốngnhất với nhau về nội dung và bản chất:
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tácđộng có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làmcho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dựkiến tiến lên trạng thái về chất” [25]
- Theo tác giả Trần Kiểm “QLGD là những tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đếntất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thànhnhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự pháttriển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [21]
Trang 25- Từ những định nghĩa trên cho ta thấy: QLGD là quá trình tác động cóđịnh hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạtđộng GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đề ra Trong đó:
+ Chủ thể QL: Đội ngũ cán bộ quản lý của các cấp.+ Khách thể QL: Các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân.+ Quan hệ QL: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy,quan hệ giữa người quản lý và người dạy, người học; quan hệ giữa nhà trường,gia đình và xã hội
+ Các thành tố đó là: Mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; phương phápgiáo dục; lực lượng giáo dục (người dạy); đối tượng giáo dục (người học),phương tiện giáo dục (điều kiện)
- Tác giả Trần Kiểm thì cho rằng: “Quản lý trường học có thể hiểu làmột hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thểquản lý đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhàtrường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạtđộng của nhà trường hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quảmục tiêu dự kiến” [21]
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường
Trang 26vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đàotạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”[19].
Từ những khái niệm ta có thể hiểu: : Quản lý nhà trường là một hệ thốngnhững tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tậpthể giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhàtrường nhằm được sự đồng thuận, ủng hộ, huy động của họ vào hoạt động giáodục của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả mục tiêu đã vạchra
1.2.6 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
1.2.6.1 Khái niệm “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên”
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là một nội dung quan trọng hàngđầu của quản lý giáo dục nói chung và của quản lý nhà trường nói riêng, đó làcách tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành của chủ thể quản lý đối với các hoạtđộng của đội ngũ giáo viên nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục
1.2.6.2 Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
- Biện pháp quản lý là cách tác động của chủ thể quản lý lên khách thể,đối tượng quản lý, bằng cách vận dụng các chức năng quản lý để giải quyết mộtvấn đề thực tiễn quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra
- Biện pháp quản lý ĐNGV của nhà trường là những cách tiến hành củanhà trường để tác động đến ĐNGV nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động này
- Trong phân cấp quản lý, Hiệu trưởng nhà trường là chủ thể của các biệnpháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của trường Tuy nhiên, vấn đề quản lýđội ngũ GVCC các trường THCS là chức năng của Phòng GD&ĐT Do đó, chủthể của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GVCC là sự phối hợp giữa haichủ thể, một là Hiệu trưởng trường THCS và chủ thể thứ 2 là Trưởng phòngGD&ĐT địa bàn quản lý các trường THCS
1.2.7 Chuẩn và chuẩn hóa trong phát triển đội ngũ
Trang 271.2.7.1 Chuẩn
Chuẩn được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, bao gồmnhững yêu cầu, tiêu chí, quy định kết hợp lôgic với nhau, được làm công cụ xácminh sản phẩm, nội dung công việc trong lĩnh vực nào đó và có khuynh hướngđiều chỉnh nó theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản
Chuẩn chứa đựng các yêu cầu, các quy định và những tiêu chí nhằm đạtđược nội dung về mức độ giá trị, chất lượng của nội dung này và hiệu quả, cáchthức của quá trình đạt tới các giá trị, chất lượng của nội dung đó như thế nào.Các yêu cầu, tiêu chí quy định xác định rõ nội dung được gọi là chuẩn nội dung;Hệ thống các yêu cầu, tiêu chí và quy định còn lại được gọi là chuẩn thực hiện
Như vậy, mỗi chuẩn đều có hai mặt, đó là chuẩn về nội dung và chuẩn về thựchiện.
