25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp

62 577 4
25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

25 BỆNH, TRIỆU CHỨNG BỆNH MỚI, THƯỜNG GẶP I- SỐT: Được gọi là sốt khi nhiệt độ cơ thể cặp ở nách từ 37,5 trở lên. Khi sốt cần xem có các triệu chứng khác kèm theo để xác định được bệnh điều trị kịp thời và cho đúng hướng. Nếu trường hợp cho phép điều trị tại nhà, sau điều trị trên 2 ngày không đỡ cần được khám ở cơ sở y tế. Để giúp cho có hướng chẩn đoán bệnh và điều trị, khi sốt cần chú ý các dấu hiệu kèm theo: 1.1- Sốt kèm theo ho ngay cả khi nghỉ ngơi, có khạc ra đờm mầu nâu: Cần đến bác sĩ khám, vì có thể bị viêm phổi, viêm phế quản. 1.1.1- Viêm phổi do nhiễm khuẩn (do vi khuẩn, vi rút, nấm): Là bệnh thường xuyên gập ở mọi lứa tuổi, ở người cao tuổi do có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm bệnh hơn so với tuổi thanh niên. Nguyên nhân hầu hết do vi khuẩn và vi rút, thỉnh thoảng mới gặp do nấm. Bệnh viêm phổi có thể gặp ở các mùa trong năm. - Triệu chứng của viêm phổi cấp: Bệnh thường xuất hiện đột ngột với đau ở ngực có vùng đau rõ rệt, đau liên quan đến nhịp thở, người bệnh khi thở có cảm giác muốn giữ vào vùng đau, kèm theo sốt cao, gai rét và rét run, ho ra đờm vàng, xanh hoặc có máu. Viêm phổi do virut ban đầu thường biểu hiện sốt cao, đau mỏi toàn thân, ho khan giống như cảm cúm. Viêm phổi do virut thường sau một mhiễm khuẩn nặng, dùng nhiều thuốc kháng sinh. - Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (theo chỉ dẫn của thầy thuốc tuỳ theo mức độ của bệnh dùng loại kháng sinh cho phù hợp như nhóm Beta lactam (Amoxicillin, Bristopen, Clamoxyl .), Macrolides (Erythromycin, Azythromycin, Rovamycine, Zymycin .), Cephalosporin (Zinacef, Axepim, Cephalexin, Tridacef, Zinnat .), Quinolones (Cifran, Ciplox, Opecipro, Peflacine…), kháng nấm (Mycosyst, sporal, Nystatine…)v.v . Thuốc chống viêm phù nề đường hô hấp (Danzen 5mg/v, Alfa chymotrypsin v.v .). Thuốc long đờm và làm đờm loãng ra, không gây bít phế nang (Viên bổ phế, An hoà khí, nhóm thuốc Mucosan 200mg, Mucothiol 200mg .). Thuốc hạ nhiệt (các loại Paracethamol) và các Vitamin. 1.1.2. Viêm phế quản: viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn. - Viêm phế quản cấp: Là một bệnh thường gập, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do vi khuẩn, virut đường hô hấp, nhiễm lạnh và ở những 1 người hút thuốc lá và có bệnh phổi mãn (hen, xuyễn .) cũng dễ bị những đợt viêm phế quản cấp. + Triệu chứng của viêm phế quản cấp: Khò khè, ban đầu thường ho khan làm người bệnh cảm giác khó chịu, sau đó ho kéo dài và có đờm có thể xanh hoặc vàng, đau sau xương ức, tức ngực khi ho. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Viêm phế quản cấp có thể lành tính và thể ác tính. Thể lành tính do viêm các phế quản lớn (phế quản gốc, phế quản thuỳ và phân thuỳ). Thể ác tính do viêm phế quản nhỏ, tắc nghẽn khi thở ra và dễ gây suy thở. + Điều trị: Nếu viêm phế quản cấp điều trị các thuốc kháng sinh, chống phù nề đường hô hấp, long đờm (như trong điều trị bệnh viêm phổi), kèm theo dùng các loại chống dị ứng (như Clopheniramin 4mg/v, Péritol 5mg/v, Thelaren 5mg/v .), nếu có điều kiện thì làm khí dung hàng ngày. - Viêm phế quản mãn: Bệnh thường kéo dài 2 - 3 tháng và lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, hay gập ở những người có bệnh hen, ở những người cao tuổi, những người nghiện thuốc lá, thuốc