MỤC LỤCI.ĐỀ BÀI1II.BÀI LÀM11.Hành vi của B có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao?12.A có thể thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ lợi ích của mình trước hành động tấn công của B?3III.KẾT LUẬN4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO5A và B là hai quốc gia có tranh chấp về biên giới trên bộ. Ngày 552009, A công bố đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn sau khi giải quyết được các vấn đề kĩ thuật trọng yếu trong quá trình sản xuất. Mặc dù chính quyền A khẳng định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, nhiều quốc gia cáo buộc A đang theo đuổi chương trình hạt nhân nhằm phát triển vũ khí nguyên tử.Lo ngại trước việc có thể A đang theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân, B đã ném bom phá hủy các cơ sở sản xuất hạt nhân của A. Hãy cho biết:Hành vi của B có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao?A có thể thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ lợi ích của mình trước hành động tấn công của B
Trang 1II BÀI LÀM 1
1 Hành vi của B có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao? 1
2 A có thể thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ lợi ích của mình trước hành động tấn công của B? 3 III KẾT LUẬN 4 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
Trang 2Em xin chọn đề bài số 05 làm bài tập học kỳ của mình, đề bài như sau:
“A và B là hai quốc gia có tranh chấp về biên giới trên bộ Ngày 5-5-2009,
A công bố đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn sau khi giải quyết được các vấn đề kĩ thuật trọng yếu trong quá trình sản xuất Mặc dù chính quyền A khẳng định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, nhiều quốc gia cáo buộc A đang theo đuổi chương trình hạt nhân nhằm phát triển
vũ khí nguyên tử.
Lo ngại trước việc có thể A đang theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân, B đã ném bom phá hủy các cơ sở sản xuất hạt nhân của A Hãy cho biết:
- Hành vi của B có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao?
- A có thể thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ lợi ích của mình trước hành động tấn công của B?”
Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để bài làm hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn
II BÀI LÀM
1 Hành vi của B có phù hợp với luật quốc tế không? Tại sao?
- Trả lời: Không
- Giải thích:
Hành vi sử dụng lực lượng vũ trang của B đã vi phạm pháp luật quốc tế, cụ thể là vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực được ghi nhận
trong khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc như sau: “Tất cả các quốc gia
thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.”
Trang 3có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực và hai, hành vi đó trái pháp luật quốc tế Như vậy, để chứng minh hành vi của B có vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực hay không cần chứng minh được cả hai điều kiện trên
Thứ nhất, có thể khẳng định hành vi của B là hành vi sử dụng vũ lực Khái
niệm “vũ lực” được sử dụng trong Hiến chương bao gồm sức mạnh vũ trang và cả các loại sức mạnh phi vũ trang khác Hành vi ném bom phá hủy các cơ sở sản xuất hạt nhân của A rõ ràng là hành vi sử dụng sức mạnh vũ trang, bởi B đã dùng bom tấn công A – loại vũ khí gây thiệt hại lớn về kinh tế, con người, phá hủy các công trình sản xuất với sức mạnh rất lớn
Thứ hai, hành vi sử dụng vũ lực của B là trái với pháp luật quốc tế Sở dĩ
phải đặt ra điều kiện pháp lý cho một hành vi sử dụng vũ lực là bởi Hiến chương Liên hợp quốc không chỉ cấm các biện pháp vũ lực bất hợp pháp mà còn cho phép các biện pháp vũ lực hợp pháp, được quy định tại các điều từ 39 đến 42, điều 51 Theo đó, có hai trường hợp sử dụng hợp pháp lực lượng vũ trang là: sử dụng vào mục đích tự vệ (Điều 51), và theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi có đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc bị xâm lược (từ điều 39 đến 42)
Trường hợp này hành vi của B không phải là tự vệ chính đáng, bởi trước đó
A không hề có hành động hay ý định tấn công nào đối với B mà do B lo ngại trước việc có thể A đang theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân nên đã ném bom phá hủy các cơ sở sản xuất hạt nhân của A Do đó hành động của B không thể thuộc trường hợp tự vệ được
Tiếp đó, hành vi ném bom của B cũng không thuộc trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang khi có đe dọa hòa bình, xâm phạm hòa bình hoặc bị xâm lược (từ điều 39 đến 42) Bởi vì việc A đang theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân hoàn toàn không có căn cứ, bằng chứng xác thực mà chỉ do suy đoán mặc dù chính quyền A khẳng định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện Hơn thế, dù A và B là hai quốc gia đang có tranh chấp về biên giới trên bộ nhưng việc A công bố đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn không hề gây tổn hại hay có nguy cơ đe dọa đến hòa bình của B Nên hành động ném bom của B là trái với pháp luật quốc tế
Trang 42 A có thể thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ lợi ích của mình trước hành động tấn công của B?
Trước hành vi phạm pháp luật quốc tế của B, A có thể áp dụng những biện pháp đáp trả sau đây:
Thứ nhất: A có thể sử dụng quyền tự vệ chính đáng Do B đã tấn công vũ
trang bất hợp pháp nhằm vào A nên theo Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc đã cho phép A được sử dụng các lực lượng vũ trang để tự vệ cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng được những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế Tuy nhiên cần lưu ý, khi thực hiện quyền tự vệ, quốc gia bị tấn công cần tuyên bố về sự kiện bị tấn công và thông báo ngay cho Hội đồng bảo an Nếu như thiếu sự thông báo này thì việc sử dụng vũ lực của quốc gia không được xem là tự
vệ chính đáng
Thứ hai: A có thể đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Do có sự xâm
phạm hòa bình quốc gia của B, A có quyền đề xuất lên Hội đồng bảo an để giải quyết Hội đồng bảo an sẽ xác định sự đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình và đưa
ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 39), bao gồm các biện pháp quân sự (biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện) hoặc phi quân sự (cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao) (Điều 41, 42)
Thứ ba: A có thể áp dụng hình thức trả đũa hợp pháp (reprecalia) Đây là
một hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị hại tiến hành, nhằm mục đích trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế Theo nguyên tắc chung, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế dưới hình thức trả đũa cần được tiến hành một cách vừa mức Ở đây, do có sự vi phạm pháp luật quốc tế của B đối với mình, với tư cách là bên bị hại, A hoàn toàn có thể áp dụng hình thức trả đũa một cách hợp pháp
Trang 5III KẾT LUẬN
Trên đây là những ý kiến, những hướng giải quyết của em đối với tình huống được đưa ra Nội dung cơ bản của tình huống trên là về vấn đề sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế Đây là vấn đề rất nhạy cảm mà các quốc gia cần phải lưu ý và tuân theo đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế vì nền hòa bình của dân tộc và cả thế giới Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô để bài làm hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hiến chương Liên hợp quốc
2 Giáo trình Luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội Nxb Công an nhân dân, năm 2004
3. Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam