1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG

51 170 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 220,49 KB

Nội dung

CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu về sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trang 2

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các học thuyết liên quan đến sự hài lòng công việc nêutrên đã được các nhà nghiên cứu sau này xem xét, ứng dụng

và tiến hành nghiên cứu để xác định và kiểm định các nhân tốnào thực sự ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của ngườilao động Sau đây chúng ta hãy điểm qua một số nghiên cứunày

Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu sự hài lòngcông việc của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở cáctrường y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố củaHerzberg và chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendall &Hulin Theo đó, nhân tố sự hài lòng công việc được chia làmhai nhóm: nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc và cơhội phát triển thăng tiến và nhóm nhân tố bên ngoài gồmlương, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan hệ với đồng nghiệp.Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định tính đúng đắn của

cả hai lý thuyết trên Trong nghiên cứu này của Boeve, cácthống kê mang tính định lượng đã được áp dụng như hệ sốalpha của Cronbach, hệ số tương quan Spearman và hồi quytuyến tính Kết quả phân tích tương quan của năm nhân tố

Trang 3

trong JDI đối với sự hài lòng công việc nói chung đã cho thấynhân tố bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và

cơ hội phát triển là có tương quan mạnh nhất với sự hài lòngcông việc trong khi sự hỗ trợ của cấp trên và lương bổng cótương quan yếu đối với sự hài lòng công việc của các giảngviên Phân tích hồi quy đã cho thấy ngoài bốn nhân tố là bảnchất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội pháttriển và sự hỗ trợ của cấp trên, thời gian công tác tại khoacũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên (càng gắn bólâu dài với khoa càng cảm thấy hài lòng công việc) Điều nàycũng lý giải sự hài lòng công việc trong nghiên cứu này lạilớn hơn sự hài lòng của từng nhân tố của JDI Rõ ràng ngoàicác nhân tố được đề cập trong JDI còn có các nhân tố khácảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và thời gian côngtác là một trong các nhân tố đó Thời gian công tác có ảnhhưởng đến sự hài lòng công việc trong trường hợp này là dotính đặc thù của công việc tại khoa giảng dạy này Trong cácnhân tố ảnh hưởng được xét trong nghiên cứu này thì bản chấtcông việc là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòngcông việc nói chung Qua nghiên cứu của mình, Boeve cũng

đã kiểm định tính đúng đắn của lý thuyết của Herzberg và chỉ

Trang 4

số mô tả công việc JDI.

Các nhà nghiên cứu Smith, Kendall và Hulin (1969) củatrường Đại học Cornell đã xây dựng các chỉ số mô tả côngviệc (JDI) để đánh giá mức độ hài lòng công việc của mộtngười thông qua các nhân tố là bản chất công việc, tiền lương,thăng tiến, đồng nghiệp, và sự giám sát của cấp trên Còn cácnhà nghiên cứu Weiss và đồng nghiệp (1967) của trường Đạihọc Minnesota thì đưa ra các tiêu chí đo lường sự hài lòngcông việc thông qua Bảng câu hỏi hài lòng Minnesota (MSQ)trong đó có các câu hỏi về khả năng sử dụng năng lực bảnthân, thành tựu, tiến bộ, thẩm quyền, chính sách công ty, đãingộ, đồng nghiệp, sáng tạo, sự độc lập, giá trị đạo đức, sựthừa nhận, trách nhiệm, sự đảm bảo, địa vị xã hội, sự giám sátcủa cấp trên, điều kiện làm việc, v.v Có thể thấy JDI vàMSQ là các chỉ số và tiêu chí đánh giá sự hài lòng công việccủa nhân viên được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về sựhài lòng công việc

Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI đểtìm hiểu sự hài lòng công việc của người lao động ở Viện y tếcông cộng ở Western Cape, Nam Phi Luddy đã khảo sát sựhài lòng ở năm khía cạnh hài lòng trong công việc, đó là thu

Trang 5

nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên, đồng nghiệp và bảnchất công việc Kết quả cho thấy rằng người lao động ở Viện

y tế công cộng ở Western Cape hài lòng với đồng nghiệp của

họ hơn hết, kế đến là bản chất công việc và sự giám sát củacấp trên Cơ hội thăng tiến và tiền lương là hai nhân tố màngười lao động ở đây cảm thấy bất mãn Ngoài ra, chủng loạinghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niêncông tác, độ tuổi, thu nhập và vị trí công việc cũng có ảnhhưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc Mặc dù kết quảnghiên cứu này của Luddy cho rằng cả năm nhân tố bản chấtcông việc, sự đãi ngộ, sự giám sát của cấp trên, thăng tiến vàđồng nghiệp đều có liên quan đến sự hài lòng công việc củanhân viên (với số lượng mẫu là 203), ông cho rằng các nghiêncứu tương lai cần được thực hiện xa hơn nhằm khẳng địnhmối quan hệ này Một đặc điểm đáng lưu ý trong nghiên cứunày của Luddy là ông đã cố gắng chia các nhân tố ảnh hưởngđến sự hài lòng công việc thành hai nhóm nhân tố Nhóm thứnhất là các nhân tố cá nhân gồm chủng tộc, giới tính, trình độhọc vấn, thâm niên công tác, tuổi tác và tình trạng hôn nhân.Nhóm nhân tố thứ hai ông gọi là nhân tố tổ chức gồm bảnchất công việc, sự đãi ngộ/ tiền lương, sự giám sát của cấp

Trang 6

trên, cơ hội thăng tiến và vị trí công việc

Cheng-Kuang Hsu (1977) đã sử dụng chỉ số mô tả côngviệc JDI của Smith và đồng nghiệp để tiến hành nghiên cứu

sự hài lòng công việc của công nhân nhà máy dệt ở Đài Loan.Kết quả cho thấy rằng các chỉ số JDI đã phản ánh được sự hàilòng công việc của công nhân tại đây Trong chín nhân tố cánhân thì có bốn nhân tố (giới tính, tuổi, trình độ học vấn và ýkiến của gia đình về công việc) có mối quan lệ nhất định với

sự hài lòng công việc Trong tám nhân tố tổ chức thì có đếnsáu nhân tố (bản chất công việc, vị trí công tác, chính sáchcông ty, sự công nhận của tổ chức, cảm giác về thời gian rãnhviệc và ý định muốn bỏ việc) ảnh hưởng nhiều đến sự hàilòng công việc Nghiên cứu của Hsu cũng đưa ra một số kếtquả có ích đối với các nhà quản lý nhân sự đối với ngành dệt

ở Đài Loan Đối với các nhân tố cá nhân như giới tính thì nữhài lòng nhất đối với lương của mình trong khi nam lại hàilòng nhất về đặc điểm công việc và mối quan hệ với các đồngnghiệp Độ tuổi 21-25 là độ tuổi có độ hài lòng công việc caonhất Người chưa kết hôn hài lòng về lương, thăng tiến và mốiquan hệ với cấp trên nhiều hơn trong khi người đã kết hôn thìhài lòng với công việc và đồng nghiệp nhiều hơn Công nhân

Trang 7

đến từ nông thôn thì hài lòng nhiều hơn so với công nhân đến

từ thành thị Đối với nhân tố tổ chức như bản chất công việcthì kết quả nghiên cứu này cho thấy công nhân có mức hàilòng khác nhau đối với các đặc tính công việc khác nhau Vịtrí công tác cũng ảnh hưởng đến mức hài lòng, công nhân ở vịtrí càng cao thì sự hài lòng càng cao, v.v

Worrell (2004) đã sử dụng phiên bản MSQ đã được điềuchỉnh năm 1977 (bảng câu hỏi ngắn - 20 câu hỏi) để tiến hànhnghiên cứu của mình về sự hài lòng công việc của chuyênviên tâm lý ở trường học Kết quả nghiên cứu của ông chỉ rarằng 90% các bác sĩ tâm lý trường học ở Mỹ hài lòng hoặc rấthài lòng với công việc của họ Nghiên cứu cũng cho thấy rằng

sự hài lòng nói chung này đã tăng dần theo thời gian so vớinăm 1982 và 1992 Người trả lời bảng câu hỏi nghiên cứucũng có ý định tiếp tục gắn bó với vị trí công tác của họ ítnhất năm năm Cơ hội thăng tiến tiếp tục là nhân tố tạo ra sựbất mãn nhưng nó lại không phải là nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến sự bất mãn của chuyên viên tâm lý trường học Họvẫn còn bất mãn với các chính sách và qui trình thực hiệncông việc

Sweeney (2000) đã nghiên cứu và tìm hiểu sư hài lòng

Trang 8

công việc của các chuyên viên chương trình hỗ trợ nhân viêncủa Hiệp hội các chuyên gia hỗ trợ nhân viên Mỹ Nghiên cứu

đã sử dụng bảng câu hỏi MSQ của Weiss để thu thập thông tin

và khảo sát sự hài lòng của các chuyên viên này Nhìn chungcác chuyên viên đều hài lòng với công việc của mình Cácchuyên viên làm việc bên ngoài tức ở các tổ chức họ cung cấpdịch vụ thì hài lòng với công việc nhiều hơn so với cácchuyên viên làm việc tại hiệp hội Các nhân tố như tuổi tác,giới tính, chủng tộc, công việc có liên quan đến nông nghiệphay không, sự chứng nhận của nhà nước đều không có ảnhhưởng đáng kể đến sự hài lòng công việc của họ Sweeneycũng đưa ra một số kiến nghị như mở thêm các kênh thông tinphục vụ cho vấn đề thăng tiến nghề nghiệp và chính sách của

tổ chức, sự mất công bằng giới tính là rào cản của sự hài lòngcông việc và bằng thạc sỹ là học vị cần thiết cho nhữngchuyên viên này

Schjoedt (2005) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố gâynên sự hài lòng công việc của các chủ doanh nghiệp nhỏ trên

cơ sở các nghiên cứu trước đó cho thấy các chủ doanh nghiệpđều rất hài lòng với công việc của họ Nhà nghiên cứu này đã

sử dụng cùng lúc ba mô hình: Job Characteristics Model

Trang 9

(JCM) của Hackman & Oldman (1980), Big Five củaGoldberg, và Person-Environment Fit (P-E fit) của Chatman

và Spokan Trong đó, mô hình JCM cho rằng sự hài lòng côngviệc phụ thuộc và việc thiết kê công việc, mô hình Big Fivecho rằng mức độ hài lòng công việc phụ thuộc rất nhiều vàobản tính của chính con người, còn mô hình P-E fit thì chorằng người lao động chỉ đạt được sự hài lòng khi họ thực sựhòa hợp với môi trường mình đang công tác Kết quả nghiêncứu của Schjoedt cho thấy mô hình P-E fit là phù hợp nhấttrong việc giải sự hài lòng công việc của các chủ doanhnghiệp nhỏ ở Mỹ

Ở Việt Nam, Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện nghiêncứu đo lường mức độ hài lòng công việc trong điều kiện củaViệt Nam bằng cách sử dụng Chỉ số mô tả công việc (JDI)của Smith và đồng nghiệp Tuy nhiên, ngoài năm nhân tốđược đề nghị trong JDI, tác giả đã đưa thêm hai nhân tố nữa làphúc lợi công ty và điều kiện làm việc để phù hợp với tìnhhình cụ thể của Việt Nam Mục tiêu chính của nghiên cứu nàynhằm kiểm định giá trị các thang đo JDI cũng như là xác địnhcác nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến mức hài lòng côngviệc của nhân viên ở Việt Nam Thang đo Likert bảy mức độ,

Trang 10

phân tích nhân tố (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định(CFA) đã được sử dụng Một nhược điểm của nghiên cứu này

là đặc điểm của mẫu nghiên cứu, đối tượng trả lời bảng câuhỏi nghiên cứu là nhân viên đang thực hiện các khóa học buổitối tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM Họ được đánh giá lànhững người có định hướng học hành lẫn định hướng vềtương lại nhiều hơn, họ cũng được đánh giá là người có nhucầu phi vật chất cao hơn nhu cầu vật chất Kết quả cũng chothấy nhân tố bản chất công việc và cơ hội được đào tạo thăngtiến được đánh giá là quan trọng nhất đối với sự hài lòng côngviệc của đối tượng khảo sát Do vậy kết quả nghiên cứu có thểphản ánh chưa đúng thái độ của toàn bộ nhân viên tại ViệtNam Như vậy, điểm qua các nghiên cứu về sự hài lòng côngviệc ở các lĩnh vực cũng như ở các quốc gia khác nhau, ta cóthể thấy Chỉ số mô tả công việc JDI đã được các nhà nghiêncứu sử dụng khá phổ biến trong việc tìm hiểu mức độ hài lòngcông việc của nhân viên ở các lĩnh vực, quốc gia khác nhau.Hầu hết các nghiên cứu đều kiểm định được rằng các nhân tốtrong JDI đã phản ánh được sự hài lòng công việc của nhânviên, hoặc ở nước này hoặc ở nước khác, hoặc ở lĩnh vực nàyhoặc ở lĩnh vực khác Điều này cũng nói lên rằng, sự hài lòng

Trang 11

công việc của nhân viên có thể sẽ phụ thuộc vào năm nhân tốchính là sự hài lòng đối với thu nhập, thăng tiến, cấp trên,đồng nghiệp và bản chất công việc Đây là nền tảng cho việcxây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài này.

Nguyễn Hữu Lam cũng đã có nghiên cứu về sự thỏa mãncủa người lao động với công việc được ghi trong cuốn Hành vi

tổ chức Ông đã chỉ ra năm nhân tố động viên, trong đó, chútrọng nhân tố về sự công bằng Theo đó, sự công bằng là đượcđối xử công bằng và có sự công bằng giữa đóng góp cống hiếncủa họ với chế độ đãi ngộ và phần thưởng mà họ nhận được.Thuyết công bằng cho rằng con người muốn được đối xửcông bằng nhưng khi họ bị rơi vào tình trạng được đối xửkhông công bằng thì họ có xu thế tự thiết lập sự công bằngcho mình Khi đối mặt với sự không công bằng con ngườithường có xu hướng chấp nhận, chịu đựng do họ hiểu rằngkhông có công bằng tuyệt đối cho tất cả mọi người và để đạttới sự công bằng thì không thể có được trong ngắn hạn Tuynhiên, nếu họ phải đối mặt với sự không công bằng lâu dàithì họ sẽ bất mãn, phản ứng lại, thậm chí họ sẽ ngừng việc

Cơ sở lý luận

Trang 12

Khái niệm về sự hài lòng trong công việc

Có khá nhiều các định nghĩa về sự hài lòng công việc.Theo Oshagbemi (2000), sự hài lòng công việc là phản ứngtình cảm của một người có được nhờ vào sự so sánh kết quảthực tế mà người đó đạt được với những gì mà họ mongmuốn, dự đoán và xứng đáng đạt được Còn Weiss (1967)định nghĩa rằng sự hài lòng trong công việc là thái độ về côngviệc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi củangười lao động

Một trong các định nghĩa đầu tiên về sự hài lòng côngviệc và được trích dẫn nhiều nhất có thể kể đến là định nghĩacủa Robert Hoppock (1935, trích dẫn bởi Scott và đồng sự,1960) Tác giả cho rằng, việc đo lường sự hài lòng công việcbằng hai cách: (a) đo lường sự hài lòng công việc nói chung

và (b) đo lường sự hài lòng công việc ở các khía cạnh khácnhau liên quan đến công việc Ông cũng cho rằng sự hài lòngcông việc nói chung không phải chỉ đơn thuần là tổng cộng sựhài lòng của các khía cạnh khác nhau, mà sự hài lòng côngviệc nói chung có thể được xem như một biến riêng TheoSpector (1997) sự hài lòng công việc đơn giản là việc người tacảm thấy thích công việc của họ và các khía cạnh công việc

Trang 13

của họ như thế nào Vì nó là sự đánh giá chung, nên nó là mộtbiến về thái độ Còn Ellickson và Logsdon (2001) thì cho rằng

sự hài lòng công việc được định nghĩa chung là mức độ ngườinhân viên yêu thích công việc của họ, đó là thái độ dựa trên

sự nhận thức của người nhân viên (tích cực hay tiêu cực) vềcông việc hoặc môi trường làm việc của họ Nói đơn giảnhơn, môi trường làm việc càng đáp ứng được các nhu cầu, giátrị và tính cách của người lao động thì độ hài lòng công việccàng cao Schemerhon (1993, được trích dẫn bởi Luddy,2005) định nghĩa sự hài lòng công việc như là sự phản ứng vềmặt tình cảm và cảm xúc đối với các khía cạnh khác nhau củacông việc của nhân viên Tác giả nhấn mạnh các nguyên nhâncủa sự hài lòng công việc bao gồm vị trí công việc, sự giámsát của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, nội dung côngviệc, sự đãi ngộ, và các phần thưởng gồm thăng tiến, điềukiện vật chất của môi trường làm việc, cũng như cơ cấu của tổchức

Theo Kreitner và Kinicki (2007), sự hài lòng công việcchủ yếu phản ánh mức độ một cá nhân yêu thích công việccủa mình Đó chính là tình cảm hay cảm xúc của người nhânviên đó đối với công việc của mình

Trang 14

Theo tôi, sự hài lòng công việc là cảm giác thoải mái,thích thú khi được làm công việc của mình Khi đến nơi làmviệc cảm thấy dễ chịu, được làm việc là hạnh phúc, khôngphải là bị ép buộc

Lý thuyết về sự hài lòng công việc

Nghiên cứu sự hài lòng công việc thường được các nhànghiên cứu gắn liền với các lý thuyết về động viên và sự hàilòng công việc Sau đây là tóm tắt một số lý thuyết đáng lưuý

Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943)

Nói đến sự hài lòng nói chung người ta thường nhắc đến

lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943) Theo ông nhucầu của con người được chia làm năm cấp bậc tăng dần: sinh

lý, an toàn, xã hội, tự trọng và tự thể hiện Sau khi một nhucầu nào đó đã được hài lòng thì nhu cầu ở cấp bấc cao hơn kếtiếp sẽ xuất hiện Từ lý thuyết này, ta có thể thấy nhà quản lýcần phải biết được nhân viên của mình đang ở cấp bậc nhucầu nào để từ đó động viên nhân viên của mình bằng cách đápứng các nhu cầu cá nhân đó của họ

Trang 15

Đây là lý thuyết về nhu cầu của con người và nó đượcxem xét và ứng dụng trong nghiên cứu này vì chỉ khi nào cácnhu cầu của nhân viên được đáp ứng thì họ mới có thể có sựhài lòng trong công việc Các nhu cầu trong lý thuyết này đềuđược đề cập dưới dạng các biến khác nhau Ví dụ như sự hàilòng về nhu cầu sinh lý và an toàn có thể được thể hiện ở cácbiến đo lường sự hài lòng về thu nhập và phúc lợi công ty.Tương tự, sự hài lòng về nhu cầu xã hội và tự trọng được thểhiện ở các biến thể hiện sự hài lòng về mối quan hệ với cấptrên và với đồng nghiệp cũng như biến thể hiện quyền tự chủnhất định trong thực hiện công việc.

Thuyết ERG của Alderfer (1969)

Nhìn chung lý thuyết này giống như thuyết nhu cầu cấpbậc của Maslow, tuy nhiên có một số khác biệt như sau: thứnhất, số lượng nhu cầu được rút gọn còn ba thay vì năm, đó lànhu cầu tồn tại (existence need), nhu cầu liên đới (relatednessneed) và nhu cầu phát triển (growth need); thứ hai, khác vớiMaslow, Alderfer cho rằng, có thể có nhiều nhu cầu xuất hiệntrong cùng một thời điểm (Maslow cho rằng chỉ có một nhu cầuxuất hiện ở một thời điểm nhất định); thứ ba, là yếu tố bù đắpgiữa các nhu cầu, một nhu cầu không được đáp ứng có thể được

Trang 16

bù đắp bởi nhu cầu khác (Kreitner & Kinicki, 2007) Ví dụ: mộtnhân viên không được đáp ứng nhu cầu về thu nhập nhưng cóthể được bù đắp bởi môi trường làm việc tốt, công việc phùhợp, cơ hội được đào tạo thăng tiến, v.v.) trong khi Maslow thìkhông thừa nhận điều đó.

Việc mô hình hồi quy tuyến đa biến trong nghiên cứunày được xây dựng trong đó biến phụ thuộc (sự hài lòng trongcông việc) và nhiều biến độc lập khác nhau (sự hài lòng củacác nhu cầu khác nhau) đã chứng tỏ con người cùng lúc cónhiều nhu cầu chứ không phải là một

Thuyết thành tựu của McClelland (1988)

Lý thuyết của McClelland tập trung vào ba loại nhu cầucủa con người: nhu cầu về thành tựu, nhu cầu về quyền lực vànhu cầu về liên minh Chúng được định nghĩa như sau(Robbins, 2002):

Nhu cầu về thành tựu là sự cố gắng để xuất sắc, để đạtđược thành tựu đối với bộ chuẩn mực nào đó, nổ lực để thànhcông

Nhu cầu về quyền lực là nhu cầu khiến người khác cư xử

Trang 17

theo cách họ mong muốn.

Nhu cầu về liên minh là mong muốn có được các mốiquan hệ thân thiện và gần gũi với người khác

Nhu cầu thành tựu của McClelland được thể hiện trongnghiên cứu này dưới dạng đặc điểm công việc Công việc cầnđược thiết kế sao cho nhân viên đạt được “thành tựu” họmong muốn Còn nhu cầu liên minh được thể hiện ở mối quan

hệ với cấp trên và đồng nghiệp Cuối cùng, nhu cầu quyền lựcđược thể hiện ở cơ hội được thăng tiến

Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959)

Thuyết này chia các nhân tố làm hai loại: các nhân tố độngviên và các nhân tố duy trì Các nhân tố động viên gồm thànhtựu, sự công nhận của người khác, bản chất công việc, tráchnhiệm công việc, sự thăng tiến và sự tiến bộ, và triển vọng của

sự phát triển Nếu nhân viên được đáp ứng sẽ mang lại sự hàilòng trong công việc cho họ, ngược lại nhân viên sẽ không có

sự hài lòng Các nhân tố duy trì gồm chính sách công ty, sựgiám sát của cấp trên, lương bổng, mối quan hệ với cấp trên vàđồng nghiệp, điều kiện làm việc, đời sống cá nhân, vị trí côngviệc và sự đảm bảo của công việc Nếu được đáp ứng sẽ không

Trang 18

có sự bất mãn trong công việc, ngược lại sẽ dẫn đến sự bất mãn.(Efere, 2005) Như vậy, Herzberg đã tách biệt tương đối hainhóm nhân tố này và cho rằng chỉ có những nhân tố động viênmới có thể mang lại sự hài lòng cho nhân viên và nếu khônglàm tốt các nhân tố duy trì sẽ dẫn đến sự bất mãn của nhân viên.Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả không ủng hộ sự phân chiahai nhóm nhân tố như trên của Herberg cũng như bác bỏ việccho rằng các nhân tố duy trì không mang lại sự hài lòng trongcông việc (Kreitner & Kinicki, 2007) Thực tế cho thấy rằngcác nhân tố thuộc hai nhóm trên đều có ảnh hưởng ít nhiều đến

sự hài lòng trong việc Tuy nhiên, thông qua lý thuyết củaHezberg ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của nhân tốđộng viên trong việc mang lại sự hài lòng trong công việc cũngnhư tác động của các nhân tố duy trì trong việc dẫn đến sự bấtmãn của nhân viên

Trang 19

- Thuyết hai nhân tố của Herzberg

Thuyết công bằng của Adam (1963)

J Stacey Adams cho rằng nhân viên có xu hướng đánhgiá sự công bằng bằng cách so sánh công sức họ bỏ ra so vớinhững thứ họ nhận được cũng như so sánh tỷ lệ đó của họ với

tỷ lệ đó của những đồng nghiệp trong công ty Nếu kết quả của

sự so sánh đó là sự ngang bằng nhau tức công bằng thì họ sẽtiếp tục duy trì nỗ lực và hiệu suất làm việc của mình Nếu thùlao nhận được vượt quá mong đợi của họ, họ sẽ có xu hướnggia tăng công sức của họ trong công việc, ngược lại nếu thù lao

họ nhận được thấp hơn so với đóng góp của họ, họ sẽ có xuhướng giảm bớt nỗ lực hoặc tìm các giải pháp khác như vắngmặt trong giờ làm việc hoặc thôi việc (Pattanayak, 2005) Lýthuyết này cũng có thể được xem xét ở góc độ đề tài của luậnvăn này Một nhân viên không thể có được sự hài lòng nếu họnhân ra rằng mình bị đối xử không bằng từ vấn đề lương bổng,

cơ hội đào tạo thăng tiến đến sự hỗ trợ từ cấp trên

Thuyết kỳ vọng của Vroom (1964)

Vroom cho rằng hành vi và động cơ làm việc của conngười không nhất thiết được quyết định bởi hiện thực mà nó

Trang 20

được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọngcủa họ trong tương lai Khác với Maslow và Herzberg, Vroomkhông tập trung vào nhu cầu của con người mà tập trung vào kếtquả Lý thuyết này xoay quanh ba khái niệm cơ bản (Kreitner &Kinicki, 2007) hay ba mối quan hệ (Robbins, 2002):

Expectancy (kỳ vọng): là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đếnkết quả tốt Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan

hệ giữa nỗ lực (effort) và kết quả

Instrumentality (tính chất công cụ): là niềm tin rằng kếtquả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng Khái niệm nàyđược thể hiện qua mối quan hệ giữa kết quả (performance) vàphần thưởng (outcome/rewards)

Valence (hóa trị): là mức độ quan trọng của phần thưởngđối với người thực hiện công việc Khái niệm này được thểhiện thông qua mối quan hệ giữa phần thưởng (rewards) vàmục tiêu cá nhân (personal goals)

Vroom cho rằng người nhân viên chỉ được động viên khinhận thức của họ về cả ba khái niệm hay ba mối quan hệ trên

là tích cực Nói các khác là khi họ tin rằng nỗ lực của họ sẽ cho

ra kết quả tốt hơn, kết quả đó sẽ dẫn đến phần thưởng xứng

Trang 21

đáng và phần thưởng đó có ý nghĩa và phù hợp với mục tiêu cánhân của họ.

- Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Vì lý thuyết này được dựa trên sự nhận thức của ngườilao động nên có thể xảy ra trường hợp là cùng làm ở một công

ty và cùng một vị trí như nhau nhưng một người có động lựclàm việc còn người kia thì không do nhận thức của họ về cáckhái niệm trên là khác nhau

Ứng dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu của luậnvăn này, ta thấy rằng muốn người lao động có động lực hướngtới mục tiêu nào đó (dĩ nhiên mục tiêu này gắn liền với mụctiêu của tổ chức) thì ta phải tạo nhận thức ở người lao động đórằng nỗ lực của họ sẽ mang lại những phần thưởng như họmong muốn Muốn có được nhận thức đó trước hết ta phải tạođược sự hài lòng trong công việc hiện tại của họ, khiến họ hàilòng với điều kiện môi trường làm việc hiện tại, hài lòng với

sự hỗ trợ của cấp trên, của đồng nghiệp, từ đó khiến họ tintưởng hơn vào nỗ lực của họ sẽ dẫn đến kết quả và phần

Trang 22

thưởng như họ mong muốn Sự hài lòng về thưởng phạt côngminh cũng sẽ giúp họ tin rằng những kết quả họ đạt được chắcchắn sẽ nhận được sự ghi nhận cũng như sự tưởng thưởng của

về kết quả công việc của mình Cuối cùng, công việc phải đảmbảo có tính phản hồi từ cấp trên, ghi nhận thành tựu của nhânviên cũng như những góp ý, phê bình nhằm giúp nhân viên

Trang 23

làm việc tốt hơn ở lần sau Nó giúp nhân viên biết được kếtquả thực sự của công việc mình làm.

Mô hình này có nghĩa ứng dụng đối với đề tài nghiên cứunày, các biến đặc điểm công việc sẽ được đưa vào đánh giáxem nhân tố bản chất công việc ảnh hưởng đến mức độ hàilòng công việc nói chung như thế nào

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc

Đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng côngviệc

Theo Kreitner & Kinicki (2007) và Alam & Kamal(2006) có năm nhân tố dẫn đến hài lòng công việc Thứ nhất là

sự đáp ứng về các nhu cầu Các nhu cầu này không chỉ dừnglại ở các nhu cầu để hoàn thành tốt công việc mà phải bao gồm

cả các nhu cầu cá nhân và gia đình của nhân viên

Nhân tố thứ hai dẫn đến sự hài lòng công việc đó là mức

độ giữa những mong đợi của nhân viên và những gì họ có được

từ công ty Khi mong đợi vượt xa thực tế nhận được, nhân viên

sẽ có cảm giác bất mãn Ngược lại nếu nhân viên nhận đượcnhiều thứ vượt xa mong đợi của họ thì sẽ dẫn đến sự hài lòng

Trang 24

rất cao.

Nhân tố thứ ba của sự hài lòng trong công việc đến từ việcnhận thức của cá nhân về giá trị công việc Như vậy, một nhânviên sẽ hài lòng khi công việc mang lại cho anh ta một giá trịquan trọng mang tính cá nhân nào đó Để tăng cường sự hàilòng cho nhân viên, nhà quản lý cần xây dựng môi trường làmviệc tốt với chế độ đã ngộ và công nhận sự đóng góp của nhânviên

Sự công bằng là nhân tố thứ tư dẫn đến sự hài lòng Nhânviên sẽ so sánh công sức họ bỏ ra và thành tựu họ đạt được vớicông sức và thành tựu của người khác Nếu họ cảm thấy mìnhđược đối xử công bằng thì họ sẽ có được sự hài lòng

Nhân tố di truyền được xem là nhân tố cuối cùng ảnhhưởng đến sự hài lòng Nếu như ở bốn nhân tố trên người sửdụng lao động có thể tác động ít nhiều đến chúng thì đối vớinhân tố này, họ hầu như không thể tác động được Do đặc điểm

di truyền hay do cá tính của mỗi con người khác nhau mà cùngmột năng lực và sự đãi ngộ như nhau nhưng hai người với cátính khác nhau sẽ có mức độ hài lòng khác nhau

Từ các học thuyết trên, ta thấy rằng các nhà nghiên cứu

Trang 25

khác nhau có cái nhìn khác nhau về các nhân tố mang lại sự hàilòng công việc Tuy nhiên, qua các học thuyết trên, ta thấy đượcđiểm chung của các tác giả từ các học thuyết này Tất cả họ đềucho rằng để mang lại sự hài lòng công việc thì nhà quản lý cầnphải mang lại sự hài lòng nhu cầu nào đó của người nhân viên.Đối với Maslow và Alderfer thì nhu cầu đó là nhu cầu đượcsống, ăn no mặc ấm, được an toàn, được giao kết bạn bè, đượctôn trọng và tự thể hiện mình, v.v Sự phân chia nhóm và cấpbậc của các nhu cầu của hai ông là khác nhau nhưng các loạinhu cầu là tương đồng nhau.

McClelland thì nhắc nhở chúng ta về nhu cầu về thành tựu

và quyền lực của con người, những thứ mà nhiều người nỗ lựchết sức để đạt được nó Herzberg thì đưa ra hai nhóm nhân tố lànhóm loại bỏ sự bất mãn và nhóm mang đến sự hài lòng nhưngmục tiêu cuối cùng cũng là hài lòng nhu cầu của người laođộng Vroom thì lại cho rằng động lực của người lao động phụthuộc vào nhận thức của họ đối với nỗ lực, kết quả và phầnthưởng nhưng cuối cùng thì cái mà người nhân viên quan tâmcũng là phần thưởng có phù hợp với mục tiêu (nhu cầu) của họhay không Adam thì nhấn mạnh đến nhu cầu đòi hỏi về sự đối

xử công bằng của người quản lý đối với người nhân viên cấp

Ngày đăng: 18/04/2019, 23:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w