1.2.7.2 Chuẩn hóa
Chuẩn hóa là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng thuộc phạmtrù nhất định đáp ứng được các chuẩn đã ban hành Theo đó, chuẩn hóa tổ chứclà tổ hợp các quá trình làm cho các bộ phận, cá nhân trong tổ chức và hoạt độngcủa chúng đáp ứng được các chuẩn đã ban
Chức năng của chuẩn hóa là định hướng hoạt động quản lý, làm cho việcthực hiện các chức năng, biện pháp quản lý được thống nhất theo nhữngnguyên tắc xác định; quy chuẩn các sản phẩm, các quá trình tạo ra sản phẩm;khuyến khích và tạo môi trường chính thức ngày càng thích hợp cho sự pháttriển, đồng thời hạn chế những nhân tố tự phát, phi chính thức trong phát triểnhoặc những nhân tố phản phát triển
1.2.7.3 Chuẩn hóa trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
Chuẩn hóa trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là cách tổ chức thựchiện, chỉ đạo điều hành của chủ thể quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viênđáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã qui định
Trang 28Như vậy, “Chuẩn hóa” trong quản lý phát triển đội ngũ GVCC cũng
chính là một cách tiếp cận quản lý phát triển đội ngũ GVCC dựa trên cơ sở vậndụng, cụ thể hóa các tiêu chuẩn của “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên”; Mặt khác,là xây dựng một đội ngũ GVCC đúng với các tiêu chuẩn của GVCC về các phẩmchất và năng lực chuyên môn.
1.3 Vai trò, chức năng của đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
1.3.1 Vai trò, chức năng của đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở
- Luật giáo dục 2005, Điều 15 đã chỉ rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết địnhtrong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập,rèn luyện nêu gương tốt cho người học” [23]
- Nhiệm vụ và quyền hạn của GV trường THCS cũng đã được nêu rõ trongLuật giáo dục 2005 và sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 - Điều 72 như sau:
1 Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầyđủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
2 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luậtvà điều lệ nhà trường;
3 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhâncách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ cácquyền, lợi ích chính đáng của người học;
4 Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức,trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương phápgiảng dạy, nêu gương tốt cho người học;
5 Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2 Vai trò, chức năng của giáo viên cốt cán trường THCS
Cho đến nay chưa có văn bản nào quy định các công việc của GVCC vàcũng chưa có nơi nào ban hành văn bản có các tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển chọn
Trang 29GVCC Nhưng trên thực tế, các trường THCS và Phòng GD&ĐT căn cứ vàonhu cầu công việc, vào trình độ chuyên môn và năng lực trong giảng dạy đểchọn GVCC và giới thiệu GVCC cho cấp trên khi cần huy động các côngviệc, như:
- Thanh tra chuyên môn và tập huấn chuyên môn cho giáo viên các trường- Tham gia chấm thi giáo viên giỏi trong các kỳ hội giảng, thi giáo viêngiỏi của cấp học, của nhà trường
- Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, ra đề, chấm thi học sinh giỏi theoyêu cầu của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo theo cấp học
…
1.4 Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán theo quan điểm phát triển
nguồn nhân lực
1.4.1 Phát triển nguồn nhân lực
Là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu quả chung của mỗi tổ chức vàhiệu suất của mỗi thành viên, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt sốlượng và chất lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực
Nội dung của phát triển nguồn nhân lực xét trên bình diện xã hội là mộtphạm trù rộng lớn Theo quan điểm của chương trình phát triển của Liên hiệp
quốc, có các nhân tố phát năng của sự phát triển nguồn nhân lực sau đây: Đào
tạo-bồi dưỡng; việc làm; sức khỏe và dinh dưỡng; sự giải phóng con người.Trong các nhân tố đó, nhân tố Đào tạo-bồi dưỡng là nhân tố giữ vai trò quantrọng hơn cả bởi vì nó là cơ sở cho sự phát triển của các nhân tố khác Việc
phát triển nguồn nhân lực thực sự đạt hiệu quả nếu có chính sách phát triểnnguồn nhân lực đúng đắn.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm: Giáo dục- đào tạo, Bồidưỡng, Phát triển; Quy hoạch, tuyển dụng, chế độ chính sách, sử dụng, phân bổnguồn nhân lực, tiền lương, khen thưởng
Trang 301.4.2 Quản lý nguồn nhân lực
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí: Quản lý nguồnnhân lực: “là chức năng quản lý giúp người quản lý tuyển mộ, lựa chọn, huấnluyện và phát triển của tổ chức” [22] Quá trình quản lý nguồn nhân lực gồmcác hoạt động:
+ Kế hoạch hoá nguồn nhân lực;+ Tuyển mộ;
+ Chọn lựa;+ Xã hội hoá hay định hướng;+ Huấn luyện và phát triển;+ Thẩm định kết quả hoạt động;+ Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thảiCó thể hình dung quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với quản lýnguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lựcnguồn nhân lựcSử dụng nguồn nhân lựcMôi trường
- Kế hoạch hóa
Sơ đồ 1.1 Quản lý phát triển nguồn nhân lực
Trang 311.4.3 Nội dung chủ yếu của công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốtcán trường Trung học cơ sở theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực
1.4.3.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên cốt cán
Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ làmột nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đivào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâudài” [13]
Quy hoạch là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược vềmục đích, yêu cầu đề ra; là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lýtrong từng thời gian, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
Quy hoạch ĐNGVCC trường THCS là xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhucầu hiện tại và lâu dài về ĐNGVCC các trường THCS khi tính đến cả nhữngnhân tố bên trong và bên ngoài
- Nội dung của quy hoạch ĐNGVCC trường THCS bao gồm:+ Đánh giá thực trạng ĐNGVCC trường THCS
+ Dự báo quy mô phát triển của nhà trường
1.4.3.2 Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán
Tuyển chọn giáo viên cốt cán là một quá trình lựa chọn những giáoviên giỏi nhất, có phẩm chất chính trị tốt nhất từ những giáo viên có trong cácnhà trường Trong quá trình tuyển chọn đòi hỏi đảm bảo khách quan mangtính pháp lý Công tác tuyển chọn thực hiện các khâu của một quy trình nhấtđịnh, việc nào làm trước; các khâu này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau
Sử dụng ĐNGVCC là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viênvào các nhiệm vụ, chức danh nhằm phát huy cao nhất khả năng hiện cócủa ĐNGVCC để vừa hoàn thành được mục tiêu của tổ chức
Vì vậy, sau khi tuyển chọn thì vấn đề về bố trí, sử dụng ĐNGVCC là việclàm hết sức quan trọng Nếu sử dụng đúng người, đúng việc thì sẽ phát huyđược năng lực, sở trường của GV, hiệu quả công tác của họ rất cao Ngược lại,nếu bố
Trang 32trí sử dụng không hợp lí sẽ làm cho việc phát huy khả năng của GV kém hiệuquả, không phát huy được những khả năng tiền ẩn, vốn có của từng giáo viên.
Việc sử dụng ĐNGVCC sao cho có hiệu quả cao nhất luôn là câu hỏi lớncủa các nhà quản lý Một đội ngũ với nhiều độ tuổi, nhiều tính cách, trình độ,năng lực, sở trường, hứng thú khác nhau làm cho công tác quản lý rất phức tạp.Điều đó đòi hỏi công tác quản lý phải làm tốt một số công việc sau:
- Nắm bắt đặc điểm, cá tính của mỗi cá nhân, tìm ra được ưu nhược điểmcủa họ để từ đó có sự phân công lao động hợp lí
- Phân công công việc phù hợp, phát huy được ưu thế của họ.- Đề ra được quy chế làm việc, phân công rõ ràng, công bằng.- Gắn chặt nghĩa vụ với quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự côngbằng trong đãi ngộ
- Khi sử dụng ĐNGVCC phải sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, bố trí sắpxếp, sử dụng sao cho khoa học
- Sử dụng những nhà làm công tác quản lý cấp dưới: phải có năng lựctrong công tác quản lý, hiểu biết sâu về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vựcđược phân công điều hành, phải có uy tín với cấp dưới và biết sử dụng nhânviên thuộc quyền mình quản lý
1.4.3.3 Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán là quá trình tác động thường xuyêncủa nhà quản lý giáo dục đối với đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện và cơ hội chogiáo viên tham gia các hoạt động bồi dưỡng tập trung, chuyên đề bổ sung, cậpnhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảmnghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực sư phạm, từng bước nâng caotiềm lực giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới và yêu cầu của sựnghiệp giáo dục
Trong quá trình dạy học nếu người giáo viên không được chăm lo, bồidưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ lạc hậu với sự phát triển
Trang 33của xã hội Hơn nữa phải học tập thường xuyên, liên tục coi đó là nhu cầu tấtyếu để tồn tại và phát triển thì người giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu củathời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.
Xu hướng toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một tất yếu kháchquan Giáo dục cũng phải hội nhập theo sự phát triển chung đó là tạo nguồnnhân lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại
Trước thực tế như vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ GVCC là cách thức tốtnhất để khai thác mọi tiềm năng và phát huy nội lực của đội ngũ giáo viêntrong các nhà trường; Nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tựnghiên cứu là động lực mạnh mẽ nhất trong quá trình tự hoàn thiện của bảnthân để nâng cao tiềm lực của người thầy
1.4.4 Tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên cốtcán
Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGVCC là điều kiện cần đểđộng viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mìnhtrong công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Do vậy,người cán bộ quản lý nhà trường cần phải làm thật tốt việc tạo ra các môitrường pháp lý, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về tinhthần và vật chất, cho ĐNGVCC là sự động viên kịp thời, giúp họ tái tạo sứclao động
1.5 Nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán theo chuẩnnghề nghiệp giáo viên trung học
1.5.1 Khái quát về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng BộGD-ĐT về Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viêntrung học phổ thông (sau đây gọi chung là giáo viên trung học) bao gồm:Chuẩn nghề nghiệp giáo
)
Trang 34Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học:- Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối
, nghiệp vụ.- Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tácxây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng ĐNGV trung học
- Làm cơ sở để xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học.-
; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.Chuẩn: gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1 Tiêu chí 1 Phẩm chất chính trị2 Tiêu chí 2 Đạo đức nghề nghiệp3 Tiêu chí 3 Ứng xử với học sinh4 Tiêu chí 4 Ứng xử với đồng nghiệp5 Tiêu chí 5 Lối sống, tác phong
Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
1 Tiêu chí 6 Tìm hiểu đối tượng giáo dục2 Tiêu chí 7 Tìm hiểu môi trường giáo dục
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học
1 Tiêu chí 8 Xây dựng kế hoạch dạy học2 Tiêu chí 9 Đảm bảo kiến thức môn học3 Tiêu chí 10 Đảm bảo chương trình môn học4 Tiêu chí 11 Vận dụng các phương pháp dạy học5 Tiêu chí 12 Sử dụng các phương tiện dạy học6 Tiêu chí 13 Xây dựng môi trường học tập7 Tiêu chí 14 Quản lý hồ sơ dạy học
m tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trang 35Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục
1 Tiêu chí 16 Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục2 Tiêu chí 17 Giáo dục qua môn học
3 Tiêu chí 18 Giáo dục qua các hoạt động giáo dục4 Tiêu chí 19 Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng5 Tiêu chí 20 Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
6 Tiêu chí 21 Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
1 Tiêu chí 22 Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng2 Tiêu chí 23 Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp
1 Tiêu chí 24 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện2 Tiêu chí 25 Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
1.5.2 Nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán theo chuẩnnghề nghiệp giáo viên trung học
1 Quy hoạch đội ngũ GVCC căn cứ theo chuẩn giáo viên, qua đó đánh giánhững giáo viên đạt hoặc chưa đạt để có kế hoạch bồi dưỡng, tạo nguồn GVCC
2 Tuyển chọn và sử dụng GVCC- Chuẩn lại tiêu chuẩn GVCC với một số lĩnh vực như: Bồi dưỡng họcsinh giỏi, tổ chức thi giáo viên giỏi, tham gia tập huấn chuyên môn cho giáoviên cùng cấp
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho giáo viên.3 Bồi dưỡng giáo viên cốt cán
Căn cứ vào Chuẩn giáo viên để bồi dưỡng nâng chuẩn4 Kiểm tra đánh giá giáo viên cốt cán
- Căn cứ theo Chuẩn để đánh giá
Trang 36- Về chất lượng: Chất lượng đội ngũ GVCC phải có phẩm chất chính trịvững, phẩm chất đạo đức tốt và có lối sống trong sáng, lành mạnh; đồng thờiphải có tay nghề vững vàng, có đầy đủ các năng lực của người giáo viên.
