1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập học kì thương mại

12 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 30,97 KB

Nội dung

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 1 I. Khái quát về đấu thầu 1 1. Khái niệm đấu thầu 1 2. Đặc điểm của đấu thầu 1 II. Bốn điểm khác biệt cơ bản giữa quy định pháp luật về đấu thầu trong Luật Thương mại năm 2005 và Luật Đấu Thầu năm 2013 3 1. Phạm vi áp dụng của các hoạt động đấu thầu 3 2. Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu 4 3. Phương thức đấu thầu 5 4. Hình thức đấu thầu 7 C. KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 A. MỞ ĐẦU Luật Đấu thầu năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 26112013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 0172014 đã sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Đấu thầu năm 2005, đáp ứng kịp thời yêu cầu phải có một môi trường minh bạch, cạnh tranh cho hoạt động đấu thầu, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm, sử dụng nguồn vốn nhà nước. Luật thương mại 2005 cũng quy định về đấu thầu. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về đấu thầu giữa Luật thương mại 2005 và Luật đấu thầu 2013 có những điểm khác biệt. Để tìm hiểu và nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề bài số 6: “Phân tích 04 điểm khác biệt cơ bản giữa quy định pháp luật về đấu thầu trong Luật Thương mại năm 2005 và Luật Đấu Thầu năm 2013” làm bài tập học kỳ của mình. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được góp ý từ phía thầy, cô để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I Khái quát về đấu thầu 1

1 Khái niệm đấu thầu 1

2 Đặc điểm của đấu thầu 1

II Bốn điểm khác biệt cơ bản giữa quy định pháp luật về đấu thầu trong Luật Thương mại năm 2005 và Luật Đấu Thầu năm 2013 3

1 Phạm vi áp dụng của các hoạt động đấu thầu 3

2 Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu 4

3 Phương thức đấu thầu 5

4 Hình thức đấu thầu 7

C KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Luật Đấu thầu năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đã sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Đấu thầu năm 2005, đáp ứng kịp thời yêu cầu phải có một môi trường minh bạch, cạnh tranh cho hoạt động đấu thầu, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm, sử dụng nguồn vốn nhà nước Luật thương mại 2005 cũng quy định về đấu thầu Tuy nhiên, các quy định pháp luật về đấu thầu giữa Luật thương mại 2005 và Luật đấu thầu 2013 có những điểm khác biệt Để tìm hiểu và nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề bài số

6: “Phân tích 04 điểm khác biệt cơ bản giữa quy định pháp luật về đấu thầu

trong Luật Thương mại năm 2005 và Luật Đấu Thầu năm 2013” làm bài tập

học kỳ của mình Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được góp ý từ phía thầy, cô để bài làm hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

B NỘI DUNG

I Khái quát về đấu thầu

1 Khái niệm đấu thầu

Đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình Trong đó bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể Như vậy bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó

2 Đặc điểm của đấu thầu

Thứ nhất, đấu thầu là một hoạt động thương mại Trong đó bên dự thầu là

các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi

Trang 3

nhuận còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ

Thứ hai, đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng Hoạt động đấu thầu

luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ Mục đích cuối cùng của đấu thầu là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán để ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình

Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ Theo Luật

thương mại năm 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ đánh giá hồ sơ dự thầu Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao Trong khi đó Luật đấu thầu năm 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập với chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp Việc thành lập và hoạt động của đại lý đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều bên dự thầu Nhưng vẫn có những ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định thầu

Thứ tư, hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ

sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời

thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu

Thứ năm, giá của gói thầu Xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết

phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán-được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu Bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng

Trang 4

II Bốn điểm khác biệt cơ bản giữa quy định pháp luật về đấu thầu

trong Luật Thương mại năm 2005 và Luật Đấu Thầu năm 2013

1 Phạm vi áp dụng của các hoạt động đấu thầu

Cùng điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 và Luật Đấu thầu năm 2013 có sự phân biệt phạm vi áp dụng khá cụ thể: Luật Thương mại (năm 2005) điều chỉnh hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ còn Luật Đấu thầu (năm 2013) điều chỉnh hoạt động đấu thầu mua sắm công (sử dụng ngân sách nhà nước)

