1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình tiện cơ bản (NXB hà nội 2008) hoàng thanh tịnh, 156 trang

156 175 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 34,67 MB

Nội dung

Bài 1 Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng MĐ cg1 17 01 Mục tiêu thực hiện: - Trình bày đầy đủ cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trên máy tiện vạn năng

Trang 1

bộ lao động - thương binh và x hội

Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (VTEP)

Hà nội – 2008

Trang 2

Tuyên bố bản quyền :

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình, cho nên

các nguồn thông tin có thể đ−ợc phép dùng nguyên

bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và

tham khảo Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc

sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ

bị nghiêm cấm

Tổng cục Dạy nghề sẽ làm mọi cách để bảo vệ

bản quyền của mình

Tổng cục Dạy nghề cám ơn và hoan nghênh các

thông tin giúp cho việc tu sửa và hoàn thiện tốt hơn

tài liệu này

Trang 3

Lời nói đầu

Giáo trình môđun Tiện cơ bản được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương trình khung đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đã được Giám đốc Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề quốc gia phê duyệt dựa vào năng lực thực hiện của người kỹ thuật viên trình độ lành nghề

Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp DACUM) của các cán bộ, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm, đang trực tiếp sản xuất cùng với các chuyên gia đã tổ chức nhiều hoạt động hội thảo, lấy ý kiến v.v , đồng thời căn cứ vào tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của nghề để biên soạn Ban giáo trình môđun Tiện cơ bản do tập thể cán bộ, giảng viên, kỹ sư của Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm biên soạn Ngoài ra có sự

đóng góp tích cực của các giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và cán bộ

kỹ thuật thuộc Công ty Cơ khí Phú Xuân, Công ty Ôtô Thống Nhất, Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Long Thọ

Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Công

ty Cơ khí Phú Xuân, Công ty Ôtô Thống Nhất, Công ty Sản xuất vật liệu xây dựng Long Thọ, Ban Quản lý Dự án GDKT&DN và các chuyên gia của Dự án đã cộng tác, tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn giáo trình Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm của nhiều chuyên gia, công nhân bậc cao trong lĩnh vực nghề Cắt gọt kim loại Song do điều kiện về thời gian, mặt khác đây là lần đầu tiên biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất

định Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình mô đun Tiện cơ bản được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai

Giáo trình mô đun Tiện cơ bản được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Tính ổn định và linh hoạt; Hướng tới liên thông, chuẩn đào tạo nghề khu vực và thế giới; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất

Giáo trình môđun Tiện cơ bản nghề Cắt gọt kim loại cấp trình độ Lành nghề đã

được Hội đồng thẩm định Quốc gia nghiệm thu và nhất trí đưa vào sử dụng và

được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc cho công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham khảo

Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề

Hiệu trưởng

Bùi Quang Chuyện

Trang 5

Giới thiệu về mô đun

Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:

Tiện cơ bản là mô đun được bố trí sau khi học xong hoặc song song với các môn học cơ sở, sau môđun nhập nghề, mô đun an toàn và môđun nguội

Mô đun này sẽ cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghề tiện, học sinh sẽ tiếp cận với các loại máy tiện vạn năng, máy mài thông dụng có ở xưởng trường, các phương pháp gia công cơ bản và thực hành vận hành máy tiện vạn năng, mài dao cắt, gia công được các bề mặt trụ trơn, mặt đầu, cắt rãnh, cắt đứt

đạt ở mức cơ bản đến thành thạo Đây là việc thực hiện các thao tác đầu tiên khi học sinh bước vào nghề

Mục tiêu của mô đun:

Mô đun này nhằm rèn luyện cho học sinh có đầy đủ kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy tiện vạn năng và kỹ năng nhận dạng, lựa chọn, sử dụng, mài sửa các loại dụng cụ cắt đúng yêu cầu kỹ thuật Sử dụng thành thạo máy tiện vạn năng và tiện được các chi tiết dạng trụ trơn, trụ bậc, cắt rãnh, cắt đứt

đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, thời gian và an toàn

Mục tiêu thực hiện của mô đun:

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Trình bày đầy đủ các khái niệm về gia công tiện, các bộ phận cơ bản, công dụng và nguyên lý làm việc của máy tiện vạn năng

- Trình bày được các khái niệm về đồ gá, các bộ phận, yêu cầu của đồ gá

- Nhận dạng, lựa chọn đúng, đủ và mài sửa được các loại dao tiện phù hợp với công việc

- Sử dụng hợp lý, chính xác và bảo quản tốt các loại dụng cụ đo

- Lựa chọn, tháo lắp đồ gá và gá lắp phôi đúng kỹ thuật

- Tiện mặt đầu, khoan lỗ tâm, tiện trụ trơn ngắn, tiện trụ bậc, tiện rãnh ngoài, tiện cắt đứt chi tiết đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình

- Xác định đúng các dạng sai hỏng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục

- Tổ chức nơi làm việc khoa học và đảm bảo an toàn cho người và máy

Trang 6

Nội dung chính của mô đun:

- Khái niệm về gia công tiện

- Sử dụng các lọai đồ gá thông dụng

- Đặc điểm của quá trình cắt khi tiện

- Các loại dao tiện và cách mài dao

Thực hành (giờ)

Các hoạt

động khác MĐ CG1 17 01 Vận hành và bảo d−ỡng máy tiện

MĐ CG1 17 07 Khái niệm về chế độ cắt khi tiện 2 6

Trang 7

T

Trang 8

Ghi chú:

Tiện cơ bản là mô đun cơ bản và bắt buộc Mọi học viên phải học và đạt kết quả chấp nhận được đối với các bài kiểm tra đánh giá và thi kết thúc như đã đặt ra trong chương trình đào tạo

Những học viên qua kiểm tra và thi mà không đạt phải thu xếp cho học lại những phần chưa đạt ngay và phải đạt điểm chuẩn mới được phép học tiếp các mô

đun/ môn học tiếp theo

Trang 9

Các hình thức học tập chính trong mô đun

1 Học trên lớp về:

- Khái niệm về gia công tiện

- Phương pháp sử dụng các lọai đồ gá thông dụng

- Đặc điểm của quá trình cắt khi tiện

- Các loại dao tiện và cách mài dao

Hoạt động nhóm nhỏ có 3 học sinh/nhóm/máy thảo luận về:

- Cách sử dụng các bộ phận cơ bản của máy tiện vạn năng

- Lập trình tự các bước tiến hành tiện chi tiết theo bản vẽ chi tiết

3 Xem trình diễn mẫu về:

- Các thao tác thực hiện trên máy tiện như: Cách sử dụng các bộ phận của máy tiện vạn năng, các loại đồ gá thông dụng kèm theo máy

- Trình tự mài dao tiện, tiện trục trơn, trục bậc, khoan lỗ tâm, cắt rãnh, cắt đứt chi tiết trên máy tiện

Trang 10

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun

1 Kiến thức:

- Trình bày đầy đủ các đặc điểm, công dụng, cấu tạo các bộ phận chính của máy tiện và quy trình chăm sóc, vận hành máy

- Chỉ ra được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm

- Trình bày đầy đủ các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

- Được đánh giá qua các bài viết, câu hỏi miệng, trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu

2 Kỹ năng:

- Sử dụng thành thạo máy tiện

- Lập được quy trình gia công hợp lý cho từng bước công việc tiện

- Nhận dạng, lựa chọn, sử dụng đúng các loại dụng cụ đo, cắt và đồ gá cho từng công việc cụ thể

- Tiện được các chi tiết trụ trơn ngắn, trụ bậc, mặt đầu và khoan tâm, cắt rãnh, cắt đứt đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn

- Được đánh giá bằng phương pháp quan sát với bảng kiểm, thang điểm đạt yêu cầu

3 Thái độ:

- Cẩn thận, nghiêm túc khi vận hành máy

- Biểu lộ tinh thần trách nhiệm và hợp tác trong quá trình làm việc

Trang 11

Bài 1 Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng

MĐ cg1 17 01

Mục tiêu thực hiện:

- Trình bày đầy đủ cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trên máy tiện vạn năng

- Nêu rõ các đặc tính kỹ thuật và ảnh hưởng của các yếu tố khác tới quá trình tiện

- Vận hành máy tiện thành thạo, đúng quy trình, nội quy chăm sóc bảo dưỡng máy

Tất cả các chi tiết máy đều được chế tạo bằng các phương pháp gia công như

đúc, rèn dập, cắt gọt kim loại v.v Trong các phương pháp này thì cắt gọt kim loại

là một trong những phương pháp gia công có phoi được dùng rộng rãi trong nghành chế tạo cơ khí như: tiện, phay, bào, xọc, khoan, mài Trong đó máy tiện

được sử dụng nhiều nhất, chiếm 40 - 50% thiết bị trong các nhà máy cơ khí Cấu tạo máy tiện ngày càng được cảii tiến hoàn thiện hơn và đã có nhiều kiểu thích ứng với yêu cầu sản xuất ngày càng cao

1.2 Khái niệm chung về gia công tiện

- Tiện là lấy đi trên bề mặt của phôi một lớp kim loại để đạt được hình dáng, kích thước và độ nhẵn bề mặt của chi tiết cần gia công bằng dao tiện trên máy tiện Lớp kim loại cần lấy đi gọi là lượng dư gia công

Trang 12

- Nguyên lý chung của nghề tiện là: vật gia công được gá lắp trên máy và quay tròn, dao tịnh tiến để cắt gọt Trong trường hợp đặc biệt có thể ngược lại

- Các dạng bề mặt gia công tiện: Các chi tiết quay tròn dạng đối xứng như trục, bánh răng, puly như hinh 17.1.1 Được gia công trên máy tiện bằng các loại dụng

cụ cắt khác nhau như: Dao tiện, mũi khoan, mũi xoáy, mũi doa vv

- Trên máy tiện còn gia công được các chi tiết hình trụ, hình côn, mặt định hình, mặt phẳng, cắt ren, vát cạnh, vê góc lượn như hình 17.1 2 Ngoài ra trên máy tiện có thể làm thay được một số công việc của máy bào , máy phay, khoan, mài như quấn lò xo, bào rãnh khắc thước, mài tinh

1.3 Các chuyển động cơ bản của máy tiện

- Quá trình cắt gọt trên máy tiện được thực hiện bằng sự phối hợp hai chuyển

động: Chuyển động chính I và chuyển động tiến II như hình 17.1 3

- Chuyển động chính (I) là chuyển động quay tròn của phôi, chuyển động này tiêu thụ phần lớn công suất của máy Khi vật quay tròn nếu đưa dao vào cắt gọt sẽ tạo thành vòng tròn trên bề mặt vật gia công, muốn tạo được mặt trụ cần cho dao tính tiến dọc theo đường tâm của phôi

- Chuyển động tiến (II) là chuyển động tịnh tiến của dao trong quá trình cắt gọt

đảm bảo cho dao ăn liên tục vào các lớp kim loại mới

- Trên phôi liệu có các bề mặt cơ bản sau:

+ Mặt chưa gia công(1) là bề mặt của phôi cần lấy đi một lớp kim loại

+ Mặt cắt gọt (2) là mặt do lưởi dao trực tiếp cắt gọt tạo thành còn gọi là mặt đang gia công

+ Mặt đã gia công (3) là bề mặt của phôi sau khi đã lấy đi một lớp kim loại (phoi)

Hình 17.1.1 Các dạng chi tiết gia công

trên máy tiện a/Trụ bậc; b/ Puly c/ Bánh răng

Hình 17.1.2 Các dạng bề mặt gia công

trên máy tiện

Trang 13

Hình 17.1.3 Các chuyển động cơ bản của máy tiện và các bề mặt trên chi tiết gia công

1.4 Các bộ phận cơ bản của máy tiện vạn năng

- Máy tiện gồm có nhiều loại, mỗi loại đều có kích thước và kết cấu có khác nhau, nhưng về tên gọi, tác dụng cơ bản và nguyên lý làm việc đều giống nhau

Để nghiên cứu đầy đủ về cấu tạo và cách sử dụng các bộ phận của 1 máy tiện vạn năng điển hình trên hình 17.1 4

Hình 17.1.4 Các bộ phận của máy tiện vạn năng

Trang 14

27 Tay gạt điều chỉnh tự động ngang của bàn dao

28 Tay gạt đai ốc 2 nửa

- Thân máy được đặt trên hai bệ máy, các đường trượt của băng máy được gia công rất chính xác để bàn xe dao và ụ sau di chuyển không bị xê dịch ngang, phía dưới có khay để đựng phoi và hứng nước cho rút xuống ngăn đựng nước

Trang 15

- Phuơng pháp thay đổi tốc độ quay trục chính: Căn cứ vào trị số tốc độ quay của trục chính đã cho mà ta điều chỉnh các cần gạt về vị trí theo bảng chỉ dẫn đươc gắn trên mỗi máy

- Bàn trượt dọc (4) di chuyển trên sống dẫn hướng của băng máy theo chiều dọc, thực hiện chạy dao tự động nhờ có hộp xe dao hoặc chạy dao bằng tay khi quay tay quay xe dao

- Bàn trượt ngang (5) di trượt trên sống trượt đuôi én của bàn trượt dọc theo phương ngang, có thể thực hiện chạy dao tự động hoặc bằng tay

- Bàn trượt dọc trên (7) có thể quay xung quanh đế của nó khi nới 2 đai ốc hãm

ở 2 bên và có thể trượt dọc trên sống trượt đuôi én của đê bàn dọc trên

- ổ gá dao (6) được gá trên bàn trượt dọc trên, dùng để kẹp chặt dao tiện khi gia công và có thể quay xung quanh trục ổ dao để định vị dao ổ dao trên máy tiện thường là ổ dao vuông, có thể lắp được 4 dao tiện trên 4 cạnh của ổ dao, khi cần

đến dao cắt nào thì xoay tay xiết ổ dao ngược chiều kim đồng hồ rồi xoay dao cắt

đó đến vị trí cần thiết, rồi xiết chặt lại

Trang 16

1.4.4 Hộp xe dao (25) (Hộp đIều khiển bàn dao):

- Được lắp phía dưới bàn xe dao dùng để đIều khiển cho dao ăn tự động bằng cơ khí theo chiều dọc và ngang bằng trục trơn và trục vít me

- Cấu tạo: Trong hộp có bố trí cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển

động tịnh tiến của dao, gồm có 5 chuyển động:

1.4.6 Bộ bánh răng thay thế (35):

Dùng để điều chỉnh bước tiến của xe dao theo yêu cầu khi tiện trơn và đIều chỉnh bước ren cần thiết bằng cách lựa chọn bộ bánh răng thay thế cho phù hợp 1.4.7 U động (9):

Được đặt trên sống trượt dẫn hướng của băng máy và có thể di trượt dọc theo băng máy đến vị trí bất kỳ bằng tay

- Dùng để đỡ các chi tiết dài khi gia công, dùng để lắp và tịnh tiến mũi khoan, mũi doa, ta rô, bàn ren vv

- Các bộ phận chính của ụ động như hình 17.1 6a, b

- Khi lắp mũi tâm, dụng cụ cắt ta nới tay hãm 8 và quay tay quay 7 để nòng ụ

động 3 tiến ra hoặc lùi vào đến vị trí cần thiết rồi khoá chặt tay hãm 8 khi đỡ vật gia công, khi khoan hoặc ta rô thì không xiết chặt tay hãm 8

- Khi muốn tháo mũi tâm, dụng cụ cắt ta quay tay quay 7 để nòng ụ động lùi vào thân cho đến khi trục vít 4 đẩy mũi tâm hoặc dụng cụ cắt ra

Trang 17

1.4.8 Thiết bị đIện:

Được bố trí trong tủ điện dùng để đóng và ngắt động cơ điện, tắt và mở máy,

điều chỉnh hộp tốc độ hộp bước tiến, hộp xe dao bằng các cơ cấu điều khiển như: tay gạt, nút bấm, vô lăng v.v

Khoá nòng Khoá ụ động Tay quay nòng ụ động

Nòng ụ động Đế Vít điều chỉnh

Hình 17.1 6a

Hình 17.1 8b: Các bộ phận của ụ động

1 Đế ụ động, 2 Vít điều chỉnh ngang của thân ụ động, 3 Nòng ụ động

4 Trục vít ụ động; 5 Đai ốc ăn khớp với trục vít me, 6 Vít hãm ụ động với băng máy;

7 T ay quay nòng ụ động, 8 Tay hãm nòng ụ động, 9 mũi tâm

1.4.9 Du xích:

Trên các máy tiện đều có trang bị vòng du xích ở bàn trượt ngang, bàn trượt dọc

và tay quay xe dao như hình 17.1.7

Trang 18

Hình 17.1 9: Du xích bàn trượt ngang a/ Sơ đồ mặt số; b/Cách điều chỉnh mặt số khi thực hiện chiều sâu cắt; c/ Khử độ rơ bằng cách quay tay quay bàn trượt ngang

1 Vạch chuẩn trên vòng du xích của xe dao; 2 Mặt số bàn trượt ngang; 3 Tay quay bàn trượt ngang

- Nhờ có du xích mà ta có thể đIều chỉnh cho dao ăn dọc và ngang chính xác từ 0,01- 0,05mm tuỳ từng máy, hạn chế được việc dùng dụng cụ đo nên thực hiện nhanh, chính xác ít bị hư hỏng vì nhầm lẫn

- Cấu tạo :Vòng du xích xe dao có khác so với vòng du xích bàn trượt ngang, dọc + Cấu tạo vòng du xích xe dao: Dựa trên cơ sở 1 vòng bạc ngoài có khắc vạch

số, mỗi vạch cách nhau 0,5 - 1mm được lắp chặt trên trục tay quay, trục tay quay

có bánh răng ăn khớp với thanh răng, vì thế khi quay tay quay thì vòng du xích quay tròn, căn cứ vào vạch mốc cố định 0 ta biết được số vạch đã dịch chuyển Công thức tính số vạch cần xoay như sau: nvạch =

a t = P

N t.

Trong đó:

giá trị bằng 0,02-0,05mm Khi quay tay

quay đi 1 vòng thì vòng du xích cũng quay

được 1 vòng và bàn trượt dịch chuyển

được 1 đoạn bằngbước tiến của vít bàn

trượt dọc và ngang

Trang 19

- Chú ý: Khi dùng du xích bàn trượt ngang, muốn cho dao dịch chuyển 1mm thì

đường kính chi tiết bị hụt đi 2mm Do đó trong trường hợp này ta chỉ vặn số vạch tương ứng bằng nửa giá trị đường kính cần tiện hụt đi

Ví dụ: Phôi có đường kính 32mm, cần tiện tới đường kính 30mm, ta cần vặn bao nhiêu vạch du xích Biết giá trị mỗi vạch du xích là 0,05mm

Giải + Đường kính cần tiện hụt đi là: 32 - 30 = 2mm

+ Ta cho dao tiến vào 1 đoạn là: 2 : 2 = 1mm

+ Số vạch du xích cần vặn để tiện đường kính 32mm xuống 30mm là:

- Chú ý: Khử độ rơ giữa vít và đai ốc Muốn quay ngựơc trị số vòng du xích so với ban đầu thì phải quay ngược hẳn đi 1 vòng rồi mới quay xuôi về trị số cần tìm

- Ngoài du xích bàn dao, ở nòng ụ sau cũng có khắc thước để xác định chiều sâu lỗ khoan

1.5 Thao tác vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng

1.5.1 Thao tác vận hành máy (nêu trình tự các thao tác)

a/ Đọc bản vẽ cấu tạo hình dáng bên ngoài của máy tiện: Nhận dạng và gọi tên các bộ phận cơ bản của máy tiện trên hình 17.1.4

b/ Chuẩn bị:

- Kiểm tra lại các bộ phận nắp che các bộ truyền động, đưa các tay gạt về vị trí

an toàn (không làm việc)

- Kiểm tra sự trùng hợp giữa chiều cao của máy và vóc người thợ: Chọn bục gỗ

đứng sao cho khi gập khuỷu tay vuông góc thì bàn tay cao ngang tâm máy là được như hình 17.1.8

- Giữ đúng tư thế đứng làm việc bên máy: Tư thế đứng vững, dạng chân trên bục đối diện với xe dao, cách tay quay bàn trượt dọc từ 80 - 100mm như hình 17.1.9

Hình 17.1.8: Kiểm tra chiều cao của máy Hình 17.1.9 Xác định vị trí làm việc của máy

Trang 20

c/ Khởi động máy:

- Đóng điện vào hệ thống máy tiện: Đóng cầu dao tổng rồi đóng điện vào actomat của từng máy, bật công tắc về ON thì động cơ sẽ có điện, khi gạt tay gạt

điện trên mỗi máy Đóng điện cho máy chạy phảI, chạy tráI và dừng máy:

- Cho chạy và dừng bước tiến tự động dọc của xe dao

- Cho chạy bước tiến dọc thuận của xe dao

- Cho chạy bước tiến ngang thuận của xe dao

- Dừng bước tiến dọc và ngang thuận

- Cho chạy bước tiến dọc và ngang nghịch: Gạt tay gạt đảo chiều về vị trí ngược lại rồi thực hiện như bước tiến dọc và ngang thuận thì xe dao dịch chuyển từ phía ụ trước ra phía ụ động (dọc) và từ tâm máy ra ngoài (ngang)

- Dừng bước tiến dọc và ngang nghịch: Gạt tay gạt tự động về vị trí trung gian rồi gạt tay gạt đảo chiều về vị trí thuận để chuẩn bị cho công việc tiếp theo

- Hãm động cơ điện, cắt nguồn điện vào máy: Bật công tắc trên máy và actomat về vị trí OFF, cắt cầu dao tổng

d/ Gá đặt phôi trên mâm cặp 3 vấu tự định tâm

Cho trục chính dừng quay, ngắt động cơ khỏi nguồn điện, hãm bộ truyền động bước tiến

- Lắp mâm cặp 3 vấu tự định tâm lên trục chính của máy:

+ Lau sạch mặt ren và lỗ côn trục chính: Dùng dải vải mềm có thấm dầu hoả lau sạch mặt ren và lỗ côn trục chính, lau khô lại bằng vải sạch rồi tra 1 lớp mỏng dầu nhờn như hình 17.1.10 Tay phải cầm móc có quấn vải mềm lau nhẹ nhàng lỗ côn trục chính bằng chuyển động tịnh tiến đảo chiều còn tay trái đỡ và điều khiển hướng đi của móc như hình 17.1.11

Hình 17.1.10 Hình 17.1.11

+ Lau sạch mặt ren bên trong hoặc mặt côn trên mặt bích trung gian của mâm cặp như hình 17.1.12, rồi tra lên 1 lớp dầu nhờn

Trang 21

+Đặt trục tâm dẫn hướng vào lỗ côn trục chính: Dùng 2 tay cầm trục gá 1 có

đuôi côn đã lau sạch, có thể lắp ép thêm 1 ống bạc bằng đồng có đường kính ngoài nhỏ hơn đường kính trục chính 1 - 2mm (nếu mâm cặp lớn)

Hình 17.1.12

+ Lắp mâm cặp 3 vấu có đường kính < 320mm lên trục chính của máy: như hình 17.1.13 Dùng 2 tay đưa mâm cặp lên trục dẫn hướng, đẩy mâm cặp sang trái và xoay cho ăn vào ren cho đến khi chạm vào bậc chặn đến cuối đường ren

+ Khi lắp mâm cặp 3 vấu có đường kính tới 320mm xiết chặt bằng bích lên trục chính của máy nhờ có cơ cấu nâng và đòn gánh như hình 17.1.14

- Tháo và lắp các vấu mâm cặp: Đặt trên băng máy ở phía dưới mâm cặp 3 vấu 1 tấm gỗ

Trang 22

+ Tháo các vấu ra khỏi rãnh của mâm cặp: Quay chìa vặn mâm cặp ngược chiều kim đồng hồ, lấy các vấu ra khỏi rãnh của mâm cặp rồi đặt lên tấm gỗ xếp theo thứ tự 1, 2, 3

+ Lắp các vấu cặp vào các rãnh của mâm cặp: Xếp các vấu mâm cặp theo thứ

tự đã đánh dấu 1, 2, 3 trên mỗi vấu như hình 17.1.15

e/ Gá lắp kiểm tra độ đảo mặt đầu và kẹp chặt phôi trong trong mâm cặp 3 vấu tự định tâm -Tháo phôi:

- Đóng điện vào máy, điều chỉnh hộp tốc độ để trục chính có số vòng quay nhỏ nhất Hãm bộ truyền động bước tiến, đưa xe dao về phía tận cùng bên phải của băng máy

- Chuẩn bị để gá phôi trên mâm cặp: Dùng 2 tay quay đều chìa vặn ngược chiều kim đồng hồ di chuyển các vấu của mâm cặp 1 khoảng lớn hơn đường kính phôi từ 3 - 5mm như hình 17.1.16

- Lắp phôi vào trong mâm cặp: Tay phải cầm và đặt phôi vào giữa các vấu, còn tay trái quay chìa vặn cùng chiều kim đồng hồ cho đến khi 3 vấu ôm hoàn toàn vào phôi, dùng cả 2 tay quay chìa vặn cùng chiều kẹp chặt sơ bộ phôi, để phôi (1) nhô ra khỏi mâm cặp 1 khoảng bằng 1.5 - 2 lần đường kính phôi như hình 17.1.17

Trang 23

- Tháo phôi: Đặt chìa khoá vào lỗ vuông mâm cặp dùng 2 tay quay ngược chiều kim đồng hồ (khoảng 1/2 vòng), dùng tay phải đỡ phôi, còn tay trái tiếp tục quay cho đến khi phôi được tháo lỏng hoàn toàn và lấy phôi ra khỏi mâm cặp như hình 17.1.20

f/ Tháo mâm cặp 3 vấu ra khỏi trục chính của máy: Ngắt điện vào động cơ, đưa tay gạt tốc độ trục chính về vị trí số vòng quay nhỏ nhất

- Đặt trục tâm dẫn hướng vào lỗ côn trục chính, dùng tay trái điều chỉnh vấu mâm cặp sao cho trục tâm dẫn hướng có thể lọt vào dễ dàng tay phải lắp trục tâm dẫn hướng 1 vào lỗ côn trục chính như hình 17.1.21

a/ b/

Hình 17.1.19

Trang 24

Hình 17.1.20 Hình 17.1.21

- Tháo mâm cặp có đường kính < 320mm xiết chặt bằng ren với trục chính: Vặn vít hãm lấy chốt hãm ra khỏi rãnh của trục chính, đặt chìa vặn vào lỗ vuông của mâm cặp rồi dùng cả 2 tay kéo giật về phía mình làm cho mâm cặp dịch chuyển, rút chìa vặn ra như hình 17.1.22 Tay trái đỡ mâm cặp, còn tay phải lần lượt nắm vào phần trên của vấu, xoay mâm cặp trên trục dẫn hướng 1 và được tháo ra khỏi trục chính đặt trên giá dụng cụ như hình 17.1.23

Hình 17.1.22 hình 17.1.23

- Tháo mâm cặp có đường kính 320mm kẹp chặt bằng bích trên trục chính: như hình 17.1.14 Dùng cơ cấu nâng và đòn gánh Trước tiên nới lỏng đai ốc hãm mâm cặp với mặt bích, xoay theo chiều kim đồng hồ và tháo mâm cặp trên trục tâm dẫn hướng

- Dùng thanh kim loại thúc nhẹ vào đuôi trục tâm dẫn hướng để tháo trục ra khỏi trục chính

g/ Gá lắp phôi dạng trục trên 2 mũi tâm:

- Lắp mũi nhọn và mâm cặp tốc lên trục chính:

+ Lau sạch các bề mặt lắp ghép của đầu trục chính và mâm cặp tốc, đuôi côn của mũi tâp trước, mũi tâm sau

Trang 25

+ Lắp mũi tâm trước và kiểm tra độ đảo hướng kính: tay phải cầm mũi tâm 1 lắp vào lỗ côn trục chính như hính 17.1.24, cho trục chính quay với tốc độ nhỏ nhất và kiểm tra độ đảo hướng kính bằng đồng hồ so, nếu bị đảo thì tháo mũi tâm ra xoay quanh trục 1 góc 450 rồi lắp vào kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu

Hình 17.1.24 Hình 17.1.25

+ Lắp mâm cặp tốc lên trục chính: Các bước thực hiện lắp tương tự như lắp mâm cặp 3 vấu Để xiết chặt mâm cặp tốc kẹp chặt bằng ren trên trục chính của máy, tay phải cầm lấy gạt tốc 2 còn tay trái cầm vào chỗ đối diện ở phía sau mâm 1 và xoay mâm cho tới khi vặn hết ren trên trục chính như hình 17.1.25

+ Lắp mũi tâm sau vào nòng ụ động: Khi gá mũi tâm 3 dùng tay phải quay vô lăng 1 cùng chiều kim đồng hồ đưa nòng ụ dộng nhô ra khoảng 40 - 50mm, tay trái cầm mũi tâm đẩy mạnh đuôi côn vào lỗ của nòng ụ động như hình 17.1.26

Hình 17.1.26

- Kiểm tra độ đồng tâm của 2 mũi tâm:

+ Di chuyển ụ động theo sống trượt của băng máy: Tay phải cầm vô lăng 1 và di chiuyển ụ động về phía ụ trước rồi đẩy theo chiều ngược lại

+Kiểm tra độ đồng tâm giữa 2 mũi tâm: Đẩy ụ động về phía trục chính, cho nòng ụ động tiến ra sao cho khoảng cách giữa 2 mũi tâm là 0,3 - 0,5mm, xiết

Trang 26

chặt nòng ụ động, kiểm tra sự trùng tâm giữa 2 mũi nhọn 1 và 2 trong mặt phẳng nằm ngang như hình 17.1.27

Hình 17.1.27

+ Nếu 2 mũi nhọn không trùng nhau thì cần phải dịch chuyển thân 3 của ụ động trên đế 4 theo phương ngang, dùng chìa khoá 2 để vặn vít định vị 1 (nới lỏng vít đối diện) cho đến khi 2 mũi nhọn trùng nhau rồi xiết chặt vít đối diện lại

+ Xiết chặt và nới lỏng ụ động: Xiết chặt ụ động trên băng máy bằng cách xiết tay gạt lên phía trên và dùng chìa vặn xiết chặt thêm đai ốc hãm giữa ụ động với băng máy Nới lỏng ụ động bằng cách quay tay gạt về phía dưới và nới lỏng đai ốc hãm như hình 17.1.28

Hình 17.1.28

Trang 27

- Gá lắp phôi trên 2 mũi tâm của máy tiện:

+ Lắp và xiết chặt tốc vào phôi: như hình 17.1.29 a,b Xoay vít 2 để cho tốc1 lồng vào phôi 3 dễ dàng, đưa tốc lồng vào phôi và dùng chìa vặn 4 xiết chặt đai ốc 2

Hình 17.1.29

+ Tra mỡ vào lỗ tâm của phôi: Dùng bơm mỡ tra mỡ vào lỗ tâm

+ Đặt phôi lên mũi tâm trước: Tay trái cầm phôi chỗ gần tốc tay phải cầm lỗ kia của phôi và đặt lỗ tâm vào mũi tâm ụ trước sao cho ngón đẩy tốc tựa vào đuôi tốc như hình 17.1.30

+ Chống mũi tâm ụ động vào phôi và xiết chặt ụ động: Tay trái đỡ phôi và hướng lỗ tâm vào mũi tâm ụ động, quay vô lăng theo chiều kim đồng hồ vào phía mình đưa mũi tâm ụ động vào lỗ tâm của phôi với 1 lực vừa phải sao cho phôi quay dễ dàng nhưng không chặt hoặc lỏng quá Tay phải khoá nòng ụ động, cố

định ụ động với băng máy

+ Cho máy chạy để kiểm tra việc gá lắp: Điều chỉnh số vòng quay trục chính nhỏ nhất, mở máy chạy và theo dõi chuyển động quay của phôi trong thời gian khoảng 2 phút Tắt máy

Hình 17.1.30

Trang 28

- Tháo phôi, tốc, mâm cặp tốc, nới lỏng ụ động:

+ Tháo phôi ra khỏi mũi tâm máy tiện: Nới lỏng ụ động, tay trái đỡ phôi nh− hình 17.1.31, tay phải quay vô lăng1 ng−ợc chiều kim đồng hồ để đ−a mũi tâm 2 ra khỏi

+ Tháo mũi tâm ra khỏi nòng ụ động: Nới lỏng và di chuyển ụ động về vị trí ban

đầu Tháo mũi tâm bằng cách quay vô lăng 1 nh− hình17.1.32 ng−ợc chiều kim

đồng hồ cho tới khi lấy mũi tâm ra khỏi nòng ụ động

+ Tháo mâm cặp tốc: nh− hình 17.1.33, tay phải cầm ở ngón đẩy tốc xoay mạnh giật mâm cặp tốc về phía mình, tay trái đỡ mâm cặp và xoay lấy mâm cặp tốc ra

Trang 29

Hình 17.1.32 Hình 17.1.33

+ Di chuyển xe dao về phía ụ động: Tay phải quay tay quay xe dao cùng chiều kim đồng hồ

+ Nới lỏng vít kẹp chặt của giá dao: Dùng tay phải quay chìa vặn nược chiều kim

đồng hồ nới lỏng vít 2 để chân vít cách mặt tựa một khoảng lớn hơn chiều dày thân dao: như hình 17.1.34, đặt dao vào giá dao vuông góc với đường tâm máy và nhô ra ngoài mặt tựa của giá dao một khoảng bằng 1 ữ1,5 lần chiều cao thân dao + Căn cứ vào vị trí mũi dao so với đường tâm của mũi tâm ụ động mà xác định cần dùng các tấm căn đệm, chọn các tấm căn đệm phải được gia công bằng phẳng, song song với nhau có chiều dài và rộng bằng nhau, còn chiều dày có thể khác nhau cho phù hợp Xếp các tấm đệm dưới mặt đáy của thân dao thật ngay ngắn, không để thừa ra khỏi giá dao như hình 17.1.35

+ Kẹp chặt dao sơ bộ: Dùng 2 tay quay chìa vặn theo chiều kim đồng hồ vặn vít

đầu tiên cho tiếp xúc nhẹ với dao, rồi vặn các vít tiếp theo (dao được kẹp chặt ít nhất là 2 vít) như vậy rồi kiểm tra độ cao của của mũi dao so với đường tâm mũi nhọn, điều chỉnh rồi kiểm tra cho đến khi mũi dao cao ngang đường tâm mũi nhọn

là đạt yêu cầu

Hình 17.1.34 Hình 17.1.35

Trang 30

+ Kẹp chặt dao lần cuối: Xiết chặt các vít của ổ dao và kiểm tra lần cuối như hình 17.1.36

+ Nới lỏng, xoay và xiết chặt giá dao: Tay phải quay tay gạt của giá dao ngược chiều kim đồng hồ, quay giá dao ngược chiều kim đồng hồ 900 và xiết chặt tay gạt cùng chiều kim đồng hồ, rồi tiếp tục nới lỏng, xoay giá dao cho đến khi trở về vị trí ban đầu

+Nới lỏng tháo dao và căn đệm: như hình 17.1.37, di chuyển bàn trượt ngang

về phía sau tận cùng đường trượt, dùng chìa vặn quay ngược chiều kim đồng hồ bằng cả 2 tay, nới lỏng và tháo dao, căn đệm

Hình 17.1.36 Hình 17.1.37

i/ Điều khiển bàn xe dao:

- Ngắt điện từ lưới vào động cơ, hãm trục chính, di chuyển ụ động về phía tận cùng bên phải băng máy, trên các đường trượt có bôi một lớp dầu nhờn mỏng

- Điều chỉnh độ rơ trong liên kết giữa băng trượt và bàn trượt xe dao: Di chuyển bàn trượt ngang một khoảng 50 - 60mm về phía trước, dùng chìa vặn đặt vào rãnh của vít điều chỉnh vặn vào đồng thời nới lỏng vít đối diện, khi điều chỉnh độ rơ xong thì quay tay quay nhẹ, không có độ rơ lỏng mà cũng không quá chặt

- Điều chỉnh độ rơ trong liên kết giữa băng trượt và bàn trượt dọc trên của xe dao: Vặn vít điều chỉnh vào hoặc ra đến khi đạt yêu cầu như trên

- Di chuyển bàn trượt trên của xe dao về vị trí tận cùng ở phía ụ động bằng 1 tay: Nắm lấy tay quay 1 quay vít bàn trượt trên đều và liên tục ngược chiều kim

đồng hồ (mũi tên A) trên hình 17.1.38

Trang 31

Hình 17.1.38 Hình 17.1.39

- Di chuyển bàn trượt trên của xe dao về vị trí tận cùng bên trái ở phía ụ trước bằng 1 tay: Nắm lấy tay quay 1 quay vít bàn trượt trên đều và liên tục cùng chiều kim đồng hồ (mũi tên B) trên hình 17.1.38 Hoặc quay vít bàn trượt trên đều và liên tục bằng cả 2 tay như hình 17.1.39

- Di chuyển bàn trượt ngang của xe dao về phía tâm máy bằng 1 tay: Cầm tay quay 1 quay vít bàn trượt ngang đều và liên tục theo chiều kim đồng hồ như hình 17.1.40

Hình 17.1.40 Hình 17.1.41

- Di chuyển bàn trượt ngang về vị trí ban đầu: Cầm tay quay quay vít bàn trượt ngang đều và liên tục ngược chiều kim đồng hồ Khi quay có thể dùng 1 hoặc 2 tay như hình 17.1.41

- Di chuyển bàn trượt ngang vào tâm máy, di chuyển bàn trượt trên sang trái về phía ụ trước đồng thời cả 2 tay và quay ngược lại: Quay tay quay bàn trượt trên bằng tay phải theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, cần phải di chuyển tay nhanh

để đảm bảo cho con trượt di chuyển đều như hình 17.1.42

Hình 17.1.42 Hình 17.1.43

Trang 32

- Di chuyển hộp xe dao bằng 2 tay về phía ụ trước: Dùng cả 2 tay cầm vô lăng quay đều và từ từ ngược chiều kim đồng hồ như hình 17.1.43

+ Di chuyển sang tay trái: Chuyển tay khi tay phải quay được 1/2vòng

+ Di chuyển sang tay phải: Chuyển tay khi đang quay bằng tay trái

- Quay bàn dọc trên theo 1 góc cho trước:

+ Nới lỏng đai ốc của đế bàn dọc: Dùng tay phải quay chìa vặn ngược chiều để nới lỏng đai ốc hãm 1 hoặc 2 vòng

+ Xoay phần trên của xe dao đi 1 góc tuỳ ý ngược hay cùng chiều kim đồng hồ: Xoay phần trên bằng 2 tay cho tới vạch khắc độ cần dùng trùng với vạch 0 cố định trên con trượt ngang

+ Xiết chặt các đai ốc đã nới lỏng trên phần quay của xe dao: Lần lượt vặn các

đai ốc cùng chiều kim đồng hồ với một lực vừa đủ và kiểm tra sự trùng nhau giữa vạch 0 với vạch khắc độ cần dùng

+ Nới lỏng đai ốc của đế bàn trượt dọc trên rồi quay về vị trí ban đầu: Xoay phần trên của xe dao cùng chiều hoặc ngược chiều cho tới khi vạch 0 trùng với vạch 0

cố định của bàn trượt ngang

+ Xiết chặt các đai ốc lại: Dùng chìa vặn quay cùng chiều kim đồng hồ để xiết đủ chặt

j/ Điều chỉnh máy theo số vòng quay của trục chính và bước tiến cho trước:

- Đưa tay gạt tốc độ trục chính, tay gạt bước tiến dọc và ngang về vị trí không làm việc, kiểm tra việc kẹp chặt và trang bị an toàn của máy

- Điều chỉnh hộp tốc độ theo số vòng quay cần thiết của trục chính trong 1 phút: Theo vị trí chỉ dẫn của các tay gạt cụ thể trên máy tiện Prince hình 17.1.6

- Cho trục chính quay thuận chiều: Quan sát trục chính quay trong 1-2 phút để thấy mức độ quay của trục chính quy định trong 1 phút Không được đứng đối diện với mâm cặp đang quay

- Dừng quay trục chính: Cấm không được hãm mâm cặp bằng tay

- Điều chỉnh thay đổi tốc độ trục chính: Theo chỉ dẫn cụ thể trên từng máy như bước 1, sau mỗi lần cần điều chỉnh cho trục chính quay 1- 2 phút rồi tắt máy

Trang 33

- Điều chỉnh máy theo bước tiến dọc và ngang cho trước: Cho các bước cụ thể: 0.1; 0.25; 0.05 ; 0.01 rồi hướng dẫn cách điều khiển các tay gạt về vị trí trong bảng chỉ dẫn cho từng máy cụ thể

- Cho chạy trục chính với bước tiến dọc và ngang thuận rồi trở về vị trí ban đầu: Cho trục chính quay với tốc độ nhỏ nhất sau 50 vòng thì dừng máy lại, lấy dấu để kiểm tra bước tiến

l/ Đặt dao đúng chiều sâu cắt theo mặt số - Cắt thử phoi:

- Đặt dao đúng chiều sâu cắt cho trước theo mặt số, cắt thử phoi trên chiều dài

40 - 50mm theo mặt số của bước tiến dọc

- Ngắt điện vào máy đưa ụ động về phía tận cùng bên phải băng máy, đưa xe dao về vị trí giữa băng máy, bôi 1 lớp dầu lên đường trượt băng máy

- Xác định số vạch cần xoay đi trên mặt số bước tiến ngang và dọc để gia công phôi theo kích thước cho trước:

Ví dụ:Tiện trơn sơ bộ phôi có đường kính D = 42mm tới đường kính d = 41mm bằng 1 lát cắt trên chiều daì 62mm Giá trị 1 vạch trên mặt số của vít bước tiến ngang là a = 0.1mm trên đường kính, để tìm số vạch chia của mặt số ta có:

41

42ư =

1

01 = 10vạch

- Nếu số vạch chia bằng hoặc lớn hơn toàn bộ số vạch trên mặt số thì cần phải chia số vạch đó cho số vạch trên mặt số Giả sử số vạch trên mặt số có 50 vạch, D=62mm, d =50mm thì:

1.0

d

1.0

60

1

- Cắt thử phoi: Điều chỉnh cho trục chính quay 120 - 150 v/phút

+ Gá lắp phôi và dao: Gá lắp phôi có đường kính 40mm vào mâm cặp 3 vấu để nhô ra khỏi vấu 100 - 200mm, lắp dao vào giá dao

+ Cho trục chính quay, đưa dao vào vị trí làm việc ban đầu: Đưa dao cắt tiến bằng tay cho tới khi mũi dao tiếp xúc với mặt gia công rồi di chuyển dao sang phải sao cho mũi dao cách mặt đầu của phôi từ 8-10mm

Trang 34

- Giữ nguyên vị trí trên mặt số của bàn dao ngang khi mũi dao tiếp xúc với phôi như trên, dùng tay phải quay tay quay cùng chiều kim đồng hồ cho dao tiến vào

đúng số vạch cần thiết trên mặt số

- Lùi dao ra khỏi mặt đầu của phôi như vị trí ban đầu

- Lấy chiều sâu cắt cần thiết theo mặt số của bước tiến ngang: Nếu đường kính

đo được lớn hơn kích thước yêu cầu thì lại lấy chiều sâu cắt tương ứng đến khi tiện xong đo đường kính, cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi kích thước đạt yêu cầu + Cho trục chính quay, tiện phôi trên chiều dài 3mm bằng bước tiến dùng tay: Cần xác định đúng chiều dài cần tiện bằng du xích hoặc vạch dấu, khi dao ăn

đúng trị số kích thước đã cho thì dùng bước tiến tự động của xe dao

+ Cho trục chính quay, tiện phôi trên chiều dài 50mm bằng bước tiến dùng tay của xe dao: Tiện hết chiều dài lùi dao ra khỏi mặt đầu vật gia công, đưa dao về vị trí ban đầu

+ Dừng quay trục chính, tháo phôi, tháo dao và căn đệm Dùng chìa vặn vít ổ dao nới lỏng vít bắt dao, nới lỏng các chấu mâm cặp tháo dao và phôi ra

+ Thu xếp làm vệ sinh nơi làm việc: Dùng móc kéo phoi dài, chổi quét phoi vụn, lau chùi giá dao, đường trượt bàn dao và băng máy

+ Kiểm tra dụng cụ, vệ sinh công nghiệp

1.5.2 Chăm sóc, bảo dưỡng, tổ chức nơi làm việc và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện:

a/Tổ chức nơi làm việc:

- Nơi làm việc của người thợ tiện là một phần diện tích phân xưỡng, ở đó có xếp

đặt các thiết bị máy, dụng cụ cắt dụng cụ gá, và các dụng cụ khác cần thiết cho người thợ làm các công việc được giao trong một thời gian quy định

- Tổ chức nơi làm việc hợp lý nhằm giảm thời gian gia công, thời gian thao tác, giảm nhẹ sức lao động chống mệt mỏi phát huy khả năng làm việc, đảm bảo an toàn lao động tiết kiệm được công suất máy

- Tổ chức nơi làm việc của người công nhân căn cứ vào công dụng của máy, cỡ máy, kích thước và số lượng chi tiết cần gia công và dạng sản xuất

Trang 35

- Trong sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt các chi tiết khác nhau, tại chỗ làm việc phải bố trí tủ đựng dụng cụ và giá để phôi Phôi và chi tiết xếp ngăn trên, các phụ tùng xếp ngăn dưới của giá

- Trường hợp gia công trục dài gá trên trên 2 mũi tâm thì giá để phôi đặt ở bên trái, tủ đựng dụng cụ để bên phải người thợ Dùng tay trái để đỡ phôi khi gá hoặc tháo phôi ra khỏi máy Nếu chỉ gia công chi tiết ngắn thì ngược lại

- Tủ dụng cụ có thể trang bị riêng cho từng ca hoặc chung cho các ca

- Trước khi làm việc hãy sắp xếp những vật liệu lấy bằng tay phải xếp ở bên phải, nhửng vật cầm bằng tay trái xếp ở bên trái Những vật phải dùng nhiều và liên tục như chìa khoá mâm cặp đặt gần hơn, những vật dùng ít hơn như chìa khoá

- Trong xưởng phải thoáng mát có máy hút bụi nhiệt độ 15 - 180C

b/ Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên máy tiện

- Trước, trong và sau khi làm việc ở phân xưởng mọi người phải tuyệt đối chấp hành nghiêm ngặt các điều quy định sau:

- Phải mặc áo quần bảo hộ lao động gọn gàng, cài hết cúc áo, tay áo phải xắn lên hoặc cài cúc lại, phải đội mũ, đi giày, tóc phải cuốn gọn trong mũ

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy, dụng cụ, đồ gá cũng như các bao che chắn, công tắc đóng- mở máy, các cần gạt đã ở vị trí an toàn chưa

- Kiểm tra tình trạng của máy ở chế độ chạy không tải, tình trạng của các cơ cấu điều khiển, hệ thống bôi trơn và làm nguội phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

- Gá vật gia công lên máy nặng quá 20 kg phải dùng thiết bị nâng cẩu hoặc có người khác giúp đỡ

- Khi cắt gọt với tốc độ cao, mài dao phải đeo kính bảo vệ mắt Không đeo găng tay khi làm việc

- Không để dung dịch làm nguội hoặc dầu bôi trơn đổ ra trên nền xưởng

Trang 36

- Chỉ lắp, tháo chi tiết, thay dụng cụ cắt, kiểm tra kích thước, tra dầu hoặc vệ sinh máy khi máy đã dừng hẳn

- Nếu máy đang chạy nghe có tiếng kêu khác thường thì tắt máy ngay và báo cáo với giáo viên phụ trách

- Không được rời vị trí làm việc khi máy đang chạy, phải dừng máy và ngắt động cơ điện trước khi rời khỏi máy

- Kết thúc công việc phải dừng máy, điều chỉnh các cần gạt về vị trí an toàn, ngắt điện, quét sạch phoi, dùng dẻ mềm lau sạch các đường trượt, dụng cụ đo, dao cắt, chi tiết gia công để vào đúng vị trí đã quy định

- Bôi trơn các bề mặt làm việc trên bàn dao, băng máy, các nút tra dầu trên ụ

động, ổ đỡ trục vít me, trục trơn

- Bàn giao máy cần nêu rõ tình trạng của máy trong thời gian làm việc

Câu hỏi 17 01

Câu 1: Hãy điền tên các bộ phận của máy tiện vào các ô trống trên bản vẽ sau

đây Trình bày rõ công dụng của các bộ phận đó?

Trang 37

Câu 2: Điều chỉnh vị trí các cần gạt tốc độ trục chính máy tiện bằng cách điền vào

Câu 5: Vật gia công có đường kính 36mm cần tiện một bậc có đường kính 32mm

trên chiều dài 30mm Hỏi phải vặn bàn trượt ngang và bàn trượt dọc đi bao nhiêu vạch du xích Biết trục vít có bước ren là 5mm, vòng du xích có 100 vạch?

Câu 6: Kiểm tra độ thẳng hàng giữa mũi tâm ụ động và mũi tâm ụ trước được thực

hiện như thế nào?

B Thảo luận nhóm : Sau khi được giáo viên hướng dẫn phia chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm

có 3 học sinh/máy Các nhóm sẽ thực hiện những công việc cụ thể sau:

- Đọc và nghiên cứu bản vẽ cấu tạo của máy tiện Prince để nhận biết rõ từng

bộ phận theo số ghi trên bản vẽ, đối chiếu với các bộ phân trên máy thực

- Các thành viên trong nhóm trao đổi, thảo luận để hiểu và nhớ đúng công dụng, cách sử dụng từng bộ phận của máy tiện Prince

C Xem trình diễn mẫu về:

- Các thao tác vận hành, sử dụng từng bộ phận máy và tổng thể Sau khi quan sát xong, giáo viên gọi 2- 3 học sinh làm thử theo đúng trình tự mà giáo viên hướng dẫn đã thực hiện

- Nghe giáo viên nhận xét, đánh giá sau khi được gọi làm thử

- Nếu chưa rõ, chưa hiểu phần nào thì có ý kiến ngay để giáo viên thực hiện lại tại máy rồi quan sát, thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu

D.Thực hành tại xưởng trường Sau khi được giáo viên hướng dẫn kết hợp quan sát trình diễn mẫu của giáo viên, mỗi học sinh tự thực hành từng bước về thao tác vận hành máy tiện theo trình

tự đã đưa ra trong phiếu hướng dẫn số 1và 2 kết hợp với bài lý thuyết đã học

- Vận hành máy không có điện:

+ Nhận dạng và sử dụng đúng vị trí các bộ phận đóng ngắt điện vào máy

Trang 38

+ Sử dụng các cần gạt điều chỉnh các tốc độ trục chính với 16 tốc độ khác nhau + Sử dụng các cần gạt điều chỉnh các tốc độ bước tiến khi tiện trơn

+ Sử dụng các cần gạt điều chỉnh các tốc độ bước tiến khi tiện ren

Trang 39

Bài 2

Sử dụng Các loại đồ gá thông dụng

MĐ cg1 17 02

Giới thiệu :

Trên máy tiện vạn năng ngoài các bộ phận chính ra máy còn được trang bị một

số đồ gá thông dụng để định vị và kẹp chặt chi tiết có hình dạng khác nhau trong quá trình gia công Đồng thời những đồ gá thông dụng này nhằm đảm bảo độ chính xác về kích thước, hình dạng hình học của chi tiết gia công và mở rộng phạm

vi công nghệ gia công trên máy tiện

Mục tiêu thực hiện:

- Trình bày đầy đủ công dụng, phân loại, yêu cầu của đồ gá, giải thích nguyên tắc định vị 6 điểm và phân tích định vị trong các trường hợp gá lắp phôi trên máy tiện

- Trình bày đầy đủ các nguyên tắc kẹp chặt chi tiết và các cơ cấu kẹp chặt, các loại chuẩn, nguyên tắc chọn chuẩn và vận dụng vào việc sử dụng các lọai đồ gá thông dụng trên máy tiện

- Trình bày đầy đủ công dụng, cấu tạo và cách sử dụng, bảo quản các loại đồ gá thông dụng dùng trên máy tiện như: Mâm cặp 3 vấu, 4 vấu, mâm tốc, tốc cặp, mũi tâm, giá đỡ

- Sử dụng thành thạo các loại đồ gá thông dụng đúng quy trình và nội quy

Nội dung chính:

- Khái niệm, phân loại đồ gá

- Định vị và kẹp chặt chi tiết gia công

- Phân tích định vị trong một số trường hợp gá lắp thông thường

- Chuẩn và chọn chuẩn

- Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng mâm cặp 3 vấu

- Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng mâm cặp 4 vấu

- Cấu tạo, công dụng của mũi tâm, lỗ tâm, tốc cặp

- Cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các loại giá đỡ

Trang 40

- Đảm bảo vị trí chính xác giữa phôi và dao cắt

- Nâng cao năng suất lao động và giảm thời gian phụ

- Giảm cường độ lao động của công nhân

- Mở rộng phạm vi công nghệ của máy

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất theo phương thức tiên tiến

và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

1.3 Phân loại đồ gá :

Có nhiều cách phân loại đồ gá

1.3.1 Phân loại theo tính vạn năng và chuyên dùng: Gồm có:

- Đồ gá vạn năng: Là loại đồ gá có thể gá nhiều chi tiết khác nhau để gia công các chi tiết khác nhau, được dùng trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ

- Đồ gá vạn năng điều chỉnh: Là loại đồ gá khi cần kẹp chi tiết khác ta có thể

điều chỉnh được, loại này được dùng trong gia công nhóm, năng suất thấp, đắt tiền

- Đồ gá vạn năng lắp ghép: Là một bộ gồm nhiều chi tiết tiêu chuẩn có thể lắp thành những bộ đồ gá chuyên dùng khác nhau Kết cấu cồng kềnh, giá thành cao

- Đồ gá chuyên dùng:Là loại đồ gá chỉ dùng cho một nguyên công hoặc một chi tiết nhất định, nó thường được dùng trong sản xuất hàng loạt và hàng khối 1.3.2 Phân loại đồ gá theo công dụng: Gồm có:

- Đồ gá trên máy cắt kim loại như đồ gá tiện, đồ gá phay, khoan, mài vv

- Đồ gá lắp ráp

- Đồ gá kiểm tra

1.3.3 Phân loại theo nguồn động lực: Gồm có:

- Đồ gá kẹp bằng tay

Ngày đăng: 20/04/2019, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w