lào . nếu bệnh bệnh kéo dài và thường xuyên tái phát, không được theo dõi và điều trị tốt có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn phế quản, khí phế thũng. + Triệu chứng: Bệnh nhân thường ho khan, ho kéo dài, khó thở khi ho, đôi khi có ho ra máu nếu có giãn phế quản. + Điều trị: Trước mắt nên ngừng hút thuốc lá, dùng các thuốc giảm ho, long đờm, chống phù nề đường hô hấp và chống tắc nghẽn phế quản. Nếu có viêm nhiễm cần dùng thuốc kháng sinh. Đến cơ sở y tế khám để được điều trị theo nguyên nhân. 1.2. Sốt kèm theo đau đầu, mỏi chân tay, ngạt tắc mũi, sổ mũi, đau họng nhất là xung quanh có nhiều người cũng có các triệu chứng như trên: Khi đó thường nghĩ đến bị bệnh cúm. Về điều trị: - Uống các thuốc hạ sốt và giảm đau như Paracethamol, Cảm xuyên hương. - Uống nhiều nước, hoa quả v.v . Trong nước uống nên có thêm muối, đường hoặc thuốc có chứa chất điện giải (gói Orêzol, viên Hydrit). - Nhỏ mũi, ngậm thuốc chống viêm họng (Xạ can, Lisopaine10mg/v ngậm dưới lưỡi 4-6viên /ngày, Oropivalone ngậm 4-10viên/ngày, Mybacin ngậm ngày 8-10viên v.v .). 2 - Nếu có sốt kéo dài vài ngày, ho ra đờm đặc, đau rát họng và ho nhiều có thể dùng thuốc kháng sinh. 1.3. Sốt kèm theo nhức đầu dữ dội, đau đầu khi gập cổ, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, có thể có trạng thái lơ mơ: Khi đó cần đưa ngay đi cấp cứu ở bệnh viện có thể nghĩ đến bệnh não - màng não: - Nguyên nhân: Thường do vi khuẩn và virut gây nên. Đặc biệt viêm màng não mủ do vi khuẩn gây ra (Menigococcus - Não mô cầu), bệnh thường diễn biến nặng và phức tạp, lây qua đường hô hấp nên dễ thành dịch. Ngoài ra còn có thể gặp viêm màng não do virut, do vi khuẩn lao v.v . - Triệu chứng chủ yếu: Sốt cao, nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn vọt, cổ cứng, sợ ánh sáng. Các triệu chứng xuất hiện rất nhanh và rầm rộ. Bệnh nhân thường có ban xuất huyết ở da, có khi đi vào trạng thái lơ mơ khi bị viêm màng não do não mô cầu. - Điều trị: Khi thấy có triệu chứng trên dứt khoát phải đưa đến bệnh viện để được làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán xác định và điều trị sớm và để phòng trở thành dịch bệnh. + Khi bị bệnh viêm màng não mủ bệnh nhân phải được cách ly. Đối với những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, uống thuốc kháng sinh phòng bệnh. Theo hướng dẫn của Trung tâm y tế dự phòng thực hiện tiêm chủng, uống thuốc kháng sinh phòng bệnh khi có chỉ định đối với cộng đồng dân cư trong khu vực. 1.4. Sốt kèm theo đau họng đơn thuần: Nghĩ đến viêm họng, viêm Amidan. Bệnh thường do liên cầu khuẩn Streptococcus gây nên. - Triệu chứng: Cảm giác thô ráp phía sau họng gây nuốt đau và khó. Sốt, mệt mỏi và có thể có hạch sưng ở vùng dưới hàm. - Điều trị: Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (ví dụ như Amoxicilin, Rovamycin, Erythromycin .); chống viêm và phù nề tại họng (như Danzen 5mg/v, Alpha Chymotripsin), các thuốc ngậm tại họng (như Lisopaine ngày 4-6 viên, Mybacin 8-10viên, Oropivalone 4-10 viên, xạ can, súc miệng nước muối); Vitamin và thuốc hạ nhiệt (Paracethamol). 