1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết hồng lâu mộng của tào tuyết cần từ góc nhìn văn hóa (tt)

13 335 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 310,91 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN “Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần từ góc nhìn văn hóa” là đề tài tôi yêu thích.. 11 Chương 1: Truyền thống văn hóa Trung Hoa với quan ni

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ ÁNH

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

HỒNG LÂU MỘNG CỦA TÀO TUYẾT CẦN

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số : 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS-TS NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

Huế, năm 2014 Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và

chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác

Huế, 2014

Lê Thị Ánh

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần

từ góc nhìn văn hóa” là đề tài tôi yêu thích Việc thực hiện luận văn với đề tài này

không chỉ đem đến cho tôi những kiến thức khoa học mà còn cả sự cảm thụ văn học một cách mới mẻ, độc đáo - cảm thụ văn học từ văn hóa

Tôi xin cảm ơn khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng trân trọng, sự biết ơn đến PGS-TS Nguyễn Thị Bích Hải đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này với tất cả lòng nhiệt tình, sự quan tâm

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, đến những người thân và bạn bè đã động viên khuyến khích, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Lê Thị Ánh

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

2.1 Nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc 4

2.2 Nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Việt Nam 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

4.1 Phân tích - tổng hợp 9

4.2 So sánh - đối chiếu 9

4.3 Thống kê - phân loại 9

4.4 Cấu trúc - Hệ thống 9

4.5 Nhân học văn hóa 9

5 Đóng góp của luận văn 10

6 Cấu trúc của luận văn 10

B PHẦN NỘI DUNG 11

Chương 1: Truyền thống văn hóa Trung Hoa với quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng 11

1.1 Quan niệm về con người trong truyền thống văn hóa, triết học Trung Hoa 11

1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong Hồng lâu mộng 17

1.2.1 Quan niệm hư - thực của Phật, Lão về con người, cuộc đời trong Hồng lâu mộng 17

1.2.2 Con người cá nhân trong Hồng lâu mộng 25

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

Chương 2: Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng từ góc nhìn

văn hóa 35

2.1 Kiểu nhân vật đại diện cho văn hóa truyền thống lễ giáo phong kiến 35

2.1.1 Hình tượng Tiết Bảo Thoa 35

2.1.2 Hình tượng Giả Nguyên Xuân, Giả mẫu, Giả Chính 39

2.2 Kiểu nhân vật đại diện cho tư tưởng dân chủ sơ khai, văn hóa thị dân 44

2.2.1 Kiểu nhân vật đại diện cho tư tưởng dân chủ sơ khai 44

2.2.1.1 Hình tượng Giả Bảo Ngọc 44

2.2.1.2 Hình tượng Lâm Đại Ngọc 49

2.2.2 Kiểu nhân vật đại diện cho văn hóa thị dân 54

2.3 Xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật 60

2.3.1 Xung đột trong thái độ đối với quyền lực, công danh, khoa cử 60

2.3.2 Xung đột trong quan hệ ứng xử 62

2.3.3 Xung đột trong thái độ đối với tình yêu – hôn nhân 65

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng từ góc nhìn văn hóa 69

3.1 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật từ góc nhìn văn hóa 69

3.1.1 Miêu tả tâm lý nhân vật trong môi trường khép kín 69

3.1.2 Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm 73

3.2 Ngôn ngữ nhân vật 77

3.2.1 Ngôn ngữ giàu sức biểu hiện và tự nhiên 77

3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại độc đáo 78

3.2.3 Ngôn ngữ độc thoại 80

3.3 Không gian - Thời gian văn hóa 81

3.3.1 Không gian - Thời gian hiện thực 81

3.3.2 Không gian - Thời gian tâm trạng 84

3.4 Kết cấu giấc mộng với hình tượng nhân vật từ góc nhìn văn hóa 86

3.5 Vị trí của thơ ca trong việc khắc họa nhân vật từ góc nhìn văn hóa 88

3.6 Các biểu tượng văn hóa 90

C PHẦN KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài

1.1 Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn hoá Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ riêng - chung mang tính triết học Theo đó, nghiên cứu văn học không thể không đặt hiện tượng văn học trong mối quan hệ với văn hoá với

tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại, như M Bakhtin xác

định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn

tại” [19, tr.362]

Khuynh hướng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hoá để đánh giá và

lý giải văn học chỉ mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX và cho đến nay đang được hưởng ứng rộng rãi Thực tiễn nghiên cứu cho thấy giữa văn hoá và văn học

có mối liên hệ mật thiết Hơn thế, văn học là một bộ phận trọng yếu của nền văn hoá mỗi dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân, thiện, mỹ Văn hoá của dân tộc được biểu hiện qua các tác phẩm, các tác giả và các giai đoạn văn học Đọc bất kỳ tác phẩm văn học nào ta đều có thể bắt gặp những biểu hiện văn hóa trong

đó Việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa có thể đem đến một cái nhìn mới

mẻ, đa dạng hơn về mỗi hiện tượng văn học

Văn học ở thời nào, nước nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của văn hoá, nhưng ở Việt Nam, tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá hiện nay vẫn là vấn đề mới mẻ Trước đây, văn học và văn hoá thường được xem xét một cách biệt lập do người ta quan niệm văn học có đặc trưng loại biệt Bây giờ đặc trưng loại biệt không phải là không còn, nhưng trong nhiều cách tiếp cận thì cách tiếp cận văn học

từ góc độ văn hoá đang cho thấy là một hướng tiếp cận có tính khả thể Cách tiếp cận này xem văn học như một thành tố trong cấu trúc của tổng thể văn hoá, giúp chuyển tải, lưu giữ được những giá trị văn hoá

1.2 Hồng lâu mộng là tiểu thuyết cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa không

những miêu tả sự suy tàn của xã hội phong kiến mà còn lột tả những tâm trạng buồn thương cho thân phận con người, thể hiện tư tưởng thời đại: tinh thần dân chủ, tinh

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, đòi giải phóng

cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát khao một cuộc sống lý tưởng… Nhân vật trong kiệt tác bất hủ này gồm hoàng thân, quý tộc, quan liêu, a hoàn, nhà sư, đạo sĩ, thương nhân, nông dân vv… hầu như bao gồm mọi tầng lớp trong xã hội phong kiến Trung Hoa Tác giả miêu tả từ lễ nghi xã giao của tầng lớp thượng lưu, đến cảnh tượng trồng hoa trồng cây, điều trị, bói toán, diễn kịch v.v Có thể nói, phạm

vi miêu tả của tiểu thuyết bao tr m tất cả các phương diện trong cuộc sống xã hội

đời Thanh Giá trị nghệ thuật của Hồng lâu mộng là một câu chuyện nói không hết,

ngôn ngữ, kết cấu, xây dựng nhân vật đều đạt tới đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển

Trung Hoa Việc xây dựng hình tượng nhân vật trong Hồng lâu mộng hết sức thành công với 438 nhân vật, trong đó có nhiều nhân vật điển hình Kiệt tác bất hủ Hồng lâu mộng đã được học giả cả ở Trung Hoa lẫn nước ngoài nghiên cứu và tái nghiên

cứu suốt hai thế kỷ Nhờ sự quảng bá quốc tế của tác phẩm, việc nghiên cứu tiểu

thuyết này đã trở thành một đề tài quốc tế, ở Trung Hoa nó có tên gọi: “Hồng học”

Trong khuôn khổ Luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi thử cố gắng tiếp cận

Hồng lâu mộng từ góc nhìn văn hóa, với mong muốn có một cái nhìn toàn diện hơn

về thiên tiểu thuyết tuyệt diệu này Tiếp cận “Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần từ góc nhìn văn hóa” tức chúng tôi chú trọng

phân tích hình tượng nhân vật từ phương diện nhân học văn hóa

2 Lịch sử vấn đề:

2.1 Nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc

Có thể nói ở Trung Quốc chưa có bộ tiểu thuyết nào lại được tranh luận và gây

hứng thú cho các nhà nghiên cứu nhiều như Hồng lâu mộng Ban đầu, do quan điểm duy tâm lệch lạc, Hồng học đã đi sai đường, biến thành những nghiên cứu gán ghép, gượng gạo Các nhà Hồng học chia làm nhiều trường phái Phái thứ nhất cho rằng: Hồng lâu mộng hoàn toàn vì Thanh Thái Tổ và Đổng Ngạc Phi mà sáng tác, tiêu

biểu cho trường phái này là Vương Mộng Nguyễn và Thẩm Bình Am Phái thứ hai

lại cho rằng: Hồng lâu mộng là tiểu thuyết chính trị của triều Khang Hy nhà Thanh,

tiêu biểu cho trường phái này là Thái Khiết Dân Phái thứ ba thì khẳng định những

tình tiết trong Hồng lâu mộng đều là việc của Nạp Lan Tính Đức - con trai của tể

tướng Minh Châu thời Khang Hi, tiêu biểu cho trường phái này là Trương Tường

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

Hà Nhìn chung các trường phái đều cho rằng Hồng lâu mộng viết về những câu

chuyện có thật thời Mãn Thanh Sau Ngũ Tứ, các học giả như Thái Nguyên Bồi, Ngô Thế Xương, Du Bình Bá, Lí Huyền Bà, Phan Trọng Quỳ đặc biệt là Hồ Thích

với công trình Hồng lâu mộng giản luận năm 1921 đã khai sáng phái Tân Hồng học Từ đây, Hồng học mới trở thành một ngành học thật sự, có phương pháp khoa học hẳn hoi, xuất phát từ việc khảo sát tác giả và tác phẩm văn học Phái Tân Hồng học cho rằng Hồng lâu mộng là ghi chép việc thực của bản thân tác giả Đến sau

1949, nổi dậy một phong trào đấu tranh tư tưởng mãnh liệt phê phán những quan điểm nghiên cứu trước kia Năm 1954, bắt đầu một phong trào rộng lớn phê bình

phương pháp nghiên cứu Hồng lâu mộng của Du Bình Bá Mở đầu đợt tấn công này

là hai sinh viên tốt nghiệp Đại học: Lý Hi Phàm và Lam Linh Kể từ đây, việc

nghiên cứu Hồng lâu mộng có bước chuyển biến đáng kể, nhiều phương pháp mới

được áp dụng Các công trình dần dần đi đến chỗ thống nhất khẳng định giá trị tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật

Về mặt nội dung tiểu thuyết, các nhà phê bình, nghiên cứu khẳng định: Hồng lâu mộng là tác phẩm phản ánh hiện thực xuất sắc, phơi bày bức tranh xã hội phong

kiến suy tàn với những mối quan hệ và mâu thuẫn hết sức phức tạp, qua đó tác giả gửi gắm ước mơ, khát vọng tự do, khát vọng tình yêu Đồng thời, các nhà phê bình,

nghiên cứu cũng khẳng định thành công về nghệ thuật của Hồng lâu mộng ở các

phương diện: xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hệ thống các chi tiết, nghệ thuật xây dựng kết cấu tác

phẩm… Điểm nổi bật ở Hồng lâu mộng là Tào Tuyết Cần đã phá vỡ cách viết

truyền thống của tiểu thuyết, mở ra một thi pháp mới Nếu như trước đây, nhà văn phải dựa vào những câu chuyện éo le, li kỳ hoặc căng thẳng r ng rợn để tạo sự cuốn

hút thì với Hồng lâu mộng, nhà văn đã thoát khỏi sự trói buộc của truyền thống ấy:

“…Thành tựu to lớn của Hồng lâu mộng trước hết thể hiện ở tài xây dựng nhân vật,

và xây dựng rất nhiều nhân vật cùng một lúc Trong đó có nhiều nhân vật đều do tác giả dựa vào đời sống mà sáng tạo lần đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc Những nhân vật đó sống động, có máu thịt, có cá tính rõ nét Có một số nhân vật nhà văn chỉ phác họa sơ qua vài nét nhưng cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, …” [22, tr.672]

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

Hiện nay, ở Trung Quốc có Sở nghiên cứu Hồng lâu mộng, 2 tạp chí lớn là Hồng lâu mộng học san ra hàng quý do ba nhà Hồng học nổi tiếng là Vương Triều Văn, Ph ng Kì Dung, Lí Hi Phàm chủ biên và Hồng lâu mộng nghiên cứu tập san

do Sở nghiên cứu Văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc chủ trì thì

chuyên đăng tải các thông tin nghiên cứu Hồng học Phân hội Giang Tô đã xuất bản

bộ tư liệu tham khảo nghiên cứu Hồng lâu mộng, tháng 12 năm 1982 công bố kết quả 10 năm gian khổ hiệu đính, chỉnh lí văn bản Hồng lâu mộng của ông Phan

Trọng Quỳ, đến năm 1983 lại công bố hồ sơ mới phát hiện về gia thế Tào Tuyết

Cần Theo đó, Du Bình Bá đã tập hợp các bản Chi Nghiễn Trai tr ng bình Thạch đầu kí gồm hơn 2000 lời bình điểm thành tập tư liệu để nghiên cứu Hồng lâu mộng

Gần đây, dư luận Trung Quốc lại xôn xao về thông tin trên báo chí và mạng Internet

cho rằng Hồng Thăng hoặc Ngô Mai Thôn mới chính là tác giả Hồng lâu mộng Các cuộc nghiên cứu về Hồng lâu mộng vẫn đang diễn ra nghiêm túc và sôi nổi, kể cả giới điện ảnh Trung Quốc cũng đang tập trung hoàn thành hai bộ phim Hồng lâu mộng bản mới

Từ Trung Quốc, Hồng học đã vươn xa ra phạm vi quốc tế Đến đầu thế kỉ XX, một xu hướng, trào lưu nghiên cứu, phê bình Hồng lâu mộng ra đời, gọi là Hồng học Và cho đến nay, việc nghiên cứu Hồng lâu mộng vẫn đang tiếp diễn sôi nổi ở

Trung Quốc, lan rộng ra Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới Tuy nhiên, từ

lâu người ta đã nhận ra rằng các nhà Hồng học tập trung vào tác giả hơn là bản thân

tác phẩm Ở Trung Quốc, mối quan tâm đến tác giả Tào Tuyết Cần chiếm ưu thế

trong khung cảnh Hồng học Năm 1996, một số tờ báo và tạp chí ở Trung Quốc đã đăng tải các bài viết và điểm sách công khai tuyên bố rằng Hồng học “đã chạm đến điểm giới hạn của nó” và đang chứng thực một cuộc khủng hoảng âm ỉ Theo một

nghiên cứu, có nhiều nhân tố dẫn đến cuộc khủng hoảng này, song có thể tóm lại thành ba loại chính:

1) Mặc d các nhà Hồng học hàng đầu thường xuyên kêu gọi hãy đối xử với

tiểu thuyết này như một kiệt tác văn chương song điểm nhấn của nghiên cứu vẫn không có được sự thay đổi căn bản từ nghiên cứu lịch sử sang nghiên cứu văn chương

2) Một số học giả kiên trì đeo đuổi cách diễn giải của mình hoặc không thay đổi việc ủng hộ một trường phái đọc mà họ tán thành nhưng lại bỏ qua hoặc thậm

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

chí xem nhẹ cách đọc của các học giả khác trái ngược hoặc khác với cách đọc của

mình Vì thế, đã làm dấy lên những cuộc luận chiến và tranh luận “nảy lửa”

3) Từ cuối những năm 70, có một hiện tượng nghịch lý trong lĩnh vực này: nở

rộ những nghiên cứu, nhưng vẫn thiếu các ý tưởng mới Gần đây, những nhân tố

này bắt đầu nóng lên và trở thành cái mà các nhà Hồng học gọi là “một cuộc khủng hoảng trong Hồng học”

2.2 Nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi rất ít công trình nghiên cứu riêng về

Hồng lâu mộng Tác phẩm chủ yếu được đề cập trong các công trình nghiên cứu

chung về tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa

Theo Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu trong “Vài nét nghiên cứu tiểu thuyết Minh Thanh ở Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3-2000), lần đầu tiên Hồng lâu mộng được dịch ra quốc ngữ mấy hồi trên báo Phụ nữ thời đàm, sau đó

mới dịch toàn văn và được Nxb Văn hóa xuất bản vào năm 1963

Trước khi xuất bản, Hồng lâu mộng được nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Vân giới thiệu qua bài viết “Giá trị bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng” (Tạp chí Văn học số

3 năm 1962) Nguyễn Đức Vân đã giới thiệu nội dung tư tưởng và hình thức nghệ

thuật của Hồng lâu mộng căn cứ vào theo công trình nghiên cứu của người Trung Quốc Bài viết đề cao tính hiện thực, tính nhân dân của Hồng lâu mộng

Đáng kể nhất là ở 2 cuốn sách Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc của Lương Duy Thứ (Nxb KHXH, 1990) và Về mấy bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc của Trần Xuân Đề (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1991) Hai công trình này đều đặt Hồng lâu mộng vào hệ thống tiểu thuyết Minh - Thanh để phân tích những nét đặc sắc cơ

bản về nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời đánh giá cao tính hiện thực của tác phẩm Tuy nhiên cả hai công trình này đều chưa đi sâu vào hình thức nghệ

thuật và giá trị văn hóa của Hồng lâu mộng

Cuốn Bài giảng văn học Trung Quốc của Lương Duy Thứ với bài Hồng lâu mộng - khái quát nội dung và nghệ thuật Hồng lâu mộng, bài viết này khẳng định Hồng lâu mộng là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực

Hai bài nghiên cứu của Trần Lê Bảo về Hồng lâu mộng và Chu Dịch và Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện trong Hồng lâu mộng; hai bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Linh về Một quan niệm nghệ thuật về con người trong Hồng lâu

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 18/04/2019, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w