Tóm lại, để đánh giá sự phát triển của đội ngũ GVCC cần phải căn cứ vàocác đặc trưng của đội ngũ, đó là số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu của độingũ Trên thực tế ba phương diện này có quan hệ và chi phối nhau một các mậtthiết, khó tách bạch cụ thể từng phương diện Số lượng và cơ cấu của đội ngũảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ Ngược lại, chất lượng của đội ngũ luônthể hiện những thay đổi trong số lượng và cơ cấu của đội ngũ đó
1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay
1.6.1 Các yếu tố về kinh tế - xã hội
Các yếu tố về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển ĐNGVCC đólà: Tổng sản phẩm quốc nội GDP, chỉ số phát triển con người HDI, dân số vàđộ tuổi đến trường
- Chỉ số GDP không những phản ánh kết quả phát triển kinh tế của vùng,lãnh thổ mà còn là chỉ tiêu phản ánh mức sống trung bình của người dân
- HDI là chỉ số phát triển con người của một vùng, một địa phương haymột quốc gia, chỉ số này cho thấy sự phát triển các yếu tố về con người đến đâuvà sự quan tâm của xã hội đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực con người cảvề yếu tố tinh thần và vật chất như thế nào
- Dân số và độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến các yếu tố khác trong việc xây dựng và phát triển ĐNGVCC TheoThông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT)Tuổi của HS vào học lớp 6 là 11 tuổi
Với mục tiêu chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài cùng với việc phổ cập giáo dục bậc THCS trong toàn quốc và mục tiêuphổ cập bậc THPT vào năm 2020 thì yếu tố trong độ tuổi đến trường sẽ tácđộng
Trang 37lớn đến quy mô giáo dục, ĐNGVCC các cấp học, ngành học trong từng vùng, địa phương và cả nước.