Điều 214 Luật Thương mại 2005 quy định: “Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra

và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (bên trúng thầu)”

Còn khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định phạm vi điều chỉnh

“Đấu thầu là quá trình lựạ chọn các nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhầ đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ mang bản chất pháp lý của một họat động thương mại vì vậy nó những dấu hiệu cơ bản của một hoạt động thương mại: bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện, mục tiêu bên dự thầu là hướng tới mục đích lợi nhuận còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ Hoạt động này luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại Đấu thầu trong Luật thương mại là lựa chọn nhà thầu cho bên mời thầu đồng thời sử dụng nguồn vốn của tư nhân thuộc sở hữu của bên mời thầu Có thể nói, các quy định về hoạt động đấu thầu trong Luật Thương mại mang bản chất tư

Theo quy định của Luật Đấu thầu (năm 2013) điều chỉnh các hoạt động đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu, cung cấp dịch vụ tư vấn, xây lắp các gói thầu

Trang 5

thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước Lựa chọn nhà thầu cho nhà nước lựa chọn Đấu thầu trong Luật Đấu thầu về bản chất mang tính chất công

Hơn nữa, phạm vi áp dụng của Luật Đấu thầu năm 2013 rộng hơn phạm vi áp dụng của Luật Thương mại năm 2005 Nếu như phạm vi áp dụng của Luật

Đấu thầu bao gồm cả các “hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được lựa chọn áp dụng quy định của Luật này” (Khoản 2 Điều 2 Luật Đấu thầu năm 2013) thì Luật Thương mại chỉ áp dụng đối với “hoạt động

có liên quan đến thương mại” (Khoản 2 Điều 2 Luật Thương mại năm 2005).

Như vậy, phạm vi áp dụng của Luật Đấu thầu rộng hơn phạm vi áp dụng của Luật Thương mại Điểm khác nhau cơ bản của hai Luật này là: Luật Thương mại điều chỉnh hoạt động đấu thầu với vai trò là hoạt động thương mại, Luật Đấu thầu có vai trò là công cụ pháp lý để quản lý nhà nước đối với việc đấu thầu các dự án liên quan dến hoạt động chi tiêu, sử dụng vốn nhà nước

2 Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu

Chủ thể đấu thầu của Luật Thương mại 2005 và Luật Đấu thầu 2013 khác nhau ở hai điểm sau:

* Thứ nhất, về điều kiện để tham gia đấu thầu của bên dự thầu

Điều 2 Luật Đấu thầu quy định về chủ thể đấu thầu:“1 Tổ chức , cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Điều 1 của Luật này 2.Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này được lựa chọn áp dụng quy định của Luật này Trường hợp chọn

áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ theo các quy định có liên quan của Luật này, bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế”.

Luật Thương mại năm 2005 quy định tại Điều 2: “1 Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này 2.Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại 3.Căn cứ vào nhưng nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh”.

Trang 6

Các quy định của Luật Đấu thầu không quy định bắt buộc bên dự thầu phải là thương nhân mà có thể là các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân, chỉ cần đáp ứng điều kiện của chủ thể dự thầu Chủ thể tham gia đấu thầu trong Luật này đa dạng hơn

Theo Luật Thương mại năm 2005 bên dự thầu nhất thiết phải là thương nhân, mà đã là thương nhân phải đáp ứng các điều kiện sau: Phải là người thực hiện hoạt động thương mại; thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ muốn thông qua đấu thầu để giành quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được bên mời thầu lựa chọn Bên dự thầu có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài có đủ điều kiện Ngoài điều kiện về tư cách chủ thể phải là thương nhân, bên dự thầu cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn về sự độc lập về mặt tài chính, có năng lực pháp luật dân sự Đối với thương nhân là cá nhân thì phải có năng lực hành

vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng

* Thứ hai, về chủ thể trung gian tham gia hoạt động đấu thầu

Theo Luật Thương mại, trong hoạt động đấu thầu, có thể xuất hiện bên thứ

ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ đánh giá hồ sơ dự thầu chưa được pháp luật quy định rõ về tư cách pháp lý song đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao Nhưng trong Luật Đấu thầu năm 2013 quy định có các tổ chức thực hiện hoạt động trung gian trong hoạt động đấu thầu đó là sự xuất hiện của các tổ chức Đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp thành lập chức năng đấu thầu chuyên

nghiệp, cụ thể tại Điều 32: “1 Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập với chức năng thực hiện đấu thầu