1.5. Sốt kèm theo các triệu chứng đau thắt lưng, tiểu tiện bất thường, nước tiểu đục, hoặc hồng, đái buốt, đái rắt. Nghĩ đến viêm bàng quang nếu có đau tức vùng hạ vị và vùng bàng quang, đái buốt, đái rắt nước tiểu có mầu hồng và mùi hôi, vẩn đục. Nghĩ đến sỏi tiết niệu khi có cơn đau quặn vùng thắt lưng hoặc bụng, thường đau khu trú một bên, đau từng cơn đôi khi vã mồ hôi, 3 choáng, đái ra máu, có thể có sốt. Viêm thận, viêm bể thận, viêm cầu thận thường có sốt, đái ra máu và có thể có mủ, phù. Cần đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định và điều trị sớm. - Điều trị: Đối với viêm bàng quang: + Thuốc kháng sinh: tuỳ trường hợp có thể sử dụng thuốc kháng sinh như Bisepton, Amoxicilin, Nitrofurantoin, Noroxin 400mg, nhóm Cephalosporins, nhóm Quinolones, nhóm macrolides v.v . + Thuốc lợi tiểu: râu ngô, bông mã đề v.v . + Chống phù nề niêm mạc bàng quang: Danzen 5mg/viên… - Sốt, đau tức hai bên thắt lưng, nước tiểu đỏ hoặc thẫm màu, phù. Nghĩ đến viêm cầu thận, viêm bể thận. Nhất thiết phải đến bệnh viện hay cơ sở y tế để được khám và điều trị có hệ thống, tránh dẫn đến viêm thận mãn tính. 1.6. Sốt vừa ở vùng có dịch: Nghĩ đến các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt thương hàn, sốt xuất huyết. - Sốt rét: Khởi đầu thường gai rét rồi rét run, sau đó sốt cao, cuối cơn ra mồ hôi, da sạm, sốt thường có cơn rõ rệt, ngày một hoặc một vài cơn, có khi cách nhật mới có cơn tuỳ thuộc vào loại ký sinh trùng sốt rét, tuỳ thể bệnh, ở vùng sốt rét hoặc mới ra khỏi vùng sốt rét. Bệnh lây qua muỗi đốt. - Thương hàn: Khởi đầu có thể sốt cao liên tục và rét run, cũng có thể sốt từ từ, mạch chậm; đi ngoài có rối loạn tiêu hoá (táo bón hoặc lỏng không liên quan đến ăn uống, buồn nôn); rối loạn thần kinh (nhức đầu, mỏi toàn thân, mất ngủ); có ban hồng ở vùng bụng, lưỡi trắng bự viền đỏ, bụng chướng. Bệnh thường xẩy ra vào mùa hè thường có nhiều người cùng sốt và rối loạn tiêu hoá, bệnh dễ thành dịch và lây qua đường tiêu hoá. - Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột và sốt liên tục, đau cơ, đau khớp, nổi hạch, những ngày sau thấy nền da giãn mạch đỏ, có ban và có chấm ban xuất huyết. Bệnh hay vào mùa hè, lây theo đường do muỗi đốt nên dễ thành dịch. Khi đó cần đến cơ sở y tế để được khám bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trước mắt khi thấy sốt cao cần uống nước đủ (nước có muối, đường hoặc bột điện giải, viên Hydrit) đề phòng rối loạn nước điện giải, thuốc hạ nhiệt giảm đau nhóm Paracethamol. II- ĐAU NGỰC: Đau ngực có thể đau mơ hồ, đau nhói như dao đâm, có khi đau rát như bỏng, có thể đau co thắt như xé vùng ngực, có thể có cảm giác nặng ở vùng 4 ngực v.v . Không bao giờ được coi nhẹ cơn đau vùng ngực, nhiều khi chủ quan gây những hậu quả đáng tiếc đến tính mạng người bệnh. Đau ngực do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy khi đau ngực phải được theo dõi tỷ mỉ các dấu hiệu: 2.1. Đau ngực ở vùng xương ức, vùng trước tim: Đau có tính chất co thắt, đau nhói, có cảm giác nghẹn thở, có khi ngừng vận động và ngừng thở. Cũng có khi chỉ có cảm giác đè nặng ở vùng ngực trái. Đau có thể lan xuống cánh tay trái, ngón cái, đau lan 2 cánh tay, lên vai và cổ, hàm dưới, vã mồ hôi. Nghĩ đến: Các bệnh tim mạch. 2.1.1. Nếu cơn đau xẩy ra đột ngột như dao đâm hoặc như xé lồng ngực; đau khắp lồng ngực, cũng có thể đau nhẹ kèm theo khó thở ngột thở. Cơn đau kéo dài trên 15-20' phút, có khi kéo dài vài giờ, vã mồ hôi, khó thở, mạch nhanh, buồn nôn. Ngậm Nitroglycerin mà không thấy triệu chúng đau giảm. Nghĩ đến Nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là một hoại tử vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ. Nhồi máu cơ tim cấp là tai biến kịch phát của bệnh tim thiếu máu cục bộ đòi hỏi sự cấp cứu - hồi sức nội khoa. Nhồi máu cơ tim xẩy ra do nghẽn tắc một động mạch vành hoặc một nhánh. Nguyên nhân thường do mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, cục máu đông do ngưng kết tiểu cầu kết chặt làm ngừng hoàn toàn tuần hoàn trong vùng đó, co thắt nặng động mạch vành kéo dài. Nhồi máu cơ tim cấp cũng có thể xẩy ra do tăng cầu ở cơ tim vì gắng sức thể lực quá mức, stress tâm lí, cơn nhịp nhanh, cơn tăng huyết áp, các tình trạng tăng chuyển hoá. Tại vùng bị nhồi máu cơ tim sẽ giải phóng ra nhiều chất, trong đó có các chất làm cho gây cơn đau ngực dữ dội, các men đặc hiệu của tế bào cơ tim cả khu vực mất hoạt động điện và mất khả năng tham gia co bóp tống máu. Khám lâm sàng: Nhịp tim nhanh, cũng có thể chậm 40-50 lần/1 phút, nhịp tim không đều, tiếng tim mờ, có thể có tiếng ngựa phi. Huyết áp thấp, giờ đầu có thể không đo được huyết áp, gây truỵ tim mạch (vã mồ hôi, da lạnh, xanh xám, buồn nôn, muốn ngất xỉu), rất nguy hiểm, đe doạ tử vong. Những giờ đầu không sốt. Nếu có điều kiện cần kiểm tra: + Điện tim: Sóng T (T vành: âm, cân, nhọn) phản ánh thiếu máu cục bộ cơ tim. Đoạn ST chênh lên, lồi lên phản ánh tổn thương cơ tim. Sóng Q sâu phản ánh hoại tử. Vậy hoại tử là dấu chứng quyết định chẩn đoán. 5 + Xét nghiệm: Men CPK hoặc CK (Creatin-photphokinaza) với men đồng vị MBCK đặc hiệu cho cơ tim. Men SGOT (Transaminaza cơ tim) đều tăng cao. Men LDH (Lacticdehydrogennaza) với men đồng vị LDH1 đặc hiệu cho cơ tim thường xuất hiện chậm vào ngày thứ 4. Nhồi máu cơ tim trong giờ đầu, ngày đầu diễn biến rất phức tạp. Nhiều biến chứng đe doạ đến tính mạng bệnh nhân như suy tim cấp, đứt cơ cột giữa các van tim gây hở van tim, thủng vách liên thất, vỡ tim, rối loạn nhịp tim, rung thất dễ dẫn đến tử vong v.v . Gặp trường hợp trên: - Ngay tức khắc tại nhà: Khi có cơn đau ngực trái cho ngậm viên Nitroglycérin dưới lưỡi, nằm yên tại giường. Sau 20 phút vẫn không cắt được cơn đau, các triệu chứng trên càng nặng nề thêm, nằm tại giường không được vận động dù nhỏ cũng làm tim tăng hoạt động, tăng co bóp tim, dễ làm vỡ tim và xuất hiện các biến chứng. - Báo ngay cấp cứu 115, nếu không có điều kiện nhất thiết phải mời y bác sĩ đến để khám, chẩn đoán xác định và có chỉ định càng sớm càng tốt việc dùng thuốc chống đau ngực, chống truỵ tim mạch, thở ôxy, chống rối loạn nhịp tim, thuốc làm tiêu huyết khối và quyết định việc điều trị tại chỗ hay đưa đến bệnh viện bằng phương tiện đảm bảo an toàn nhất. 2.1.2. Nếu có cơn đau ngực vùng ức, trước tim, cơn đau mất đi khi ngừng vận động, đau lại khi gắng sức v.v . Nghĩ đến thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực do thiểu năng vành. - Cơn đau thắt ngực là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng những cơn đau hoặc cảm giác thắt chặt ở sau xương ức hay vùng trước tim, đôi khi xuyên ra sau lưng và thường lan lên cổ, vai trái, cánh tay. Cơn đau thắt ngực xẩy ra do mảng vữa xơ làm hẹp lòng động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến nuôi dưỡng một khu vực của cơ tim, làm mất cân bằng khả năng cung cấp máu của động mạch vành và nhu cầu về máu lẫn ôxy của cơ tim. Khi đó tim phải đập nhiều hơn, nhanh hơn để cung cấp thêm máu cho các cơ bắp. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các động mạch vành tim phải giãn ra để tăng chứa máu và ôxy vào thêm cho các tế bào cơ tim. Trong khi đó mạch vành bị xơ vữa, khả năng giãn mạch vành bị hạn chế, nên khi gắng sức sẽ mất cân bằng, máu và ôxy đến không đủ, làm cho cả một khu vực của cơ tim bị thiếu máu, tế bào kém nuôi dưỡng nên bị tổn thương. 6 - Dấu hiệu lâm sàng: Đau vùng ức hoặc ngực trái, đau co thắt ngực hoặc đau nhói, khi đau ngừng vận động tháy đỡ đau. Cũng có khi chỉ thấy cảm giác đè nặng ở ngực, có khi đau lan lên bả vai tới cánh tay theo mặt trong cẳng tay tới ngón tay út, tới cổ, hàm dưới, tới thượng vị, có cảm giác lo lắng. Cơn đau ngắn từ 30 giây hoặc kéo dài tới vài chục phút, nằm nghỉ đỡ đau. - Nếu có điều kiện làm điện tâm đồ trong cơn đau có thể thấy hình ảnh ST chênh xuống phản ảnh thiếu máu cơ tim cục bộ, ngoài cơn đau điện tim thường trở về bình thường. - Điều trị: Tốt nhất được chỉ dẫn của thầy thuốc, tạm thời xử trí bước đầu: + Khi có cơn đau phải ngừng ngay hoạt động, nghỉ tại chỗ và ngậm 1 viên Nitroglycérin dưới lưỡi. Có thể dùng 4-5 lần trong một ngày nếu lại xuất hiện cơn đau và chịu được thuốc (không được dùng Nitroglycérin khi huyết áp tối đa xuống dưới 100 mmHg). + Dùng các thuốc dán hoặc thuốc mỡ (loại dạng thuốc của Nitroglycérin) để dán hoặc bôi vào vùng ngực trái, hoặc dùng thuốc uống có tác dụng kéo dài như Lemitral. + Ngoài cơn đau: Dùng các thuốc thuộc nhóm Nitroglycérin nhưng loại thuốc kéo dài (Peritrat, Nitropenton v.v .), Vastarel, các thuốc chẹn Beta, ức chế Canxi. + Đến bệnh viện khám để được làm các xét nghiệm chẩn đoán, có hướng điều trị và dự phòng lâu dài. Nếu có chỉ định cần được điều trị cơ bản như nong động mạch vành hoặc làm cầu nối chủ - vành (Paj-Pass). 2.1.3. Phòng bệnhbệnh nhân hay có cơn đau vùng ngực trái, nhồi máu cơ tim: - Phải thực hiện tốt hướng dẫn của thầy thuốc sau cơn đau thắt ngực cũng như sau điều trị nhồi máu cơ tim: Dùng thuốc lâu dài và luyện tập phục hồi chức năng. - Tránh các điều kiện thuận lợi cho cơn đau xuất hiện, kiểm soát các yếu tố làm bệnh nặng, làm khởi phát bệnh, làm tăng ngưỡng gây đau(hút thuốc, cơn tăng huyết áp, nhanh, béo phì v.v .). Không làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh xúc động mạnh (Streess), không để nhiễm lạnh. - Định kỳ đến kiểm tra tại cơ sở y tế. 7 2.2. Đau ngực đơn thuần kèm theo thở nhanh, sốt nếu phải nằm lâu sau phẫu thuật: Nghĩ đến có thể bị viêm phổi, ứ tắc huyết phổi do nằm lâu: nên đến bệnh viện để khám và chụp phổi. 2.3. Đau ngực đột ngột tăng lên khivà khi gập người lại: Nghĩ đến một số trường hợp sau: Thoát vị cơ hoành, co thắt thực quản. Khi đó cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, vì mỗi bệnh có thái độ điều trị khác nhau. - Thoát vị cơ hoành: Cần được theo dõi và cần phẫu thuật. - Đau do co thắt thực quản: Dùng thuốc giảm co thắt như Spasmaverin 40mg hoặc No-spa 40 mg, ngày 2-4 viên và thuốc giảm đau: Nhóm Paracethamol 500 mg (Efférangan Codein, Panadon 500 v.v .). Sau đó đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị. 2.4. Đau ngực cảm giác ở vùng thượng vị, xiên lên ngực kèm theo khó tiêu, đau xiên ra sau lưng, liên quan đến ăn uống: Nghĩ đến đau thuộc hệ tiêu hoá: viêm, loét dạ dầy hành tá tràng (xem phần về đau dạ dầy - đại tràng). 