1.6.2 Các yêu cầu của đổi mới giáo dục Trung học cơ sở
Việc đổi mới giáo dục THCS hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi nộidung, mà là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, chương trình và SGK,phương pháp đến phương tiện và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục Từ đódẫn đến có thêm các môn học mới, thời lượng học tập của các môn học trongkế hoạch dạy học - giáo dục có sự thay đổi, làm ảnh hưởng tới ĐNGVCC trêncả 3 mặt: số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ Cụ thể:
- Việc có thêm các môn học mới: Tin học, Tự chọn, hoạt động GD hướngnghiệp, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, làm xuất hiện nhu cầu GVCC các bộmôn trên, do đó ảnh hưởng đến số lượng và cơ cấu bộ môn của ĐNGVCC
- Việc thay đổi mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới,thay đổi phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá sẽ liên quan đến công tácbồi dưỡng ĐNGVCC, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ
1.6.3 Các yếu tố về phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp
- Tình hình phát triển trường, lớp qua từng năm, từng cấp học, bậc học.- Tình hình HS đến lớp, lưu ban, bỏ học qua từng năm, từng cấp học, bậc học
- Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông và phổ cập bậc THCS sẽ ảnhhưởng đến việc phát triển quy mô trường lớp của các trường
Việc phát triển quy mô trường lớp sẽ liên quan đến công tác tuyển chọn,bố trí, sử dụng và bồi dưỡng, làm ảnh hưởng đến cả số lượng, chất lượngĐNGVCC của các trường THCS
1.6.4 Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
Các yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học,…của nhà trường liên quan đến phát triển quy mô trường lớp, ảnh hưởng đến việcquản lý ĐNGVCC trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong việc: tuyển chọn; sửdụng; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV
Trang 38- Các yếu tố quản lý: cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, công tác kế hoạchhoá giáo dục, trình độ và năng lực của người cán bộ QLGD,
- Các quy định về phẩm chất và năng lực giáo viên (ví dụ, Chuẩn nghềnghiệp giáo viên trung học )
Trang 39Tiểu kết chương 1
Đội ngũ giáo viên nói chung, ĐNGVCC nói riêng trong các nhà trườngTHCS đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nhàtrường Do vậy, CBQL cần phải nghiên cứu và vận dụng cơ sở lý luận vào thựctiễn để quản lý phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán “vừa hồng, vừa chuyên”theo quan điểm chuẩn hóa
Nội dung của chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quannhư giáo viên, GVCC, đội ngũ giáo viên cốt cán, quản lý, quản lý giáo dục,quản lý nhà trường, biện pháp quản lý, phát triển nguồn nhân lực, chuẩn vàchuẩn hóa việc quản lý đội ngũ GVCC theo “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên”.Đồng thời nêu những nội dung quản lý, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đếnđối với đội ngũ giáo viên
Đó là các cơ sở lý luận cho việc thực hiện các nhiệm vụ khảo sát và phântích thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ GVCC các trường trung họccơ sở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và xây dựng các biện pháp quản lýphát triển đội ngũ GVCC các trường trung học cơ sở huyện Kiến Xương tỉnhThái Bình hiện nay và những năm tiếp theo
Trang 40Chương 2THỰC TRẠNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊNCỐT CÁN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIẾN XƯƠNG -
TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN
2010-20132.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giáo dục huyệnKiến Xương - tỉnh Thái Bình
2.1.1 Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Kiến Xương
Huyện Kiến Xương nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình, phía tây giáphuyện Vũ Thư và Thành phố Thái Bình, phía tây bắc giáp huyện Đông Hưng,phía đông giáp huyện Tiền Hải, phía đông bắc giáp huyện Thái Thụy, phía namgiáp tỉnh Nam Định Huyện Kiến Xương được chia làm bốn phần bởi hai tuyếntỉnh lộ cắt vuông góc với nhau là đường 222 và đường 39 B
Huyện Kiến Xương có 37 đơn vị hành chính trực thuộc với 199,21 km2diện tích tự nhiên và 223.179 nhân khẩu Mật độ dân số của huyện là 1120người/1km2
Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Kiến Xương có tốc độ tăng trưởng cao.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2005-2010) là 12.15%; năm 2010.Hiện nay Kiến Xương đã có 2 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Vũ Quý,cụm công nghiệp Thanh Nê), các hoạt động của ngành thương mại - dịch vụtăng gấp nhiều lần
Các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền, văn nghệ quần chúng,thể dục thể thao diễn ra rộng khắp và có tiến bộ về chất lượng, có 65% số thônlàng, 80% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa Bên cạnh đó công tác y tế, dânsố, gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm (đã có 85% trạm y tế xã,thị trấn đạt chuẩn quốc gia), an sinh xã hội được chú trọng, an ninh - quốcphòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 12% năm 2008 xuống còn 3,6% năm 2012 (Nguồn: Phòng thống kê