2.Việc thành lập và hoạt động của đại lý đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp”

Có thể nói, chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu đa dạng nhưng ở mỗi văn bản pháp luật khác nhau thì quy định các điều kiện khác nhau, Luật Thương mại và Luật Đấu thầu thể hiện sự khác nhau thông qua tư cách chủ thể của bên dự thầu một bên phải là thương nhân và không có chủ thể trung gian (Luật Thương

Trang 7

mại năm 2005) còn bên kia không bắt buộc phải là thương nhân và có chủ thể trung gian tham gia vào hoạt động đấu thầu (Luật Đấu thầu năm 2013)

3 Phương thức đấu thầu

Theo quy định tại Điều 216 Luật Thương mại 2005 có hai phương thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ Trong đó bên mời hầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu Còn theo Luật Đấu thầu từ Điều 28 đến Điều 31 thì có 4 phương thức đấu thầu là: Đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 1giai đoạn 2 túi hồ sơ; Đấu thầu 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ; 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ

Xuất phát từ quy mô, tính chất phức tạp, vai trò và tầm quan trọng của các gói thầu sử dụng vốn nhà nước mà Luật Đấu thầu đã quy định tới 4 phương thức đấu thầu khác nhau để đáp ứng tốt nhất khả năng thực hiện và bảo đảm chất lượng của gói thầu Tức các gói thầu có sử dụng vốn nhà nước phải tuân thủ theo các điều kiện chặt chẽ về phương thức đấu thầu theo Luật Đấu thầu, trong khi Luật Thương mại lại do bên mời thầu tự quyết định lựa chọn phương thức đấu thầu theo ý chí cá nhân của mình Về cơ bản thì phương thức đấu thầu một túi hồ

sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ trong LTM và phương thức đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ trong LĐT là giống nhau

Đối với phương thức 1 túi hồ sơ: Bên dự thầu nộp đề xuất kỹ thuật (cách tiến hành công việc) và đề xuất tài chính (giá cả cụ thể và phương thức thanh toán) trong cùng một túi hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và việc

mở thầu được tiến hành 1 lần (mở cùng lúc cả đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính) Còn đối với phương thức 2 túi hồ sơ: Bên dự thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong hai túi hồ sơ riêng biệt vào cùng một thời điểm Túi hồ

sơ kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá Các nhà thầu đạt điểm kỹ thuật theo yêu cầu sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất tài chính để đánh giá Nếu nhà thầu nào đạt cả hai yêu cầu về kỹ thuật và tài chính thì sẽ trở thành người trúng thầu Tuy nhiên đối với phương thức đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ và 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ chỉ áp dụng đối với các gói thầu có quy mô sử dụng vốn nhà nước nhỏ, đơn giản và thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28, 29 LĐT 2013 Trong khi LTM thì cho phép bên mời thầu tự lựa chọn phương thức đấu thầu phù hợp với gói thầu của mình (tự do lựa chọn) mà không phải chịu sự ràng buộc nào khác

Trang 8

Các phương thức đấu thầu được quy định trong LĐT từ Điều 28 đến Điều

31 của LĐT được quy định khắt khe theo độ phức tạp và quy mô sử dụng vốn của dự án Nếu như phương thức đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ được áp dụng đối với các dự án đơn giản, quy mô vốn nhỏ thì phương thức đấu thầu hai giai đoạn lại được áp dụng đối với các gói thầu có quy mô sử dụng vốn lớn và có tính phức tạp cao hơn Phương thức này chỉ được quy định trong LĐT mà không được quy định trong LTM bởi lẽ các phương thức đấu thầu được quy định trong LTM nghiêng về tôn trọng quyền tự quyết của cá nhân trong khi đối với các dự án quy mô lớn, phức tạp, mang tính chất công thì việc bảo đảm tiến độ công trình, chất lượng của dự án là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của cả một đất nước Vì vậy cần phải có một phương thức đấu thầu chặt chẽ để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu tốt nhất, với giá cả hợp lý nhất

Song điểm khác nhau cơ bản của phương thức đấu thầu trong hai văn bản pháp luật này là Luật Đấu thầu năm 2013 có thêm hai phương thức đấu thầu: 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ; hai giai đoạn hai túi hồ sơ Đối với những gói thầu phức tạp cần phải lựa chọn phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ; hai giai đoạn hai túi hồ sơ nhằm đảm bảo lựa chọn được nhà thầu đạt tiêu chuẩn tốt nhất Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩ kỹ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật của mình Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp đề xuất kỹ thuật được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kĩ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá bỏ thầu để đánh giá và xếp hạng Có thể nói những quy định trên của Luật thương mại 2005 tại Điều 216 quy định một cách chung chung, chưa cụ thể sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc áp dụng thực hiện Sở dĩ có sự khác nhau này bởi phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh của hai văn bản luật này khác nhau Như vậy có thể thấy rằng luật đấu thầu đã quy định đa dạng, chặt chẽ và rõ ràng hơn các phương thức chọn nhà đấu thầu

4 Hình thức đấu thầu

Trang 9

Hình thức đấu thầu trong Luật Đấu thầu nhiều hơn, quy định rõ ràng hơn Luật Thương mại Điều 215 LTM 2005 thì có hai hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đó là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế Trong khi đó ngoài hai hình thức trên thì LĐT còn quy định thêm 6 hình thức đấu thầu khác bao gồm: chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng (từ Điều 22 đến Điều 27 Luật đấu thầu) Như vậy nhìn một cách tổng quát thì LĐT năm 2013 quy định nhiều hình thức đấu thầu hơn so với LTM 2005 Bởi lẽ do quy mô, tính chất phức tạp của các dự án đầu tư mà các quy định về đấu thầu trong LTM chỉ điều chỉnh các hoạt động đấu thầu với quy mô nhỏ, tính chất đơn giản, ít phức tạp Do đó quy định về đấu thầu trong LTM không thể đáp ứng được Đồng thời do sự khác nhau về phạm vi áp dụng của các dự án đấu thầu nên LĐT đã phải quy định thêm nhiều các hình thức đấu thầu khác nhau phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới

Cùng là hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế nhưng về ý chí của bên mời thầu và phạm vi áp dụng hình thức đấu thầu trên lại khác nhau Đối

với hình thức đấu thầu rộng rãi: Điều 20 Luật đấu thầu quy định: “Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này” Còn Điều 215 điểm 1 khoản a LTM quy định: “Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu” Luật Thương mại năm 2005 tôn

trọng ý chí chủ quan của bên mời thầu bằng cách cho phép các bên mời thầu tự quyết định trường hợp được áp dụng hình thức này Trong khi đó, Luật Đấu thầu lại chịu sự điều chỉnh của ý chí nhà nước chỉ cho phép các gói thầu thuộc phạm

vi điều chỉnh của Luật này mà không thuộc trường hợp quy định từ Điều 21 đến Điều 27 mới được áp dụng hình thức này

Đối với hình thức đấu thầu hạn chế: Điều 21 LĐT 2013 quy định: “Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu” Với quy định này thì những dự án sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi

yêu cầu kỹ thật cao hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng

Trang 10

được yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu thì được áp dụng đấu thầu hạn chế Trong khi LTM lại cho phép bên mời thầu được tự do lựa chọn hình thức đấu thầu có thể là đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi mà không phải chịu sự ràng buộc của bất kì điều kiện nào như Luật đấu thầu

Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu quy định thêm các hình thức đấu thầu khác: Chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng là những hình thức đấu thầu được quy định trong Luật đấu thầu mà không được quy định trong Luật thương mại để đáp ứng các nhu cầu thực tế về đấu thầu đối với các gói thầu phức tạp, mang tính cấp thiết và mục đích nhân đạo Trong đó chỉ định thầu là một hình thức đấu thầu đặc biệt

- Theo Điều 22 Luật Đấu thầu thì chỉ định thầu là hình thức đấu thầu được áp dụng trong các trường hợp: Gói thầu cần được thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn,

- Theo Điều 23 LĐT, Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; Có dự toán được phê duyệt theo quy định; Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu

- Theo điều 24 LĐT thì Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó; Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương

Ngày đăng: 21/04/2019, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w