2.5. Đau ngực một bên, sờ vào cảm giác đau rát: Có hai khả năng: - Đau ngực một vùng, đau theo nhịp thở nghĩ đến: đau dây chằng và đau sụn sườn do va đập hoặc do thần kinh, do viêm: dùng thuốc giảm đau (Paracéthamol 500 mg, ngày4viên, nếu đau nhiều có thể dùng thêm Alaxan, Mobic 7, 5mg/viên v.v .). + Chống viêm phù nề tại chỗ bằng các thuốc chống viêm, dầu xoa, dán băng dính thuốc. Cần đến bệnh viện khám, chụp XQ để loại trừ tổn thương thực thể và điều trị. - Đau một bên, kèm theo trên da dọc xương sườn có những nốt phỏng rất rát, sau đó những mụn vỡ ra và lan nhanh theo một bên thân thể theo đường dây thần kinh, nghĩ đến viêm dây thần kinh do virut (zona), bệnh thường diễn biến ít nhất 2 tuần: Cần đến khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị. Nếu không có điều kiện khám bệnh, tạm điều trị bằng các thuốc giảm đau, an thần; tại chỗ giữ sạch, không để mụn vỡ lan ra, cần phải chấm khô khi có những mụn vỡ; thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn thông thườngvà thuốc chống phù nề tại chỗ, thuốc giảm đau. Nếu có điều kiện uống kháng sinh chống virut như Acyclovir 200mg/1 viên hoặc Zovirax 200mg/1 v ngày 4 viên trong 5 ngày đầu, bôi mỡ Acyclovir trực tiếp vào các nốt mụn hoặc chấm Xanh Methylene. 8 - Có thể dùng thuốc y học dân tộc như: Giã 1 nắm gạo trộn với nước vo đắp vào vết giời leo. Đậu xanh một nắm giẫ nhỏ trộn với nước bọt cơm đắp lên. Lá xoan leo một nắm rửa sạch giã nhỏ đắp lên. III- CHÓNG MẶT: Chóng mặt là một triệu chứng chủ quan của người bệnh. Người bệnh cảm thấy mọi vật chung quanh quay hoặc bản thân bị quay như đứng giữa một cơn lốc, đôi khi có cảm giác bồng bềnh như đứng trên thuyền, hoặc bị hẫng hụt, đi lại không vững hoặc khi đi như bị kéo lệch về một phía. Có lúc cảm thấy nhà cửa đu đưa, giường chao đảo, mặt đất bập bềnh. Một số cơn chóng mặt kèm theo nôn, buồn nôn, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp sợ hãi. Cơn thường xẩy ra đột ngột, có thể diễn biến nhanh hoặc kéo dài. Nguyên nhân của chóng mặt rất phức tạp, cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Khi thấy có dấu hiệu chóng mặt có thể nghĩ đến: 3.1. Chóng mặt kèm theo yếu chân tay hoặc có cảm giác như kiến bò, nói khó, mờ mắt: 3.1.1. Nếu những dấu hiệu trên không thường xuyên: Nghĩ đến bệnh do hẹp mạch máu não. Hẹp mạch máu não gây cơn thiếu máu thoảng qua, xẩy ra khi sự cung cấp máu động mạch đến não bị tắc tạm thời do có cục máu đông trong mạch máu, hoặc do co thắt mạch máu, do hẹp động mạch vì xơ vữa gây ra. Cục máu đông có thể xuất phát từ mạch máu của van tim. Nếu là do co thắt mạch máu não triệu chứng sẽ không thường xuyên, mỗi cơn chỉ vài phút đến vài giờ. Nếu do cục máu đông : bít không hoàn toàn triệu chứng sẽ không thường xuyên, nếu bít tắc hoàn toàn triệu chứng thường xuyên. - Triệu chứng của bệnh hẹp mạch máu não: Cơn thường xẩy ra đột ngột, tuỳ thuộc vào vị trí và thời gian bị tắc nghẽn của dòng máu đến não. Cơn có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Nếu kéo dài trên 24 giờ phải nghĩ đến đột quỵ (cơn thiếu máu thoảng qua có thể là dấu hiệu báo trước của đột quỵ). Bệnh nhân thấy xuất hiện triệu chứng yếu hoặc tê bại một tay hoặc một chân, nói khó, chóng mặt, nhìn mờ. Sau mỗi cơn có thể bình phục trở lại hoàn toàn. Khi thấy những dấu hiệu trên: cần nằm nghỉ tại chỗ, đo huyết áp và theo dõi diễn biến của các triệu chứng, dùng thuốc hạ huyết áp nếu có huyết áp cao, thuốc dãn mạch. Nếu có huyết áp thay đổi diễn biến kéo dài hoặc nặng hơn cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán để xác định bệnh và điều trị. 9 3.1.2. Nếu những dấu hiệu trên xẩy ra thường xuyên: Nghĩ đến tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu nhỏ: Cần được bác sĩ khám ngay. 3.2. Chóng mặt - ngất xỉu: do nhiều nguyên nhân như: - Do hệ thần kinh phó giao cảm tăng cường hoạt động quá mức làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp gây hậu quả giảm lượng tuần hoàn máu lên não. Ngất xỉu thườngtriệu chứng báo trước như vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, ù tai, sa sầm mặt mày . Thường xẩy ra sau cơn Stress, sợ hãi, sốc, hoặc do thở không khí thiếu oxy. - Do hạ huyết áp tư thế: Hay gặp ở người đứng yên quá lâu, đứng dậy đột ngột, uống thuốc hạ huyết áp, dùng các thuốc giãn mạch. Xử trí: Khi thấy các dấu hiệu nói trên nên ngồi kẹp đầu giữa hai gối, hoặc nằm kê chân cao, nằm nghỉ 10-15 phút sẽ đỡ. Nếu đang ở ngoài trời nắng, đưa vào ngay chỗ mát và cho nằm nghỉ. 3.3. Chóng mặt kèm theo luôn cảm thấy có tiếng ồn trong tai hoặc cảm thấy nghễnh ngãng, nhức đầu: Nghĩ đến hội chứng mê đạo (tai trong) trong đó bệnh thường gập là hội chứng rối loạn tiền đình (Meniere). Mê đạo là khoang chứa dịch thuộc tai giữa, có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, vì vậy khi bị tổn thương sẽ có triệu chứng chóng mặt. - Nguyên nhân: Là bệnh của tai trong, thường chỉ bị một tai. Bệnh do sũng dịch trong mê đạo (do rối loạn vận mạch, do rối loạn sản xuất và tiêu hao dịch trong tai, do dị ứng). Hội chứng này có xu hướng tự khỏi do tai trong được lành bệnh hay bị huỷ diệt, tuy chóng mặt có thể hết song người bệnh vẫn còn ù tai kéo dài và nghe kém. - Triệu chứng: Dấu hiệu chủ yếu là cơn chóng mặt xuất hiện đột ngột, có thể nặng đến mức làm bệnh nhân ngã quỵ. Chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn, có thể có rung giật nhãn cầu. Bên tai bị bệnh có cảm giác nặng, ù tai, đau trong tai, khi mở mắt ra nhìn lên trần thấy quay cuồng. Một cơn kéo dài vài phút đến vài giờ; giữa các cơn vẫn ù tai và nghênh ngãng. Thường người bệnh lo lắng, sợ hãi nhiều hơn là thực thể có tổn thương. - Điều trị : Khi gặp trường hợp này, người bệnh có thể điều trị qua 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng chóng mặt từ 2-3 ngày, giảm và loại trừ các biểu hiện khó chịu: 10 [...]... tính và lứa tuổi), yếu tố di truyền (có tính chất gia đình) 11.2 Triệu chứng lâm sàng: Bệnh thường bắt đầu sau một yếu tố thuận lợi như nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, thay đổi nôị tiết Đa số bệnh bắt đầu từ từ tăng dần, có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu cấp tính Bệnh thường gặp vào mùa đông - xuân lạnh và ẩm Triệu chứng thể hiện: - Bệnh khởi đầu: 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm một khớp, trong... trị và theo dõi diễn biến của bệnh XI ĐAU XƯƠNG VỀ ĐÊM, CỨNG KHỚP VÀO BUỔI SÁNG, ĐAU Ở CÁC KHỚP NHỎ, CƠ THỂ MỆT MỎI, THƯỜNG Ở TUỔI TRUNG NIÊN NGHĨ ĐẾN BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP: Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh hay gặp nhất trong các về bệnh khớp, bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ trung niên trở lên, diễn biến kéo dài dù có được điều trị và hậu quả có thể dẫn đến tàn phế Bệnh VKDT là tình trạng viêm tổ... Nếu bệnh thường xuyên xẩy ra và bệnh nặng: Đến khám bác sĩ để xin ý kiến về xử trí thần kinh giao cảm - Hiện tượng Raynaud: Hiện tượng Raynau thường do xơ cứng mạch máu, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh tổ chức liên kết (Lupus), xơ cứng bì (Sclérodermie) hoặc rối loạn do nghề nghiệp (thợ máy khoan, máy cưa, sử dụng các máy có độ rung lớn, đánh máy, dương cầm v.v ) 26 + Triệu chứng: Như triệu chứng của bệnh. .. Khám bệnh để chẩn đoán xác định và theo dõi phòng bệnh lâu dài 8.5 Tê đầu ngón tay, xanh tái khi trời lạnh hoặc cho tay vào nước lạnh, bàn tay trở lại hồng hào khi được ấm bàn tay: Nghĩ đến bệnh Raynaud hoặc hiện tượng Raynaud - Bệnh Raynaud là bệnh mạch máu, khi tiếp xúc với môi trường lạnh thường các mạch máu nhỏ ở ngón tay, ngón chân co thắt đột ngột gây tím đầu ngón nhất là ngón tay Bệnh thường gặp. .. tuổi: Nghĩ đến tổn thương đốt sống cổ Bệnh hư xương sụn cột sống cổ hay còn gọi là thoái hoá cột sống cổ, thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi - Triệu chứng chính: đau và cử động cổ có cảm giác cứng cổ, do áp lực đè lên các dây thần kinh qua giữa các đốt sống cổ, người bệnh thường đau tay, đau vai, tê, đau nhức ở bàn tay và nắm lại không chặt Các triệu chứng trên có thể tăng lên, song có khi... tháng: Nghĩ đến u thanh quản - U thanh quản thường là u ác tính của thanh quản U thanh quản chiếm 2% các loại ung thư Thường xẩy ra ở người nghiện thuốc lá nặng hoặc nghiện rượu, ở người trên 60 tuổi - Triệu chứng của u thanh quản: + Khàn tiếng là một triệu chứng nổi bật nếu u nằm ngay trên dây thanh âm U mọc ở các nơi khác trong thanh quản thường không gây triệu chứng nên khi được phát hiện u đã tiến triển... hoá các khớp giữa các đốt sống cổ, còn gọi là bệnh hư xương sụn cột sống vùng cổ Bệnh có thể gập từ tuổi trưởng thành, song thường gặp ở người già hoặc người sau chấn thương vùng cổ - Triệu chứng: Đau và cứng cổ do áp lực đè lên dây thần kinh đi qua giữa các đốt sống cổ có bị bệnh làm cho đau tay, đau vai và tê đau nhức bàn tay, nắm tay không chặt Các triệu chứng trên có khi chỉ rất nhẹ, cảm giác khó... cấp máu tạm thời tới một phần của não, gây giảm sút tạm thời thị giác, ngôn ngữ 25 - Triệu chứng: Thường xẩy ra đột ngột, tuỳ thuộc vào vị trí và thời gian bị tắc của dòng máu đến gâybại nửa người hoặc 1 tay, 1 chân; mất ngôn ngữ, choáng váng, mắt nhìn mờ Sau cơn, các triệu chứng mất đi, người bệnh hoàn toàn trở về bình thường - Chẩn đoán: Để chẩn đoán chính xác và loại trừờng hợp tổn thương não và... thoảng qua, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh lý thận do cao huyết áp, bệnh võng mạc - Stress: do căng thẳng thần kinh hệ thần kinh giao cảm tăng cùng hoạt động giải phóng adrenalin và Nor adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp nhanh hơn, tiểu động mạch co lại và làm huyết áp tăng - Bệnh xơ vữa động mạch: Bệnh xơ vữa động mạch phối hợp với tăng huyết áp sẽ thúc đẩy sự tiến triển của bệnh, dễ gây biến chứng nặng,... thần kinh thực vật Bệnh viện có thể làm các xét nghiệm để chẩn đoán: Phản ứng Waceler, ASLO, RF, Rose, test Latex, X quang các bào mòn đầu xương, hẹp khe khớp v.v 11.3 Điều trị viêm khớp dạng thấp: Bệnh VKDT là một bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, do đó đòi hỏi một quá trình điều trị liên tục và liên tục cả thầy thuốc và bệnh nhân Bệnh có từng đợt tiến triển rồi lui bệnh, ít thấy bệnh khỏi hẳn Do . 25 BỆNH, TRIỆU CHỨNG BỆNH MỚI, THƯỜNG GẶP I- SỐT: Được gọi là sốt khi nhiệt độ cơ thể cặp ở nách từ 37,5 trở lên. Khi sốt cần xem có các triệu chứng. và vi rút, thỉnh thoảng mới gặp do nấm. Bệnh viêm phổi có thể gặp ở các mùa trong năm. - Triệu chứng của viêm phổi cấp: Bệnh thường xuất hiện đột ngột với

Ngày đăng: 28/08/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan